Thịt Phượng Hoàng - Trang 4
Chương 138: Hãy Kể Cho Tôi Về Giấc Mơ Của Em
“Không cháu nói thật mà! Có một anh bị kẹt dưới mương thật mà!”
“Cái con bé này! Mọi người theo mày tìm cả buổi trưa, làm gì thấy ai đâu.”
“Có mà! Anh ý ở ngay chỗ này này. Cháu còn để lại cả cơm nắm của mẹ, cả bình nước Ong vàng của cháu cho anh ý nữa. Anh ý bảo sẽ chờ cháu mà!”
“Thôi, thôi, mày làm mất thời gian của các bác quá Phượng. Tự nhiên sinh cái thói nói dối!”
“Xin lỗi các bác. Không hiểu vì sao cái Phượng bỗng dưng lại…âu cũng là trò đùa không biết phân biệt phải trái của trẻ con. Mong các bác thông cảm. Về nhà tôi sẽ bảo ban lại cháu. Phượng, mau xin lỗi các bác đi.”
“Không, con không nói dối! Có một anh ở dưới mương thật mà!”
“Phượng!”
“Con không nói dối! Anh ý còn giữ bình nước Ong vàng của con!”
“Xin lỗi các bác mau lên!”
“Hu hu hu…Con không nói dối thật mà! Sao mẹ không tin con! Con nói thật! Con nói thật!”
“Phượng! Đừng có gào thêm nữa!”
“Con nói thật! Con nói thật! Mẹ phải tin con! Có một người kẹt dưới mương thật mà! Anh ý còn cầm bình nước của con!”
—
“Trời ơi, giữa đêm hôm có việc gì gấp mà gọi cửa nhà tôi thế cô?”
“Bác ơi, nguy quá! Chắc trưa nay dầm nắng lâu, nửa đêm cái Phượng sốt hầm hập bác ạ. Em lo quá!”
“Chết thật! Để tôi vào nhà dắt xe, đưa hai mẹ con lên trạm xá!”
“Vâng vâng, cảm ơn bác.”
—
“Bé bị sốt, uống hai viên thuốc hạ sốt này rồi về.”
“Bác sĩ, tôi thấy biểu hiện của cháu nặng lắm. Không giống sốt cúm bình thường. Bác sĩ xem kỹ tình trạng của cháu…”
“Chị ạ, chúng tôi là được đào tạo bài bản có trường có lớp. Nếu chị không tin tưởng thì mời chị đưa cháu tới cơ sở uy tín hơn.”
“A…vâng. Tôi sẽ cho cháu uống thuốc.”
—
“Ôi bác ơi, chết toi rồi! Tự nhiên cái Phượng nhà tôi không nói được!”
“Hả? Sao lại thế! Gay go quá! Cô về nhà bế con bé sang đây. Tôi chở hai mẹ con lên bệnh viện tỉnh. Nhanh lên! Chết dở! Cái lũ lang băm. Con bé mà làm sao ông phải đến cho chúng mày một trận.”
—
“Khụ khụ…”
Thứ đầu tiên Phượng cảm nhận được là lớp ga trải giường mềm mượt tựa satin, được ướp hương hoa nhài thoang thoảng. Khi cô động đậy, tấm chăn mượt mà trượt trên làn da cô như nước chảy.
Điều thứ hai Phượng cảm thấy là mùi hôi hơi thở của chính mình.
Kể cả không quá chén, thì cả ngày hôm qua rong ruổi khắp các con phố Barcelona cũng đủ làm cô mệt nhoài. Toàn thân nhức mỏi khiến cô không nhấc đầu dậy được. Cô úp mặt lên lớp satin thơm ngát, miệng r.ên rỉ ư ử.
Đúng như cô dự đoán, chỉ vài giây sau, anh đã xuất hiện trước cửa, quần áo chỉnh tề nhìn cô.
Phượng lầm rầm.
“Này người yêu, em vừa có một giấc mơ kỳ quái.”
Không chờ anh đáp, cô đã thều thào kể luôn.
“Anh biết lần đầu em mắc bệnh viêm thanh quản cấp là lúc nào không? Năm tuổi. Khi em mới năm tuổi thôi! Không phải trẻ nhỏ năm tuổi chỉ bị ngạt mũi hay viêm họng vớ vẩn thôi sao? Không dưng em lại dính bệnh viêm thanh quản dở người. Các bác trong làng vẫn hay nói vui là em mắc bệnh nghề nghiệp sớm đấy!”
Anh vẫn đứng đó, nhẫn nại nghe cô kể lể. Mặc dù hai câu trên dưới của cô chẳng khớp nhau tẹo nào.
Cô tiếp tục lảm nhảm.
“Nhưng mà mẹ em kể rằng hồi em năm tuổi bị viêm thanh quản chẳng liên quan gì đến hát hò cả. Mẹ bảo hôm đó em chạy khắp làng hò hét đến náo loạn chòm xóm. Bị mọi người mắng thì em lăn ra khóc lóc ầm ĩ cả ngày, không ai dỗ được. Giữa đêm thì đổ bệnh luôn.
Bà y sĩ dỏm ở trạm xá cho hốc mấy viên thuốc cúm vớ vẩn rồi đuổi về. Mẹ em đinh ninh bấm bụng nghe theo. Hai hôm sau em bị tắt tiếng luôn. Mẹ em mới hoảng quá nhờ bác trưởng thôn đèo lên bệnh viện tỉnh.
Thanh quản của em bệnh tật từ đó tới giờ, cứ thỉnh thoảng lại mất tiếng chẳng vì lý do gì. Bực thật!”
Say rượu làm óc cô hơi váng. Cô ôm đầu ngồi dậy.
Đêm qua cô say bí tỉ, hành vi chọc ghẹo tàn nhẫn đến thế nào hẳn đã quên sạch sẽ. Còn anh nhớ rõ. Cả gian nhà tắm cao cấp tại khách sạn El Palace Barcelona phải mở vòi hoa sen lạnh cả đêm cũng nhớ rõ.
Cô chẳng hay biết gì. Não bộ tự động lọc vẻ u ám trên gương mặt anh, cô hồn nhiên hỏi:
“Người yêu, hôm nay chúng ta tiếp tục chơi ở đâu?”
Anh lén thở dài. Đáng ra ngay từ lần đầu đụng độ cô tại Brown University, anh phải đoán được trước rằng cả đời này mình đều sẽ chịu thua trước cô.
Anh đáp nhẹ.
“Em nghĩ sao về thủ đô Vienna?”
Cô híp mắt, không biết vì thói quen dụ dỗ anh hay do cô còn ngái ngủ. Cô cong môi.
“Vienna, thành phố của nghệ thuật và âm nhạc. Nếu anh đưa em tới Vienna, em sẽ yêu anh mất.”
Cuối cùng cô cũng thành công khiến anh nở một nụ cười. Chỉ một câu nói của cô, thành trì kiên cố của anh liền sụp đổ trong nháy mắt.
Anh trả lời.
“Vậy chúng ta sẽ tới Vienna ngay trong chiều nay.”
Đáp xong anh rời khỏi phòng để cô chỉnh trang. Trước khi đi anh tinh tế khép cửa lại. Nhìn cảnh cửa gỗ màu gạo đóng chặt, nụ cười trên môi Phượng khép dần.
Hành trình của họ kéo dài hơn dự tính, tức là tình hình trong nước còn nhiều rủi ro.
“Cái con bé này! Mọi người theo mày tìm cả buổi trưa, làm gì thấy ai đâu.”
“Có mà! Anh ý ở ngay chỗ này này. Cháu còn để lại cả cơm nắm của mẹ, cả bình nước Ong vàng của cháu cho anh ý nữa. Anh ý bảo sẽ chờ cháu mà!”
“Thôi, thôi, mày làm mất thời gian của các bác quá Phượng. Tự nhiên sinh cái thói nói dối!”
“Xin lỗi các bác. Không hiểu vì sao cái Phượng bỗng dưng lại…âu cũng là trò đùa không biết phân biệt phải trái của trẻ con. Mong các bác thông cảm. Về nhà tôi sẽ bảo ban lại cháu. Phượng, mau xin lỗi các bác đi.”
“Không, con không nói dối! Có một anh ở dưới mương thật mà!”
“Phượng!”
“Con không nói dối! Anh ý còn giữ bình nước Ong vàng của con!”
“Xin lỗi các bác mau lên!”
“Hu hu hu…Con không nói dối thật mà! Sao mẹ không tin con! Con nói thật! Con nói thật!”
“Phượng! Đừng có gào thêm nữa!”
“Con nói thật! Con nói thật! Mẹ phải tin con! Có một người kẹt dưới mương thật mà! Anh ý còn cầm bình nước của con!”
—
“Trời ơi, giữa đêm hôm có việc gì gấp mà gọi cửa nhà tôi thế cô?”
“Bác ơi, nguy quá! Chắc trưa nay dầm nắng lâu, nửa đêm cái Phượng sốt hầm hập bác ạ. Em lo quá!”
“Chết thật! Để tôi vào nhà dắt xe, đưa hai mẹ con lên trạm xá!”
“Vâng vâng, cảm ơn bác.”
—
“Bé bị sốt, uống hai viên thuốc hạ sốt này rồi về.”
“Bác sĩ, tôi thấy biểu hiện của cháu nặng lắm. Không giống sốt cúm bình thường. Bác sĩ xem kỹ tình trạng của cháu…”
“Chị ạ, chúng tôi là được đào tạo bài bản có trường có lớp. Nếu chị không tin tưởng thì mời chị đưa cháu tới cơ sở uy tín hơn.”
“A…vâng. Tôi sẽ cho cháu uống thuốc.”
—
“Ôi bác ơi, chết toi rồi! Tự nhiên cái Phượng nhà tôi không nói được!”
“Hả? Sao lại thế! Gay go quá! Cô về nhà bế con bé sang đây. Tôi chở hai mẹ con lên bệnh viện tỉnh. Nhanh lên! Chết dở! Cái lũ lang băm. Con bé mà làm sao ông phải đến cho chúng mày một trận.”
—
“Khụ khụ…”
Thứ đầu tiên Phượng cảm nhận được là lớp ga trải giường mềm mượt tựa satin, được ướp hương hoa nhài thoang thoảng. Khi cô động đậy, tấm chăn mượt mà trượt trên làn da cô như nước chảy.
Điều thứ hai Phượng cảm thấy là mùi hôi hơi thở của chính mình.
Kể cả không quá chén, thì cả ngày hôm qua rong ruổi khắp các con phố Barcelona cũng đủ làm cô mệt nhoài. Toàn thân nhức mỏi khiến cô không nhấc đầu dậy được. Cô úp mặt lên lớp satin thơm ngát, miệng r.ên rỉ ư ử.
Đúng như cô dự đoán, chỉ vài giây sau, anh đã xuất hiện trước cửa, quần áo chỉnh tề nhìn cô.
Phượng lầm rầm.
“Này người yêu, em vừa có một giấc mơ kỳ quái.”
Không chờ anh đáp, cô đã thều thào kể luôn.
“Anh biết lần đầu em mắc bệnh viêm thanh quản cấp là lúc nào không? Năm tuổi. Khi em mới năm tuổi thôi! Không phải trẻ nhỏ năm tuổi chỉ bị ngạt mũi hay viêm họng vớ vẩn thôi sao? Không dưng em lại dính bệnh viêm thanh quản dở người. Các bác trong làng vẫn hay nói vui là em mắc bệnh nghề nghiệp sớm đấy!”
Anh vẫn đứng đó, nhẫn nại nghe cô kể lể. Mặc dù hai câu trên dưới của cô chẳng khớp nhau tẹo nào.
Cô tiếp tục lảm nhảm.
“Nhưng mà mẹ em kể rằng hồi em năm tuổi bị viêm thanh quản chẳng liên quan gì đến hát hò cả. Mẹ bảo hôm đó em chạy khắp làng hò hét đến náo loạn chòm xóm. Bị mọi người mắng thì em lăn ra khóc lóc ầm ĩ cả ngày, không ai dỗ được. Giữa đêm thì đổ bệnh luôn.
Bà y sĩ dỏm ở trạm xá cho hốc mấy viên thuốc cúm vớ vẩn rồi đuổi về. Mẹ em đinh ninh bấm bụng nghe theo. Hai hôm sau em bị tắt tiếng luôn. Mẹ em mới hoảng quá nhờ bác trưởng thôn đèo lên bệnh viện tỉnh.
Thanh quản của em bệnh tật từ đó tới giờ, cứ thỉnh thoảng lại mất tiếng chẳng vì lý do gì. Bực thật!”
Say rượu làm óc cô hơi váng. Cô ôm đầu ngồi dậy.
Đêm qua cô say bí tỉ, hành vi chọc ghẹo tàn nhẫn đến thế nào hẳn đã quên sạch sẽ. Còn anh nhớ rõ. Cả gian nhà tắm cao cấp tại khách sạn El Palace Barcelona phải mở vòi hoa sen lạnh cả đêm cũng nhớ rõ.
Cô chẳng hay biết gì. Não bộ tự động lọc vẻ u ám trên gương mặt anh, cô hồn nhiên hỏi:
“Người yêu, hôm nay chúng ta tiếp tục chơi ở đâu?”
Anh lén thở dài. Đáng ra ngay từ lần đầu đụng độ cô tại Brown University, anh phải đoán được trước rằng cả đời này mình đều sẽ chịu thua trước cô.
Anh đáp nhẹ.
“Em nghĩ sao về thủ đô Vienna?”
Cô híp mắt, không biết vì thói quen dụ dỗ anh hay do cô còn ngái ngủ. Cô cong môi.
“Vienna, thành phố của nghệ thuật và âm nhạc. Nếu anh đưa em tới Vienna, em sẽ yêu anh mất.”
Cuối cùng cô cũng thành công khiến anh nở một nụ cười. Chỉ một câu nói của cô, thành trì kiên cố của anh liền sụp đổ trong nháy mắt.
Anh trả lời.
“Vậy chúng ta sẽ tới Vienna ngay trong chiều nay.”
Đáp xong anh rời khỏi phòng để cô chỉnh trang. Trước khi đi anh tinh tế khép cửa lại. Nhìn cảnh cửa gỗ màu gạo đóng chặt, nụ cười trên môi Phượng khép dần.
Hành trình của họ kéo dài hơn dự tính, tức là tình hình trong nước còn nhiều rủi ro.