Niệm Đường – A Man
Chương 11
Không biết vì sao mà Đường Đường đã không còn cái cảm giác hưng phấn mãnh liệt giống như ngày hôm qua nữa.
Dương Niệm Sâm đứng ở chiếc tủ đối diện, găng tay vô trùng bao bọc lấy mười đầu ngón tay thon dài, từng khớp xương lộ ra rõ dưới lớp cao su mỏng tanh màu trắng.
Anh cầm một cái bình lên quan sát chăm chú.
Như thể không hề hứng thú với tình huống bên này của cô. Đường Đường hít sâu một hơi, cô muốn tìm lại bản thân mình.
Thật lòng mà nói nếu đổi lại là một bộ tranh cổ khác thì cô sẽ không thể nào nắm rõ trong lòng bàn tay giống như với Yên Thụ Đồ được.
Sau khi ra khỏi huyện Hoài Âm, điểm dừng đầu tiên là Nam Kinh, cô đã nhận được những tài liệu quan trọng nhất về Yên Thụ Đồ từ tay của sư huynh.
Chỉ với những tài liệu đó cũng đủ để cô loại trừ phần lớn những thứ đồ rởm trên thị trường rồi.
Sự khác biệt lớn nhất giữa hàng giả cao cấp và chính phẩm đó chính là kỹ thuật xử lý giấy.
Tất nhiên, giấy có thể được làm giả thông qua các công thức dân gian hoặc các phương tiện công nghệ cao, nhưng nếu bạn không biết được phần quan trọng nhất của nó thì rất khó có thể biến hàng giả thành hàng thật.
Những bức tranh thời nhà Tống thật ra đều được làm bằng lụa chứ không phải làm bằng giấy như sau này.
Kết cấu của nó được chia làm hai loại, một loại là lụa đơn ti và một loại nữa là lụa song ti.
Lụa song ti có hai đường dệt chạy dọc ở mép vải ngoài, bề ngang được dệt theo kiểu so le, một đường nằm trên, một đường khác lại nằm ở dưới nên so với lụa đơn ti thì càng chặt chẽ hơn, dù cho có để lâu thì cũng sẽ không dễ bị mục nát.
Để có được loại lụa này ở cổ đại cũng là một khó khăn rất lớn, chỉ có những Họa Viện được Hoàng đế chấp thuận mới được phép sử dụng loại lụa này.
Vì thế cho nên, nếu như không hiểu rõ điểm này mà chỉ dựa vào trình độ đánh giá tranh thì không thể nào giám định được đây là thật hay giả.
Bức tranh hôm qua Dương Niệm Sâm cho cô xem có thể nói là hàng nhái cao cấp, thậm chí còn có cả bộ phận ghép nối giữa lụa đơn ti và lụa song ti.
Nhưng thứ sai lại chính là phần ghép nối đó.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, vì hôm qua anh đã cho cô xem bức tranh giả nên không có lý gì hôm nay anh lại dẫn cô đi xem một thứ hàng nhái khác.
Với tài lực, địa vị và nhân mạch hay theo cách nói của anh là sức mạnh của tư bản thì chả lẽ còn không đủ để anh “làm ra” hàng thật hay sao?
Điều này còn phụ thuộc vào người giám định.
Nên phán đoán của cô mang tính đa chiều hơn chứ không chỉ đơn thuần là dựa vào kiến thức và bề ngoài của bức tranh.
Một người dù có thông thái đến đâu cũng không dám nhận mình có thể nắm rõ hết từng chân tơ kẽ tóc của lịch sử lâu đời.
Nhưng cô cũng không cần phải nói tường tận với mấy người này.
Từ Hải sau khi nghe cô nói thời Nam Tống có tận mấy loại lụa khác nhau, rồi loại lụa nào sẽ thích hợp để làm tranh vẽ,…thì ngơ ngẩn một lúc lâu.
Sau đó chân thành bắt tay với cô: “Đường tiểu thư tuổi còn trẻ nhưng tiền đồ đã vô hạn rồi.”
Dứt lời, hắn rút ra một tấm danh thiếp đưa về phía cô.
Không chỉ mỗi danh thiếp, trước khi đi hắn còn tặng cho cô một chiếc hộp nhỏ, bảo cô cầm chơi.
Đường Đường nhận lấy, sau khi trở lại khách sạn thì thư ký Kim đưa lại cho cô.
Chiếc hộp lặng lẽ nằm im một chỗ, còn cô thì ngồi một bên nhìn chằm chằm và quan sát.
Nhưng vì quá tò mò nên cô vẫn mở ra xem.
Trong nháy mắt như có một cơn gió lạnh thổi qua.
Sau khi xác nhận đi xác nhận lại thì thứ vàng óng rực rỡ đó chầm chậm rơi khỏi bàn tay của cô.
Tô thiếu đã đến “Cửa hàng Trân Bảo” để mua một chiếc lược vàng, nhưng là đồ giả.
Còn cái trước mặt cô lúc này đây mới là đồ thật.
Chiếc lược vàng này có giá trị không nhỏ, Từ Hải hào phóng đến vậy sao?
Sao có thể chứ, tuyệt đối không phải.
Hay là Dương Niệm Sâm muốn thông qua Từ Hải để đạt thành một giao dịch nào đó với cô nên đã đưa cô chiếc lược vàng này?
Điều đó có nghĩa là gì?
Đường Đường cất chiếc lược đi, trả về chỗ cũ, sau đó nhanh chóng tóm Tri Thu còn đang ăn không ngồi rồi ở phòng bên cạnh.
Hai người chụm đầu nói hai câu, sau đó quyết định phải chạy trốn lần thứ hai.
Việc của sư huynh thì cô chắc chắn không thể giúp nữa, về sau cô sẽ bồi thường cho anh ấy bằng cách khác vậy.
Cũng may suốt cả quãng đường không bị một ai ngăn trở. Mới vừa ngồi lên taxi thì điện thoại đã “ong ong” rung lên.
Mấy chữ hiện lên giống như một trận động đất trong lòng ngực, nhưng cô vẫn đành nghiến răng nghiến lợi ấn nghe.
Giọng của Dương Niệm Sâm thông qua điện thoại càng trở nên trầm thấp và thần bí hơn.
“Phải đi à?” “…Ừ!”
“Trở lại Hoài Âm hả?”
“Còn có chút việc, tạm thời chưa trở về được.” “Thế buổi tối em ở đâu?”
Đương nhiên là ở chung cư Tô thiếu sắp xếp, nhưng tôi ngu đâu mà nói cho anh biết.
Dương Niệm Sâm ở đầu dây bên kia chậm rãi nở nụ cười: “Trên đường cẩn thận.”
Dương Niệm Sâm đứng ở chiếc tủ đối diện, găng tay vô trùng bao bọc lấy mười đầu ngón tay thon dài, từng khớp xương lộ ra rõ dưới lớp cao su mỏng tanh màu trắng.
Anh cầm một cái bình lên quan sát chăm chú.
Như thể không hề hứng thú với tình huống bên này của cô. Đường Đường hít sâu một hơi, cô muốn tìm lại bản thân mình.
Thật lòng mà nói nếu đổi lại là một bộ tranh cổ khác thì cô sẽ không thể nào nắm rõ trong lòng bàn tay giống như với Yên Thụ Đồ được.
Sau khi ra khỏi huyện Hoài Âm, điểm dừng đầu tiên là Nam Kinh, cô đã nhận được những tài liệu quan trọng nhất về Yên Thụ Đồ từ tay của sư huynh.
Chỉ với những tài liệu đó cũng đủ để cô loại trừ phần lớn những thứ đồ rởm trên thị trường rồi.
Sự khác biệt lớn nhất giữa hàng giả cao cấp và chính phẩm đó chính là kỹ thuật xử lý giấy.
Tất nhiên, giấy có thể được làm giả thông qua các công thức dân gian hoặc các phương tiện công nghệ cao, nhưng nếu bạn không biết được phần quan trọng nhất của nó thì rất khó có thể biến hàng giả thành hàng thật.
Những bức tranh thời nhà Tống thật ra đều được làm bằng lụa chứ không phải làm bằng giấy như sau này.
Kết cấu của nó được chia làm hai loại, một loại là lụa đơn ti và một loại nữa là lụa song ti.
Lụa song ti có hai đường dệt chạy dọc ở mép vải ngoài, bề ngang được dệt theo kiểu so le, một đường nằm trên, một đường khác lại nằm ở dưới nên so với lụa đơn ti thì càng chặt chẽ hơn, dù cho có để lâu thì cũng sẽ không dễ bị mục nát.
Để có được loại lụa này ở cổ đại cũng là một khó khăn rất lớn, chỉ có những Họa Viện được Hoàng đế chấp thuận mới được phép sử dụng loại lụa này.
Vì thế cho nên, nếu như không hiểu rõ điểm này mà chỉ dựa vào trình độ đánh giá tranh thì không thể nào giám định được đây là thật hay giả.
Bức tranh hôm qua Dương Niệm Sâm cho cô xem có thể nói là hàng nhái cao cấp, thậm chí còn có cả bộ phận ghép nối giữa lụa đơn ti và lụa song ti.
Nhưng thứ sai lại chính là phần ghép nối đó.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, vì hôm qua anh đã cho cô xem bức tranh giả nên không có lý gì hôm nay anh lại dẫn cô đi xem một thứ hàng nhái khác.
Với tài lực, địa vị và nhân mạch hay theo cách nói của anh là sức mạnh của tư bản thì chả lẽ còn không đủ để anh “làm ra” hàng thật hay sao?
Điều này còn phụ thuộc vào người giám định.
Nên phán đoán của cô mang tính đa chiều hơn chứ không chỉ đơn thuần là dựa vào kiến thức và bề ngoài của bức tranh.
Một người dù có thông thái đến đâu cũng không dám nhận mình có thể nắm rõ hết từng chân tơ kẽ tóc của lịch sử lâu đời.
Nhưng cô cũng không cần phải nói tường tận với mấy người này.
Từ Hải sau khi nghe cô nói thời Nam Tống có tận mấy loại lụa khác nhau, rồi loại lụa nào sẽ thích hợp để làm tranh vẽ,…thì ngơ ngẩn một lúc lâu.
Sau đó chân thành bắt tay với cô: “Đường tiểu thư tuổi còn trẻ nhưng tiền đồ đã vô hạn rồi.”
Dứt lời, hắn rút ra một tấm danh thiếp đưa về phía cô.
Không chỉ mỗi danh thiếp, trước khi đi hắn còn tặng cho cô một chiếc hộp nhỏ, bảo cô cầm chơi.
Đường Đường nhận lấy, sau khi trở lại khách sạn thì thư ký Kim đưa lại cho cô.
Chiếc hộp lặng lẽ nằm im một chỗ, còn cô thì ngồi một bên nhìn chằm chằm và quan sát.
Nhưng vì quá tò mò nên cô vẫn mở ra xem.
Trong nháy mắt như có một cơn gió lạnh thổi qua.
Sau khi xác nhận đi xác nhận lại thì thứ vàng óng rực rỡ đó chầm chậm rơi khỏi bàn tay của cô.
Tô thiếu đã đến “Cửa hàng Trân Bảo” để mua một chiếc lược vàng, nhưng là đồ giả.
Còn cái trước mặt cô lúc này đây mới là đồ thật.
Chiếc lược vàng này có giá trị không nhỏ, Từ Hải hào phóng đến vậy sao?
Sao có thể chứ, tuyệt đối không phải.
Hay là Dương Niệm Sâm muốn thông qua Từ Hải để đạt thành một giao dịch nào đó với cô nên đã đưa cô chiếc lược vàng này?
Điều đó có nghĩa là gì?
Đường Đường cất chiếc lược đi, trả về chỗ cũ, sau đó nhanh chóng tóm Tri Thu còn đang ăn không ngồi rồi ở phòng bên cạnh.
Hai người chụm đầu nói hai câu, sau đó quyết định phải chạy trốn lần thứ hai.
Việc của sư huynh thì cô chắc chắn không thể giúp nữa, về sau cô sẽ bồi thường cho anh ấy bằng cách khác vậy.
Cũng may suốt cả quãng đường không bị một ai ngăn trở. Mới vừa ngồi lên taxi thì điện thoại đã “ong ong” rung lên.
Mấy chữ hiện lên giống như một trận động đất trong lòng ngực, nhưng cô vẫn đành nghiến răng nghiến lợi ấn nghe.
Giọng của Dương Niệm Sâm thông qua điện thoại càng trở nên trầm thấp và thần bí hơn.
“Phải đi à?” “…Ừ!”
“Trở lại Hoài Âm hả?”
“Còn có chút việc, tạm thời chưa trở về được.” “Thế buổi tối em ở đâu?”
Đương nhiên là ở chung cư Tô thiếu sắp xếp, nhưng tôi ngu đâu mà nói cho anh biết.
Dương Niệm Sâm ở đầu dây bên kia chậm rãi nở nụ cười: “Trên đường cẩn thận.”