Series Lầu Tối - 1. Chân Tướng Cuối Cùng
Chương 3
Phần 3/10
25.
Trong cuộc sống, rất nhiều người có thói quen cài đặt một mật khẩu giống nhau cho các loai thiết bị từ khóa màn hình điện thoại đến mật khẩu đăng nhập QQ và Wechat.
Hiện tại tôi đã biết mật khẩu mở máy tính của Hũ Nút thì cũng rất có khả năng sẽ đăng nhập được Wechat và QQ của cậu ấy.
Ôm suy nghĩ này, tôi lập tức mở QQ, tìm lịch sử trò chuyện với Hũ Nút, mò ra mật khẩu cậu ấy gửi cho mình.
Sau đó, tôi thử dùng di động đăng nhập tài khoản QQ của cậu ấy.
Đăng nhập thành công trong nháy mắt.
26.
Dữ liệu trên QQ được đồng bộ hóa đám mây, lịch sử trò chuyện tra một cái là biết liền.
Cậu ấy không mua gói hội viên nên hệ thống chỉ lưu trữ lịch sử trò chuyện trong vòng một tháng, nhưng vậy cũng đủ rồi.
Sau khi xem hết lịch sử trò chuyện, tôi không thể không cảm thán rằng Hũ Nút thật không hổ là hũ nút.
Tính đi tính lại đối tượng trò chuyện của cậu ấy chẳng được mấy người, cậu ấy cũng không lên tiếng trong group lớp.
Đừng nói tới đầu mối, ngay cả nội dung thân mật một xíu cũng không kiếm ra nổi.
Tôi biết, cậu ấy không hay dùng QQ lắm.
Cho nên, tôi chuẩn bị tập trung vào ứng dụng có tính riêng tư hơn, Wechat.
27.
Tôi dùng phương pháp tương tự thử đăng nhập tài khoản Wechat của Hũ Nút.
Kết quả, thành công rồi!
28.
Sau khi thành công đăng nhập tài khoản, Wechat còn yêu cầu xác thực danh tính.
Có ba lựa chọn:
‘Quét mã QR để xác minh’
‘Mời bạn bè xác nhận’
‘Gửi mã xác thực qua SMS"
Đương nhiên tôi không thể sử dụng được phương pháp đầu tiên và thứ ba, chỉ có phương pháp thứ hai là phù hợp nhất.
Hai đứa còn lại trong phòng ký túc cũng là bạn bè trên Wechat của Hũ Nút, vừa hay có thể xác nhận giùm.
Vì vậy tôi mượn điện thoại, hoàn thành các bước xác nhận sau đó xóa lịch sử và trả lại hai bọn họ.
29.
Trải qua một loạt thao tác, tôi thành công đăng nhập tài khoản Wechat của Hũ Nút.
Wechat khác hẳn QQ, lịch sử trò chuyện trên đây không được lưu trữ trên đám mây mà chỉ lưu trong bộ nhớ điện thoại.
Thế nên dù tôi có đăng nhập được vào tài khoản Wechat thì cũng không thấy bất kỳ lịch sử trò chuyện nào.
Muốn đọc được nội dung thì chỉ có cách xem bằng điện thoại của chính cậu ấy.
Nhưng khi điều tra, cảnh sát đã nói rằng điện thoại của Hũ Nút bị cài đặt trở về chế độ mặc định như lúc xuất xưởng.
Bộ nhớ điện thoại không còn lưu lịch sử trò chuyện Wechat nữa rồi.
Tuy nhiên tôi không hề nhụt chí, bởi vì tôi biết ngoại trừ điện thoại thì cậu ấy còn đăng nhập Wechat cả trên máy tính.
Chắc hẳn lịch sử trò chuyện đã đồng bộ lên máy tính.
30.
Máy tính của Hũ Nút đã bị bố mẹ cậu ấy mang về nhà.
Nói thật, nếu lúc ấy tôi không quá tò mò muốn tìm ra đáp án thì có lẽ tôi đã dứt khoát bỏ cuộc, chuyển hết tất cả tiền trong thẻ Hũ Nút để lại cho bố mẹ cậu ấy và coi như chuyện này đã xong.
Nhưng không, tôi liên hệ với bố mẹ Hũ Nút với thân phận bạn học, lấy cớ trong máy tính của cậu ấy có tài liệu cả hai cùng nhau xây dựng, mong bọn họ có thể gửi máy tính đến đây, tôi dùng xong sẽ gửi trả về.
Cô chú ấy đều là người hiểu biết.
Sau khi kết bạn Wechat và chứng minh được thân phận của mình thì ba ngày sau, tôi nhận được máy tính.
31.
Tôi háo hức bật máy, dùng di động quét mã QR để đăng nhập Wechat trên thiết bị và thành công mở ra lịch sử trò chuyện của Hũ Nút.
Đối tượng nói chuyện không nhiều, rất nhanh tôi đã sàng lọc ra một tài khoản được ghi chú là ‘XX - Gia sư’.
Xin phép không công khai tên tài khoản, mọi người chỉ cần biết đây là kênh tương tác phục vụ cho công việc dạy kèm tại nhà của cậu ấy là được.
Tôi xem một hồi, nhận ra đối phương là một em gái lớp mười một, nội dung nói chuyện giữa bọn họ cũng rất bình thường, toàn thảo luận chuyện học hành thôi.
Thỉnh thoảng cô bé sẽ gửi ảnh tự chụp cho Hũ Nút, trông còn rất xinh.
Quan trọng nhất chính là, công việc gia sư này tính lương theo tuần, chuyển khoản qua Wechat, mỗi tuần 300 tệ.
Hiện trong tài khoản Wechat của Hũ Nút có hơn sáu trăm tệ.
Tôi bắt đầu ngộ ra khoản thu 5000 tệ ngoài định mức được gửi tới thẻ cậu ấy mỗi tuần chẳng liên quan gì đến việc gia sư này cả.
32.
Tôi không dám liên hệ với em gái này.
Bởi vì đây là tài khoản của Hũ Nút.
Cậu ấy đã chết.
Một người chết thì không thể gửi tin nhắn cho người ta được.
Manh mối lại đứt đoạn.
33.
Điều tra đến đây, tôi cảm thấy chuyện càng ngày càng quái lạ.
Mỗi cuối tuần Hũ Nút đúng là sẽ đi dạy kèm tại nhà, nhưng theo lịch sử trò chuyện thì công việc chỉ kéo dài hai tiếng.
Vậy vì nguyên nhân gì mà cậu ấy đi suốt đêm không về ký túc xá đây?
Có lẽ dạy kèm xong, cậu ấy còn một công việc nữa, một công việc mang lại khoản lương 5000 tệ một tuần.
34.
Hai ngày trôi qua từ khi manh mối đứt đoạn.
Hôm nay lúc ăn cơm trưa trong canteen, chúng tôi nghe thấy bạn học ngồi ở bàn bên cạnh bàn tán về chuyện Hũ Nút thắt cổ tự vẫn.
"Cậu ta vay nặng lãi trên mạng, không trả nổi nên mới tự sát."
"Cậu ta bị trùm trường bắt nạt, không chịu nổi nên mới tự sát."
"Cậu ta bị bạn bè cô lập, không gượng nổi nữa mới tự sát."
"Cậu ta bị bạn cùng phòng chèn ép nên mới tự sát."
Đủ loại lý do trên trời dưới biển, nhưng ba chúng tôi như ngầm hiểu ý nhau, bất kể nghe được cái gì cũng không đáp lời.
Đáp thế nào? Cơm trưa chúng tôi đang ăn được mua bằng tiền nhà trường cho đây này. Nào ai dám nói lung tung, thậm chí chuyện này còn thành đề tài kiêng kị không ai muốn nhắc đến.
Nhưng hình như những lời đồn thổi khiến bạn cùng phòng của tôi liên tưởng đến gì đó, cậu ta ấp úng mãi, lưỡng lự rất lâu mới cất tiếng:
"Kể cho hai ông chuyện này. Trong lúc hai ông đi tìm bác quản lý ký túc, điện thoại của Hũ Nút reo đấy."
Nghe vậy, tôi vội hỏi:
"Điện thoại reo á? Ai gọi?"
Cậu ta lắc đầu, đáp:
"Điện thoại cậu ấy ở trong túi, tôi không dám móc ra, nhưng mà màn hình hắt sáng xuyên qua lớp vải quần, tôi thấy tên người gọi có hai chữ."
Tôi vuốt cằm trầm ngâm.
Một ý nghĩ bỗng lóe lên, có lẽ kẻ đó liên lạc với Hũ Nút không phải qua QQ hay Wechat, mà là bằng điện thoại.
Nếu thế thì để điều tra tiếp tôi nhất định phải có được điện thoại của cậu ấy.
Nhưng điện thoại đã bị khôi phục về cài đặt gốc, sao có thể tra được gì?
Có lẽ hacker làm được tuy nhiên chúng tôi học truyền thông chứ đâu phải công nghệ thông tin. Cho nên tôi mặc kệ, không nghĩ ngợi gì về chuyện này nữa.
35.
Kể từ hôm đó, tất cả manh mối đều dẫn vào đường cụt.
Tôi chuyển hết tiền trong Wechat và thẻ ngân hàng của Hũ Nút sang tài khoản của mình rồi ẩn danh gửi toàn bộ cho bố mẹ cậu ấy.
Tôi biết mình nên dừng lại.
Tôi chỉ là một học sinh bình thường, không phải cảnh sát.
Kể cả tôi có là cảnh sát thì chỉ dựa vào một tấm thẻ ngân hàng cũng không thể lấy làm chứng cứ được.
Mà cứ coi như có thể làm chứng cứ thì việc Hũ Nút tự sát là sự thật. Nói một cách khách quan, nếu không thể chứng minh có tác động trực tiếp từ người khác thì không thể thay đổi kết luận ‘tự sát’ này được.
Cho nên, tôi từ bỏ.
Tấm thẻ ngân hàng kia và tờ giấy nhắn lặng yên nằm trong ví tôi cạnh những cái thẻ khác.
36.
Chuyện có chuyển biến khi tôi chuẩn bị đi thực tập vào năm cuối đại học.
Đúng vậy, chính là ba năm sau đó.
Chúng tôi đã hoàn thành ba năm rưỡi học tập tại trường, sắp sửa bước ra va chạm xã hội.
Bởi vì sim sinh viên không bao gồm gói dung lượng, ra khỏi trường nhiều lúc hơi bất cập nên tôi định đi điểm giao dịch đăng ký một cái sim mới không giới hạn data.
Hồi ấy, có một loại sim khá nổi, hiệu X Vương.
Lúc làm thủ tục đăng ký loại sim này tôi còn hỏi riêng nhân viên.
"Chào anh, có thể chuyển danh bạ lưu trong sim cũ sang sim mới giúp em được không ạ?"
Nhân viên đáp: "Các loại smartphone bây giờ đều mặc định thêm người liên hệ vào bộ nhớ điện thoại chứ không phải lưu trong thẻ sim."
Tôi chỉ ồ lên một tiếng, mới đầu tôi cũng chưa nghĩ ngợi gì nhiều nhưng vừa ra khỏi điểm giao dịch, đầu óc tôi như được khai sáng.
Tôi nhận ra trong các sự kiện năm đó, có một manh mối cực kỳ quan trọng bị bỏ qua.
Lúc ấy một đứa bạn cùng phòng của tôi nói rằng khi tôi đi gọi bác gái quản lý ký túc, điện thoại của Hũ Nút reo.
Tên hiển thị người gọi có hai chữ!
25.
Trong cuộc sống, rất nhiều người có thói quen cài đặt một mật khẩu giống nhau cho các loai thiết bị từ khóa màn hình điện thoại đến mật khẩu đăng nhập QQ và Wechat.
Hiện tại tôi đã biết mật khẩu mở máy tính của Hũ Nút thì cũng rất có khả năng sẽ đăng nhập được Wechat và QQ của cậu ấy.
Ôm suy nghĩ này, tôi lập tức mở QQ, tìm lịch sử trò chuyện với Hũ Nút, mò ra mật khẩu cậu ấy gửi cho mình.
Sau đó, tôi thử dùng di động đăng nhập tài khoản QQ của cậu ấy.
Đăng nhập thành công trong nháy mắt.
26.
Dữ liệu trên QQ được đồng bộ hóa đám mây, lịch sử trò chuyện tra một cái là biết liền.
Cậu ấy không mua gói hội viên nên hệ thống chỉ lưu trữ lịch sử trò chuyện trong vòng một tháng, nhưng vậy cũng đủ rồi.
Sau khi xem hết lịch sử trò chuyện, tôi không thể không cảm thán rằng Hũ Nút thật không hổ là hũ nút.
Tính đi tính lại đối tượng trò chuyện của cậu ấy chẳng được mấy người, cậu ấy cũng không lên tiếng trong group lớp.
Đừng nói tới đầu mối, ngay cả nội dung thân mật một xíu cũng không kiếm ra nổi.
Tôi biết, cậu ấy không hay dùng QQ lắm.
Cho nên, tôi chuẩn bị tập trung vào ứng dụng có tính riêng tư hơn, Wechat.
27.
Tôi dùng phương pháp tương tự thử đăng nhập tài khoản Wechat của Hũ Nút.
Kết quả, thành công rồi!
28.
Sau khi thành công đăng nhập tài khoản, Wechat còn yêu cầu xác thực danh tính.
Có ba lựa chọn:
‘Quét mã QR để xác minh’
‘Mời bạn bè xác nhận’
‘Gửi mã xác thực qua SMS"
Đương nhiên tôi không thể sử dụng được phương pháp đầu tiên và thứ ba, chỉ có phương pháp thứ hai là phù hợp nhất.
Hai đứa còn lại trong phòng ký túc cũng là bạn bè trên Wechat của Hũ Nút, vừa hay có thể xác nhận giùm.
Vì vậy tôi mượn điện thoại, hoàn thành các bước xác nhận sau đó xóa lịch sử và trả lại hai bọn họ.
29.
Trải qua một loạt thao tác, tôi thành công đăng nhập tài khoản Wechat của Hũ Nút.
Wechat khác hẳn QQ, lịch sử trò chuyện trên đây không được lưu trữ trên đám mây mà chỉ lưu trong bộ nhớ điện thoại.
Thế nên dù tôi có đăng nhập được vào tài khoản Wechat thì cũng không thấy bất kỳ lịch sử trò chuyện nào.
Muốn đọc được nội dung thì chỉ có cách xem bằng điện thoại của chính cậu ấy.
Nhưng khi điều tra, cảnh sát đã nói rằng điện thoại của Hũ Nút bị cài đặt trở về chế độ mặc định như lúc xuất xưởng.
Bộ nhớ điện thoại không còn lưu lịch sử trò chuyện Wechat nữa rồi.
Tuy nhiên tôi không hề nhụt chí, bởi vì tôi biết ngoại trừ điện thoại thì cậu ấy còn đăng nhập Wechat cả trên máy tính.
Chắc hẳn lịch sử trò chuyện đã đồng bộ lên máy tính.
30.
Máy tính của Hũ Nút đã bị bố mẹ cậu ấy mang về nhà.
Nói thật, nếu lúc ấy tôi không quá tò mò muốn tìm ra đáp án thì có lẽ tôi đã dứt khoát bỏ cuộc, chuyển hết tất cả tiền trong thẻ Hũ Nút để lại cho bố mẹ cậu ấy và coi như chuyện này đã xong.
Nhưng không, tôi liên hệ với bố mẹ Hũ Nút với thân phận bạn học, lấy cớ trong máy tính của cậu ấy có tài liệu cả hai cùng nhau xây dựng, mong bọn họ có thể gửi máy tính đến đây, tôi dùng xong sẽ gửi trả về.
Cô chú ấy đều là người hiểu biết.
Sau khi kết bạn Wechat và chứng minh được thân phận của mình thì ba ngày sau, tôi nhận được máy tính.
31.
Tôi háo hức bật máy, dùng di động quét mã QR để đăng nhập Wechat trên thiết bị và thành công mở ra lịch sử trò chuyện của Hũ Nút.
Đối tượng nói chuyện không nhiều, rất nhanh tôi đã sàng lọc ra một tài khoản được ghi chú là ‘XX - Gia sư’.
Xin phép không công khai tên tài khoản, mọi người chỉ cần biết đây là kênh tương tác phục vụ cho công việc dạy kèm tại nhà của cậu ấy là được.
Tôi xem một hồi, nhận ra đối phương là một em gái lớp mười một, nội dung nói chuyện giữa bọn họ cũng rất bình thường, toàn thảo luận chuyện học hành thôi.
Thỉnh thoảng cô bé sẽ gửi ảnh tự chụp cho Hũ Nút, trông còn rất xinh.
Quan trọng nhất chính là, công việc gia sư này tính lương theo tuần, chuyển khoản qua Wechat, mỗi tuần 300 tệ.
Hiện trong tài khoản Wechat của Hũ Nút có hơn sáu trăm tệ.
Tôi bắt đầu ngộ ra khoản thu 5000 tệ ngoài định mức được gửi tới thẻ cậu ấy mỗi tuần chẳng liên quan gì đến việc gia sư này cả.
32.
Tôi không dám liên hệ với em gái này.
Bởi vì đây là tài khoản của Hũ Nút.
Cậu ấy đã chết.
Một người chết thì không thể gửi tin nhắn cho người ta được.
Manh mối lại đứt đoạn.
33.
Điều tra đến đây, tôi cảm thấy chuyện càng ngày càng quái lạ.
Mỗi cuối tuần Hũ Nút đúng là sẽ đi dạy kèm tại nhà, nhưng theo lịch sử trò chuyện thì công việc chỉ kéo dài hai tiếng.
Vậy vì nguyên nhân gì mà cậu ấy đi suốt đêm không về ký túc xá đây?
Có lẽ dạy kèm xong, cậu ấy còn một công việc nữa, một công việc mang lại khoản lương 5000 tệ một tuần.
34.
Hai ngày trôi qua từ khi manh mối đứt đoạn.
Hôm nay lúc ăn cơm trưa trong canteen, chúng tôi nghe thấy bạn học ngồi ở bàn bên cạnh bàn tán về chuyện Hũ Nút thắt cổ tự vẫn.
"Cậu ta vay nặng lãi trên mạng, không trả nổi nên mới tự sát."
"Cậu ta bị trùm trường bắt nạt, không chịu nổi nên mới tự sát."
"Cậu ta bị bạn bè cô lập, không gượng nổi nữa mới tự sát."
"Cậu ta bị bạn cùng phòng chèn ép nên mới tự sát."
Đủ loại lý do trên trời dưới biển, nhưng ba chúng tôi như ngầm hiểu ý nhau, bất kể nghe được cái gì cũng không đáp lời.
Đáp thế nào? Cơm trưa chúng tôi đang ăn được mua bằng tiền nhà trường cho đây này. Nào ai dám nói lung tung, thậm chí chuyện này còn thành đề tài kiêng kị không ai muốn nhắc đến.
Nhưng hình như những lời đồn thổi khiến bạn cùng phòng của tôi liên tưởng đến gì đó, cậu ta ấp úng mãi, lưỡng lự rất lâu mới cất tiếng:
"Kể cho hai ông chuyện này. Trong lúc hai ông đi tìm bác quản lý ký túc, điện thoại của Hũ Nút reo đấy."
Nghe vậy, tôi vội hỏi:
"Điện thoại reo á? Ai gọi?"
Cậu ta lắc đầu, đáp:
"Điện thoại cậu ấy ở trong túi, tôi không dám móc ra, nhưng mà màn hình hắt sáng xuyên qua lớp vải quần, tôi thấy tên người gọi có hai chữ."
Tôi vuốt cằm trầm ngâm.
Một ý nghĩ bỗng lóe lên, có lẽ kẻ đó liên lạc với Hũ Nút không phải qua QQ hay Wechat, mà là bằng điện thoại.
Nếu thế thì để điều tra tiếp tôi nhất định phải có được điện thoại của cậu ấy.
Nhưng điện thoại đã bị khôi phục về cài đặt gốc, sao có thể tra được gì?
Có lẽ hacker làm được tuy nhiên chúng tôi học truyền thông chứ đâu phải công nghệ thông tin. Cho nên tôi mặc kệ, không nghĩ ngợi gì về chuyện này nữa.
35.
Kể từ hôm đó, tất cả manh mối đều dẫn vào đường cụt.
Tôi chuyển hết tiền trong Wechat và thẻ ngân hàng của Hũ Nút sang tài khoản của mình rồi ẩn danh gửi toàn bộ cho bố mẹ cậu ấy.
Tôi biết mình nên dừng lại.
Tôi chỉ là một học sinh bình thường, không phải cảnh sát.
Kể cả tôi có là cảnh sát thì chỉ dựa vào một tấm thẻ ngân hàng cũng không thể lấy làm chứng cứ được.
Mà cứ coi như có thể làm chứng cứ thì việc Hũ Nút tự sát là sự thật. Nói một cách khách quan, nếu không thể chứng minh có tác động trực tiếp từ người khác thì không thể thay đổi kết luận ‘tự sát’ này được.
Cho nên, tôi từ bỏ.
Tấm thẻ ngân hàng kia và tờ giấy nhắn lặng yên nằm trong ví tôi cạnh những cái thẻ khác.
36.
Chuyện có chuyển biến khi tôi chuẩn bị đi thực tập vào năm cuối đại học.
Đúng vậy, chính là ba năm sau đó.
Chúng tôi đã hoàn thành ba năm rưỡi học tập tại trường, sắp sửa bước ra va chạm xã hội.
Bởi vì sim sinh viên không bao gồm gói dung lượng, ra khỏi trường nhiều lúc hơi bất cập nên tôi định đi điểm giao dịch đăng ký một cái sim mới không giới hạn data.
Hồi ấy, có một loại sim khá nổi, hiệu X Vương.
Lúc làm thủ tục đăng ký loại sim này tôi còn hỏi riêng nhân viên.
"Chào anh, có thể chuyển danh bạ lưu trong sim cũ sang sim mới giúp em được không ạ?"
Nhân viên đáp: "Các loại smartphone bây giờ đều mặc định thêm người liên hệ vào bộ nhớ điện thoại chứ không phải lưu trong thẻ sim."
Tôi chỉ ồ lên một tiếng, mới đầu tôi cũng chưa nghĩ ngợi gì nhiều nhưng vừa ra khỏi điểm giao dịch, đầu óc tôi như được khai sáng.
Tôi nhận ra trong các sự kiện năm đó, có một manh mối cực kỳ quan trọng bị bỏ qua.
Lúc ấy một đứa bạn cùng phòng của tôi nói rằng khi tôi đi gọi bác gái quản lý ký túc, điện thoại của Hũ Nút reo.
Tên hiển thị người gọi có hai chữ!