Hình Như Tôi Đã Uống Một Tách Trà Giả
Chương 13
Trên đời này có ba điều khiến tôi căm hận. Vạch trần màn diễn của tôi, xuyên tạc ý tôi muốn nói và bóc mở vết thương đã đóng vảy của tôi.
Nếu ai dám làm vậy với tôi, chắc chắn tôi sẽ không do dự mà bóp chết hắn ngay. Nhưng cũng nhờ vào chút lòng đồng cảm còn sót lại trong người, tôi biết nếu tôi làm điều tương tự với người khác, đặc biệt là một người mà tôi trân trọng, có thiện cảm, tôi chỉ hận không thể bóp chết mình thay anh ấy.
Tôi vội vàng xin lỗi: “Xin lỗi em nói sai rồi. Em không nên nhắc đến những chuyện đó.” Diệp Thanh Hữu chỉ thản nhiên vẫy tay, nói: “Chuyện đó cũng gần mười năm rồi, những gì cần qua thì đã qua. Anh không trách em đâu, em đừng bận tâm.”
Dù anh nói vậy, tôi vẫn cảm thấy vô cùng áy náy, chỉ mong có thể quay ngược thời gian năm phút trước để khâu kín cái miệng lắm chuyện của mình lại. Tôi lo sợ bất an theo sau anh ấy đi về gần khuôn viên trường, mãi mà vẫn không thể tha thứ cho sự lanh chanh của chính mình.
Tôi không về ký túc xá ngay. Có vẻ như Diệp Thanh Hữu nhận ra sự áy náy của tôi, nên anh ấy mời tôi vào trà thất ngồi một chút, nói sẽ pha một ly trà cho tôi để rửa bụi đường. Sau một hồi đấu tranh nội tâm, tôi quyết định đi theo anh.
Phải cúi đầu trước sức mạnh của trà.
Vừa bước vào sân, tôi thấy cửa trà thất đang mở, một mùi hương cay nồng xộc thẳng vào mũi. Tôi nói: “Em có linh cảm không lành”, Diệp Thanh Hữu cũng nói: “Hình như có gì đó không ổn”, rồi sải bước nhanh vào trà thất, chúng tôi nhìn thấy Vương Đại Chúc và đàn anh Trần Quân… đang nấu lẩu cay ngay trên bàn pha trà.
Ôi vãi nhân lúc tôi và Diệp Thanh Hữu không có mặt, mấy người dám làm mấy chuyện này trong trà thất à? Có nhớ trà rất dễ hấp thụ mùi lạ, mùi kích thích sẽ làm hỏng vị trà không? Có nhớ trà thất phải luôn giữ sự thanh tịnh và trang nhã không? Có nhớ không được để thứ gì làm mất đi hương vị thuần khiết của trà không?”
Diệp Thanh Hữu vừa đặt hành lý xuống liền bắt đầu trách mắng Trần Quân: “Tôi đã dặn cậu là khi tôi vắng mặt, giúp tôi trông coi trà thất, hướng dẫn học viên pha trà, thế mà cậu hướng dẫn kiểu này à?”
Trần Quân múc ra một muỗng nước lẩu cay đỏ rực: “Nhìn này, trà vạn tượng hải tiêu. Pha có ngon không?”
Diệp Thanh Hữu tức đến mức bật cười. Tôi cũng chẳng biết nói gì thêm, còn Vương Đại Chúc đứng bên cạnh cứ cười hề hề, gắp một miếng cánh gà đưa đến trước mặt tôi: “Gia Gia, ăn gà đi?”
Tôi: “Vương Đại Chúc, mày muốn cay chết tao để thừa kế số trà đen An Hóa tao cất giấu phải không?”
Vương Đại Chúc nói: “vl, sao nãy giờ tao không nghĩ đến nhỉ, mau lên đàn anh Trần Quân, lấy trà quý của Gia Gia ra nấu lẩu luôn đi!”, rồi bị tôi và Diệp Thanh Hữu mỗi người thụi cho một cú vào đầu.
Hai người họ lằng nhà lằng nhằng nấu xong nồi lẩu, đàn anh Diệp Thanh Hữu phải mở hết cửa sổ trong trà thất để thông gió, vừa đuổi họ đi dọn dẹp vừa nói: “Tối nay tôi còn phải dạy Gia Gia buổi biểu diễn nghệ thuật pha trà xanh, các cậu có chừng có mực chút.”
Vương Đại Chúc và Trần Quân vội vàng rụt cổ nhận lỗi, tôi ngạc nhiên: “Nhanh vậy sao? Nghệ thuật pha trà không phải chỉ học khi sắp thi chứng chỉ trung cấp ạ?”
Diệp Thanh Hữu cười nói: “Anh đã điều chỉnh lịch học cho em. Phần lý thuyết em học nhanh quá, gần như không còn gì để dạy nữa, thực hành thì học sớm sẽ luyện tập được sớm. Vừa rồi anh cũng dẫn em đi tham quan Viện Cống Trà xem trà xanh và biểu diễn nghệ thuật pha trà, nên giờ học luôn để bắt kịp.”
Tôi vội vàng gật đầu.
Tôi đến Hòa Quang đã lâu, từng thấy Diệp Thanh Hữu pha trà nhiều lần, nhưng chưa bao giờ thấy… anh ấy thực sự biểu diễn nghệ thuật pha trà hoàn chỉnh một lần nào.
Chỉ nghĩ đến thôi cũng khiến tim tôi nhảy loạn trong lồng ngực vì mong chờ.
Buổi biểu diễn nghệ thuật pha trà xanh là một buổi học một thầy một trò. Nghĩa là trong khoảng thời gian này, cả trà thất rộng lớn của Hòa Quang chỉ có tôi và Diệp Thanh Hữu.
Diệp Thanh Hữu ngồi phía sau bàn trà, hai tay tự nhiên đặt lên khăn trà, hỏi tôi: “Các bước biểu diễn nghệ thuật pha trà lý thuyết vừa dạy em nhớ hết chưa?”
Tôi gật đầu: “Nhớ rồi ạ.”
“Vậy thì bây giờ buổi biểu diễn nghệ thuật pha trà chính thức bắt đầu.” Diệp Thanh Hữu nói.
Anh khép mắt lại, hít sâu một hơi, tư thế bỗng trở nên nghiêm chỉnh. Khi anh mở mắt ra lần nữa, ánh mắt anh nhìn tôi không còn sự gần gũi như thường ngày, mà mang theo nụ cười lễ nghi, xa cách nhưng khiêm tốn.
“Chào mừng đến với trà thất Hòa Quang.” Diệp Thanh Hữu cúi người chào, nói. “Tôi là nghệ nhân trà Diệp Thanh Hữu, người phụ trách buổi biểu diễn nghệ thuật pha trà hôm nay. Tôi sẽ pha trà cho ngài.”
Dù đã chuẩn bị tâm lý, tôi vẫn ngây người một lúc.
Bình thường chúng tôi hay đùa giỡn, thậm chí có lúc còn bày trò nghiêm túc để trêu chọc người khác, tôi cứ nghĩ mình đã ở rất gần Diệp Thanh Hữu rồi. Nhưng chỉ với một ánh mắt, một động tác, một câu nói đơn giản, anh ấy đã có thể lập tức kéo giãn khoảng cách giữa chúng tôi hàng vạn dặm. Anh đối xử với tôi quá tốt, đến mức khiến tôi gần như quên mất bản chất thật sự của anh ấy là một nghệ nhân trà cao quý, độc lập và cách biệt với thế gian.
Đang lúc tôi còn ngẩn ngơ, anh ấy đã bắt đầu rửa tay, đun nước, lấy trà, đốt hương, hâm chén và làm sạch dụng cụ. Trong tiếng nhạc cổ Nam âm, từng động tác của anh đều nhẹ nhàng, tao nhã, phong thái đoan trang, tập trung hoàn toàn vào việc pha trà.
Tôi vẫn nhớ, thắp hương bên bàn trà để giúp thư giãn tinh thần, gọi là “đốt hương để loại bỏ tạp niệm”; dùng nước sôi rửa sạch, khử trùng dụng cụ trà, gọi là “tâm trong sạch, thoát khỏi bụi trần”. Lời giải thích này của Diệp Thanh Hữu khi giảng cho tôi về biểu diễn nghệ thuật pha trà lúc đó không khiến tôi suy nghĩ nhiều, nhưng bây giờ tôi chợt cảm thấy điều này có chút châm biếm.
Tạp niệm đã sinh, hương có đốt cũng không thể xua đi; bụi trần luôn còn đó, tâm băng thanh cũng khó mà giữ sạch.
Tôi cảm thấy ngực mình thắt lại, hơi buồn bực đau âm ỉ. Tôi phải nín thở tập trung suy nghĩ tư tưởng, mới có thể chèo chóng tiếp tục tập trung xem biểu diễn nghệ thuật pha trà.
Ngọc hồ dưỡng thái hòa, thanh cung nghênh giai nhân, cam lộ nhuận liên tâm. Những lá trà xanh dạng sợi dài mảnh được thả vào ly thủy tinh thẳng đứng rồi ngâm trong nước nóng, cuối cùng đến phần đỉnh cao nhất trong buổi biểu diễn nghệ thuật pha trà, “Phượng hoàng tam điểm đầu”. (1)
Diệp Thanh Hữu cầm ấm trà, dòng nước mảnh dẻ từ vòi ấm chảy ra, xoay quanh một vòng trong ly thủy tinh, tỏ ý chào khách. Sau đó anh nâng tay, dòng nước theo động tác của anh mà lên xuống ba lần, cuối cùng ngừng lại ở vị trí cao, tất cả động tác đều uyển chuyển mà không làm văng ra dù chỉ một giọt nước. Hai mắt tôi nhìn đăm đăm, lúc này ngọc bích đã chìm vào dòng sông trong vắt. Diệp Thanh Hữu nâng chén trà dâng đến trước mặt tôi.
Tôi bất giác nhớ lại lời anh từng nói khi giải thích về quy trình biểu diễn nghệ thuật pha trà.
“Dâng trà bằng hai tay, nâng khay ngang mày.”
(Ý nghĩa: nhất mực tôn trọng nhau, yêu thương thắm thiết, trân trọng yêu thương.)
Giá mà thật thì tốt biết bao.
Anh vẫn nhìn tôi, mỉm cười với tôi, vì tôi là vị khách duy nhất có mặt trong buổi biểu diễn này. Anh cầm chén trà của mình lên, giới thiệu lá trà đã nở ra như cờ và giáo, rồi nhấp một ngụm. Đây cũng là một trong những bước của biểu diễn nghệ thuật pha trà, vì nói cho cùng không phải ai cũng biết cách thưởng trà đúng, nên nghệ nhân trà sẽ uống trước để khéo léo hướng dẫn khách cách thưởng trà chuẩn.
Tôi học theo động tác của anh, nâng chén trà lên nhấp một ngụm.
Biểu diễn nghệ thuật pha trà xanh mang tính thưởng thức cao hơn thực dụng, vì nước dùng trong biểu diễn thường nóng hơn nhiệt độ pha trà thông thường, lá trà bị ngâm lâu hơn trong nước nóng, nên vị trà đậm đà hơn hẳn và cũng… đắng hơn nhiều.
Đắng đến mức nào ư? Có lẽ vị đắng trong miệng lúc này chỉ kém chút so với nỗi đắng trong lòng tôi.
–
Chú thích:(1) – Nguồn baidu
Ngọc hồ dưỡng thái hòa
Trà xanh thuộc loại trà non, lá trà mỏng manh, nếu dùng nước sôi 100 độ C để pha sẽ phá hủy vitamin trong búp trà và làm mất hương vị. Chỉ nên dùng nước ở nhiệt độ khoảng 80 độ C. “Ngọc hồ dưỡng thái hòa” nghĩa là rót nước từ ấm nước sôi sang ấm sứ, để nước nguội xuống khoảng 80 độ.
Thanh cung nghênh giai nhân
Tô Đông Pha có thơ: “Thử làm thơ nhỏ người chớ cười, trà ngon từ xưa tựa giai nhân.” “Thanh cung nghênh giai nhân” nghĩa là dùng muỗng trà để cho trà vào ly thủy tinh thuần khiết như ngọc.
Cam lộ nhuận liên tâm
Trà xanh loại tốt có hình dạng như tâm sen, vua Càn Long gọi trà là “nhuận liên tâm”. “Cam lộ nhuận tâm sen” nghĩa là trước khi pha trà, rót một ít nước nóng vào cốc để làm ẩm trà.
Phượng hoàng tam điểm đầu
Khi pha trà xanh, cũng cần chú ý đến cách rót nước. Khi rót nước, ấm nước cần phải được nâng lên hạ xuống ba lần một cách nhịp nhàng, giống như phượng hoàng cúi đầu chào khách.
Nếu ai dám làm vậy với tôi, chắc chắn tôi sẽ không do dự mà bóp chết hắn ngay. Nhưng cũng nhờ vào chút lòng đồng cảm còn sót lại trong người, tôi biết nếu tôi làm điều tương tự với người khác, đặc biệt là một người mà tôi trân trọng, có thiện cảm, tôi chỉ hận không thể bóp chết mình thay anh ấy.
Tôi vội vàng xin lỗi: “Xin lỗi em nói sai rồi. Em không nên nhắc đến những chuyện đó.” Diệp Thanh Hữu chỉ thản nhiên vẫy tay, nói: “Chuyện đó cũng gần mười năm rồi, những gì cần qua thì đã qua. Anh không trách em đâu, em đừng bận tâm.”
Dù anh nói vậy, tôi vẫn cảm thấy vô cùng áy náy, chỉ mong có thể quay ngược thời gian năm phút trước để khâu kín cái miệng lắm chuyện của mình lại. Tôi lo sợ bất an theo sau anh ấy đi về gần khuôn viên trường, mãi mà vẫn không thể tha thứ cho sự lanh chanh của chính mình.
Tôi không về ký túc xá ngay. Có vẻ như Diệp Thanh Hữu nhận ra sự áy náy của tôi, nên anh ấy mời tôi vào trà thất ngồi một chút, nói sẽ pha một ly trà cho tôi để rửa bụi đường. Sau một hồi đấu tranh nội tâm, tôi quyết định đi theo anh.
Phải cúi đầu trước sức mạnh của trà.
Vừa bước vào sân, tôi thấy cửa trà thất đang mở, một mùi hương cay nồng xộc thẳng vào mũi. Tôi nói: “Em có linh cảm không lành”, Diệp Thanh Hữu cũng nói: “Hình như có gì đó không ổn”, rồi sải bước nhanh vào trà thất, chúng tôi nhìn thấy Vương Đại Chúc và đàn anh Trần Quân… đang nấu lẩu cay ngay trên bàn pha trà.
Ôi vãi nhân lúc tôi và Diệp Thanh Hữu không có mặt, mấy người dám làm mấy chuyện này trong trà thất à? Có nhớ trà rất dễ hấp thụ mùi lạ, mùi kích thích sẽ làm hỏng vị trà không? Có nhớ trà thất phải luôn giữ sự thanh tịnh và trang nhã không? Có nhớ không được để thứ gì làm mất đi hương vị thuần khiết của trà không?”
Diệp Thanh Hữu vừa đặt hành lý xuống liền bắt đầu trách mắng Trần Quân: “Tôi đã dặn cậu là khi tôi vắng mặt, giúp tôi trông coi trà thất, hướng dẫn học viên pha trà, thế mà cậu hướng dẫn kiểu này à?”
Trần Quân múc ra một muỗng nước lẩu cay đỏ rực: “Nhìn này, trà vạn tượng hải tiêu. Pha có ngon không?”
Diệp Thanh Hữu tức đến mức bật cười. Tôi cũng chẳng biết nói gì thêm, còn Vương Đại Chúc đứng bên cạnh cứ cười hề hề, gắp một miếng cánh gà đưa đến trước mặt tôi: “Gia Gia, ăn gà đi?”
Tôi: “Vương Đại Chúc, mày muốn cay chết tao để thừa kế số trà đen An Hóa tao cất giấu phải không?”
Vương Đại Chúc nói: “vl, sao nãy giờ tao không nghĩ đến nhỉ, mau lên đàn anh Trần Quân, lấy trà quý của Gia Gia ra nấu lẩu luôn đi!”, rồi bị tôi và Diệp Thanh Hữu mỗi người thụi cho một cú vào đầu.
Hai người họ lằng nhà lằng nhằng nấu xong nồi lẩu, đàn anh Diệp Thanh Hữu phải mở hết cửa sổ trong trà thất để thông gió, vừa đuổi họ đi dọn dẹp vừa nói: “Tối nay tôi còn phải dạy Gia Gia buổi biểu diễn nghệ thuật pha trà xanh, các cậu có chừng có mực chút.”
Vương Đại Chúc và Trần Quân vội vàng rụt cổ nhận lỗi, tôi ngạc nhiên: “Nhanh vậy sao? Nghệ thuật pha trà không phải chỉ học khi sắp thi chứng chỉ trung cấp ạ?”
Diệp Thanh Hữu cười nói: “Anh đã điều chỉnh lịch học cho em. Phần lý thuyết em học nhanh quá, gần như không còn gì để dạy nữa, thực hành thì học sớm sẽ luyện tập được sớm. Vừa rồi anh cũng dẫn em đi tham quan Viện Cống Trà xem trà xanh và biểu diễn nghệ thuật pha trà, nên giờ học luôn để bắt kịp.”
Tôi vội vàng gật đầu.
Tôi đến Hòa Quang đã lâu, từng thấy Diệp Thanh Hữu pha trà nhiều lần, nhưng chưa bao giờ thấy… anh ấy thực sự biểu diễn nghệ thuật pha trà hoàn chỉnh một lần nào.
Chỉ nghĩ đến thôi cũng khiến tim tôi nhảy loạn trong lồng ngực vì mong chờ.
Buổi biểu diễn nghệ thuật pha trà xanh là một buổi học một thầy một trò. Nghĩa là trong khoảng thời gian này, cả trà thất rộng lớn của Hòa Quang chỉ có tôi và Diệp Thanh Hữu.
Diệp Thanh Hữu ngồi phía sau bàn trà, hai tay tự nhiên đặt lên khăn trà, hỏi tôi: “Các bước biểu diễn nghệ thuật pha trà lý thuyết vừa dạy em nhớ hết chưa?”
Tôi gật đầu: “Nhớ rồi ạ.”
“Vậy thì bây giờ buổi biểu diễn nghệ thuật pha trà chính thức bắt đầu.” Diệp Thanh Hữu nói.
Anh khép mắt lại, hít sâu một hơi, tư thế bỗng trở nên nghiêm chỉnh. Khi anh mở mắt ra lần nữa, ánh mắt anh nhìn tôi không còn sự gần gũi như thường ngày, mà mang theo nụ cười lễ nghi, xa cách nhưng khiêm tốn.
“Chào mừng đến với trà thất Hòa Quang.” Diệp Thanh Hữu cúi người chào, nói. “Tôi là nghệ nhân trà Diệp Thanh Hữu, người phụ trách buổi biểu diễn nghệ thuật pha trà hôm nay. Tôi sẽ pha trà cho ngài.”
Dù đã chuẩn bị tâm lý, tôi vẫn ngây người một lúc.
Bình thường chúng tôi hay đùa giỡn, thậm chí có lúc còn bày trò nghiêm túc để trêu chọc người khác, tôi cứ nghĩ mình đã ở rất gần Diệp Thanh Hữu rồi. Nhưng chỉ với một ánh mắt, một động tác, một câu nói đơn giản, anh ấy đã có thể lập tức kéo giãn khoảng cách giữa chúng tôi hàng vạn dặm. Anh đối xử với tôi quá tốt, đến mức khiến tôi gần như quên mất bản chất thật sự của anh ấy là một nghệ nhân trà cao quý, độc lập và cách biệt với thế gian.
Đang lúc tôi còn ngẩn ngơ, anh ấy đã bắt đầu rửa tay, đun nước, lấy trà, đốt hương, hâm chén và làm sạch dụng cụ. Trong tiếng nhạc cổ Nam âm, từng động tác của anh đều nhẹ nhàng, tao nhã, phong thái đoan trang, tập trung hoàn toàn vào việc pha trà.
Tôi vẫn nhớ, thắp hương bên bàn trà để giúp thư giãn tinh thần, gọi là “đốt hương để loại bỏ tạp niệm”; dùng nước sôi rửa sạch, khử trùng dụng cụ trà, gọi là “tâm trong sạch, thoát khỏi bụi trần”. Lời giải thích này của Diệp Thanh Hữu khi giảng cho tôi về biểu diễn nghệ thuật pha trà lúc đó không khiến tôi suy nghĩ nhiều, nhưng bây giờ tôi chợt cảm thấy điều này có chút châm biếm.
Tạp niệm đã sinh, hương có đốt cũng không thể xua đi; bụi trần luôn còn đó, tâm băng thanh cũng khó mà giữ sạch.
Tôi cảm thấy ngực mình thắt lại, hơi buồn bực đau âm ỉ. Tôi phải nín thở tập trung suy nghĩ tư tưởng, mới có thể chèo chóng tiếp tục tập trung xem biểu diễn nghệ thuật pha trà.
Ngọc hồ dưỡng thái hòa, thanh cung nghênh giai nhân, cam lộ nhuận liên tâm. Những lá trà xanh dạng sợi dài mảnh được thả vào ly thủy tinh thẳng đứng rồi ngâm trong nước nóng, cuối cùng đến phần đỉnh cao nhất trong buổi biểu diễn nghệ thuật pha trà, “Phượng hoàng tam điểm đầu”. (1)
Diệp Thanh Hữu cầm ấm trà, dòng nước mảnh dẻ từ vòi ấm chảy ra, xoay quanh một vòng trong ly thủy tinh, tỏ ý chào khách. Sau đó anh nâng tay, dòng nước theo động tác của anh mà lên xuống ba lần, cuối cùng ngừng lại ở vị trí cao, tất cả động tác đều uyển chuyển mà không làm văng ra dù chỉ một giọt nước. Hai mắt tôi nhìn đăm đăm, lúc này ngọc bích đã chìm vào dòng sông trong vắt. Diệp Thanh Hữu nâng chén trà dâng đến trước mặt tôi.
Tôi bất giác nhớ lại lời anh từng nói khi giải thích về quy trình biểu diễn nghệ thuật pha trà.
“Dâng trà bằng hai tay, nâng khay ngang mày.”
(Ý nghĩa: nhất mực tôn trọng nhau, yêu thương thắm thiết, trân trọng yêu thương.)
Giá mà thật thì tốt biết bao.
Anh vẫn nhìn tôi, mỉm cười với tôi, vì tôi là vị khách duy nhất có mặt trong buổi biểu diễn này. Anh cầm chén trà của mình lên, giới thiệu lá trà đã nở ra như cờ và giáo, rồi nhấp một ngụm. Đây cũng là một trong những bước của biểu diễn nghệ thuật pha trà, vì nói cho cùng không phải ai cũng biết cách thưởng trà đúng, nên nghệ nhân trà sẽ uống trước để khéo léo hướng dẫn khách cách thưởng trà chuẩn.
Tôi học theo động tác của anh, nâng chén trà lên nhấp một ngụm.
Biểu diễn nghệ thuật pha trà xanh mang tính thưởng thức cao hơn thực dụng, vì nước dùng trong biểu diễn thường nóng hơn nhiệt độ pha trà thông thường, lá trà bị ngâm lâu hơn trong nước nóng, nên vị trà đậm đà hơn hẳn và cũng… đắng hơn nhiều.
Đắng đến mức nào ư? Có lẽ vị đắng trong miệng lúc này chỉ kém chút so với nỗi đắng trong lòng tôi.
–
Chú thích:(1) – Nguồn baidu
Ngọc hồ dưỡng thái hòa
Trà xanh thuộc loại trà non, lá trà mỏng manh, nếu dùng nước sôi 100 độ C để pha sẽ phá hủy vitamin trong búp trà và làm mất hương vị. Chỉ nên dùng nước ở nhiệt độ khoảng 80 độ C. “Ngọc hồ dưỡng thái hòa” nghĩa là rót nước từ ấm nước sôi sang ấm sứ, để nước nguội xuống khoảng 80 độ.
Thanh cung nghênh giai nhân
Tô Đông Pha có thơ: “Thử làm thơ nhỏ người chớ cười, trà ngon từ xưa tựa giai nhân.” “Thanh cung nghênh giai nhân” nghĩa là dùng muỗng trà để cho trà vào ly thủy tinh thuần khiết như ngọc.
Cam lộ nhuận liên tâm
Trà xanh loại tốt có hình dạng như tâm sen, vua Càn Long gọi trà là “nhuận liên tâm”. “Cam lộ nhuận tâm sen” nghĩa là trước khi pha trà, rót một ít nước nóng vào cốc để làm ẩm trà.
Phượng hoàng tam điểm đầu
Khi pha trà xanh, cũng cần chú ý đến cách rót nước. Khi rót nước, ấm nước cần phải được nâng lên hạ xuống ba lần một cách nhịp nhàng, giống như phượng hoàng cúi đầu chào khách.