Đọc truyện online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.

Series Lầu Tối - 1. Chân Tướng Cuối Cùng

Chương 6



Phần 6/10
《 Chân tướng cuối cùng: góc nhìn của Hũ Nút 》
(Tất cả ‘ý nghĩ’ của Hũ Nút ở phần này đều là tác giả phỏng đoán, không liên quan đến nội dung phần trước.)
1.
Đầu tháng hai, thầy Triệu quản lý việc làm ngoài giờ học cho sinh viên thông báo với tôi rằng vị trí phụ bếp ở canteen đã được chuyển sang một bạn học khác có hoàn cảnh khó khăn hơn tôi và nếu tôi đồng ý thì có thể điều tôi sang vị trí bên thư viện.
Thầy Triệu nói:
"Thư viện cũng tốt lắm, vừa nhàn nhã yên tĩnh lại có thời gian tranh thủ học."
Có lẽ trong mắt thầy ấy, tôi vẫn chưa đến mức quá túng quẫn mà chỉ muốn kiếm thêm đồng ra đồng vào.
Nhưng thầy Triệu không biết tôi cần uống thuốc, loại một trăm tệ một vỉ, mỗi vỉ chỉ có mười viên, tổng cộng 200mg.
Hôm nào tâm trạng tốt thì tôi uống 30mg một ngày.
Hôn nào cảm xúc bấp bênh thì tôi phải uống đến 60mg.
Bình thường chưa đến bốn ngày đã hết sạch một vỉ.
Công việc ở canteen rất tốt, có cơm ăn miễn phí mà còn có thêm tiền lương.
Ở thư viện nhàn thật nhưng lương chỉ bằng nửa ở canteen.
Nếu tôi bị điều đến thư viện thì nghĩa là tôi vừa mất bữa cơm phúc lợi vừa mất nửa lương.
Cho nên tôi định thử tìm thầy Triệu xin châm chước.
2.
Tôi đến văn phòng hỗ trợ sinh viên, tìm gặp thầy Triệu.
Trong lúc giao tiếp, tôi rất bồn chồn, không dám ngẩng đầu, tay níu chặt vạt áo.
"Thầy Triệu."
"Ơi? Là em à."
"Thầy Triệu, em thật sự rất cần công việc ở canteen ạ."
Thầy Triệu trả lời thẳng.
"Báo danh sách lên trên rồi, em tìm thầy cũng vô ích."
Dù vậy, tôi cũng nhất định phải xin được công việc này.
"Thầy Triệu, xin thầy, thật sự em rất cần ạ."
Thầy Triệu vừa mới mở bình giữ nhiệt, nhìn tôi một cái rồi lại đóng nắp vào.
"Bạn học thế chỗ em là con của gia đình đơn thân."
3.
"Nhưng em..."
"Cứ thế đi, trong trường ngoài trường còn đầy việc làm thêm khác, em tự đi tìm đi, chắc chắn không kém hơn việc trong canteen đâu."
[...]
Tôi bị thầy Triệu mời ra ngoài, một mình đi đến cầu thang.
Tôi tìm góc nào hẻo lánh nhất, lẳng lặng ngồi xuống bậc thang, sau đó lấy bình giữ nhiệt từ trong ba lô ra rồi lại lấy một vỉ Paroxetine Hydrochloride khỏi túi áo.
Chỉ còn hai viên trên vỉ.
Bình thường tôi uống một viên rưỡi, nhưng lần này tôi uống hai viên.
Xác nhận nước không quá bỏng, tôi bỏ thuốc vào miệng.
Thuốc trượt theo nước nóng xuống yết hầu.
Hô hấp dần ổn định lại, tôi mới phát hiện xung quanh thì ra có nhiều người như vậy.
Tôi dựa tường, ngồi trên bậc thang.
Những người này không liên quan gì đến tôi.
Tay đã lạnh, cầm vỏ nhôm của bình giữ nhiệt lại càng lạnh.
Hốc mắt bỗng dưng đỏ lên, nóng bừng.
Tôi khóc.
4.
"Em gì ơi? Em gì ơi?"
Tôi chậm rãi quay đầu, nhìn thấy một người đàn ông trung niên mặc âu phục đang lay vai mình.
"Em vẫn ổn chứ? Sao lại ngồi ở tòa hiệu bộ mà khóc thế?"
Tôi đứng dậy, gật đầu gửi lời cảm ơn tới ông ấy.
"Cảm ơn thầy, em không sao ạ."
Nói xong tôi đi xuống cầu thang.
Chỉ khó chịu một xíu thôi, giờ tôi ổn rồi.
Tôi không thể ngồi yên ở đây, thầy Triệu nói đúng, còn đầy việc làm thêm khác không thua gì việc trong canteen.
Tôi đi tìm một chút là có thôi.
Nếu được bao ăn thì tốt, còn không thì chí ít lương phải cao một chút…, tôi nghĩ.
Sắp đến tiết học buổi chiều, đành tan học đi tìm sau vậy.
5.
Về ký túc xá, tôi thấy ba bạn cùng phòng đã về trước.
Tóc Húi Cua và Bốn Mắt đang chen chúc trên một cái giường chơi game.
Anh Phát ở giường đối diện tôi đang ngồi bên dưới.
Trông thấy tôi, anh Phát giơ lên một phần cơm, đưa cho tôi.
"Tụi này chờ ở nhà ăn mãi mà không thấy chú, anh mang cơm về cho chú đây."
Tôi nhận lấy.
"Hết bao tiền?"
"Tiền nong gì, anh Phát mời chú, xong rồi cho anh mượn bài chú để chép là được."
Tôi rất muốn cười một cái cho anh Phát xem, nhưng vừa uống thuốc, đầu tôi choáng váng lắm, không cười nổi.
Anh Phát nhận ra sự lạ thường của tôi, bèn hỏi:
"Không phải chú đi tìm thầy Triệu à? Không lấy lại được việc ư?"
Tôi ngồi lại chỗ của mình.
"Ừ."
Anh Phát nghe xong, tắt game toan đi ra ngoài.
"Ông Triệu này làm việc chả ra thể thống gì, cứ thấy chú hiền là bắt nạt thôi."
"Cậu định đi tìm thầy ấy sao?"
"Chắc chắn là lão ý bắt nạt chú lành tính, đổi bao nhiêu người không đổi cứ phải đổi chú. Thằng nhóc làm cùng cửa sổ với chú một tuần bảy đôi giày chơi bóng không ngày nào thấy trùng thì gia đình khó khăn cái nỗi gì, sao không đổi nó?"
Nói rồi anh Phát sốt sắng ra ngoài.
Tôi muốn cản nhưng cậu ấy là thành viên đội bóng rổ, nhoáng cái đã chạy mất dạng.
Kể cả bây giờ anh Phát đi làm ầm lên thì cũng không có tác dụng gì, thầy Triệu nói danh sách đã báo lên nhà trường.
Trước mắt tôi vẫn nên đi tìm một phần việc làm thêm khác thôi…
6.
Cơm nước xong xuôi, tôi đăng tin tìm việc làm trên các loại diễn đàn quanh trường sau đó lẳng lặng chờ.
Được khoảng mười phút, đã đến giờ vào lớp.
Tôi lấy sách giáo khoa, ra khỏi ký túc xá.
7.
Mới ra đến hành lang, có một cuộc điện thoại gọi đến, số bản địa.
Tôi cúi đầu ấn nút nghe.
"A lô, xin chào."
"Chào cháu, chú đang tìm gia sư cho con gái. Học 2 giờ, mỗi giờ 50 tệ, vào tối thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật. Cháu làm được không?"
"Gia sư ạ? Được ạ, cháu làm được."
Vừa nghe đến dạy kèm tại nhà tôi đã rất vui, có lẽ đây là việc phù hợp với tôi nhất.
Chú ở đầu dây bên kia tiếp tục nói:
"Hôm nay là thứ sáu, tối nay bảy giờ cháu có thể đến khu dân cư Tân Giang không? Chúng ta học thử một buổi xem sao."
"Dạy thử nhưng chú vẫn trả đủ phí."
"Được ạ!"
8.
Sau khi tan học, tôi không về ký túc xá mà ăn bát mì lề đường rồi yên vị trên xe buýt, xuất phát đến khu dân cư Tân Giang.
Đến nơi, tôi gọi lại cho số điện thoại ban chiều sau đó dựa theo chỉ dẫn của người ở đầu dây bên kia mà tìm được nhà chú ấy.
Nhà chú ấy rất lớn, rất hoành tráng.
Sau khi vào cửa, tôi thấy có người đã đứng đón sẵn, chính là chú mà tôi gặp buổi trưa ở tòa hiệu bộ.
Chú nhìn tôi, nói:
"Chào em, mau vào đi."
Tôi nhìn đôi dép lê chuẩn bị trước cho mình trên mặt đất, hỏi:
"Chú là..."
"Thầy là hiệu trưởng trường mình."
Tôi rất bối rối.
"Hiệu trưởng ấy ạ?!"
"Đừng lo, thầy có một đứa con gái thật, nó cần gia sư."
Nói xong chú ấy chỉ vào trong phòng.
Tôi cọ cọ má, xỏ dép và đi theo hiệu trưởng vào phòng con gái chú ấy.
9.
Hiệu trưởng giới thiệu qua với con gái về tôi rồi đi ra.
Tôi lặng lẽ ngồi xuống cạnh cô bé.
Năm nay em lớp mười một, hôm nay đáng lẽ phải tham gia tiết tự học buổi tối ở trường.
Theo lời con bé thì hiệu trưởng bỗng dưng gọi giật về.
Tôi hơi áy náy.
Như kiểu hiệu trưởng cố tình muốn để cơ hội việc làm này cho tôi nên mới gọi em về.
Chắc là hồi trưa hiệu trưởng nói chuyện với thầy Triệu nhỉ, nghĩ vậy, tôi thầm cảm kích thầy ấy.
10.
Chương trình lớp mười một chạy rất nhanh, em gần như không giây phút nào ngừng học.
Trong lúc dạy kèm, tôi phát hiện em ra sức tránh né tất cả các đề bài dạng ý kiến chủ quan, ngược lại, luôn có thể đối đáp trôi chảy những đề bài có đáp án cố định.
Tôi nhìn cô bé, cảm thấy có hơi đáng thương.
Rõ ràng là thanh xuân ngập tràn lại chỉ biết đâm đầu vào sách giáo khoa học bằng cách nhớ.
Nhưng cẩn thận ngẫm lại thì tôi lấy đâu ra tư cách mà thấy em đáng thương đây.
11.
Bởi vì là buổi học đầu tiên nên việc của tôi chỉ là hiểu sơ bộ về trình độ của cô bé.
Theo phong độ hiện tại thì chắc suất vào các trường tuyến đầu rồi, vấn đề là liệu có thể bật lên các trường thuộc dự án 985 và 211 hay không thôi.
Tôi có thể giúp em với các câu hỏi dạng ý kiến chủ quan, lấy thêm được điểm nào hay điểm đó.
12.
Buổi học đầu tiên trôi qua trong câu nệ.
Đêm xuống, tôi định ra về, hiệu trưởng lại giữ chặt tôi. Chú ấy nói:
"Để thầy lái xe đưa em về, đừng quá giờ khóa cổng."
Tôi hơi xấu hổ, gãi đầu từ chối.
"Này không hay lắm..."
"Trên đường thầy có chuyện muốn bàn giao cho em."
Hiệu trưởng đã nói thế thì tôi không từ chối nữa.
Chương trước Chương tiếp
Loading...