Phố Nha Hương
Chương 19
Nếu hai mươi tư giờ được tính là một ngày, thì Đình Phương cảm thấy vì để nhanh chóng được xuống giường mà anh đã cố ý nhầm ngày phẫu thuật với ngày đầu tiên sau phẫu thuật. Trong tình huống không đặt bộ truyền kiểm soát giảm đau, mười hai giờ trưa hôm đó, chức năng chi dưới của anh đã phục hồi tới mức bốn, có thể nhấc lên khỏi mặt giường nhưng chỉ được một lúc.
Sáng sớm hôm đó, Trần Tắc ngủ được hai tiếng thì tỉnh giấc. Bác sĩ tới thăm khám dặn Đình Phương có thể ăn thức ăn lỏng, với lại cần phải trở mình nhiều hơn, đề phòng dính ruột.
Sau phẫu thuật, thức ăn lỏng tốt nhất là cháo loãng. Bệnh viện không bán, Trần Tắc bèn tìm quán bên ngoài, nhờ người ta nấu riêng cho một nồi cháo to mang tới. Hắn kê cao đầu giường, để Đình Phương nửa ngồi nửa nằm, rồi bón cho anh ăn.
Trừ hồi nhỏ ra, Ngô Đình Phương chưa từng để người khác bón cho ăn. Anh lập tức từ chối: “Tay tôi cử động được.”
“Mình sẽ mệt, cháo nóng lắm đấy.”
Đúng vậy, tay Đình Phương cử động được nhưng sắc mặt lại không tốt. Có thể là do tác dụng phụ của thuốc gây mê, ngồi một lúc đã cảm thấy mỏi, nâng cao hơn chút là liền gập vào vết thương.
Trần Tắc không chịu để anh tự làm, Đình Phương đành phải ngoan ngoãn há miệng đợi hắn bón. Khi bón, cháo bị dính ở khóe miệng, Trần Tắc sẽ dùng ngón tay lau đi. Đình Phương thấy mình hệt như một đứa trẻ, đến nỗi khi có người gõ cửa muốn vào anh lập tức ra hiệu cho Trần Tắc đừng đút nữa.
Trần Tắc ra mở cửa. Là bố mẹ Đình Phương và Đình Hoa, họ còn đưa cả An An và Phùng Sinh đến thăm Đình Phương. Thấy người mở của là Trần Tắc, bỗng dưng chẳng ai nói được gì, chỉ chào một tiếng “Thầy Trần”.
Mẹ thấy Đình Phương nửa ngồi nửa nằm trên giường, cháo ăn dở để ở một một bên, bèn hỏi anh: “Ăn được cháo rồi à?”
“Ăn được rồi ạ.”
“Vậy để tối mẹ nấu ít cháo rồi bảo A Thông mang qua.” A Thông là em họ bên nhà cậu của Đình Phương.
“Không cần đâu mẹ, hôm nay mua một nồi rồi, ăn đến tối mới hết.”
“Sẽ nguội mất.”
“Trạm y tế có lò vi sóng mà.”
Ba không lên tiếng, bế An An đến cửa sổ chỗ Đình Phương. An An vừa chạm vào người bác, lập tức oa oa la lối, đòi ra ngoài chơi.
Phùng Sinh nhỏ như vậy cũng thích kết bạn với trẻ cùng trang lứa.
Nhân lúc An An và Phùng Sinh ra ngoài chơi, mẹ và Đình Hoa ở lại phòng bệnh, bà hạ giọng hỏi con trai: “Sao con lại dám kêu thầy Trần đến chăm sóc cho con thế hả?”
Thầy Trần kia còn tự xưng là bạn đời nữa kìa. Đương nhiên Đình Phương nào dám mở miệng nói vậy, chỉ lấp liếm qua loa cho xong chuyện: “Thầy Trần tốt bụng, bảo tụi con dẫu gì cũng là thầy trò với nhau. Con còn giúp thầy ấy chăm Phùng Sinh, duyên nợ rất sâu, nên thầy ấy cứ đòi chăm con.”
Thầy Trần làm việc ắt có nguyên do. Hắn đã nức tiếng suốt hai mươi năm. Bất cứ lời tầm xàm ba láp nào chỉ cần được che phủ bởi tấm màn thần bí mang tên số mệnh, tất không cần phải giải thích gì thêm.
Mẹ lo lắng nhìn Đình Phương, nói: “Năm nay là năm hạn của con, có cần nhờ thầy Trần xem cho không?”
“Có chứ, nếu không phải thầy Trần có lòng chăm sóc, không khéo mọi chuyện còn tệ hơn.” Đình Phương tiếp tục nói dối một cách trắng trợn.
Mẹ “à” một tiếng.
“Vậy anh ở nhà thầy ấy là để tránh họa à?” Đình Hoa hỏi.
“Ừ, e là phải ở thêm mấy năm nữa.” Đình Phương nghĩ thầm trong bụng: Thân phận của thánh sống hữu ích ghê. Giá mà lúc giải thích bệnh tình cho bệnh nhân cũng có thể mời đại tiên họ Trần đến, vậy thì tranh chấp giữa bác sĩ và bệnh nhân chắc chắn đã bị bóp chết từ trong trứng nước.
“Thế con bị hạn bao năm?” Mẹ lại hạ thấp giọng hỏi.
“Khoảng mười năm.”
Mẹ mặt ủ mày chau: “Chết mất thôi! A Cơ ở bên khu Đông Ngạn đó, đi xem bói thấy bảo bị hạn mười năm. Mấy năm nay hết ly hôn với vợ lại tới làm ăn sa sút, năm nay lại còn mắc u xương xoang.”
“Mẹ đừng nói huyên thiên nữa, chẳng phải anh đã chuyển tới nhà thầy Trần ở rồi đấy sao? Sao mà đen tới mức ấy được?”
“Không phải mới có năm đầu tiên mà đã vừa ly hôn vừa phẫu thuật à?”
Đình Phương thấy mẹ buồn rầu, trong lòng cảm thấy áy náy, nói: “Thầy Trần nói con ở cùng thầy ấy sẽ bình an vô sự. Mọi người đừng quá lo lắng.”
“May mà có thầy Trần.” Mẹ và Đình Hoa kết luận.
Khi ba người đưa hai đứa trẻ rời đi còn cảm ơn Trần Tắc rất nhiều. Trần Tắc ù ù cạc cạc chả hiểu gì. Đình Phương tiếp tục được hắn bón ăn nốt bát cháo đã hơi nguội.
“Tâm trạng của mình có vẻ tốt nhỉ?” Trần Tắc để ý thấy.
“Đúng, tôi cảm thấy thân phận bạn đời này rất quan trọng.” Đình Phương thuật lại những lời vừa nói với mẹ và em gái cho Trần Tắc nghe.
Trần Tắc nói: “Nói mười năm thế là bị ngắn rồi.”
Đình Phương trêu hắn: “Ở tầm mười năm là hòm hòm rồi, vận phước phải trở về mất rồi.”
“Vận phước trở về rồi thì mình cũng đâu nhất thiết phải dọn đi. Thầy trò ta duyên nợ sâu nặng, dọn đi là đi ngược với số trời, không tốt.”
Ai bảo thánh sống không có khiếu hài hước nào? Ngô Đình Phương cảm thấy vừa cười cái, miệng vết thương liền đau dã man.
Đến khoảng bốn năm giờ chiều, Đình Phương cảm thấy cơ chi dưới đã hồi phục, cũng không còn tê nữa. Anh muốn ngồi ra mép giường, Trần Tắc đỡ anh dậy. Cả hai đều không để ý đến túi nước tiểu. Túi nước tiểu rớt xuống đất. Đình Phương cảm thấy dương v*t bỗng dưng bị kéo giật một cái, đến là kỳ quặc.
Kể từ hôm qua, cứ cách vài tiếng là Trần Tắc lại thay túi nước tiểu một lần. Thấy nước tiểu của mình chảy vào hết túi này tới túi khác, sau đó lại được Trần Tắc đem đi đổ, Đình Phương cảm thấy xấu hổ thật sự. Thánh sống của mọi nhà lại đi dọn cứt dọn đái thế này, tín đồ mà biết được, khéo là anh hết đường sống.
“Sao thế?”
“Bị túi nước tiểu giật có hơi…” Dứt lời, Đình Phương lập tức hối hận.
Đó, biết ngay, thánh sống lập tức nói: “Cởi quần để tôi xem.”
Trần Tắc bế Đình Phương trở lại giường, cởi quần anh xuống, tỉ mỉ kiểm tra lỗ niệu đạo đang cắm ống thông tiểu. Hắn xem xét hồi lâu, Đình Phương hỏi: “Có thấy gì không?”
“Đau không?”
“Không đến nỗi. Ống thông niệu đạo được cắm vào sau khi đã gây mê, nếu chỉ cắm không thì chắc chắn sẽ đau.”
“Khi nào thì có thể rút ra?”
“Hai mươi tư tiếng sau phẫu thuật.”
“Tôi giúp mình rửa ráy chút.”
Đình Phương vừa định bảo “Tôi tự làm được”, thì Trần Tắc đã tới nhà vệ sinh, bê một chậu nước ấm ra. Đầu tiên hắn cẩn thận giúp anh lau khắp người, sau đó nhẹ nhàng cầm lấy dương v*t của anh lau chùi.
Ống thông tiểu cọ vào lỗ niệu đạo cực kỳ mẫn cảm. Đình Phương gần như cương lên ngay tức khắc: “Trần Tắc, đừng động vào.”
Trần Tắc cũng phát hiện ra.
“Để tôi tự làm.” Đình Phương bổ sung thêm danh ngôn của Trần Tắc: “Chỉ cần không chạm vào tự nó sẽ co lại thôi.”
“Ừ, mình tự làm nhé.”
Trần Tắc nhìn Đình Phương tự lau rửa dương v*t. Hắn nhìn chăm chú quá mức, Đình Phương không chịu nổi, nói: “Trần Tắc, mình có thể đừng nhìn nữa được không?”
“Tôi đang đợi nó co lại.”
Đình Phương buột miệng nói: “Mình nhìn tôi thế sao tôi co lại được?”
Thầy Trần kinh ngạc nhìn bác sĩ Ngô đang hối hận xanh ruột vì lỡ lời. Bác sĩ Ngô húng hắng một tiếng, rồi nói: “Thôi hay là mình quay người lại đi.”
Giây phút quay người lại, thánh sống họ Trần còn nói: “Tôi biết rồi. Giờ không được, chờ mình khỏi bệnh hẵng rồi nói sau.”
Nói sau cái gì?
Hẳn lại “tu tiên vấn đạo” đăng đỉnh cực lạc thêm dăm ba bận nữa chứ sao.
Sáng sớm hôm đó, Trần Tắc ngủ được hai tiếng thì tỉnh giấc. Bác sĩ tới thăm khám dặn Đình Phương có thể ăn thức ăn lỏng, với lại cần phải trở mình nhiều hơn, đề phòng dính ruột.
Sau phẫu thuật, thức ăn lỏng tốt nhất là cháo loãng. Bệnh viện không bán, Trần Tắc bèn tìm quán bên ngoài, nhờ người ta nấu riêng cho một nồi cháo to mang tới. Hắn kê cao đầu giường, để Đình Phương nửa ngồi nửa nằm, rồi bón cho anh ăn.
Trừ hồi nhỏ ra, Ngô Đình Phương chưa từng để người khác bón cho ăn. Anh lập tức từ chối: “Tay tôi cử động được.”
“Mình sẽ mệt, cháo nóng lắm đấy.”
Đúng vậy, tay Đình Phương cử động được nhưng sắc mặt lại không tốt. Có thể là do tác dụng phụ của thuốc gây mê, ngồi một lúc đã cảm thấy mỏi, nâng cao hơn chút là liền gập vào vết thương.
Trần Tắc không chịu để anh tự làm, Đình Phương đành phải ngoan ngoãn há miệng đợi hắn bón. Khi bón, cháo bị dính ở khóe miệng, Trần Tắc sẽ dùng ngón tay lau đi. Đình Phương thấy mình hệt như một đứa trẻ, đến nỗi khi có người gõ cửa muốn vào anh lập tức ra hiệu cho Trần Tắc đừng đút nữa.
Trần Tắc ra mở cửa. Là bố mẹ Đình Phương và Đình Hoa, họ còn đưa cả An An và Phùng Sinh đến thăm Đình Phương. Thấy người mở của là Trần Tắc, bỗng dưng chẳng ai nói được gì, chỉ chào một tiếng “Thầy Trần”.
Mẹ thấy Đình Phương nửa ngồi nửa nằm trên giường, cháo ăn dở để ở một một bên, bèn hỏi anh: “Ăn được cháo rồi à?”
“Ăn được rồi ạ.”
“Vậy để tối mẹ nấu ít cháo rồi bảo A Thông mang qua.” A Thông là em họ bên nhà cậu của Đình Phương.
“Không cần đâu mẹ, hôm nay mua một nồi rồi, ăn đến tối mới hết.”
“Sẽ nguội mất.”
“Trạm y tế có lò vi sóng mà.”
Ba không lên tiếng, bế An An đến cửa sổ chỗ Đình Phương. An An vừa chạm vào người bác, lập tức oa oa la lối, đòi ra ngoài chơi.
Phùng Sinh nhỏ như vậy cũng thích kết bạn với trẻ cùng trang lứa.
Nhân lúc An An và Phùng Sinh ra ngoài chơi, mẹ và Đình Hoa ở lại phòng bệnh, bà hạ giọng hỏi con trai: “Sao con lại dám kêu thầy Trần đến chăm sóc cho con thế hả?”
Thầy Trần kia còn tự xưng là bạn đời nữa kìa. Đương nhiên Đình Phương nào dám mở miệng nói vậy, chỉ lấp liếm qua loa cho xong chuyện: “Thầy Trần tốt bụng, bảo tụi con dẫu gì cũng là thầy trò với nhau. Con còn giúp thầy ấy chăm Phùng Sinh, duyên nợ rất sâu, nên thầy ấy cứ đòi chăm con.”
Thầy Trần làm việc ắt có nguyên do. Hắn đã nức tiếng suốt hai mươi năm. Bất cứ lời tầm xàm ba láp nào chỉ cần được che phủ bởi tấm màn thần bí mang tên số mệnh, tất không cần phải giải thích gì thêm.
Mẹ lo lắng nhìn Đình Phương, nói: “Năm nay là năm hạn của con, có cần nhờ thầy Trần xem cho không?”
“Có chứ, nếu không phải thầy Trần có lòng chăm sóc, không khéo mọi chuyện còn tệ hơn.” Đình Phương tiếp tục nói dối một cách trắng trợn.
Mẹ “à” một tiếng.
“Vậy anh ở nhà thầy ấy là để tránh họa à?” Đình Hoa hỏi.
“Ừ, e là phải ở thêm mấy năm nữa.” Đình Phương nghĩ thầm trong bụng: Thân phận của thánh sống hữu ích ghê. Giá mà lúc giải thích bệnh tình cho bệnh nhân cũng có thể mời đại tiên họ Trần đến, vậy thì tranh chấp giữa bác sĩ và bệnh nhân chắc chắn đã bị bóp chết từ trong trứng nước.
“Thế con bị hạn bao năm?” Mẹ lại hạ thấp giọng hỏi.
“Khoảng mười năm.”
Mẹ mặt ủ mày chau: “Chết mất thôi! A Cơ ở bên khu Đông Ngạn đó, đi xem bói thấy bảo bị hạn mười năm. Mấy năm nay hết ly hôn với vợ lại tới làm ăn sa sút, năm nay lại còn mắc u xương xoang.”
“Mẹ đừng nói huyên thiên nữa, chẳng phải anh đã chuyển tới nhà thầy Trần ở rồi đấy sao? Sao mà đen tới mức ấy được?”
“Không phải mới có năm đầu tiên mà đã vừa ly hôn vừa phẫu thuật à?”
Đình Phương thấy mẹ buồn rầu, trong lòng cảm thấy áy náy, nói: “Thầy Trần nói con ở cùng thầy ấy sẽ bình an vô sự. Mọi người đừng quá lo lắng.”
“May mà có thầy Trần.” Mẹ và Đình Hoa kết luận.
Khi ba người đưa hai đứa trẻ rời đi còn cảm ơn Trần Tắc rất nhiều. Trần Tắc ù ù cạc cạc chả hiểu gì. Đình Phương tiếp tục được hắn bón ăn nốt bát cháo đã hơi nguội.
“Tâm trạng của mình có vẻ tốt nhỉ?” Trần Tắc để ý thấy.
“Đúng, tôi cảm thấy thân phận bạn đời này rất quan trọng.” Đình Phương thuật lại những lời vừa nói với mẹ và em gái cho Trần Tắc nghe.
Trần Tắc nói: “Nói mười năm thế là bị ngắn rồi.”
Đình Phương trêu hắn: “Ở tầm mười năm là hòm hòm rồi, vận phước phải trở về mất rồi.”
“Vận phước trở về rồi thì mình cũng đâu nhất thiết phải dọn đi. Thầy trò ta duyên nợ sâu nặng, dọn đi là đi ngược với số trời, không tốt.”
Ai bảo thánh sống không có khiếu hài hước nào? Ngô Đình Phương cảm thấy vừa cười cái, miệng vết thương liền đau dã man.
Đến khoảng bốn năm giờ chiều, Đình Phương cảm thấy cơ chi dưới đã hồi phục, cũng không còn tê nữa. Anh muốn ngồi ra mép giường, Trần Tắc đỡ anh dậy. Cả hai đều không để ý đến túi nước tiểu. Túi nước tiểu rớt xuống đất. Đình Phương cảm thấy dương v*t bỗng dưng bị kéo giật một cái, đến là kỳ quặc.
Kể từ hôm qua, cứ cách vài tiếng là Trần Tắc lại thay túi nước tiểu một lần. Thấy nước tiểu của mình chảy vào hết túi này tới túi khác, sau đó lại được Trần Tắc đem đi đổ, Đình Phương cảm thấy xấu hổ thật sự. Thánh sống của mọi nhà lại đi dọn cứt dọn đái thế này, tín đồ mà biết được, khéo là anh hết đường sống.
“Sao thế?”
“Bị túi nước tiểu giật có hơi…” Dứt lời, Đình Phương lập tức hối hận.
Đó, biết ngay, thánh sống lập tức nói: “Cởi quần để tôi xem.”
Trần Tắc bế Đình Phương trở lại giường, cởi quần anh xuống, tỉ mỉ kiểm tra lỗ niệu đạo đang cắm ống thông tiểu. Hắn xem xét hồi lâu, Đình Phương hỏi: “Có thấy gì không?”
“Đau không?”
“Không đến nỗi. Ống thông niệu đạo được cắm vào sau khi đã gây mê, nếu chỉ cắm không thì chắc chắn sẽ đau.”
“Khi nào thì có thể rút ra?”
“Hai mươi tư tiếng sau phẫu thuật.”
“Tôi giúp mình rửa ráy chút.”
Đình Phương vừa định bảo “Tôi tự làm được”, thì Trần Tắc đã tới nhà vệ sinh, bê một chậu nước ấm ra. Đầu tiên hắn cẩn thận giúp anh lau khắp người, sau đó nhẹ nhàng cầm lấy dương v*t của anh lau chùi.
Ống thông tiểu cọ vào lỗ niệu đạo cực kỳ mẫn cảm. Đình Phương gần như cương lên ngay tức khắc: “Trần Tắc, đừng động vào.”
Trần Tắc cũng phát hiện ra.
“Để tôi tự làm.” Đình Phương bổ sung thêm danh ngôn của Trần Tắc: “Chỉ cần không chạm vào tự nó sẽ co lại thôi.”
“Ừ, mình tự làm nhé.”
Trần Tắc nhìn Đình Phương tự lau rửa dương v*t. Hắn nhìn chăm chú quá mức, Đình Phương không chịu nổi, nói: “Trần Tắc, mình có thể đừng nhìn nữa được không?”
“Tôi đang đợi nó co lại.”
Đình Phương buột miệng nói: “Mình nhìn tôi thế sao tôi co lại được?”
Thầy Trần kinh ngạc nhìn bác sĩ Ngô đang hối hận xanh ruột vì lỡ lời. Bác sĩ Ngô húng hắng một tiếng, rồi nói: “Thôi hay là mình quay người lại đi.”
Giây phút quay người lại, thánh sống họ Trần còn nói: “Tôi biết rồi. Giờ không được, chờ mình khỏi bệnh hẵng rồi nói sau.”
Nói sau cái gì?
Hẳn lại “tu tiên vấn đạo” đăng đỉnh cực lạc thêm dăm ba bận nữa chứ sao.