Sư Huynh, Cho Muội Mượn Nội Đan Nhé? - Trang 3
Chương 33
Vị huynh đài nọ đưa chúng ta tới một chỗ cách cổng thành không xa, nói thầm với ta: “Lão hủ nho kia mà đã khoe khoang học vấn, thì ba ngày ba đêm cũng chẳng đủ cho lão ấy khoe khoang. Các cô đừng có hơn thua văn vẻ với lão làm gì, chỉ cần nghĩ cách chọc tức lão là được. Nếu làm lão tức tới nỗi trí thức ra chuồng gà, thì chắc cô sẽ không gặp trở ngại gì nữa đâu…”
Không ngờ còn được nhắc mẹo qua thi thế này, đúng là may mắn lắm thay, may mắn lắm thay.
Ta cảm tạ huynh đài, sau khi chào tạm biệt gã, ta theo mọi người đi đến dưới cửa thành. Ta thấy đám đệ tử Lưu Ba quây thành một vòng phía trước, liếc mắt một cái là có thể nhận ra bóng lưng cao lớn của Tễ Nguyệt trong đám đông ngay.
Nghe thấy tiếng bước chân của chúng ta, Tễ Nguyệt ngoái lại, cười ruồi nhìn lướt qua Tinh Trầm, quay đầu lẩm bẩm: “Lại có thêm mấy đứa tới chịu chết.”
Có mấy kẻ lập tức ton hót phụ họa theo: “Sư huynh nói phải lắm, sư huynh nói phải lắm ạ.”
Tinh Trầm cười khẩy, đi lên trước với ta.
Ta nhón mũi chân nhìn vào trong, thấy mọi người đang vây quanh một ông lão đầu tóc bạc phơ. Quần áo lão tuy sạch sẽ, nhưng lại sờn trắng vì giặt nhiều, lộ vẻ nghèo nàn keo kiệt.
Ông lão kia đang thi làm câu đối với một sư huynh, ông lão ngâm vế trên, sư huynh đáp vế dưới. Không biết hai người đã so kè bao lâu, chỉ thấy ông cụ vẫn trơn tru, còn vị sư huynh nọ thì đã đầu mướt mồ hôi, lắp ba lắp bắp.
Ta nghĩ thầm trong dạ, chẳng lẽ đây chính là lão hủ nho mà huynh đài kia nhắc tới? Không rõ phải qua cửa này bằng cách nào, ta chỉ mong đừng máu me như ban nãy là được.
Ta giương mắt nhìn ra sau ông lão. Mười mấy đệ tử Lưu Ba đang ngồi trên mặt đất, tựa bàn múa bút thành văn. Một người vừa viết, vừa lầm bầm lầu bầu: “Chép phạt 3000 lần… Sao vừa nãy không hiến xừ cái thân tôi cho tú cầu cho rồi…”
Ta: “…”
Được rồi, ai có chí nấy, mình nên cố tìm điểm chung, gác lại bất đồng đi.
Chợt nghe ông lão kia đập bàn đánh bốp, giận dữ gắt gỏng nói: “Thứ ngu đần bỏ đi dốt nát nhà bay, mới đối được 500 câu đã không đối nổi nữa. Ta vẫn còn ba vạn câu muốn đối đáp với chúng bay đây. Mất hứng, đúng là mất hứng. Bay xuống chép phạt 3000 câu đối cho ta, viết không xong thì đừng mong ra khỏi trận này.”
Ta hoảng sợ vỗ vỗ ngực. Cao xanh ơi, 500 câu mà còn bị lão ta mắng là ngu đần bỏ đi, thế thì loại đối 5 câu cũng chẳng xong như ta, chẳng phải sẽ bị lão vung nghiên mực đập chết tại trận hay sao.
Ông lão cười khẩy nói: “Đợi một giáp ròng, chỉ chờ được một lũ rác rưởi tép riu, chúng bay mà cũng xứng tỷ thí với ta ư? Thôi thôi, tụi bay tự đi mà so bì với nhau, không được đối ít hơn 3000 câu, không được nối ít hơn 5000 vế, không được nối kém 1 vạn từ. Làm không nổi thì qua bên kia chép phạt đi.”
Những tiếng k3u r3n lập tức vang rền khắp nơi, ta bỗng cảm thấy cửa thứ nhất còn dễ qua hơn…
Ông lão thấy chúng ta chậm chạp không động cựa gì, thì càng khó chịu quát lên: “Ai lên trước?”
Đám đệ tử vây quanh lão ta lập tức tứ tán như chim muông thú chạy. Tễ Nguyệt sư huynh lủi nhanh hơn bất cứ ai, xem ra anh ta biết rất rõ học vấn của mình đến đâu.
Ta đang quay đầu vui vẻ nhìn anh ta, thì bỗng cảm thấy sống lưng mình lạnh toát. Nhìn quanh quất xong ta mới phát hiện, ở trước bàn của ông lão kia, chỉ còn mình ta đứng đó.
Ta nhìn ra sau, Mạn Mạn sư tỷ và ông tướng Tinh Trầm đều đã không biết xấu hổ bỏ ta lại chạy thoát thân…
Ta đành cố đấm ăn xôi đối đầu với lão hủ nho. Dù gì cũng chẳng có cách nào để thắng được chiêu trò của lão, ta bèn dựa theo cách mà huynh đài dạy ta, làm lão tức đến nỗi bay hết tri thức, có lẽ còn có xíu hi vọng.
Tú tài già hỏi ta: “Ngươi muốn đối câu đối, nay nối câu nối từ?”
Thi câu đối chắc ta chỉ đối được vài câu, nối từ có vẻ đơn giản hơn, ta bèn trả lời: “Nối từ.”
Tú tài già lại hỏi ta: “Ngươi tự nối hay nối với người khác?”
Ta xoay người chỉ vào Mạn Mạn sư tỷ và Tinh Trầm, “Con nối với hai người họ ạ.”
Tinh Trầm và Mạn Mạn sư tỷ đành phải gắng gượng miễn cưỡng đi lên. Ta xin phép lão tú tài già, kéo Tinh Trầm và sư tỷ qua một bên, thì thầm thương lượng: “Ban nãy vị huynh đài kia lén nói với muội, không cần so bì tài học với lão hủ nho này, chỉ cần nghĩ cách chọc cho lão tức tới nỗi bay luôn học thức là được. Hai người có cách nào chọc giận kẻ khác không? Muội xưa nay ngoan ngoãn hiểu chuyện, chưa làm ai tức bao giờ. Sư huynh, huynh chắc hẳn phải am hiểu chuyện này nhất, huynh mau nghĩ cách đi ạ.”
Tinh Trầm cạn lời nhìn ta, biểu cảm rất là một lời khó tỏ, cứ như thể hắn đã bị ta chọc tức từ nhỏ tới lớn vậy…
Tình thế cấp bách, ta không rảnh cò cưa chuyện này với hắn, chỉ giục hắn nghĩ mau lên. Tinh Trầm đành cau mày ngẫm ngợi, suy nghĩ một lát rồi đáp lấy lệ: “Cô cứ như bình thường thôi, đối đáp bằng trực giác ấy…”
Ta nghiền ngẫm lời hắn, càng nghiền ngẫm càng cảm thấy đây là một câu trào phúng khắc cốt ghi tâm…
Ba người chúng ta còn chưa nhỏ to được mấy câu, tú tài già đã quát: “Chúng bay có thi không thế, không thi cũng tốt, đỡ bẩn tai ta, tụi bay tự qua bên kia chép phạt là được.”
Chúng ta đành phải dịch đến trước mặt lão, nơm nớp lo sợ bắt đầu.
Mạn Mạn sư tỷ chắc hẳn là người giỏi văn chương nhất trong ba đứa. Ta để tỷ ấy bắt đầu, tỷ ấy do dự một lúc lâu, cuối cùng ấp úng nói: “Khó… Khó càng thêm khó…”
Ta âm thầm oán giận, cụm từ mà sư tỷ chọn, đúng là một mở đầu may mắn gớm ghê…
Không biết có phải do được trời phù hộ hay không, mà ta đột nhiên nhanh trí nảy số trong đầu, chẳng hiểu sao lại đối luôn: “Khó càng thêm khó…”
Nói xong ta bỗng dưng cảm thấy như núi theo đống tít tắp, sông chảy đất bao la. Thứ đang chờ đợi trước mắt chúng ta, là một khoảng đất trời rộng mở thoáng đạt…
(Núi theo đống tít tắp, Sông chảy đất bao la: Sơn tuỳ bình dã tận, Giang nhập đại hoang lưu. Hai câu trong bài Độ Kinh Môn tống biệt của Lý Bạch, bản dịch của Lê Nguyễn Lưu, trong Đường thi tuyển dịch, NXB Thuận Hoá, 1997..)
Ta lén kéo kéo tay áo Tinh Trầm, tặng hắn một ánh mắt mừng vui khôn xiết.
Tinh Trầm không nhìn ta nữa, khóe miệng giần giật, cực miễn cưỡng nói tiếp: “Khó càng thêm khó…”
Mạn Mạn sư tỷ bấy giờ mới muộn màng nhận ra điều gì, trộm véo mạnh lên tay ta, “Khó càng thêm khó…”
Giọng tỷ ấy gần như không che giấu nổi nỗi hân hoan trong lòng. Tỷ ấy liếc ta đầy ẩn ý, sau đó nhếch môi lặng lẽ khoe hàm răng trắng với ta.
“Khó càng thêm khó…”
Ta suýt hếch mặt lên trời.
“Khó càng thêm khó…”
Nhìn những thay đổi rất nhỏ trên gương mặt lạnh lùng của Tinh Trầm, chắc duy nhất mình ta mới có thể nhận ra giờ phút này hắn chỉ muốn tìm kẽ đất mà chui vào, suốt kiếp không gặp ai nữa.
“Khó càng thêm khó…”
“Khó càng thêm khó…”
“Khó càng thêm khó…”
…
Ta và Mạn Mạn sư tỷ đối đáp nhau vui vẻ vô cùng, Tinh Trầm thì lại nối từ cực kỳ gượng gạo. Kẻ có sắc mặc kém hơn cả hắn, đương nhiên là lão hủ nho trước mặt chúng ta. Lão nghe một câu, là lại run hàng lông mày bạc trắng một cái. Đến khi nghe tới câu thứ một trăm, lão run tay đập cái bàn thật mạnh: “Hoang đường, láo nháo. Làm lại, làm lại cho ta.”
Mạn Mạn sư tỷ lập tức nói: “Tốt càng thêm tốt…”
Ta tiếp: “Tốt càng thêm tốt…”
Giờ phút Tinh Trầm chỉ ước chi có thể vờ như không quen biết đôi ta. Nhưng cũng chẳng còn cách nào khác, hắn chỉ có thể nhẫn nhục nói tiếp: “Tốt càng thêm tốt…”
“Tốt càng thêm tốt…”
“Tốt càng thêm tốt…”
“Tốt càng thêm tốt…”
Các sư huynh sư tỷ đằng sau ban đầu còn cười lăn lộn, nhưng nghe một lúc lâu, có người đã trèo lên cây ngủ, có kẻ rút luôn bộ Song Lục ra chơi…
Không biết sáng nay sư huynh này nghĩ gì mà còn thủ sẵn một bộ Song Lục trong tay áo, quả là đấng nhân tài đây…
(Song Lục, tên thường gọi là Backgammo. Đây là một trò chơi hai người chơi, trong đó mỗi người chơi có mười lăm quân cờ di chuyển giữa hai mươi bốn hình tam giác (point) bằng việc đổ hai con xúc xắc. Mục tiêu của trò chơi là trở thành người đầu tiên bear off, tức là di chuyển tất cả mười lăm cờ ra khỏi bàn.)
Khi lão hủ nho tức sùi bọt mép quát chúng ta làm lại, Mạn Mạn sư tỷ lại mở bài bằng: “Thân càng thêm thân…”
“Thân càng thêm thân…”
“Thân càng thêm thân…”
“Thân càng thêm thân…”
Cuối cùng, một cái nghiên mực văng về phía đầu ta. Tinh Trầm vội chắn cho ta, nhưng ta lại rướn cổ ra đỡ.
Ta là một chiếc bình, trò đập sành đập sứ ăn vạ này chính là do lũ bình vại chúng ta tạo ra chứ đâu.
Ta che phần thái dương chảy máu, kêu đau oai oái chảy cả nước mắt.
Mạn Mạn sư tỷ nhanh mồm dẻo miệng hô: “Ôi cụ giáo ơi, uổng cho cụ là kẻ đọc sách đầy bụng tri thức, mà sao lại hành hung đánh người ngay trên phố phường. Đi, cụ theo chúng tôi lên gặp quan đi…”
Lão hủ nho bị chúng ta chọc tức đến nỗi đầu xì khói, tóc dựng ngược. Lão lại túm giấy nghiên bút mực trên bàn quẳng vào chúng ta: “Thôi thôi, có cho gì lão hủ cũng chẳng thèm cái vai lính gác này nữa. Lão phải đánh chết cái lũ dốt nát ngu si chúng bay…”
Lão vừa dứt lời, thì cửa thành cao chót vót trước mặt chúng ta bỗng dưng rộng mở. Lão hủ nho nọ hóa thành ảo ảnh, biến mất ngay trước mắt chúng ta chỉ trong giây lát.
Tiếng hoan hô vang vọng khắp nơi, mọi người không dám trì hoãn, lập tức đi qua cửa thành sang ải tiếp theo. Các sư huynh sư tỷ đang múa bút thành văn đằng sau ngóng nhìn chúng ta, lập tức bị quẳng ra ngoài trận.
Chưa đi được bao lâu, một con sông lớn thông đến tận trời bỗng cắt ngang trước mắt ta. Nước sông gợn sóng đục ngầu, mênh mông không thấy bờ kia. Ta nói với Tinh Trầm ở cạnh mình: “Chẳng lẽ cửa này thử thách xem chúng ta có biết bơi không sao?”
Tinh Trầm chỉ vào một chiếc thuyền con bên bờ, nói với vẻ mặt hơi nghiêm trọng: “Cửa sau sẽ khó hơn cửa trước, chắc hẳn không chỉ là thi bơi đơn giản vậy đâu.”
Hắn nói có lý, ban nãy nếu không nhờ được chỉ điểm từ cửa trước, còn thêm Mạn Mạn sư tỷ đánh bậy đánh bạ, e rằng bây giờ chúng ta còn đang múa bút thành văn chép phạt 3000 lần.
Bờ sông chỉ có con thuyền nhỏ này. Thuyền tuy nhỏ đến mức đáng thương, nhưng lại đủ cả lều cả cửa sổ, trông có vẻ là để người qua sông đi nhờ. Nhưng con thuyền này thoạt nhìn chỉ chở được tầm dăm ba người, chúng ta có tận hai mươi mấy người, làm sao đi được hết đây…
Đám Tễ Nguyệt sư huynh và Nguyên Lại sư huynh chẳng thèm kiêng kỵ gì, giành chỗ nghênh ngang lên thuyền trước. Họ chui vào mui thuyền, ta thấy họ nối đuôi nhau đi vào, chỉ lát sau cả mười mấy người đã vào hết…
Ta vừa lấy làm kỳ lạ, vừa lên theo. Không ngờ con thuyền bên ngoài trông nhỏ xíu, bên trong lại rộng thênh thang. Thuyền như có mắt, đến lúc trên bờ không còn bóng người, nó tự im lìm trôi ra mặt nước.
Nước sông chảy xiết, chốc sau thôi đã chỉ thấy mặt sông mênh mông, không thấy nơi mình tới, cũng chẳng biết hướng mình đi. Cảm giác ấy như đang ở trong số mệnh khó dò cát hung, khiến người ta vô cớ cảm thấy vô định bất lực.
Ta xưa nay không phải là kẻ bạo dạn, nghĩ đến chuyện không biết thử thách quái dị gì đang chờ ở phía trước, lòng ta thấy lo sợ bất an, không khỏi vô thức dịch người về phía Tinh Trầm. Tuy hai cửa trước một cái đánh vẹo một cái đánh thẳng, lúc nào cũng theo câu nói không biết xấu hổ “Trợ giúp hắn hái được vòng nguyệt quế” của ta, nhưng không biết tại sao, chỉ cần tới gần hắn thêm một chút, thì nỗi sợ trong lòng ta sẽ bớt đi một tẹo. Mỗi một bước trên con đường này, ta đều lén nương nhờ vào hắn để lấy can đảm…
Tinh Trầm nhắm mắt nghỉ ngơi không coi ai ra gì, cũng ngoảnh mặt làm ngơ với mấy câu khiêu khích thảng hoặc của Tễ Nguyệt. Hắn dường như không hề phát hiện việc ta lén lút cọ lại gần cho an tâm. Một con sóng lớn chợt đánh tới, thuyền rung lắc dữ dội, ta bất cẩn đập vào vai Tinh Trầm, mắt đầy sao xẹt.
Hắn duỗi tay ôm vòng lấy ta mà mặt không cảm xúc. Tới tận khi sóng trên mặt nước nhỏ dần, hắn mới chậm rãi buông ta ra.
“Đa tạ sư huynh…”
Ta thì thầm nói lời cảm ơn bên tai hắn.
Hắn nhẹ nhàng quay đầu nhìn ra mặt nước cuồn cuộn ngoài cửa sổ, còn chẳng chịu cho ta ngắm mặt nghiêng của hắn…
Chúng ta lại đi qua một đoạn sông xóc nảy, sóng gió bốn phương chợt nhỏ đi. Dần dà, những gợn sóng lăn tăn trên mặt hồ đều biến mất sạch sẽ. Con thuyền tựa một bóng ma trôi trên mặt sông phẳng như tấm gương. Lặng lẽ như tờ, yên tĩnh tựa trong giấc mộng.
Vì xung quanh quá yên tĩnh, nên lại khiến lòng người nảy sinh cảm giác bất an khó hiểu…
[HẾT CHƯƠNG 33]
Không ngờ còn được nhắc mẹo qua thi thế này, đúng là may mắn lắm thay, may mắn lắm thay.
Ta cảm tạ huynh đài, sau khi chào tạm biệt gã, ta theo mọi người đi đến dưới cửa thành. Ta thấy đám đệ tử Lưu Ba quây thành một vòng phía trước, liếc mắt một cái là có thể nhận ra bóng lưng cao lớn của Tễ Nguyệt trong đám đông ngay.
Nghe thấy tiếng bước chân của chúng ta, Tễ Nguyệt ngoái lại, cười ruồi nhìn lướt qua Tinh Trầm, quay đầu lẩm bẩm: “Lại có thêm mấy đứa tới chịu chết.”
Có mấy kẻ lập tức ton hót phụ họa theo: “Sư huynh nói phải lắm, sư huynh nói phải lắm ạ.”
Tinh Trầm cười khẩy, đi lên trước với ta.
Ta nhón mũi chân nhìn vào trong, thấy mọi người đang vây quanh một ông lão đầu tóc bạc phơ. Quần áo lão tuy sạch sẽ, nhưng lại sờn trắng vì giặt nhiều, lộ vẻ nghèo nàn keo kiệt.
Ông lão kia đang thi làm câu đối với một sư huynh, ông lão ngâm vế trên, sư huynh đáp vế dưới. Không biết hai người đã so kè bao lâu, chỉ thấy ông cụ vẫn trơn tru, còn vị sư huynh nọ thì đã đầu mướt mồ hôi, lắp ba lắp bắp.
Ta nghĩ thầm trong dạ, chẳng lẽ đây chính là lão hủ nho mà huynh đài kia nhắc tới? Không rõ phải qua cửa này bằng cách nào, ta chỉ mong đừng máu me như ban nãy là được.
Ta giương mắt nhìn ra sau ông lão. Mười mấy đệ tử Lưu Ba đang ngồi trên mặt đất, tựa bàn múa bút thành văn. Một người vừa viết, vừa lầm bầm lầu bầu: “Chép phạt 3000 lần… Sao vừa nãy không hiến xừ cái thân tôi cho tú cầu cho rồi…”
Ta: “…”
Được rồi, ai có chí nấy, mình nên cố tìm điểm chung, gác lại bất đồng đi.
Chợt nghe ông lão kia đập bàn đánh bốp, giận dữ gắt gỏng nói: “Thứ ngu đần bỏ đi dốt nát nhà bay, mới đối được 500 câu đã không đối nổi nữa. Ta vẫn còn ba vạn câu muốn đối đáp với chúng bay đây. Mất hứng, đúng là mất hứng. Bay xuống chép phạt 3000 câu đối cho ta, viết không xong thì đừng mong ra khỏi trận này.”
Ta hoảng sợ vỗ vỗ ngực. Cao xanh ơi, 500 câu mà còn bị lão ta mắng là ngu đần bỏ đi, thế thì loại đối 5 câu cũng chẳng xong như ta, chẳng phải sẽ bị lão vung nghiên mực đập chết tại trận hay sao.
Ông lão cười khẩy nói: “Đợi một giáp ròng, chỉ chờ được một lũ rác rưởi tép riu, chúng bay mà cũng xứng tỷ thí với ta ư? Thôi thôi, tụi bay tự đi mà so bì với nhau, không được đối ít hơn 3000 câu, không được nối ít hơn 5000 vế, không được nối kém 1 vạn từ. Làm không nổi thì qua bên kia chép phạt đi.”
Những tiếng k3u r3n lập tức vang rền khắp nơi, ta bỗng cảm thấy cửa thứ nhất còn dễ qua hơn…
Ông lão thấy chúng ta chậm chạp không động cựa gì, thì càng khó chịu quát lên: “Ai lên trước?”
Đám đệ tử vây quanh lão ta lập tức tứ tán như chim muông thú chạy. Tễ Nguyệt sư huynh lủi nhanh hơn bất cứ ai, xem ra anh ta biết rất rõ học vấn của mình đến đâu.
Ta đang quay đầu vui vẻ nhìn anh ta, thì bỗng cảm thấy sống lưng mình lạnh toát. Nhìn quanh quất xong ta mới phát hiện, ở trước bàn của ông lão kia, chỉ còn mình ta đứng đó.
Ta nhìn ra sau, Mạn Mạn sư tỷ và ông tướng Tinh Trầm đều đã không biết xấu hổ bỏ ta lại chạy thoát thân…
Ta đành cố đấm ăn xôi đối đầu với lão hủ nho. Dù gì cũng chẳng có cách nào để thắng được chiêu trò của lão, ta bèn dựa theo cách mà huynh đài dạy ta, làm lão tức đến nỗi bay hết tri thức, có lẽ còn có xíu hi vọng.
Tú tài già hỏi ta: “Ngươi muốn đối câu đối, nay nối câu nối từ?”
Thi câu đối chắc ta chỉ đối được vài câu, nối từ có vẻ đơn giản hơn, ta bèn trả lời: “Nối từ.”
Tú tài già lại hỏi ta: “Ngươi tự nối hay nối với người khác?”
Ta xoay người chỉ vào Mạn Mạn sư tỷ và Tinh Trầm, “Con nối với hai người họ ạ.”
Tinh Trầm và Mạn Mạn sư tỷ đành phải gắng gượng miễn cưỡng đi lên. Ta xin phép lão tú tài già, kéo Tinh Trầm và sư tỷ qua một bên, thì thầm thương lượng: “Ban nãy vị huynh đài kia lén nói với muội, không cần so bì tài học với lão hủ nho này, chỉ cần nghĩ cách chọc cho lão tức tới nỗi bay luôn học thức là được. Hai người có cách nào chọc giận kẻ khác không? Muội xưa nay ngoan ngoãn hiểu chuyện, chưa làm ai tức bao giờ. Sư huynh, huynh chắc hẳn phải am hiểu chuyện này nhất, huynh mau nghĩ cách đi ạ.”
Tinh Trầm cạn lời nhìn ta, biểu cảm rất là một lời khó tỏ, cứ như thể hắn đã bị ta chọc tức từ nhỏ tới lớn vậy…
Tình thế cấp bách, ta không rảnh cò cưa chuyện này với hắn, chỉ giục hắn nghĩ mau lên. Tinh Trầm đành cau mày ngẫm ngợi, suy nghĩ một lát rồi đáp lấy lệ: “Cô cứ như bình thường thôi, đối đáp bằng trực giác ấy…”
Ta nghiền ngẫm lời hắn, càng nghiền ngẫm càng cảm thấy đây là một câu trào phúng khắc cốt ghi tâm…
Ba người chúng ta còn chưa nhỏ to được mấy câu, tú tài già đã quát: “Chúng bay có thi không thế, không thi cũng tốt, đỡ bẩn tai ta, tụi bay tự qua bên kia chép phạt là được.”
Chúng ta đành phải dịch đến trước mặt lão, nơm nớp lo sợ bắt đầu.
Mạn Mạn sư tỷ chắc hẳn là người giỏi văn chương nhất trong ba đứa. Ta để tỷ ấy bắt đầu, tỷ ấy do dự một lúc lâu, cuối cùng ấp úng nói: “Khó… Khó càng thêm khó…”
Ta âm thầm oán giận, cụm từ mà sư tỷ chọn, đúng là một mở đầu may mắn gớm ghê…
Không biết có phải do được trời phù hộ hay không, mà ta đột nhiên nhanh trí nảy số trong đầu, chẳng hiểu sao lại đối luôn: “Khó càng thêm khó…”
Nói xong ta bỗng dưng cảm thấy như núi theo đống tít tắp, sông chảy đất bao la. Thứ đang chờ đợi trước mắt chúng ta, là một khoảng đất trời rộng mở thoáng đạt…
(Núi theo đống tít tắp, Sông chảy đất bao la: Sơn tuỳ bình dã tận, Giang nhập đại hoang lưu. Hai câu trong bài Độ Kinh Môn tống biệt của Lý Bạch, bản dịch của Lê Nguyễn Lưu, trong Đường thi tuyển dịch, NXB Thuận Hoá, 1997..)
Ta lén kéo kéo tay áo Tinh Trầm, tặng hắn một ánh mắt mừng vui khôn xiết.
Tinh Trầm không nhìn ta nữa, khóe miệng giần giật, cực miễn cưỡng nói tiếp: “Khó càng thêm khó…”
Mạn Mạn sư tỷ bấy giờ mới muộn màng nhận ra điều gì, trộm véo mạnh lên tay ta, “Khó càng thêm khó…”
Giọng tỷ ấy gần như không che giấu nổi nỗi hân hoan trong lòng. Tỷ ấy liếc ta đầy ẩn ý, sau đó nhếch môi lặng lẽ khoe hàm răng trắng với ta.
“Khó càng thêm khó…”
Ta suýt hếch mặt lên trời.
“Khó càng thêm khó…”
Nhìn những thay đổi rất nhỏ trên gương mặt lạnh lùng của Tinh Trầm, chắc duy nhất mình ta mới có thể nhận ra giờ phút này hắn chỉ muốn tìm kẽ đất mà chui vào, suốt kiếp không gặp ai nữa.
“Khó càng thêm khó…”
“Khó càng thêm khó…”
“Khó càng thêm khó…”
…
Ta và Mạn Mạn sư tỷ đối đáp nhau vui vẻ vô cùng, Tinh Trầm thì lại nối từ cực kỳ gượng gạo. Kẻ có sắc mặc kém hơn cả hắn, đương nhiên là lão hủ nho trước mặt chúng ta. Lão nghe một câu, là lại run hàng lông mày bạc trắng một cái. Đến khi nghe tới câu thứ một trăm, lão run tay đập cái bàn thật mạnh: “Hoang đường, láo nháo. Làm lại, làm lại cho ta.”
Mạn Mạn sư tỷ lập tức nói: “Tốt càng thêm tốt…”
Ta tiếp: “Tốt càng thêm tốt…”
Giờ phút Tinh Trầm chỉ ước chi có thể vờ như không quen biết đôi ta. Nhưng cũng chẳng còn cách nào khác, hắn chỉ có thể nhẫn nhục nói tiếp: “Tốt càng thêm tốt…”
“Tốt càng thêm tốt…”
“Tốt càng thêm tốt…”
“Tốt càng thêm tốt…”
Các sư huynh sư tỷ đằng sau ban đầu còn cười lăn lộn, nhưng nghe một lúc lâu, có người đã trèo lên cây ngủ, có kẻ rút luôn bộ Song Lục ra chơi…
Không biết sáng nay sư huynh này nghĩ gì mà còn thủ sẵn một bộ Song Lục trong tay áo, quả là đấng nhân tài đây…
(Song Lục, tên thường gọi là Backgammo. Đây là một trò chơi hai người chơi, trong đó mỗi người chơi có mười lăm quân cờ di chuyển giữa hai mươi bốn hình tam giác (point) bằng việc đổ hai con xúc xắc. Mục tiêu của trò chơi là trở thành người đầu tiên bear off, tức là di chuyển tất cả mười lăm cờ ra khỏi bàn.)
Khi lão hủ nho tức sùi bọt mép quát chúng ta làm lại, Mạn Mạn sư tỷ lại mở bài bằng: “Thân càng thêm thân…”
“Thân càng thêm thân…”
“Thân càng thêm thân…”
“Thân càng thêm thân…”
Cuối cùng, một cái nghiên mực văng về phía đầu ta. Tinh Trầm vội chắn cho ta, nhưng ta lại rướn cổ ra đỡ.
Ta là một chiếc bình, trò đập sành đập sứ ăn vạ này chính là do lũ bình vại chúng ta tạo ra chứ đâu.
Ta che phần thái dương chảy máu, kêu đau oai oái chảy cả nước mắt.
Mạn Mạn sư tỷ nhanh mồm dẻo miệng hô: “Ôi cụ giáo ơi, uổng cho cụ là kẻ đọc sách đầy bụng tri thức, mà sao lại hành hung đánh người ngay trên phố phường. Đi, cụ theo chúng tôi lên gặp quan đi…”
Lão hủ nho bị chúng ta chọc tức đến nỗi đầu xì khói, tóc dựng ngược. Lão lại túm giấy nghiên bút mực trên bàn quẳng vào chúng ta: “Thôi thôi, có cho gì lão hủ cũng chẳng thèm cái vai lính gác này nữa. Lão phải đánh chết cái lũ dốt nát ngu si chúng bay…”
Lão vừa dứt lời, thì cửa thành cao chót vót trước mặt chúng ta bỗng dưng rộng mở. Lão hủ nho nọ hóa thành ảo ảnh, biến mất ngay trước mắt chúng ta chỉ trong giây lát.
Tiếng hoan hô vang vọng khắp nơi, mọi người không dám trì hoãn, lập tức đi qua cửa thành sang ải tiếp theo. Các sư huynh sư tỷ đang múa bút thành văn đằng sau ngóng nhìn chúng ta, lập tức bị quẳng ra ngoài trận.
Chưa đi được bao lâu, một con sông lớn thông đến tận trời bỗng cắt ngang trước mắt ta. Nước sông gợn sóng đục ngầu, mênh mông không thấy bờ kia. Ta nói với Tinh Trầm ở cạnh mình: “Chẳng lẽ cửa này thử thách xem chúng ta có biết bơi không sao?”
Tinh Trầm chỉ vào một chiếc thuyền con bên bờ, nói với vẻ mặt hơi nghiêm trọng: “Cửa sau sẽ khó hơn cửa trước, chắc hẳn không chỉ là thi bơi đơn giản vậy đâu.”
Hắn nói có lý, ban nãy nếu không nhờ được chỉ điểm từ cửa trước, còn thêm Mạn Mạn sư tỷ đánh bậy đánh bạ, e rằng bây giờ chúng ta còn đang múa bút thành văn chép phạt 3000 lần.
Bờ sông chỉ có con thuyền nhỏ này. Thuyền tuy nhỏ đến mức đáng thương, nhưng lại đủ cả lều cả cửa sổ, trông có vẻ là để người qua sông đi nhờ. Nhưng con thuyền này thoạt nhìn chỉ chở được tầm dăm ba người, chúng ta có tận hai mươi mấy người, làm sao đi được hết đây…
Đám Tễ Nguyệt sư huynh và Nguyên Lại sư huynh chẳng thèm kiêng kỵ gì, giành chỗ nghênh ngang lên thuyền trước. Họ chui vào mui thuyền, ta thấy họ nối đuôi nhau đi vào, chỉ lát sau cả mười mấy người đã vào hết…
Ta vừa lấy làm kỳ lạ, vừa lên theo. Không ngờ con thuyền bên ngoài trông nhỏ xíu, bên trong lại rộng thênh thang. Thuyền như có mắt, đến lúc trên bờ không còn bóng người, nó tự im lìm trôi ra mặt nước.
Nước sông chảy xiết, chốc sau thôi đã chỉ thấy mặt sông mênh mông, không thấy nơi mình tới, cũng chẳng biết hướng mình đi. Cảm giác ấy như đang ở trong số mệnh khó dò cát hung, khiến người ta vô cớ cảm thấy vô định bất lực.
Ta xưa nay không phải là kẻ bạo dạn, nghĩ đến chuyện không biết thử thách quái dị gì đang chờ ở phía trước, lòng ta thấy lo sợ bất an, không khỏi vô thức dịch người về phía Tinh Trầm. Tuy hai cửa trước một cái đánh vẹo một cái đánh thẳng, lúc nào cũng theo câu nói không biết xấu hổ “Trợ giúp hắn hái được vòng nguyệt quế” của ta, nhưng không biết tại sao, chỉ cần tới gần hắn thêm một chút, thì nỗi sợ trong lòng ta sẽ bớt đi một tẹo. Mỗi một bước trên con đường này, ta đều lén nương nhờ vào hắn để lấy can đảm…
Tinh Trầm nhắm mắt nghỉ ngơi không coi ai ra gì, cũng ngoảnh mặt làm ngơ với mấy câu khiêu khích thảng hoặc của Tễ Nguyệt. Hắn dường như không hề phát hiện việc ta lén lút cọ lại gần cho an tâm. Một con sóng lớn chợt đánh tới, thuyền rung lắc dữ dội, ta bất cẩn đập vào vai Tinh Trầm, mắt đầy sao xẹt.
Hắn duỗi tay ôm vòng lấy ta mà mặt không cảm xúc. Tới tận khi sóng trên mặt nước nhỏ dần, hắn mới chậm rãi buông ta ra.
“Đa tạ sư huynh…”
Ta thì thầm nói lời cảm ơn bên tai hắn.
Hắn nhẹ nhàng quay đầu nhìn ra mặt nước cuồn cuộn ngoài cửa sổ, còn chẳng chịu cho ta ngắm mặt nghiêng của hắn…
Chúng ta lại đi qua một đoạn sông xóc nảy, sóng gió bốn phương chợt nhỏ đi. Dần dà, những gợn sóng lăn tăn trên mặt hồ đều biến mất sạch sẽ. Con thuyền tựa một bóng ma trôi trên mặt sông phẳng như tấm gương. Lặng lẽ như tờ, yên tĩnh tựa trong giấc mộng.
Vì xung quanh quá yên tĩnh, nên lại khiến lòng người nảy sinh cảm giác bất an khó hiểu…
[HẾT CHƯƠNG 33]