Đạo Quân
Chương 954: Không Diệt Phản Quân, Chỉ Diệt Chư Hầu! (2)
Phủ thành Bắc châu, sau khung cửa sổ tòa tháp cảo, Bành Hựu Tại ngắm nhìn cả tòa phủ thành.
Phong Ân Thái leo lên tháp đến bên cửa sổ:
“Sư huynh, đã xác nhận rồi, Nam châu thật sự sắp bình định.”
Bành Hựu Tại lặng im một lúc rồi chậm rãi nói:
“Nay xem ra rời khỏi Nam châu chưa chắc là việc xấu.”
Phong Ân Thái hiểu ý của Bành Hựu Tại nhưng không dám khẳng định rốt cuộc là chuyện tốt hay xấu, vì sự việc biến đổi quá bất ngờ.
Lúc Thiên Ngọc môn mới bị đá ra Nam châu đến Bắc châu có thể nói là hận Ngưu Hữu Đạo nghiến răng, xem tình huống lúc đó Bắc châu không tốt bằng Nam châu. Họ mới đến đã phải đối mặt tình hình giằng co với đại quân nước Hàn, họ không có cách nào, bị buộc bất đắc dĩ, vì tình thế căng thẳng nên không rảnh tìm Ngưu Hữu Đạo tính sổ.
Sau đó biết Ngưu Hữu Đạo gặp chuyện, Thiên Ngọc môn rất vui vẻ la hay.
Ai ngờ quay đầu người ngựa Nam châu trực tiếp công chiếm địa bàn ba quận Định châu, mở rộng địa bàn, triều đình còn mặc nhận.
Thế là có người hối hận nói tại sao Đại Thiền sơn có thể ở chung tốt đẹp với Ngưu Hữu Đạo mà chúng ta thì không thể, nếu không thì ích lợi ba quận đã thuộc về Thiên Ngọc môn, không cần bị đuổi đến Bắc châu.
Lúc ấy có nhiều người hối hận.
Ai ngờ chưa hối hận bao lâu bên trong nước Yến nổi lên phản loạn, giờ Nam châu ra binh bình đình. Ai có con mắt hơi sáng chút đều biết hung hiểm trong đó, Thiên Ngọc môn trốn đến Bắc châu ít nhất tránh thoát một kiếp.
Họa mà phúc lặp đi lặp lại, gần đây Nam châu luôn đứng trên đầu sóng ngọn gió, Phong Ân Thái không dám vui mừng quá sớm, cảm giác sư huynh vui mừng thùng rỗng kêu to, dường như đang tự an ủi mình vì quyết định chống đối Ngưu Hữu Đạo ngày xưa.
Phong Ân Thái thầm cảm khái, vị huynh đệ kết nghĩa trời giáng đó thật khó định nghĩa, hắn như con quay không dừng lại được.
Hoàng cung đại nội Yến Kinh dưới màn đêm, trong ngự thư phòng sáng rực ngọn đèn.
Thương Kiến Hùng dựa bàn phê duyệt tấu chương, từ mặt nào đó thì ông đúng là vị hoàng đế cần chính. Thương Kiến Hùng cũng muốn chứng minh cho tất cả người trong Đại Yên rằng mình là hoàng đố tốt, nhưng mặc cho ông cần mẫn thế nào thì Đại Yên như bốn phía hở gió.
Điền Vũ đứng một bên cầm tấu chương Ca Miểu Thủy gửi đến, đọc lên:
"Không diệt phản quân, chỉ diệt chư hầu?"
Nghe nói Nam châu mới ra mười vạn người ngựa, lúc trước báo lên bốn mươi vạn người chỉ là thủ thuật che mắt, mục đích là để lừa lấy ngựa chiến, cũng vì khiến châu phủ dọc đường họ đi chịu cung cấp vật tư sung túc cho mười vạn người ngựa, Thương Kiến Hùng dừng bút.
Nghe Thương Triêu Tông dùng quân pháp nghiêm minh thì Thương Kiến Hùng ngạc nhiên ngước đầu lên hỏi.
Điền Vũ đọc tấu chương xong buông nó xuống, hơi khom người nói:
"Đúng vậy, mười vạn đại quân Nam châu chỉ làm chấp pháp đốc quân, không diệt phản quân, chỉ diệt chư hầu. Nêu ra cách diệt bốn hướng, người ngựa chư hầu nếu dám trái quân lệnh bình định thì xem như chung tội với phản quân, đường nào chống lệnh là đại quân Nam châu sẽ tiêu diệt đường đó.”
Thương Kiến Hùng suy nghĩ thấu ẩn ý trong đó, chậm rãi buông bút kiệt sức dựa vào lưng ghế, biểu tình khó tả, rất phức tạp, có hiểu ra, có khen ngợi, có bi hận.
Một lúc lâu sau Thương Kiến Hùng cười khẩy nói:
“Cho ba vị kia xem, cầm tấu chương đưa cho ba vị kia, để bọn họ xem ba đại phái của mình tiện cỡ nào. Kêu không đi, có phải muốn người ta quất bằng roi mới chịu đi? Một đám tiện nhân!"
Thương Kiến Hùng nói xong nhắm mắt lại, trước mắt như thấy tấu chương trong kinh hằng ngày của Điệp Báo Ti, như nghe lời bàn tán bách tính trong kinh tràn đầy mong chờ người ngựa của Thương Triêu Tông thành công bình định.
Theo tin tức mới nhất Điệp Báo Ti đưa đến thì lời nói giống như vậy không chỉ có trong kinh thành, đã dẫn đến gợn sóng toàn Đại Yên.
Đương nhiên Thương Kiến Hùng hy vọng thành công bình định, nhưng không biết trút ra nỗi đau khổ giãy dụa trong lòng với ai. Năm đó nhiều người nói ngai vàng này không thuộc về Thương Kiến Hùng, ông muốn chứng minh đó đều là tin đồn, nếu để người ta cảm thấy ông không bằng cả nhi tử của Ninh Vương thì ông biết giấu mặt đi đâu?
Trong một tòa đình viện trong cung, chưởng môn ba phái ngồi quanh bàn uống rượu, luôn chia sẻ tin tức ba bên nhận được.
Điền Vũ sai người đưa tấu chương đến ngay vào lúc này.
Long Hưu là người thứ nhất cầm lấy xem, đọc xong ngồi sững sờ thật lâu, mắt như bị nội dung trong tấu chương hút mất hồn.
Thấy Long Hưu hoảng hốt, Mạnh Tuyên hỏi:
“Chuyện gì vậy?"
Long Hưu khép tấu chương lại ném cho Mạnh Tuyên.
Mạnh Tuyên nhận lấy mở ra xem, nét mặt đông lại.
Cung Lâm Sách đặt ly rượu bên môi, liếc Long Hưu lại ngó Mạnh Tuyên, sau cùng hỏi thái giám đưa tấu chương đến:
“Có chuyện gì?”
Thái giám khom người nói:
"Nô tài không biết, đại tổng quản sai nô tài chờ ba vị chưởng môn trả lời, hỏi ba vị chưởng môn có đồng ý quân pháp trong tấu chương không?”
Long Hưu cười khổ lắc đầu than thở:
“Tưởng đâu tên kia sửa tính thật sự muốn đi liều mạng, ồn ào nửa ngày rốt cuộc vẫn buộc năm đường chư hầu liều mạng."
Tình huống gì?
Cung Lâm Sách không nhịn được giật lấy tấu chương trong tay Mạnh Tuyên, nhanh chóng đọc xem nội dung thế nào.
Không nhìn không biết, xem xong Cung Lâm Sách cũng ngây người lẩm bẩm:
“Không diệt phản quân, chỉ diệt chư hầu..."
Ba người có thể làm chưởng môn của ba đại phái thì không phải đồ ngốc, lúc trước họ cố ý kêu năm vị trưởng lão đến là vì sao? Tất nhiên là vì thầm biết rõ vài điều, biết có người giữ thực lực không chịu dùng sức.
Nhưng biết thì thế nào? Tình thế của nước Yến đã là nguy cơ trùng trùng, giết mấy vị trưởng lão để gây hỗn loạn nội bộ ba đại phái sao?
Giờ Nam châu đột nhiên chơi chiêu này, ba vị chưởng môn không biết có nên vui không.
Năm người kia vì giữ thực lực tìm đủ cách khiến Nam châu ra tay, kết quả Nam châu vừa hành động đã buộc họ góp sức. Lòng vòng một hồi trở về điểm xuất hiện, không biết năm người có cảm giác tự bê đá đập chân mình không.
Năm người cùng Nam châu dốc sức đấu rất đặc sắc, ba vị chưởng môn thấy đau chân giùm họ.
Đang yên lành, các ngươi thành thật góp sức thì tốt rồi, giờ hay lắm, vừa phải bỏ sức ra còn không được lợi gì. Không bình định được thì các ngươi mất mát lớn, bình định thành công thì bị Nam châu chiếm tiếng thơm.
Đạo lý rõ ràng, lúc trước năm đường chư hầu liên tục xuất sư bất lợi, hiện tại đánh thắng là vì Nam châu thống soái giỏi, tuy vẫn là năm đường chư hầu bán mạng nhưng công lao toàn thuộc về Nam châu.
Ba vị chưởng môn nhìn nhau, không biết nên nói cái gì.
Vì giữ gìn nước Yến, vì ích lợi của ba đại phái, ba người không có ý kiến với quyết định của Nam châu. Nhưng vì sao cảm giác ba đại phái chịu thiệt, Nam châu kỹ cao một bậc?
Mạnh Tuyên cười buồn bưng ly rượu lên uống:
“Ài, ta không ý kiến gì."
Long Hưu và Cung Lâm Sách cũng không phản đối. Thái giám hiểu ý lùi xuống, xoay người đi.
Trong doanh trướng, trưởng lão Thi Thăng của Tiêu Dao cung và Tô Khải nhìn nhau trân trân.
Lặng im một lúc Thi Thăng lại cúi đầu nhìn quân pháp bình định trong tay, hai hàng chân mày dính vào nhau, biểu tình buồn bực.
Một lúc lâu sau Thi Thăng ngước đầu lên hỏi:
“Người ngựa Nam châu thật sự dám ra tay với người ngựa Hạo châu?”
Tô Khải Đồng nói:
“Thi trưởng lão, câu này không nên là ngài hỏi ta, phải là ta hỏi ngài mới đúng. Nam châu dám ra tay với người ngựa trợ lực của ba đại phái thật không?”
Thi Thăng thở hắt ra, biết giải thích làm sao bây giờ? Quan trọng là ba đại phái không có ai nhảy ra chỉ trích việc này được, vì nước Yến sắp mất, ba đại phái sắp bị phản quân quay như dế rồi. Nam châu không nói là ra tay với ba đại phái, chỉ bảo chấp hành quân pháp với chư hầu ngáng chân việc bình định, hành động này là bảo vệ nước Yến, bảo vệ ích lợi của ba đại phái, Thi Thăng làm trưởng lão ba đại phái có thể công nhiên đứng ra chỉ trích sao?
Thi Thăng phất tay nói:
“Ngươi hãy trả lời câu hỏi của ta trước.”
Phong Ân Thái leo lên tháp đến bên cửa sổ:
“Sư huynh, đã xác nhận rồi, Nam châu thật sự sắp bình định.”
Bành Hựu Tại lặng im một lúc rồi chậm rãi nói:
“Nay xem ra rời khỏi Nam châu chưa chắc là việc xấu.”
Phong Ân Thái hiểu ý của Bành Hựu Tại nhưng không dám khẳng định rốt cuộc là chuyện tốt hay xấu, vì sự việc biến đổi quá bất ngờ.
Lúc Thiên Ngọc môn mới bị đá ra Nam châu đến Bắc châu có thể nói là hận Ngưu Hữu Đạo nghiến răng, xem tình huống lúc đó Bắc châu không tốt bằng Nam châu. Họ mới đến đã phải đối mặt tình hình giằng co với đại quân nước Hàn, họ không có cách nào, bị buộc bất đắc dĩ, vì tình thế căng thẳng nên không rảnh tìm Ngưu Hữu Đạo tính sổ.
Sau đó biết Ngưu Hữu Đạo gặp chuyện, Thiên Ngọc môn rất vui vẻ la hay.
Ai ngờ quay đầu người ngựa Nam châu trực tiếp công chiếm địa bàn ba quận Định châu, mở rộng địa bàn, triều đình còn mặc nhận.
Thế là có người hối hận nói tại sao Đại Thiền sơn có thể ở chung tốt đẹp với Ngưu Hữu Đạo mà chúng ta thì không thể, nếu không thì ích lợi ba quận đã thuộc về Thiên Ngọc môn, không cần bị đuổi đến Bắc châu.
Lúc ấy có nhiều người hối hận.
Ai ngờ chưa hối hận bao lâu bên trong nước Yến nổi lên phản loạn, giờ Nam châu ra binh bình đình. Ai có con mắt hơi sáng chút đều biết hung hiểm trong đó, Thiên Ngọc môn trốn đến Bắc châu ít nhất tránh thoát một kiếp.
Họa mà phúc lặp đi lặp lại, gần đây Nam châu luôn đứng trên đầu sóng ngọn gió, Phong Ân Thái không dám vui mừng quá sớm, cảm giác sư huynh vui mừng thùng rỗng kêu to, dường như đang tự an ủi mình vì quyết định chống đối Ngưu Hữu Đạo ngày xưa.
Phong Ân Thái thầm cảm khái, vị huynh đệ kết nghĩa trời giáng đó thật khó định nghĩa, hắn như con quay không dừng lại được.
Hoàng cung đại nội Yến Kinh dưới màn đêm, trong ngự thư phòng sáng rực ngọn đèn.
Thương Kiến Hùng dựa bàn phê duyệt tấu chương, từ mặt nào đó thì ông đúng là vị hoàng đế cần chính. Thương Kiến Hùng cũng muốn chứng minh cho tất cả người trong Đại Yên rằng mình là hoàng đố tốt, nhưng mặc cho ông cần mẫn thế nào thì Đại Yên như bốn phía hở gió.
Điền Vũ đứng một bên cầm tấu chương Ca Miểu Thủy gửi đến, đọc lên:
"Không diệt phản quân, chỉ diệt chư hầu?"
Nghe nói Nam châu mới ra mười vạn người ngựa, lúc trước báo lên bốn mươi vạn người chỉ là thủ thuật che mắt, mục đích là để lừa lấy ngựa chiến, cũng vì khiến châu phủ dọc đường họ đi chịu cung cấp vật tư sung túc cho mười vạn người ngựa, Thương Kiến Hùng dừng bút.
Nghe Thương Triêu Tông dùng quân pháp nghiêm minh thì Thương Kiến Hùng ngạc nhiên ngước đầu lên hỏi.
Điền Vũ đọc tấu chương xong buông nó xuống, hơi khom người nói:
"Đúng vậy, mười vạn đại quân Nam châu chỉ làm chấp pháp đốc quân, không diệt phản quân, chỉ diệt chư hầu. Nêu ra cách diệt bốn hướng, người ngựa chư hầu nếu dám trái quân lệnh bình định thì xem như chung tội với phản quân, đường nào chống lệnh là đại quân Nam châu sẽ tiêu diệt đường đó.”
Thương Kiến Hùng suy nghĩ thấu ẩn ý trong đó, chậm rãi buông bút kiệt sức dựa vào lưng ghế, biểu tình khó tả, rất phức tạp, có hiểu ra, có khen ngợi, có bi hận.
Một lúc lâu sau Thương Kiến Hùng cười khẩy nói:
“Cho ba vị kia xem, cầm tấu chương đưa cho ba vị kia, để bọn họ xem ba đại phái của mình tiện cỡ nào. Kêu không đi, có phải muốn người ta quất bằng roi mới chịu đi? Một đám tiện nhân!"
Thương Kiến Hùng nói xong nhắm mắt lại, trước mắt như thấy tấu chương trong kinh hằng ngày của Điệp Báo Ti, như nghe lời bàn tán bách tính trong kinh tràn đầy mong chờ người ngựa của Thương Triêu Tông thành công bình định.
Theo tin tức mới nhất Điệp Báo Ti đưa đến thì lời nói giống như vậy không chỉ có trong kinh thành, đã dẫn đến gợn sóng toàn Đại Yên.
Đương nhiên Thương Kiến Hùng hy vọng thành công bình định, nhưng không biết trút ra nỗi đau khổ giãy dụa trong lòng với ai. Năm đó nhiều người nói ngai vàng này không thuộc về Thương Kiến Hùng, ông muốn chứng minh đó đều là tin đồn, nếu để người ta cảm thấy ông không bằng cả nhi tử của Ninh Vương thì ông biết giấu mặt đi đâu?
Trong một tòa đình viện trong cung, chưởng môn ba phái ngồi quanh bàn uống rượu, luôn chia sẻ tin tức ba bên nhận được.
Điền Vũ sai người đưa tấu chương đến ngay vào lúc này.
Long Hưu là người thứ nhất cầm lấy xem, đọc xong ngồi sững sờ thật lâu, mắt như bị nội dung trong tấu chương hút mất hồn.
Thấy Long Hưu hoảng hốt, Mạnh Tuyên hỏi:
“Chuyện gì vậy?"
Long Hưu khép tấu chương lại ném cho Mạnh Tuyên.
Mạnh Tuyên nhận lấy mở ra xem, nét mặt đông lại.
Cung Lâm Sách đặt ly rượu bên môi, liếc Long Hưu lại ngó Mạnh Tuyên, sau cùng hỏi thái giám đưa tấu chương đến:
“Có chuyện gì?”
Thái giám khom người nói:
"Nô tài không biết, đại tổng quản sai nô tài chờ ba vị chưởng môn trả lời, hỏi ba vị chưởng môn có đồng ý quân pháp trong tấu chương không?”
Long Hưu cười khổ lắc đầu than thở:
“Tưởng đâu tên kia sửa tính thật sự muốn đi liều mạng, ồn ào nửa ngày rốt cuộc vẫn buộc năm đường chư hầu liều mạng."
Tình huống gì?
Cung Lâm Sách không nhịn được giật lấy tấu chương trong tay Mạnh Tuyên, nhanh chóng đọc xem nội dung thế nào.
Không nhìn không biết, xem xong Cung Lâm Sách cũng ngây người lẩm bẩm:
“Không diệt phản quân, chỉ diệt chư hầu..."
Ba người có thể làm chưởng môn của ba đại phái thì không phải đồ ngốc, lúc trước họ cố ý kêu năm vị trưởng lão đến là vì sao? Tất nhiên là vì thầm biết rõ vài điều, biết có người giữ thực lực không chịu dùng sức.
Nhưng biết thì thế nào? Tình thế của nước Yến đã là nguy cơ trùng trùng, giết mấy vị trưởng lão để gây hỗn loạn nội bộ ba đại phái sao?
Giờ Nam châu đột nhiên chơi chiêu này, ba vị chưởng môn không biết có nên vui không.
Năm người kia vì giữ thực lực tìm đủ cách khiến Nam châu ra tay, kết quả Nam châu vừa hành động đã buộc họ góp sức. Lòng vòng một hồi trở về điểm xuất hiện, không biết năm người có cảm giác tự bê đá đập chân mình không.
Năm người cùng Nam châu dốc sức đấu rất đặc sắc, ba vị chưởng môn thấy đau chân giùm họ.
Đang yên lành, các ngươi thành thật góp sức thì tốt rồi, giờ hay lắm, vừa phải bỏ sức ra còn không được lợi gì. Không bình định được thì các ngươi mất mát lớn, bình định thành công thì bị Nam châu chiếm tiếng thơm.
Đạo lý rõ ràng, lúc trước năm đường chư hầu liên tục xuất sư bất lợi, hiện tại đánh thắng là vì Nam châu thống soái giỏi, tuy vẫn là năm đường chư hầu bán mạng nhưng công lao toàn thuộc về Nam châu.
Ba vị chưởng môn nhìn nhau, không biết nên nói cái gì.
Vì giữ gìn nước Yến, vì ích lợi của ba đại phái, ba người không có ý kiến với quyết định của Nam châu. Nhưng vì sao cảm giác ba đại phái chịu thiệt, Nam châu kỹ cao một bậc?
Mạnh Tuyên cười buồn bưng ly rượu lên uống:
“Ài, ta không ý kiến gì."
Long Hưu và Cung Lâm Sách cũng không phản đối. Thái giám hiểu ý lùi xuống, xoay người đi.
Trong doanh trướng, trưởng lão Thi Thăng của Tiêu Dao cung và Tô Khải nhìn nhau trân trân.
Lặng im một lúc Thi Thăng lại cúi đầu nhìn quân pháp bình định trong tay, hai hàng chân mày dính vào nhau, biểu tình buồn bực.
Một lúc lâu sau Thi Thăng ngước đầu lên hỏi:
“Người ngựa Nam châu thật sự dám ra tay với người ngựa Hạo châu?”
Tô Khải Đồng nói:
“Thi trưởng lão, câu này không nên là ngài hỏi ta, phải là ta hỏi ngài mới đúng. Nam châu dám ra tay với người ngựa trợ lực của ba đại phái thật không?”
Thi Thăng thở hắt ra, biết giải thích làm sao bây giờ? Quan trọng là ba đại phái không có ai nhảy ra chỉ trích việc này được, vì nước Yến sắp mất, ba đại phái sắp bị phản quân quay như dế rồi. Nam châu không nói là ra tay với ba đại phái, chỉ bảo chấp hành quân pháp với chư hầu ngáng chân việc bình định, hành động này là bảo vệ nước Yến, bảo vệ ích lợi của ba đại phái, Thi Thăng làm trưởng lão ba đại phái có thể công nhiên đứng ra chỉ trích sao?
Thi Thăng phất tay nói:
“Ngươi hãy trả lời câu hỏi của ta trước.”