Kiếm Lai
Chương 400: Ban đêm dạo chơi miếu thủy thần
Bùi Tiền nhìn chăm chú vào chiếc cầu dài màu vàng kia, đọc thuộc lòng lời dạy thánh hiền. Chu Liễm thì đang suy nghĩ tâm sự.
Cầu dài vắt ngang sông Mai dần dần biến mất. Bùi Tiền cảm thấy khát nước, cũng không có tâm tình đọc sách nữa. Cô muốn học tập quyền pháp và kiếm thuật, chỉ tiếc Trần Bình An lại không dạy cô. Còn mấy người Chu Liễm cho dù chịu dạy, Bùi Tiền cũng không muốn học.
Trần Bình An vẫn ở trong trạng thái tĩnh tọa huyền diệu. Càng kỳ quái là hắn phát hiện mình lại trôi giạt ra ngoài, thần hồn rời khỏi thân thể, lơ lửng trên không, nhìn mình ngồi xếp bằng bên dưới, cảm giác rất lạ lùng.
Không giống như lúc trước đối mặt với Đinh Anh và hoạn quan mặc mãng phục, hồn phách tách rời chia ra làm ba, lần này xuất khiếu rời khỏi thân thể, có vẻ giống như âm thần trong truyền thuyết. Tương tự với quân tử Chung Khôi trong nhà trọ đêm đó, chỉ là Chung Khôi đã đồng thời tu thành dương thần và âm thần.
Hiện giờ Trần Bình An men theo linh khí ẩn chứa trong gió sông Mai, lơ lửng bất định, thân hình chênh vênh, không được cô đọng vững vàng như âm thần và dương thần của Chung Khôi.
Nếu nói “Trần Bình An” này chỉ là một đứa trẻ tập đi, vậy Chung Khôi đã là đàn ông trai tráng, trèo đèo lội suối giống như giẫm trên đất bằng.
Bùi Tiền và Chu Liễm đều không phát giác được cảnh tượng kỳ lạ này.
Hai Trần Bình An gần như đồng thời nảy sinh một suy nghĩ, đuổi cũng không đi. Trần Bình An bồng bềnh quay đầu nhìn về hạ du sông Mai, sau đó Trần Bình An ngồi xếp bằng bỗng mở mắt ra, nhẹ giọng nói:
- Bùi Tiền, Chu Liễm, các người hãy giúp ta gác đêm mấy canh giờ, ta muốn luyện tập thủ ấn ở đây. Tình hình tối nay không giống như trước, không thể nói kỹ được.
Chu Liễm gật đầu cười nói:
- Đây là bổn phận của lão nô.
Bùi Tiền giậm chân một cái, than vãn nói:
- Sao không nói sớm, biết trước thì ta đã mang một chút điểm tâm tới ăn khuya rồi.
Trần Bình An xuất khiếu rời khỏi thân thể, bước một bước về hướng sông Mai. Trong nháy mắt đã lướt ra mười mấy trượng, đi thẳng tới phía trên sông Mai, giống như một khúc gỗ chìm nổi trên mặt nước. Hắn dừng lại, sau khi thích ứng với trạng thái kỳ lạ viễn du hư không này, mũi chân nhún một cái, lập tức trôi về phía trước rất xa.
Thân thể Trần Bình An nghiêng tới trước, giống như chuồn chuồn chạm trên mặt nước sông Mai, lại giống như thần tiên trên núi ngự gió bay bổng, hoặc là cảnh giới Viễn Du của võ phu thuần túy.
Tay áo tung bay, ngự gió đi xa.
Hiện giờ hắn còn không rõ, dưới đủ loại cơ duyên trùng hợp, đây chính là hình thức ban đầu của âm thần luyện khí sĩ.
Thay da đổi thịt, thần khí ngưng tụ, thân ở ngoài thân, đó là dương thần, chỉ thích ánh sáng. Nhất niệm sáng trong, ra u vào minh, tự do tự tại, đó là âm thần, chỉ thích dạo đêm.
Ban đêm thăm viếng miếu thủy thần.
Trần Bình An cảm thấy dù chỉ nhìn một cái cũng được, đi một lát sẽ trở về. Còn Trần Bình An ở bờ sông thì nhắm mắt lại, hai tay bấm pháp quyết. Mặc dù một ngồi một đi xa, nhưng hai người lại cùng một thể. Những gì âm thần xuất khiếu nhìn thấy và cảm thấy, Trần Bình An đang nhắm mắt tu luyện đều biết rõ, hoàn toàn chìm vào trong đó.
Đại đạo sâu xa, huyền diệu khó giải thích.
Cho đến lúc này hắn mới hiểu được một chút, vì sao người tu hành lại lần lượt rời xa nhân gian, dốc lòng tu đạo, lên cao nhìn xa. Có lẽ phong cảnh trong mắt những luyện khí sĩ này, đã là nơi cao ngoài trần thế rồi.
Lúc này Trần Bình An bên bờ sông nhìn như đang tu luyện thủ ấn, thực ra đang nhắm mắt tiếp tục quán tưởng cây cầu dài trong lòng kia.
So với hai lần ở đất lành Ngẫu Hoa, lần này vững chắc hơn rất nhiều. Mặc dù trong xa xăm vẫn cảm thấy không thể dùng nó qua sông, nhưng chắc có thể lên cầu nhìn sông. Nếu không phải bên cạnh còn có Chu Liễm, Trần Bình An thật muốn đi lên xem thử.
Tối nay quán tưởng như vậy, là vì nghĩ đến quân tử cứu và không cứu, còn nghĩ đến quan hệ giữa độ người và độ mình.
Dẫn Bùi Tiền theo bên cạnh, Trần Bình An chỉ muốn cô bé đọc sách thuộc lòng, chưa từng nói với cô bé bất cứ đạo lý nào mà mình nghĩ ra. Nhìn lời nói và hành động của Bùi Tiền, hắn giống như tự mình soi gương, bất giác sẽ xét lại bản thân.
Có rất nhiều nội dung trong sách, bình thường ấn tượng của Trần Bình An không sâu, không nắm được chân ý. Nhưng có Bùi Tiền, hắn lại suy nghĩ nhiều hơn một chút. Chẳng hạn như quân tử mỗi ngày xét mình ba lần, kiềm chế bản thân quay về lễ nghĩa, tự giác tuân thủ nguyên tắc đạo đức khi sống một mình...
Đọc vạn quyển sách mới thông thần, tuyệt diệu thay.
Bùi Tiền đã đọc thuộc làu quyển sách thứ nhất. Xem ra hôm nay sau khi dạo chơi miếu thủy thần ban đêm, có thể bắt đầu cho cô đọc quyển thứ hai rồi.
Đọc sách không phải ở nhiều, mà là có bao nhiêu chữ vào trong bụng mình.
Cái đạo lý không phải đạo lý này, có thể nói với Bùi Tiền, nhưng cô chắc sẽ xem như gió thoảng bên tai.
Tương truyền từng có một nhà sư, biết chữ không nhiều, chỉ đọc một bộ kinh thư, cuối cùng lại đọc thành Phật.
- --------
Bên bờ sông Mai, có hai người lướt dài như cầu vồng, bóng dáng mơ hồ, nhoáng lên rồi biến mất, vội vàng đi về hướng hạ du. Sau khi nhìn thấy ba người ở bờ sông, bọn họ khẽ gật đầu, xem như là chào hỏi.
Chờ bọn họ biến mất trong màn đêm, Chu Liễm mới dời mắt đi.
Hóa ra sau khi trở về dịch quán, hai thầy trò này đã thay đạo bào, nói với Diêu Trấn là tối nay có chuyện phải ra ngoài, trước khi trời sáng sẽ trở về trạm dịch.
Diêu Trấn không ngăn cản, trên thực tế cũng không ngăn được. Hai vị cung phụng họ Lưu đóng ở biên cảnh, ngay cả Diêu Trấn thân là gia chủ kỵ binh Diêu gia, cũng không rõ lai lịch bối cảnh, ngọn nguồn sư môn của bọn họ.
Ông ta thậm chí hoài nghi, đôi thầy trò đạo giáo này, liệu có phải trực tiếp nghe lệnh của hoàng đế bệ hạ. Vừa phòng ngừa tu sĩ Bắc Tấn ám sát mình, khiến cho biên quân rối loạn, đồng thời cũng giám sát tình hình của biên quân Diêu gia. Dù sao ông ta còn có một thông gia vừa mới từ chức Lại bộ thượng thư.
Vì chuyện này Diêu Trấn còn từng lén lút hỏi Diêu Cận Chi, có nên cố gắng giao hảo với hai vị cung phụng kia hay không. Cho dù không hi vọng bọn họ che chở họ Diêu vươn cành tỏa lá ở thành Thận Cảnh, cũng nên thừa cơ kết một thiện duyên.
Diêu Cận Chi lại không đồng ý, nói hai người kia thân phận đặc thù, tuyệt đối không thể tự tiện lôi kéo. Thần tử hầu hạ đế vương, nếu là quân chủ sáng suốt, người làm bề tôi thông minh, không nên có ý niệm phỏng đoán tâm tư hoàng đế, nghĩ nhiều cũng vô ích. Có điều đây chỉ là nói với loại quan lớn địa phương như Diêu gia, còn cận thần bên cạnh thiên tử thì lại là chuyện khác.
Diêu Trấn cảm thấy không phục. Gia tộc hai lần gặp phải nguy hiểm, nếu không nhờ Trần Bình An cứu giúp thì đã sớm không còn rồi. Không chừng còn bị gán tội danh tư thông địch quốc, mưu nghịch cướp ngôi. Nếu hôm nay vẫn muốn giữ mình trong sạch, đến thành Thận Cảnh rồi, bên cạnh không còn biên quân áp trận, chẳng phải sẽ càng nguy hiểm khó lường hơn?
Ông ta nhớ tới môn sinh quận chủ đã xuống ngựa làm quan văn, nhất thời trong lòng khó chịu. Chẳng lẽ đúng như lời cháu gái nói, về sau phải thường xuyên giao tiếp với đám khốn khiếp này?
Diêu Cận Chi cười bảo vừa lúc trái ngược. Năm xưa sau khi cô út gả vào kinh thành, Diêu gia chúng ta chỉ muốn lo chuyện của mình, tuân thủ gia pháp tổ tông, đó là sai. Nhưng đến thành Thận Cảnh rồi, dưới tiền đề triều đình tiếp nhận ông nội, tiếp tục làm người khôn giữ mình lại là đúng.
Nếu muốn so đấu bè phái và thủ đoạn với những hào phiệt quyền quý kia, Diêu gia đừng mong đứng vững gót chân ở kinh thành. Nhưng cũng không phải là không làm gì cả, mặc cho người ta chèn ép.
Diêu Cận Chi nói một câu tinh túy của danh sĩ:
- Đi tới đầu nguồn nước, ngồi nhìn áng mây lên.
Diêu Trấn thổn thức không thôi. Năm xưa Lý Tích Linh quỳ bên ngoài từ đường Diêu gia giữa trời tuyết lớn, cuối cùng Diêu gia quyết định gả con gái cho hắn. Diêu Cận Chi vẫn còn nhỏ tuổi, đã mượn danh nghĩa phụ thân, đưa ra dị nghị với ông nội Diêu Trấn.
Đại khái là nói họ Diêu đã tuân thủ quy củ tổ tông mấy trăm năm. Một khi phá lệ, trên dưới họ Diêu đều biết là hai người chân tình chứng giám, nhưng người ngoài sẽ không quan tâm lý do này, thành Thận Cảnh sẽ không quan tâm, hoàng đế bệ hạ cũng sẽ không quan tâm.
Lời dạy của tổ tiên là con cái họ Diêu không thể thông gia với hào phiệt, đã phá lệ một lần. Như vậy biên quân họ Diêu vốn trung thành với họ Lưu, liệu có phá lệ lần nữa không?
Không có một thì sẽ không có hai. Có một rồi, hai, ba, bốn sẽ theo nhau mà đến, đây mới là lẽ thường.
Ông nội, nếu Diêu Cận Chi con là người ngoài cũng sẽ hoài nghi, có phải họ Diêu cảm thấy cư ngụ ở một góc quá ấm ức hay không.
Nghe đến đây, lão tướng quân nổi nóng, trong lòng phần nhiều vẫn là bi phẫn.
Vẻ mặt Diêu Cận Chi thản nhiên, đưa cho ông nội một ly trà, cười nói:
- Tướng quân uống rượu, có thể gia tăng hào khí. Nhưng đến thành Thận Cảnh, ông nội làm quan rồi, phải đổi sang uống trà.
Diêu Trấn thở phì phì cầm lấy ly trà, uống một hơi cạn sạch, vẫn là theo kiểu uống rượu.
Diêu Cận Chi cười duyên dáng.
- --------
Bên bờ sông, bóng dáng của hai vị đạo nhân nhẹ nhàng giống như hai luồng khói xanh, nhanh hơn cả tốc độ của tuấn mã.
Đôi thầy trò đạo giáo này, ông lão xuất thân từ một nhánh phụ Đạo gia tên là Kim Đỉnh quán. Đừng cảm thấy hai chữ “nhánh phụ” khó nghe, thực ra đã rất tài giỏi rồi. Môn phái Đạo gia ngoài chữ “tông”, có tư cách bước vào hàng ngũ nhánh phụ, trong một châu cũng không có nhiều.
Đạo sĩ Kim Đỉnh quán thích nhập thế tu tâm, nhân số không nhiều, chưa đến trăm người. Hơn nữa một khi nhập thế, thường sẽ mai danh ẩn tích, không thích ỷ vào môn phái và tổ sư gia. Quán chủ đương nhiệm của Kim Đỉnh quán đã năm trăm tuổi, là một vị địa tiên Nguyên Anh hàng thật giá thật, có thanh danh rất lớn ở bắc bộ Đồng Diệp châu.
Ông lão có tên tục là Doãn Diệu Phong, đạo hiệu là Bảo Chân đạo nhân, lấy từ câu “trường sinh cửu thị, toàn tính bảo chân” (sống lâu nhìn lâu, bảo trì bản tính), thuộc về nhánh của quán chủ Kim Đỉnh quán.
Đệ tử chính thống duy nhất Thiệu Uyên Nhiên, là sau khi Doãn Diệu Phong xuống núi nhập thế vô tình gặp được. Ông ta phải tốn mười bốn năm quan sát kỹ lưỡng, mới quyết định nhận làm môn hạ. Trong đó Bảo Chân đạo nhân đã thiết lập ba lần kiểm tra, Thiệu Uyên Nhiên đều qua cửa, tâm tính và thiên tư chắc chắn vượt trội hơn người.
Sau đó Thiệu Uyên Nhiên theo Bảo Chân đạo nhân đến Kim Đỉnh quán một chuyến, ra mắt quán chủ, bái kiến ảnh treo trong tổ sư đường, tên họ được ghi vào gia phả sư môn, từ đó chính thức trở thành một đệ tử thế hệ chữ “Tiềm” của Kim Đỉnh quán. Cuối cùng lại theo sư phụ đến vương triều Đại Tuyền, hai thầy trò cùng trở thành cung phụng họ Lưu, phụ trách trông coi biên cảnh phía nam đã mười năm.
Đừng thấy Thiệu Uyên Nhiên tuấn tú tiêu sái, dung mạo chỉ khoảng hai mươi, thực ra đã bốn mươi tuổi rồi.
Hai thầy trò đều là tu sĩ cảnh giới Long Môn. Bảo Chân đạo nhân tự nhận đời này không có hi vọng đạt đến Kim Đan. Còn Thiệu Uyên Nhiên tư chất hơn xa ông ta, mới chừng này tuổi đã bước vào cảnh giới Long Môn phía trên Quan Hải, đúng là một thiên tài tu đạo.
Sau khi quán chủ nghe nói Thiệu Uyên Nhiên ở biên cảnh Đại Tuyền đột phá cảnh giới, đã đặc biệt sai người xuống núi, ban thưởng một món pháp khí sư môn. Còn hứa hẹn chỉ cần Thiệu Uyên Nhiên thành công bước vào cảnh giới Kim Đan, sẽ có một món trọng bảo trấn môn truyền thừa ngàn năm, chờ hắn về núi cầm lấy, xem như là lễ ăn mừng.
Cho nên Doãn Diệu Phong hi vọng có thể mượn nội tình hùng hậu của họ Lưu Đại Tuyền, trợ giúp Thiệu Uyên Nhiên tiến thêm một bước. Kẻ kết thành kim đan, mới là người thần tiên.
Luyện khí sĩ dưới Kim Đan, giống như ở trong hai lồng giam lớn nhỏ.
Về chuyện đại tướng quân Diêu Trấn vào kinh nhậm chức, Thiệu Uyên Nhiên đã ẩn nhẫn rất lâu, tối nay cuối cùng vẫn lên tiếng hỏi:
- Sư phụ, họ Diêu thật sự tránh được một kiếp như vậy sao?
Doãn Diệu Phong hỏi:
- Thế nào, rất thất vọng à? Họ Diêu toàn thân trở lui, Diêu Cận Chi có thể tiếp tục cuộc sống an ổn của cô ấy. Không chừng đến thành Thận Cảnh rồi, rất nhanh sẽ được gả vào một hào phiệt thế tộc. Cửa nhà quyền quý sâu như biển, lại khó gặp nhau, cho nên trong lòng con không thoải mái lắm?
Thiệu Uyên Nhiên lắc đầu cười nói:
- Mất mát khó tránh khỏi, chỉ là tu hành tu tâm, thuận theo tự nhiên mà thôi. Nếu họ Diêu bị diệt, đệ tử sẽ bảo vệ Diêu Cận Chi, che chở dưới cánh chim. Nhưng họ Diêu đã vượt qua cửa ải khó khăn, nghĩa là đệ tử và Diêu Cận Chi duyên phận chưa tới. Không cần cưỡng cầu, sau này sẽ có cơ duyên sau này.
Doãn Diệu Phong cười nói:
- Núi sâu thường có cây ngàn năm, nhân gian hiếm có người trăm tuổi. Diêu Cận Chi không phải là người tu hành, hôm nay xinh đẹp động lòng người, con động tâm là chuyện rất bình thường. Nhưng hai mươi năm sau, cho dù cơ duyên có tới, cô ấy cũng đã là một vị phu nhân hoa tàn ít bướm. Lúc đó nếu con may mắn, không chừng đã là một vị lục địa thần tiên rồi, còn sẽ động tâm với một cô gái phàm tục nhan sắc suy tàn sao?
Thiệu Uyên Nhiên mỉm cười nói:
- Vậy đến lúc đó lại nói.
Hắn trầm mặc một lúc, bên tai cuồng phong gào thét, hỏi:
- Sư phụ, lần này chúng ta đột nhiên tới thăm phủ Bích Du là vì chuyện gì? Có liên quan đến phi kiếm truyền tin của kinh thành hôm qua nhận được sao?
Doãn Diệu Phong hờ hững cười nói:
- Tóm lại không phải chuyện nhỏ.
Thiệu Uyên Nhiên bất đắc dĩ cười một tiếng. Sư phụ đã không muốn nhiều lời, hắn cũng đành phải đè nén sự tò mò trong lòng.
Phủ Bích Du là phủ đệ của vị thủy thần sông Mai kia, tương tự với phủ đệ Kim Hoàng của tù phạm mà lúc trước tam hoàng tử áp giải.
Có điều phủ đệ Kim Hoàng không còn chủ nhân, hôm nay có lẽ đã bị sơn tinh quỷ quái chiếm giữ rồi.
Trải qua chiến dịch này, có thể nói khí vận sông núi nước Bắc Tấn đã đại thương. Kim Hoàng sơn thần phủ quân sẽ nhanh chóng bị áp giải đến thành Thận Cảnh. Mà miếu thủy thần hồ Tùng Châm đối đầu với y mấy trăm năm, càng bị hủy sớm hơn. Dư nghiệt miếu thủy thần chỉ còn lại một ít binh tôm tướng cá chẳng ra hồn, không quấy nhiễu địa phương đã xem như may mắn của Bắc Tấn rồi.
Có điều Thiệu Uyên Nhiên nghĩ tới một chuyện, lại bật cười. Vị phu nhân sơn thần kia vừa mới được Kim Hoàng phủ quân cưới vào nhà, trong nháy mắt lại biến thành tù nhân, đúng là không may mắn. Vốn tưởng rằng có thể vợ chồng ân ái mấy trăm năm, vượt xa uyên ương nam nữ ở nhân gian, nào ngờ kết cục lại như vậy. Cũng không biết thành Thận Cảnh sẽ xử lý cô ta thế nào.
Có điều những chuyện vặt vãnh xấu xa này, chỉ là chuyện vui thú vị trên đường tu hành mà thôi. Thiệu Uyên Nhiên nhìn thấy trong mắt là đại đạo tiêu dao của các tiền bối địa tiên, suy nghĩ trong lòng là trường sinh bất hủ, thọ cùng trời đất.
Trong lòng hắn tràn đầy hào khí, thấy hai bờ sông Mai không có người, bèn cười lớn nói:
- Sư phụ, con học theo giao long lớn kia qua sông nhé!
Vị đạo sĩ trẻ tuổi của Kim Đỉnh quán bay tới mặt sông, đạp nước đáp xuống. Mỗi lần giẫm vào nước sông đều bắn lên bọt nước to lớn, nhưng đạo bào lại không dính một giọt nào.
Doãn Diệu Phong vẫn lướt bên bờ sông, nhìn phong thái của đệ tử đắc ý trên sông, thấp giọng cười mắng:
- Tiểu tử thối, sau này thành lục địa thần tiên rồi mà vẫn như vậy, còn ra thể thống gì nữa?
- --------
Trần Bình An chỉ biết khoảng cách và phương hướng đại khái của miếu thủy thần. May mà hắn chỉ cần đi dọc theo nước sông, dán mắt vào hai bên bờ là được.
Theo những gì Diêu Trấn và Diêu Cận Chi nói, miếu thủy thần sông Mai kia nằm ở hạ du cách dịch quán ba trăm dặm, được xây dựng trên một ngọn núi nhỏ vô danh bên bờ sông, sườn núi thoai thoải. Lễ hội hàng năm sẽ kéo dài từ mùng một đến mười lăm tháng ba, có đến hơn trăm hội dâng hương trình diễn mừng thần, vô cùng náo nhiệt. Trong lúc lễ hội, quan to quyền quý ở châu quận lân cận sẽ bố thí trà và cháo.
Khi đó Diêu Trấn cảm khái một câu, thần linh núi sông, mở phủ là ngưỡng cửa lớn đầu tiên. Nếu có thể biến phủ đệ thành cung, đó mới là đắc đạo thật sự, không khác gì một tiên gia trên núi nhận được chữ “Tông”.
Diêu Cận Chi lại nhấn mạnh một điểm đặc sắc khác của miếu thủy thần, đó là trong thiên điện (điện bên hông) thờ cúng một tượng thần Linh Cảm nương nương, cầu con rất linh nghiệm, danh chấn bốn phương. Gần như mỗi ngày đều có phu nhân từ xa tìm đến.
Bọn họ phần nhiều xuất thân từ gia đình giàu có, sinh đẻ khó khăn, cho nên tới thiên điện của miếu thủy thần này dập đầu thắp hương. Chỉ cần bố thí một chút tiền bạc, sẽ có thể xin bà lão coi miếu một bức tượng trẻ con nhỏ bằng đất eo quấn tơ hồng, cột vào trên cổ tay. Sau khi về nhà nếu thành công sinh đẻ, cũng không cần trở lại tạ lễ. Có điều tượng đất đã ôm về nhà không được vứt đi, phải thờ cúng nó, xem như là từ xa cảm tạ ân đức của Linh Cảm nương nương.
Có điều thứ mà Trần Bình An thật sự muốn xem, đó là hơn hai trăm tấm bia lớn bằng bạch ngọc dựng trước miếu thủy thần, phần nhiều là văn chương tốt đẹp. Trong lịch sử sau khi thủy thần sông Mai trợ giúp họ Lưu Đại Tuyền vượt qua hạn hán, triều đình và văn nhân đã dùng những tấm bia này để ca công tụng đức.
Trần Bình An liên tục nhìn quanh trái phải, trôi giạt theo nước sông Mai. Chưa tới hai canh giờ, cuối cùng hắn đã đến được ngọn núi bên bờ sông kia.
Màn đêm trầm lắng, cửa lớn miếu thủy thần đóng kín. Nhưng Trần Bình An từ xa vẫn nhìn thấy đèn đóm rực rỡ ở đó, đây cũng là nguyên nhân hắn vừa nhìn đã thấy miếu thủy thần.
Hắn đột nhiên ý thức được một chuyện, mặc dù Bùi Tiền và Chu Liễm không nhìn thấy hình dáng này của mình, nhưng nếu miếu thủy thần có luyện khí sĩ năm cảnh giới trung, liệu có lập tức nhìn thấu, coi mình là yêu ma quấy phá đi lại ban đêm? Chuyện này khiến hắn hơi do dự.
Chẳng lẽ lại uổng công chạy ba trăm dặm đường thủy? Cộng thêm đường về là sáu trăm dặm rồi.
Nghĩ tới nghĩ lui, Trần Bình An lơ lửng giữa sông Mai, vẫn quyết định vào bờ thử xem. Kết quả xấu nhất là từ xa liếc nhìn cửa miếu thủy thần, sau đó kinh động đến người coi miếu hoặc là tu sĩ ở đây, bị đuổi giết ba trăm dặm, đành phải để lão tướng quân Diêu Trấn ở dịch quán ra mặt giải thích.
Ngay lúc này một giọng nói quen thuộc vang lên bên tai:
- Âm thần dạo đêm? Trần Bình An, ngươi không phải là võ phu thuần túy sao? Chuyện này còn đạo lý nữa không?
Trần Bình An quay đầu nhìn, lập tức dở khóc dở cười. Cách đó ba mươi bước, có một thư sinh áo xanh ngồi xổm trên mặt sông, hai tay nắm chặt một bó tóc lớn, giống như muốn kéo đầu ai đó trong sông Mai ra. Người này chính là Chung Khôi.
Trần Bình An đi tới bên cạnh Chung Khôi, hỏi:
- Đây là?
Chung Khôi ngẩng đầu lên, cười nói:
- Vừa rồi ta đang tranh đoạt địa bàn với người khác ở miếu thủy thần, muốn sau khi trời sáng thắp một nén nhang, xin thần linh phù hộ để Cửu Nương nhìn ta thuận mắt hơn một chút.
Trần Bình An chỉ vào tóc trong tay Chung Khôi, hỏi:
- Ta nói cái này.
Chung Khôi liếc xéo nói:
- Quỷ nước chết oan trong sông Mai, còn có thể là gì nữa. Chắc là bị âm thần của ngươi dẫn tới, ăn ngươi rồi bảo đảm tu vi sẽ tăng vọt. Ta thấy nó ló đầu ra nhìn, gương mặt lại không mục nát xấu xí như quỷ nước bình thường, còn rất xinh đẹp, liền muốn thương lượng với nữ quỷ này, bảo nó ra tán gẫu với ta.
Không giống như đêm đó âm thần và dương thần của Chung Khôi xuất khiếu đi xa, khí tức chính đại trên người hoàn toàn bộc lộ, tối nay hắn vẫn như ngày thường ở nhà trọ, cố gắng che giấu khí tức. Cho nên quỷ nước không chìm vào sâu dưới đáy sông run lẩy bẩy. Nếu không chỉ cần Chung Khôi đến gần miếu thủy thần, có lẽ quỷ nước sông Mai đã hồn bay phách lạc rồi.
Dù là quỷ nước chết oan hay ác quỷ gặp báo ứng, gặp phải hai luồng gió thu tiêu điều trong tay áo Chung Khôi, đều sẽ là gió quét lá rơi.
Trần Bình An nhìn nữ quỷ tóc đen trong tay Chung Khôi, lại nhìn Chung Khôi đang chơi trò kéo co, hỏi:
- Vui lắm sao?
Chung Khôi gật đầu. Trần Bình An quay đầu nhìn về miếu thủy thần phía xa. Chung Khôi buông tay ra, bóng đen dưới mặt sông như được đại xá, lập tức nhoáng lên rồi biến mất.
Chung Khôi đứng dậy, đặt tay lên vai âm thần Trần Bình An, cười nói:
- Nhìn rõ rồi, sẽ biết có vui hay không.
Hai người đột nhiên chìm vào nước sông.
Âm thần dạo đêm, nhìn vạn vật trên thế gian sáng như ban ngày. Ngay cả khi ở trong sông, tầm mắt vẫn không hề trở ngại, thị lực ngang với tu vi võ đạo của chân thân Trần Bình An.
Cho dù Trần Bình An đã từng nhìn thấy rất nhiều yêu tinh quỷ quái, vẫn lần đầu tiên cảm thấy... buồn nôn.
Dưới đáy nước sông Mai, quỷ nước “đứng” chi chít xung quanh Trần Bình An và Chung Khôi. Bọn chúng không cử động, phần nhiều là mặc y phục trắng như tuyết, mái tóc đen che kín gương mặt, buông thẳng đến bên hông. Giống như tiểu thư khuê các cẩn thận ra đường, đội một chiếc nón trùm đầu thường được gọi là nón thị nữ (1).
Không chỉ như vậy, Trần Bình An cúi đầu, nhìn thấy một đôi mắt trắng bạc lớn như đèn lồng, vô cùng lạnh giá, nhìn chằm chằm vào hai người bọn họ, lại không thấy rõ thân hình của nó.
Hai bên cách nhau ít nhất một dặm đường, cặp mắt kia vẫn to lớn như vậy. Có thể tưởng tượng, nếu nhìn gần thì thứ này sẽ khổng lồ biết bao.
Chung Khôi cười nói:
- Nó và đám quỷ nước đều bị ngươi dẫn tới, chỉ là không dám ra tay. Một là do âm thần này của ngươi mặc dù chỉ là hình thức ban đầu, nhưng vẫn có điểm không tầm thường. Bọn chúng không dám làm càn, nhưng lại rất thèm thuồng, không ngừng tụ tập với nhau. Thêm nữa bọn chúng lòng dạ nham hiểm, hi vọng ngươi có thể kinh động yêu vật dưới đáy sông kia, chém giết một phen, để bọn chúng có thể chia một chén canh.
- Kết quả ngươi lại dừng ở miếu thủy thần này, không đi tiếp nữa. Yêu vật phía dưới có lẽ đã sắp nổi khùng rồi, nhưng không dám hành động thiếu suy nghĩ, dù sao phủ Bích Du của thủy thần nương nương sông Mai cách nơi này không xa.
Nếu đã đến thì cứ an tâm ở lại, Trần Bình An nhìn quanh, xem như là thưởng thức phong cảnh.
Chung Khôi cũng đang nhìn quanh, kêu lên:
- Vị quỷ nước cô nương hình dáng rất đẹp vừa rồi, cô còn ở đây không? Nếu cô không muốn tiếp tục làm quỷ nước nữa, ta có thể một chưởng đánh chết cô. Còn như có đầu thai được hay không, ta không dám cam đoan. Nhưng có thể giúp cô thoát khỏi trói buộc của yêu vật dưới đáy sông kia, không cần tiếp tục giúp nó làm ác hại người nữa.
Cặp đèn lồng kia bỗng lớn hơn mấy phần, Trần Bình An vô ý thức híp mắt nhìn.
Giống như khi còn bé câu lươn bên ruộng, ngẫu nhiên nhìn thấy một con, đầu và thân lươn chậm rãi bơi ra. Yêu vật sông Mai này, tính toán sơ qua một chút, còn lớn hơn hai con rắn trăn đen trắng ở núi Kỳ Đôn.
Trần Bình An hỏi:
- Vị thủy thần sông Mai kia mặc kệ nó sao?
Chung Khôi cười nói:
- Mặc kệ? Sao lại mặc kệ. Vị thủy thần nương nương tính tình nóng nảy kia, sở dĩ không thích hiện thân lộ diện, là vì nhiều phen muốn gi.ết chết yêu vật này, đã có vài lần bị tổn thương đến cơ sở kim thân. Gần như cứ cách ba bốn chục năm phải giáo huấn yêu vật này một lần, thậm chí trong một trăm năm còn có một lần chém giết sinh tử thật sự. Lần thảm nhất thì kim thân ở miếu thủy thần đã xuất hiện vết nứt, phủ Bích Du cũng bị chìm ngập hơn nửa.
Trần Bình An càng khó hiểu, lại hỏi:
- Triều đình không cố gắng vây quét nó sao? Nếu triều đình Đại Tuyền không làm được, thư viện các người cũng mặc kệ à?
Hai tay Chung Khôi ôm sau đầu, giải thích:
- Thế sự không đơn giản như vậy. Con thủy yêu này có thể sống đến hôm nay, ngoại trừ dựa vào đạo hạnh, vẫn là dựa vào đầu óc của nó nhiều hơn một chút. Vả lại trung bộ Đồng Diệp châu lớn như vậy, thư viện Đại Phục chỉ có ít người, mà người có thể đánh chết con yêu vật này lại càng ít.
- Người đọc sách trong thư viện phải tu thân dưỡng tính, mỗi ngày đọc sách nghiên cứu học vấn, rất bận rộn. Tranh thủ làm hiền nhân, làm quân tử, làm thánh nhân, làm đại thánh nhân có thể được dựng tượng trong Văn miếu ở Trung Thổ Thần Châu. Ngoài đọc sách còn có rất nhiều chuyện khác. Hơn nữa vốn đã có một vị quân tử ở lại vương triều Đại Tuyền rồi.
Trần Bình An gật đầu, trong lòng hiểu rõ.
Một chuyến du lịch ở đất lành Ngẫu Hoa, muôn vẻ nhân gian thu vào trong mắt.
Chung Khôi nói rằng đã có quân tử thư viện trấn giữ vương triều Đại Tuyền, Trần Bình An suy nghĩ một chút là hiểu, có lẽ thư viện cũng có bè phái tranh đấu.
Tiếp theo Chung Khôi lại khiến Trần Bình An mở rộng tầm mắt. Hắn chỉ vào cặp đèn lồng dưới đáy sông kia, nói:
- Ngươi lại trừng mắt nhìn ta thử xem? Có tin ta lột da rút gân ngươi, làm quà tặng cho thủy thần sông Mai không?
Thủy yêu chậm rãi lùi lại, những quỷ nước kia cũng theo đó tản đi.
Trần Bình An hỏi:
- Quà tặng?
Chung Khôi gật đầu nói:
- Sở dĩ ta tới đây là vì nhận được tin tức, phủ Bích Du sông Mai sắp được đặc cách lên thành cung Bích Du. Quyết định này của họ Lưu Đại Tuyền, đã được thư viện chúng ta ngầm thừa nhận. Thực ra vương triều Đại Tuyền vốn không tư cách sắc phong “cung”, có lẽ là đề nghị của vị quân tử ở thành Thận Cảnh kia, mất bò mới lo làm chuồng.
Một vị thủy thần sông lớn muốn nhận được hai chữ “chính thống”, trước tiên phải được triều đình chấp nhận, quân chủ ban chỉ sắc phong, Lễ bộ ban thưởng sách vàng giấy ngọc, thẻ bạc phiếu sắt. Sau khi được ghi vào gia phả triều đình một nước, mới có tư cách lập miếu thờ, nặn kim thân, hưởng thụ hương khói nhân gian. Đồng thời còn phải được thư viện một châu gần đó gật đầu đồng ý, nếu không thì vẫn xem như miếu xây dựng lung tung.
Một số miếu nhỏ của thủy thần địa phương có thể không quan tâm, nhưng miếu thủy thần lớn sẽ bị xem là đại đạo không hoàn chỉnh. Bọn họ sẽ cố gắng khẩn cầu hoàng đế, xin thư viện Nho gia một bộ điển tịch thánh hiền, sau đó thờ cúng nó, cùng hưởng thụ hương khói.
Còn như bộ điển tịch Nho gia kia là của vị thánh nhân nào, có thể xem xét tình hình mà quyết định. Bình thường đều là thư viện cấp cho, nhưng cũng có một số ít thủy thần tính tình ương ngạnh, sẽ tự mình công khai đòi điển tịch của một vị thánh nhân nào đó.
Nhưng tình huống này có thể đếm được trên đầu ngón tay, tại Đồng Diệp châu càng là ngàn năm khó gặp. Thủy thần cố chấp dám tranh đấu với bảy mươi hai thư viện thế giới Hạo Nhiên, làm sao có thể nhiều được?
Chung Khôi không nói với Trần Bình An tất cả chân tướng, trong đó có lý do hắn tạm thời rời khỏi trấn Hồ Nhi, tới đây tham gia náo nhiệt.
Đó là vì thủy thần nương nương nổi tiếng nóng nảy của phủ Bích Du, chẳng những không vui mừng vì sắp được từ phủ thăng thành cung, cảm động đến rơi nước mắt với họ Lưu Đại Tuyền và thư viện Đại Phục, ngược lại còn tuyên bố muốn một quyển điển tịch thánh nhân để trấn giữ thủy thần cung, nếu không cô ta sẽ tiếp tục treo tấm biển “phủ Bích Du” kia.
Mà quyển điển tịch thánh hiền kia, hôm nay lại không dính dáng gì đến “thánh hiền” nữa, đây mới là điểm khiến họ Lưu Đại Tuyền khó xử nhất.
Bởi vì quyển sách kia xuất xứ từ tay Văn Thánh năm xưa.
Chung Khôi vừa nghe được vở kịch vui như vậy, liền cảm thấy chuyến này nhất định phải tới phủ Bích Du. Chỉ là hắn không ngờ lại gặp phải Trần Bình An dùng âm thần đi xa.
- --------
Chú thích:
(1) Nón thị nữ: một loại nón của Nhật vào thời Bình An (794-1192), có hình bánh bao, thường được các cô gái bán hàng trong chợ đội. Thị ở đây có nghĩa là “chợ”.
Cầu dài vắt ngang sông Mai dần dần biến mất. Bùi Tiền cảm thấy khát nước, cũng không có tâm tình đọc sách nữa. Cô muốn học tập quyền pháp và kiếm thuật, chỉ tiếc Trần Bình An lại không dạy cô. Còn mấy người Chu Liễm cho dù chịu dạy, Bùi Tiền cũng không muốn học.
Trần Bình An vẫn ở trong trạng thái tĩnh tọa huyền diệu. Càng kỳ quái là hắn phát hiện mình lại trôi giạt ra ngoài, thần hồn rời khỏi thân thể, lơ lửng trên không, nhìn mình ngồi xếp bằng bên dưới, cảm giác rất lạ lùng.
Không giống như lúc trước đối mặt với Đinh Anh và hoạn quan mặc mãng phục, hồn phách tách rời chia ra làm ba, lần này xuất khiếu rời khỏi thân thể, có vẻ giống như âm thần trong truyền thuyết. Tương tự với quân tử Chung Khôi trong nhà trọ đêm đó, chỉ là Chung Khôi đã đồng thời tu thành dương thần và âm thần.
Hiện giờ Trần Bình An men theo linh khí ẩn chứa trong gió sông Mai, lơ lửng bất định, thân hình chênh vênh, không được cô đọng vững vàng như âm thần và dương thần của Chung Khôi.
Nếu nói “Trần Bình An” này chỉ là một đứa trẻ tập đi, vậy Chung Khôi đã là đàn ông trai tráng, trèo đèo lội suối giống như giẫm trên đất bằng.
Bùi Tiền và Chu Liễm đều không phát giác được cảnh tượng kỳ lạ này.
Hai Trần Bình An gần như đồng thời nảy sinh một suy nghĩ, đuổi cũng không đi. Trần Bình An bồng bềnh quay đầu nhìn về hạ du sông Mai, sau đó Trần Bình An ngồi xếp bằng bỗng mở mắt ra, nhẹ giọng nói:
- Bùi Tiền, Chu Liễm, các người hãy giúp ta gác đêm mấy canh giờ, ta muốn luyện tập thủ ấn ở đây. Tình hình tối nay không giống như trước, không thể nói kỹ được.
Chu Liễm gật đầu cười nói:
- Đây là bổn phận của lão nô.
Bùi Tiền giậm chân một cái, than vãn nói:
- Sao không nói sớm, biết trước thì ta đã mang một chút điểm tâm tới ăn khuya rồi.
Trần Bình An xuất khiếu rời khỏi thân thể, bước một bước về hướng sông Mai. Trong nháy mắt đã lướt ra mười mấy trượng, đi thẳng tới phía trên sông Mai, giống như một khúc gỗ chìm nổi trên mặt nước. Hắn dừng lại, sau khi thích ứng với trạng thái kỳ lạ viễn du hư không này, mũi chân nhún một cái, lập tức trôi về phía trước rất xa.
Thân thể Trần Bình An nghiêng tới trước, giống như chuồn chuồn chạm trên mặt nước sông Mai, lại giống như thần tiên trên núi ngự gió bay bổng, hoặc là cảnh giới Viễn Du của võ phu thuần túy.
Tay áo tung bay, ngự gió đi xa.
Hiện giờ hắn còn không rõ, dưới đủ loại cơ duyên trùng hợp, đây chính là hình thức ban đầu của âm thần luyện khí sĩ.
Thay da đổi thịt, thần khí ngưng tụ, thân ở ngoài thân, đó là dương thần, chỉ thích ánh sáng. Nhất niệm sáng trong, ra u vào minh, tự do tự tại, đó là âm thần, chỉ thích dạo đêm.
Ban đêm thăm viếng miếu thủy thần.
Trần Bình An cảm thấy dù chỉ nhìn một cái cũng được, đi một lát sẽ trở về. Còn Trần Bình An ở bờ sông thì nhắm mắt lại, hai tay bấm pháp quyết. Mặc dù một ngồi một đi xa, nhưng hai người lại cùng một thể. Những gì âm thần xuất khiếu nhìn thấy và cảm thấy, Trần Bình An đang nhắm mắt tu luyện đều biết rõ, hoàn toàn chìm vào trong đó.
Đại đạo sâu xa, huyền diệu khó giải thích.
Cho đến lúc này hắn mới hiểu được một chút, vì sao người tu hành lại lần lượt rời xa nhân gian, dốc lòng tu đạo, lên cao nhìn xa. Có lẽ phong cảnh trong mắt những luyện khí sĩ này, đã là nơi cao ngoài trần thế rồi.
Lúc này Trần Bình An bên bờ sông nhìn như đang tu luyện thủ ấn, thực ra đang nhắm mắt tiếp tục quán tưởng cây cầu dài trong lòng kia.
So với hai lần ở đất lành Ngẫu Hoa, lần này vững chắc hơn rất nhiều. Mặc dù trong xa xăm vẫn cảm thấy không thể dùng nó qua sông, nhưng chắc có thể lên cầu nhìn sông. Nếu không phải bên cạnh còn có Chu Liễm, Trần Bình An thật muốn đi lên xem thử.
Tối nay quán tưởng như vậy, là vì nghĩ đến quân tử cứu và không cứu, còn nghĩ đến quan hệ giữa độ người và độ mình.
Dẫn Bùi Tiền theo bên cạnh, Trần Bình An chỉ muốn cô bé đọc sách thuộc lòng, chưa từng nói với cô bé bất cứ đạo lý nào mà mình nghĩ ra. Nhìn lời nói và hành động của Bùi Tiền, hắn giống như tự mình soi gương, bất giác sẽ xét lại bản thân.
Có rất nhiều nội dung trong sách, bình thường ấn tượng của Trần Bình An không sâu, không nắm được chân ý. Nhưng có Bùi Tiền, hắn lại suy nghĩ nhiều hơn một chút. Chẳng hạn như quân tử mỗi ngày xét mình ba lần, kiềm chế bản thân quay về lễ nghĩa, tự giác tuân thủ nguyên tắc đạo đức khi sống một mình...
Đọc vạn quyển sách mới thông thần, tuyệt diệu thay.
Bùi Tiền đã đọc thuộc làu quyển sách thứ nhất. Xem ra hôm nay sau khi dạo chơi miếu thủy thần ban đêm, có thể bắt đầu cho cô đọc quyển thứ hai rồi.
Đọc sách không phải ở nhiều, mà là có bao nhiêu chữ vào trong bụng mình.
Cái đạo lý không phải đạo lý này, có thể nói với Bùi Tiền, nhưng cô chắc sẽ xem như gió thoảng bên tai.
Tương truyền từng có một nhà sư, biết chữ không nhiều, chỉ đọc một bộ kinh thư, cuối cùng lại đọc thành Phật.
- --------
Bên bờ sông Mai, có hai người lướt dài như cầu vồng, bóng dáng mơ hồ, nhoáng lên rồi biến mất, vội vàng đi về hướng hạ du. Sau khi nhìn thấy ba người ở bờ sông, bọn họ khẽ gật đầu, xem như là chào hỏi.
Chờ bọn họ biến mất trong màn đêm, Chu Liễm mới dời mắt đi.
Hóa ra sau khi trở về dịch quán, hai thầy trò này đã thay đạo bào, nói với Diêu Trấn là tối nay có chuyện phải ra ngoài, trước khi trời sáng sẽ trở về trạm dịch.
Diêu Trấn không ngăn cản, trên thực tế cũng không ngăn được. Hai vị cung phụng họ Lưu đóng ở biên cảnh, ngay cả Diêu Trấn thân là gia chủ kỵ binh Diêu gia, cũng không rõ lai lịch bối cảnh, ngọn nguồn sư môn của bọn họ.
Ông ta thậm chí hoài nghi, đôi thầy trò đạo giáo này, liệu có phải trực tiếp nghe lệnh của hoàng đế bệ hạ. Vừa phòng ngừa tu sĩ Bắc Tấn ám sát mình, khiến cho biên quân rối loạn, đồng thời cũng giám sát tình hình của biên quân Diêu gia. Dù sao ông ta còn có một thông gia vừa mới từ chức Lại bộ thượng thư.
Vì chuyện này Diêu Trấn còn từng lén lút hỏi Diêu Cận Chi, có nên cố gắng giao hảo với hai vị cung phụng kia hay không. Cho dù không hi vọng bọn họ che chở họ Diêu vươn cành tỏa lá ở thành Thận Cảnh, cũng nên thừa cơ kết một thiện duyên.
Diêu Cận Chi lại không đồng ý, nói hai người kia thân phận đặc thù, tuyệt đối không thể tự tiện lôi kéo. Thần tử hầu hạ đế vương, nếu là quân chủ sáng suốt, người làm bề tôi thông minh, không nên có ý niệm phỏng đoán tâm tư hoàng đế, nghĩ nhiều cũng vô ích. Có điều đây chỉ là nói với loại quan lớn địa phương như Diêu gia, còn cận thần bên cạnh thiên tử thì lại là chuyện khác.
Diêu Trấn cảm thấy không phục. Gia tộc hai lần gặp phải nguy hiểm, nếu không nhờ Trần Bình An cứu giúp thì đã sớm không còn rồi. Không chừng còn bị gán tội danh tư thông địch quốc, mưu nghịch cướp ngôi. Nếu hôm nay vẫn muốn giữ mình trong sạch, đến thành Thận Cảnh rồi, bên cạnh không còn biên quân áp trận, chẳng phải sẽ càng nguy hiểm khó lường hơn?
Ông ta nhớ tới môn sinh quận chủ đã xuống ngựa làm quan văn, nhất thời trong lòng khó chịu. Chẳng lẽ đúng như lời cháu gái nói, về sau phải thường xuyên giao tiếp với đám khốn khiếp này?
Diêu Cận Chi cười bảo vừa lúc trái ngược. Năm xưa sau khi cô út gả vào kinh thành, Diêu gia chúng ta chỉ muốn lo chuyện của mình, tuân thủ gia pháp tổ tông, đó là sai. Nhưng đến thành Thận Cảnh rồi, dưới tiền đề triều đình tiếp nhận ông nội, tiếp tục làm người khôn giữ mình lại là đúng.
Nếu muốn so đấu bè phái và thủ đoạn với những hào phiệt quyền quý kia, Diêu gia đừng mong đứng vững gót chân ở kinh thành. Nhưng cũng không phải là không làm gì cả, mặc cho người ta chèn ép.
Diêu Cận Chi nói một câu tinh túy của danh sĩ:
- Đi tới đầu nguồn nước, ngồi nhìn áng mây lên.
Diêu Trấn thổn thức không thôi. Năm xưa Lý Tích Linh quỳ bên ngoài từ đường Diêu gia giữa trời tuyết lớn, cuối cùng Diêu gia quyết định gả con gái cho hắn. Diêu Cận Chi vẫn còn nhỏ tuổi, đã mượn danh nghĩa phụ thân, đưa ra dị nghị với ông nội Diêu Trấn.
Đại khái là nói họ Diêu đã tuân thủ quy củ tổ tông mấy trăm năm. Một khi phá lệ, trên dưới họ Diêu đều biết là hai người chân tình chứng giám, nhưng người ngoài sẽ không quan tâm lý do này, thành Thận Cảnh sẽ không quan tâm, hoàng đế bệ hạ cũng sẽ không quan tâm.
Lời dạy của tổ tiên là con cái họ Diêu không thể thông gia với hào phiệt, đã phá lệ một lần. Như vậy biên quân họ Diêu vốn trung thành với họ Lưu, liệu có phá lệ lần nữa không?
Không có một thì sẽ không có hai. Có một rồi, hai, ba, bốn sẽ theo nhau mà đến, đây mới là lẽ thường.
Ông nội, nếu Diêu Cận Chi con là người ngoài cũng sẽ hoài nghi, có phải họ Diêu cảm thấy cư ngụ ở một góc quá ấm ức hay không.
Nghe đến đây, lão tướng quân nổi nóng, trong lòng phần nhiều vẫn là bi phẫn.
Vẻ mặt Diêu Cận Chi thản nhiên, đưa cho ông nội một ly trà, cười nói:
- Tướng quân uống rượu, có thể gia tăng hào khí. Nhưng đến thành Thận Cảnh, ông nội làm quan rồi, phải đổi sang uống trà.
Diêu Trấn thở phì phì cầm lấy ly trà, uống một hơi cạn sạch, vẫn là theo kiểu uống rượu.
Diêu Cận Chi cười duyên dáng.
- --------
Bên bờ sông, bóng dáng của hai vị đạo nhân nhẹ nhàng giống như hai luồng khói xanh, nhanh hơn cả tốc độ của tuấn mã.
Đôi thầy trò đạo giáo này, ông lão xuất thân từ một nhánh phụ Đạo gia tên là Kim Đỉnh quán. Đừng cảm thấy hai chữ “nhánh phụ” khó nghe, thực ra đã rất tài giỏi rồi. Môn phái Đạo gia ngoài chữ “tông”, có tư cách bước vào hàng ngũ nhánh phụ, trong một châu cũng không có nhiều.
Đạo sĩ Kim Đỉnh quán thích nhập thế tu tâm, nhân số không nhiều, chưa đến trăm người. Hơn nữa một khi nhập thế, thường sẽ mai danh ẩn tích, không thích ỷ vào môn phái và tổ sư gia. Quán chủ đương nhiệm của Kim Đỉnh quán đã năm trăm tuổi, là một vị địa tiên Nguyên Anh hàng thật giá thật, có thanh danh rất lớn ở bắc bộ Đồng Diệp châu.
Ông lão có tên tục là Doãn Diệu Phong, đạo hiệu là Bảo Chân đạo nhân, lấy từ câu “trường sinh cửu thị, toàn tính bảo chân” (sống lâu nhìn lâu, bảo trì bản tính), thuộc về nhánh của quán chủ Kim Đỉnh quán.
Đệ tử chính thống duy nhất Thiệu Uyên Nhiên, là sau khi Doãn Diệu Phong xuống núi nhập thế vô tình gặp được. Ông ta phải tốn mười bốn năm quan sát kỹ lưỡng, mới quyết định nhận làm môn hạ. Trong đó Bảo Chân đạo nhân đã thiết lập ba lần kiểm tra, Thiệu Uyên Nhiên đều qua cửa, tâm tính và thiên tư chắc chắn vượt trội hơn người.
Sau đó Thiệu Uyên Nhiên theo Bảo Chân đạo nhân đến Kim Đỉnh quán một chuyến, ra mắt quán chủ, bái kiến ảnh treo trong tổ sư đường, tên họ được ghi vào gia phả sư môn, từ đó chính thức trở thành một đệ tử thế hệ chữ “Tiềm” của Kim Đỉnh quán. Cuối cùng lại theo sư phụ đến vương triều Đại Tuyền, hai thầy trò cùng trở thành cung phụng họ Lưu, phụ trách trông coi biên cảnh phía nam đã mười năm.
Đừng thấy Thiệu Uyên Nhiên tuấn tú tiêu sái, dung mạo chỉ khoảng hai mươi, thực ra đã bốn mươi tuổi rồi.
Hai thầy trò đều là tu sĩ cảnh giới Long Môn. Bảo Chân đạo nhân tự nhận đời này không có hi vọng đạt đến Kim Đan. Còn Thiệu Uyên Nhiên tư chất hơn xa ông ta, mới chừng này tuổi đã bước vào cảnh giới Long Môn phía trên Quan Hải, đúng là một thiên tài tu đạo.
Sau khi quán chủ nghe nói Thiệu Uyên Nhiên ở biên cảnh Đại Tuyền đột phá cảnh giới, đã đặc biệt sai người xuống núi, ban thưởng một món pháp khí sư môn. Còn hứa hẹn chỉ cần Thiệu Uyên Nhiên thành công bước vào cảnh giới Kim Đan, sẽ có một món trọng bảo trấn môn truyền thừa ngàn năm, chờ hắn về núi cầm lấy, xem như là lễ ăn mừng.
Cho nên Doãn Diệu Phong hi vọng có thể mượn nội tình hùng hậu của họ Lưu Đại Tuyền, trợ giúp Thiệu Uyên Nhiên tiến thêm một bước. Kẻ kết thành kim đan, mới là người thần tiên.
Luyện khí sĩ dưới Kim Đan, giống như ở trong hai lồng giam lớn nhỏ.
Về chuyện đại tướng quân Diêu Trấn vào kinh nhậm chức, Thiệu Uyên Nhiên đã ẩn nhẫn rất lâu, tối nay cuối cùng vẫn lên tiếng hỏi:
- Sư phụ, họ Diêu thật sự tránh được một kiếp như vậy sao?
Doãn Diệu Phong hỏi:
- Thế nào, rất thất vọng à? Họ Diêu toàn thân trở lui, Diêu Cận Chi có thể tiếp tục cuộc sống an ổn của cô ấy. Không chừng đến thành Thận Cảnh rồi, rất nhanh sẽ được gả vào một hào phiệt thế tộc. Cửa nhà quyền quý sâu như biển, lại khó gặp nhau, cho nên trong lòng con không thoải mái lắm?
Thiệu Uyên Nhiên lắc đầu cười nói:
- Mất mát khó tránh khỏi, chỉ là tu hành tu tâm, thuận theo tự nhiên mà thôi. Nếu họ Diêu bị diệt, đệ tử sẽ bảo vệ Diêu Cận Chi, che chở dưới cánh chim. Nhưng họ Diêu đã vượt qua cửa ải khó khăn, nghĩa là đệ tử và Diêu Cận Chi duyên phận chưa tới. Không cần cưỡng cầu, sau này sẽ có cơ duyên sau này.
Doãn Diệu Phong cười nói:
- Núi sâu thường có cây ngàn năm, nhân gian hiếm có người trăm tuổi. Diêu Cận Chi không phải là người tu hành, hôm nay xinh đẹp động lòng người, con động tâm là chuyện rất bình thường. Nhưng hai mươi năm sau, cho dù cơ duyên có tới, cô ấy cũng đã là một vị phu nhân hoa tàn ít bướm. Lúc đó nếu con may mắn, không chừng đã là một vị lục địa thần tiên rồi, còn sẽ động tâm với một cô gái phàm tục nhan sắc suy tàn sao?
Thiệu Uyên Nhiên mỉm cười nói:
- Vậy đến lúc đó lại nói.
Hắn trầm mặc một lúc, bên tai cuồng phong gào thét, hỏi:
- Sư phụ, lần này chúng ta đột nhiên tới thăm phủ Bích Du là vì chuyện gì? Có liên quan đến phi kiếm truyền tin của kinh thành hôm qua nhận được sao?
Doãn Diệu Phong hờ hững cười nói:
- Tóm lại không phải chuyện nhỏ.
Thiệu Uyên Nhiên bất đắc dĩ cười một tiếng. Sư phụ đã không muốn nhiều lời, hắn cũng đành phải đè nén sự tò mò trong lòng.
Phủ Bích Du là phủ đệ của vị thủy thần sông Mai kia, tương tự với phủ đệ Kim Hoàng của tù phạm mà lúc trước tam hoàng tử áp giải.
Có điều phủ đệ Kim Hoàng không còn chủ nhân, hôm nay có lẽ đã bị sơn tinh quỷ quái chiếm giữ rồi.
Trải qua chiến dịch này, có thể nói khí vận sông núi nước Bắc Tấn đã đại thương. Kim Hoàng sơn thần phủ quân sẽ nhanh chóng bị áp giải đến thành Thận Cảnh. Mà miếu thủy thần hồ Tùng Châm đối đầu với y mấy trăm năm, càng bị hủy sớm hơn. Dư nghiệt miếu thủy thần chỉ còn lại một ít binh tôm tướng cá chẳng ra hồn, không quấy nhiễu địa phương đã xem như may mắn của Bắc Tấn rồi.
Có điều Thiệu Uyên Nhiên nghĩ tới một chuyện, lại bật cười. Vị phu nhân sơn thần kia vừa mới được Kim Hoàng phủ quân cưới vào nhà, trong nháy mắt lại biến thành tù nhân, đúng là không may mắn. Vốn tưởng rằng có thể vợ chồng ân ái mấy trăm năm, vượt xa uyên ương nam nữ ở nhân gian, nào ngờ kết cục lại như vậy. Cũng không biết thành Thận Cảnh sẽ xử lý cô ta thế nào.
Có điều những chuyện vặt vãnh xấu xa này, chỉ là chuyện vui thú vị trên đường tu hành mà thôi. Thiệu Uyên Nhiên nhìn thấy trong mắt là đại đạo tiêu dao của các tiền bối địa tiên, suy nghĩ trong lòng là trường sinh bất hủ, thọ cùng trời đất.
Trong lòng hắn tràn đầy hào khí, thấy hai bờ sông Mai không có người, bèn cười lớn nói:
- Sư phụ, con học theo giao long lớn kia qua sông nhé!
Vị đạo sĩ trẻ tuổi của Kim Đỉnh quán bay tới mặt sông, đạp nước đáp xuống. Mỗi lần giẫm vào nước sông đều bắn lên bọt nước to lớn, nhưng đạo bào lại không dính một giọt nào.
Doãn Diệu Phong vẫn lướt bên bờ sông, nhìn phong thái của đệ tử đắc ý trên sông, thấp giọng cười mắng:
- Tiểu tử thối, sau này thành lục địa thần tiên rồi mà vẫn như vậy, còn ra thể thống gì nữa?
- --------
Trần Bình An chỉ biết khoảng cách và phương hướng đại khái của miếu thủy thần. May mà hắn chỉ cần đi dọc theo nước sông, dán mắt vào hai bên bờ là được.
Theo những gì Diêu Trấn và Diêu Cận Chi nói, miếu thủy thần sông Mai kia nằm ở hạ du cách dịch quán ba trăm dặm, được xây dựng trên một ngọn núi nhỏ vô danh bên bờ sông, sườn núi thoai thoải. Lễ hội hàng năm sẽ kéo dài từ mùng một đến mười lăm tháng ba, có đến hơn trăm hội dâng hương trình diễn mừng thần, vô cùng náo nhiệt. Trong lúc lễ hội, quan to quyền quý ở châu quận lân cận sẽ bố thí trà và cháo.
Khi đó Diêu Trấn cảm khái một câu, thần linh núi sông, mở phủ là ngưỡng cửa lớn đầu tiên. Nếu có thể biến phủ đệ thành cung, đó mới là đắc đạo thật sự, không khác gì một tiên gia trên núi nhận được chữ “Tông”.
Diêu Cận Chi lại nhấn mạnh một điểm đặc sắc khác của miếu thủy thần, đó là trong thiên điện (điện bên hông) thờ cúng một tượng thần Linh Cảm nương nương, cầu con rất linh nghiệm, danh chấn bốn phương. Gần như mỗi ngày đều có phu nhân từ xa tìm đến.
Bọn họ phần nhiều xuất thân từ gia đình giàu có, sinh đẻ khó khăn, cho nên tới thiên điện của miếu thủy thần này dập đầu thắp hương. Chỉ cần bố thí một chút tiền bạc, sẽ có thể xin bà lão coi miếu một bức tượng trẻ con nhỏ bằng đất eo quấn tơ hồng, cột vào trên cổ tay. Sau khi về nhà nếu thành công sinh đẻ, cũng không cần trở lại tạ lễ. Có điều tượng đất đã ôm về nhà không được vứt đi, phải thờ cúng nó, xem như là từ xa cảm tạ ân đức của Linh Cảm nương nương.
Có điều thứ mà Trần Bình An thật sự muốn xem, đó là hơn hai trăm tấm bia lớn bằng bạch ngọc dựng trước miếu thủy thần, phần nhiều là văn chương tốt đẹp. Trong lịch sử sau khi thủy thần sông Mai trợ giúp họ Lưu Đại Tuyền vượt qua hạn hán, triều đình và văn nhân đã dùng những tấm bia này để ca công tụng đức.
Trần Bình An liên tục nhìn quanh trái phải, trôi giạt theo nước sông Mai. Chưa tới hai canh giờ, cuối cùng hắn đã đến được ngọn núi bên bờ sông kia.
Màn đêm trầm lắng, cửa lớn miếu thủy thần đóng kín. Nhưng Trần Bình An từ xa vẫn nhìn thấy đèn đóm rực rỡ ở đó, đây cũng là nguyên nhân hắn vừa nhìn đã thấy miếu thủy thần.
Hắn đột nhiên ý thức được một chuyện, mặc dù Bùi Tiền và Chu Liễm không nhìn thấy hình dáng này của mình, nhưng nếu miếu thủy thần có luyện khí sĩ năm cảnh giới trung, liệu có lập tức nhìn thấu, coi mình là yêu ma quấy phá đi lại ban đêm? Chuyện này khiến hắn hơi do dự.
Chẳng lẽ lại uổng công chạy ba trăm dặm đường thủy? Cộng thêm đường về là sáu trăm dặm rồi.
Nghĩ tới nghĩ lui, Trần Bình An lơ lửng giữa sông Mai, vẫn quyết định vào bờ thử xem. Kết quả xấu nhất là từ xa liếc nhìn cửa miếu thủy thần, sau đó kinh động đến người coi miếu hoặc là tu sĩ ở đây, bị đuổi giết ba trăm dặm, đành phải để lão tướng quân Diêu Trấn ở dịch quán ra mặt giải thích.
Ngay lúc này một giọng nói quen thuộc vang lên bên tai:
- Âm thần dạo đêm? Trần Bình An, ngươi không phải là võ phu thuần túy sao? Chuyện này còn đạo lý nữa không?
Trần Bình An quay đầu nhìn, lập tức dở khóc dở cười. Cách đó ba mươi bước, có một thư sinh áo xanh ngồi xổm trên mặt sông, hai tay nắm chặt một bó tóc lớn, giống như muốn kéo đầu ai đó trong sông Mai ra. Người này chính là Chung Khôi.
Trần Bình An đi tới bên cạnh Chung Khôi, hỏi:
- Đây là?
Chung Khôi ngẩng đầu lên, cười nói:
- Vừa rồi ta đang tranh đoạt địa bàn với người khác ở miếu thủy thần, muốn sau khi trời sáng thắp một nén nhang, xin thần linh phù hộ để Cửu Nương nhìn ta thuận mắt hơn một chút.
Trần Bình An chỉ vào tóc trong tay Chung Khôi, hỏi:
- Ta nói cái này.
Chung Khôi liếc xéo nói:
- Quỷ nước chết oan trong sông Mai, còn có thể là gì nữa. Chắc là bị âm thần của ngươi dẫn tới, ăn ngươi rồi bảo đảm tu vi sẽ tăng vọt. Ta thấy nó ló đầu ra nhìn, gương mặt lại không mục nát xấu xí như quỷ nước bình thường, còn rất xinh đẹp, liền muốn thương lượng với nữ quỷ này, bảo nó ra tán gẫu với ta.
Không giống như đêm đó âm thần và dương thần của Chung Khôi xuất khiếu đi xa, khí tức chính đại trên người hoàn toàn bộc lộ, tối nay hắn vẫn như ngày thường ở nhà trọ, cố gắng che giấu khí tức. Cho nên quỷ nước không chìm vào sâu dưới đáy sông run lẩy bẩy. Nếu không chỉ cần Chung Khôi đến gần miếu thủy thần, có lẽ quỷ nước sông Mai đã hồn bay phách lạc rồi.
Dù là quỷ nước chết oan hay ác quỷ gặp báo ứng, gặp phải hai luồng gió thu tiêu điều trong tay áo Chung Khôi, đều sẽ là gió quét lá rơi.
Trần Bình An nhìn nữ quỷ tóc đen trong tay Chung Khôi, lại nhìn Chung Khôi đang chơi trò kéo co, hỏi:
- Vui lắm sao?
Chung Khôi gật đầu. Trần Bình An quay đầu nhìn về miếu thủy thần phía xa. Chung Khôi buông tay ra, bóng đen dưới mặt sông như được đại xá, lập tức nhoáng lên rồi biến mất.
Chung Khôi đứng dậy, đặt tay lên vai âm thần Trần Bình An, cười nói:
- Nhìn rõ rồi, sẽ biết có vui hay không.
Hai người đột nhiên chìm vào nước sông.
Âm thần dạo đêm, nhìn vạn vật trên thế gian sáng như ban ngày. Ngay cả khi ở trong sông, tầm mắt vẫn không hề trở ngại, thị lực ngang với tu vi võ đạo của chân thân Trần Bình An.
Cho dù Trần Bình An đã từng nhìn thấy rất nhiều yêu tinh quỷ quái, vẫn lần đầu tiên cảm thấy... buồn nôn.
Dưới đáy nước sông Mai, quỷ nước “đứng” chi chít xung quanh Trần Bình An và Chung Khôi. Bọn chúng không cử động, phần nhiều là mặc y phục trắng như tuyết, mái tóc đen che kín gương mặt, buông thẳng đến bên hông. Giống như tiểu thư khuê các cẩn thận ra đường, đội một chiếc nón trùm đầu thường được gọi là nón thị nữ (1).
Không chỉ như vậy, Trần Bình An cúi đầu, nhìn thấy một đôi mắt trắng bạc lớn như đèn lồng, vô cùng lạnh giá, nhìn chằm chằm vào hai người bọn họ, lại không thấy rõ thân hình của nó.
Hai bên cách nhau ít nhất một dặm đường, cặp mắt kia vẫn to lớn như vậy. Có thể tưởng tượng, nếu nhìn gần thì thứ này sẽ khổng lồ biết bao.
Chung Khôi cười nói:
- Nó và đám quỷ nước đều bị ngươi dẫn tới, chỉ là không dám ra tay. Một là do âm thần này của ngươi mặc dù chỉ là hình thức ban đầu, nhưng vẫn có điểm không tầm thường. Bọn chúng không dám làm càn, nhưng lại rất thèm thuồng, không ngừng tụ tập với nhau. Thêm nữa bọn chúng lòng dạ nham hiểm, hi vọng ngươi có thể kinh động yêu vật dưới đáy sông kia, chém giết một phen, để bọn chúng có thể chia một chén canh.
- Kết quả ngươi lại dừng ở miếu thủy thần này, không đi tiếp nữa. Yêu vật phía dưới có lẽ đã sắp nổi khùng rồi, nhưng không dám hành động thiếu suy nghĩ, dù sao phủ Bích Du của thủy thần nương nương sông Mai cách nơi này không xa.
Nếu đã đến thì cứ an tâm ở lại, Trần Bình An nhìn quanh, xem như là thưởng thức phong cảnh.
Chung Khôi cũng đang nhìn quanh, kêu lên:
- Vị quỷ nước cô nương hình dáng rất đẹp vừa rồi, cô còn ở đây không? Nếu cô không muốn tiếp tục làm quỷ nước nữa, ta có thể một chưởng đánh chết cô. Còn như có đầu thai được hay không, ta không dám cam đoan. Nhưng có thể giúp cô thoát khỏi trói buộc của yêu vật dưới đáy sông kia, không cần tiếp tục giúp nó làm ác hại người nữa.
Cặp đèn lồng kia bỗng lớn hơn mấy phần, Trần Bình An vô ý thức híp mắt nhìn.
Giống như khi còn bé câu lươn bên ruộng, ngẫu nhiên nhìn thấy một con, đầu và thân lươn chậm rãi bơi ra. Yêu vật sông Mai này, tính toán sơ qua một chút, còn lớn hơn hai con rắn trăn đen trắng ở núi Kỳ Đôn.
Trần Bình An hỏi:
- Vị thủy thần sông Mai kia mặc kệ nó sao?
Chung Khôi cười nói:
- Mặc kệ? Sao lại mặc kệ. Vị thủy thần nương nương tính tình nóng nảy kia, sở dĩ không thích hiện thân lộ diện, là vì nhiều phen muốn gi.ết chết yêu vật này, đã có vài lần bị tổn thương đến cơ sở kim thân. Gần như cứ cách ba bốn chục năm phải giáo huấn yêu vật này một lần, thậm chí trong một trăm năm còn có một lần chém giết sinh tử thật sự. Lần thảm nhất thì kim thân ở miếu thủy thần đã xuất hiện vết nứt, phủ Bích Du cũng bị chìm ngập hơn nửa.
Trần Bình An càng khó hiểu, lại hỏi:
- Triều đình không cố gắng vây quét nó sao? Nếu triều đình Đại Tuyền không làm được, thư viện các người cũng mặc kệ à?
Hai tay Chung Khôi ôm sau đầu, giải thích:
- Thế sự không đơn giản như vậy. Con thủy yêu này có thể sống đến hôm nay, ngoại trừ dựa vào đạo hạnh, vẫn là dựa vào đầu óc của nó nhiều hơn một chút. Vả lại trung bộ Đồng Diệp châu lớn như vậy, thư viện Đại Phục chỉ có ít người, mà người có thể đánh chết con yêu vật này lại càng ít.
- Người đọc sách trong thư viện phải tu thân dưỡng tính, mỗi ngày đọc sách nghiên cứu học vấn, rất bận rộn. Tranh thủ làm hiền nhân, làm quân tử, làm thánh nhân, làm đại thánh nhân có thể được dựng tượng trong Văn miếu ở Trung Thổ Thần Châu. Ngoài đọc sách còn có rất nhiều chuyện khác. Hơn nữa vốn đã có một vị quân tử ở lại vương triều Đại Tuyền rồi.
Trần Bình An gật đầu, trong lòng hiểu rõ.
Một chuyến du lịch ở đất lành Ngẫu Hoa, muôn vẻ nhân gian thu vào trong mắt.
Chung Khôi nói rằng đã có quân tử thư viện trấn giữ vương triều Đại Tuyền, Trần Bình An suy nghĩ một chút là hiểu, có lẽ thư viện cũng có bè phái tranh đấu.
Tiếp theo Chung Khôi lại khiến Trần Bình An mở rộng tầm mắt. Hắn chỉ vào cặp đèn lồng dưới đáy sông kia, nói:
- Ngươi lại trừng mắt nhìn ta thử xem? Có tin ta lột da rút gân ngươi, làm quà tặng cho thủy thần sông Mai không?
Thủy yêu chậm rãi lùi lại, những quỷ nước kia cũng theo đó tản đi.
Trần Bình An hỏi:
- Quà tặng?
Chung Khôi gật đầu nói:
- Sở dĩ ta tới đây là vì nhận được tin tức, phủ Bích Du sông Mai sắp được đặc cách lên thành cung Bích Du. Quyết định này của họ Lưu Đại Tuyền, đã được thư viện chúng ta ngầm thừa nhận. Thực ra vương triều Đại Tuyền vốn không tư cách sắc phong “cung”, có lẽ là đề nghị của vị quân tử ở thành Thận Cảnh kia, mất bò mới lo làm chuồng.
Một vị thủy thần sông lớn muốn nhận được hai chữ “chính thống”, trước tiên phải được triều đình chấp nhận, quân chủ ban chỉ sắc phong, Lễ bộ ban thưởng sách vàng giấy ngọc, thẻ bạc phiếu sắt. Sau khi được ghi vào gia phả triều đình một nước, mới có tư cách lập miếu thờ, nặn kim thân, hưởng thụ hương khói nhân gian. Đồng thời còn phải được thư viện một châu gần đó gật đầu đồng ý, nếu không thì vẫn xem như miếu xây dựng lung tung.
Một số miếu nhỏ của thủy thần địa phương có thể không quan tâm, nhưng miếu thủy thần lớn sẽ bị xem là đại đạo không hoàn chỉnh. Bọn họ sẽ cố gắng khẩn cầu hoàng đế, xin thư viện Nho gia một bộ điển tịch thánh hiền, sau đó thờ cúng nó, cùng hưởng thụ hương khói.
Còn như bộ điển tịch Nho gia kia là của vị thánh nhân nào, có thể xem xét tình hình mà quyết định. Bình thường đều là thư viện cấp cho, nhưng cũng có một số ít thủy thần tính tình ương ngạnh, sẽ tự mình công khai đòi điển tịch của một vị thánh nhân nào đó.
Nhưng tình huống này có thể đếm được trên đầu ngón tay, tại Đồng Diệp châu càng là ngàn năm khó gặp. Thủy thần cố chấp dám tranh đấu với bảy mươi hai thư viện thế giới Hạo Nhiên, làm sao có thể nhiều được?
Chung Khôi không nói với Trần Bình An tất cả chân tướng, trong đó có lý do hắn tạm thời rời khỏi trấn Hồ Nhi, tới đây tham gia náo nhiệt.
Đó là vì thủy thần nương nương nổi tiếng nóng nảy của phủ Bích Du, chẳng những không vui mừng vì sắp được từ phủ thăng thành cung, cảm động đến rơi nước mắt với họ Lưu Đại Tuyền và thư viện Đại Phục, ngược lại còn tuyên bố muốn một quyển điển tịch thánh nhân để trấn giữ thủy thần cung, nếu không cô ta sẽ tiếp tục treo tấm biển “phủ Bích Du” kia.
Mà quyển điển tịch thánh hiền kia, hôm nay lại không dính dáng gì đến “thánh hiền” nữa, đây mới là điểm khiến họ Lưu Đại Tuyền khó xử nhất.
Bởi vì quyển sách kia xuất xứ từ tay Văn Thánh năm xưa.
Chung Khôi vừa nghe được vở kịch vui như vậy, liền cảm thấy chuyến này nhất định phải tới phủ Bích Du. Chỉ là hắn không ngờ lại gặp phải Trần Bình An dùng âm thần đi xa.
- --------
Chú thích:
(1) Nón thị nữ: một loại nón của Nhật vào thời Bình An (794-1192), có hình bánh bao, thường được các cô gái bán hàng trong chợ đội. Thị ở đây có nghĩa là “chợ”.