Sau Khi Có Con Ngoài Ý Muốn Với Thái Tử Địch Quốc
Chương 32: Ngươi Có Phục Không?
"Nghe quân một khúc Phượng Cầu Hoàng, đời này chẳng còn gì oán than."
Khúc "Phượng Cầu Hoàng" không dễ đàn không phải vì giai điệu cao siêu khó hiểu mà vì nó biến đổi liên tục, đòi hỏi cầm sư phải có thao tác điêu luyện.
"Phượng Cầu Hoàng" tổng cộng có bốn đoạn, nghe nói mỗi đoạn có ít nhất hai mươi điệu biến*, đoạn kinh điển nhất là "Phượng Minh", thậm chí có hơn ba mươi điệu biến. Tương truyền "Phượng Cầu Hoàng" do Đoàn hầu Tề quốc vì nhung nhớ ái nhân mà sáng tác, khúc nhạc chứa đựng niềm vui thuở ban đầu bên nhau và cả đau thương lúc chia ly cách biệt. Những khúc nhạc thông thường có thể chỉ là giai điệu đơn thuần, nhưng "Phượng Cầu Hoàng" lại là một bản nhạc lặp đi lặp lại của nỗi bi thương chồng chất. Trước đây từng có người vì nóng lòng muốn đàn thử, sau đó đột nhiên thổ huyết phát điên.
*Biến đổi giai điệu
Cũng có người khóc suốt ba ngày sau khi nghe "Phượng Cầu Hoàng", cuối cùng cùng ái nhân gieo mình xuống sông tự vẫn.
Tóm lại, do sự thay đổi phức tạp trong giai điệu và nhiều truyền thuyết hoang đường gắn liền nên ít ai thực sự học được khúc "Phượng Cầu Hoàng". Người duy nhất đàn được chính là con trai của Đoàn hầu, công tử Tề quốc Tề Tử Kỳ.
Tuy "Phượng Cầu Hoàng" là một giai điệu u buồn, nhưng cuộc đời của Đoàn hầu lại vô cùng ly kỳ. Sau khi mất đi ái nhân khi còn trẻ, ông đã gia nhập Tề đô, nhận được sự tán thưởng của Liệt vương, từ đó có được quyền cao chức trọng, trở thành một Đoàn hầu quyền lực trên vạn người dưới một người. Sau này lại tình cờ đoàn tụ với ái nhân, sinh ra đứa con chung là Tề Tử Kỳ, cũng chính là công tử Tề quốc.
Tuy tính tình Liệt vương tàn bạo nhưng Đoàn hầu lại rất được lòng dân, thậm chí còn là một quân sư có tiếng, hầu như mọi việc quân sự và chính trị của Tề quốc đều nằm trong tay vị Đoàn hầu này.
Có thể xem như tấm gương để học hỏi.
Dù bản thân Đoàn hầu rất ít khi đàn khúc "Phượng Cầu Hoàng", nhưng điều này không ngăn cản "Phượng Cầu Hoàng" trở thành danh khúc được vô số nhạc sư truyền nhau mô phỏng.
Chỉ là "Phượng Cầu Hoàng" rất khó đàn, ngày thường rảnh rỗi luyện tập thì không nói, nhưng lúc thi đấu rất dễ xảy ra sai sót.
Tiệc Xuân Nhật tổ chức đã nhiều năm, nhưng trong phần thi nhạc chưa có ai dám biểu diễn khúc này.
Thế mà vị nhạc sư do phủ Thái tử phái đến, lần đầu tiên tham gia tiệc Xuân Nhật lại dám trực tiếp lựa chọn khúc nhạc với độ khó cao như vậy, khó tránh khiến người khác kinh ngạc.
Trên đài ngọc, tiếng đàn vang lên như nước chảy.
Mọi người không khỏi chú tâm lắng nghe, bởi đây là đoạn đầu tiên của "Phượng Cầu Hoàng", có tên là "Cao Sơn Lưu Thủy", kể về khung cảnh núi cao sông dài mà đôi tình nhân từng gặp gỡ, họ ngồi đối diện nhau gảy đàn, giai điệu nhẹ nhàng sâu lắng.
"Không hổ là tuyệt thế danh khúc."
"Lần này phủ Thái tử quả nhiên mời được cao nhân..."
Mọi người bên dưới đài không khỏi ngưỡng mộ.
Lạc Phụng Quân cũng xoay người, ôm đàn quay lại đài thi đấu, chậm rãi ngồi xuống dưới gốc liễu.
"Phượng Cầu Hoàng" mang giai điệu khiến tâm tình người khác thoải mái, cùng với tiếng đàn vang lên, ngày càng có nhiều người bị thu hút đến đây xem thi đấu.
Giang Uẩn cũng ngẩng đầu, nhìn về phía nhạc sư bị tấm vải đen che khuất.
Gió nhẹ thổi qua, một góc vải đen được vén lên, Giang Uẩn chỉ có thể nhìn thấy một phần cằm, không thấy rõ dung mạo thật của y.
Giang Uẩn lại quan sát tay của người nọ.
Đó là một đôi tay thon dài trắng nõn, các khớp tay rất linh hoạt, có thể ứng biến với giai điệu thay đổi đột ngột.
Đối với người không am hiểu cầm nghệ, mười ngón tay giống như đang phiêu dật, tạo thành những ảo ảnh chồng chất lên nhau.
Thập Phương thấy Giang Uẩn chăm chú nhìn, không khỏi tò mò hỏi: "Công tử đang nhìn gì vậy?"
Giang Uẩn chỉ vào người nọ, hỏi: "Ngươi đoán vị nhạc sư kia là nam hay nữ?"
Thập Phương nhìn một lúc rồi nói: "Trông giống như nữ."
Giang Uẩn lắc đầu: "Ta đoán là nam."
"Nam?"
Thập Phương khó hiểu: "Nam sao lại có bàn tay như vậy?"
Hơn nữa, giữa ban ngày, một nam nhân vì sao lại mang rèm che mặt, có gì không dám gặp người khác ư?
Không lẽ là vì dung mạo xấu xí?
"Đương nhiên nam tử bình thường sẽ không, nhưng y vốn không phải người bình thường."
"Ta đoán, y là một khôn quân."
Giang Uẩn trả lời.
Thập Phương lộ ra vẻ mặt kinh ngạc.
"Làm sao công tử biết được?"
Giang Uẩn nói: "Mặc dù cơ xương của y mềm mại uyển chuyển, nhưng ngón tay lại dài hơn nhiều so với nữ tử bình thường, cả chiều cao cũng vậy. Chắc chắn do lâu ngày dùng thuốc nên mới nuôi dưỡng thành những ngón tay như thế."
Ban đầu Thập Phương cũng cảm thấy nữ tử này quá cao, tuy nhiên nghe Giang Uẩn nói xong, hắn mới chợt vỡ lẽ.
Giai điệu trên đài đã lên đến đoạn cao trào, tiếng đàn vốn vui tươi ban đầu đột nhiên nhỏ lại, chuyển thành tiếng oán than đầy bi ai.
Mọi người tựa như nghe được âm thanh Côn Sơn ngọc vỡ, Phượng Hoàng nhỏ lệ, cảm xúc không thể kiềm chế được, cõi lòng dâng lên một nỗi buồn khó tả, thậm chí có người đã lệ đẫm thành hàng.
"Tuyệt, thật sự quá tuyệt!"
"Đây mới là khúc "Phượng Cầu Hoàng" chân chính!"
Một số người đỏ mắt đứng dậy, kích động hoan hô.
Hầu hết những người say mê cầm nghệ đều có vài phần điên cuồng, có người khởi xướng, lập tức dẫn đến đám đông vỗ tay hò hét.
Ngay cả Lạc Phụng Quân cũng lộ ra mấy phần kinh ngạc.
Sau khi đàn xong, tiếng nhạc vẫn còn vang vọng, nhạc sư chậm rãi đứng dậy, hành lễ với mọi người, lúc y chuẩn bị rời đi thì đột nhiên có người hỏi: "Cao nhân có thể lộ mặt không?"
Nhạc sư im lặng một hồi, cười nói: "Gia tộc tại hạ có quy định, khi gảy đàn không được lộ mặt, mong huynh đài lượng thứ."
Thế mà là một giọng nam rất khó nhận ra.
Thập Phương nhìn Giang Uẩn với ánh mắt ngưỡng mộ.
Giang Uẩn vẫn đang chăm chú vào bóng người trên đài.
Lúc này lại có người hỏi: "Không biết cao nhân sống ở đâu? Một thân tài nghệ như vậy, sao trước giờ chưa từng nghe đến?"
Nhạc sư nói: "Tại hạ cầm nghệ tầm thường. Lần cuối cùng gảy khúc "Phượng Cầu Hoàng" là vào bảy năm trước. Gần đây tài nghệ kém cỏi, khiến các vị chê cười rồi."
Tài nghệ kém cỏi, vậy mà có thể đạt được trình độ này!
Chỉ có điều, bảy năm trước...
Đột nhiên có người nói: "Người ta đồn rằng, Thái tử Giang quốc năm mười một tuổi vì tạo dựng danh tiếng mà bỏ ra ngàn vàng tìm người đàn thay khúc "Phượng Cầu Hoàng". Người đó có phải là các hạ không?!"
Lời vừa dứt, tất cả mọi người đều xôn xao.
Bởi vì rốt cuộc Thái tử Giang quốc có biết đàn khúc "Phượng Cầu Hoàng" hay không, thật thật giả giả, xưa nay luôn là chủ đề khiến mọi người tranh luận không ngừng, đến giờ vẫn chưa có kết luận rõ ràng.
Tuy nhiên sau khi Thái tử Giang quốc tự thừa nhận trong tiệc Lưu Thương rằng mình không biết đàn bất kỳ khúc nhạc nào, chuyện đàn thay gần như đã chắc như đinh đóng cột.
Nhưng danh tính của người đó luôn là một bí ẩn chưa có lời giải.
Suy cho cùng, nếu muốn làm chuyện này một cách hoàn hảo thì người đàn thay phải xấp xỉ tuổi Thái tử Giang quốc, đồng thời năm mười một tuổi biết đàn khúc "Phượng Cầu Hoàng". Rốt cuộc là một thiên tài như thế nào mà khiến cả nhạc công tử Lạc Phụng Quân phải cam bái hạ phong?
Mà vị nhạc sư trước mắt này, bất kể về tuổi tác hay kinh nghiệm, đều phù hợp một cách bất ngờ.
Trong giây lát, ánh mắt mọi người đều đổ dồn về phía nhạc sư.
Lạc Phụng Quân cũng trực tiếp ôm đàn đứng dậy.
Bởi vì là một thiên tài âm nhạc, hắn luôn có mắt nhìn cao, đồng thời cũng xem thường những cuộc so tài dung tục, chỉ duy nhất quan tâm đến Giang Dung Dữ, người có thể đàn được khúc "Phượng Cầu Hoàng" vào năm mười một tuổi. Lạc Phụng Quân luôn muốn tìm cơ hội so tài với Giang Uẩn, nào ngờ trong tiệc Lưu Thương, khi hắn công khai khiêu chiến, đối phương không những không nhận lời mà còn chủ động nhận thua trước mặt các nước phụ thuộc.
Dù không cam lòng nhưng hắn cũng không còn cách nào khác.
Nhưng nếu tin đồn đó là thật thì chẳng phải chấp niệm bao năm qua của hắn sẽ trở thành trò cười sao?
Lạc Phụng Quân nhìn chằm chằm nhạc sư, cắn răng lớn tiếng hỏi: "Bảy năm trước, ngươi thật sự là người đàn thay cho Thái tử Giang quốc?"
Cả đài thi đấu đều xôn xao.
Có người tức giận nói: "Cao nhân, ngài không cần lo lắng. Bây giờ Giang quốc đã nỏ mạnh hết đà. Cao nhân cứ mạnh dạn nói ra sự thật, không cần lo lắng Giang Dung Dữ tìm đến báo thù."
"Đúng vậy, Thái tử điện hạ đã xây đài Chiêu Hiền ở Trần đô nhằm thu thập bằng chứng giả dối của Giang Dung Dữ. Nếu cao nhân dũng cảm đứng ra vạch trần, nói không chừng sẽ được điện hạ trọng thưởng."
Nhạc sư không nói gì, tựa hồ như đang do dự, một lúc sau mới khéo léo nói: "Ta chỉ là một người bình thường, các vị đừng làm khó ta nữa."
Mặc dù không nói thẳng nhưng cũng xem như ngầm thừa nhận.
Mọi người hít sâu một hơi, sau đó là tiếng chửi bới và phẫn nộ.
"Không ngờ tên Giang Dung Dữ kia vì tạo dựng hư danh mà chuyện gì cũng dám làm!"
"Gì mà "Phượng Cầu Hoàng", "Giang Đô phú", tất cả đều là giả! Cái gọi là phẩm đức hơn người có lẽ chỉ là bịa đặt, ta và ngươi mắt mù mới bị y lừa gạt nhiều năm như vậy!"
Lạc Phụng Quân vẫn ngơ ngác đứng đó, đáy mắt hiện lên một tia tức giận.
Nhạc sư nhếch môi, ôm đàn chuẩn bị rời đi, đột nhiên phía xa vang lên một giọng nói trong trẻo: "Nhạc sư xin dừng bước."
Nhạc sư ngẩng đầu, chợt thấy một bóng dáng màu xanh đứng dưới đài ngọc.
Giang Uẩn lặng lẽ nhìn y, nói: "Khúc "Phượng Cầu Hoàng" của ngươi có vài lỗi sai."
Nhạc sư giật mình, dưới tấm rèm che, con ngươi hơi co lại, y vô thức siết chặt tay áo.
Những người đang giận dữ cũng im lặng vì kinh ngạc, không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
"Lỗi sai?"
Giai điệu chân thực như vậy mà vẫn có lỗi sai?
Sao có thể?!
Sao bọn họ lại không nghe ra?!
Chẳng mấy chốc nhạc sư đã khôi phục vẻ mặt bình tĩnh, thản nhiên hỏi: "Công tử nói ta đàn sai, có chứng cứ không?"
Y đúng là mắc phải một vài lỗi sai, nhưng "Phượng Cầu Hoàng" có quá nhiều điệu biến, trừ khi Đoàn hầu hoặc Tề Tử Kỳ ở đây, nếu không sẽ không ai nhìn ra được.
Sau một hồi lo lắng, nhạc sư lập tức lấy lại tự tin.
Giang Uẩn đáp: "Giai điệu thứ ba ở đoạn đầu tiên, thiếu một lần câu*; giai điệu thứ tư đoạn thứ hai thừa một lần tích*, hơn nữa lúc tích ngón tay giữ quá sâu; giai điệu đầu đoạn thứ ba thiếu ba lần mạt*. Ta nói có đúng không?"
*Câu (勾): Sử dụng ngón tay giữa để gảy móc một chuyển động khép lại, về phía lòng bàn tay. Tích (剔): Sử dụng ngón tay giữa để gảy theo một chuyển động mở ra, cách xa lòng bàn tay. Mạt (抹): Sử dụng ngón trỏ để gảy móc một chuyển động đóng, về phía lòng bàn tay.
Sắc mặt nhạc sư biến đổi.
Nhưng vì giấu dưới lớp rèm đen nên không ai nhìn thấy.
Y bình tĩnh nói: "Nói suông thì ai chẳng nói được? Ta đàn xong rồi, công tử cứ nhất quyết dùng những lời lẽ sáo rỗng để vu khống ta. Công tử muốn nói gì mà chẳng được."
Mọi người vây xem và vài vị quan giám khảo cũng nghi ngờ nhìn Giang Uẩn.
Bởi vì theo những gì họ nghe được, khúc "Phượng Cầu Hoàng" vừa rồi quả thực không thể chê vào đâu. Tiết tấu "Phượng Cầu Hoàng" thay đổi quá nhanh, các ngón tay phải chuyển động liên tục, hiếm có người nào xử lý thành thục, vị nhạc sư trước mặt có trình độ rất cao, dĩ nhiên những sai sót mà Giang Uẩn chỉ ra không thuyết phục cho lắm.
"Tất nhiên, những sai sót kỹ thuật này không phải là vấn đề lớn nhất của ngươi."
"Vấn đề lớn nhất của ngươi là ngươi hoàn toàn không hiểu tinh hoa của khúc "Phượng Cầu Hoàng"."
Trước sự kinh ngạc của mọi người, Giang Uẩn lại lên tiếng, giọng nói y không lớn, tuy nhẹ nhàng uyển chuyển nhưng lại khiến người khác không thể bỏ qua.
""Phượng Cầu Hoàng" vốn không phải là một khúc nhạc bi thương."
Giang Uẩn nói.
Điều này càng khó tin hơn, "Phượng Cầu Hoàng" do Đoàn hầu nhớ nhung ái nhân mà sáng tác, vì quá đau buồn nên có vài người sau khi nghe xong đã tự kết liễu mình. Vậy mà y dám bảo đây không phải là một khúc nhạc bi thương?
"Không phải bi thương, lẽ nào là vui tươi?"
"Đúng đó, nực cười!"
Thập Phương đứng ở phía sau, có chút lo lắng cho tiểu lang quân. Tuy rằng hắn tin tưởng Giang Uẩn vô điều kiện, nhưng đối phương có nhiều người, hơn nữa bọn họ đều đồng tình với nhạc sư, tiểu lang quân chỉ dùng lý lẽ thì khó mà thuyết phục được đám người này.
Mặt khác, đây còn là cao nhân được Trần quân sư mời đến đại diện cho phủ Thái tử thi đấu.
Hành động của tiểu lang quân, chẳng khác gì đang chống đối điện hạ!
Mà quan trọng là, tiểu lang quân nhỏ bé yếu đuối như vậy, mà vị nhạc sư kia thì quá mức hung dữ.
Lúc Thập Phương đang lo lắng, Giang Uẩn đã đưa tay ra, nói với nhạc sư: "Có thể cho ta mượn đàn không?"
Nhạc sư cau mày.
Một giọng nói lạnh lùng đột nhiên vang lên: "Ta có thể cho ngươi mượn."
Thế mà là Lạc Phụng Quân.
Chỉ một lúc sau, Lạc Phụng Quân đã nối lại dây đàn bị đứt.
Giang Uẩn nói lời cảm ơn, cầm lấy đàn từ tay Lạc Phụng Quân, bước lên đài ngọc, thản nhiên ngồi xuống.
Một vị quan giám khảo không nhịn được nói: "Chuyện này..."
Những người khác đồng loạt lên tiếng: "Không sao, cứ để y đàn!"
Thấy tình hình vượt quá tầm kiểm soát của mình, Thập Phương vội vàng đi theo Giang Uẩn bảo vệ y.
Giang Uẩn cụp mắt, ngồi xuống gảy đàn.
Khi tiếng đàn thánh thót quen thuộc mà xa lạ đột nhiên vang lên, tâm hồn mọi người không khỏi rung động, lộ ra thần sắc kinh ngạc.
Tuy cùng một đoạn "Cao Sơn Lưu Thủy", nhưng đoạn này không chỉ khiến người ta cảm nhận được khung cảnh đẹp đẽ mà đôi tình nhân từng gặp gỡ bên nhau, mà còn khiến họ cảm nhận được gió thông trăng sáng, dòng suối trong vắt bên tảng đá và cả những đàn cá bơi lội xung quanh, thậm chí còn có bông hoa dại nở rộ giữa khe núi, cảnh vật sống động như thể hiện ra trước mắt.
Trăng sáng giữa rừng thông, suối trong từ khe đá.
Đôi tình nhân nắm tay nhau, đi dạo dọc bên bờ.
Khi đến đoạn "Phượng Minh", giai điệu không hề chuyển sang buồn bã u sầu mà đột ngột nổi lên, ồn ào dày đặc như mưa, như tiếng hạc kêu suốt chín ngày, trong nỗi buồn man mác xen lẫn một loại cảm giác thẫn thờ, tựa như tiếng kêu tê tâm phế liệt khiến người ta gần như nghẹt thở.
"Phanh..."
Khi giai điệu đạt đến cao trào, vang lên âm thanh sắc bén đáng sợ, tĩnh lặng và yên bình như mùi vị của một trận mưa xuân mang theo hương hoa mơ dần dần ập đến.
Khúc nhạc kết thúc, bốn bề im lặng.
Không biết qua bao lâu, một vị quan giám khảo tóc hoa râm đứng dậy vỗ tay.
"Đàn hay lắm."
"Nghe quân một khúc Phượng Cầu Hoàng, đời này chẳng còn gì oán than."
Giang Uẩn không nói gì, y thu đàn lại, nhìn nhạc sư vẫn ngây người tại chỗ: "Ngươi có phục không?"
Sắc mặt nhạc sư tái nhợt như giấy, không thể tin nhìn Giang Uẩn.
"Sao ngươi có thể..."
Y lẩm bẩm, không dám tin.
Giang Uẩn không nhìn y nữa, đưa đàn lại cho Lạc Phụng Quân.
Hai mắt Lạc Phụng Quân sáng ngời, muốn nói gì đó, nhưng Giang Uẩn đã nhẹ cúi đầu xoay người rời đi.
...
"Sư phụ, đây có phải là khúc "Phượng Cầu Hoàng" thật không?"
Triệu Diễn đứng bên ngoài đám đông với Tức Mặc Thanh Vũ, ngạc nhiên hỏi.
Tức Mặc Thanh Vũ vuốt râu, nét mặt còn vương ý cười, rõ ràng vẫn đắm chìm trong giai điệu tuyệt vời kia, chưa thoát ra được.
Một lúc sau, ông hỏi: "Ngươi nói cái gì?"
Triệu Diễn: "..."
Triệu Diễn đành đổi đề tài: "Sư phụ vẫn muốn thu y làm đồ đệ sao?"
"Thì sao? Không được à?"
"Nhưng y là..."
"Là gì? Người của Thái tử? Ha!"
Triệu Diễn:?
Sư phụ có ý gì, lẽ nào ngài muốn tranh người với Thái tử?
"Tiểu lang quân đi đâu vậy?"
Thấy Giang Uẩn bước đi có chút vội vàng, Thập Phương lại gần hỏi.
Giang Uẩn dừng lại, quay đầu nhẹ nhàng nói: "Ta đi rửa tay ở bờ sông một lát, ngươi cứ ở đây chờ là được."
Không đợi Thập Phương trả lời, Giang Uẩn đã rời đi.
Lúc đi đến khoảng trống bên bờ sông, Giang Uẩn nhíu mày, phun ra một ngụm máu đen.
Y quỳ xuống, rửa sạch ngón tay, lấy khăn lau khóe miệng, đột nhiên phát hiện có người lén nhìn mình từ phía sau.
Giang Uẩn quay đầu, thấy Phàn Thất đang lén lút núp sau gốc liễu.
Khúc "Phượng Cầu Hoàng" không dễ đàn không phải vì giai điệu cao siêu khó hiểu mà vì nó biến đổi liên tục, đòi hỏi cầm sư phải có thao tác điêu luyện.
"Phượng Cầu Hoàng" tổng cộng có bốn đoạn, nghe nói mỗi đoạn có ít nhất hai mươi điệu biến*, đoạn kinh điển nhất là "Phượng Minh", thậm chí có hơn ba mươi điệu biến. Tương truyền "Phượng Cầu Hoàng" do Đoàn hầu Tề quốc vì nhung nhớ ái nhân mà sáng tác, khúc nhạc chứa đựng niềm vui thuở ban đầu bên nhau và cả đau thương lúc chia ly cách biệt. Những khúc nhạc thông thường có thể chỉ là giai điệu đơn thuần, nhưng "Phượng Cầu Hoàng" lại là một bản nhạc lặp đi lặp lại của nỗi bi thương chồng chất. Trước đây từng có người vì nóng lòng muốn đàn thử, sau đó đột nhiên thổ huyết phát điên.
*Biến đổi giai điệu
Cũng có người khóc suốt ba ngày sau khi nghe "Phượng Cầu Hoàng", cuối cùng cùng ái nhân gieo mình xuống sông tự vẫn.
Tóm lại, do sự thay đổi phức tạp trong giai điệu và nhiều truyền thuyết hoang đường gắn liền nên ít ai thực sự học được khúc "Phượng Cầu Hoàng". Người duy nhất đàn được chính là con trai của Đoàn hầu, công tử Tề quốc Tề Tử Kỳ.
Tuy "Phượng Cầu Hoàng" là một giai điệu u buồn, nhưng cuộc đời của Đoàn hầu lại vô cùng ly kỳ. Sau khi mất đi ái nhân khi còn trẻ, ông đã gia nhập Tề đô, nhận được sự tán thưởng của Liệt vương, từ đó có được quyền cao chức trọng, trở thành một Đoàn hầu quyền lực trên vạn người dưới một người. Sau này lại tình cờ đoàn tụ với ái nhân, sinh ra đứa con chung là Tề Tử Kỳ, cũng chính là công tử Tề quốc.
Tuy tính tình Liệt vương tàn bạo nhưng Đoàn hầu lại rất được lòng dân, thậm chí còn là một quân sư có tiếng, hầu như mọi việc quân sự và chính trị của Tề quốc đều nằm trong tay vị Đoàn hầu này.
Có thể xem như tấm gương để học hỏi.
Dù bản thân Đoàn hầu rất ít khi đàn khúc "Phượng Cầu Hoàng", nhưng điều này không ngăn cản "Phượng Cầu Hoàng" trở thành danh khúc được vô số nhạc sư truyền nhau mô phỏng.
Chỉ là "Phượng Cầu Hoàng" rất khó đàn, ngày thường rảnh rỗi luyện tập thì không nói, nhưng lúc thi đấu rất dễ xảy ra sai sót.
Tiệc Xuân Nhật tổ chức đã nhiều năm, nhưng trong phần thi nhạc chưa có ai dám biểu diễn khúc này.
Thế mà vị nhạc sư do phủ Thái tử phái đến, lần đầu tiên tham gia tiệc Xuân Nhật lại dám trực tiếp lựa chọn khúc nhạc với độ khó cao như vậy, khó tránh khiến người khác kinh ngạc.
Trên đài ngọc, tiếng đàn vang lên như nước chảy.
Mọi người không khỏi chú tâm lắng nghe, bởi đây là đoạn đầu tiên của "Phượng Cầu Hoàng", có tên là "Cao Sơn Lưu Thủy", kể về khung cảnh núi cao sông dài mà đôi tình nhân từng gặp gỡ, họ ngồi đối diện nhau gảy đàn, giai điệu nhẹ nhàng sâu lắng.
"Không hổ là tuyệt thế danh khúc."
"Lần này phủ Thái tử quả nhiên mời được cao nhân..."
Mọi người bên dưới đài không khỏi ngưỡng mộ.
Lạc Phụng Quân cũng xoay người, ôm đàn quay lại đài thi đấu, chậm rãi ngồi xuống dưới gốc liễu.
"Phượng Cầu Hoàng" mang giai điệu khiến tâm tình người khác thoải mái, cùng với tiếng đàn vang lên, ngày càng có nhiều người bị thu hút đến đây xem thi đấu.
Giang Uẩn cũng ngẩng đầu, nhìn về phía nhạc sư bị tấm vải đen che khuất.
Gió nhẹ thổi qua, một góc vải đen được vén lên, Giang Uẩn chỉ có thể nhìn thấy một phần cằm, không thấy rõ dung mạo thật của y.
Giang Uẩn lại quan sát tay của người nọ.
Đó là một đôi tay thon dài trắng nõn, các khớp tay rất linh hoạt, có thể ứng biến với giai điệu thay đổi đột ngột.
Đối với người không am hiểu cầm nghệ, mười ngón tay giống như đang phiêu dật, tạo thành những ảo ảnh chồng chất lên nhau.
Thập Phương thấy Giang Uẩn chăm chú nhìn, không khỏi tò mò hỏi: "Công tử đang nhìn gì vậy?"
Giang Uẩn chỉ vào người nọ, hỏi: "Ngươi đoán vị nhạc sư kia là nam hay nữ?"
Thập Phương nhìn một lúc rồi nói: "Trông giống như nữ."
Giang Uẩn lắc đầu: "Ta đoán là nam."
"Nam?"
Thập Phương khó hiểu: "Nam sao lại có bàn tay như vậy?"
Hơn nữa, giữa ban ngày, một nam nhân vì sao lại mang rèm che mặt, có gì không dám gặp người khác ư?
Không lẽ là vì dung mạo xấu xí?
"Đương nhiên nam tử bình thường sẽ không, nhưng y vốn không phải người bình thường."
"Ta đoán, y là một khôn quân."
Giang Uẩn trả lời.
Thập Phương lộ ra vẻ mặt kinh ngạc.
"Làm sao công tử biết được?"
Giang Uẩn nói: "Mặc dù cơ xương của y mềm mại uyển chuyển, nhưng ngón tay lại dài hơn nhiều so với nữ tử bình thường, cả chiều cao cũng vậy. Chắc chắn do lâu ngày dùng thuốc nên mới nuôi dưỡng thành những ngón tay như thế."
Ban đầu Thập Phương cũng cảm thấy nữ tử này quá cao, tuy nhiên nghe Giang Uẩn nói xong, hắn mới chợt vỡ lẽ.
Giai điệu trên đài đã lên đến đoạn cao trào, tiếng đàn vốn vui tươi ban đầu đột nhiên nhỏ lại, chuyển thành tiếng oán than đầy bi ai.
Mọi người tựa như nghe được âm thanh Côn Sơn ngọc vỡ, Phượng Hoàng nhỏ lệ, cảm xúc không thể kiềm chế được, cõi lòng dâng lên một nỗi buồn khó tả, thậm chí có người đã lệ đẫm thành hàng.
"Tuyệt, thật sự quá tuyệt!"
"Đây mới là khúc "Phượng Cầu Hoàng" chân chính!"
Một số người đỏ mắt đứng dậy, kích động hoan hô.
Hầu hết những người say mê cầm nghệ đều có vài phần điên cuồng, có người khởi xướng, lập tức dẫn đến đám đông vỗ tay hò hét.
Ngay cả Lạc Phụng Quân cũng lộ ra mấy phần kinh ngạc.
Sau khi đàn xong, tiếng nhạc vẫn còn vang vọng, nhạc sư chậm rãi đứng dậy, hành lễ với mọi người, lúc y chuẩn bị rời đi thì đột nhiên có người hỏi: "Cao nhân có thể lộ mặt không?"
Nhạc sư im lặng một hồi, cười nói: "Gia tộc tại hạ có quy định, khi gảy đàn không được lộ mặt, mong huynh đài lượng thứ."
Thế mà là một giọng nam rất khó nhận ra.
Thập Phương nhìn Giang Uẩn với ánh mắt ngưỡng mộ.
Giang Uẩn vẫn đang chăm chú vào bóng người trên đài.
Lúc này lại có người hỏi: "Không biết cao nhân sống ở đâu? Một thân tài nghệ như vậy, sao trước giờ chưa từng nghe đến?"
Nhạc sư nói: "Tại hạ cầm nghệ tầm thường. Lần cuối cùng gảy khúc "Phượng Cầu Hoàng" là vào bảy năm trước. Gần đây tài nghệ kém cỏi, khiến các vị chê cười rồi."
Tài nghệ kém cỏi, vậy mà có thể đạt được trình độ này!
Chỉ có điều, bảy năm trước...
Đột nhiên có người nói: "Người ta đồn rằng, Thái tử Giang quốc năm mười một tuổi vì tạo dựng danh tiếng mà bỏ ra ngàn vàng tìm người đàn thay khúc "Phượng Cầu Hoàng". Người đó có phải là các hạ không?!"
Lời vừa dứt, tất cả mọi người đều xôn xao.
Bởi vì rốt cuộc Thái tử Giang quốc có biết đàn khúc "Phượng Cầu Hoàng" hay không, thật thật giả giả, xưa nay luôn là chủ đề khiến mọi người tranh luận không ngừng, đến giờ vẫn chưa có kết luận rõ ràng.
Tuy nhiên sau khi Thái tử Giang quốc tự thừa nhận trong tiệc Lưu Thương rằng mình không biết đàn bất kỳ khúc nhạc nào, chuyện đàn thay gần như đã chắc như đinh đóng cột.
Nhưng danh tính của người đó luôn là một bí ẩn chưa có lời giải.
Suy cho cùng, nếu muốn làm chuyện này một cách hoàn hảo thì người đàn thay phải xấp xỉ tuổi Thái tử Giang quốc, đồng thời năm mười một tuổi biết đàn khúc "Phượng Cầu Hoàng". Rốt cuộc là một thiên tài như thế nào mà khiến cả nhạc công tử Lạc Phụng Quân phải cam bái hạ phong?
Mà vị nhạc sư trước mắt này, bất kể về tuổi tác hay kinh nghiệm, đều phù hợp một cách bất ngờ.
Trong giây lát, ánh mắt mọi người đều đổ dồn về phía nhạc sư.
Lạc Phụng Quân cũng trực tiếp ôm đàn đứng dậy.
Bởi vì là một thiên tài âm nhạc, hắn luôn có mắt nhìn cao, đồng thời cũng xem thường những cuộc so tài dung tục, chỉ duy nhất quan tâm đến Giang Dung Dữ, người có thể đàn được khúc "Phượng Cầu Hoàng" vào năm mười một tuổi. Lạc Phụng Quân luôn muốn tìm cơ hội so tài với Giang Uẩn, nào ngờ trong tiệc Lưu Thương, khi hắn công khai khiêu chiến, đối phương không những không nhận lời mà còn chủ động nhận thua trước mặt các nước phụ thuộc.
Dù không cam lòng nhưng hắn cũng không còn cách nào khác.
Nhưng nếu tin đồn đó là thật thì chẳng phải chấp niệm bao năm qua của hắn sẽ trở thành trò cười sao?
Lạc Phụng Quân nhìn chằm chằm nhạc sư, cắn răng lớn tiếng hỏi: "Bảy năm trước, ngươi thật sự là người đàn thay cho Thái tử Giang quốc?"
Cả đài thi đấu đều xôn xao.
Có người tức giận nói: "Cao nhân, ngài không cần lo lắng. Bây giờ Giang quốc đã nỏ mạnh hết đà. Cao nhân cứ mạnh dạn nói ra sự thật, không cần lo lắng Giang Dung Dữ tìm đến báo thù."
"Đúng vậy, Thái tử điện hạ đã xây đài Chiêu Hiền ở Trần đô nhằm thu thập bằng chứng giả dối của Giang Dung Dữ. Nếu cao nhân dũng cảm đứng ra vạch trần, nói không chừng sẽ được điện hạ trọng thưởng."
Nhạc sư không nói gì, tựa hồ như đang do dự, một lúc sau mới khéo léo nói: "Ta chỉ là một người bình thường, các vị đừng làm khó ta nữa."
Mặc dù không nói thẳng nhưng cũng xem như ngầm thừa nhận.
Mọi người hít sâu một hơi, sau đó là tiếng chửi bới và phẫn nộ.
"Không ngờ tên Giang Dung Dữ kia vì tạo dựng hư danh mà chuyện gì cũng dám làm!"
"Gì mà "Phượng Cầu Hoàng", "Giang Đô phú", tất cả đều là giả! Cái gọi là phẩm đức hơn người có lẽ chỉ là bịa đặt, ta và ngươi mắt mù mới bị y lừa gạt nhiều năm như vậy!"
Lạc Phụng Quân vẫn ngơ ngác đứng đó, đáy mắt hiện lên một tia tức giận.
Nhạc sư nhếch môi, ôm đàn chuẩn bị rời đi, đột nhiên phía xa vang lên một giọng nói trong trẻo: "Nhạc sư xin dừng bước."
Nhạc sư ngẩng đầu, chợt thấy một bóng dáng màu xanh đứng dưới đài ngọc.
Giang Uẩn lặng lẽ nhìn y, nói: "Khúc "Phượng Cầu Hoàng" của ngươi có vài lỗi sai."
Nhạc sư giật mình, dưới tấm rèm che, con ngươi hơi co lại, y vô thức siết chặt tay áo.
Những người đang giận dữ cũng im lặng vì kinh ngạc, không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
"Lỗi sai?"
Giai điệu chân thực như vậy mà vẫn có lỗi sai?
Sao có thể?!
Sao bọn họ lại không nghe ra?!
Chẳng mấy chốc nhạc sư đã khôi phục vẻ mặt bình tĩnh, thản nhiên hỏi: "Công tử nói ta đàn sai, có chứng cứ không?"
Y đúng là mắc phải một vài lỗi sai, nhưng "Phượng Cầu Hoàng" có quá nhiều điệu biến, trừ khi Đoàn hầu hoặc Tề Tử Kỳ ở đây, nếu không sẽ không ai nhìn ra được.
Sau một hồi lo lắng, nhạc sư lập tức lấy lại tự tin.
Giang Uẩn đáp: "Giai điệu thứ ba ở đoạn đầu tiên, thiếu một lần câu*; giai điệu thứ tư đoạn thứ hai thừa một lần tích*, hơn nữa lúc tích ngón tay giữ quá sâu; giai điệu đầu đoạn thứ ba thiếu ba lần mạt*. Ta nói có đúng không?"
*Câu (勾): Sử dụng ngón tay giữa để gảy móc một chuyển động khép lại, về phía lòng bàn tay. Tích (剔): Sử dụng ngón tay giữa để gảy theo một chuyển động mở ra, cách xa lòng bàn tay. Mạt (抹): Sử dụng ngón trỏ để gảy móc một chuyển động đóng, về phía lòng bàn tay.
Sắc mặt nhạc sư biến đổi.
Nhưng vì giấu dưới lớp rèm đen nên không ai nhìn thấy.
Y bình tĩnh nói: "Nói suông thì ai chẳng nói được? Ta đàn xong rồi, công tử cứ nhất quyết dùng những lời lẽ sáo rỗng để vu khống ta. Công tử muốn nói gì mà chẳng được."
Mọi người vây xem và vài vị quan giám khảo cũng nghi ngờ nhìn Giang Uẩn.
Bởi vì theo những gì họ nghe được, khúc "Phượng Cầu Hoàng" vừa rồi quả thực không thể chê vào đâu. Tiết tấu "Phượng Cầu Hoàng" thay đổi quá nhanh, các ngón tay phải chuyển động liên tục, hiếm có người nào xử lý thành thục, vị nhạc sư trước mặt có trình độ rất cao, dĩ nhiên những sai sót mà Giang Uẩn chỉ ra không thuyết phục cho lắm.
"Tất nhiên, những sai sót kỹ thuật này không phải là vấn đề lớn nhất của ngươi."
"Vấn đề lớn nhất của ngươi là ngươi hoàn toàn không hiểu tinh hoa của khúc "Phượng Cầu Hoàng"."
Trước sự kinh ngạc của mọi người, Giang Uẩn lại lên tiếng, giọng nói y không lớn, tuy nhẹ nhàng uyển chuyển nhưng lại khiến người khác không thể bỏ qua.
""Phượng Cầu Hoàng" vốn không phải là một khúc nhạc bi thương."
Giang Uẩn nói.
Điều này càng khó tin hơn, "Phượng Cầu Hoàng" do Đoàn hầu nhớ nhung ái nhân mà sáng tác, vì quá đau buồn nên có vài người sau khi nghe xong đã tự kết liễu mình. Vậy mà y dám bảo đây không phải là một khúc nhạc bi thương?
"Không phải bi thương, lẽ nào là vui tươi?"
"Đúng đó, nực cười!"
Thập Phương đứng ở phía sau, có chút lo lắng cho tiểu lang quân. Tuy rằng hắn tin tưởng Giang Uẩn vô điều kiện, nhưng đối phương có nhiều người, hơn nữa bọn họ đều đồng tình với nhạc sư, tiểu lang quân chỉ dùng lý lẽ thì khó mà thuyết phục được đám người này.
Mặt khác, đây còn là cao nhân được Trần quân sư mời đến đại diện cho phủ Thái tử thi đấu.
Hành động của tiểu lang quân, chẳng khác gì đang chống đối điện hạ!
Mà quan trọng là, tiểu lang quân nhỏ bé yếu đuối như vậy, mà vị nhạc sư kia thì quá mức hung dữ.
Lúc Thập Phương đang lo lắng, Giang Uẩn đã đưa tay ra, nói với nhạc sư: "Có thể cho ta mượn đàn không?"
Nhạc sư cau mày.
Một giọng nói lạnh lùng đột nhiên vang lên: "Ta có thể cho ngươi mượn."
Thế mà là Lạc Phụng Quân.
Chỉ một lúc sau, Lạc Phụng Quân đã nối lại dây đàn bị đứt.
Giang Uẩn nói lời cảm ơn, cầm lấy đàn từ tay Lạc Phụng Quân, bước lên đài ngọc, thản nhiên ngồi xuống.
Một vị quan giám khảo không nhịn được nói: "Chuyện này..."
Những người khác đồng loạt lên tiếng: "Không sao, cứ để y đàn!"
Thấy tình hình vượt quá tầm kiểm soát của mình, Thập Phương vội vàng đi theo Giang Uẩn bảo vệ y.
Giang Uẩn cụp mắt, ngồi xuống gảy đàn.
Khi tiếng đàn thánh thót quen thuộc mà xa lạ đột nhiên vang lên, tâm hồn mọi người không khỏi rung động, lộ ra thần sắc kinh ngạc.
Tuy cùng một đoạn "Cao Sơn Lưu Thủy", nhưng đoạn này không chỉ khiến người ta cảm nhận được khung cảnh đẹp đẽ mà đôi tình nhân từng gặp gỡ bên nhau, mà còn khiến họ cảm nhận được gió thông trăng sáng, dòng suối trong vắt bên tảng đá và cả những đàn cá bơi lội xung quanh, thậm chí còn có bông hoa dại nở rộ giữa khe núi, cảnh vật sống động như thể hiện ra trước mắt.
Trăng sáng giữa rừng thông, suối trong từ khe đá.
Đôi tình nhân nắm tay nhau, đi dạo dọc bên bờ.
Khi đến đoạn "Phượng Minh", giai điệu không hề chuyển sang buồn bã u sầu mà đột ngột nổi lên, ồn ào dày đặc như mưa, như tiếng hạc kêu suốt chín ngày, trong nỗi buồn man mác xen lẫn một loại cảm giác thẫn thờ, tựa như tiếng kêu tê tâm phế liệt khiến người ta gần như nghẹt thở.
"Phanh..."
Khi giai điệu đạt đến cao trào, vang lên âm thanh sắc bén đáng sợ, tĩnh lặng và yên bình như mùi vị của một trận mưa xuân mang theo hương hoa mơ dần dần ập đến.
Khúc nhạc kết thúc, bốn bề im lặng.
Không biết qua bao lâu, một vị quan giám khảo tóc hoa râm đứng dậy vỗ tay.
"Đàn hay lắm."
"Nghe quân một khúc Phượng Cầu Hoàng, đời này chẳng còn gì oán than."
Giang Uẩn không nói gì, y thu đàn lại, nhìn nhạc sư vẫn ngây người tại chỗ: "Ngươi có phục không?"
Sắc mặt nhạc sư tái nhợt như giấy, không thể tin nhìn Giang Uẩn.
"Sao ngươi có thể..."
Y lẩm bẩm, không dám tin.
Giang Uẩn không nhìn y nữa, đưa đàn lại cho Lạc Phụng Quân.
Hai mắt Lạc Phụng Quân sáng ngời, muốn nói gì đó, nhưng Giang Uẩn đã nhẹ cúi đầu xoay người rời đi.
...
"Sư phụ, đây có phải là khúc "Phượng Cầu Hoàng" thật không?"
Triệu Diễn đứng bên ngoài đám đông với Tức Mặc Thanh Vũ, ngạc nhiên hỏi.
Tức Mặc Thanh Vũ vuốt râu, nét mặt còn vương ý cười, rõ ràng vẫn đắm chìm trong giai điệu tuyệt vời kia, chưa thoát ra được.
Một lúc sau, ông hỏi: "Ngươi nói cái gì?"
Triệu Diễn: "..."
Triệu Diễn đành đổi đề tài: "Sư phụ vẫn muốn thu y làm đồ đệ sao?"
"Thì sao? Không được à?"
"Nhưng y là..."
"Là gì? Người của Thái tử? Ha!"
Triệu Diễn:?
Sư phụ có ý gì, lẽ nào ngài muốn tranh người với Thái tử?
"Tiểu lang quân đi đâu vậy?"
Thấy Giang Uẩn bước đi có chút vội vàng, Thập Phương lại gần hỏi.
Giang Uẩn dừng lại, quay đầu nhẹ nhàng nói: "Ta đi rửa tay ở bờ sông một lát, ngươi cứ ở đây chờ là được."
Không đợi Thập Phương trả lời, Giang Uẩn đã rời đi.
Lúc đi đến khoảng trống bên bờ sông, Giang Uẩn nhíu mày, phun ra một ngụm máu đen.
Y quỳ xuống, rửa sạch ngón tay, lấy khăn lau khóe miệng, đột nhiên phát hiện có người lén nhìn mình từ phía sau.
Giang Uẩn quay đầu, thấy Phàn Thất đang lén lút núp sau gốc liễu.