Đọc truyện online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.

Xa Gần Cao Thấp

Chương 38: 38: Đồ Khốn Vương Lê




Đồ khốn Vương Lê
......
Trong bữa tiệc mừng của Sở Văn hóa, những người trước mặt Vương Lê đến rồi lại đi, nghe quá nhiều lời nịnh bợ khiến con tim cũng mệt, nhưng Vương Lê vẫn phải lịch sự cười đùa khách sáo với từng người.
Thi thoảng có một lãnh đạo lui về tuyến thứ hai đến nói rằng vở kịch mới "vẫn có thể được cải thiện về mặt tư tưởng và nghệ thuật", Vương Lê khiêm tốn lắng nghe, nghiêm túc suy nghĩ một lúc, ánh trăng ngoài cửa sổ và ánh đèn trong phòng sáng trưng, nhấn nhá trí tuệ và sự tự tin trong đôi mắt cô.
Đêm đó Trần Phượng Tường để ý Vương Lê rất nhiều lần, chỉ khi ấy cô mới thấy chị Vương đã tỉnh táo trở lại.
Vương Lê không được uống rượu, Trần Phượng Tường thay cô nâng vài chén.
Sắc mặt Hoa Đán ửng hồng trong khi đầu óc lại rất tỉnh táo, nhìn rõ có bao nhiêu ánh mắt ở đây khao khát, có bao nhiêu ánh mắt ẩn dấu dò xét như đang xem một vở kịch hay.
Khi Vương Lê dẫn đội tham gia thi đấu, có người gửi thư báo cáo cho đoàn kịch, đoàn kịch chỉ xử lý ngầm vì không muốn để chuyện này ảnh hưởng đến tâm trạng của Vương Lê.
Trong một thế giới nơi tin đồn xưng vương, không phải cứ muốn ém đi là người ta sẽ hợp tác.
Tin đồn được đăng khắp các diễn đàn địa phương chỉ trong vài ngày, dùng đại từ chỉ thị "một nữ hát Sinh giấu tên trong đoàn Việt kịch Bách Châu." Sau vài ngày xôn xao, chuyện của Vương Lê và Triệu Lan bị bàn tán có căn cứ hẳn hoi.
Sư tỷ biết chuyện do được người nhà gọi điện đến hỏi thăm, lúc đó đang chuẩn bị trang điểm và hoá trang, cô ôm trang phục, đạo cụ và điện thoại vào một góc thì thầm an ủi người nhà: "Con rất ổn, không sao đâu."
Vương Lê luôn xuất hiện trước mặt mọi người với tâm trạng "không sao đâu", người ta thường nói phụ nữ hát Sinh trong đoàn Việt kịch được trao cho sự dịu dàng mà đàn ông không có, dường như, người có thể hát đến trình độ như Vương Lê phần nhiều kiên cường và nhẫn nhịn hơn đàn ông.
Những chuyện ốm đau cô chưa bao giờ nói với ai, chỉ đến khi phải nghỉ phép và khó xử với đoàn mới khẽ hé môi.
Và trong khi bản thân đang bị nhấn chìm trong bãi nước bọt, cô lại an ủi người khác.
Nghe nói, Vương Lê từng là một tảng đá cứng trước khi trở thành nữ chính sân kịch, sư phụ của cô nói cô chỉ có tạo hình, không có cơ bắp, cơ thể mềm như cọng bún không thể hiện được cái tinh - khí - thần của kịch.
Vương Lê hỏi làm sao để cải thiện? Sư phụ bảo cô hãy đi luyện võ hí, người ta nói võ hí Việt kịch tuy yếu, nhưng võ hệ là nền tảng cần có của một diễn viên.

Những động tác như tư thế đứng, dáng đi, chỉnh mũ, lý tu, rũ và phất tay áo, tuỳ theo người thực hiện sẽ mang phong thái khác nhau.
Con quá mềm yếu, dù cho khoác lên trang phục cũng thấy không tự tin, thế nên, xương cốt cần được củng cố bằng võ hí.
Vương Lê thực sự đông luyện tam cửu, hạ luyện tam phục, không chỉ bái sư phụ võ hí trong đoàn làm thầy, cô còn đi nơi khác quan sát học hỏi võ hí Kinh kịch.
Vài năm sau, cô thay da đổi thịt, ngay cả những bộ phim võ thuật như "Đạo Tiên Thảo" và "Mục Quý Anh" cũng phải do cô diễn.
Sau đó sư phụ nói, thực ra luyện võ hí là luyện tinh thần và gân cốt, chỉ khi tinh thần ổn định mới có thể ổn định ca kịch.
Là một người xương cốt cứng rắn, sau khi thuyết phục người nhà, Vương Lê đứng nghiền ngẫm nơi hậu trường một lúc, sau đó ngồi trước gương tự trang điểm, tay cầm phấn rất vững vàng, ánh mắt không chút nao núng.
Khi tấm màn được mở ra, mọi đám mây nơi nhân gian đều tan biến, chỉ còn lại một bông hoa duy nhất mang tên Vương Lê.
Cô tập trung và ổn định, nắm bắt từng chi tiết và xử lý bức tranh toàn cảnh theo cách khéo léo và nhẹ nhàng nhất, hoàn toàn không nhìn ra cô đang bị ảnh hưởng bởi những tin đồn ở Bách Châu.
Chính vì vậy, đoàn Việt kịch Bách Châu đã giành được giải Văn Hoa duy nhất trong cả tỉnh, hơn một nửa công lao là nhờ Vương Lê.
Vào đêm nhận được giải, Vương Lê nói muốn đi dạo Bắc Kinh.
Trần Phượng Tường lo lắng cho cô, nhất quyết muốn đi cùng, nhưng hóa ra khái niệm "đi dạo" mà sư tỷ nói đến là bắt taxi chạy dọc theo đường vành đai số 3 phía Đông để ngắm cảnh bên ngoài.
Bác tài thân thiện vừa nói chuyện vừa lái xe trong hoang mang, bèn đề nghị giữa đường: "Cô gái, hay là tôi chỉ cho một địa điểm vui chơi gần đây nhé?"
Nghe thấy "cô gái", trong mắt Vương Lê dập dềnh một nụ cười rạng rỡ, cô nói, bác tài đừng coi thường tôi, tôi cũng trạc tuổi anh.
Cô quay đầu liếc nhìn Trần Phượng Tường vẫn đang im lặng nhìn cô, vỗ nhẹ mu bàn tay như một lời trấn an, sau đó nói với bác tài: "Chỉ là tôi cảm thấy không khí trong xe tốt hơn bên ngoài, đã đến Bắc Kinh rất nhiều lần, nhưng tôi chưa bao giờ ngắm nhìn nơi này thật kỹ, muốn tranh thủ hôm nay rảnh rỗi tìm hiểu đường vành đai 3."
Câu này cuối cùng cũng khiến bác tài không còn hoang mang nữa: "Thực sự nhìn không ra." Bác tài cảm thán thật lòng: "Nhưng ngắm từ tuyến đường này không thể thấy rõ thành phố Bắc Kinh, cách xa quá."

"Cách xa cũng tốt." Giọng Vương Lê mang hơi hướng chua xót, sau đó lại rơi vào trầm tư.
Trần Phượng Tường biết Vương Lê luôn im lặng và trầm tĩnh mỗi khi gặp chuyện không vui, nhưng trong thâm tâm lại đang điên cuồng đập đầu vào tường.
Trở về khách sạn lúc 10h30 tối, Vương Lê nói Phượng Tường, phiền em đi mua bao thuốc lá giúp chị nhé.
Vương Lê nói cô gần như chưa bao giờ làm hại cổ họng, đến cả nước cũng luôn uống ở độ ấm 30%, lần cuối cùng cô hút thuốc là vào năm 1987.
Cô nói, Phượng Tường, tim chị thực sự rất khó chịu, khó chịu đến mức không thể khóc, không thể hét cũng không thể cười, khó chịu đến mức chỉ muốn đóng băng.
Những năm qua chị đã quen đắm mình vào ca kịch và công việc, thực ra chị biết chị là kẻ nhát gan và mềm yếu, dễ bị công kích, thầy chị đã nhìn thấu chị từ lâu.
Cô chưa bao giờ chủ động nhắc đến Triệu Lan với Phượng Tường, nhưng lần này cô nói rất nhiều: "Để nói về cô ấy, tốt thì rất tốt, nhưng ngốc cũng thật là ngốc.
Chị không còn cách nào khác, em coi chị là chính nhân quân tử, nhưng chị đã nhìn chăm chú cô ấy từ hồi còn học trường kịch, từ năm 13, 14 tuổi đã phải lòng cô ấy, đến nay vẫn chưa thoát ra được."
"Vậy chuyện của Triệu Lan, chị định làm gì?" Là một Hoa Đán giữ vai trò trụ cột, những năm qua Trần Phượng Tường cũng vướng vào không ít lời đồn, chính vì lẽ thế mà chồng cũ của cô không chịu đựng được những lời đồn thất thiệt, đâm ra sinh nghi rồi nói, giữa ly hôn và rời khỏi đoàn kịch, phải chọn một trong hai.
Phượng Tường nói, tôi đá đổ bát cơm để đổi lấy sự an tâm của anh ư, anh là cái thá gì? Đối mặt với lời bàn tán của thiên hạ, Trần Phượng Tường cũng dám chửi thẳng: "Mấy người là cái thá gì?".
Cho nên, đó là lý do một người ưu tú về sự nghiệp như cô lại không được lòng người bằng Vương Lê.
Mà lúc này Vương Lê đang đối mặt với tình cảnh còn nguy hiểm hơn cô rất nhiều, "thú vị" quá thể! Trần Phượng Tường lấy điếu thuốc từ tay Vương Lê: "Họ thích thú và hứng khởi khi nói về những chuyện nam nữ tằng tịu, ông Phùng thay người đầu gối tay ấp đến bảy, tám lần vẫn không thấy có chuyện gì, thế mà chuyện cỏn con giữa hai người phụ nữ lại đáng bị chỉ trích và sỉ nhục.
Sư tỷ, không chỉ có người viết đơn báo cáo muốn làm xấu mặt chị, em thấy ngay cả trong đoàn cũng có người không có ý tốt gì cho cam." Cô đang ám chỉ ông Phùng, người giữ chức phó đoàn trưởng nhiều năm và là đối thủ cạnh tranh của Vương Lê trên các chức vụ hành chính.
Hơn nữa những người trong đoàn đều biết ông Phùng từng có ý tán tỉnh Vương Lê.
Vương Lê không nói thêm, hết khói thuốc này đến làn khói nọ xộc vào cổ họng trong trẻo của cô, cô ho càng lúc càng dữ dội, Trần Phượng Tường giật lấy điếu thuốc từ giữa ngón tay cô: "Nửa điếu thôi là đủ." Đôi lông mày thanh tú của Trần Phượng Tường cau chặt: "Sư tỷ đừng buồn, có lẽ Triệu Lan có khó khăn riêng, nhưng chị có rất nhiều giải thưởng lớn đè người, không sợ kẻ nào đến làm phiền.

Nếu ai lấy chuyện này ra làm chị buồn, em sẽ đi chửi người nấy."
Sư tỷ của cô ôm ngực, vừa ho vừa cười: "Em luôn chăm chăm bảo vệ chị, giống như A Lan vậy."
Sau khi cơn ho dịu đi, Vương Lê nói cảm ơn em, Phượng Tường, qua nhiều năm hát kịch cũng coi như chị có phúc gặp được nhiều bạn diễn tốt.
Thấy đóm lửa cháy chấp chới trong mắt Trần Phượng Tường, cô lắc đầu: "Chị đã mang quá đủ phiền toái đến cho A Lan, chị không muốn làm phiền em nữa.
Em cứ yên tâm hát, những chuyện này chị sẽ giải quyết."
"Cách giải quyết của chị là lại rụt cổ trốn đi hơn mười năm? Sư tỷ, chị đã ngoài bốn mươi, đã đi được nửa đường đời." Mũi Trần Phượng Tường cay cay, kìm nén nước mắt, cô nắm tay sư tỷ: "Em không sợ, cùng lắm là em không hát nữa.
Bà ngoại em còn mấy mẫu ao cá ở quê, em sẽ nuôi cá."
Những tình cảm ngưỡng mộ, yêu thích và giấu kín của cô nhiều năm qua đều bộc phát: "Hay là chúng ta bầu bạn sống chung, hãy để em chăm sóc cho chị".
Vương Lê lau nước mắt cho Trần Phượng Tường: "Vở kịch đầu tiên chị và em diễn chung là vở nào?"
"Trâm Ngọc Tím." Đương nhiên Phượng Tường nhớ.
"Lúc đó em khăng khăng không đồng ý, không phải vì không muốn diễn với chị, mà là không thích nhân vật Lý Tú Anh.
Em nói: Lý Tú Anh đúng là loại người hèn nhát, bị người ta xúc phạm đến mức ấy mà vẫn vui vẻ nối lại tình xưa." Vương Lê nói: "Từ lúc đó chị đã biết, Trần Phượng Tường là một người thú vị và ngay thẳng.
Phượng Tường, chị ngưỡng mộ em, cảm ơn em, nhưng, chị không thể để em tự làm khổ em."
Thích một ai đó chính là tự làm khổ bản thân.
Vương Lê nhìn lên bầu trời Bắc Kinh xám xịt: "Em có nghĩ chúng ta sẽ nhìn thấy bầu trời đầy sao ở Bắc Kinh vào một ngày nào đó không?"
Trần Phượng Tường chỉ muốn mắng Vương Lê, "Đồ vừa khốn nạn vừa hèn yếu, đáng bị Triệu Lan bỏ." Sau khi về Bách Châu, thái độ mắt điếc tai ngơ trước lời đồn đại của Vương Lê khiến câu nói này thỉnh thoảng lại vang vọng trong đầu cô.
Vương Lê về nhà ở với mẹ vài ngày, sau đó về đoàn bàn chuyện đi diễn, đồng thời nộp đơn từ chức phó trưởng đoàn.
Đoàn kịch tưởng đây chỉ là động thái do bị tin đồn ảnh hưởng, nhưng không ngờ cô lại rất kiên quyết: "Tôi chỉ muốn hát kịch, hát được đến lúc nào thì hát đến lúc ấy." Có quá nhiều công việc vặt, tần suất phải chén chú chén anh nhiều quá thể là nhiều, Vương Lê nói cơ thể cô không chịu đựng nổi.
Đây là sự thật.
Đoàn nói họ sẽ cân nhắc chuyện này, nhưng là suy xét dưới nhiều góc độ khác nhau, Vương Lê, cô không thể từ chức trong Liên đoàn Văn nghệ tỉnh.

Tại bàn họp hình bầu dục của đoàn kịch Bách Châu, Vương Lê mặc chiếc áo len trắng, xoã mái tóc dài nói tròn vành rõ chữ: "Tôi cũng sẽ bỏ việc đó." Đây là lần đầu tiên trong những ngày qua cô thực sự nở nụ cười, khiến mọi người phải lóa mắt trong giây lát: "Vài ngày trước ông Phùng nói qua điện thoại yêu cầu tôi phải có động thái về chuyện thư báo cáo.
Tôi đã suy nghĩ kỹ, là một thành viên trong ban lãnh đạo, đúng là tôi nên cân nhắc tầm ảnh hưởng của cuộc sống riêng tư của tôi tới phạm vi xã hội."
"Tôi đã sống đến tuổi này, không muốn tiếp tục tha hồ thể hiện trên sân khấu và phải ẩn náu co ro dưới khán đài.
Sau khi từ chức, nếu tôi cần hát hay, tôi sẽ cố gắng hết sức mình để không mất thể diện Việt kịch.
Còn những chuyện khác, mọi người không quản được." Vương Lê, người luôn dịu dàng khéo léo dưới sân khấu, nhìn chằm chằm ông Phùng và nói: "Nếu muốn giành lấy kịch của tôi, Vương Lê tôi cũng đồng ý.
Được rồi, tôi chỉ muốn nói vậy thôi."
Dường như bầu không khí trong phòng họp đã đóng băng cả thế kỷ.
Là một trong những người tham gia, Trần Phượng Tường cũng sững sờ, cô không ngờ người đoan chính và nhẫn nhịn suốt mấy chục năm như Vương Lê lại không hề mềm yếu, mà chính xác là một kẻ điên.
Những lời ấy gần như thừa nhận nội dung trong bức thư báo cáo.
Cô kéo tay áo Vương Lê: "Chị Vương?" Cô cố gắng kéo Vương Lê về quỹ đạo quen thuộc, người to gan mấy ngày trước là bản thân cô mới đúng, nhưng bây giờ đầu óc cô ong ong, không nghĩ ra lời nào hay hơn để cứu vãn quyết định của Vương Lê.
"Chị Vương...!chị tức giận à? Chị quá bốc đồng, những lời này..." Ông đội trưởng là người đầu tiên phản ứng, muốn hoà giải, ông nghĩ chắc chắn đây là do ông Phùng ép Vương Lê quá đáng.
Để chứng minh bản thân yêu quý và trân trọng tài năng, ông nhìn ông Phùng với ánh mắt trách móc sâu sắc.
"Không phải tức giận, thưa đoàn trưởng." Vương Lê nói nhẹ tênh như gió thổi mây bay: "Tôi dần dần hiểu ra sau những năm mắc bệnh ung thư hạch.
Xung quanh là những người điểm mão* dưới địa ngục, lại còn bị người đời soi mói bịa điều không hay?"
*Điểm mão: Điểm danh, lệ các quan ngày xưa làm việc từ giờ Mão.
Cô đứng dậy nhìn mọi người xung quanh một vòng, cuối cùng ánh mắt dừng lại trên khuôn mặt Trần Phượng Tường, mềm mại, và ươn ướt, cô cười hỏi: "Còn muốn mắng chị không?"
Sắc mặt Phượng Tường bỗng đỏ bừng, ánh mắt tràn đầy kinh ngạc.
"Dù mềm yếu đến đâu, vẫn phải cứng rắn khi gặp nút thắt không thể tặc lưỡi cho qua." Phượng Tường hiểu lời của Vương Lê, ngoài kịch ra, nút thắt mà kẻ tồi này không thể tháo gỡ chính là Triệu Lan.
.......


Chương trước Chương tiếp
Loading...