Nha Đầu, Muội Chọn Ai - Lục Trúc Thanh Thanh
Chương 8
Cố lão gia và Cố đại nương phải về nhà sớm, gọi cả ba huynh đệ vào phòng bàn chuyện.
"Các con bốc thăm đi, quyết định xem nha đầu sau này là thê tử của ai. Chuyện này mà không sớm định đoạt, nếu đồn ra ngoài sẽ chẳng tốt cho nha đầu và cũng chẳng hay ho gì cho các con."
Ta sững người, hóa ra giờ phải bốc thăm sao?
Không kiềm được, ta ghé tai lên nghe lén. Chỉ nghe đại ca nói: "Người khác đã muốn nói, thì phụ mẫu có làm thế nào họ cũng có chuyện để nói thôi."
Nhị ca lên tiếng: "Phải, huống chi nha đầu vẫn còn nhỏ, giờ mà bốc thăm thì không công bằng với nàng."
Tam ca cất giọng lớn: "Bốc thăm gì mà bốc thăm, chẳng phải đã nói để nha đầu tự chọn hay sao?"
Cố lão gia không đồng ý, nhưng không thể trái ý ba người bọn họ, nên đành thôi.
Chốc lát sau, đại ca xách hành lý ra, vừa nhìn thấy ta đứng trong sân thì dừng lại, khẽ nói: "Ta về doanh trại trước, Trung thu sẽ quay lại."
"Đại ca, đợi chút!" Ta vội chạy vào bếp, lấy bánh đưa cho huynh ấy: "Đại ca, huynh về sớm nhé."
Huynh ấy đi được vài bước, bỗng quay lại, nhìn ta hỏi: "Muội muốn ta về sớm sao?"
Ta gật đầu thật mạnh: "Muội muốn!"
Đại ca lặng nhìn ta một lúc, sau đó đáp: "Được, ta sẽ về sớm."
Cố đại nương đưa ta lên trấn họp chợ. Lúc đi ngang qua chợ rau, ta thấy bên đường có người bày quầy bán đồ luộc.
Quầy rất đơn sơ, chỉ là một tấm ván gỗ đặt trên hai thanh tre, bên trên đặt một nồi sắt lớn. Người mua đồ đều tự mang bát đến, giá cả cũng không đắt, vậy nên quán rất đông khách.
Về đến nhà, ta cứ nghĩ mãi về việc bán bánh hạt dẻ.
Khi kể ý định này cho tam ca, huynh ấy lập tức vỗ tay tán thưởng: "Ý hay đấy!"
Có sự ủng hộ của tam ca, ta tràn đầy tự tin, liền mua hai cân đường về. Đêm đến, chúng ta lén vào bếp làm bánh hạt dẻ.
Nhị ca còn làm cho ta mấy khuôn bánh, có hình con cá nhỏ, có cả hình chú khỉ, trông rất đẹp mắt.
Sáng hôm sau, chúng ta bày quầy, không ngờ bán rất đắt hàng. Đến trưa đã hết sạch bánh.
Hai huynh muội ngồi xổm bên đường đếm tiền, ta hỏi nhị ca: "Được bao nhiêu?"
"Tất thảy là bảy mươi tám văn!"
"Nhiều thế! Ngày mai đi bán tiếp!"
Cho đến trước Trung thu, chúng ta đều bận rộn bán bánh. Cố đại nương và Cố lão gia biết chuyện cũng ra tay giúp đỡ, nhị ca lại vào núi nhặt thêm không ít hạt dẻ.
Đại ca về nhà sớm, nhưng không thấy ai ở nhà, tìm lên trấn mới phát hiện chúng ta đang bày quầy bán hàng. Nhìn thấy cảnh ấy, huynh ấy chỉ biết dở khóc dở cười.
"Đại ca," ta đưa túi tiền cho huynh ấy xem, hớn hở nói: "Hôm nay là ngày buôn bán đắt hàng nhất, chúng ta thu được tận hai trăm văn!"
Đại ca vác giá bày hàng của ta lên vai, vừa cười vừa bảo: "Nha đầu này lợi hại thật đấy!"
Buổi tối, ta đổ hết số tiền kiếm được mấy ngày qua lên bàn.
Âm thanh tiền xu va vào nhau kêu leng keng không dứt, nghe mà lòng người phấn khởi.
Cả nhà đều rất vui. Cố đại nương nói: "Nha đầu giỏi thật đấy. Mai con đi mua ít vải hoa về may hai chiếc áo bông đi, trời sắp lạnh rồi, con cũng chưa có quần áo dày để mặc."
Cố lão gia cũng gật đầu, tiếp lời: "Mua thêm chút vải nữa, hôm qua ta thấy một nha đầu khác mặc váy, trông đẹp lắm."
"Không cần đâu, không cần đâu." Ta đẩy hết số tiền về phía nhị ca, nói: "Nhị ca, số tiền này đủ để huynh đóng học phí một năm. Huynh đi học đi!"
Nhị ca đang mỉm cười nhìn ta, nghe xong thì nụ cười đông cứng lại trên gương mặt huynh ấy.
"Muội kiếm tiền là để cho ta đi học sao?"
Ta gật đầu, nghiêm túc nói: "Nhị ca thích đọc sách, nếu vậy thì nên đi học."
Nhị ca bất chợt đứng dậy, ôm lấy ta thật chặt. Ta dựa vào lồng n.g.ự.c huynh ấy, cảm nhận nhịp tim đập nhanh đến lạ thường.
Ta biết, dù nhị ca không nói, nhưng hai quyển sách trong tay huynh ấy, huynh ấy đã đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần, ngày cũng như đêm đều không rời khỏi chúng. Ta còn biết, huynh ấy thậm chí lén nhận việc chép sách cho hiệu sách trong làng, ban ngày chép, ban đêm ngồi dưới mái hiên đọc.
"Nha đầu này," giọng nhị ca nghẹn ngào, nói: "Ta không đi học đâu, tiền muội kiếm được, giữ lại mà dùng."
Tam ca kéo nhị ca ngồi xuống ghế, ngồi vào giữa hai chúng ta, bảo nhị ca: "Muội ấy đã đưa thì huynh cứ nhận đi. Ngay từ khi bắt đầu bán bánh, muội ấy đã bàn bạc với ta rồi."
"Đúng không nha đầu?"
Ta gật đầu, nói: "Muội với tam ca đã quyết, sau này chúng ta kiếm tiền nuôi huynh ăn học."
Tam ca đập tay lên n.g.ự.c, hào hứng nói: "Đúng vậy, ta với nha đầu kiếm tiền lo cho huynh!"
Đại ca ngồi bên im lặng từ nãy, bỗng đặt túi tiền của mình lên bàn, đổ ra hai lượng bạc: "Đệ đi học là việc của cả nhà. Tiền ta cũng đã chuẩn bị xong rồi."
Cố đại nương ngạc nhiên hỏi: "Làm sao con có nhiều tiền thế?"
"Con hùn vốn với người khác, làm chút việc buôn bán nhỏ thôi." Đại ca nói nhẹ nhàng: "Chuyện học của lão nhị, con sớm đã tính cả rồi."
Nhị ca nhìn số bạc trên bàn, vẻ mặt đầy áy náy: "Ta thật sự chỉ làm mọi người thêm gánh nặng."
"Các con bốc thăm đi, quyết định xem nha đầu sau này là thê tử của ai. Chuyện này mà không sớm định đoạt, nếu đồn ra ngoài sẽ chẳng tốt cho nha đầu và cũng chẳng hay ho gì cho các con."
Ta sững người, hóa ra giờ phải bốc thăm sao?
Không kiềm được, ta ghé tai lên nghe lén. Chỉ nghe đại ca nói: "Người khác đã muốn nói, thì phụ mẫu có làm thế nào họ cũng có chuyện để nói thôi."
Nhị ca lên tiếng: "Phải, huống chi nha đầu vẫn còn nhỏ, giờ mà bốc thăm thì không công bằng với nàng."
Tam ca cất giọng lớn: "Bốc thăm gì mà bốc thăm, chẳng phải đã nói để nha đầu tự chọn hay sao?"
Cố lão gia không đồng ý, nhưng không thể trái ý ba người bọn họ, nên đành thôi.
Chốc lát sau, đại ca xách hành lý ra, vừa nhìn thấy ta đứng trong sân thì dừng lại, khẽ nói: "Ta về doanh trại trước, Trung thu sẽ quay lại."
"Đại ca, đợi chút!" Ta vội chạy vào bếp, lấy bánh đưa cho huynh ấy: "Đại ca, huynh về sớm nhé."
Huynh ấy đi được vài bước, bỗng quay lại, nhìn ta hỏi: "Muội muốn ta về sớm sao?"
Ta gật đầu thật mạnh: "Muội muốn!"
Đại ca lặng nhìn ta một lúc, sau đó đáp: "Được, ta sẽ về sớm."
Cố đại nương đưa ta lên trấn họp chợ. Lúc đi ngang qua chợ rau, ta thấy bên đường có người bày quầy bán đồ luộc.
Quầy rất đơn sơ, chỉ là một tấm ván gỗ đặt trên hai thanh tre, bên trên đặt một nồi sắt lớn. Người mua đồ đều tự mang bát đến, giá cả cũng không đắt, vậy nên quán rất đông khách.
Về đến nhà, ta cứ nghĩ mãi về việc bán bánh hạt dẻ.
Khi kể ý định này cho tam ca, huynh ấy lập tức vỗ tay tán thưởng: "Ý hay đấy!"
Có sự ủng hộ của tam ca, ta tràn đầy tự tin, liền mua hai cân đường về. Đêm đến, chúng ta lén vào bếp làm bánh hạt dẻ.
Nhị ca còn làm cho ta mấy khuôn bánh, có hình con cá nhỏ, có cả hình chú khỉ, trông rất đẹp mắt.
Sáng hôm sau, chúng ta bày quầy, không ngờ bán rất đắt hàng. Đến trưa đã hết sạch bánh.
Hai huynh muội ngồi xổm bên đường đếm tiền, ta hỏi nhị ca: "Được bao nhiêu?"
"Tất thảy là bảy mươi tám văn!"
"Nhiều thế! Ngày mai đi bán tiếp!"
Cho đến trước Trung thu, chúng ta đều bận rộn bán bánh. Cố đại nương và Cố lão gia biết chuyện cũng ra tay giúp đỡ, nhị ca lại vào núi nhặt thêm không ít hạt dẻ.
Đại ca về nhà sớm, nhưng không thấy ai ở nhà, tìm lên trấn mới phát hiện chúng ta đang bày quầy bán hàng. Nhìn thấy cảnh ấy, huynh ấy chỉ biết dở khóc dở cười.
"Đại ca," ta đưa túi tiền cho huynh ấy xem, hớn hở nói: "Hôm nay là ngày buôn bán đắt hàng nhất, chúng ta thu được tận hai trăm văn!"
Đại ca vác giá bày hàng của ta lên vai, vừa cười vừa bảo: "Nha đầu này lợi hại thật đấy!"
Buổi tối, ta đổ hết số tiền kiếm được mấy ngày qua lên bàn.
Âm thanh tiền xu va vào nhau kêu leng keng không dứt, nghe mà lòng người phấn khởi.
Cả nhà đều rất vui. Cố đại nương nói: "Nha đầu giỏi thật đấy. Mai con đi mua ít vải hoa về may hai chiếc áo bông đi, trời sắp lạnh rồi, con cũng chưa có quần áo dày để mặc."
Cố lão gia cũng gật đầu, tiếp lời: "Mua thêm chút vải nữa, hôm qua ta thấy một nha đầu khác mặc váy, trông đẹp lắm."
"Không cần đâu, không cần đâu." Ta đẩy hết số tiền về phía nhị ca, nói: "Nhị ca, số tiền này đủ để huynh đóng học phí một năm. Huynh đi học đi!"
Nhị ca đang mỉm cười nhìn ta, nghe xong thì nụ cười đông cứng lại trên gương mặt huynh ấy.
"Muội kiếm tiền là để cho ta đi học sao?"
Ta gật đầu, nghiêm túc nói: "Nhị ca thích đọc sách, nếu vậy thì nên đi học."
Nhị ca bất chợt đứng dậy, ôm lấy ta thật chặt. Ta dựa vào lồng n.g.ự.c huynh ấy, cảm nhận nhịp tim đập nhanh đến lạ thường.
Ta biết, dù nhị ca không nói, nhưng hai quyển sách trong tay huynh ấy, huynh ấy đã đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần, ngày cũng như đêm đều không rời khỏi chúng. Ta còn biết, huynh ấy thậm chí lén nhận việc chép sách cho hiệu sách trong làng, ban ngày chép, ban đêm ngồi dưới mái hiên đọc.
"Nha đầu này," giọng nhị ca nghẹn ngào, nói: "Ta không đi học đâu, tiền muội kiếm được, giữ lại mà dùng."
Tam ca kéo nhị ca ngồi xuống ghế, ngồi vào giữa hai chúng ta, bảo nhị ca: "Muội ấy đã đưa thì huynh cứ nhận đi. Ngay từ khi bắt đầu bán bánh, muội ấy đã bàn bạc với ta rồi."
"Đúng không nha đầu?"
Ta gật đầu, nói: "Muội với tam ca đã quyết, sau này chúng ta kiếm tiền nuôi huynh ăn học."
Tam ca đập tay lên n.g.ự.c, hào hứng nói: "Đúng vậy, ta với nha đầu kiếm tiền lo cho huynh!"
Đại ca ngồi bên im lặng từ nãy, bỗng đặt túi tiền của mình lên bàn, đổ ra hai lượng bạc: "Đệ đi học là việc của cả nhà. Tiền ta cũng đã chuẩn bị xong rồi."
Cố đại nương ngạc nhiên hỏi: "Làm sao con có nhiều tiền thế?"
"Con hùn vốn với người khác, làm chút việc buôn bán nhỏ thôi." Đại ca nói nhẹ nhàng: "Chuyện học của lão nhị, con sớm đã tính cả rồi."
Nhị ca nhìn số bạc trên bàn, vẻ mặt đầy áy náy: "Ta thật sự chỉ làm mọi người thêm gánh nặng."