Du Vãn Mộ Thừa Ngôn - Khai Tân
Chương 6
Tất cả là do tôi chưa từng đi chợ, nên ngay cả việc ở chợ có bán đồ ăn vặt tôi cũng không biết.
Tôi chậm rãi gác lại đũa thìa.
Tâm trí tôi đã sớm bay ra chợ rồi…
*
Thị trấn này không lớn, nhưng người đến chợ lại khá đông.
Những thứ bán ở đây đều là những thứ tôi chưa từng thấy, những món đồ làm từ tre, nhìn qua thật kỳ lạ.
Nếu không phải vì không mang theo được thì tôi thật sự muốn mua một ít.
Có những con cóc làm từ rễ tre, được khắc tỉa tinh xảo, mỗi con một dáng vẻ, giá cả cũng không đắt, tôi nhìn Cố Thừa Ngôn rồi hỏi:
"Tam gia, ta có thể mua hết không?"
"Nếu thích thì cứ mua đi."
Tôi nhận ra rằng, khi mua đồ ăn vặt, Cố Thừa Ngôn sẽ nhíu mày, nhưng khi mua những món đồ linh tinh này, chàng lại không bao giờ phản đối.
Các hộ vệ đi theo chúng tôi mang giỏ đựng đầy những món đồ nhỏ mà Cố Thừa Ngôn đã mua cho tôi.
Đây là niềm vui mà tôi chưa từng có kể từ khi tôi nhớ được.
Một người đàn ông bày những món đồ trong sọt ra đất, nói rằng đây là những cây thuốc được ông ta đào từ trong núi sâu.
Nhưng không ai biết đó là loại cây thuốc gì, có người tò mò hỏi vài câu, có lẽ vì ông ta hét giá quá cao nên không ai mua.
Tôi nhìn về phía Cố Thừa Ngôn.
Chúng ta thiếu gì bây giờ? Chính là thiếu loại cây thuốc quý hiếm này.
"Thanh Việt!"
Thanh Việt lập tức tiến lên hỏi giá, tôi cũng tò mò đi theo.
"Đây là thứ tôi mất nhiều công sức mới đào được từ trong núi sâu, đến mùa xuân hoa của nó rất đẹp, còn có mùi thơm nữa, mùa xuân năm nay tôi đã bán đi mấy chậu nhưng không có chậu nào lớn như chậu này. Nếu cậu muốn, chỉ cần hai lượng bạc là được."
Tôi vội vàng hỏi: "Hoa của nó màu gì?"
"Ban đầu hoa sẽ có màu trắng pha hồng, sau đó dần dần chuyển sang hồng đậm."
Cố Thừa Ngôn bảo Thanh Việt mua đi.
Tôi lại hỏi: "Ông đi trong núi lâu như vậy, chắc chắn phải gặp không ít cây thuốc đúng không?"
"Không giấu gì cô tôi sống bằng nghề hái thuốc, mấy ngày trước tôi đã bán hết số thuốc tôi hái, chậu này tôi cũng không biết là cây thuốc gì, tiệm thuốc không thu mua, tôi đành bán như hoa cảnh thôi."
"Vậy ông nhất định đã nhìn thấy không ít hoa cỏ hiếm có trong núi nhỉ. Nếu lần sau gặp được, có thể mang ra không? Chỉ cần giá hợp lý, chúng tôi sẽ mua."
Người đàn ông nghe xong, lập tức mừng rỡ như điên.
"Thật sự muốn mua sao? Mua bất kỳ thứ gì sao?"
Tôi gật đầu.
Cố Thừa Ngôn cũng gật đầu.
"Vậy thì thật sự tốt quá, cô cậu không biết đâu, trong núi có rất nhiều hoa cỏ có thể nở hoa, nhưng những cây này khác với thuốc, tiệm thuốc không nhận, tôi cũng không dám đào hết.
“Nếu cô cậu thật sự muốn mua, tôi gặp được thì sẽ đào mang ra, cô cậu yên tâm, tuyệt đối không chém giá đâu."
Thanh Việt đã thỏa thuận với ông ta về thời gian mang tới, khi đào lên, tốt nhất là phải giữ nguyên rễ và đất, như vậy cây mới không bị chết khô vì thiếu nước.
Cố Thừa Ngôn dẫn tôi dạo một vòng chợ, thu hoạch đầy ắp.
Trở về quán trọ, tôi bắt đầu sắp xếp những món đồ nhỏ đã mua. Ai mà tin nổi, ngay cả loại đá ngũ sắc rực rỡ, ý cảnh duy mỹ, tôi cũng mua một hộp.
Cố Thừa Ngôn bảo đó là đá vũ hoa.
Tôi chẳng rõ đá vũ hoa là gì, chỉ biết nó đẹp đến lạ kỳ, là loại đẹp mà tôi chưa từng thấy qua.
"Viên này ta muốn làm một mặt dây chuyền.”
“Viên này sẽ gắn vào túi thơm.”
“Cặp này sẽ làm thành đôi khuyên tai.”
Tôi chọn một viên trông có vẻ chắc chắn, cầm đến trước mặt Cố Thừa Ngôn ướm thử, "Tam gia, viên này ta làm một cái dây quạt cho chàng, mùa hè treo lên quạt có được không?"
"Vậy phải phối với một cây quạt lớn." Cố Thừa Ngôn nói rồi bật cười.
Tôi nghĩ đá vũ hoa này hình như thật sự hơi lớn, nếu làm dậy quạt...
"Vậy ta tự làm chơi thôi, không làm cho chàng nữa."
"Tuy không làm dây quạt, nhưng nếu kết lại treo trên tường hay bên cửa sổ, hẳn là cũng rất đẹp. Nếu Du Vãn không ngại mệt thì có thể làm thêm vài cái."
"Tam gia thật sự thích sao?"
"Đồ nàng kết, đương nhiên ta thích."
Tôi cười, tiếp tục lựa chọn, trong đầu đã có vô số ý tưởng. Lục tìm ra các loại chỉ ngũ sắc, phối hợp một phen rồi nhanh chóng kết thành một dây đeo bên hông, đưa cho Cố Thừa Ngôn xem.
"Tam gia, chàng xem có đẹp không? Có hợp với bộ y phục này của chàng không?"
Cố Thừa Ngôn nhận lấy, nghiêm túc ướm thử một hồi, khẽ gật đầu.
"Quả thực rất hợp."
"Để ta buộc lên cho chàng."
Dây đeo hông của chàng vốn là một miếng ngọc bích tuyệt đẹp, nhưng tôi thấy dây đã hơi cũ, bèn kết lại dây mới.
Cố Thừa Ngôn khen tôi: "Du Vãn khéo tay thật."
"Ta còn biết kết nhiều kiểu lắm, tam gia cứ chờ xem."
Chỉ một hộp đá vũ hoa, tôi kết thành dây trang trí, mỗi người bên cạnh tôi, từ Tứ Nguyệt đến những người khác đều được một cái. Bọn hộ vệ thì thôi, toàn là đàn ông.
Chỉ có Thanh Việt đòi hai cái cho em gái của hắn, còn lại tôi đều giữ lại, dự định khi về kinh thành sẽ đem tặng người trong nhà.
Thứ này không đáng giá, tặng đi chỉ là để làm vui lòng, nhìn cho đẹp mà thôi.
Tứ Nguyệt ngắm nghía thích thú vài ngày, sau cũng cất đi không xem nữa.
Chỉ riêng dây đeo bên hông của Cố Thừa Ngôn là luôn mang theo.
Chàng còn bảo tôi làm thêm vài cái màu sắc khác, để thay đổi đeo cho mới lạ.
Chặng đường vốn chỉ vài ngày, chúng tôi vừa đi vừa nghỉ, mất đến mười ngày mới đến nơi. Cũng nhờ may mắn, dọc đường không gặp mưa, đến khi gần thôn trang mới có mưa bụi lất phất rơi xuống.
Một cơn mưa thu là một hồi lạnh; huống chi trời đã vào đông, trong mưa dường như có lẫn tuyết.
Tôi vén rèm, đẩy cửa sổ gỗ, luồng khí lạnh tức khắc tràn vào mặt, vội vàng đóng cửa sổ lại, chỉnh rèm ngay ngắn.
"Bên ngoài lạnh quá đỗi."
"Chờ đến khi về đến thôn trang thì sẽ có địa long, lại có bếp lửa, lúc ấy có thể nướng khoai lang."
Nghe vậy, lòng tôi không khỏi tràn đầy mong đợi.
"Tam gia đã từng đến đây sao?"
"Năm xưa theo mẹ đến ở một thời gian. Cá ở suối trước cổng thôn trang tươi ngon khác thường, nấu canh đậu hũ thì nước canh thơm ngọt, đậu hũ hút lấy tinh hoa từ nước canh, lại mềm mịn..."
Tôi không kìm được nuốt nước miếng, sợ mình nhỏ dãi, còn nhanh tay lau khóe miệng.
Cố Thừa Ngôn cười bảo: "Xem nàng thèm kìa, đợi đến khi về đến thôn trang sẽ sai người đi bắt cá nấu cho nàng, chỉ là không được tham ăn quá mức."
Tôi liên tục gật đầu, khoác tay chàng làm nũng: "Tam gia thật tốt."
*
Thôn trang này rất lớn, có mấy chục hộ nông dân, hợp thành một thôn nhỏ.
Những người này đều sống nhờ vào ruộng đất trong thôn trang, chính là ruộng đồng của chúng tôi đều đưa cho họ cày cấy, bọn họ chỉ cần nộp từ một đến hai phần mười lương thực thu hoạch.
Bọn họ là tá điền của nhà họ Cố chúng tôi, về sau cũng sẽ là tá điền của tôi.
"Bọn họ có được tính là lương dân không?"
Cố Thừa Ngôn gật đầu.
Quản sự của thôn trang là một ông lão người gầy nhỏ, tuổi đã ngoài năm mươi, ba người con trai đều đã lập gia đình, cháu trai cháu gái rất nhiều, được tính là con cháu đầy nhà.
Cả gia đình lão ở trong viện nhỏ sát bên nhà chính.
"Sớm nghe tin tam gia sắp đến, lão nô đã sai người quét dọn trong ngoài nhà sạch sẽ, địa long ở chính viện cũng đã được đốt lên."
Khi nhìn tôi, lão trước hành lễ, sau cung kính hỏi: "Thiếu phu nhân có kiêng ăn gì không? Hoặc thích ăn gì?"
Tôi quay sang nhìn Cố Thừa Ngôn.
Chàng bất đắc dĩ nói: "Đến suối xem thử, có thể bắt vài con cá, nấu một nồi canh cá suối với đậu hũ, thêm vài món ăn nhỏ. Thiếu phu nhân không có gì kiêng ăn, chỉ là đừng quá cay là được."
"Dạ."
Trong thôn trang không chỉ có lão quản sự mà còn có hai bà già và gia đình họ, xem như là trợ thủ cho quản sự.
Toàn bộ thôn trang đều được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ, nhìn qua đã thấy dễ chịu. Chính viện đốt địa long, vào trong phòng ấm áp dễ chịu vô cùng.
"Phòng này thật thoải mái."
Nhớ lại mười năm trước ở thôn trang, tôi chưa từng được ở một nơi an nhàn thế này.
Mấy bà già đó chưa bao giờ cung kính với tôi.
Chén canh ngọt ở thôn trang mang lên hôm nay tôi thấy rất ngon, bánh mạch cũng ngon vô cùng.
Đặc biệt là khi đặt bánh mạch lên bếp than nướng, lớp ngoài cháy xém, ngọt mà giòn, thơm khó cưỡng.
Canh cá suối nấu đậu hũ thì đúng là tuyệt hảo, tôi ăn liền hai bát, nếu không phải Cố Thừa Ngôn khẽ hắng giọng nhắc nhở, có khi tôi đã ăn thêm một bát nữa.
"Chú Hồ, trưa mai chúng ta lại ăn canh cá suối đậu hũ chứ?"
"Nếu thiếu phu nhân thích, lão nô sẽ bảo nhà bếp làm. Thiếu phu nhân cũng có thể thử món cá suối chiên giòn, đến cả xương cũng giòn tan."
Nghe vậy, tôi không khỏi mong chờ.
Tôi từng ăn khô cá nhỏ mà anh trai mang về, cũng giòn tan như thế, cắn một miếng, xương cũng nhai được.
"Vậy ngày mai nhờ chú Hồ sắp xếp."
Tôi phải nếm thử hết những món ngon của thôn trang, sau đó mới quyết định món nào tôi thích nhất để ăn thêm nhiều lần.
Tôi và Cố Thừa Ngôn ở hai phòng sát vách. Thôn trang này không dùng giường ngủ mà là giường đất.
Tôi đã đi xem qua, phía sau phòng đốt củi làm nóng giường đất, trải thêm chăn đệm, cả đêm đều ấm áp vô cùng.
Nghỉ ngơi một ngày, tôi lại bắt đầu đọc sách học chữ.
Trong căn phòng ấm áp, tôi cầm Tam Tự Kinh đọc thật nghiêm túc, ghi nhớ từng chữ từng chữ.
Cố Thừa Ngôn bảo chờ tôi đọc nhiều, nhớ được hình dáng của chữ, sau đó từ từ bắt đầu mô phỏng lại, cuối cùng là chép lại.
Tôi đọc rất chăm chú, Cố Thừa Ngôn cũng ngồi cạnh đọc sách.
Tôi từng lật xem sách của chàng, chỉ nhận ra vài chữ.
Chàng thật sự là tài trí hơn người, giỏi giang vô cùng.
Tôi cũng phải cố gắng đọc sách học chữ, biết thật nhiều chữ giống như chàng.
Tôi không nghĩ đến việc làm tài nữ, chỉ mong có cơ hội học chữ, nhất định không để uổng phí thời gian, cũng không phụ công Cố Thừa Ngôn nhọc lòng dạy dỗ.
"Du Vãn."
"Hửm?"
"Nàng đã đọc rất lâu rồi, ra ngoài chơi đi."
Tôi lắc đầu, cũng không muốn ra ngoài chơi lắm.
Bên ngoài đương nhiên rất vui, nhưng nếu tôi ra ngoài, trong căn phòng này chỉ còn lại mình Cố Thừa Ngôn thôi.
"Tam gia, chàng dạy ta chơi cờ đi."
"Thật sự không muốn ra ngoài chơi sao?"
Tôi kiên quyết lắc đầu: "Bên ngoài lạnh lắm, ở trong phòng ấm áp vẫn hơn."
"..."
Cố Thừa Ngôn trầm ngâm một lúc, ánh mắt nhìn tôi chợt trở nên dịu dàng lạ thường.
Chàng khẽ cười nói: "Du Vãn muốn đi chơi thì cứ đi chơi, tuổi này của nàng lẽ ra phải vô tư vô lo mà nô đùa, cô gái nhỏ sao có thể cứ ru rú mãi trong phòng được."
"Ra ngoài chơi đi, cũng để ta được yên tĩnh một chút."
"[...]"
Tôi trừng mắt nhìn chàng.
Đây là chê tôi ồn ào sao?
Tôi còn thương chàng cô đơn lẻ loi, đáng thương biết bao.
"Vậy ta đi chơi đây."
Chàng chê tôi phiền phức, tôi cũng thấy chàng quá ít lời, thật chẳng thú vị.
Tôi dẫn theo Tứ Nguyệt, gọi cả con trai con gái nhà chú Hồ, bọn nó bảo sẽ dẫn tôi ra suối bắt cá.
Đây là lần đầu tiên tôi dùng lồng tre bắt cá, đặt lồng vào đoạn khe hẹp rồi dùng gậy tre gõ gõ đập đập từ phía thượng nguồn.
Tôi tận mắt thấy cá vội vã bơi vào lồng tre, thật là kỳ diệu.
"Vào rồi, vào rồi!"
Tôi không kìm được thắc mắc: Cá này là tự chúng sinh sôi hay có người nuôi thả?
Em gái Hồ đáp: "Đều là tự chúng sinh sôi, còn cá ở ao kia mới là chúng ta nuôi, thường cắt cỏ cho ăn."
Cá nuôi và cá suối về vị đều không khác biệt mấy.
Nếu có khác thì cá suối nhỏ, còn cá nuôi lớn hơn.
Tôi đâu phải cao nhân thưởng thức mỹ vị, chỉ ăn một miếng là đoán được nêm nếm bao nhiêu gia vị, lửa lớn hay nhỏ thế nào.
Tôi chỉ đơn giản thỏa mãn vị giác, ngon hay không ngon, như thế mà thôi.
Em gái Hồ kể rằng nó từng vào rừng sâu, trong đó có rất nhiều quả dại, còn có nhiều loại thú rừng.
"Thiếu phu nhân, người có muốn vào rừng không?"
Tôi tò mò nhưng chẳng muốn mạo hiểm.
Chớ nói rừng sâu núi thẳm, chỉ cần cách chỗ này quá xa, đến hộ nhà dân tôi cũng sẽ không đi.
Không phải tôi nghĩ ai cũng là kẻ xấu, nhưng tôi hiểu rõ nhân tính vốn không chịu nổi thử thách.
Tôi tay không tấc sắt, nếu bị kẻ xấu nhắm trúng, chẳng phải là tự tìm đường chết sao?
Tôi không muốn làm chuyện dại dột.
Khi em gái Hồ lần đầu nói rừng núi có bao nhiêu điều hay, tôi không nghi ngờ nó có ý xấu. Nhưng khi tôi đã từ chối mà nó vẫn một mực khuyên rủ, tôi liền hiểu, nó không có ý tốt.
"Trời lạnh thế này, ta chẳng muốn ra ngoài. Nếu đợi đến mùa xuân, có lẽ ta sẽ vào núi dạo chơi."
Đến xuân tôi cũng sẽ tìm lý do.
Tôi chỉ không hiểu, vì sao nó lại có ác ý với tôi?
Không thể giải quyết được nó, tôi trở về phòng, chờ khi xung quanh không còn ai, tôi mới kể chuyện này với Cố Thừa Ngôn.
"Tam gia, chàng nói xem, nó có ý gì? Có phải muốn hại ta không?"
*
Cố Thừa Ngôn là người ôn hòa như ngọc, rất ít khi sầm mặt nhíu mày.
Chàng đọc nhiều sách, hiểu biết rộng, tính toán của em gái Hồ, tôi không rõ nhưng chàng chắc chắn sẽ hiểu.
Chàng không nói một lời trách mắng em gái Hồ, cũng không răn dạy nửa câu.
Tôi chậm rãi gác lại đũa thìa.
Tâm trí tôi đã sớm bay ra chợ rồi…
*
Thị trấn này không lớn, nhưng người đến chợ lại khá đông.
Những thứ bán ở đây đều là những thứ tôi chưa từng thấy, những món đồ làm từ tre, nhìn qua thật kỳ lạ.
Nếu không phải vì không mang theo được thì tôi thật sự muốn mua một ít.
Có những con cóc làm từ rễ tre, được khắc tỉa tinh xảo, mỗi con một dáng vẻ, giá cả cũng không đắt, tôi nhìn Cố Thừa Ngôn rồi hỏi:
"Tam gia, ta có thể mua hết không?"
"Nếu thích thì cứ mua đi."
Tôi nhận ra rằng, khi mua đồ ăn vặt, Cố Thừa Ngôn sẽ nhíu mày, nhưng khi mua những món đồ linh tinh này, chàng lại không bao giờ phản đối.
Các hộ vệ đi theo chúng tôi mang giỏ đựng đầy những món đồ nhỏ mà Cố Thừa Ngôn đã mua cho tôi.
Đây là niềm vui mà tôi chưa từng có kể từ khi tôi nhớ được.
Một người đàn ông bày những món đồ trong sọt ra đất, nói rằng đây là những cây thuốc được ông ta đào từ trong núi sâu.
Nhưng không ai biết đó là loại cây thuốc gì, có người tò mò hỏi vài câu, có lẽ vì ông ta hét giá quá cao nên không ai mua.
Tôi nhìn về phía Cố Thừa Ngôn.
Chúng ta thiếu gì bây giờ? Chính là thiếu loại cây thuốc quý hiếm này.
"Thanh Việt!"
Thanh Việt lập tức tiến lên hỏi giá, tôi cũng tò mò đi theo.
"Đây là thứ tôi mất nhiều công sức mới đào được từ trong núi sâu, đến mùa xuân hoa của nó rất đẹp, còn có mùi thơm nữa, mùa xuân năm nay tôi đã bán đi mấy chậu nhưng không có chậu nào lớn như chậu này. Nếu cậu muốn, chỉ cần hai lượng bạc là được."
Tôi vội vàng hỏi: "Hoa của nó màu gì?"
"Ban đầu hoa sẽ có màu trắng pha hồng, sau đó dần dần chuyển sang hồng đậm."
Cố Thừa Ngôn bảo Thanh Việt mua đi.
Tôi lại hỏi: "Ông đi trong núi lâu như vậy, chắc chắn phải gặp không ít cây thuốc đúng không?"
"Không giấu gì cô tôi sống bằng nghề hái thuốc, mấy ngày trước tôi đã bán hết số thuốc tôi hái, chậu này tôi cũng không biết là cây thuốc gì, tiệm thuốc không thu mua, tôi đành bán như hoa cảnh thôi."
"Vậy ông nhất định đã nhìn thấy không ít hoa cỏ hiếm có trong núi nhỉ. Nếu lần sau gặp được, có thể mang ra không? Chỉ cần giá hợp lý, chúng tôi sẽ mua."
Người đàn ông nghe xong, lập tức mừng rỡ như điên.
"Thật sự muốn mua sao? Mua bất kỳ thứ gì sao?"
Tôi gật đầu.
Cố Thừa Ngôn cũng gật đầu.
"Vậy thì thật sự tốt quá, cô cậu không biết đâu, trong núi có rất nhiều hoa cỏ có thể nở hoa, nhưng những cây này khác với thuốc, tiệm thuốc không nhận, tôi cũng không dám đào hết.
“Nếu cô cậu thật sự muốn mua, tôi gặp được thì sẽ đào mang ra, cô cậu yên tâm, tuyệt đối không chém giá đâu."
Thanh Việt đã thỏa thuận với ông ta về thời gian mang tới, khi đào lên, tốt nhất là phải giữ nguyên rễ và đất, như vậy cây mới không bị chết khô vì thiếu nước.
Cố Thừa Ngôn dẫn tôi dạo một vòng chợ, thu hoạch đầy ắp.
Trở về quán trọ, tôi bắt đầu sắp xếp những món đồ nhỏ đã mua. Ai mà tin nổi, ngay cả loại đá ngũ sắc rực rỡ, ý cảnh duy mỹ, tôi cũng mua một hộp.
Cố Thừa Ngôn bảo đó là đá vũ hoa.
Tôi chẳng rõ đá vũ hoa là gì, chỉ biết nó đẹp đến lạ kỳ, là loại đẹp mà tôi chưa từng thấy qua.
"Viên này ta muốn làm một mặt dây chuyền.”
“Viên này sẽ gắn vào túi thơm.”
“Cặp này sẽ làm thành đôi khuyên tai.”
Tôi chọn một viên trông có vẻ chắc chắn, cầm đến trước mặt Cố Thừa Ngôn ướm thử, "Tam gia, viên này ta làm một cái dây quạt cho chàng, mùa hè treo lên quạt có được không?"
"Vậy phải phối với một cây quạt lớn." Cố Thừa Ngôn nói rồi bật cười.
Tôi nghĩ đá vũ hoa này hình như thật sự hơi lớn, nếu làm dậy quạt...
"Vậy ta tự làm chơi thôi, không làm cho chàng nữa."
"Tuy không làm dây quạt, nhưng nếu kết lại treo trên tường hay bên cửa sổ, hẳn là cũng rất đẹp. Nếu Du Vãn không ngại mệt thì có thể làm thêm vài cái."
"Tam gia thật sự thích sao?"
"Đồ nàng kết, đương nhiên ta thích."
Tôi cười, tiếp tục lựa chọn, trong đầu đã có vô số ý tưởng. Lục tìm ra các loại chỉ ngũ sắc, phối hợp một phen rồi nhanh chóng kết thành một dây đeo bên hông, đưa cho Cố Thừa Ngôn xem.
"Tam gia, chàng xem có đẹp không? Có hợp với bộ y phục này của chàng không?"
Cố Thừa Ngôn nhận lấy, nghiêm túc ướm thử một hồi, khẽ gật đầu.
"Quả thực rất hợp."
"Để ta buộc lên cho chàng."
Dây đeo hông của chàng vốn là một miếng ngọc bích tuyệt đẹp, nhưng tôi thấy dây đã hơi cũ, bèn kết lại dây mới.
Cố Thừa Ngôn khen tôi: "Du Vãn khéo tay thật."
"Ta còn biết kết nhiều kiểu lắm, tam gia cứ chờ xem."
Chỉ một hộp đá vũ hoa, tôi kết thành dây trang trí, mỗi người bên cạnh tôi, từ Tứ Nguyệt đến những người khác đều được một cái. Bọn hộ vệ thì thôi, toàn là đàn ông.
Chỉ có Thanh Việt đòi hai cái cho em gái của hắn, còn lại tôi đều giữ lại, dự định khi về kinh thành sẽ đem tặng người trong nhà.
Thứ này không đáng giá, tặng đi chỉ là để làm vui lòng, nhìn cho đẹp mà thôi.
Tứ Nguyệt ngắm nghía thích thú vài ngày, sau cũng cất đi không xem nữa.
Chỉ riêng dây đeo bên hông của Cố Thừa Ngôn là luôn mang theo.
Chàng còn bảo tôi làm thêm vài cái màu sắc khác, để thay đổi đeo cho mới lạ.
Chặng đường vốn chỉ vài ngày, chúng tôi vừa đi vừa nghỉ, mất đến mười ngày mới đến nơi. Cũng nhờ may mắn, dọc đường không gặp mưa, đến khi gần thôn trang mới có mưa bụi lất phất rơi xuống.
Một cơn mưa thu là một hồi lạnh; huống chi trời đã vào đông, trong mưa dường như có lẫn tuyết.
Tôi vén rèm, đẩy cửa sổ gỗ, luồng khí lạnh tức khắc tràn vào mặt, vội vàng đóng cửa sổ lại, chỉnh rèm ngay ngắn.
"Bên ngoài lạnh quá đỗi."
"Chờ đến khi về đến thôn trang thì sẽ có địa long, lại có bếp lửa, lúc ấy có thể nướng khoai lang."
Nghe vậy, lòng tôi không khỏi tràn đầy mong đợi.
"Tam gia đã từng đến đây sao?"
"Năm xưa theo mẹ đến ở một thời gian. Cá ở suối trước cổng thôn trang tươi ngon khác thường, nấu canh đậu hũ thì nước canh thơm ngọt, đậu hũ hút lấy tinh hoa từ nước canh, lại mềm mịn..."
Tôi không kìm được nuốt nước miếng, sợ mình nhỏ dãi, còn nhanh tay lau khóe miệng.
Cố Thừa Ngôn cười bảo: "Xem nàng thèm kìa, đợi đến khi về đến thôn trang sẽ sai người đi bắt cá nấu cho nàng, chỉ là không được tham ăn quá mức."
Tôi liên tục gật đầu, khoác tay chàng làm nũng: "Tam gia thật tốt."
*
Thôn trang này rất lớn, có mấy chục hộ nông dân, hợp thành một thôn nhỏ.
Những người này đều sống nhờ vào ruộng đất trong thôn trang, chính là ruộng đồng của chúng tôi đều đưa cho họ cày cấy, bọn họ chỉ cần nộp từ một đến hai phần mười lương thực thu hoạch.
Bọn họ là tá điền của nhà họ Cố chúng tôi, về sau cũng sẽ là tá điền của tôi.
"Bọn họ có được tính là lương dân không?"
Cố Thừa Ngôn gật đầu.
Quản sự của thôn trang là một ông lão người gầy nhỏ, tuổi đã ngoài năm mươi, ba người con trai đều đã lập gia đình, cháu trai cháu gái rất nhiều, được tính là con cháu đầy nhà.
Cả gia đình lão ở trong viện nhỏ sát bên nhà chính.
"Sớm nghe tin tam gia sắp đến, lão nô đã sai người quét dọn trong ngoài nhà sạch sẽ, địa long ở chính viện cũng đã được đốt lên."
Khi nhìn tôi, lão trước hành lễ, sau cung kính hỏi: "Thiếu phu nhân có kiêng ăn gì không? Hoặc thích ăn gì?"
Tôi quay sang nhìn Cố Thừa Ngôn.
Chàng bất đắc dĩ nói: "Đến suối xem thử, có thể bắt vài con cá, nấu một nồi canh cá suối với đậu hũ, thêm vài món ăn nhỏ. Thiếu phu nhân không có gì kiêng ăn, chỉ là đừng quá cay là được."
"Dạ."
Trong thôn trang không chỉ có lão quản sự mà còn có hai bà già và gia đình họ, xem như là trợ thủ cho quản sự.
Toàn bộ thôn trang đều được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ, nhìn qua đã thấy dễ chịu. Chính viện đốt địa long, vào trong phòng ấm áp dễ chịu vô cùng.
"Phòng này thật thoải mái."
Nhớ lại mười năm trước ở thôn trang, tôi chưa từng được ở một nơi an nhàn thế này.
Mấy bà già đó chưa bao giờ cung kính với tôi.
Chén canh ngọt ở thôn trang mang lên hôm nay tôi thấy rất ngon, bánh mạch cũng ngon vô cùng.
Đặc biệt là khi đặt bánh mạch lên bếp than nướng, lớp ngoài cháy xém, ngọt mà giòn, thơm khó cưỡng.
Canh cá suối nấu đậu hũ thì đúng là tuyệt hảo, tôi ăn liền hai bát, nếu không phải Cố Thừa Ngôn khẽ hắng giọng nhắc nhở, có khi tôi đã ăn thêm một bát nữa.
"Chú Hồ, trưa mai chúng ta lại ăn canh cá suối đậu hũ chứ?"
"Nếu thiếu phu nhân thích, lão nô sẽ bảo nhà bếp làm. Thiếu phu nhân cũng có thể thử món cá suối chiên giòn, đến cả xương cũng giòn tan."
Nghe vậy, tôi không khỏi mong chờ.
Tôi từng ăn khô cá nhỏ mà anh trai mang về, cũng giòn tan như thế, cắn một miếng, xương cũng nhai được.
"Vậy ngày mai nhờ chú Hồ sắp xếp."
Tôi phải nếm thử hết những món ngon của thôn trang, sau đó mới quyết định món nào tôi thích nhất để ăn thêm nhiều lần.
Tôi và Cố Thừa Ngôn ở hai phòng sát vách. Thôn trang này không dùng giường ngủ mà là giường đất.
Tôi đã đi xem qua, phía sau phòng đốt củi làm nóng giường đất, trải thêm chăn đệm, cả đêm đều ấm áp vô cùng.
Nghỉ ngơi một ngày, tôi lại bắt đầu đọc sách học chữ.
Trong căn phòng ấm áp, tôi cầm Tam Tự Kinh đọc thật nghiêm túc, ghi nhớ từng chữ từng chữ.
Cố Thừa Ngôn bảo chờ tôi đọc nhiều, nhớ được hình dáng của chữ, sau đó từ từ bắt đầu mô phỏng lại, cuối cùng là chép lại.
Tôi đọc rất chăm chú, Cố Thừa Ngôn cũng ngồi cạnh đọc sách.
Tôi từng lật xem sách của chàng, chỉ nhận ra vài chữ.
Chàng thật sự là tài trí hơn người, giỏi giang vô cùng.
Tôi cũng phải cố gắng đọc sách học chữ, biết thật nhiều chữ giống như chàng.
Tôi không nghĩ đến việc làm tài nữ, chỉ mong có cơ hội học chữ, nhất định không để uổng phí thời gian, cũng không phụ công Cố Thừa Ngôn nhọc lòng dạy dỗ.
"Du Vãn."
"Hửm?"
"Nàng đã đọc rất lâu rồi, ra ngoài chơi đi."
Tôi lắc đầu, cũng không muốn ra ngoài chơi lắm.
Bên ngoài đương nhiên rất vui, nhưng nếu tôi ra ngoài, trong căn phòng này chỉ còn lại mình Cố Thừa Ngôn thôi.
"Tam gia, chàng dạy ta chơi cờ đi."
"Thật sự không muốn ra ngoài chơi sao?"
Tôi kiên quyết lắc đầu: "Bên ngoài lạnh lắm, ở trong phòng ấm áp vẫn hơn."
"..."
Cố Thừa Ngôn trầm ngâm một lúc, ánh mắt nhìn tôi chợt trở nên dịu dàng lạ thường.
Chàng khẽ cười nói: "Du Vãn muốn đi chơi thì cứ đi chơi, tuổi này của nàng lẽ ra phải vô tư vô lo mà nô đùa, cô gái nhỏ sao có thể cứ ru rú mãi trong phòng được."
"Ra ngoài chơi đi, cũng để ta được yên tĩnh một chút."
"[...]"
Tôi trừng mắt nhìn chàng.
Đây là chê tôi ồn ào sao?
Tôi còn thương chàng cô đơn lẻ loi, đáng thương biết bao.
"Vậy ta đi chơi đây."
Chàng chê tôi phiền phức, tôi cũng thấy chàng quá ít lời, thật chẳng thú vị.
Tôi dẫn theo Tứ Nguyệt, gọi cả con trai con gái nhà chú Hồ, bọn nó bảo sẽ dẫn tôi ra suối bắt cá.
Đây là lần đầu tiên tôi dùng lồng tre bắt cá, đặt lồng vào đoạn khe hẹp rồi dùng gậy tre gõ gõ đập đập từ phía thượng nguồn.
Tôi tận mắt thấy cá vội vã bơi vào lồng tre, thật là kỳ diệu.
"Vào rồi, vào rồi!"
Tôi không kìm được thắc mắc: Cá này là tự chúng sinh sôi hay có người nuôi thả?
Em gái Hồ đáp: "Đều là tự chúng sinh sôi, còn cá ở ao kia mới là chúng ta nuôi, thường cắt cỏ cho ăn."
Cá nuôi và cá suối về vị đều không khác biệt mấy.
Nếu có khác thì cá suối nhỏ, còn cá nuôi lớn hơn.
Tôi đâu phải cao nhân thưởng thức mỹ vị, chỉ ăn một miếng là đoán được nêm nếm bao nhiêu gia vị, lửa lớn hay nhỏ thế nào.
Tôi chỉ đơn giản thỏa mãn vị giác, ngon hay không ngon, như thế mà thôi.
Em gái Hồ kể rằng nó từng vào rừng sâu, trong đó có rất nhiều quả dại, còn có nhiều loại thú rừng.
"Thiếu phu nhân, người có muốn vào rừng không?"
Tôi tò mò nhưng chẳng muốn mạo hiểm.
Chớ nói rừng sâu núi thẳm, chỉ cần cách chỗ này quá xa, đến hộ nhà dân tôi cũng sẽ không đi.
Không phải tôi nghĩ ai cũng là kẻ xấu, nhưng tôi hiểu rõ nhân tính vốn không chịu nổi thử thách.
Tôi tay không tấc sắt, nếu bị kẻ xấu nhắm trúng, chẳng phải là tự tìm đường chết sao?
Tôi không muốn làm chuyện dại dột.
Khi em gái Hồ lần đầu nói rừng núi có bao nhiêu điều hay, tôi không nghi ngờ nó có ý xấu. Nhưng khi tôi đã từ chối mà nó vẫn một mực khuyên rủ, tôi liền hiểu, nó không có ý tốt.
"Trời lạnh thế này, ta chẳng muốn ra ngoài. Nếu đợi đến mùa xuân, có lẽ ta sẽ vào núi dạo chơi."
Đến xuân tôi cũng sẽ tìm lý do.
Tôi chỉ không hiểu, vì sao nó lại có ác ý với tôi?
Không thể giải quyết được nó, tôi trở về phòng, chờ khi xung quanh không còn ai, tôi mới kể chuyện này với Cố Thừa Ngôn.
"Tam gia, chàng nói xem, nó có ý gì? Có phải muốn hại ta không?"
*
Cố Thừa Ngôn là người ôn hòa như ngọc, rất ít khi sầm mặt nhíu mày.
Chàng đọc nhiều sách, hiểu biết rộng, tính toán của em gái Hồ, tôi không rõ nhưng chàng chắc chắn sẽ hiểu.
Chàng không nói một lời trách mắng em gái Hồ, cũng không răn dạy nửa câu.