Tinh Hán Xán Lạn, May Mắn Quá Thay - Trang 4
Chương 167
Tuyên Thái hậu khoác áo ngồi dậy, một tay đỡ trán, lờ đờ nói: “Địch ảo, Thập Nhất lang còn ở đây không, ôi, sao ta ngủ say thế này. Bà đừng làm vẻ mặt ấy nữa, mau dìu ta dậy…”
Địch ảo cắn môi, dìu Tuyên Thái hậu đi đến trước cửa sổ, bất mãn chỉ vào bóng người ở dưới hiên đối diện: “Ồ, vẫn chưa đi à, không biết thuốc đã bị nấu cạn chưa… Ơ, kia là Thiếu Thương đúng không, sao nàng lại nấp trong góc phòng…”
Kết cấu trong Vĩnh An cung theo hình 凹, phần đáy là chính điện và chính cư ở phía bắc hướng về phía nam, nhưng mấy ngày nay Tuyên Thái hậu đã chuyển tới phòng ngủ phía đông thông gió tốt hơn, đứng bên cửa sổ sẽ thấy được Hoắc Bất Nghi dưới mái hiên đối diện, đồng thời cũng thấy thiếu nữ nấp sau khúc quanh, đôi mắt lã chã nhìn chàng trai trước lò thuốc, co người không tiến tới.
Đứng trước cửa sổ, làn gió trong lành ấm áp nhẹ nhàng thoáng qua mang theo hơi thở hoa cỏ đầy sức sống của mùa xuân, Tuyên Thái hậu mỉm cười: “Thiếu Thương đã trưởng thành rồi, nó đã đi quá nhiều đường khúc khuỷu, cũng chịu khổ không ít… Ừm, trong này có ‘công lao’ của ta. Có vài việc, không nghĩ rõ tức nghĩ không rõ, tính tình con bé nôn nóng như vậy, đi từ từ cũng hay. Địch ảo, lấy áo lông đến khoác thêm cho ta, hôm nay trời đẹp, ta muốn ra ngoài đi dạo… Ối…”
Nhưng chưa nói hết câu bà đã khuỵu người xuống, Địch ảo hết hồn, sợ hãi hét toáng lên, tiếng hét thê lương vang khắp cung đình, chàng thanh niên và người thiếu nữ ở đối diện nghe thấy, lập tức chạy đến.
…
Cuối cùng vụ án ‘Viên Bái bao che thích khách’ xôn xao cũng đã khép màn.
Viên Bái bị xử phạt giống đại bá của Lâu Nghiêu, cách chức phạt gậy, cũng bị đuổi về quê đóng cửa tự ngẫm, nhưng khác ở chỗ trước khi Viên Bái rời đi, hai cha con đã được Hoàng đế triệu kiến.
Ở trong điện, đầu tiên Hoàng đế mắng chửi Viên Bái hành sự hồ đồ, không có lề lối của trọng thần triều đình, quả thực cần phạt nặng; sau đó giọng thay đổi, Hoàng đế bày tỏ mình có thể hiểu tình cảm của Viên Bái dành cho nghĩa huynh, nếu Hoắc Xung cũng bị người ta lừa phỉnh gây họa – dù nghĩa huynh cơ trí quả cảm như thiên thần của ông sẽ tuyệt đối không làm chuyện đó – thì ông cũng sẽ khó lựa chọn.
Viên Bái khấu đầu liên tục, bày tỏ mình rất ăn năn.
Viên Thận: … Bị ngài nói hết rồi, người khác còn nói gì được nữa.
Thực ra Viên Bái không muốn mượn công lao của Hoắc Bất Nghi, nhưng khi nghe con trai Viên Thận khuyên ‘nếu nói ra thật, Viên gia chịu tội chỉ là chuyện nhỏ, chỉ sợ hại Hoắc Bất Nghi bị chụp tội danh khi quân’, nên ông mới kìm nén.
Trước mặt Hoàng đế, mấy lần Viên Bái mở miệng toan nói sự thật, nhưng lần nào cũng bị Hoàng đế đổi chủ đề, Viên Thận hồ nghi thật ra Hoàng đế đã biết mọi chuyện.
Con cháu Viên thị chưa từ quan vẫn giữ được chức vụ hiện tại, nhưng Viên Thận kiên quyết rời Thượng Thư đài, bày tỏ muốn về Luận Kinh đài học hành lần nữa để thấu rõ đạo làm người làm việc, tiện bề tương lai báo đáp quân vương.
Khó hiểu nhất là xử lý Đệ Ngũ Thành – đúng là ông ta đã bị lừa, nhưng cũng đúng chính ông ta hành thích Ông Quân Thúc, hơn nữa Ông Quân Thúc còn vì ông ta mới bị bắn chết. Nếu thả thì Ông gia sẽ làm khó, mà nếu giết lại quá đáng tiếc.
Đệ Ngũ Thành coi như có khí phách, tỏ vẻ mặc giết mặc lóc, lăng trì chém người ông ta cũng nhận, sẽ không nhíu mày; nhưng lão Kỷ thấy ông ta ngay thẳng giỏi võ lại không có tâm cơ, thế là nổi lòng mến tài, đưa ra một đề nghị.
Ông ta bảo Đệ Ngũ Thành ở trần nửa thân trên, đeo cành bụi gai sắc nặng nề trên lưng, đến Ông gia tạ tội vào ban đêm, nói, chỉ cần phu nhân và thiếu công tử Ông gia gật đầu thì ông ta sẽ lập tức chết ngay, tuyệt đối không hai lời, nhưng nếu giữ lại mạng ông ta, bất luận là truyền dạy tuyệt kỹ hay mai sau các vị công tử nhậm quan, ông ta sẽ luôn dốc lòng tương trợ.
Ông phu nhân không có chủ kiến, nhưng thấy người này cố tình chọn lúc không có ai biết để đến, cũng không cầu cạnh xin tha, chứng tỏ cũng là người lỗi lạc.
Ông thiếu công tử và lão phu tử rất tinh mắt, nghĩ bụng nếu giết gã hồ đồ này thì chi bằng giữ lại người hữu dụng, cũng giúp ích cho tương lai gia tộc. Thế là ngày hôm sau Ông thiếu công tử dâng tấu sớ lên Hoàng đế, bày tỏ oan gia nên tháo không nên buộc, nếu Đệ Ngũ Thành bị lừa thì ông ta không có tội, hà tất sát nghiệt.
Bản tấu ấy viết rất hay, vừa phân rõ trắng đen lại tốt bụng nhân hậu, từ Hoàng đế đến triều đình liên tục khen ngoại Ông thiếu công tử mới hai mươi tuổi, có thể nói vừa được danh vừa được lợi.
Và cứ thế, chẳng ai ngờ vụ án huyên náo này lại kết thúc trong kết cục nhẹ nhàng như vậy.
Ngoài cung mưa gió phất phơ, nhưng trong cung lại là cảnh mưa sa bão táp.
Trước kia vì không muốn Thiếu Thương thúc giục mình nghỉ ngơi ăn uống, Tuyên Thái hậu thường đùa rằng đại nạn của mình đã tới, nhưng vào lúc này, đại nạn thực sự đã đến. Kể từ ngày hôm ấy, Tuyên Thái hậu đã mê man nhiều ngày không tỉnh, trừ thỉnh thoảng mơ màng ăn vài thìa cháo thì không nuốt nổi thức ăn, không cần nghe thái y nhăn nhó báo cáo, Thiếu Thương cũng biết ngày này rồi sẽ đến.
Những ngày qua, các hoàng tử công chúa liên tục quanh quẩn trước cửa, còn Hoắc Bất Nghi chỉ cần có thời gian rảnh sẽ đến Vĩnh An cung hỗ trợ, nhìn Thiếu Thương túc trực bên cạnh Tuyên Thái hậu đút thức ăn xoa bóp cơ thể, người gầy sọp hẳn đi, chàng rất đau lòng nhưng không can ngăn.
Hôn mê tới ngày thứ sáu, Tuyên Thái hậu chợt tỉnh giấc, hơn nữa tinh thần minh mẫn, nụ cười dịu dàng.
“Ta muốn gặp bệ hạ, Thiếu Thương, giúp ta báo với Sầm An Tri.” Bà nói như thế khiến Thiếu Thương giật mình, lẽ nào đây là hồi quang phản chiếu?
Kể từ khi phế hậu vào sáu năm trước, dù Hoàng đế vẫn luôn để mắt Tuyên Thái hậu từ xa nhưng chưa bao giờ đặt chân vào Vĩnh An cung, lần này nghe truyền báo, ông biết ngay tình hình không xong, bất chấp vẫn đang bàn chính sự, hớt hải chạy tới.
Bước vào tẩm cung, thấy gò má của Tuyên Thái hậu hõm sâu, người yếu đuối nhợt nhạt, Hoàng đế chợt nhói lòng. Ông ngồi bên giường, nhẹ nhàng nói: “Nàng còn gì bất an cứ nói với trẫm, trẫm nhất định sẽ giải quyết cho nàng.”
Tuyên Thái hậu mỉm cười: “Cuộc đời ta luôn sống thay người khác, nửa đời trước sống vì mẫu thân cữu phụ, nửa đời sau chăm lo cho ấu đệ con cái, tới bây giờ, nói tới người khác làm gì nữa… Ta muốn nói về mình, nói về bệ hạ.”
Hoàng đế rưng rưng lắng nghe.
Thiếu Thương im lặng lui ra sau tấm bình phong, nào ngờ trông thấy Việt Hoàng hậu đứng ở ngoài từ lúc nào, hốc mắt hoen đỏ, muốn lui ra nhưng lại chẳng dám.
Tuyên Thái hậu nói: “Ngày bé đi học, đọc tới đoạn Thủy Hoàng đế hôm nào đó đi du ngoạn, ngựa xe như nêm, tuấn mã dũng sĩ, Cao Hoàng đế và Sở Bá vương trông thấy, rất hâm mộ sự long trọng ấy, một người nói ‘đại trượng phu là phải như vậy’, một người nói ‘có thể cướp và thay thế’, ôi, đấy là những người sinh ra đã muốn tranh giành thiên hạ. Nhưng ta biết, bệ hạ không phải người như thế, bệ hạ chưa bao giờ hâm mộ quyền thế của kẻ khác.”
Hoàng đế cố gượng cười: “Từ nhỏ trẫm đã bị hàng xóm láng giềng nói là đồ không mưu chí lớn, chỉ biết một mẫu ruộng ba tấc.”
Tuyên Thái hậu mỉm cười lắc đầu: “Không phải bệ hạ không mưu chí lớn, mà là yên phận bình lặng. Người tài trên đời này chia làm hai kiểu, một kiểu như Cao Hoàng đế và Sở Bá vương, hùng tâm tráng khí muốn thay trời đổi đất, một kiểu nữa là như bệ hạ, dù văn thao vũ lược không ai bì, nhưng không có lòng tranh bá thiên hạ.”
“Ở bên bệ hạ mấy chục năm, ta biết trong lòng bệ hạ vẫn là thiếu niên lang lỗi lạc thích làm ruộng đi học. Nếu chẳng phải thiên hạ đại loạn, nếu không phải huynh trưởng của bệ hạ giương cờ khởi nghĩa, thì ta biết, bệ hạ chỉ muốn suốt đời nhàn cư nơi quê nhà, sau đó cưới Việt muội muội, sinh mấy đứa bé kháu khỉnh, trời lên thì làm trời lặn thì nghỉ, bình yên suốt kiếp.”
Hoàng đế ứa nước mắt, siết chặt tay Tuyên Thái hậu: “Người hiểu ta, chỉ có Thần Am.”
Tuyên Thái hậu vươn bàn tay khẳng khiu, nhẹ nhàng vuốt má Hoàng đế: “Bệ hạ, bệ hạ chưa bao giờ có lỗi với ta, bệ hạ luôn cho ta tình sâu ý nặng, cả đời ta báo đáp chẳng hết. Ta không dám phản kháng cữu phụ, may mắn gặp được thiếu niên hào kiệt nhân hậu như bệ hạ, nếu là một kẻ bỉ ổi độc ác bụng phệ, e rằng ta vẫn phải cưới.”
“Bệ hạ, gặp được bệ hạ, là may mắn trong đời ta.”
“Thần Am… Trẫm, trẫm…” Hoàng đế khóc trước đầu gối Tuyên Thái hậu.
Tuyên Thái hậu cố sức dìu Hoàng đế dậy, nhìn thẳng vào nhau: “Bệ hạ, trong đời mình, bệ hạ không phụ giang sơn xã tắc, không phụ công thân bách tính, càng không phụ ta, chỉ có Việt muội muội, bệ hạ đã phụ nàng ấy.”
Hoàng đế ngậm lệ mỉm cười: “Không phải nàng bảo sẽ không nhắc đến người khác à, sao giờ vẫn nhắc?”
“Ta và Việt muội muội phân chia ranh giới mấy chục năm, nàng ấy không phải người khác.” Tuyên Thái hậu cười bất đắc dĩ, ngẩng đầu nhìn Hoàng đế, nghiêm túc nói, “Bệ hạ, đối với ta, năm ấy dù có phải bệ hạ hay không thì cữu phụ vẫn sẽ gả ta đi, trước sau gì ta vẫn phải cưới chồng, nhưng Việt muội muội lại không như thế. Bệ hạ là Hoàng đế cũng được, là nông dân cũng được, dù thăng quan tiến chức hay chỉ chăn trâu trên đồng, người nàng ấy cưới cũng chỉ có bệ hạ.”
Sau bức bình phong, Thiếu Thương ngoái đầu nhìn, Việt Hoàng hậu bịt kín miệng bằng khăn tay, nước mắt chảy dài.
“Bệ hạ đã bỏ ra nhiều thứ để thiên hạ được trật tự, Việt muội muội có lỗi hồi nào.” Tuyên Thái hậu thở dốc, “Đừng vì nàng ấy bộc trực, thẳng tính hay tùy hứng mà bệ hạ cho rằng nàng không để bụng, không đau lòng. Ta biết, nàng ấy khóc trong tối còn nhiều hơn ta.”
Hoàng đế nghẹn ngào, chỉ biết gật đầu thật mạnh.
Tuyên Thái hậu khó nhọc nói: “Về sau, bệ hạ phải thật tốt với Việt muội muội, thân mật như lúc hai người vẫn còn ở quê, như ta chưa bao giờ đến…”
Việt Hoàng hậu không còn kìm nén nổi, lập tức chạy tới từ sau bình phong, òa khóc nhào đến trước giường của Tuyên Thái hậu.
Tuyên Thái hậu vuốt tóc Việt Hoàng hậu, dịu dàng nói: “Ta cũng định mời muội, nhưng muội tự tới, đỡ Thiếu Thương phải đi chuyến nữa… Bệ hạ, để ta được nói chuyện với Việt muội muội đi.”
Hoàng đế gật đầu, bước chân chập chững đi ra ngoài.
Việt Hoàng hậu giàn giụa nước mắt ngẩng mặt lên: “A tỷ yên tâm, chỉ cần ngày nào còn có ta, Tuyên thị tất vẫn yên ổn.”
“Ai cần dựa vào muội.” Tuyên Thái hậu thở gấp cười, “Có Tử Đoan rồi, nó vừa thận trọng lại tài năng, ta rất yên tâm. Giờ ta muốn nói chuyện khác.” Bà hít sâu một hơi, nói từng chữ một: “A Hằng, lần Đông Hải vương bị ám sát năm mười chín tuổi, ta chưa bao giờ nghi ngờ muội.”
Việt Hoàng hậu nhìn bà: “Ta biết. Năm ấy Tây Ninh Điếu vương chết yểu, ta cũng chưa từng hoài nghi tỷ.”
Hai người nhìn nhau một hồi lâu, rồi đồng thời mỉm cười.
Việt Hoàng hậu gạt lệ cười nói: “Ta hiểu nhân phẩm của tỷ, vì thế chưa bao giờ nghe người ta xúi giục, cũng giao các con cho tỷ chăm sóc.”
Tuyên Thái hậu nói: “Ta cũng biết muội muội chưa từng hiểu lầm ta, nên không sợ bên ngoài đồn thổi, mạnh tay điều tra cung đình, tìm ra những kẻ gian từ tiền triều đang ẩn nấp.”
“Thần Am a tỷ…” Việt Hoàng hậu dán mặt vào bàn tay gầy guộc của Tuyên Thái hậu.
Tuyên Thái hậu dùng tay kia vỗ nhẹ bà: “Ta biết, ta biết. Nếu muội không phải muội, ta không phải ta, nếu hai ta chỉ là tiểu tỷ muội quen biết bình thường, thì hay biết bao…”
Cả hai họ có tính cách khác nhau, lập trường ngược nhau, nhưng vẫn luôn tán thưởng đối phương, mấy chục năm qua chưa bao giờ ngờ vực.
Nói nhiều như thế khiến Tuyên Thái hậu rất mệt, bà nghiêng người tựa vào túi dựa, khó nhọc nói: “Thiếu Thương, con ở đâu, mau lại đây!”
Việt Hoàng hậu thấy ánh mắt bà ngày càng mất tiêu cự như không nhìn thấy gì, trong lòng đau đớn không thôi.
Thiếu Thương vội bước ra từ sau bức bình phong, quỳ xuống trước giường: “Nương nương, thiếp ở đây, nương nương có gì sai bảo.”
“Thiếu Thương, thổi một khúc đi, ta muốn nghe con thổi sáo. Để Việt nương nương cũng nghe, à phải, gọi bệ hạ và các con vào đi…” Tuyên Thái hậu không thở nổi.
Việt Hoàng hậu sốt ruột, không đợi Thiếu Thương lui ra truyền báo, bà đã lập tức chạy ra kéo Hoàng đế vào, các hoàng tử công chúa im lặng theo sau, Hoắc Bất Nghi cũng ở trong số đó
Thiếu Thương thử sáo mấy lần, cuối cùng chậm rãi thổi một khúc – chính là khúc Trúc Chi Điệu mà Tang phu nhân đã dạy nàng năm ấy, nhưng nửa sau đã được Thiếu Thương biên soạn lại, kế đoạn trước nhẹ nhàng vui tươi là vẻ buồn bã của bể dâu, người nghe không khỏi cảm khái muôn vàn.
Tuyên Thái hậu nhìn hư không, yếu ớt thều thào: “… Thực ra phụ thân cũng thích thổi sáo, nhưng thối không hay. Bệ hạ, cơ thể ta sẽ được an táng ở hoàng lăng, liệu có thể cho phép ta cắt một nắm tóc, để Thiếu Thương đốt thành tro, đem về ngọn đồi phụ thân đã ẩn cư ngày trước, rải tro theo gió? Từ nhỏ ta đã ngưỡng mộ cuộc sống tự do tự tại của phụ thân, nhưng đời này ta lại không thể tự do, chuyện gì cũng phải nương nhờ người khác.”
“Chỉ mong kiếp sau gặp được thái bình thịnh thế, để ta không còn phải đau khổ, mong kiếp sau cha mẹ an khang sống thọ, để ta không cần gian nan vất vả, mong kiếp sau có thể làm phú ngày xuân, ngâm ca rừng núi… Việt muội muội, có phải nguyện vọng của ta tham lam quá không.”
“Tử Côn, con đừng đề phòng rụt rè nữa, vinh hay nhục đã sao, phải rộng lượng mới có thể sống lâu dài. Địch ảo sẽ được Hoài An vương phụng lão, giờ nó trưởng thành rồi, ta cũng rất vui… Tử Thịnh, ta không trách con, con là đứa trẻ tốt, con cũng đã rất khổ, nhưng con luôn hiếu thảo với ta, cũng rất tốt với Đông Hải vương…”
“Thiếu Thương, con bị ta liên lụy mấy năm, nay làm phiền con một lần cuối cùng…”
Người phụ nữ trên giường đã chấm dứt sinh mệnh trong tiếng sáo dập dìu lưu luyến, thái y thu lại phiến lông thăm dò ở mũi Tuyên Thái hậu, quỳ xuống trước mặt Hoàng đế bẩm báo. Hoàng đế bỗng ngã phịch xuống, nước mắt tuôn rơi, Việt Hoàng hậu đứng bên cũng lặng lẽ nhỏ lệ.
Các hoàng tử công chúa, kể cả cung nữ hoạn quan xung quanh òa khóc nức nở, âm thanh vang vọng một vùng.
Thiếu Thương loạng choạng bước ra khỏi tẩm điện, như đứa trẻ đi lạc thả bước lung tung.
Trong mắt nhiều người, Tuyên Thái hậu không phải là trưởng bối tốt, bà day dứt cả đời, trầm mê chuyện cũ mà sơ suất dạy dỗ con gái, nhưng với Thiếu Thương, bà là người bao che không cần biết lý do, cũng tin tưởng không cần biết nguyên nhân.
Là sự nuông chiều nàng mong ngóng cả đời mà chẳng thể có.
Từ nay trở đi, không còn âm thanh dịu dàng bù đắp cho tuổi thơ trống vắng của nàng nữa, không còn ai rộng lượng bao che cho những thiếu sót khiếm khuyết của nàng, cũng sẽ không còn ai chắn gió che mưa cho nàng vô điều kiện như vậy nữa rồi.
Kể từ bây giờ, nàng phải tự mình đương đầu.
Cuối cùng, Hoắc Bất Nghi tìm thấy cô gái ngồi xổm trong góc tường, rấm rứt trong im lặng. Con tim chàng quặn đau – nàng không thích khóc trước mặt mọi người, thói quen này đến nay vẫn không thay đổi.
Địch ảo cắn môi, dìu Tuyên Thái hậu đi đến trước cửa sổ, bất mãn chỉ vào bóng người ở dưới hiên đối diện: “Ồ, vẫn chưa đi à, không biết thuốc đã bị nấu cạn chưa… Ơ, kia là Thiếu Thương đúng không, sao nàng lại nấp trong góc phòng…”
Kết cấu trong Vĩnh An cung theo hình 凹, phần đáy là chính điện và chính cư ở phía bắc hướng về phía nam, nhưng mấy ngày nay Tuyên Thái hậu đã chuyển tới phòng ngủ phía đông thông gió tốt hơn, đứng bên cửa sổ sẽ thấy được Hoắc Bất Nghi dưới mái hiên đối diện, đồng thời cũng thấy thiếu nữ nấp sau khúc quanh, đôi mắt lã chã nhìn chàng trai trước lò thuốc, co người không tiến tới.
Đứng trước cửa sổ, làn gió trong lành ấm áp nhẹ nhàng thoáng qua mang theo hơi thở hoa cỏ đầy sức sống của mùa xuân, Tuyên Thái hậu mỉm cười: “Thiếu Thương đã trưởng thành rồi, nó đã đi quá nhiều đường khúc khuỷu, cũng chịu khổ không ít… Ừm, trong này có ‘công lao’ của ta. Có vài việc, không nghĩ rõ tức nghĩ không rõ, tính tình con bé nôn nóng như vậy, đi từ từ cũng hay. Địch ảo, lấy áo lông đến khoác thêm cho ta, hôm nay trời đẹp, ta muốn ra ngoài đi dạo… Ối…”
Nhưng chưa nói hết câu bà đã khuỵu người xuống, Địch ảo hết hồn, sợ hãi hét toáng lên, tiếng hét thê lương vang khắp cung đình, chàng thanh niên và người thiếu nữ ở đối diện nghe thấy, lập tức chạy đến.
…
Cuối cùng vụ án ‘Viên Bái bao che thích khách’ xôn xao cũng đã khép màn.
Viên Bái bị xử phạt giống đại bá của Lâu Nghiêu, cách chức phạt gậy, cũng bị đuổi về quê đóng cửa tự ngẫm, nhưng khác ở chỗ trước khi Viên Bái rời đi, hai cha con đã được Hoàng đế triệu kiến.
Ở trong điện, đầu tiên Hoàng đế mắng chửi Viên Bái hành sự hồ đồ, không có lề lối của trọng thần triều đình, quả thực cần phạt nặng; sau đó giọng thay đổi, Hoàng đế bày tỏ mình có thể hiểu tình cảm của Viên Bái dành cho nghĩa huynh, nếu Hoắc Xung cũng bị người ta lừa phỉnh gây họa – dù nghĩa huynh cơ trí quả cảm như thiên thần của ông sẽ tuyệt đối không làm chuyện đó – thì ông cũng sẽ khó lựa chọn.
Viên Bái khấu đầu liên tục, bày tỏ mình rất ăn năn.
Viên Thận: … Bị ngài nói hết rồi, người khác còn nói gì được nữa.
Thực ra Viên Bái không muốn mượn công lao của Hoắc Bất Nghi, nhưng khi nghe con trai Viên Thận khuyên ‘nếu nói ra thật, Viên gia chịu tội chỉ là chuyện nhỏ, chỉ sợ hại Hoắc Bất Nghi bị chụp tội danh khi quân’, nên ông mới kìm nén.
Trước mặt Hoàng đế, mấy lần Viên Bái mở miệng toan nói sự thật, nhưng lần nào cũng bị Hoàng đế đổi chủ đề, Viên Thận hồ nghi thật ra Hoàng đế đã biết mọi chuyện.
Con cháu Viên thị chưa từ quan vẫn giữ được chức vụ hiện tại, nhưng Viên Thận kiên quyết rời Thượng Thư đài, bày tỏ muốn về Luận Kinh đài học hành lần nữa để thấu rõ đạo làm người làm việc, tiện bề tương lai báo đáp quân vương.
Khó hiểu nhất là xử lý Đệ Ngũ Thành – đúng là ông ta đã bị lừa, nhưng cũng đúng chính ông ta hành thích Ông Quân Thúc, hơn nữa Ông Quân Thúc còn vì ông ta mới bị bắn chết. Nếu thả thì Ông gia sẽ làm khó, mà nếu giết lại quá đáng tiếc.
Đệ Ngũ Thành coi như có khí phách, tỏ vẻ mặc giết mặc lóc, lăng trì chém người ông ta cũng nhận, sẽ không nhíu mày; nhưng lão Kỷ thấy ông ta ngay thẳng giỏi võ lại không có tâm cơ, thế là nổi lòng mến tài, đưa ra một đề nghị.
Ông ta bảo Đệ Ngũ Thành ở trần nửa thân trên, đeo cành bụi gai sắc nặng nề trên lưng, đến Ông gia tạ tội vào ban đêm, nói, chỉ cần phu nhân và thiếu công tử Ông gia gật đầu thì ông ta sẽ lập tức chết ngay, tuyệt đối không hai lời, nhưng nếu giữ lại mạng ông ta, bất luận là truyền dạy tuyệt kỹ hay mai sau các vị công tử nhậm quan, ông ta sẽ luôn dốc lòng tương trợ.
Ông phu nhân không có chủ kiến, nhưng thấy người này cố tình chọn lúc không có ai biết để đến, cũng không cầu cạnh xin tha, chứng tỏ cũng là người lỗi lạc.
Ông thiếu công tử và lão phu tử rất tinh mắt, nghĩ bụng nếu giết gã hồ đồ này thì chi bằng giữ lại người hữu dụng, cũng giúp ích cho tương lai gia tộc. Thế là ngày hôm sau Ông thiếu công tử dâng tấu sớ lên Hoàng đế, bày tỏ oan gia nên tháo không nên buộc, nếu Đệ Ngũ Thành bị lừa thì ông ta không có tội, hà tất sát nghiệt.
Bản tấu ấy viết rất hay, vừa phân rõ trắng đen lại tốt bụng nhân hậu, từ Hoàng đế đến triều đình liên tục khen ngoại Ông thiếu công tử mới hai mươi tuổi, có thể nói vừa được danh vừa được lợi.
Và cứ thế, chẳng ai ngờ vụ án huyên náo này lại kết thúc trong kết cục nhẹ nhàng như vậy.
Ngoài cung mưa gió phất phơ, nhưng trong cung lại là cảnh mưa sa bão táp.
Trước kia vì không muốn Thiếu Thương thúc giục mình nghỉ ngơi ăn uống, Tuyên Thái hậu thường đùa rằng đại nạn của mình đã tới, nhưng vào lúc này, đại nạn thực sự đã đến. Kể từ ngày hôm ấy, Tuyên Thái hậu đã mê man nhiều ngày không tỉnh, trừ thỉnh thoảng mơ màng ăn vài thìa cháo thì không nuốt nổi thức ăn, không cần nghe thái y nhăn nhó báo cáo, Thiếu Thương cũng biết ngày này rồi sẽ đến.
Những ngày qua, các hoàng tử công chúa liên tục quanh quẩn trước cửa, còn Hoắc Bất Nghi chỉ cần có thời gian rảnh sẽ đến Vĩnh An cung hỗ trợ, nhìn Thiếu Thương túc trực bên cạnh Tuyên Thái hậu đút thức ăn xoa bóp cơ thể, người gầy sọp hẳn đi, chàng rất đau lòng nhưng không can ngăn.
Hôn mê tới ngày thứ sáu, Tuyên Thái hậu chợt tỉnh giấc, hơn nữa tinh thần minh mẫn, nụ cười dịu dàng.
“Ta muốn gặp bệ hạ, Thiếu Thương, giúp ta báo với Sầm An Tri.” Bà nói như thế khiến Thiếu Thương giật mình, lẽ nào đây là hồi quang phản chiếu?
Kể từ khi phế hậu vào sáu năm trước, dù Hoàng đế vẫn luôn để mắt Tuyên Thái hậu từ xa nhưng chưa bao giờ đặt chân vào Vĩnh An cung, lần này nghe truyền báo, ông biết ngay tình hình không xong, bất chấp vẫn đang bàn chính sự, hớt hải chạy tới.
Bước vào tẩm cung, thấy gò má của Tuyên Thái hậu hõm sâu, người yếu đuối nhợt nhạt, Hoàng đế chợt nhói lòng. Ông ngồi bên giường, nhẹ nhàng nói: “Nàng còn gì bất an cứ nói với trẫm, trẫm nhất định sẽ giải quyết cho nàng.”
Tuyên Thái hậu mỉm cười: “Cuộc đời ta luôn sống thay người khác, nửa đời trước sống vì mẫu thân cữu phụ, nửa đời sau chăm lo cho ấu đệ con cái, tới bây giờ, nói tới người khác làm gì nữa… Ta muốn nói về mình, nói về bệ hạ.”
Hoàng đế rưng rưng lắng nghe.
Thiếu Thương im lặng lui ra sau tấm bình phong, nào ngờ trông thấy Việt Hoàng hậu đứng ở ngoài từ lúc nào, hốc mắt hoen đỏ, muốn lui ra nhưng lại chẳng dám.
Tuyên Thái hậu nói: “Ngày bé đi học, đọc tới đoạn Thủy Hoàng đế hôm nào đó đi du ngoạn, ngựa xe như nêm, tuấn mã dũng sĩ, Cao Hoàng đế và Sở Bá vương trông thấy, rất hâm mộ sự long trọng ấy, một người nói ‘đại trượng phu là phải như vậy’, một người nói ‘có thể cướp và thay thế’, ôi, đấy là những người sinh ra đã muốn tranh giành thiên hạ. Nhưng ta biết, bệ hạ không phải người như thế, bệ hạ chưa bao giờ hâm mộ quyền thế của kẻ khác.”
Hoàng đế cố gượng cười: “Từ nhỏ trẫm đã bị hàng xóm láng giềng nói là đồ không mưu chí lớn, chỉ biết một mẫu ruộng ba tấc.”
Tuyên Thái hậu mỉm cười lắc đầu: “Không phải bệ hạ không mưu chí lớn, mà là yên phận bình lặng. Người tài trên đời này chia làm hai kiểu, một kiểu như Cao Hoàng đế và Sở Bá vương, hùng tâm tráng khí muốn thay trời đổi đất, một kiểu nữa là như bệ hạ, dù văn thao vũ lược không ai bì, nhưng không có lòng tranh bá thiên hạ.”
“Ở bên bệ hạ mấy chục năm, ta biết trong lòng bệ hạ vẫn là thiếu niên lang lỗi lạc thích làm ruộng đi học. Nếu chẳng phải thiên hạ đại loạn, nếu không phải huynh trưởng của bệ hạ giương cờ khởi nghĩa, thì ta biết, bệ hạ chỉ muốn suốt đời nhàn cư nơi quê nhà, sau đó cưới Việt muội muội, sinh mấy đứa bé kháu khỉnh, trời lên thì làm trời lặn thì nghỉ, bình yên suốt kiếp.”
Hoàng đế ứa nước mắt, siết chặt tay Tuyên Thái hậu: “Người hiểu ta, chỉ có Thần Am.”
Tuyên Thái hậu vươn bàn tay khẳng khiu, nhẹ nhàng vuốt má Hoàng đế: “Bệ hạ, bệ hạ chưa bao giờ có lỗi với ta, bệ hạ luôn cho ta tình sâu ý nặng, cả đời ta báo đáp chẳng hết. Ta không dám phản kháng cữu phụ, may mắn gặp được thiếu niên hào kiệt nhân hậu như bệ hạ, nếu là một kẻ bỉ ổi độc ác bụng phệ, e rằng ta vẫn phải cưới.”
“Bệ hạ, gặp được bệ hạ, là may mắn trong đời ta.”
“Thần Am… Trẫm, trẫm…” Hoàng đế khóc trước đầu gối Tuyên Thái hậu.
Tuyên Thái hậu cố sức dìu Hoàng đế dậy, nhìn thẳng vào nhau: “Bệ hạ, trong đời mình, bệ hạ không phụ giang sơn xã tắc, không phụ công thân bách tính, càng không phụ ta, chỉ có Việt muội muội, bệ hạ đã phụ nàng ấy.”
Hoàng đế ngậm lệ mỉm cười: “Không phải nàng bảo sẽ không nhắc đến người khác à, sao giờ vẫn nhắc?”
“Ta và Việt muội muội phân chia ranh giới mấy chục năm, nàng ấy không phải người khác.” Tuyên Thái hậu cười bất đắc dĩ, ngẩng đầu nhìn Hoàng đế, nghiêm túc nói, “Bệ hạ, đối với ta, năm ấy dù có phải bệ hạ hay không thì cữu phụ vẫn sẽ gả ta đi, trước sau gì ta vẫn phải cưới chồng, nhưng Việt muội muội lại không như thế. Bệ hạ là Hoàng đế cũng được, là nông dân cũng được, dù thăng quan tiến chức hay chỉ chăn trâu trên đồng, người nàng ấy cưới cũng chỉ có bệ hạ.”
Sau bức bình phong, Thiếu Thương ngoái đầu nhìn, Việt Hoàng hậu bịt kín miệng bằng khăn tay, nước mắt chảy dài.
“Bệ hạ đã bỏ ra nhiều thứ để thiên hạ được trật tự, Việt muội muội có lỗi hồi nào.” Tuyên Thái hậu thở dốc, “Đừng vì nàng ấy bộc trực, thẳng tính hay tùy hứng mà bệ hạ cho rằng nàng không để bụng, không đau lòng. Ta biết, nàng ấy khóc trong tối còn nhiều hơn ta.”
Hoàng đế nghẹn ngào, chỉ biết gật đầu thật mạnh.
Tuyên Thái hậu khó nhọc nói: “Về sau, bệ hạ phải thật tốt với Việt muội muội, thân mật như lúc hai người vẫn còn ở quê, như ta chưa bao giờ đến…”
Việt Hoàng hậu không còn kìm nén nổi, lập tức chạy tới từ sau bình phong, òa khóc nhào đến trước giường của Tuyên Thái hậu.
Tuyên Thái hậu vuốt tóc Việt Hoàng hậu, dịu dàng nói: “Ta cũng định mời muội, nhưng muội tự tới, đỡ Thiếu Thương phải đi chuyến nữa… Bệ hạ, để ta được nói chuyện với Việt muội muội đi.”
Hoàng đế gật đầu, bước chân chập chững đi ra ngoài.
Việt Hoàng hậu giàn giụa nước mắt ngẩng mặt lên: “A tỷ yên tâm, chỉ cần ngày nào còn có ta, Tuyên thị tất vẫn yên ổn.”
“Ai cần dựa vào muội.” Tuyên Thái hậu thở gấp cười, “Có Tử Đoan rồi, nó vừa thận trọng lại tài năng, ta rất yên tâm. Giờ ta muốn nói chuyện khác.” Bà hít sâu một hơi, nói từng chữ một: “A Hằng, lần Đông Hải vương bị ám sát năm mười chín tuổi, ta chưa bao giờ nghi ngờ muội.”
Việt Hoàng hậu nhìn bà: “Ta biết. Năm ấy Tây Ninh Điếu vương chết yểu, ta cũng chưa từng hoài nghi tỷ.”
Hai người nhìn nhau một hồi lâu, rồi đồng thời mỉm cười.
Việt Hoàng hậu gạt lệ cười nói: “Ta hiểu nhân phẩm của tỷ, vì thế chưa bao giờ nghe người ta xúi giục, cũng giao các con cho tỷ chăm sóc.”
Tuyên Thái hậu nói: “Ta cũng biết muội muội chưa từng hiểu lầm ta, nên không sợ bên ngoài đồn thổi, mạnh tay điều tra cung đình, tìm ra những kẻ gian từ tiền triều đang ẩn nấp.”
“Thần Am a tỷ…” Việt Hoàng hậu dán mặt vào bàn tay gầy guộc của Tuyên Thái hậu.
Tuyên Thái hậu dùng tay kia vỗ nhẹ bà: “Ta biết, ta biết. Nếu muội không phải muội, ta không phải ta, nếu hai ta chỉ là tiểu tỷ muội quen biết bình thường, thì hay biết bao…”
Cả hai họ có tính cách khác nhau, lập trường ngược nhau, nhưng vẫn luôn tán thưởng đối phương, mấy chục năm qua chưa bao giờ ngờ vực.
Nói nhiều như thế khiến Tuyên Thái hậu rất mệt, bà nghiêng người tựa vào túi dựa, khó nhọc nói: “Thiếu Thương, con ở đâu, mau lại đây!”
Việt Hoàng hậu thấy ánh mắt bà ngày càng mất tiêu cự như không nhìn thấy gì, trong lòng đau đớn không thôi.
Thiếu Thương vội bước ra từ sau bức bình phong, quỳ xuống trước giường: “Nương nương, thiếp ở đây, nương nương có gì sai bảo.”
“Thiếu Thương, thổi một khúc đi, ta muốn nghe con thổi sáo. Để Việt nương nương cũng nghe, à phải, gọi bệ hạ và các con vào đi…” Tuyên Thái hậu không thở nổi.
Việt Hoàng hậu sốt ruột, không đợi Thiếu Thương lui ra truyền báo, bà đã lập tức chạy ra kéo Hoàng đế vào, các hoàng tử công chúa im lặng theo sau, Hoắc Bất Nghi cũng ở trong số đó
Thiếu Thương thử sáo mấy lần, cuối cùng chậm rãi thổi một khúc – chính là khúc Trúc Chi Điệu mà Tang phu nhân đã dạy nàng năm ấy, nhưng nửa sau đã được Thiếu Thương biên soạn lại, kế đoạn trước nhẹ nhàng vui tươi là vẻ buồn bã của bể dâu, người nghe không khỏi cảm khái muôn vàn.
Tuyên Thái hậu nhìn hư không, yếu ớt thều thào: “… Thực ra phụ thân cũng thích thổi sáo, nhưng thối không hay. Bệ hạ, cơ thể ta sẽ được an táng ở hoàng lăng, liệu có thể cho phép ta cắt một nắm tóc, để Thiếu Thương đốt thành tro, đem về ngọn đồi phụ thân đã ẩn cư ngày trước, rải tro theo gió? Từ nhỏ ta đã ngưỡng mộ cuộc sống tự do tự tại của phụ thân, nhưng đời này ta lại không thể tự do, chuyện gì cũng phải nương nhờ người khác.”
“Chỉ mong kiếp sau gặp được thái bình thịnh thế, để ta không còn phải đau khổ, mong kiếp sau cha mẹ an khang sống thọ, để ta không cần gian nan vất vả, mong kiếp sau có thể làm phú ngày xuân, ngâm ca rừng núi… Việt muội muội, có phải nguyện vọng của ta tham lam quá không.”
“Tử Côn, con đừng đề phòng rụt rè nữa, vinh hay nhục đã sao, phải rộng lượng mới có thể sống lâu dài. Địch ảo sẽ được Hoài An vương phụng lão, giờ nó trưởng thành rồi, ta cũng rất vui… Tử Thịnh, ta không trách con, con là đứa trẻ tốt, con cũng đã rất khổ, nhưng con luôn hiếu thảo với ta, cũng rất tốt với Đông Hải vương…”
“Thiếu Thương, con bị ta liên lụy mấy năm, nay làm phiền con một lần cuối cùng…”
Người phụ nữ trên giường đã chấm dứt sinh mệnh trong tiếng sáo dập dìu lưu luyến, thái y thu lại phiến lông thăm dò ở mũi Tuyên Thái hậu, quỳ xuống trước mặt Hoàng đế bẩm báo. Hoàng đế bỗng ngã phịch xuống, nước mắt tuôn rơi, Việt Hoàng hậu đứng bên cũng lặng lẽ nhỏ lệ.
Các hoàng tử công chúa, kể cả cung nữ hoạn quan xung quanh òa khóc nức nở, âm thanh vang vọng một vùng.
Thiếu Thương loạng choạng bước ra khỏi tẩm điện, như đứa trẻ đi lạc thả bước lung tung.
Trong mắt nhiều người, Tuyên Thái hậu không phải là trưởng bối tốt, bà day dứt cả đời, trầm mê chuyện cũ mà sơ suất dạy dỗ con gái, nhưng với Thiếu Thương, bà là người bao che không cần biết lý do, cũng tin tưởng không cần biết nguyên nhân.
Là sự nuông chiều nàng mong ngóng cả đời mà chẳng thể có.
Từ nay trở đi, không còn âm thanh dịu dàng bù đắp cho tuổi thơ trống vắng của nàng nữa, không còn ai rộng lượng bao che cho những thiếu sót khiếm khuyết của nàng, cũng sẽ không còn ai chắn gió che mưa cho nàng vô điều kiện như vậy nữa rồi.
Kể từ bây giờ, nàng phải tự mình đương đầu.
Cuối cùng, Hoắc Bất Nghi tìm thấy cô gái ngồi xổm trong góc tường, rấm rứt trong im lặng. Con tim chàng quặn đau – nàng không thích khóc trước mặt mọi người, thói quen này đến nay vẫn không thay đổi.