Một Vài Chuyện Nông Hộ - Lãng Lãng Minh Nhật
Chương 98: Đại hạn
Buổi tối trở về, Trần Quế Chi lại lôi kéo Tống Thiêm Tài kể lể cậu ba nhà Lưu Khôn Võ trông yêu như thế nào, thú vị như thế nào, bộ dáng kia như hận không thể ôm đứa nhỏ về nhà nuôi mới chịu được. Nói đi nói lại khiến lỗ tai Tống Thiêm Tài sắp mọc kén. Cuối cùng Tống Thiêm Tài phải ôm Tống Tiểu Bảo vừa mới tỉnh ngủ ra nhét vào trong lòng Trần Quế Chi nói: "Nương, ta thì lại cảm thấy vẫn là Tiểu Bảo nhà ta tốt nhất."
Cháu trai vừa xuất mã, sức chú ý của Trần Quế Chi lập tức bị dời đi, ôm Tống Tiểu Bảo bắt đầu hỏi trưa nay ăn cái gì. Tống Thiêm Tài ngay lập tức mây đen đầy đầu, vô cùng khẩn trương nhìn Tống Tiểu Bảo, đôi mắt chỉ kém viết, ngươi ngàn vạn đừng có mà bán đứng lão cha của ngươi đấy nhé.
Tống Tiểu Bảo không phải người thù dai, chọn chuyện cha cho nó đùi gà cánh gà và dưa hấu để khoe. Trần Quế Chi vừa lòng gật gật đầu, không lải nhải Tống Thiêm Tài nữa. Tống Thiêm Tài lén giơ ngón cái tán thưởng Tống Tiểu Bảo một phen. Con của hắn có thể giữ kín bí mật như vậy, về sau có thể cho con trai lén đi ăn vụng cùng.
Tống Đào Tử sinh con, cả nhà Tống Đại Sơn cũng không một ai thanh nhàn. Đứa bé vừa mới sinh mấy ngày đã phải tổ chức lễ tắm ba ngày, Vạn thị vừa phải trông cháu, vừa phải chăm con gái, lại vừa phải để ý con dâu đang bụng mang dạ chửa, thật sự là chỉ thiếu điều muốn phân thân, đành mời Trần Quế Chi tới hỗ trợ. Vì thế việc bếp núc của Tống gia lại rơi xuống tay Tống Thiêm Tài. Triệu Ngôn Tu vốn định trổ hết tài nghệ ra đứng bếp, đáng tiếc đồ ăn y nấu ngay cả người dễ tính như Tống Đại Sơn cũng chỉ có thể gật đầu cười trừ. Tống Tiểu Bảo nhìn một bàn đen sì sì không nhận ra món nào với món nào, ngây thơ giật giật tay Tống Thiêm Tài hỏi đó là món mới gì vậy.
Từ đó về sau, Triệu Ngôn Tu không còn nhắc tới chuyện nấu cơm nữa. Bình thường toàn là Tống Thiêm Tài chưởng muỗng, y phụ trách làm trợ thủ. Tống Thiêm Tài là người không tiếc ăn tiếc uống. Tuy rằng trời không mưa, hoa màu đã sắp trở thành lương thực chính của từng nhà nhưng Tống gia lại không cần lo gì cả. Tống Thiêm Tài cũng sẽ không cắt xén quá nhiều về mặt thức ăn, vẫn chưa đến nông nỗi kia.
Hơn nữa vì Trần Quế Chi đang tận sức ăn hết số gà vịt trong nhà cho nên Tống Thiêm Tài mỗi ngày đều biến đổi món ăn đa dạng cho mọi người, gà lá sen nấm hương, gà luộc, vịt kho, vịt nướng, hầu như món nào cũng làm một lần. Tống Tiểu Bảo ăn đến tròn xoe cả mặt, ngay cả Triệu Ngôn Tu cũng cảm thấy mình càng ngày càng béo hơn, mỗi ngày đều kéo Tống Tiểu Bảo theo tập luyện một canh giờ.
Trần Quế Chi từ trên bàn cơm phát hiện con trai bà xác thật còn giỏi nấu nướng giỏi đổi món hơn cả bà. Cùng một loại nguyên liệu, sau khi qua tay bà toàn phải chạy theo Tống Tiểu Bảo để đút. Nhưng sau khi Tống Thiêm Tài nấu, Tống Tiểu Bảo chưa bao giờ phải để người khác đuổi, ăn thun thút không dứt miệng, bà chỉ cần lo lắng mỗi việc Tống Tiểu Bảo ăn no quá căng bụng.
Phát hiện này khiến Trần Quế Chi có chút nhụt chí. Vì thế, mỗi khi bắt đầu nấu cơm bà đều phải hỏi Tống Thiêm Tài xem nên nấu như thế nào.
Lưu Khôn Võ tới cửa mời Tống Thiêm Tài đặt tên cho con trai nhỏ của mình. Việc cao thượng như vậy, Tống Thiêm Tài tỏ vẻ hắn phải nghiên cứu kĩ càng, nhất định phải đặt một cái tên ngụ ý cực kì tốt đẹp. Chờ Lưu Khôn Võ vừa đi, Tống Thiêm Tài lập tức phó thác công việc này cho Triệu Ngôn Tu. Thuật nghiệp có chuyên công, việc văn hoa văn vẻ này vẫn là nên giao cho người văn võ song toàn đi thôi.
Cuối cùng, Triệu Ngôn Tu đưa ra mấy cái tên để Tống Thiêm Tài chọn. Tống Thiêm Tài chọn Lưu Minh Kiệt, minh trí kiệt xuất, người khác vừa nghe đã hiểu ngụ ý của tên này. Lưu Khôn Võ tới cảm tạ, lại đưa tiền lời ở hầm băng cho Tống Thiêm Tài.
Năm nay ông trời không cho mưa, nhiệt độ không khí vẫn luôn ở mức cao không hạ, băng so với năm ngoái không chỉ dễ bán mà giá cả cũng cao hơn nhiều. Hầm băng nhỏ của Lưu Khôn Võ vừa mới qua tháng bảy đã hết sạch băng, thừa dịp tới nhà vợ thăm vợ con, Lưu Khôn Võ bèn thuận đường tới đưa tiền cho Tống Thiêm Tài.
Tống Thiêm Tài chiếm bốn phần lời, Lưu Khôn Võ giao ba trăm năm mươi lượng bạc. Trừ đi ba trăm lượng tiền vốn, một năm này Tống Thiêm Tài thu vào năm mươi lượng. Đừng nhìn năm mươi lượng ít, nhưng năm thứ nhất đã hồi vốn, sau này toàn là kiếm không, tính ra chính là vụ mua bán cực kì hời.
Như vậy về sau mỗi năm đều có thể được chia ba trăm lượng, mười năm là đã được hơn ba nghìn lượng rồi. Nếu như bọn họ vẫn ở Tống gia thôn, số bạc này có thể đủ cho bọn họ áo cơm vô ưu. Tống Thiêm Tài giơ ngón cái tán thưởng ánh mắt đầu tư của mình một phen, đồng thời cũng cảm thấy Lưu Khôn Võ là một người phúc hậu. Tống Thiêm Tài vừa bàn với hắn chuyện hầm băng, lại nhân cơ hội khuyên hắn ở trấn trên mua thêm nhiều lương thực dự bị, vợ con nếu như không ở nhà bố mẹ vợ thì cũng nên đón về bên cạnh. Bằng không với tình cảnh như hiện tại chỉ sợ là không yên ổn.
Lưu Khôn Võ cũng nhân cơ hội nói tin tức ở trấn trên cho Tống Thiêm Tài biết, các phú hộ ở trấn trên đều đã bắt đầu tích trữ lương thực. Nghe nói Huyện thái gia đã tính toán đăng báo tình hình thiên tai với Tri phủ đại nhân, hướng triều đình xin miễn thuế. Triều đình có quy định nếu như nông hộ gặp tai hoạ nghiêm trọng, có thể để quan huyện mở kho phát lương trước, cũng có thể hạn lượng để ổn định giá mua bán. Bây giờ phải xem huyện Vĩnh Nhạc có bao nhiêu lương thực dự trữ, nếu như quan huyện tham ít còn đỡ, nếu như tham nhiều thì tình huống mới thực sự là không xong.
Tống Thiêm Tài nghe xong tin này, trong lòng có chút lo lắng. Nhìn hai con trâu trong nhà, hắn dự định đi tìm thợ mộc làm hai cái thùng xe tốt một chút, thu xếp lại tiền bạc và đồ vật đáng giá trong nhà, lương thực cũng phải mang một ít, tính toán một khi xác định gặp nạn hạn hán sẽ lập tức di chuyển cả Tống gia tới Tuyền Châu sinh sống. Hắn ở Tuyền Châu vẫn còn tích góp một đám gạo nếp, cho dù tới Tuyền Châu giá lương thực đắt đỏ hắn cũng không cần lo lắng chuyện ăn uống cho cả nhà.
Tới Tuyền Châu, an ninh chỗ đó khẳng định không cần lo lắng trừ phi tạo phản. Ở đó có trọng binh canh gác lại được triều đình coi trọng, an toàn hơn rất nhiều so với một trấn nhỏ xa xôi như Vĩnh Nhạc trấn. Vốn dĩ không định đi Tuyền Châu sớm đến vậy, nhưng nếu như thật sự gặp phải thiên tai, Tống gia ở đây có rất nhiều chuyện rắc rối, cho dù hắn khôn khéo hay Triệu Ngôn Tu võ công cao đến đâu cũng khó mà địch nổi bị người khác ác độc tính kế.
Sau khi tiễn Lưu Khôn Võ, Tống Thiêm Tài lập tức đưa ý nghĩ của mình ra nói với Triệu Ngôn Tu. Triệu Ngôn Tu cũng tán đồng, hai người bèn bắt đầu chậm rãi chuẩn bị cho chuyến đi đến Tuyền Châu. Tống gia có già có trẻ, cũng không phải nói đi là đi luôn được. Dù sao cũng phải tính toán cẩn thận mới có thể bảo đảm người một nhà an toàn khỏe mạnh.
Những ngày không mưa cứ ròng rã trôi qua, người trong thôn đã không còn mong đợi gì, hầu như nhà nào cũng đổi sang trồng các loại hoa màu chịu hạn. Đáng tiếc đã qua thời điểm gieo trồng tốt nhất, đám hoa màu này gieo xuống cũng đại đa số nửa chết nửa sống.
Mắt thấy năm tai đã ở ngay trước mắt, không ít nhà đều bắt đầu đem bán gia súc trong nhà. Người bán càng nhiều giá cả cũng bị hạ xuống càng thấp. Loại gia súc nào nhỏ con chút còn đỡ, mấy loại như lợn hay dê gì đó ngay cả khi đã hạ xuống một nửa giá bình thường cũng không bán được. Tống Thiêm Tài thấy nhà Cẩu Tử cũng vì thế mà mặt ủ mày ê bèn lặng lẽ tới một chuyến, dùng lương thực và bạc đổi lấy gia súc nhà bọn họ. Bốn con dê con, một con lợn con và năm con ngỗng, Tống Thiêm Tài cho năm trăm cân lương thực, lại trả thêm ba lượng bạc.
Đây rõ ràng là đang giúp đỡ cả nhà Tống Tam Lôi. Hiện giờ lương thực ở trấn trên cung không đủ cầu, gia súc nhà bọn họ cho dù bán đúng giá gốc cũng không mua được nhiều lương thực đến thế. Thời bình, một cân thịt có thể đổi 2-3 cân lương thực, nhưng năm tai, mấy con vật sống này 2-3 cân cũng không nhất định có thể đổi về một cân lương thực. Thịt có thể ăn, nhưng giết cả một con như vậy trời nóng không biết bảo quản kiểu gì, mua muối cũng tốn một đống tiền. Người còn ăn không đủ no, nuôi gia súc lại càng không thức ăn để chăn, chỉ có thừa dịp súc vật còn chưa đói gầy vội vàng bán tháo mới có thể hồi lại chút vốn.
Vợ chồng Tống Tam Lôi ban đầu không chịu nhận, nhưng nhà bọn họ cũng chỉ có hai mẫu đất, mỗi năm trừ nộp thuế thì căn bản chẳng dư thừa được bao nhiêu. Trước đây bọn họ còn có thể lên núi xuống sông kiếm chút thức ăn cải thiện. Nhưng mùa màng không tốt một cái, những gì có thể ăn được trên núi đều đã sắp bị người hái hết, nước lại càng gần như cạn khô, nào còn cá tôm gì sống nổi, nếu không phải khô chết thì cũng là bị người bắt về ăn.
Cũng may có gạo và mì lúc trước Tống Thiêm Tài cho bọn họ, bọn họ chỉ chừa ra năm cân mỗi ngày nấu cho Cẩu Tử một bữa, còn lại đều đổi thành lương thực phụ nên lúc này mới có chút tồn lương. Nhưng mắt thấy sáu tháng cuối năm không có thu hoạch gì, bọn họ hai người cùng với một đứa cháu nhỏ không biết đi đâu tìm lương thực. Tống Thiêm Tài đưa số lương thực này, cho dù trong lòng bọn họ hiểu là đang chiếm lời, nhưng nhìn đứa cháu nhỏ gầy còm đen đúa, còn bé như vậy đã phải đi theo bọn họ xuống đất tưới ruộng, làm việc nhà, hai vị lão nhân vẫn đành phải nhận lấy.
Đổi lại họ liên tục cảm tạ Tống Thiêm Tài. Tống Thiêm Tài xua xua tay, ngăn lại hai vị lão nhân chắp tay thi lễ với hắn. Người lớn đến tuổi này rồi còn hành lễ với hắn, Tống Thiêm Tài thật sự sợ bị tổn thọ. Hắn đưa lương thực cho hai vị lão nhân này kỳ thật cũng là vì nhìn Cẩu Tử lại nghĩ đến Tống Tiểu Bảo, động lòng trắc ẩn mà thôi.
Nhưng hắn có thể cứu một hộ nhà, lại không cứu được toàn bộ thôn, cho nên cũng chỉ có thể ngầm dùng cách mua súc vật này để giúp một phen. Cho dù là vậy, có người trong thôn nhìn thấy cũng bắt đầu mưu tính lên nhà Tống Thiêm Tài, tới tận cửa hỏi có cần mua gia súc hay không, trả bằng lương thực hay bạc đều được.
Vợ chồng Tống Đại Sơn lúc này còn may không hồ đồ, đều từ chối. Nếu không chỉ cần mở ra tiền lệ này, về sau liền khó khăn. Tống gia lương thực thì đủ ăn, nhưng chi viện toàn thôn lại chỉ như muối bỏ biển. Bọn họ cũng coi là người hiền lành, nhà nào chân chính nghèo khổ trong thôn tới Tống gia vay lương, hai lão Tống gia đều sẽ cho mấy cân lương thực phụ. Tống Thiêm Tài đã nhắc đi nhắc lại rằng không thể để người trong thôn biết nhà mình có lương thực, bằng không sẽ không giữ nổi chân kẻ có ý xấu tới Tống gia tác quái.
Trong lúc đó, Tống Thiêm Tài tới nhà Trần Đại Thạch và Lâm Tiểu Mãn một chuyến. Nước ngoài đầm sen đã khô cạn, Trần Đại Thạch và Lâm Tiểu Mãn đào củ sen ra bán không ít, nhưng giá cả lại không được như mong muốn. Tống Thiêm Tài tới thấy vậy bèn bảo bọn họ không cần bán nữa, trực tiếp làm làm thành bột củ sen, về sau nếu không còn gì ăn nữa thì cũng có thể lấp đầy bụng.
Nói đại khái cách làm bột củ sen cho Lâm Tiểu Mãn xong, Tống Thiêm Tài lại hỏi Trần Đại Thạch và Lâm Tiểu Mãn trong nhà còn lương thực không, nếu như không đủ thì đến Tống gia lấy một ít về. Trần Đại Thạch và Lâm Tiểu Mãn là hai nam tử trưởng thành, sức ăn vốn dĩ đã không nhỏ, lương thực chỉ sợ cũng không còn nhiều lắm.
Trần Đại Thạch và Lâm Tiểu Mãn lại lắc đầu. Sớm từ hai ba tháng trước, Lâm Tiểu Mãn đã bắt đầu phơi rau dại quả dại, còn lên trên núi đào sắn mài ra làm bột, chuẩn bị để đi bán lấy tiền. Sau lại thấy thời tiết không thích hợp nên bèn giữ lại. Bây giờ trong nhà tuy rằng gạo và mì không còn nhiều lắm, nhưng lương thực phụ thì vẫn còn một chút, hai người ăn tiết kiệm cũng có thể vượt qua sáu tháng cuối năm.
Vốn dĩ bọn họ còn định mấy ngày này nhân lúc tối trời tới Tống gia đưa chút lương thực, không ngờ Tống Thiêm Tài lại tới hỏi bọn họ. Bọn họ biết Tống gia có già có trẻ, tồn được chút lương thực cũng không dễ dàng, cho nên mới không chịu lấy lương thực của Tống Thiêm Tài.
Lúc rời đi, Tống Thiêm Tài phát hiện có hai kẻ lạ mặt lởn vởn quanh nhà Trần Đại Thạch và Lâm Tiểu Mãn. Hắn rùng mình. Ở nông thôn kỳ thật còn đỡ, tốt xấu gì thì nhà nào cũng đều có chút tồn lương. Tống Thiêm Tài nghe nói mấy nhà nghèo ở trấn trên đều đã sắp không còn gì ăn, dìu già dắt trẻ về quê cậy nhờ thân thích. Tống gia thôn cũng có vài nhà bị đến cậy nhờ. Nhưng năm tai đang ở trước mắt, chính nhà mình còn ăn không đủ no, nào còn có lương thực dư thừa chu cấp cho họ hàng.
Trong số những người này không phải ai cũng tâm chính. Có mấy kẻ vô lại cả ngày giao du với đám chơi bời lêu lổng du thủ du thực trong thôn, tìm hiểu rõ ràng tình hình trong thôn, thỉnh thoảng còn đi trộm cắp. Bọn chúng chuyên môn chọn những nhà thế đơn lực mỏng lại không có ai giúp đỡ để xuống tay, khiến người trong thôn oán thán không ngớt, đến nhà lí chính mấy lần đề ra phải đuổi những người đó đi nhưng đều không giải quyết được gì.
Trần Đại Thạch và Lâm Tiểu Mãn ở bên ngoài Trần gia thôn, một mảnh đất lớn như vậy chỉ có hai người bọn họ ở. Kể cả hai người bọn họ đều là nam tử, Trần Đại Thạch còn có chút công phu quyền cước, nhưng song quyền khó địch bốn tay. Những người này xem ra là đã đặt chủ ý lên đầu Trần Đại Thạch và Lâm Tiểu Mãn.
Nghĩ vậy, Tống Thiêm Tài và Triệu Ngôn Tu liếc nhìn nhau, lại xoay người trở về. Trần Đại Thạch và Lâm Tiểu Mãn còn đang buồn bực, vừa nghe Tống Thiêm Tài lo lắng, hai người cũng nhíu mày. Mấy ngày này bọn họ toàn đi sớm về trễ ở bên ngoài tưới ruộng, quả thật không chú ý động tĩnh xung quanh.
Nếu như thực sự có người theo dõi bọn họ cũng không phải chuyện gì lớn. Tống Thiêm Tài bèn nói với Trần Đại Thạch và Lâm Tiểu Mãn: "Đại Thạch ca, Tiểu Mãn ca, chỉ có hai người các ngươi ở lại đây xác thật cũng không an toàn. Ngươi xem không bằng như thế này, các ngươi cùng chúng ta về ở. Vốn dĩ Tống gia chúng ta nhân khẩu ít ỏi, bây giờ các ngươi qua đó, người trong thôn có muốn chơi xấu cũng phải ước lượng một phen."
Lời tuy là nói như vậy nhưng Trần Đại Thạch và Lâm Tiểu Mãn hiểu rõ, không nói Tống Đại Sơn và Tống Đại Hải tốt xấu gì cũng là huynh đệ, có thể giúp đỡ lẫn nhau, chỉ riêng giá trị vũ lực của Triệu Ngôn Tu cho dù 10-20 người cũng không phải đối thủ. Muốn bọn họ qua đó ở chính là để bảo hộ bọn họ. Rốt cuộc, bọn họ ở Trần gia thôn không nơi nương tựa, là con dê béo chói lọi trong mắt một vài người.
Thời điểm này tới Tống gia, Tống Thiêm Tài xem như cho bọn họ sự tín nhiệm tối cao. Trần Đại Thạch và Lâm Tiểu Mãn nhìn nhau, chưa đưa ra được quyết định. Cuối cùng, hai người tất nhiên không thắng nổi cái lưỡi dẻo quẹo của Tống Thiêm Tài, thu thập lương thực trong nhà mang theo về Tống gia.
Lương thực thừa dịp trời tối vận ba lần mới xong. Trần Đại Thạch và Lâm Tiểu Mãn vốn từng ở Tống gia, đối với Tống gia cũng không tính xa lạ. Tống Đại Sơn và Trần Quế Chi thấy bọn họ đến lòng tràn đầy hoan nghênh, cùng bọn họ ở chung đã hơn một năm, hai người đã thật sự coi Trần Đại Thạch và Lâm Tiểu Mãn như con cháu ruột thịt trong nhà.
Buổi tối cùng nhau ăn cơm, trên bàn cơm vẫn có thức ăn mặn, món chính cũng là lương thực tinh và lương thực phụ độn vào nấu. Trần Đại Thạch và Lâm Tiểu Mãn lúc này mới tin Tống gia vẫn còn lương thực, trong lòng mới thả lỏng xuống. Mỗi ngày Lâm Tiểu Mãn đều giành làm hết việc nhà trong Tống gia, Trần Đại Thạch trừ những lúc trở về chăm sóc hoa màu ra thì toàn dẫn theo Lâm Tiểu Mãn đi vào núi sâu tìm các loại thổ sản và quả dại có thể ăn.
Ông trời quyết không cho mưa, dần dần tính tình của người trong thôn cũng bắt đầu trở nên cục cằn nóng nảy, vì một chút việc nhỏ cũng có thể cãi nhau to, có người cục tính, động thủ liền đánh. Chuyện như vậy ngày càng nhiều, lí chính đành ra mặt cảnh cáo, nhưng người trong thôn nhìn lương thực mỗi ngày lại càng trở nên ít ỏi, sắc mặt cũng ngày càng sầu khổ.
Sau ba tháng liên tục không mưa, mắt thấy hoa màu sắp đến kì thu hoạch vụ thu nhưng hơn phân nửa còn chưa trưởng thành, có nhà lương thực cũng sắp thấy đáy, Tống gia thôn dần dần tràn ngập một bầu không khí bi thương. Có người ngày nào cũng xuống ruộng chăm sóc hoa màu, chưa từng từ bỏ hy vọng có thể khiến lương thực lớn hơn một chút.
Cháu trai vừa xuất mã, sức chú ý của Trần Quế Chi lập tức bị dời đi, ôm Tống Tiểu Bảo bắt đầu hỏi trưa nay ăn cái gì. Tống Thiêm Tài ngay lập tức mây đen đầy đầu, vô cùng khẩn trương nhìn Tống Tiểu Bảo, đôi mắt chỉ kém viết, ngươi ngàn vạn đừng có mà bán đứng lão cha của ngươi đấy nhé.
Tống Tiểu Bảo không phải người thù dai, chọn chuyện cha cho nó đùi gà cánh gà và dưa hấu để khoe. Trần Quế Chi vừa lòng gật gật đầu, không lải nhải Tống Thiêm Tài nữa. Tống Thiêm Tài lén giơ ngón cái tán thưởng Tống Tiểu Bảo một phen. Con của hắn có thể giữ kín bí mật như vậy, về sau có thể cho con trai lén đi ăn vụng cùng.
Tống Đào Tử sinh con, cả nhà Tống Đại Sơn cũng không một ai thanh nhàn. Đứa bé vừa mới sinh mấy ngày đã phải tổ chức lễ tắm ba ngày, Vạn thị vừa phải trông cháu, vừa phải chăm con gái, lại vừa phải để ý con dâu đang bụng mang dạ chửa, thật sự là chỉ thiếu điều muốn phân thân, đành mời Trần Quế Chi tới hỗ trợ. Vì thế việc bếp núc của Tống gia lại rơi xuống tay Tống Thiêm Tài. Triệu Ngôn Tu vốn định trổ hết tài nghệ ra đứng bếp, đáng tiếc đồ ăn y nấu ngay cả người dễ tính như Tống Đại Sơn cũng chỉ có thể gật đầu cười trừ. Tống Tiểu Bảo nhìn một bàn đen sì sì không nhận ra món nào với món nào, ngây thơ giật giật tay Tống Thiêm Tài hỏi đó là món mới gì vậy.
Từ đó về sau, Triệu Ngôn Tu không còn nhắc tới chuyện nấu cơm nữa. Bình thường toàn là Tống Thiêm Tài chưởng muỗng, y phụ trách làm trợ thủ. Tống Thiêm Tài là người không tiếc ăn tiếc uống. Tuy rằng trời không mưa, hoa màu đã sắp trở thành lương thực chính của từng nhà nhưng Tống gia lại không cần lo gì cả. Tống Thiêm Tài cũng sẽ không cắt xén quá nhiều về mặt thức ăn, vẫn chưa đến nông nỗi kia.
Hơn nữa vì Trần Quế Chi đang tận sức ăn hết số gà vịt trong nhà cho nên Tống Thiêm Tài mỗi ngày đều biến đổi món ăn đa dạng cho mọi người, gà lá sen nấm hương, gà luộc, vịt kho, vịt nướng, hầu như món nào cũng làm một lần. Tống Tiểu Bảo ăn đến tròn xoe cả mặt, ngay cả Triệu Ngôn Tu cũng cảm thấy mình càng ngày càng béo hơn, mỗi ngày đều kéo Tống Tiểu Bảo theo tập luyện một canh giờ.
Trần Quế Chi từ trên bàn cơm phát hiện con trai bà xác thật còn giỏi nấu nướng giỏi đổi món hơn cả bà. Cùng một loại nguyên liệu, sau khi qua tay bà toàn phải chạy theo Tống Tiểu Bảo để đút. Nhưng sau khi Tống Thiêm Tài nấu, Tống Tiểu Bảo chưa bao giờ phải để người khác đuổi, ăn thun thút không dứt miệng, bà chỉ cần lo lắng mỗi việc Tống Tiểu Bảo ăn no quá căng bụng.
Phát hiện này khiến Trần Quế Chi có chút nhụt chí. Vì thế, mỗi khi bắt đầu nấu cơm bà đều phải hỏi Tống Thiêm Tài xem nên nấu như thế nào.
Lưu Khôn Võ tới cửa mời Tống Thiêm Tài đặt tên cho con trai nhỏ của mình. Việc cao thượng như vậy, Tống Thiêm Tài tỏ vẻ hắn phải nghiên cứu kĩ càng, nhất định phải đặt một cái tên ngụ ý cực kì tốt đẹp. Chờ Lưu Khôn Võ vừa đi, Tống Thiêm Tài lập tức phó thác công việc này cho Triệu Ngôn Tu. Thuật nghiệp có chuyên công, việc văn hoa văn vẻ này vẫn là nên giao cho người văn võ song toàn đi thôi.
Cuối cùng, Triệu Ngôn Tu đưa ra mấy cái tên để Tống Thiêm Tài chọn. Tống Thiêm Tài chọn Lưu Minh Kiệt, minh trí kiệt xuất, người khác vừa nghe đã hiểu ngụ ý của tên này. Lưu Khôn Võ tới cảm tạ, lại đưa tiền lời ở hầm băng cho Tống Thiêm Tài.
Năm nay ông trời không cho mưa, nhiệt độ không khí vẫn luôn ở mức cao không hạ, băng so với năm ngoái không chỉ dễ bán mà giá cả cũng cao hơn nhiều. Hầm băng nhỏ của Lưu Khôn Võ vừa mới qua tháng bảy đã hết sạch băng, thừa dịp tới nhà vợ thăm vợ con, Lưu Khôn Võ bèn thuận đường tới đưa tiền cho Tống Thiêm Tài.
Tống Thiêm Tài chiếm bốn phần lời, Lưu Khôn Võ giao ba trăm năm mươi lượng bạc. Trừ đi ba trăm lượng tiền vốn, một năm này Tống Thiêm Tài thu vào năm mươi lượng. Đừng nhìn năm mươi lượng ít, nhưng năm thứ nhất đã hồi vốn, sau này toàn là kiếm không, tính ra chính là vụ mua bán cực kì hời.
Như vậy về sau mỗi năm đều có thể được chia ba trăm lượng, mười năm là đã được hơn ba nghìn lượng rồi. Nếu như bọn họ vẫn ở Tống gia thôn, số bạc này có thể đủ cho bọn họ áo cơm vô ưu. Tống Thiêm Tài giơ ngón cái tán thưởng ánh mắt đầu tư của mình một phen, đồng thời cũng cảm thấy Lưu Khôn Võ là một người phúc hậu. Tống Thiêm Tài vừa bàn với hắn chuyện hầm băng, lại nhân cơ hội khuyên hắn ở trấn trên mua thêm nhiều lương thực dự bị, vợ con nếu như không ở nhà bố mẹ vợ thì cũng nên đón về bên cạnh. Bằng không với tình cảnh như hiện tại chỉ sợ là không yên ổn.
Lưu Khôn Võ cũng nhân cơ hội nói tin tức ở trấn trên cho Tống Thiêm Tài biết, các phú hộ ở trấn trên đều đã bắt đầu tích trữ lương thực. Nghe nói Huyện thái gia đã tính toán đăng báo tình hình thiên tai với Tri phủ đại nhân, hướng triều đình xin miễn thuế. Triều đình có quy định nếu như nông hộ gặp tai hoạ nghiêm trọng, có thể để quan huyện mở kho phát lương trước, cũng có thể hạn lượng để ổn định giá mua bán. Bây giờ phải xem huyện Vĩnh Nhạc có bao nhiêu lương thực dự trữ, nếu như quan huyện tham ít còn đỡ, nếu như tham nhiều thì tình huống mới thực sự là không xong.
Tống Thiêm Tài nghe xong tin này, trong lòng có chút lo lắng. Nhìn hai con trâu trong nhà, hắn dự định đi tìm thợ mộc làm hai cái thùng xe tốt một chút, thu xếp lại tiền bạc và đồ vật đáng giá trong nhà, lương thực cũng phải mang một ít, tính toán một khi xác định gặp nạn hạn hán sẽ lập tức di chuyển cả Tống gia tới Tuyền Châu sinh sống. Hắn ở Tuyền Châu vẫn còn tích góp một đám gạo nếp, cho dù tới Tuyền Châu giá lương thực đắt đỏ hắn cũng không cần lo lắng chuyện ăn uống cho cả nhà.
Tới Tuyền Châu, an ninh chỗ đó khẳng định không cần lo lắng trừ phi tạo phản. Ở đó có trọng binh canh gác lại được triều đình coi trọng, an toàn hơn rất nhiều so với một trấn nhỏ xa xôi như Vĩnh Nhạc trấn. Vốn dĩ không định đi Tuyền Châu sớm đến vậy, nhưng nếu như thật sự gặp phải thiên tai, Tống gia ở đây có rất nhiều chuyện rắc rối, cho dù hắn khôn khéo hay Triệu Ngôn Tu võ công cao đến đâu cũng khó mà địch nổi bị người khác ác độc tính kế.
Sau khi tiễn Lưu Khôn Võ, Tống Thiêm Tài lập tức đưa ý nghĩ của mình ra nói với Triệu Ngôn Tu. Triệu Ngôn Tu cũng tán đồng, hai người bèn bắt đầu chậm rãi chuẩn bị cho chuyến đi đến Tuyền Châu. Tống gia có già có trẻ, cũng không phải nói đi là đi luôn được. Dù sao cũng phải tính toán cẩn thận mới có thể bảo đảm người một nhà an toàn khỏe mạnh.
Những ngày không mưa cứ ròng rã trôi qua, người trong thôn đã không còn mong đợi gì, hầu như nhà nào cũng đổi sang trồng các loại hoa màu chịu hạn. Đáng tiếc đã qua thời điểm gieo trồng tốt nhất, đám hoa màu này gieo xuống cũng đại đa số nửa chết nửa sống.
Mắt thấy năm tai đã ở ngay trước mắt, không ít nhà đều bắt đầu đem bán gia súc trong nhà. Người bán càng nhiều giá cả cũng bị hạ xuống càng thấp. Loại gia súc nào nhỏ con chút còn đỡ, mấy loại như lợn hay dê gì đó ngay cả khi đã hạ xuống một nửa giá bình thường cũng không bán được. Tống Thiêm Tài thấy nhà Cẩu Tử cũng vì thế mà mặt ủ mày ê bèn lặng lẽ tới một chuyến, dùng lương thực và bạc đổi lấy gia súc nhà bọn họ. Bốn con dê con, một con lợn con và năm con ngỗng, Tống Thiêm Tài cho năm trăm cân lương thực, lại trả thêm ba lượng bạc.
Đây rõ ràng là đang giúp đỡ cả nhà Tống Tam Lôi. Hiện giờ lương thực ở trấn trên cung không đủ cầu, gia súc nhà bọn họ cho dù bán đúng giá gốc cũng không mua được nhiều lương thực đến thế. Thời bình, một cân thịt có thể đổi 2-3 cân lương thực, nhưng năm tai, mấy con vật sống này 2-3 cân cũng không nhất định có thể đổi về một cân lương thực. Thịt có thể ăn, nhưng giết cả một con như vậy trời nóng không biết bảo quản kiểu gì, mua muối cũng tốn một đống tiền. Người còn ăn không đủ no, nuôi gia súc lại càng không thức ăn để chăn, chỉ có thừa dịp súc vật còn chưa đói gầy vội vàng bán tháo mới có thể hồi lại chút vốn.
Vợ chồng Tống Tam Lôi ban đầu không chịu nhận, nhưng nhà bọn họ cũng chỉ có hai mẫu đất, mỗi năm trừ nộp thuế thì căn bản chẳng dư thừa được bao nhiêu. Trước đây bọn họ còn có thể lên núi xuống sông kiếm chút thức ăn cải thiện. Nhưng mùa màng không tốt một cái, những gì có thể ăn được trên núi đều đã sắp bị người hái hết, nước lại càng gần như cạn khô, nào còn cá tôm gì sống nổi, nếu không phải khô chết thì cũng là bị người bắt về ăn.
Cũng may có gạo và mì lúc trước Tống Thiêm Tài cho bọn họ, bọn họ chỉ chừa ra năm cân mỗi ngày nấu cho Cẩu Tử một bữa, còn lại đều đổi thành lương thực phụ nên lúc này mới có chút tồn lương. Nhưng mắt thấy sáu tháng cuối năm không có thu hoạch gì, bọn họ hai người cùng với một đứa cháu nhỏ không biết đi đâu tìm lương thực. Tống Thiêm Tài đưa số lương thực này, cho dù trong lòng bọn họ hiểu là đang chiếm lời, nhưng nhìn đứa cháu nhỏ gầy còm đen đúa, còn bé như vậy đã phải đi theo bọn họ xuống đất tưới ruộng, làm việc nhà, hai vị lão nhân vẫn đành phải nhận lấy.
Đổi lại họ liên tục cảm tạ Tống Thiêm Tài. Tống Thiêm Tài xua xua tay, ngăn lại hai vị lão nhân chắp tay thi lễ với hắn. Người lớn đến tuổi này rồi còn hành lễ với hắn, Tống Thiêm Tài thật sự sợ bị tổn thọ. Hắn đưa lương thực cho hai vị lão nhân này kỳ thật cũng là vì nhìn Cẩu Tử lại nghĩ đến Tống Tiểu Bảo, động lòng trắc ẩn mà thôi.
Nhưng hắn có thể cứu một hộ nhà, lại không cứu được toàn bộ thôn, cho nên cũng chỉ có thể ngầm dùng cách mua súc vật này để giúp một phen. Cho dù là vậy, có người trong thôn nhìn thấy cũng bắt đầu mưu tính lên nhà Tống Thiêm Tài, tới tận cửa hỏi có cần mua gia súc hay không, trả bằng lương thực hay bạc đều được.
Vợ chồng Tống Đại Sơn lúc này còn may không hồ đồ, đều từ chối. Nếu không chỉ cần mở ra tiền lệ này, về sau liền khó khăn. Tống gia lương thực thì đủ ăn, nhưng chi viện toàn thôn lại chỉ như muối bỏ biển. Bọn họ cũng coi là người hiền lành, nhà nào chân chính nghèo khổ trong thôn tới Tống gia vay lương, hai lão Tống gia đều sẽ cho mấy cân lương thực phụ. Tống Thiêm Tài đã nhắc đi nhắc lại rằng không thể để người trong thôn biết nhà mình có lương thực, bằng không sẽ không giữ nổi chân kẻ có ý xấu tới Tống gia tác quái.
Trong lúc đó, Tống Thiêm Tài tới nhà Trần Đại Thạch và Lâm Tiểu Mãn một chuyến. Nước ngoài đầm sen đã khô cạn, Trần Đại Thạch và Lâm Tiểu Mãn đào củ sen ra bán không ít, nhưng giá cả lại không được như mong muốn. Tống Thiêm Tài tới thấy vậy bèn bảo bọn họ không cần bán nữa, trực tiếp làm làm thành bột củ sen, về sau nếu không còn gì ăn nữa thì cũng có thể lấp đầy bụng.
Nói đại khái cách làm bột củ sen cho Lâm Tiểu Mãn xong, Tống Thiêm Tài lại hỏi Trần Đại Thạch và Lâm Tiểu Mãn trong nhà còn lương thực không, nếu như không đủ thì đến Tống gia lấy một ít về. Trần Đại Thạch và Lâm Tiểu Mãn là hai nam tử trưởng thành, sức ăn vốn dĩ đã không nhỏ, lương thực chỉ sợ cũng không còn nhiều lắm.
Trần Đại Thạch và Lâm Tiểu Mãn lại lắc đầu. Sớm từ hai ba tháng trước, Lâm Tiểu Mãn đã bắt đầu phơi rau dại quả dại, còn lên trên núi đào sắn mài ra làm bột, chuẩn bị để đi bán lấy tiền. Sau lại thấy thời tiết không thích hợp nên bèn giữ lại. Bây giờ trong nhà tuy rằng gạo và mì không còn nhiều lắm, nhưng lương thực phụ thì vẫn còn một chút, hai người ăn tiết kiệm cũng có thể vượt qua sáu tháng cuối năm.
Vốn dĩ bọn họ còn định mấy ngày này nhân lúc tối trời tới Tống gia đưa chút lương thực, không ngờ Tống Thiêm Tài lại tới hỏi bọn họ. Bọn họ biết Tống gia có già có trẻ, tồn được chút lương thực cũng không dễ dàng, cho nên mới không chịu lấy lương thực của Tống Thiêm Tài.
Lúc rời đi, Tống Thiêm Tài phát hiện có hai kẻ lạ mặt lởn vởn quanh nhà Trần Đại Thạch và Lâm Tiểu Mãn. Hắn rùng mình. Ở nông thôn kỳ thật còn đỡ, tốt xấu gì thì nhà nào cũng đều có chút tồn lương. Tống Thiêm Tài nghe nói mấy nhà nghèo ở trấn trên đều đã sắp không còn gì ăn, dìu già dắt trẻ về quê cậy nhờ thân thích. Tống gia thôn cũng có vài nhà bị đến cậy nhờ. Nhưng năm tai đang ở trước mắt, chính nhà mình còn ăn không đủ no, nào còn có lương thực dư thừa chu cấp cho họ hàng.
Trong số những người này không phải ai cũng tâm chính. Có mấy kẻ vô lại cả ngày giao du với đám chơi bời lêu lổng du thủ du thực trong thôn, tìm hiểu rõ ràng tình hình trong thôn, thỉnh thoảng còn đi trộm cắp. Bọn chúng chuyên môn chọn những nhà thế đơn lực mỏng lại không có ai giúp đỡ để xuống tay, khiến người trong thôn oán thán không ngớt, đến nhà lí chính mấy lần đề ra phải đuổi những người đó đi nhưng đều không giải quyết được gì.
Trần Đại Thạch và Lâm Tiểu Mãn ở bên ngoài Trần gia thôn, một mảnh đất lớn như vậy chỉ có hai người bọn họ ở. Kể cả hai người bọn họ đều là nam tử, Trần Đại Thạch còn có chút công phu quyền cước, nhưng song quyền khó địch bốn tay. Những người này xem ra là đã đặt chủ ý lên đầu Trần Đại Thạch và Lâm Tiểu Mãn.
Nghĩ vậy, Tống Thiêm Tài và Triệu Ngôn Tu liếc nhìn nhau, lại xoay người trở về. Trần Đại Thạch và Lâm Tiểu Mãn còn đang buồn bực, vừa nghe Tống Thiêm Tài lo lắng, hai người cũng nhíu mày. Mấy ngày này bọn họ toàn đi sớm về trễ ở bên ngoài tưới ruộng, quả thật không chú ý động tĩnh xung quanh.
Nếu như thực sự có người theo dõi bọn họ cũng không phải chuyện gì lớn. Tống Thiêm Tài bèn nói với Trần Đại Thạch và Lâm Tiểu Mãn: "Đại Thạch ca, Tiểu Mãn ca, chỉ có hai người các ngươi ở lại đây xác thật cũng không an toàn. Ngươi xem không bằng như thế này, các ngươi cùng chúng ta về ở. Vốn dĩ Tống gia chúng ta nhân khẩu ít ỏi, bây giờ các ngươi qua đó, người trong thôn có muốn chơi xấu cũng phải ước lượng một phen."
Lời tuy là nói như vậy nhưng Trần Đại Thạch và Lâm Tiểu Mãn hiểu rõ, không nói Tống Đại Sơn và Tống Đại Hải tốt xấu gì cũng là huynh đệ, có thể giúp đỡ lẫn nhau, chỉ riêng giá trị vũ lực của Triệu Ngôn Tu cho dù 10-20 người cũng không phải đối thủ. Muốn bọn họ qua đó ở chính là để bảo hộ bọn họ. Rốt cuộc, bọn họ ở Trần gia thôn không nơi nương tựa, là con dê béo chói lọi trong mắt một vài người.
Thời điểm này tới Tống gia, Tống Thiêm Tài xem như cho bọn họ sự tín nhiệm tối cao. Trần Đại Thạch và Lâm Tiểu Mãn nhìn nhau, chưa đưa ra được quyết định. Cuối cùng, hai người tất nhiên không thắng nổi cái lưỡi dẻo quẹo của Tống Thiêm Tài, thu thập lương thực trong nhà mang theo về Tống gia.
Lương thực thừa dịp trời tối vận ba lần mới xong. Trần Đại Thạch và Lâm Tiểu Mãn vốn từng ở Tống gia, đối với Tống gia cũng không tính xa lạ. Tống Đại Sơn và Trần Quế Chi thấy bọn họ đến lòng tràn đầy hoan nghênh, cùng bọn họ ở chung đã hơn một năm, hai người đã thật sự coi Trần Đại Thạch và Lâm Tiểu Mãn như con cháu ruột thịt trong nhà.
Buổi tối cùng nhau ăn cơm, trên bàn cơm vẫn có thức ăn mặn, món chính cũng là lương thực tinh và lương thực phụ độn vào nấu. Trần Đại Thạch và Lâm Tiểu Mãn lúc này mới tin Tống gia vẫn còn lương thực, trong lòng mới thả lỏng xuống. Mỗi ngày Lâm Tiểu Mãn đều giành làm hết việc nhà trong Tống gia, Trần Đại Thạch trừ những lúc trở về chăm sóc hoa màu ra thì toàn dẫn theo Lâm Tiểu Mãn đi vào núi sâu tìm các loại thổ sản và quả dại có thể ăn.
Ông trời quyết không cho mưa, dần dần tính tình của người trong thôn cũng bắt đầu trở nên cục cằn nóng nảy, vì một chút việc nhỏ cũng có thể cãi nhau to, có người cục tính, động thủ liền đánh. Chuyện như vậy ngày càng nhiều, lí chính đành ra mặt cảnh cáo, nhưng người trong thôn nhìn lương thực mỗi ngày lại càng trở nên ít ỏi, sắc mặt cũng ngày càng sầu khổ.
Sau ba tháng liên tục không mưa, mắt thấy hoa màu sắp đến kì thu hoạch vụ thu nhưng hơn phân nửa còn chưa trưởng thành, có nhà lương thực cũng sắp thấy đáy, Tống gia thôn dần dần tràn ngập một bầu không khí bi thương. Có người ngày nào cũng xuống ruộng chăm sóc hoa màu, chưa từng từ bỏ hy vọng có thể khiến lương thực lớn hơn một chút.