Đọc truyện online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.

Xa Gần Cao Thấp

Chương 122: C122: Như chưa thay đổi



Như chưa thay đổi
......
Năm nay gia đình đó ở Tượng Nga không nồi lạnh bếp vắng, Tống Hội Hương đã đóng cửa hàng ngay khi các học sinh ở trường Số 8 được nghỉ lễ, không phải vì muốn về với Hoài Tương Long, mà là vì con gái lại một lần nữa áo gấm về làng, không thể để Hoài Tương Long một mình nở mày nở mặt được.
Phong Niên thường ở nhà vài ngày trong những kỳ nghỉ hè hoặc nghỉ đông, cứ đến rồi lại vội vàng đi khiến Tống Hội Hương không hài lòng: "Ở nhà bị bóng đè hay gì mà cứ không chịu ở lại vài tháng?"
Phong Niên chỉ cười xoà: "Con muốn đi làm." Tống Hội Hương cho Phong Niên 400 tệ chi phí sinh hoạt mỗi tháng, nói căn tin trường đại học rất rẻ, ăn 200 tệ chắc chắn đủ, 200 tệ còn lại hào phóng gọi là tiền "tiêu vặt" cho Phong Niên.
Phong Niên không động đến một đồng, để kệ chúng nằm trong thẻ. Đôi khi Hoài Tương Long hỏi chi phí sinh hoạt có đủ không, Phong Niên biết bố muốn nghe một câu "đủ", như vậy sẽ tan biến phần nào những bất an và áy náy của người làm cha mẹ.
Nghe Phong Niên nói muốn đi làm, Hoài Tương Long lải nhải về "giá trị của thời gian" ngay trên bàn ăn đêm 30 Tết với đứa con vừa lề mề ở Bắc Kinh hai ngày trước khi về nhà, ông nói, con đừng đi làm gia sư, công việc đó chỉ đơn thuần là đổi thời gian lấy số tiền có hạn không có lãi kép.
Khi còn nhỏ, Phong Niên nghĩ bố mình cao lớn oai phong, kiến thức dồi dào, lớn lên mới phát hiện bố ngồi trong cái rọ Tượng Nga nhìn trời quá lâu, nhiều thứ chỉ là lý luận suông mà thôi. Cô được bạn cùng lớp giới thiệu, làm gia sư 1-1 với thu nhập 200 tệ một giờ, tương đương với số tiền dạy cả một lớp.
Đang ăn, Tống Hội Hương lại hỏi: "Con ở nhà bao nhiêu ngày?"
Phong Niên nói mùng 4 con đi, đến Ninh Ba giúp sếp trông coi cửa hàng. Tống Hội Tường cười khinh thường, có bao nhiêu cửa hàng mở cửa ngay ngày đầu năm mới? Nơi con đi làm là cửa hàng bán quần áo đúng không?
Trước ngày Phong Niên về nhà, Tiểu Anh chuẩn bị vài bộ quần áo cho Phong Niên làm quà tặng bố mẹ gửi đến Bách Châu, trong khi từ bé Phong Niên gần như chưa bao giờ được mặc quần áo mới bố mẹ mua cho.
"Tranh thủ nghỉ Tết được nghỉ vài ngày đến sắp xếp số liệu của năm ngoái thôi." Kỳ thực, Phong Niên vẫn chưa buông bỏ được Tiểu Anh, không nỡ để chị cô đơn đón Tết một mình ở Ninh Ba.
Hoài Tương Long đập mạnh đũa xuống: "Con có ý kiến với gia đình nhà ta hả?" Phải, bố từng hỏi vay tiền con vì muốn dùng gấp, con có cho không? Còn mẹ con nữa, bà ấy đã ngoài 40, phải đến lúc nghĩ về bảo hiểm xã hội, con đang oán hận mẹ nhận thay tiền thưởng có đúng không?
Phong Niên cắn một miếng sườn heo, vừa nhai vừa nhìn bố mẹ, Tống Hội Hương trông thật tủi thân, Hoài Tương Long thì thở phì phò vì giận. Cái nhà này ba ngày hai bữa cãi nhau vì tiền, giờ đây Phong Niên đã có một số tiền tiết kiệm, họ cũng kéo cô vào.

"Bố, đang 30 Tết, bố thật sự muốn tiền tiền tiền không dứt ngay trên bàn ăn sao?" Phong Niên hỏi.
"Vậy con nói xem, rốt cuộc con có ý kiến gì với bố mẹ? Một năm gọi điện về nhà không được mấy lần, ngược lại bố mẹ phải tự mò đến gặp con. Phải, con vẻ vang quá, bay ra khỏi núi làng rồi, chưa có công việc mà đã muốn đá bố mẹ đi." Tống Hội Hương đứng chung chiến hào với Hoài Tương Long, tức giận vì thái độ của con gái ngày càng lạnh lùng với mình.
Phong Niên vẫn thản nhiên ăn, Tống Hội Hương giật lấy đũa của Phong Niên: "Nói rõ ràng!"
Nếu phải nói rõ ràng, họ sẽ lại đổi góc độ thanh minh cho bản thân, nào là bố mẹ vất vả gói hoành thánh vì con, nào là vợ chồng không được đoàn tụ vì để giữ nhà cho con, sau đó trách mắng con cái hám tài bất hiếu, quên đi công ơn dưỡng dục chỉ vì 100.000 tệ.
Phong Niên lau miệng: "Mẹ, bố, con không thể nói rõ." Cô không thể nói rằng mình không quan tâm đến cha mẹ, nhưng so với khi còn nhỏ, đúng là tình cảm của cô dành cho cha mẹ đã nhạt hơn rất nhiều. Đâu thể coi con cái là thánh nhân chứ? Khi bàn tính của hai vợ chồng bấm lạch cạch, họ vẫn trách đứa con tính toán kỳ kèo.
Bố mẹ muốn gì? Phong Niên hỏi, bố mẹ muốn con lập tức lao về nhà ngay sau kỳ nghỉ, quỳ lạy bố mẹ trước mặt bà con cô bác và nói: "Con gái bất hiếu"? Bỏ cặp xuống là xắn tay áo lên nhào bột gói hoành thánh, bán hàng trăm bát trong một ngày rồi lại rửa bát ở đó suốt hai tiếng đồng hồ? Hay là mang thẻ sinh viên Đại học Bắc Kinh đi dạo quanh Tượng Nga, kêu họ hàng bạn bè gửi con đến nhà mình cho con dạy kèm?
Bố mẹ muốn con đưa cho bố mẹ số tiền thưởng 100.000 tệ con phải đánh đổi bằng thời gian hoãn học đại học một năm? Trong khi con về Bắc Kinh mua một chiếc áo khoác mùa đông cũng phải khất lên khất xuống ba lần?
"Mẹ không cho con chi phí sinh hoạt?" Tống Hội Hương run rẩy vì tức.
Hoài Phong Niên nói đã cho, con không dùng, bất cứ khi nào con cũng có thể thể trả lại mẹ. Nhưng không được nhắc đến từ "trả" khi nói chuyện với bố mẹ, nếu có thể trả sạch, đâu còn gọi là bố mẹ nữa? Điều họ muốn là con cái họ mang nợ họ suốt cuộc đời.
"Bố mẹ đã biết tại sao con nhất quyết không đưa số tiền đó cho bố mẹ chưa? Bởi vì con không muốn sống luồn cúi qua ngày vì vài đồng chi phí sinh hoạt ít ỏi, con muốn dứt khoát có được những thứ mình cần." Phong Niên nuốt không trôi nữa, quay trở về phòng.
Bên ngoài im lặng rất lâu, dần dần nổi lên tiếng cãi vã, Tống Hội Hương và Hoài Tương Long lại bắt đầu đại chiến năm mới.
10 giờ tối, Phong Niên hỏi Tiểu Anh bữa tất niên thế nào. Tiểu Anh nói phong phú lắm, chị hầm thịt bò cay, ninh đầu cá xắt ớt, xào cả rau và khui một chai rượu. Đây là lần thứ hai cô đón Tết một mình, cũng có cảm giác như đang ở nhà.
Phong Niên hỏi có ngon không?
Tiểu Anh nghe ra sự chán nản trong giọng nói của Phong Niên: "Ở nhà thế nào?"

"Bây giờ em có thể đi cùng chị được không?" Phong Niên nói ở nhà em không nuốt nổi cơm, đồ ăn vừa được mang ra em đã cảm thấy thiếu thiếu gì đó, ăn đến giữa chừng mới nhận ra là thiếu bàn tính. "Chị Tiểu Anh, em nghĩ, khẩn cầu họ thực lòng yêu em có chút xấu hổ."
"Có thể họ sẽ nói rằng đó là vì em không yêu họ, nên họ mới xa cách với em." Tiểu Anh thấy hình như Phong Niên vừa khóc, cô đặt đũa xuống: "Nếu em thực sự buồn, ngày mai hãy đến chỗ chị."
Phong Niên không chờ được đến lúc trời sáng, nhân lúc buổi tối vẫn còn xe chạy, cô bỏ ra vài trăm tệ về Bách Châu. Sau cả đêm đọc sách trong ga, cô bước lên chuyến tàu lúc 7 giờ sáng. May thay Phong Niên đi ngược hướng đám đông "di cư" mùa lễ tết, một khoang tàu lác đác chỉ khoảng mười người.
Hoài Tương Long và Tống Hội Hương thay phiên nhau gọi điện cho Phong Niên, Phong Niên để lại một lá thư cũng không đủ, chỉ đành trả lời, nhưng viết rất nhiều tin nhắn vẫn cảm thấy thật khó mà gửi đi, cuối cùng xóa hết chỉ còn một câu: Bố, con không có gì để nói với bố mẹ cả, bố mẹ tha con con, hãy để con có một cái Tết an lành.
Sáng sớm Tiểu Anh đợi ở ngoài ga, từ xa xa đã thấy Tóc Xoăn, cô mỉm cười vẫy tay, Phong Niên cũng đang cười, ngay sau đó khóe miệng lại mếu máo tủi thân. Tiểu Anh nói không sao, chị đã làm đồ ăn cho em, bù cho hôm qua em ăn chưa đủ.
Nhìn sáu món kèm một canh trước mặt, Phong Niên vốn đã đói nửa ngày không thèm quan tâm thế nào là ăn uống lịch sự nữa, nhét đầy miệng rất sung sướng, Tiểu Anh cầm cốc bia trong tay nhìn Phong Niên: "Ngày xưa nhà chị đón Tết cũng ăn những món thế này, chị học từ bà ngoại." Sau khi ông bà ngoại qua đời, năm nào cô cũng theo chân Ấn Tiểu Thường đến ăn cơm tất niên tại nhà của những người đàn ông khác nhau.
Tiểu Anh nói chị có một chuyện vui muốn kể cho em, chị đã dẹp bỏ ý định mua mặt tiền cửa hàng ở chợ quần áo Tứ Quý Thanh - Hàng Châu, quyết định trả hơn 200.000 tệ số nợ còn lại. 29 Tết cô đến Bách Châu, trực tiếp đặt bản thỏa thuận trước mặt vợ chồng anh Hạo và Hình Phương. "Tiểu Hoài, khoảnh khắc mát mày mát mặt nhất trong cả đời chị không phải là ngày chị khai trương cửa hàng hợp tác ở Lũng Tây, mà là ngày chị trả hết nợ."
Anh Hạo không dám nhìn thẳng vào mắt chị, anh ta đào cho chị cái hố, lại còn nói lời đao to búa lớn. Cuối cùng, anh ta mở cửa hàng, nhà máy và đại lý khắp nơi, sau khi chuỗi vốn bị đứt, chỉ còn lại hai cửa hàng ở Bách Châu.
Tiểu Anh uống bia: "Bà vợ Hình Phương nhận tiền mà miệng vẫn không sạch, hỏi chị lại cặp kè với ai à? Chị trả lại chị ta một cốc nước vào mặt."
Ấn Tú cũng không quay lại nhà máy dệt 3, chỉ gọi điện cho Ấn Tiểu Thường: "Sẽ không ai đến đập cửa giục thu hồi nhà nữa, mẹ yên tâm, con sẽ không khiến mẹ bị liên luỵ." Khi Ấn Tiểu Thường định hỏi gì đó, Ấn Tú đã cúp máy.
"Thực sự, chị rất biết ơn khoảng thời gian này, làm chị nhận ra những khổ cực chị phải chịu đều không vô ích." Ấn Tú nói Tiểu Hoài, sau này dù em có đến đâu cũng phải nhớ rằng, bản thân em chính là nhà của em. Đừng dựa vào ai.
Phong Niên gật đầu chắc nịch: "Vâng."
Sau ngần ấy năm, đây là lần đầu tiên Phong Niên trải qua một cái Tết bình yên. Nói là giúp Tiểu Anh sắp xếp dữ liệu, thực ra Tiểu Anh đã xử lý rất thành thạo những biểu mẫu đã được Phong Niên dạy, thi thoảng có vấn đề sẽ gọi điện cho Phong Niên ở Bắc Kinh trao đổi, sau đó Phong Niên sẽ giải quyết từ xa.
Mùng 4 Tết, Tiểu Anh bận rộn quét dọn cửa hàng, Tiểu Anh nói chị có thể tiếp tục làm ở Ninh Ba, mua lại cửa hàng bên cạnh, cũng dự định thuê thêm hai người nữa: "Tiểu Hoài, đến tháng Ba chị sẽ hợp tác với xưởng may, chị sẽ bắt đầu tự thiết kế quần áo." Nói đến đây, mặt Ấn Tú ửng đỏ: "Chị đã muốn làm việc này khi còn ở Bách Châu, cũng đã học một ít khoá học." Sau 6-7 năm, Tiểu Anh mới bước đầu chuẩn bị điều kiện thực hành.

"Dù có bò chậm như một con rùa, chị cũng sẽ bò đến đích." Tinh thần anh hùng của chị Tiểu Anh đã truyền cảm hứng cho Phong Niên, hai người cụng ly với nhau.
Uống xong, Tiểu Anh nhìn hai chiếc điện thoại đặt trên bàn, Phong Niên biết một trong hai là điện thoại Tiểu Anh dùng cho công việc, chiếc còn lại vẫn dùng số của Lũng Tây. Tuy nhiên, chiếc điện thoại công việc luôn reo không ngừng nghỉ, trong khi chiếc dùng số Lũng Tây chỉ thỉnh thoảng có vài tin nhắn, có thể là . Có lần cô vô tình thoáng thấy, trong hộp thư đến được Tiểu Anh mở ra chứa đầy những con số.
Du Nhậm và Tề Dịch Quả đã yêu nhau, có lẽ tên hát sinh đó đang độc thân, cô nhìn điện thoại, muốn nói gì đó rồi lại thôi, Tiểu Anh hỏi sao thế?
Phong Niên cười: "Không có gì."
Tiểu Anh nhìn chiếc điện thoại cũ đó, có phần xấu hổ: "Chỉ là thói quen thôi," mím chặt môi một lúc, nhấp thêm một ngụm nữa mới mở hộp thư lên: "Số lớn nhất trong này là 62."
Có lẽ cô ấy gửi để vớt lại vị trí tin nhắn, có một thời gian chị chặn số của cô ấy, khi mở ra thấy đều là thế này, nhưng sau đó không còn nữa, không biết có phải cô ấy đã chặn chị không. Tiểu Anh phần nhiều dùng "cô ấy" để nói về Mão Sinh trước mặt Phong Niên.
"Tại sao không chủ động gọi điện? Có lẽ cô ấy không gửi nữa vì nghĩ không còn hy vọng với chị." Phong Niên nói thanh niên mấy người đúng là lằng nhằng, kéo dài những mấy năm cho một chuyện có thể giải quyết chỉ bằng một câu nói.
Tiểu Anh buồn cười: "Chính là như vậy." Lại cúi đầu nghịch điện thoại: "Chị chỉ nghĩ vu vơ thôi, không đòi hỏi gì thêm." Nếu biết cô ấy chặn chị, có thể chị sẽ đau lòng một khoảng thời gian. Nếu biết cô ấy có người khác, chị cũng sẽ buồn rất lâu. Tiểu Hoài, chị cảm thấy đây là trạng thái tốt nhất, để thời gian dừng lại ở đây, coi như tất cả đều chưa hề thay đổi.
"Ngày mai chúng ta đi uống rượu và xem kịch đi." Tiểu Anh nói có vé được đối tác đưa cho, vừa có đồ ăn, vừa có kịch nghe. Cô lấy hai tấm vé từ trong ví tiền ra: "Đây."
Không như những cuống vé nghiêm túc được in ấn tinh xảo khi đến nghe các vở kịch ở Lũng Tây, hai tấm vé này chỉ có một vài dòng chữ, "Chuồn Chuồn Ngọc", kèm theo thời gian, địa điểm và đoàn kịch. Phong Niên hỏi chúng ta đến bằng cách nào? Nơi đó chẳng phải khá xa sao?
Ấn Tú nói còn một điều bất ngờ chưa nói với em, chị đã mua ô tô. Từ nay đi công xưởng cũng tiện, không còn bị người ta đá trên xe buýt nữa. Chị nói rất rẻ, đến tay tổng cộng chỉ hơn 80.000 tệ: "Chị đã có xe đưa em đi hóng gió."
Trong gia đình ngụt mùi chết chóc, Phong Niên không thấy gì ngoài sự chán nản và hận thù, nhưng vừa nhìn thấy Tiểu Anh, mặt trời lại chiếu sáng rực rỡ. Xe Ấn Tú vẫn thoang thoảng mùi xe mới, trên mặt tràn đầy vui mừng: "Lao động đổi đời."
Tiểu Anh lái xe rất cẩn thận, thong thả chầm chậm hơn một tiếng trên con đường chỉ mất 40 phút là đến nơi, bị chủ xe phía sau sốt ruột bóp còi giận dữ, Ấn Tú ngượng ngùng cười với Phong Niên: "Chị lái xe cũng giống một con rùa."
Làm gì có con rùa nào xinh đến vậy? Phong Niên kiềm chế không để bản thân nhìn chị Tiểu Anh quá nhiều, cô thỉnh thoảng lại quay đầu nhìn ra ngoài cửa sổ, vẫn không khỏi quay lại trộm nhìn Tiểu Anh. Phong Niên nói với Du Nhậm: "Tình này chẳng thể nguôi ngoai", trong lòng chêm thêm một câu: "Vừa rơi khóe mắt đã đậu đáy lòng."
Cô đã quyết tâm dây dưa, bây giờ Tiểu Anh không muốn yêu, không có nghĩa là sau này sẽ không muốn. Chỉ cần ở bên nhau thường xuyên, chưa chắc đã không có cơ hội. Chẳng phải, chỉ đang ngủ yên thôi sao? Phong Niên "ngủ yên" để thi lại thành công vẫn có phần tự tin.
Đỗ xe xong, Tiểu Anh dẫn Phong Niên đi tìm địa điểm, gặp bà chủ đối tác của công xưởng, hai người thân thiết trò chuyện một lúc, Phong Niên nhận thấy hình như Tiểu Anh nói tiếng địa phương Ninh Ba ngày càng nhiều hơn. Cô đứng nghe bên cạnh nửa hiểu nửa không, đành lặng lẽ ngắm nhìn xung quanh.

Vở kịch được diễn ra tại một giàn hát được dựng tạm bợ sát ngày biểu diễn, bên trong có rất nhiều người lần lượt đi vào, sân khấu tuy không lớn, nhưng chất lượng âm thanh khá tốt. Tiểu Anh lịch sự khen hết lời, bà chủ càng vui hơn, liên tục nói nghe xong sẽ đi ăn, thậm chí còn đích thân đưa "hai chị em" đến ngồi ở vị trí đẹp dưới giàn.
Phong Niên nhìn trái nhìn phải, thấy đa số khán giả là người đã có tuổi, cô nghiêm túc nói: "Việt kịch phải bắt nguồn từ quần chúng, cũng phải bắt nguồn từ giới trẻ."
Tiểu Anh nói không phải chúng ta đã đến rồi sao? Cô mỉm cười ngồi một lúc, nhìn đồng hồ thấy vẫn còn nửa tiếng nữa, nói muốn ra ngoài hít thở không khí đã. Phong Niên hỏi chị đi hút thuốc à? Tiểu Anh xoa mái tóc xoăn của cô: "Chỉ một điếu thôi."
Phong Niên nói vậy em sẽ đi cùng chị, em cũng thấy chán, thật không dễ gì cho các diễn viên, chúng ta chỉ cần nghe, trong khi họ phải gắng hết sức mà hát, dung tích phổi của họ thật đáng kinh ngạc.
Tiểu Anh tìm một góc tương đối vắng vẻ, kẹp điếu thuốc cười nhìn Tóc Xoăn: "Em đến giám sát chị, sợ chị hút nhiều à?"
Phong Niên nhướng mày, "Không dám, không dám." Chỉ là cô thích nhìn Tiểu Anh nhiều hơn, bên ngoài trời mưa ẩm ướt, Phong Niên nói để em bật ô cho chị. Tiểu Anh nói đãi ngộ thật tốt, về nhà sẽ nấu cho em thêm một món nữa.
Khi họ đang cười đùa, bỗng nhìn thấy vài diễn viên mặc trang phục và trang điểm bước ra từ một gian phòng cách đó không xa. Người bước phía trước là một đoá mẫu đơn rực rỡ mặc váy xếp li, khoác áo choàng gió màu đỏ bên ngoài, gương mặt tựa như làn nước ngày xuân, mắt phượng mày ngài, bước đi nhẹ nhàng mà vững vàng. Đoá mẫu đơn hơi cau mày khi nhìn thấy ngoài trời đang mưa, rất nhanh trên đầu đã được một tán ô che chắn - có tiểu sinh phong lưu phóng khoáng đã giơ ô cho cô.
Thật là một cặp đôi bổ mắt, Phong Niên nhìn hoa đán, rồi nhìn sang tiểu sinh, cô đẩy kính lên, phát hiện hoá ra là một nữ tiểu sinh. Phong Niên nói: "Thật là đẹp quá".
Nhìn sang chị Tiểu Anh, tàn thuốc của chị đã quá dài và sắp cháy đến đầu ngón tay nhanh thôi. Sắc mặt Tiểu Anh hơi tái nhợt, cuối cùng phải hất tay đi vì nóng quá.
Tiểu Anh quay người đi lấy một điếu khác, trông run rẩy như bị lạnh cóng, Phong Niên muốn nói: "Chị nói chỉ một điếu thôi mà" nhưng không thể.
Trước khi vở kịch bắt đầu, Tiểu Anh bồn chồn không yên, hút liên tục ba điếu, lưỡng lự bước đi bên ngoài. Phong Niên cứ như một cô hầu gái trung thành, cầm ô đuổi theo Tiểu Anh suốt chặng đường.
Cuối cùng, khi số ghế trong rạp sắp được lấp đầy, có người bắt đầu giục ổn định chỗ ngồi. Tiểu Anh tựa hồ như đã quyết tâm: "Tiểu Hoài, chị sợ bí bách, chúng ta ngồi ở hàng cuối cùng xem đi."
Phong Niên nói vậy được, chị có nhìn rõ không?
Chị Tiểu Anh cắn chặt răng, rồi thả lỏng: "Nhìn rõ." Cô ngập ngừng: "Em không nhận ra sao? Tiểu sinh đó là Mão Sinh."
Phong Niên đột nhiên cảm thấy tóc mình lại dựng đứng lên, "Ồ", ngây ngốc một lúc rồi nói: "Ý em là, thảo nào mặc trang phục lại xấu đến thế."
......


Chương trước Chương tiếp
Loading...