Đọc truyện online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.

Thủ Tướng Mời Xem Đơn Ly Hôn - Trang 3

Chương 115: - Chương 115 CỰU PHU NHÂN THỦ TƯỚNG (1)



Chương 115 CỰU PHU NHÂN THỦ TƯỚNG (1)

Đầu tháng Mười Hai năm 2016, tại New York.



Tô Linh nhận được một tấm bưu thiếp đến từ Napoli, đính kèm bưu thiếp còn có một tấm ảnh.



Bưu thiếp và ảnh đều là của Tô Thâm Tuyết.



Ngày gửi ghi là tháng Tư. Sau khi qua tay nhiều người, cuối cùng bức thư cũng đến được tay Tô Linh nhờ một người đồng nghiệp.



Tô Linh tìm vị trí có ánh sáng cực kỳ tốt rồi mới mở tấm ảnh ra trước.



Trong ảnh, một người phụ nữ ngồi ăn pizza một mình trong một nhà hàng ngoài trời nơi phố cổ Napoli. Cô gái mặc bộ vest dáng nam phối với giày Martin, mái tóc đen dài xưa kia đã chuyển thành mái tóc xoăn đỏ cam, còn là kiểu xoăn phồng giống dân du mục.



Ánh nắng chiếu vào trang sức trên ngón tay và cổ tay người phụ nữ làm nó phát sáng lấp lánh, khóe miệng cô hơi cong lên, mãn nguyện, thanh thản.



Chắc hẳn những người đi ngang qua người phụ nữ đó không thể liên tưởng cô với một Nữ hoàng được.



Tô Linh mỉm cười nhìn mái tóc đỏ cam kia.



Đặt tấm ảnh sang bên, Tô Linh cầm tấm bưu thiếp lên.



Cảnh nền trên tấm bưu thiếp là chợ nông sản buổi sáng sớm ở Napoli, dâu tây, cà chua, táo, việt quất… và rất nhiều hoa quả bà không thể gọi tên chất đầy thùng gỗ, được những giọt nắng thành Napoli tô điểm thêm, tạo nên bức tranh bắt mắt.



Sau tấm bưu thiếp là hàng chữ ít ỏi:



"Cô giáo kính mến, tóc đỏ cam xoăn hippy biểu tượng cho sự độc đáo không thú vị như em nghĩ.



May mà mùi vị của pizza cà chua uống kèm bia cũng không đến nỗi nào, giày Martin giẫm trên đường đá cổ xưa cũng là một chuyện khá hay ho.



Cô giáo ơi, người phụ nữ trong ảnh có tên là Manon.



Chỉ tồn tại ở thành phố mang tên Napoli mà thôi."



Bà xếp bưu thiếp cạnh tấm ảnh.



Ngón tay Tô Linh nhẹ nhàng vuốt ve nửa bên mặt bị mái tóc xoăn dài màu đỏ cam che lại.

Thâm Tuyết, bây giờ em có khỏe không?



Cứ như đã hẹn trước, một hôm sau ngày nhận được bưu thiếp của Tô Thâm Tuyết, Tô Linh nhìn thấy Utah Tụng Hương ở tòa nhà Liên Hợp Quốc.



Utah Tụng Hương là đại biểu thanh niên đặc biệt của Liên Hợp Quốc. Anh không chỉ tham dự Đại hội Thanh niên thế giới thảo luận về các vấn đề quan hệ quốc tế mà còn nhận huy chương sứ giả xanh.



Huy chương sứ giả xanh nhằm ghi nhận cống hiến của Utah Tụng Hương trong chiến dịch bảo vệ môi trường biển.



Tại đại sảnh hình tròn, Utah Tụng Hương vừa đi vừa nói chuyện với các cán bộ Liên Hợp Quốc. Tô Linh đi theo về trụ sở với tư cách là đặc phái viên của Liên Hợp Quốc.



Hai nhóm người vội vã đi về phía trước.



Lúc trước, thi thoảng Utah Tụng Hương cũng gọi bà là "cô giáo" giống Tô Thâm Tuyết.



Năm Tô Linh rời Goran, Utah Tụng Hương đã cao hơn Tô Linh nửa cái đầu. Vào lần gặp cuối cùng, Utah Tụng Hương còn lừa bà, nói rằng mặt bà dính sâu róm.



Tô Linh sợ sâu róm nhất.



"Cô giáo, cô chờ em ở đây, em đi tìm thứ gì đó để bắt sâu róm." Lúc đó, anh đã nói với bà như vậy, đôi mắt trong suốt cùng giọng nói thành khẩn, tuyệt không giống như đang nói dối.



Nếu không nhờ Thâm Tuyết, chắc hẳn bà sẽ cứ ngây thơ đứng mãi ở đó.



Năm tháng như thoi đưa.



Cậu thiếu niên từng trêu chọc bà xưa kia như bước ra từ cánh cửa thời gian, trở thành chàng trai tuấn tú chiếm trọn mọi ánh nhìn.



Tô Linh không rõ người bạn điển trai của học sinh mình có nhận ra bà hay không.



Hai nhóm người đi ngang qua nhau, Utah Tụng Hương đi về hướng Đông, Tô Linh đi về hướng Tây.



Buổi chiều, Tô Linh nhìn thấy Utah Tụng Hương một lần nữa.



Phòng hội nghị gần nghìn chỗ ngồi đã chật kín. Dưới sân khấu là những người trẻ tuổi có chí tiến thủ và tinh thần hăng hái, cũng có người già tóc đã bạc phơ. Phụ nữ trẻ chiếm gần nửa phòng.



Họ đều đến đây vì Utah Tụng Hương.



Hai ngày qua, chàng trai trẻ Goran nhận được sự yêu mến nồng nhiệt từ thành phố Apple, từ người dân bình thường cho đến truyền thông. Nhưng anh được yêu mến như vậy không phải vì thân phận của mình.



Người của thành phố này không ưa mấy nhân vật trong chính trường. Họ đã chán ngán hàng loạt nhân vật chính trị coi tòa nhà Liên Hợp Quốc thành sân khấu cá nhân từ lâu rồi.



Nhưng hình như anh chàng đến từ Goran có gì đó khác với họ.

Nhận xét này bắt nguồn từ vụ hỏa hoạn ở một siêu thị vào đêm thứ Tư. Thứ Tư, một siêu thị cỡ trung gần ga tàu điện ngầm bốc cháy, cả siêu thị lâm vào tình trạng hỗn loạn. Trong lúc nguy cấp, một người đàn ông trẻ tuổi đang mua đồ dũng cảm lao ra, chỉ đạo qua micro, phối hợp với các nhân viên siêu thị giúp sáu mươi ba vị khách rút lui an toàn bằng lối thoát hiểm.



Chuyện này được truyền thông đưa tin rầm rộ. Có người nhận ra người đàn ông trẻ tuổi dũng cảm ở siêu thị hôm ấy chính là Thủ tướng của một quốc gia.



"Bây giờ tôi mới hiểu, tại sao khi đó mình lại lựa chọn tin tưởng cậu ấy." Đây là nhận xét chân thành của một vị khách tìm được đường sống trong chỗ chết.



Khi ngọn lửa nhanh chóng lan rộng, người đàn ông đó đứng lên quầy thu ngân, tay cầm micro và nói: "Bây giờ điều mọi người cần phải làm là tin tưởng tôi!"



"Khi ấy, tôi cho rằng cậu ấy xuất thân từ lính cứu hỏa." Một vị khách khác đã phát biểu khi được phỏng vấn.



Trận hỏa hoạn trong siêu thị đã giúp Utah Tụng Hương giành được thiện cảm của rất nhiều người dân New York. Mọi người bàn tán sôi nổi về phong thái lãnh đạo và sự bình tĩnh trước gian nguy của anh. Thủ tướng Goran trở thành thần tượng đầy quyền lực của giới trẻ.



Bởi vậy, phòng hội nghị sức chứa hơn nghìn người mới kín chỗ.



Tô Linh cũng kiếm được một ghế. Biết Utah Tụng Hương có ba mươi phút tọa đàm cá nhân tại phòng hội nghị này, bà đã xin được vé vào từ một người bạn.



Utah Tụng Hương xuất hiện đúng giờ.



Áo sơ mi trắng, quần Âu màu xám đậm, kiểu tóc gọn gàng kết hợp với đường nét tuấn tú sáng sủa, đủ để các cô gái dưới sân khấu mãn nguyện.



Chàng thanh niên Goran hiểu nhiều biết rộng. Trên sân khấu, lúc thì anh như học giả uyên bác; khi lại giống một thầy giáo trẻ mới vào trường; thỉnh thoảng lại là một con người của thế hệ mới với suy nghĩ độc đáo.



Thay vì nói đây là tọa đàm, thì có thể gọi nó là buổi chia sẻ đa dạng và phong phú.



Trong buổi chia sẻ ấy, Utah Tụng Hương bàn về bối cảnh thế giới và triển vọng tương lai. Anh nhắc đến nhân dân đất nước mình, đến trách nhiệm của Goran trên diễn đàn thế giới, khi cao hứng lên, anh còn chuyển sang luận về vũ trụ.



Trong ba mươi phút, Tô Linh để ý thấy Utah Tụng Hương chạm vào ngón áp út mấy lần.



Người ngoài cuộc tỏ tường, kẻ trong cuộc u mê. Cử chỉ này vốn là một thói quen đã ăn sâu bén rễ. Có lẽ, ngay cả người trong cuộc cũng không nhận ra, ngón áp út của anh đã không còn đeo nhẫn cưới nữa rồi.



Đã chín tháng từ ngày trưng cầu dân ý.



Chín tháng, không dài, cũng không ngắn.



Mấy tiếng trước, tại đại sảnh hình tròn, Utah Tụng Hương đĩnh đạc trò chuyện trước đám đông làm Tô Linh cứ ngỡ rằng anh đã vượt qua được cuộc hôn nhân đổ vỡ ấy.



Rời khỏi phòng hội nghị, Utah Tụng Hương bị phóng viên vây kín.

Có khoảng hai trăm khán giả trong hội nghị đứng chờ một bên, hy vọng có thể nhận được chữ ký của Utah Tụng Hương.



Ngày hôm đó, chắc chắn Utah Tụng Hương là một trong những người bận rộn nhất. Hình ảnh của Thủ tướng Goran nhiều lần xuất hiện trên màn hình của tòa nhà Liên Hợp Quốc.



Tối hôm ấy, Tô Linh ăn cơm với đồng nghiệp tại một nhà hàng gần đó. Trong bữa cơm, bà nhận được điện thoại của Donna và chồng. Trong điện thoại, Donna hát chúc mừng sinh nhật Tô Linh, lúc này đồng nghiệp mới biết hôm nay là sinh nhật bà.



Nhưng đã có người đưa bánh sinh nhật tới trước cả các đồng nghiệp.



Không chỉ đưa bánh sinh nhật mà còn thanh toán hóa đơn cho họ nữa.



Sau nhiều lần hỏi han, quản lý nhà hàng mới tiết lộ một chút thông tin. Người đưa bánh và tính tiền là một chàng trai trẻ, chính là người được cư dân thành phố Apple yêu mến dạo gần đây.



Trên đường đi vệ sinh, qua một nhân viên phục vụ, Tô Linh biết được tối nay Utah Tụng Hương cũng dùng bữa tại nhà hàng này.



Tô Linh về đến khách sạn, tivi đang thông báo tin tức Thủ tướng Goran rời New York trong đêm.



Tô Linh rời New York vào ngày cuối cùng của tuần đầu tiên tháng Mười hai. Trong vali của bà có bưu thiếp và tấm ảnh Tô Thâm Tuyết gửi.



Rồi sẽ có một ngày, họ được gặp lại nhau.



Kết thúc chuyến công tác tại New York, Lý Khánh Châu nhận được một ngày nghỉ. Vợ của anh ta vừa phẫu thuật viêm ruột thừa xong.



Có một ngày nghỉ trong tháng Mười Hai bận rộn, đây là một chuyện không tưởng trong quá khứ.



Cuối cùng cấp trên của anh ta đã nhuốm hơi thở con người rồi. Đây, vợ anh vừa phẫu thuật, vậy cho anh nghỉ một ngày ở nhà chăm vợ.



Dùng cảm tính để quan sát Utah Tụng Hương, anh ta lại phát hiện ra anh không còn là Utah Tụng Hương mưu kế đầy mình, hừng hực dã tâm, tràn trề ham muốn kiểm soát trước kia nữa.



Cuối năm 2016, chàng thanh niên Goran bắt đầu gặt hái thành quả kể từ khi nhậm chức.



Bình luận viên của kênh thời sự quốc tế nổi tiếng chuyên làm khó người khác đã không dám thốt lên câu "Hình như chàng trai kia đã đến nhầm chỗ rồi. Nhẽ ra anh ta phải đến sân khấu thời trang, chứ không phải diễn đàn chính trị" nữa.



Utah Tụng Hương được xem là thế lực mới của đài chính trị thế kỷ XXI: Trẻ trung, quả cảm, có chí tiến thủ, hài hòa giữa tài năng và tầm ảnh hưởng.



"Tham dự hội nghị thượng đỉnh."



"Được kênh truyền thông nổi tiếng thế giới phỏng vấn."



"Trò chuyện vui vẻ với nguyên thủ một quốc gia."



Đây là những trọng tâm chính của Utah Tụng Hương trong tháng Mười hai.



Gần đến ngày Giáng sinh, đường Jose đã thay chiếc áo mới tinh.

Đối với người dân Goran mà nói, lễ Giáng sinh năm nay khác hẳn mọi năm. Họ sẽ chào đón Nữ hoàng đi du học châu Âu trở về vào đêm trước Giáng sinh.



Để thể hiện nỗi niềm mong mỏi trước sự trở về của Nữ hoàng, những người bán hàng trên đường Jose chung tay phát động một phong trào. Trẻ em từ ba đến năm tuổi viết thiệp chúc mừng Giáng sinh cho Nữ hoàng có thể nhận được một hộp kẹo.



Kẹo được mang đi, thiệp chúc mừng viết cho Nữ hoàng treo trên cây thông Noel.



Cây thông Noel treo đầy thiệp chúc mừng, trở thành chi tiết đáng nhớ, ấm áp của người dân Goran trong năm nay.



Còn mười ngày nữa là đến lễ Giáng sinh.



Trước sự kiện trở về của Nữ hoàng, một công ty truyền thông của thành phố Goose đã tổ chức một cuộc khảo sát trên đường phố. Hai phần ba trong số một nghìn người tham gia đã bày tỏ niềm tin tưởng dành cho Nữ hoàng, họ tin rằng Nữ hoàng trở lại sẽ trở nên tốt hơn.



Một phần ba lại cho rằng việc "Nữ hoàng đi châu Âu học tập" chỉ là động thái trốn chạy sau khi gây rắc rối. Một bộ phận nhỏ người tham gia oán trách Nữ hoàng không cập nhật trang mạng xã hội từ khi sang châu Âu học tập.



Dĩ nhiên, cũng có vài người khác biệt.



"Tôi không biết liệu Nữ hoàng có bạn trai ở châu Âu không. Tôi không thể chấp nhận chuyện này được. Đối tượng của Nữ hoàng phải là đàn ông Goran giống tôi." Một chàng trai hét vào máy quay.



Liệu Nữ hoàng có bạn trai ở châu Âu không? Nếu Nữ hoàng có bạn trai nước ngoài thì phải làm sao? Đây là những đề tài bàn luận sốt dẻo của người dân Goran.



Một tiếng sau khi công bố cuộc khảo sát trên đường phố.



Ở sân bay thành phố Goose, một phóng viên nắm bắt được cơ hội, đặt câu hỏi với Thủ tướng đang rảo nhanh bước chân: "Ngài Thủ tướng, ngài có đồng ý trở thành người tham gia cuộc khảo sát đường phố thứ một nghìn không trăm linh một, phát biểu quan điểm của ngài về sự trở về của Nữ hoàng không?"



Tự dưng chọc vào nỗi đau của người khác.



Không ngờ, Thủ tướng lại dừng bước.



Ngài Thủ tướng không chỉ dừng bước, mà còn trả lời câu hỏi của phóng viên này: Tôi cũng giống như tất cả những người dân Goran khác, mong chờ Nữ hoàng trở về cùng diện mạo hoàn toàn mới.



Thế này đâu giống mối quan hệ vợ cũ chồng cũ?



Phóng viên mau lẹ, quả quyết thảo luận với ngài Thủ tướng về đề tài nóng hổi "Nữ hoàng có bạn trai ở châu Âu hay không" của người dân Goran cách đây một tiếng trước.



"Như vậy không được đâu, người cưới Nữ hoàng phải là đàn ông Goran; cũng như tôi, đối tượng tái hôn cũng phải là phụ nữ Goran." Thủ tướng nghiêm nghị trả lời.



Câu trả lời của ngài Thủ tướng làm người dân Goran thổn thức không thôi.

Xem ra cả hai đã thoát khỏi nỗi buồn ly hôn. Thế nhưng vẫn có người nói: "Ngài Thủ tướng cũng là đàn ông Goran, cũng như vậy, Nữ hoàng là phụ nữ Goran."



Ố ồ, ai cũng hiểu, chỉ là không thèm nói ra.



Một tuần trước lễ Giáng sinh, Lý Khánh Châu được đích thân Utah Tụng Hương giao một nhiệm vụ bí mật.



Lý Khánh Châu nhận được điện thoại vào năm giờ chiều. Theo yêu cầu trong cuộc gọi, anh ta cần gấp rút mang hộ chiếu đến cửa phòng làm việc của Utah Tụng Hương trước sáu giờ.



Chủ nhân phòng làm việc mặt mày xám xịt, quăng cho anh ta một câu: "Anh phải đi Vienna một chuyến."



Sáu giờ rưỡi, Lý Khánh Châu nhận được vé máy bay từ người quản lý sinh hoạt của Utah Tụng Hương, cũng biết được trưa nay sau khi trở về, ngài Thủ tướng vẫn luôn giam mình trong phòng làm việc.



Đúng rồi, khi về ngài Thủ tướng còn mang theo một bức tranh được bọc kín mít. Quản gia tiến lên hỏi có cần tìm chỗ treo bức tranh lên không, thái độ của ngài Thủ tướng khi đó như sắp nện mạnh bức tranh lên đầu quản gia.



Tám giờ, Lý Khánh Châu lên máy bay đến Paris. Điểm đến trong hành trình lần này của anh ta chính là Vienna.



Lý Khánh Châu không biết nguyên nhân mình phải đến Vienna, Utah Tụng Hương chỉ thông báo cho anh một nhiệm vụ bí mật. Có một nhân viên Cục Tình báo Goran chờ anh ở Vienna. Khi gặp, nhân viên tình báo ấy sẽ kể hết cho anh ta nghe.

Vietwriter.vn để tham gia các event hấp dẫn.

Nữ hoàng cũng ở Vienna. Chắc hẳn nhiệm vụ bí mật này có liên quan đến Nữ hoàng.



Đến sân bay Charles de Gaulle ở Paris, Lý Khánh Châu tiếp tục di chuyển không ngừng nghỉ, lên chuyến bay đến Vienna.



Tại Vienna, Lý Khánh Châu gặp nhân viên tình báo Goran đã đến Vienna trước anh một ngày.



Quả nhiên, nhiệm vụ bí mật này có liên quan đến Nữ hoàng.



Chuyện này phải kể từ vụ trộm trong nhà hàng xóm của Nữ hoàng vào cuối tháng Mười một. Nữ hoàng rất thân với người hàng xóm ấy, và trong số đồ bị mất cắp có cả của Nữ hoàng. Đồ bị đánh cắp chính là tranh chân dung của Nữ hoàng.



Bức tranh là tác phẩm của người hàng xóm kia.



Hiện tại, bức tranh bị lấy trộm đã nằm trong tay ngài Thủ tướng. Họ cần đảm bảo rằng có còn bản sao bức tranh chân dung Nữ hoàng nào nữa hay không, có bao nhiêu người đã từng tiếp xúc với bức chân dung, trong số đó có ai chụp và lưu lại ảnh không.



Cuối cùng, phải nhắc đến nhân vật mấu chốt trong vụ trộm này – người hàng xóm của Nữ hoàng.



Hàng xóm Nữ hoàng là một họa sĩ không tên tuổi, từng có mấy tháng mở quầy tranh kiếm sống trên đường phố Vienna.



Để một họa sĩ không tên tuổi vẽ chân dung Nữ hoàng là tổn hại hình ảnh của Hoàng gia Goran. Vì vậy ngài Thủ tướng cần đảm bảo chuyện này không có sơ hở.



Lấy làm mừng là, hàng xóm của Nữ hoàng không báo cảnh sát, do đó phần nào tránh được nhiều người nhìn thấy chân dung Nữ hoàng.



Có lẽ, Lý Khánh Châu biết người hàng xóm thân thiết với Nữ hoàng là ai rồi. Và có lẽ, cái gọi là tranh chân dung của Nữ hoàng cũng không phải tranh chân dung đơn thuần.

Phải biết rằng, Lục Kiêu Dương là họa sĩ tranh khỏa thân.



Bốn mươi phút sau, Lý Khánh Châu nhìn thấy Tô Thâm Tuyết và Lục Kiêu Dương sánh vai nhau đi ra từ trung tâm thú cưng, Thư ký riêng của Nữ hoàng theo sát phía sau.



Ba người đi cùng nhau có vẻ ổn hơn là chỉ có hai người.



Hai mươi tiếng sau, Lý Khánh Châu đã lấy được danh sách những người đã tiếp xúc với bức tranh chân dung của Nữ hoàng.



Đối tượng lẻn vào nhà Lục Kiêu Dương ăn trộm là kẻ trộm chuyên nghiệp ở Vienna. Nhưng thật xui xẻo, ngày hôm sau gã đã bị bắt vì một vụ trộm khác.



Khi lục soát nhà kẻ phạm tội nhiều lần này, cảnh sát không chú ý nhiều đến bức tranh chân dung của Nữ hoàng. Mấy ngày sau, bức tranh bị bạn cùng nhà của kẻ trộm chuyên nghiệp lấy đi. Không rõ mục đích lấy bức tranh là gì, chỉ có thể khẳng định đó là người hời hợt. Tên này bỏ quên bức tranh ở cửa hàng đồ cũ chỉ vì một cuộc điện thoại.



Chủ cửa hàng đồ cũ đã bán bức tranh cho một tên buôn nay đây mai đó. Hai ngày sau, tại chợ đen, bức tranh bị bán cho một gã con buôn ở Rome. Sau đó, bức tranh lọt vào tay Hoàng gia Goran.



Mạng lưới Cảnh sát Hoàng gia Goran thu được thông tin về bức tranh chân dung Nữ hoàng qua mạng Internet. Khi hai cư dân mạng đang trò chuyện qua phần mềm trên mạng, vị A đang làm việc ở nước ngoài kể cho vị B đang ở Goran nghe chuyện đã thấy bức tranh chân dung giống Nữ hoàng ở chợ đen.



Theo nguồn tin từ cuộc trò chuyện giữa hai cư dân mạng, Hoàng gia Goran lấy được bức tranh.



Giờ có thể xác định có khoảng năm người đã tiếp xúc với bức tranh, năm người này đều là nam giới.



Sau khi báo cáo với Utah Tụng Hương thông tin này, người báo cáo nghe thấy tiếng chửi thề vang lên từ đầu bên kia.



Cùng với tiếng chửi thề là tiếng loảng xoảng rơi vỡ của một số đồ vật trong phòng làm việc.



Như vậy, Lý Khánh Châu càng tin chắc rằng, cái gọi tranh chân dung Nữ hoàng… Khụ, là bí mật, bí mật!



Sau nhiều lần thẩm tra xác nhận, bức tranh chân dung Nữ hoàng không có bản sao. Theo dõi điện thoại qua IMEI* và thuê bao của năm người từng tiếp xúc với tranh chân dung của Nữ hoàng, họ cũng không phát hiện có hình ảnh về bức tranh.




(*) Số seri của máy.



Cuối cùng, để phòng ngừa phiền toái phát sinh, ngoại trừ kẻ trộm bị cảnh sát Vienna bắt giam, điện thoại của bốn người còn lại cũng được lắp thiết bị nghe trộm. Trong vòng nửa năm tới, Cục Tình báo Goran sẽ tiến hành theo dõi bốn người này.



Kết thúc báo cáo.



Đến đây, sự kiện tranh chân dung của Nữ hoàng tạm thời chấm dứt.

Một ngày sau khi Lý Khánh Châu trở về Goran, bởi không chịu nổi tò mò, anh ta dùng cách thức riêng để thu được một tin tức nho nhỏ. Mấy ngày trước, Hoàng gia Goran đã bí mật triệu tập một hội nghị khẩn cấp. Hội nghị bí mật này có liên quan đến một bức tranh khỏa thân. Người mẫu trong bức tranh khỏa thân ấy có khuôn mặt rất giống Nữ hoàng.



Để xác nhận người mẫu trong tranh khỏa thân rốt cuộc có phải Nữ hoàng hay không, người phụ trách của Hoàng gia đã gọi điện cho ngài Thủ tướng, và được đích thân Thủ tướng xác nhận, người phụ nữ trong tranh không phải Nữ hoàng.



Đến khi ấy, tất cả mới thở phào nhẹ nhõm, hóa ra chỉ là sợ bóng sợ gió thôi.



Cuối cùng, Christie cầm bức tranh đi.



Chắc hẳn, họa sĩ và người mẫu không ngờ bức tranh khỏa thân ấy đã ngấm ngầm gây ra sóng gió lớn đến vậy.



Tranh khỏa thân của một Nữ hoàng bị công khai, người vẽ tranh còn là một chàng trai trẻ, chỉ nghĩ thôi đã đủ làm người ta toát mồ hôi.



May thay, đã có người âm thầm dập tắt sóng gió lần này.



Lý Khánh Châu thở phào.



Còn hai ngày nữa, người Goran sẽ chào đón Nữ hoàng của họ trở về.



Không biết sẽ có bao nhiêu người biết rõ câu chuyện như anh ta, háo hức tò mò ngồi quan sát sự trở về của Nữ hoàng bệ hạ. Nữ hoàng vẫn là Nữ hoàng, có điều Phu nhân Thủ tướng đã trở thành Cựu Phu nhân Thủ tướng.



Cựu Phu nhân Thủ tướng.



Số Một đường Jose và Cung điện Jose có quan hệ mật thiết. Sau này, hai người không tránh khỏi va chạm, không biết khi đó ngài Thủ tướng và Cựu Phu nhân sẽ tạo ra tia lửa thế nào.



Nhớ đến lúc người quản lý sinh hoạt của Thủ tướng nhắc đến bức tranh bọc kín mít kia, Lý Khánh Châu đau lòng thay cho chàng thanh niên Goran.



Không biết người đó mang bức tranh khỏa thân của vợ cũ về với ý định gì đây?



Sưu tầm? Phá hủy? Trút giận?



Cho dù với mục đích gì, có thể nói Utah Tụng Hương đã xử lý sự kiện tranh khỏa thân của vợ cũ hết sức hợp lý. Cho anh điểm tuyệt đối cũng không có gì quá đáng.



Thế giới này có thứ tình yêu mang tên gương vỡ lại lành.



Nếu vẫn còn quyến luyến không quên được nhau, vậy có gì là không thể?



Hai người đó vẫn còn rất trẻ, vẫn còn năm tháng dài đằng đẵng phía sau, chẳng phải vậy sao?

Chương trước Chương tiếp
Loading...