Trường Ninh Tướng Quân - Trang 3
Chương 11
hóng lên ngựa, kéo cây cung mạnh nhất…
Khương Hàm Nguyên đến Vân Lạc.
Vân Lạc tính ra diện tích không lớn, một tòa thành ấp nho nhỏ dưới núi tuyết, không quá mấy ngàn hộ. Nó vốn yên tĩnh như thế. Ở đây, cho dù người ở nơi đâu, chỉ cần đưa mắt là có thể trông thấy đỉnh ngọn núi xa xa phía Nam thành quanh năm tuyết trắng mênh mang. Lúc trời nắng, mặt hồ dưới núi như một chiếc gương, có thể phản chiếu rõ ràng khuôn mặt con gái Vân Lạc xinh đẹp rực rỡ như hoa.
Hơn hai mươi năm trước, thừa dịp các nước Trung Nguyên chiến loạn, người Địch phía Bắc nếm được ngon ngọt từ các châu Sóc, Hằng, Yến cướp từ trong tay nước Tấn xong, ăn tủy trong xương mới biết liếm nó cũng ngon, lại dòm ngó Tây quan Đại Ngụy, ý đồ chiếm các thành phiên vùng này làm thuộc quyền, coi đó làm bắc cầu để phong tỏa Tây quan nước Ngụy, lúc đó, vùng Vân Lạc vị trí hiểm yếu liền đứng mũi chịu sào.
Ông ngoại Khương Hàm Nguyên lúc ấy một mặt dẫn hai ngàn dũng sĩ cả nước anh dũng chống cự, mặt khác phát tin cầu viện về mẫu quốc Đại Ngụy. Khi đó Võ Đế còn chưa để ý đến các vùng phía bắc nhưng cũng không chịu được khiêu khích đương nhiên công khai như thế, mới phái quân ra Bắc, giúp Vân Lạc đánh lùi quân địch phía Bắc xâm phạm.
Tướng quân Võ Đế phái đi chính là Khương Tổ Vọng. Ông xuất thân từ nhà tướng, có thiên phú quân sự cực cao, năm mười tám tuổi đã nhiều lần lập chiến công trong cuộc chiến chinh phạt của Võ Đế, thanh danh hiển hách. Giống như rất nhiều con cháu cao quý xuất thân từ thế gia khai quốc, ông đang tuổi trẻ nhiệt huyết, vì cơ nghiệp thiên cổ kiếm chỉ Cửu Châu của Võ Đế mà sôi trào không thôi, ước mơ có thể cao hơn một tầng, lưu lại dấu ấn huy hoàng thuộc về mình trong đó, ghi tên sử sách.
Vị tướng quân trẻ tuổi Đại Ngụy này, anh tuấn dũng cảm kiên cường, ý chí hăng hái, hấp dẫn vô số ánh mắt con gái Vân Lạc, ông đã yêu cô gái Vân Lạc xinh đẹp nhất nhà họ Yến, lấy nàng, đưa về kinh thành.
Chuyện xưa luôn luôn mở đầu rất tốt đẹp. Hai vợ chồng trẻ lưỡng tình tương duyệt, tuy gần nhau thì ít xa cách thì nhiều, nhưng cũng nếm trải một quãng thời gian hạnh phúc. Vài năm sau, Yến thị sinh được một cô con gái ngọc tuyết đáng yêu. Bà mong loạn chiến chóng dừng, thế thì chồng bà cuối cũng sẽ không cần xa nhà đi chinh phạt, mới đặt một nhũ danh cho con gái gửi gắm nguyện vọng, Hủy Hủy. Hủy, là Thần thú thời thượng cổ trong truyền thuyết, xuất hiện, thiên hạ bình định giàu có.
Chốn kinh thành phồn hoa hơn xa Vân Lạc, song Yến thị dần dần bắt đầu nhớ vùng quê xa cạnh hồ bên núi tuyết kia. Đến thọ thần của Lão thành chủ, Khương Tổ Vọng vừa lúc về Trường An, xin triều đình nghỉ phép, tự hộ tống bà về thăm nhà. Và thế là, vợ chồng đưa con gái còn trong tã lót lên đường về thăm người thân.
Vốn mọi việc vô cùng thuận lợi, sau một hồi lặn lội đường xa, chỉ còn mấy hôm nữa họ liền có thể về đến Vân Lạc. Hôm ấy, chợt có người đuổi kịp, truyền một tin, trưởng công chúa Nam Khang đương triều mới xuất kinh đi đến đất phong, chẳng biết tại sao, nửa đường đổi tuyến, trùng hợp là cũng đi về hướng này. Ngọc giá bà hiện dừng ở hậu phương Võ thành, lệnh Khương Tổ Vọng đến yết kiến, bảo rằng có chuyện quan trọng.
Bảy ngày trước, hai vợ chồng vừa đi ngang qua nơi gọi Võ thành kia.
Nam Khang là con gái Cao tổ, nghe nói lúc bà ra đời, một con nai từ ngoại ô chạy qua kinh thành, có người biết tướng thuật bảo là điềm lành, quả nhiên, không lâu sau đó có tiểu quốc đến quy thuận. Vì thế Cao tổ sủng ái bà, đặc biệt xây Mi viên (vườn nai) cho bà, còn chú trọng tuyển rể. Sau khi Võ Đế kế vị đã phong bà làm Trưởng công chúa, với nàng em gái này cũng muốn gì được nấy. Trong kinh bấy giờ, Trưởng công chúa Nam Khang quyền thế che trời, còn Mi viên người người đổ xô chen vào.
Đột nhiên Trưởng công chúa xuất hiện nơi này, triệu chồng mình đến gặp mặt, rốt cuộc là vì nguyên nhân gì trong lòng Yến thị hiển nhiên nắm rõ. Lúc còn ở trong kinh, Trưởng công chúa mới góa chồng liên tiếp đến lấy lòng ông ấy.
Lòng Khương Tổ Vọng đầy không muốn, song còn e dè địa vị và uy thế đối phương, rốt cuộc vẫn không dám không nghe.
Ở cách chỗ hai vợ chồng ở lúc đấy không xa có tòa thành nhỏ Xương Nhạc, có qua lại tốt đẹp với mấy đời Vân Lạc, canh phòng giúp nhau. Khương Tổ Vọng đành phải đưa vợ con đến Xương Nhạc, dặn Yến thị yên tâm chờ mình trở về, sau đó vội vàng quay lại chạy đến Võ thành.
Ông nào biết, bắt đầu từ giây phút ông quyết định quay lại, tai hoạ đã giáng xuống đầu, làm thay đổi vận mệnh cả đời ông.
Lão Vương Xương Nhạc đã khuất, Tân vương kế vị bị mật sứ Bắc Địch gửi đến thuyết phục mà dao động tâm trí, mưu đồ phát triển thế lực của mình ở đây sau này, mấy tháng trước đã bắt đầu ngầm qua lại. Thấy cơ hội này, bèn âm mưu bí mật ra tay trong đêm, giao người cho Bắc Địch. May thay, kế hoạch bị một người bạn cũ của Lão thành chủ thành Vân Lạc biết được, báo cho Yến thị, Yến thị bỏ hoa phục, cải trang đem con gái lặng lẽ rời đi, tìm cách ra thành. Nhưng may mắn không lâu, chạy chẳng bao xa đã bị truy binh đuổi theo.
Hộ vệ theo cạnh ngày càng ít dần, cuối cùng, chỉ còn Yến thị ôm con bọc trong tã, lùi đến cuối vách núi, hết chỗ để lùi.
Dưới vách núi, vực sâu lởm chởm.
Tính Yến thị ngoan cường, không muốn rơi vào trong tay người Bắc Địch, càng không muốn biến mình thành công cụ để uy hiếp người thân.
Bà cởi áo dày, gói chặt con gái yêu vào trong từng lớp một, vào khắc cuối cùng của sinh mạng, bà cầu nguyện thánh thần núi tuyết bảo hộ cho con, sau đó, dùng hết sức bình sinh, ném con qua một dải rừng rậm mọc trên vách núi xa xa, rồi thả người nhảy xuống.
Đến chừng Khương Tổ Vọng chạy về, đã là hơn nửa tháng sau. Dưới vách núi tìm được Yến thị, tất nhiên là thịt nát xương tan. Không chỉ thế, di thể cũng bị thú hoang thi nhau cắn xé tha đi, quanh đó chỉ còn sót lại mấy miếng áo trong và xương vụn lẻ tẻ, tình trạng vô cùng thê thảm. Bé gái cũng không thấy tung tích, chỉ thấy trong rừng rậm gần đó vài dấu chân sói linh tinh cùng một miếng tã rớt xa xa. Ai cũng cho rằng cô bé đã bị sói ăn hết, không còn hài cốt. Không ngờ sau mấy tháng, cô được phát hiện, may mắn còn sống sót, xuất hiện trong một hang sói đơn độc cách rừng hoang mấy mươi dặm như một kỳ tích.
Cô được một thợ săn trong lúc đuổi theo dấu vết của sói vô tình phát hiện, nghe nói lúc ấy cả người bẩn thỉu, ngủ cạnh sói cái. Khương Tổ Vọng nghe tiếng chạy tới, nhìn thấy vết bớt mới nhận ra con. Sói cái bị xua đuổi, cô bé được bắt về rồi, sói cái vẫn chậm chạp mãi không chịu rời đi, theo sau xa xa. Khương Tổ Vọng bảo người đừng làm tổn thương, nó theo sau một quãng thật dài, cuối cùng chắc đã biết không thể nào đoạt lại đành tru lên thương tâm rời đi.
Mà ngày ấy, vị Trưởng công chúa mới góa chồng cho gọi Khương Tổ Vọng, “chuyện quan trọng” đó là, nghe nói hôm trước trên đường gặp phải thú hoang, công chúa chấn kinh lâm bệnh, đêm ngủ khó yên, cần viên tướng quân vũ dũng của Đại Ngụy này theo hộ giá.
Khương Tổ Vọng bệnh nặng nôn ra cả máu. Sau khi lành bệnh, Võ Đế để thể hiện đền bù, đã ban hôn cho ông và Trưởng công chúa Nam Khang. Khương Tổ Vọng lấy cớ đã từng thề độc với người vợ đã khuất đời này tuyệt đối không cưới người khác mà từ chối. Võ Đế cũng không miễn cưỡng, làm chủ cho Trưởng công chúa chọn rể tốt khác, việc này xem như qua đi.
Về sau, khi những khao khát ngày xưa của ông đã qua, liên tiếp lập nhiều công lao chói mắt trong chiến sự thống nhất Cửu Châu của Võ Đế, ông tự xin đi đến trấn thủ biên cương phương Bắc, làm bạn với bão cát, thổi một phát đã hai mươi năm, từ đây, chưa từng quay lại kinh thành một bước.
Đây chính là cái kết cuối cùng của chuyện xưa.
Năm ngoái, ông ngoại của Khương Hàm Nguyên người cả đời trông coi giữ vững toà thành nhỏ ở núi tuyết hết lần này đến lần khác, cũng đã đi hết đường đời của mình. Cậu của cô Yến Trọng lên làm thành chủ. Ông là một người tính khí nóng nảy ăn nói lớn tiếng, kế thừa trung thành và vũ dũng đời đời kiếp kiếp của Yến thị. Ông càng xem Khương Hàm Nguyên làm vinh, biết tin cô đến, tự mình ra khỏi thành đi đón trong cùng ngày.
Khi mọi người gần cửa thành trông thấy cô, xôn xao dừng việc đang làm trong tay, phóng đến từ bốn phương tám hướng tranh nhau hành lễ với cô.
Quãng đời ly kỳ lúc bé cô trải qua, với người khác, là hóa thân chẳng lành, biểu tượng kinh khủng, song ở trong mắt người thành Vân Lạc, cô lại là thần nữ được thần linh bảo hộ.
Đúng vậy, nếu không thì, bé gái còn trong tã làm sao có thể sống sót, còn biến thành vị dũng tướng khiến cho kẻ địch nghiến răng thống hận hôm nay?
Ông cậu chứng kiến một màn, cười to sảng khoái, giơ roi chỉ vào những người dân trong thành đang nghênh đón cô cháu, “Hủy Hủy con xem! Người Vân Lạc chúng ta kính trọng dũng sĩ! Bọn họ kính con còn hơn cả ông cậu này! Ai nấy đều mong con ở lại mãi! Đây chính là nhà của con!”
Khương Hàm Nguyên mỉm cười cảm tạ dân trong thành, giữa tiếng hoan hô nhiệt liệt bao quanh, phóng ngựa vào thành.
Vị trí địa lý Thanh Mộc tắc quan trọng, lại bị nước Ngụy đoạt lại, Nam Vương Sí Thư vì bại một lần kia, tự mình trấn giữ U Yến các nơi. Năm ngoái ông ngoại qua đời, Khương Hàm Nguyên đang dẫn quân quần nhau tác chiến với một nhánh quân địch đang mưu đồ đoạt lại Thanh Mộc tắc nên không thể chạy về. Do đó ngày giỗ năm nay vốn định đến sơm, ai ngờ giữa đường gặp trắc trở, mãi đến hôm nay mới thành.
Yến Trọng chuẩn bị đích thân đưa cô đi tế tự.
“Cậu, để con tự đi ạ. Năm ngoái con không về được, năm nay lại lỡ dịp. Con muốn hầu cạnh ông ngoại mấy ngày.”
Yến Trọng biết tình cảm giữa cô và ông ngoại sâu đậm, bèn không miễn cưỡng đi cùng, gật đầu bảo được.
Chỗ Lão thành chủ yên giấc nằm ở sơn cốc ngoài thành. Đấy cũng là đất đời đời kiếp kiếp Yến thị chôn cất cốt, khi trời nắng, từ cửa cốc có thể nhìn thấy núi tuyết và hồ gương đối diện.
Khương Hàm Nguyên một mình ở lại trong một túp lều tranh đơn sơ, nằm dưới đất kia, cùng với ông ngoại, còn có cả người mẹ cô chẳng nhớ nổi dáng vẻ. Song cô biết, mẹ thật sự từng tồn tại, mộ phần nơi này, đã chôn vài miếng áo vụn và mấy khúc xương tàn kia. Bà hẳn là đã có mùi hoa lan trầm tĩnh, làn da ấm áp, giọng nói dịu dàng. Bà là cô gái dưới chân núi tuyết đẹp nhất. Hồ gương kia còn lưu lại khuôn mặt xinh đẹp bà từng soi kia.
Đúng vậy, Khương Hàm Nguyên có thể nhìn thấy tất cả, cũng giống như là cảnh con sói cái từng cho cô bú cô luôn thấy trong mơ.
Một đứa bé gói trong tã lót tầng tầng lớp lớp, mang theo trọn lời chúc phúc của mẹ, xuyên qua một ngọn cây tươi tốt, lúc rơi xuống mắc vào một đám lưới kết lộn xộn, lơ lửng giữa không trung. Nhỏ bé, đơn độc, một ngày một đêm. Vì đói khát cô bé khóc mãi không ngừng. Ký ức cô bé bảo mình, chỉ cần khóc, sẽ có một người tản ra mùi thơm dễ chịu dịu dàng ôm lấy mình, cho miệng mình dán lên bầu ngực mềm mại mà ấm áp của người, sữa tươi ngọt ngào sẽ đút no mình. Song lần này, rốt cuộc người ấy vẫn không đến. Cuối cùng cô tự giãy giụa, dùng tay chân nhỏ bé của mình trèo khỏi khối vải lót, rớt từ ngọn cây té thẳng xuống dưới một lùm cây thật dày. Đây là lần đầu đời cô bé một mình đối mặt thế giới này, tìm người phụ nữ kia khắp nơi. Cô bé khóc đến khàn cả giọng, cuống họng khàn đặc, mãi đến lúc không bò nổi nữa, nằm thoi thóp, một con sói cái đã đến.
Đấy là một con sói cái trẻ, lần đầu làm mẹ, không may, sau khi ra ngoài kiếm ăn về phát hiện không thấy sói con của mình, trong ổ chỉ còn lại một vũng máu. Sói mẹ mất con bi thương mà phẫn nộ, nỗi đau căng cứng sữa càng làm nó nôn nóng bất an, nó tìm kiếm con khắp nơi, đến nơi đây mới phát hiện một đứa bé của loài người đang nằm trên đất. Nó nhào tới, cắm vuốt nhọn thật sâu lên tấm lưng non mềm của đứa bé. Ngay lúc nó cúi đầu định cắn cổ vật nhỏ, đứa bé loài người kia chợt ngửi thấy mùi sữa không ngừng rỉ giọt từ đầu ti dưới bụng sói cái. Là hương vị của mẹ. Cô bé bị đói khát và bản năng sinh tồn mãnh liệt thúc đẩy, quên đi đau đớn trên lưng, há to mồm, vồ vập ngậm lấy, dùng hết sức bú mút, nuốt từng ngụm từng ngụm. Cảm giác dòng sữa tươi được thông bỗng nhanh chóng làm tan dục vọng cắn xé của sói cái, nó chăm chú nhìn đứa bé loài người đang bú sữa mình, ánh hung dữ trong mắt dần tan, lẳng lặng đứng thẳng, nhận đứa con bú sữa mình, chờ cô bé cuối cùng đã ăn no, nhắm mắt chìm vào giấc ngủ, nó liếm chỗ máu trên lưng đứa bé vừa bị mình cầm ra máu, ngậm lấy, kéo bé rời đi…
Giấc mơ chợt chuyển, Khương Hàm Nguyên nhìn thấy một người đàn bà xinh đẹp, bà ôm đứa bé thật chặt trong lòng, hốt hoảng chạy trốn, đầy chật vật, cuối cùng bà chạy đến đường cùng, đứng trên mép vách đá, những người kia đã ép đến gần.
Dừng lại. Đừng tiếp tục mơ nữa, cô không muốn mơ tiếp. Trong giấc mơ Khương Hàm Nguyên tự nói với chính mình, cố giãy giụa cho tỉnh lại. Thế nhưng mỗi một lần thế, giấc mơ đều vẫn thâm trầm hút cô lại, giống như người nàng lọt vào vòng xoáy, không thể tránh thoát.
“Là chị hại chết cô! Là họ nói! Ban đầu cô đã ẩn nấp được rồi, người xấu đi hết rồi, là chị khóc lên! Chị hại chết cô!”
Một đứa bé trai chừng bốn năm tuổi thương tâm gào khóc, dùng giọng chát chúa gào lên với Khương Hàm Nguyên.
Cậu nghĩ mãi không rõ, ông nội với cha, vì sao đều đối với bà chị mãi đến mấy năm sau mới mở miệng nói chuyện này còn tốt hơn mình.
Dừng lại. Đừng mơ nữa!
Trong giấc mơ Khương Hàm Nguyên lại ép mình tỉnh lại lần nữa. Nhưng cảnh trong mơ vẫn không chịu kết thúc.
Khương Hàm Nguyên lại nhìn thấy ngọn Thiết kiếm nhai ở ngoài đại doanh Tây hình quanquen thuộc, cô đứng trên đỉnh, đón gió thả người nhảy xuống, như từng làm như thế rất nhiều lần. Đầm nước dưới vách núi, ở trong mơ, cũng lại biến thành vách đá lởm chởm lần nữa. Một lần nữa, cô nặng nề đập xuống. Máu như luyện đỏ phun tung toé, cô thịt nát xương tan, cả người cho đến chỗ sâu trong linh hồn, không chỗ nào không đau đớn đến tận cùng.
Người phụ nữ xinh đẹp dịu dàng kia, một khắc bà chết đi, là gặp chính cảm giác này.
Bà đau đớn chừng nào chứ.
Máu ngày càng nhiều, đến cuối cùng, đã không còn phân biệt nổi là máu của người phụ nữ kia, máu của đồng bào đã chết trận, hay là máu bắn ra từ cổ kẻ địch bị chặt đầu. Chỉ còn lại mưa máu đầy trời, tưới lên cô từ đầu đến chân, thành một người bằng máu.
Mùi tanh nồng kia, thẩm thấu thật sâu vào từng lỗ chân lông trên da cô, rửa không tan, vĩnh viễn không tan đi.
Cô co rút cả người thành một cuộn tròn, cứng cứ như một khối đá đông lạnh trong băng tuyết.
Không thể khóc. Mình trong mơ lại tự nhắc nhở chính mình lần nữa.
Từ sau khi biết tiếng khóc của mình giết chết người phụ nữ kia, cô phát lời thề, vĩnh viễn sẽ không khóc nữa.
Cưỡi trên ngựa, xắn lên cây cung mạnh nhất, nắm cây đao vững chãi nhất!
Vì thế, mới có thể bảo vệ tất cả những ai cần cô bảo vệ!
Mi mắt nhắm chặt của Khương Hàm Nguyên bỗng khẽ động đậy, chưa mở mắt đã trở tay rút đao bên mình, từ cơn ác mộng lặp đi lặp lại vô số lần từ nhỏ đến lớn này, cô đột nhiên ngồi thẳng dậy.
“Chị! Tỉnh rồi à!”
“Là em.”
Nắng chiều ảm đạm, một thiếu niên gầy yếu đứng ngoài mấy bước, thấy thế, hơi lùi lại.
“Cha phái em đến mời chị về.” Yến Thừa nhìn đôi mắt sát khí đầy tơ máu trước mặt, dè dặt nói.
Là cậu em đến.
Sát khí trong mắt Khương Hàm Nguyên lùi đi, hơi mờ mịt nhìn quanh.
Mặt trời đã lặn về phương Tây. Cô dựa vào tấm bia trên mộ mẹ, cứ thế ngủ thiếp đi.
Cô nhắm mắt, chậm rãi thở dài ra một hơi, thu đao.
“Là tin đến từ chỗ cha chị à?”
Cô hỏi. Giọng khàn khàn rã rời, thoảng như một mảnh lụa bị xé toang.
“Đúng ạ. Phàn tướng quân tới đón chị này.”
“Chú ấy nói, viên sứ đón dâu trong kinh đến, muốn đón chị đi.”
Khương Hàm Nguyên đến Vân Lạc.
Vân Lạc tính ra diện tích không lớn, một tòa thành ấp nho nhỏ dưới núi tuyết, không quá mấy ngàn hộ. Nó vốn yên tĩnh như thế. Ở đây, cho dù người ở nơi đâu, chỉ cần đưa mắt là có thể trông thấy đỉnh ngọn núi xa xa phía Nam thành quanh năm tuyết trắng mênh mang. Lúc trời nắng, mặt hồ dưới núi như một chiếc gương, có thể phản chiếu rõ ràng khuôn mặt con gái Vân Lạc xinh đẹp rực rỡ như hoa.
Hơn hai mươi năm trước, thừa dịp các nước Trung Nguyên chiến loạn, người Địch phía Bắc nếm được ngon ngọt từ các châu Sóc, Hằng, Yến cướp từ trong tay nước Tấn xong, ăn tủy trong xương mới biết liếm nó cũng ngon, lại dòm ngó Tây quan Đại Ngụy, ý đồ chiếm các thành phiên vùng này làm thuộc quyền, coi đó làm bắc cầu để phong tỏa Tây quan nước Ngụy, lúc đó, vùng Vân Lạc vị trí hiểm yếu liền đứng mũi chịu sào.
Ông ngoại Khương Hàm Nguyên lúc ấy một mặt dẫn hai ngàn dũng sĩ cả nước anh dũng chống cự, mặt khác phát tin cầu viện về mẫu quốc Đại Ngụy. Khi đó Võ Đế còn chưa để ý đến các vùng phía bắc nhưng cũng không chịu được khiêu khích đương nhiên công khai như thế, mới phái quân ra Bắc, giúp Vân Lạc đánh lùi quân địch phía Bắc xâm phạm.
Tướng quân Võ Đế phái đi chính là Khương Tổ Vọng. Ông xuất thân từ nhà tướng, có thiên phú quân sự cực cao, năm mười tám tuổi đã nhiều lần lập chiến công trong cuộc chiến chinh phạt của Võ Đế, thanh danh hiển hách. Giống như rất nhiều con cháu cao quý xuất thân từ thế gia khai quốc, ông đang tuổi trẻ nhiệt huyết, vì cơ nghiệp thiên cổ kiếm chỉ Cửu Châu của Võ Đế mà sôi trào không thôi, ước mơ có thể cao hơn một tầng, lưu lại dấu ấn huy hoàng thuộc về mình trong đó, ghi tên sử sách.
Vị tướng quân trẻ tuổi Đại Ngụy này, anh tuấn dũng cảm kiên cường, ý chí hăng hái, hấp dẫn vô số ánh mắt con gái Vân Lạc, ông đã yêu cô gái Vân Lạc xinh đẹp nhất nhà họ Yến, lấy nàng, đưa về kinh thành.
Chuyện xưa luôn luôn mở đầu rất tốt đẹp. Hai vợ chồng trẻ lưỡng tình tương duyệt, tuy gần nhau thì ít xa cách thì nhiều, nhưng cũng nếm trải một quãng thời gian hạnh phúc. Vài năm sau, Yến thị sinh được một cô con gái ngọc tuyết đáng yêu. Bà mong loạn chiến chóng dừng, thế thì chồng bà cuối cũng sẽ không cần xa nhà đi chinh phạt, mới đặt một nhũ danh cho con gái gửi gắm nguyện vọng, Hủy Hủy. Hủy, là Thần thú thời thượng cổ trong truyền thuyết, xuất hiện, thiên hạ bình định giàu có.
Chốn kinh thành phồn hoa hơn xa Vân Lạc, song Yến thị dần dần bắt đầu nhớ vùng quê xa cạnh hồ bên núi tuyết kia. Đến thọ thần của Lão thành chủ, Khương Tổ Vọng vừa lúc về Trường An, xin triều đình nghỉ phép, tự hộ tống bà về thăm nhà. Và thế là, vợ chồng đưa con gái còn trong tã lót lên đường về thăm người thân.
Vốn mọi việc vô cùng thuận lợi, sau một hồi lặn lội đường xa, chỉ còn mấy hôm nữa họ liền có thể về đến Vân Lạc. Hôm ấy, chợt có người đuổi kịp, truyền một tin, trưởng công chúa Nam Khang đương triều mới xuất kinh đi đến đất phong, chẳng biết tại sao, nửa đường đổi tuyến, trùng hợp là cũng đi về hướng này. Ngọc giá bà hiện dừng ở hậu phương Võ thành, lệnh Khương Tổ Vọng đến yết kiến, bảo rằng có chuyện quan trọng.
Bảy ngày trước, hai vợ chồng vừa đi ngang qua nơi gọi Võ thành kia.
Nam Khang là con gái Cao tổ, nghe nói lúc bà ra đời, một con nai từ ngoại ô chạy qua kinh thành, có người biết tướng thuật bảo là điềm lành, quả nhiên, không lâu sau đó có tiểu quốc đến quy thuận. Vì thế Cao tổ sủng ái bà, đặc biệt xây Mi viên (vườn nai) cho bà, còn chú trọng tuyển rể. Sau khi Võ Đế kế vị đã phong bà làm Trưởng công chúa, với nàng em gái này cũng muốn gì được nấy. Trong kinh bấy giờ, Trưởng công chúa Nam Khang quyền thế che trời, còn Mi viên người người đổ xô chen vào.
Đột nhiên Trưởng công chúa xuất hiện nơi này, triệu chồng mình đến gặp mặt, rốt cuộc là vì nguyên nhân gì trong lòng Yến thị hiển nhiên nắm rõ. Lúc còn ở trong kinh, Trưởng công chúa mới góa chồng liên tiếp đến lấy lòng ông ấy.
Lòng Khương Tổ Vọng đầy không muốn, song còn e dè địa vị và uy thế đối phương, rốt cuộc vẫn không dám không nghe.
Ở cách chỗ hai vợ chồng ở lúc đấy không xa có tòa thành nhỏ Xương Nhạc, có qua lại tốt đẹp với mấy đời Vân Lạc, canh phòng giúp nhau. Khương Tổ Vọng đành phải đưa vợ con đến Xương Nhạc, dặn Yến thị yên tâm chờ mình trở về, sau đó vội vàng quay lại chạy đến Võ thành.
Ông nào biết, bắt đầu từ giây phút ông quyết định quay lại, tai hoạ đã giáng xuống đầu, làm thay đổi vận mệnh cả đời ông.
Lão Vương Xương Nhạc đã khuất, Tân vương kế vị bị mật sứ Bắc Địch gửi đến thuyết phục mà dao động tâm trí, mưu đồ phát triển thế lực của mình ở đây sau này, mấy tháng trước đã bắt đầu ngầm qua lại. Thấy cơ hội này, bèn âm mưu bí mật ra tay trong đêm, giao người cho Bắc Địch. May thay, kế hoạch bị một người bạn cũ của Lão thành chủ thành Vân Lạc biết được, báo cho Yến thị, Yến thị bỏ hoa phục, cải trang đem con gái lặng lẽ rời đi, tìm cách ra thành. Nhưng may mắn không lâu, chạy chẳng bao xa đã bị truy binh đuổi theo.
Hộ vệ theo cạnh ngày càng ít dần, cuối cùng, chỉ còn Yến thị ôm con bọc trong tã, lùi đến cuối vách núi, hết chỗ để lùi.
Dưới vách núi, vực sâu lởm chởm.
Tính Yến thị ngoan cường, không muốn rơi vào trong tay người Bắc Địch, càng không muốn biến mình thành công cụ để uy hiếp người thân.
Bà cởi áo dày, gói chặt con gái yêu vào trong từng lớp một, vào khắc cuối cùng của sinh mạng, bà cầu nguyện thánh thần núi tuyết bảo hộ cho con, sau đó, dùng hết sức bình sinh, ném con qua một dải rừng rậm mọc trên vách núi xa xa, rồi thả người nhảy xuống.
Đến chừng Khương Tổ Vọng chạy về, đã là hơn nửa tháng sau. Dưới vách núi tìm được Yến thị, tất nhiên là thịt nát xương tan. Không chỉ thế, di thể cũng bị thú hoang thi nhau cắn xé tha đi, quanh đó chỉ còn sót lại mấy miếng áo trong và xương vụn lẻ tẻ, tình trạng vô cùng thê thảm. Bé gái cũng không thấy tung tích, chỉ thấy trong rừng rậm gần đó vài dấu chân sói linh tinh cùng một miếng tã rớt xa xa. Ai cũng cho rằng cô bé đã bị sói ăn hết, không còn hài cốt. Không ngờ sau mấy tháng, cô được phát hiện, may mắn còn sống sót, xuất hiện trong một hang sói đơn độc cách rừng hoang mấy mươi dặm như một kỳ tích.
Cô được một thợ săn trong lúc đuổi theo dấu vết của sói vô tình phát hiện, nghe nói lúc ấy cả người bẩn thỉu, ngủ cạnh sói cái. Khương Tổ Vọng nghe tiếng chạy tới, nhìn thấy vết bớt mới nhận ra con. Sói cái bị xua đuổi, cô bé được bắt về rồi, sói cái vẫn chậm chạp mãi không chịu rời đi, theo sau xa xa. Khương Tổ Vọng bảo người đừng làm tổn thương, nó theo sau một quãng thật dài, cuối cùng chắc đã biết không thể nào đoạt lại đành tru lên thương tâm rời đi.
Mà ngày ấy, vị Trưởng công chúa mới góa chồng cho gọi Khương Tổ Vọng, “chuyện quan trọng” đó là, nghe nói hôm trước trên đường gặp phải thú hoang, công chúa chấn kinh lâm bệnh, đêm ngủ khó yên, cần viên tướng quân vũ dũng của Đại Ngụy này theo hộ giá.
Khương Tổ Vọng bệnh nặng nôn ra cả máu. Sau khi lành bệnh, Võ Đế để thể hiện đền bù, đã ban hôn cho ông và Trưởng công chúa Nam Khang. Khương Tổ Vọng lấy cớ đã từng thề độc với người vợ đã khuất đời này tuyệt đối không cưới người khác mà từ chối. Võ Đế cũng không miễn cưỡng, làm chủ cho Trưởng công chúa chọn rể tốt khác, việc này xem như qua đi.
Về sau, khi những khao khát ngày xưa của ông đã qua, liên tiếp lập nhiều công lao chói mắt trong chiến sự thống nhất Cửu Châu của Võ Đế, ông tự xin đi đến trấn thủ biên cương phương Bắc, làm bạn với bão cát, thổi một phát đã hai mươi năm, từ đây, chưa từng quay lại kinh thành một bước.
Đây chính là cái kết cuối cùng của chuyện xưa.
Năm ngoái, ông ngoại của Khương Hàm Nguyên người cả đời trông coi giữ vững toà thành nhỏ ở núi tuyết hết lần này đến lần khác, cũng đã đi hết đường đời của mình. Cậu của cô Yến Trọng lên làm thành chủ. Ông là một người tính khí nóng nảy ăn nói lớn tiếng, kế thừa trung thành và vũ dũng đời đời kiếp kiếp của Yến thị. Ông càng xem Khương Hàm Nguyên làm vinh, biết tin cô đến, tự mình ra khỏi thành đi đón trong cùng ngày.
Khi mọi người gần cửa thành trông thấy cô, xôn xao dừng việc đang làm trong tay, phóng đến từ bốn phương tám hướng tranh nhau hành lễ với cô.
Quãng đời ly kỳ lúc bé cô trải qua, với người khác, là hóa thân chẳng lành, biểu tượng kinh khủng, song ở trong mắt người thành Vân Lạc, cô lại là thần nữ được thần linh bảo hộ.
Đúng vậy, nếu không thì, bé gái còn trong tã làm sao có thể sống sót, còn biến thành vị dũng tướng khiến cho kẻ địch nghiến răng thống hận hôm nay?
Ông cậu chứng kiến một màn, cười to sảng khoái, giơ roi chỉ vào những người dân trong thành đang nghênh đón cô cháu, “Hủy Hủy con xem! Người Vân Lạc chúng ta kính trọng dũng sĩ! Bọn họ kính con còn hơn cả ông cậu này! Ai nấy đều mong con ở lại mãi! Đây chính là nhà của con!”
Khương Hàm Nguyên mỉm cười cảm tạ dân trong thành, giữa tiếng hoan hô nhiệt liệt bao quanh, phóng ngựa vào thành.
Vị trí địa lý Thanh Mộc tắc quan trọng, lại bị nước Ngụy đoạt lại, Nam Vương Sí Thư vì bại một lần kia, tự mình trấn giữ U Yến các nơi. Năm ngoái ông ngoại qua đời, Khương Hàm Nguyên đang dẫn quân quần nhau tác chiến với một nhánh quân địch đang mưu đồ đoạt lại Thanh Mộc tắc nên không thể chạy về. Do đó ngày giỗ năm nay vốn định đến sơm, ai ngờ giữa đường gặp trắc trở, mãi đến hôm nay mới thành.
Yến Trọng chuẩn bị đích thân đưa cô đi tế tự.
“Cậu, để con tự đi ạ. Năm ngoái con không về được, năm nay lại lỡ dịp. Con muốn hầu cạnh ông ngoại mấy ngày.”
Yến Trọng biết tình cảm giữa cô và ông ngoại sâu đậm, bèn không miễn cưỡng đi cùng, gật đầu bảo được.
Chỗ Lão thành chủ yên giấc nằm ở sơn cốc ngoài thành. Đấy cũng là đất đời đời kiếp kiếp Yến thị chôn cất cốt, khi trời nắng, từ cửa cốc có thể nhìn thấy núi tuyết và hồ gương đối diện.
Khương Hàm Nguyên một mình ở lại trong một túp lều tranh đơn sơ, nằm dưới đất kia, cùng với ông ngoại, còn có cả người mẹ cô chẳng nhớ nổi dáng vẻ. Song cô biết, mẹ thật sự từng tồn tại, mộ phần nơi này, đã chôn vài miếng áo vụn và mấy khúc xương tàn kia. Bà hẳn là đã có mùi hoa lan trầm tĩnh, làn da ấm áp, giọng nói dịu dàng. Bà là cô gái dưới chân núi tuyết đẹp nhất. Hồ gương kia còn lưu lại khuôn mặt xinh đẹp bà từng soi kia.
Đúng vậy, Khương Hàm Nguyên có thể nhìn thấy tất cả, cũng giống như là cảnh con sói cái từng cho cô bú cô luôn thấy trong mơ.
Một đứa bé gói trong tã lót tầng tầng lớp lớp, mang theo trọn lời chúc phúc của mẹ, xuyên qua một ngọn cây tươi tốt, lúc rơi xuống mắc vào một đám lưới kết lộn xộn, lơ lửng giữa không trung. Nhỏ bé, đơn độc, một ngày một đêm. Vì đói khát cô bé khóc mãi không ngừng. Ký ức cô bé bảo mình, chỉ cần khóc, sẽ có một người tản ra mùi thơm dễ chịu dịu dàng ôm lấy mình, cho miệng mình dán lên bầu ngực mềm mại mà ấm áp của người, sữa tươi ngọt ngào sẽ đút no mình. Song lần này, rốt cuộc người ấy vẫn không đến. Cuối cùng cô tự giãy giụa, dùng tay chân nhỏ bé của mình trèo khỏi khối vải lót, rớt từ ngọn cây té thẳng xuống dưới một lùm cây thật dày. Đây là lần đầu đời cô bé một mình đối mặt thế giới này, tìm người phụ nữ kia khắp nơi. Cô bé khóc đến khàn cả giọng, cuống họng khàn đặc, mãi đến lúc không bò nổi nữa, nằm thoi thóp, một con sói cái đã đến.
Đấy là một con sói cái trẻ, lần đầu làm mẹ, không may, sau khi ra ngoài kiếm ăn về phát hiện không thấy sói con của mình, trong ổ chỉ còn lại một vũng máu. Sói mẹ mất con bi thương mà phẫn nộ, nỗi đau căng cứng sữa càng làm nó nôn nóng bất an, nó tìm kiếm con khắp nơi, đến nơi đây mới phát hiện một đứa bé của loài người đang nằm trên đất. Nó nhào tới, cắm vuốt nhọn thật sâu lên tấm lưng non mềm của đứa bé. Ngay lúc nó cúi đầu định cắn cổ vật nhỏ, đứa bé loài người kia chợt ngửi thấy mùi sữa không ngừng rỉ giọt từ đầu ti dưới bụng sói cái. Là hương vị của mẹ. Cô bé bị đói khát và bản năng sinh tồn mãnh liệt thúc đẩy, quên đi đau đớn trên lưng, há to mồm, vồ vập ngậm lấy, dùng hết sức bú mút, nuốt từng ngụm từng ngụm. Cảm giác dòng sữa tươi được thông bỗng nhanh chóng làm tan dục vọng cắn xé của sói cái, nó chăm chú nhìn đứa bé loài người đang bú sữa mình, ánh hung dữ trong mắt dần tan, lẳng lặng đứng thẳng, nhận đứa con bú sữa mình, chờ cô bé cuối cùng đã ăn no, nhắm mắt chìm vào giấc ngủ, nó liếm chỗ máu trên lưng đứa bé vừa bị mình cầm ra máu, ngậm lấy, kéo bé rời đi…
Giấc mơ chợt chuyển, Khương Hàm Nguyên nhìn thấy một người đàn bà xinh đẹp, bà ôm đứa bé thật chặt trong lòng, hốt hoảng chạy trốn, đầy chật vật, cuối cùng bà chạy đến đường cùng, đứng trên mép vách đá, những người kia đã ép đến gần.
Dừng lại. Đừng tiếp tục mơ nữa, cô không muốn mơ tiếp. Trong giấc mơ Khương Hàm Nguyên tự nói với chính mình, cố giãy giụa cho tỉnh lại. Thế nhưng mỗi một lần thế, giấc mơ đều vẫn thâm trầm hút cô lại, giống như người nàng lọt vào vòng xoáy, không thể tránh thoát.
“Là chị hại chết cô! Là họ nói! Ban đầu cô đã ẩn nấp được rồi, người xấu đi hết rồi, là chị khóc lên! Chị hại chết cô!”
Một đứa bé trai chừng bốn năm tuổi thương tâm gào khóc, dùng giọng chát chúa gào lên với Khương Hàm Nguyên.
Cậu nghĩ mãi không rõ, ông nội với cha, vì sao đều đối với bà chị mãi đến mấy năm sau mới mở miệng nói chuyện này còn tốt hơn mình.
Dừng lại. Đừng mơ nữa!
Trong giấc mơ Khương Hàm Nguyên lại ép mình tỉnh lại lần nữa. Nhưng cảnh trong mơ vẫn không chịu kết thúc.
Khương Hàm Nguyên lại nhìn thấy ngọn Thiết kiếm nhai ở ngoài đại doanh Tây hình quanquen thuộc, cô đứng trên đỉnh, đón gió thả người nhảy xuống, như từng làm như thế rất nhiều lần. Đầm nước dưới vách núi, ở trong mơ, cũng lại biến thành vách đá lởm chởm lần nữa. Một lần nữa, cô nặng nề đập xuống. Máu như luyện đỏ phun tung toé, cô thịt nát xương tan, cả người cho đến chỗ sâu trong linh hồn, không chỗ nào không đau đớn đến tận cùng.
Người phụ nữ xinh đẹp dịu dàng kia, một khắc bà chết đi, là gặp chính cảm giác này.
Bà đau đớn chừng nào chứ.
Máu ngày càng nhiều, đến cuối cùng, đã không còn phân biệt nổi là máu của người phụ nữ kia, máu của đồng bào đã chết trận, hay là máu bắn ra từ cổ kẻ địch bị chặt đầu. Chỉ còn lại mưa máu đầy trời, tưới lên cô từ đầu đến chân, thành một người bằng máu.
Mùi tanh nồng kia, thẩm thấu thật sâu vào từng lỗ chân lông trên da cô, rửa không tan, vĩnh viễn không tan đi.
Cô co rút cả người thành một cuộn tròn, cứng cứ như một khối đá đông lạnh trong băng tuyết.
Không thể khóc. Mình trong mơ lại tự nhắc nhở chính mình lần nữa.
Từ sau khi biết tiếng khóc của mình giết chết người phụ nữ kia, cô phát lời thề, vĩnh viễn sẽ không khóc nữa.
Cưỡi trên ngựa, xắn lên cây cung mạnh nhất, nắm cây đao vững chãi nhất!
Vì thế, mới có thể bảo vệ tất cả những ai cần cô bảo vệ!
Mi mắt nhắm chặt của Khương Hàm Nguyên bỗng khẽ động đậy, chưa mở mắt đã trở tay rút đao bên mình, từ cơn ác mộng lặp đi lặp lại vô số lần từ nhỏ đến lớn này, cô đột nhiên ngồi thẳng dậy.
“Chị! Tỉnh rồi à!”
“Là em.”
Nắng chiều ảm đạm, một thiếu niên gầy yếu đứng ngoài mấy bước, thấy thế, hơi lùi lại.
“Cha phái em đến mời chị về.” Yến Thừa nhìn đôi mắt sát khí đầy tơ máu trước mặt, dè dặt nói.
Là cậu em đến.
Sát khí trong mắt Khương Hàm Nguyên lùi đi, hơi mờ mịt nhìn quanh.
Mặt trời đã lặn về phương Tây. Cô dựa vào tấm bia trên mộ mẹ, cứ thế ngủ thiếp đi.
Cô nhắm mắt, chậm rãi thở dài ra một hơi, thu đao.
“Là tin đến từ chỗ cha chị à?”
Cô hỏi. Giọng khàn khàn rã rời, thoảng như một mảnh lụa bị xé toang.
“Đúng ạ. Phàn tướng quân tới đón chị này.”
“Chú ấy nói, viên sứ đón dâu trong kinh đến, muốn đón chị đi.”