Trường Ninh Tướng Quân - Trang 3
Chương 106
Ngày đó, chuyện liên quan tới buổi triều hội được rõ ràng truyền ra.
Vô Sinh hiến tỉ xong, nói lời kinh người, tự xin chết.
Đầu tiên là chàng giải thích vì sao năm ấy mình Tây du.
Lúc Sư phụ Động Pháp của chàng từ Tây Vực đi về Lạc Dương, từng mang theo tám mươi mốt bộ quyển kinh, nửa đường bị hư tổn, đến nơi chỉ còn lại không đến một nửa, điều đó trở thành tiếc nuối suốt đời của Động Pháp. Sau khi ông viên tịch, chàng nhân cơ hội bù đắp lại ý chí cả đời không trọn vẹn của thầy mới lên đường Tây du. Cả một quãng đường chàng nhìn thấy chúng sinh bi thảm, đến khi chính mình cũng trải qua cửu tử nhất sinh trở về, ngang qua gần Vân Lạc, theo một đội buôn bị kỵ binh người Địch bắt được, nhận hết trừng phạt, bản thân bị trọng thương, lúc tính mạng treo trên sợi tóc thì được tướng quân Trường Ninh cứu, mới sống sót.
Trải qua đại kiếp, chàng cảm giác được sâu sắc nỗi khổ nhân gian, trong khi bản thân vẫn chưa ngộ đạo, thế là xem kiếp nạn này coi như là buổi khảo luyện, vì đại ngộ, vì minh tâm, cũng vì sớm ngày hoàn thành di nguyện của tiên sư mà dừng chân ở một hang đá trong núi tu hành dịch kinh. Không ngờ, bản thân nghiệp chướng nặng nề, cho đến nay không những không thể tu thành chính quả mà ngược lại còn biến thành lá bùa để cho người khác làm ác cho đời, gieo hại vô tận.
Động Pháp nhận chàng truyền y bát, năm ấy chàng từng lập tâm nguyện, sau khi Tây du tìm đủ quyển kinh về sẽ truyền bá rộng rãi, giải rõ chân nghĩa.
Hiện giờ chàng đã dịch xong kinh, y bát của Động Pháp không đến mức thất truyền, chàng sắp khai đàn thuyết pháp, xong xuôi sẽ vào lửa tự thiêu, trừ tất thảy tội nghiệt, chứng minh đại đạo.
Tin này đã tạo cơn náo động xưa nay chưa từng có. Không những ở Trường An, tin tức cũng đến Lạc Dương.
Năm đó cái tên Vô Sinh mọi người Lạc Dương đều biết. Vô số tín đồ không ngại đường xa, từ bốn phương tám hướng tiến về Trường An. Dân chúng đến đây mới giật mình, thì ra hoàng tử nước Tấn ở phương Bắc nhộn nhịp vui mừng kia chẳng những là kẻ mạo danh từ đầu đến đuôi, mà Bắc Hoàng Sí Thư càng gian trá ti tiện đến tận cùng. Trên chiến trận đánh không lại nữ tướng quân, bèn phái gian tế rải tin đồn, trắng trợn nói xấu hòng dao động lòng người. Nếu chẳng may vì thế mà nữ tướng quân bị người một nhà công kích, thậm chí lòng quân dao động, thì không phải đã sa vào ý muốn của người Địch rồi sao? Người của Đại Ngụy ta tuyệt đối không thể mắc lừa.
Nếu nói rằng, bấy giờ vẫn còn kẻ bán tín bán nghi về câu chuyện thuyết pháp, thì mấy hôm sau, khi Vô Sinh trai giới xong xuôi, lộ diện ở kinh đàn được bố trí ở vùng đồng nội phía Tây Trường An, khai đàn giảng pháp, mọi ngờ vực vô căn cứ đã toàn bộ biến mất.
Kinh đàn cao tới mấy trượng, như ngọn tháp, hôm ấy, chàng khoác khiết y, xếp bằng ngồi trên đỉnh đàn. Dân chúng thấy diện mạo chàng tuấn mỹ, sắc mặt trang nghiêm, người như tự có ánh thần quang, không thể khinh nhờn, không khỏi tự thấy mình dơ bẩn mấy phần trước, cho đến chừng chàng mở lời, diệu âm không dứt, làm người say mê, đám người xung quanh ban đầu chỉ là vây xem náo nhiệt cũng dần dần nghe đến nhập thần. Sau đó, người hoặc như si như say, hoặc thể hồ quán đỉnh, hoặc được an ủi từ tận sâu, như nỗi khổ nhân gian rốt cuộc đã đạt đến cứu rỗi.
Vô Sinh thuyết pháp bảy ngày bảy đêm, thiện nam tín nữ từ các nơi lục tục chạy đến, chen kín vùng đồng hoang ngoại ô.
Nghe tin đồn rằng, vào ngày cuối cùng, ngài sẽ tự thiêu tiêu nghiệt.
Ngày ấy, cuối cùng đã tới.
Ngày cuối tháng sáu năm Thiên Hòa thứ ba, muôn người Trường An đều đổ xô ra đường. Ngoài đám tín đồ, từ sáng sớm, dân chúng bình thường cũng xôn xao chạy tới vùng ngoại ô phía Tây. Không chỉ thế, triều đình cũng phái quan viên Lễ bộ tham dự.
Đất hoang không có gió, hôm nay thời tiết cực kỳ trong lành. Bóng mặt trời chiếu đến chính Bắc, mặt trời lên đến giữa trời hướng chính Nam.
Đang giữa trưa, Vô Sinh đang đi cùng một đám tăng nhân chùa Già Lam Lạc Dương, xuất hiện ở trước mắt người đời.
Chàng vẫn bộ dáng ấy, áo tăng vải lĩnh, bước đến kinh đàn giữa đất trống, giống như những hôm trước, chàng ngồi trên cao, tiếp tục thuyết pháp.
Song, hôm nay có khác biệt.
Giờ phút này, khi lớp vải phủ ngoài kinh đàn đã được tháo dỡ, đám người mới phát hiện, bên dưới đã chất đầy củi.
Thì ra, bảy ngày đã đến, khi ngài không biết mệt mỏi tuyên giảng nghĩa kinh ở trên, bên dưới chỗ ngài ngồi, củi đã chất lớp lớp.
Người xung quanh đều lộ vẻ xúc động.
Vô Sinh đón gió, đi đến dưới kinh đàn, không chút dừng lại, vẫn như thường lệ cất bước bắt đầu trèo lên đỉnh đàn, cuối cùng, chàng bước đến nơi kết liễu đời này, xếp bằng ngồi xuống.
Chẳng bao lâu, ở dưới người chàng, lửa rực sẽ liếm lên, tiếp theo nuốt chửng chàng.
Chàng hơi cúi đầu, khép mắt.
Bắt đầu từ giây phút ấy, chàng như cô lập tất thảy xung quanh mình. Gió thổi từng cơn nơi đồng hoang, âm thanh tín đồ lục tục ngồi xuống theo chàng, tiếng củi chất ở bên dưới được nhen nhóm, phát ra tiếng tí tách nhỏ xíu, cũng bắt đầu vọng vào tai chàng… mà tất thảy, chẳng liên can đến chàng — dù cho chàng đã bắt đầu cảm nhận được hơi nóng đến từ ngọn lửa dưới người, khói đen cuộn lên vây quanh chàng, có cả tiếng ồn ào càng lúc càng lớn, thảng như còn cả tiếng phụ nữ đang khóc… thảng như nước ngoài biển khơi, ma quỷ từ bốn phương tám hướng ngoài kia tụ về, như muốn nuốt chửng lấy chàng.
Chàng vẫn không hề nhúc nhích.
Thân phận chàng đã được công bố, là dư nghiệt tiền triều, đã lay lất đến bước này, chết, là giải pháp duy nhất.
Với chàng mà nói, càng là một loại giải thoát.
Hôm nay dùng cách này để kết thúc cuộc đời, cũng nào phải ai ép buộc. Là lòng chàng cam nguyện.
Cho đến cuối đời, chàng đều khổ cực tu hành, theo đuổi thứ gọi là cảnh giới thấu triệt. Có thể chết như thế này, là chết có ý nghĩa, giờ phút này chính là viên mãn mà chàng theo đuổi, chàng vui vẻ chịu đựng, thản nhiên nghênh đón.
Chàng không suy nghĩ bất kì điều gì, để biển não hóa thành hư không, chờ đợi viên mãn đến. Một lát sau, trong khói lửa đang dần dâng lên, tiếng ồn ào đầy tai, bỗng dưng chàng như nghe được tiếng tụng kinh từ các vị sư tụng vì chàng vọng đến từ bốn phía kinh đàn, chàng cũng thả lòng theo, yên lặng tụng niệm kinh văn đang tràn vào trong đầu mình.
Bỗng, chàng hơi giật mình, khựng lại.
Chàng phát hiện ngay lúc này mình đang tụng, đúng là bản kinh mà chàng tụng cho cô nghe vào cái đêm trước khi cô ấy gả vào Trường An tìm tới từ biệt chàng!
Không chỉ một lần ấy, mà trước đó nữa, chàng tụng cho cô, cũng là bản này — bởi vì lần đầu chàng tụng cho cô nghe, cô nói, nghe cực kỳ êm tai, rất thích nghe, nên chàng nhớ rõ, về sau cứ mỗi lần cô đến thăm, chàng lại tụng bản kinh văn ấy.
Bởi một câu tán thưởng của cô, nên ở chỗ chàng, không biết bắt đầu từ bao giờ, bản kinh văn bình thường còn hơn những kinh văn bình thường này, cũng đã trở thành bản chàng thích nhất, tụng niệm qua vô số lần, nên đến giờ phút này cứ thế nhảy ra.
Trong đầu Vô Sinh hiện lên cảnh ở hang đá, trong tiếng mình tụng kinh, cô ấy thiếp đi trong yên bình…
Lúc nước mất đào vong, chàng đã biết chuyện, sau đó mai danh ẩn tích, từ Hoàng Phủ Dung biến thành Vô Sinh. Trong rất nhiều năm đó, nhớ đến, có lẽ chỉ có đoạn thời gian được cô cứu ở lại trong động đá của ngọn núi hoang vu kia, mới là những năm tháng mà nội tâm chàng chân chính thu hoạch được yên bình và vui vẻ.
Chàng từng tự nói với chính mình, chờ đến một ngày sau này, khi cô không còn cần mình tụng kinh cho nghe, chàng sẽ rời đi. Song chàng không lừa được chính mình. Trước thanh đăng kinh Phật, sao chàng chưa từng thầm suy nghĩ chứ, hy vọng ngày ấy vĩnh viễn không đến.
Lần này đi, nếu có kiếp sau, chàng sẽ không làm hoàng tử, không làm hòa thượng.
Chàng tưởng nhớ đến ngọn núi ngoại thành Vân Lạc, mặt hồ ấy, vệt ban mai, vạt trời chiều kia. Cho dù cô không biết đến sự tồn tại của chàng, cũng không sao, chàng có thể từ từ đợi nàng đến, lặng lẽ đưa nàng đi, đời đời kiếp kiếp, năm năm tháng tháng, sớm sớm chiều chiều.
Ngay một giây ý nghĩ này thoáng hiện, tâm linh chàng bỗng chấn động, trong nháy mắt, tim đập loạn, mồ hôi túa ròng ròng.
Thế lửa mỗi lúc một lớn, bắt đầu thiêu đốt làn da lộ ra bên ngoài, gió nóng ép áo bào trên người nhảy múa, chàng bắt đầu cảm thấy đau đớn, mà bên tai, tiếng tụng kinh của tăng nhân cùng tiếng khóc của tín đồ cũng càng lớn…
Chàng hoàn toàn tỉnh táo lại!
Chàng là một người xuất gia, ngày đầu tiên vào Không môn, tất cả khổ trì và tu hành, cũng là vì nhảy khỏi luân hồi, thoát ly bể khổ!
Cuối cùng, đến giây phút này, lửa lớn sắp thiêu người, chàng lại không cắt dứt trần thế, mơ ước kiếp sau? Như vậy trước đây, những thứ từng chèo chống cùng chàng đi tới tín ngưỡng, đến cùng là gì?
Trong khoảnh khắc, tựa như sống núi sụp đổ, chàng chỉ cảm thấy biển não ầm ầm rung động, máu huyết sôi trào trong lồng ngực, người lung lay sắp đổ, mấy lần muốn nôn ra máu, hoàn toàn không để ý rằng ngay phía trên đỉnh đầu chàng, mặt trời rực đỏ kia bỗng như bị thứ gì cắn một miếng, đột nhiên thành lu mờ.
Không có bất kỳ báo hiệu nào, mặt trời ẩn nấp mất, trời đất đen tối, gió lớn lồng lộng khắp nơi, trong ngoài Trường An như chìm vào đêm tối, chỉ mỗi kinh đàn đang bén lửa rực sáng, múa may theo gió, sáng loá!
Cùng với nỗi sợ bóng đêm vĩnh hằng như đột nhiên giáng lâm thế giới, tăng nhân ngừng tụng kinh, quan viên thất kinh, ngựa tránh khỏi trói buộc, chạy tán loạn, dân chúng trong vùng đất hoang cũng kịp tỉnh ngộ, bắt đầu lên tiếng năn nỉ, cúi lạy dưới đất, không dám ngẩng đầu.
Duy chỉ có Vô Sinh còn đang đau khổ vùng vẫy trong thế giới của mình là không hề hay biết tất thảy. Trong bóng đêm đột nhiên ập tới, một luồng khói đặc xoắn tới trước mặt chàng, chỉ thấy tối sầm, mất đi ý thức.
Đến khi Vô Sinh chậm rãi tỉnh lại, chàng vẫn từ từ khép mắt, cảm thấy trên người hình như còn đang mơ hồ chịu nỗi đau bị lửa thiêu.
Chàng chậm rãi mở to mắt, tầm mắt ổn định dần. Hình như mình đang nằm trong một chiếc xe ngựa, đang di chuyển.
Trong khoảnh khắc ấy, chàng không biết mình còn sống hay đã chết, đang đi về đâu.
Chàng chậm rãi ngồi dậy. Xe ngựa dừng lại, cửa được mở từ bên ngoài, một người đứng trước mặt.
Là Trình Xung.
Là tay vũ phu ngày đó đưa chàng rời Vân Lạc, bí mật đưa đến Trường An.
Thái độ đối phương cũng không còn thô bạo xưa kia, vẻ rất cung kính, nói, lúc kinh đàn bốc cháy, vừa hay có nhật thực.
Ý trời đã thế, Nhiếp Chính Vương điện hạ liền thuận theo dân ý, không cho phép chết.
“Điện hạ lệnh cho ti chức chuyển cáo, từ nay về sau, ngài được tự do, có thể đi bất kì nơi ngài muốn đi, ở bất kì chỗ ngài muốn ở lại, làm bất kì chuyện gì ngài muốn làm.”
“Điện hạ còn nói, vùng đất Bắc có người tri giao của ngài, cô ấy hẳn là rất muốn gặp mặt ngài. Trước đó, ti chức sẽ đưa ngài đi gặp trước.”
Nói xong, Trình Xung thi lễ với Vô Sinh rồi đóng cửa xe. Chốc lát, xe ngựa tiếp tục lên đường, nhanh chóng chạy theo hướng Bắc.
Vô Sinh hiến tỉ xong, nói lời kinh người, tự xin chết.
Đầu tiên là chàng giải thích vì sao năm ấy mình Tây du.
Lúc Sư phụ Động Pháp của chàng từ Tây Vực đi về Lạc Dương, từng mang theo tám mươi mốt bộ quyển kinh, nửa đường bị hư tổn, đến nơi chỉ còn lại không đến một nửa, điều đó trở thành tiếc nuối suốt đời của Động Pháp. Sau khi ông viên tịch, chàng nhân cơ hội bù đắp lại ý chí cả đời không trọn vẹn của thầy mới lên đường Tây du. Cả một quãng đường chàng nhìn thấy chúng sinh bi thảm, đến khi chính mình cũng trải qua cửu tử nhất sinh trở về, ngang qua gần Vân Lạc, theo một đội buôn bị kỵ binh người Địch bắt được, nhận hết trừng phạt, bản thân bị trọng thương, lúc tính mạng treo trên sợi tóc thì được tướng quân Trường Ninh cứu, mới sống sót.
Trải qua đại kiếp, chàng cảm giác được sâu sắc nỗi khổ nhân gian, trong khi bản thân vẫn chưa ngộ đạo, thế là xem kiếp nạn này coi như là buổi khảo luyện, vì đại ngộ, vì minh tâm, cũng vì sớm ngày hoàn thành di nguyện của tiên sư mà dừng chân ở một hang đá trong núi tu hành dịch kinh. Không ngờ, bản thân nghiệp chướng nặng nề, cho đến nay không những không thể tu thành chính quả mà ngược lại còn biến thành lá bùa để cho người khác làm ác cho đời, gieo hại vô tận.
Động Pháp nhận chàng truyền y bát, năm ấy chàng từng lập tâm nguyện, sau khi Tây du tìm đủ quyển kinh về sẽ truyền bá rộng rãi, giải rõ chân nghĩa.
Hiện giờ chàng đã dịch xong kinh, y bát của Động Pháp không đến mức thất truyền, chàng sắp khai đàn thuyết pháp, xong xuôi sẽ vào lửa tự thiêu, trừ tất thảy tội nghiệt, chứng minh đại đạo.
Tin này đã tạo cơn náo động xưa nay chưa từng có. Không những ở Trường An, tin tức cũng đến Lạc Dương.
Năm đó cái tên Vô Sinh mọi người Lạc Dương đều biết. Vô số tín đồ không ngại đường xa, từ bốn phương tám hướng tiến về Trường An. Dân chúng đến đây mới giật mình, thì ra hoàng tử nước Tấn ở phương Bắc nhộn nhịp vui mừng kia chẳng những là kẻ mạo danh từ đầu đến đuôi, mà Bắc Hoàng Sí Thư càng gian trá ti tiện đến tận cùng. Trên chiến trận đánh không lại nữ tướng quân, bèn phái gian tế rải tin đồn, trắng trợn nói xấu hòng dao động lòng người. Nếu chẳng may vì thế mà nữ tướng quân bị người một nhà công kích, thậm chí lòng quân dao động, thì không phải đã sa vào ý muốn của người Địch rồi sao? Người của Đại Ngụy ta tuyệt đối không thể mắc lừa.
Nếu nói rằng, bấy giờ vẫn còn kẻ bán tín bán nghi về câu chuyện thuyết pháp, thì mấy hôm sau, khi Vô Sinh trai giới xong xuôi, lộ diện ở kinh đàn được bố trí ở vùng đồng nội phía Tây Trường An, khai đàn giảng pháp, mọi ngờ vực vô căn cứ đã toàn bộ biến mất.
Kinh đàn cao tới mấy trượng, như ngọn tháp, hôm ấy, chàng khoác khiết y, xếp bằng ngồi trên đỉnh đàn. Dân chúng thấy diện mạo chàng tuấn mỹ, sắc mặt trang nghiêm, người như tự có ánh thần quang, không thể khinh nhờn, không khỏi tự thấy mình dơ bẩn mấy phần trước, cho đến chừng chàng mở lời, diệu âm không dứt, làm người say mê, đám người xung quanh ban đầu chỉ là vây xem náo nhiệt cũng dần dần nghe đến nhập thần. Sau đó, người hoặc như si như say, hoặc thể hồ quán đỉnh, hoặc được an ủi từ tận sâu, như nỗi khổ nhân gian rốt cuộc đã đạt đến cứu rỗi.
Vô Sinh thuyết pháp bảy ngày bảy đêm, thiện nam tín nữ từ các nơi lục tục chạy đến, chen kín vùng đồng hoang ngoại ô.
Nghe tin đồn rằng, vào ngày cuối cùng, ngài sẽ tự thiêu tiêu nghiệt.
Ngày ấy, cuối cùng đã tới.
Ngày cuối tháng sáu năm Thiên Hòa thứ ba, muôn người Trường An đều đổ xô ra đường. Ngoài đám tín đồ, từ sáng sớm, dân chúng bình thường cũng xôn xao chạy tới vùng ngoại ô phía Tây. Không chỉ thế, triều đình cũng phái quan viên Lễ bộ tham dự.
Đất hoang không có gió, hôm nay thời tiết cực kỳ trong lành. Bóng mặt trời chiếu đến chính Bắc, mặt trời lên đến giữa trời hướng chính Nam.
Đang giữa trưa, Vô Sinh đang đi cùng một đám tăng nhân chùa Già Lam Lạc Dương, xuất hiện ở trước mắt người đời.
Chàng vẫn bộ dáng ấy, áo tăng vải lĩnh, bước đến kinh đàn giữa đất trống, giống như những hôm trước, chàng ngồi trên cao, tiếp tục thuyết pháp.
Song, hôm nay có khác biệt.
Giờ phút này, khi lớp vải phủ ngoài kinh đàn đã được tháo dỡ, đám người mới phát hiện, bên dưới đã chất đầy củi.
Thì ra, bảy ngày đã đến, khi ngài không biết mệt mỏi tuyên giảng nghĩa kinh ở trên, bên dưới chỗ ngài ngồi, củi đã chất lớp lớp.
Người xung quanh đều lộ vẻ xúc động.
Vô Sinh đón gió, đi đến dưới kinh đàn, không chút dừng lại, vẫn như thường lệ cất bước bắt đầu trèo lên đỉnh đàn, cuối cùng, chàng bước đến nơi kết liễu đời này, xếp bằng ngồi xuống.
Chẳng bao lâu, ở dưới người chàng, lửa rực sẽ liếm lên, tiếp theo nuốt chửng chàng.
Chàng hơi cúi đầu, khép mắt.
Bắt đầu từ giây phút ấy, chàng như cô lập tất thảy xung quanh mình. Gió thổi từng cơn nơi đồng hoang, âm thanh tín đồ lục tục ngồi xuống theo chàng, tiếng củi chất ở bên dưới được nhen nhóm, phát ra tiếng tí tách nhỏ xíu, cũng bắt đầu vọng vào tai chàng… mà tất thảy, chẳng liên can đến chàng — dù cho chàng đã bắt đầu cảm nhận được hơi nóng đến từ ngọn lửa dưới người, khói đen cuộn lên vây quanh chàng, có cả tiếng ồn ào càng lúc càng lớn, thảng như còn cả tiếng phụ nữ đang khóc… thảng như nước ngoài biển khơi, ma quỷ từ bốn phương tám hướng ngoài kia tụ về, như muốn nuốt chửng lấy chàng.
Chàng vẫn không hề nhúc nhích.
Thân phận chàng đã được công bố, là dư nghiệt tiền triều, đã lay lất đến bước này, chết, là giải pháp duy nhất.
Với chàng mà nói, càng là một loại giải thoát.
Hôm nay dùng cách này để kết thúc cuộc đời, cũng nào phải ai ép buộc. Là lòng chàng cam nguyện.
Cho đến cuối đời, chàng đều khổ cực tu hành, theo đuổi thứ gọi là cảnh giới thấu triệt. Có thể chết như thế này, là chết có ý nghĩa, giờ phút này chính là viên mãn mà chàng theo đuổi, chàng vui vẻ chịu đựng, thản nhiên nghênh đón.
Chàng không suy nghĩ bất kì điều gì, để biển não hóa thành hư không, chờ đợi viên mãn đến. Một lát sau, trong khói lửa đang dần dâng lên, tiếng ồn ào đầy tai, bỗng dưng chàng như nghe được tiếng tụng kinh từ các vị sư tụng vì chàng vọng đến từ bốn phía kinh đàn, chàng cũng thả lòng theo, yên lặng tụng niệm kinh văn đang tràn vào trong đầu mình.
Bỗng, chàng hơi giật mình, khựng lại.
Chàng phát hiện ngay lúc này mình đang tụng, đúng là bản kinh mà chàng tụng cho cô nghe vào cái đêm trước khi cô ấy gả vào Trường An tìm tới từ biệt chàng!
Không chỉ một lần ấy, mà trước đó nữa, chàng tụng cho cô, cũng là bản này — bởi vì lần đầu chàng tụng cho cô nghe, cô nói, nghe cực kỳ êm tai, rất thích nghe, nên chàng nhớ rõ, về sau cứ mỗi lần cô đến thăm, chàng lại tụng bản kinh văn ấy.
Bởi một câu tán thưởng của cô, nên ở chỗ chàng, không biết bắt đầu từ bao giờ, bản kinh văn bình thường còn hơn những kinh văn bình thường này, cũng đã trở thành bản chàng thích nhất, tụng niệm qua vô số lần, nên đến giờ phút này cứ thế nhảy ra.
Trong đầu Vô Sinh hiện lên cảnh ở hang đá, trong tiếng mình tụng kinh, cô ấy thiếp đi trong yên bình…
Lúc nước mất đào vong, chàng đã biết chuyện, sau đó mai danh ẩn tích, từ Hoàng Phủ Dung biến thành Vô Sinh. Trong rất nhiều năm đó, nhớ đến, có lẽ chỉ có đoạn thời gian được cô cứu ở lại trong động đá của ngọn núi hoang vu kia, mới là những năm tháng mà nội tâm chàng chân chính thu hoạch được yên bình và vui vẻ.
Chàng từng tự nói với chính mình, chờ đến một ngày sau này, khi cô không còn cần mình tụng kinh cho nghe, chàng sẽ rời đi. Song chàng không lừa được chính mình. Trước thanh đăng kinh Phật, sao chàng chưa từng thầm suy nghĩ chứ, hy vọng ngày ấy vĩnh viễn không đến.
Lần này đi, nếu có kiếp sau, chàng sẽ không làm hoàng tử, không làm hòa thượng.
Chàng tưởng nhớ đến ngọn núi ngoại thành Vân Lạc, mặt hồ ấy, vệt ban mai, vạt trời chiều kia. Cho dù cô không biết đến sự tồn tại của chàng, cũng không sao, chàng có thể từ từ đợi nàng đến, lặng lẽ đưa nàng đi, đời đời kiếp kiếp, năm năm tháng tháng, sớm sớm chiều chiều.
Ngay một giây ý nghĩ này thoáng hiện, tâm linh chàng bỗng chấn động, trong nháy mắt, tim đập loạn, mồ hôi túa ròng ròng.
Thế lửa mỗi lúc một lớn, bắt đầu thiêu đốt làn da lộ ra bên ngoài, gió nóng ép áo bào trên người nhảy múa, chàng bắt đầu cảm thấy đau đớn, mà bên tai, tiếng tụng kinh của tăng nhân cùng tiếng khóc của tín đồ cũng càng lớn…
Chàng hoàn toàn tỉnh táo lại!
Chàng là một người xuất gia, ngày đầu tiên vào Không môn, tất cả khổ trì và tu hành, cũng là vì nhảy khỏi luân hồi, thoát ly bể khổ!
Cuối cùng, đến giây phút này, lửa lớn sắp thiêu người, chàng lại không cắt dứt trần thế, mơ ước kiếp sau? Như vậy trước đây, những thứ từng chèo chống cùng chàng đi tới tín ngưỡng, đến cùng là gì?
Trong khoảnh khắc, tựa như sống núi sụp đổ, chàng chỉ cảm thấy biển não ầm ầm rung động, máu huyết sôi trào trong lồng ngực, người lung lay sắp đổ, mấy lần muốn nôn ra máu, hoàn toàn không để ý rằng ngay phía trên đỉnh đầu chàng, mặt trời rực đỏ kia bỗng như bị thứ gì cắn một miếng, đột nhiên thành lu mờ.
Không có bất kỳ báo hiệu nào, mặt trời ẩn nấp mất, trời đất đen tối, gió lớn lồng lộng khắp nơi, trong ngoài Trường An như chìm vào đêm tối, chỉ mỗi kinh đàn đang bén lửa rực sáng, múa may theo gió, sáng loá!
Cùng với nỗi sợ bóng đêm vĩnh hằng như đột nhiên giáng lâm thế giới, tăng nhân ngừng tụng kinh, quan viên thất kinh, ngựa tránh khỏi trói buộc, chạy tán loạn, dân chúng trong vùng đất hoang cũng kịp tỉnh ngộ, bắt đầu lên tiếng năn nỉ, cúi lạy dưới đất, không dám ngẩng đầu.
Duy chỉ có Vô Sinh còn đang đau khổ vùng vẫy trong thế giới của mình là không hề hay biết tất thảy. Trong bóng đêm đột nhiên ập tới, một luồng khói đặc xoắn tới trước mặt chàng, chỉ thấy tối sầm, mất đi ý thức.
Đến khi Vô Sinh chậm rãi tỉnh lại, chàng vẫn từ từ khép mắt, cảm thấy trên người hình như còn đang mơ hồ chịu nỗi đau bị lửa thiêu.
Chàng chậm rãi mở to mắt, tầm mắt ổn định dần. Hình như mình đang nằm trong một chiếc xe ngựa, đang di chuyển.
Trong khoảnh khắc ấy, chàng không biết mình còn sống hay đã chết, đang đi về đâu.
Chàng chậm rãi ngồi dậy. Xe ngựa dừng lại, cửa được mở từ bên ngoài, một người đứng trước mặt.
Là Trình Xung.
Là tay vũ phu ngày đó đưa chàng rời Vân Lạc, bí mật đưa đến Trường An.
Thái độ đối phương cũng không còn thô bạo xưa kia, vẻ rất cung kính, nói, lúc kinh đàn bốc cháy, vừa hay có nhật thực.
Ý trời đã thế, Nhiếp Chính Vương điện hạ liền thuận theo dân ý, không cho phép chết.
“Điện hạ lệnh cho ti chức chuyển cáo, từ nay về sau, ngài được tự do, có thể đi bất kì nơi ngài muốn đi, ở bất kì chỗ ngài muốn ở lại, làm bất kì chuyện gì ngài muốn làm.”
“Điện hạ còn nói, vùng đất Bắc có người tri giao của ngài, cô ấy hẳn là rất muốn gặp mặt ngài. Trước đó, ti chức sẽ đưa ngài đi gặp trước.”
Nói xong, Trình Xung thi lễ với Vô Sinh rồi đóng cửa xe. Chốc lát, xe ngựa tiếp tục lên đường, nhanh chóng chạy theo hướng Bắc.