Nhật Ký Yêu Thầm Của Sếp
Chương 1
1.
Tôi là một thư ký nghèo khổ.
Mới gia nhập công ty năm đầu tiên, vẫn còn là thanh niên đầy triển vọng, tràn đầy chí khí và rất hăng hái, chạy việc bên ngoài chăm chỉ hơn người khác.
Tôi luôn dán mắt vào sếp mình, không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội thể hiện nào.
Đến nỗi mỗi lần anh ấy mở miệng, tôi đã giơ tay nói ngay: “Em! Sếp! Em đi! Mua Americano 20% đường đúng không ạ?”
Thật ra tôi cũng không thích chạy lên chạy xuống nhưng không còn cách nào khác.
Trình độ học vấn, bối cảnh xuất thân, các mối quan hệ của những đồng nghiệp khác đều rất lợi hại.
Tôi còn nhớ, lần đầu tiên đến phỏng vấn, đứng giữa một hàng ứng viên mặc đồ tây đắt tiền, tôi trông giống như chú chó cỏ.
Nhưng chó cỏ cũng cần ăn cơm.
So với những người khác, chó cỏ càng quý trọng công việc này.
Thế là, tôi lao vào làm những việc mà đám tinh anh thành phố không muốn làm.
Bọn họ không thèm nịnh hót, tôi tranh công.
Đến nỗi cố gắng quá sức đã bị cắn trả.
“Này, đứa mới tới kia thật sự rất biết nịnh đầm đấy.”
“E là đã thích sếp?”
Hai đồng nghiệp nam nghĩ rằng trong văn phòng lúc tám giờ tối chỉ có hai người họ, nói chuyện càng ngày càng tùy tiện.
Tôi cố gắng tăng ca tranh thủ giành được ấn tượng của sếp, lặng lẽ rúc lại trong bàn làm việc của mình, cẩn thận từng li từng tí, gõ phím soạn bản thảo không có lấy một tiếng động nào.
Hơi muốn khóc.
Ngày hôm sau, tôi mang theo hai mươi lăm cốc cà phê thở hồng hộc đi lên lầu, cách cửa kính, nhảy lên nhảy xuống cà thẻ ra vào vào máy cảm ứng.
Có người nhìn thấy nhưng làm như không thấy, quay người nháy mắt với mấy người xung quanh, khóe miệng vểnh lên, nhếch miệng.
Trong thế giới của người trưởng thành, sự chế giễu đều xảy ra trong im lặng.
Giống như cây kim, đâm khiến bạn hoảng sợ, đâm vào khiến bạn ứa máu.
Nhưng một khi bị chọc giận, căn bản lại không bắt được dấu vết.
Thực ra tôi thấy được nhưng giả vờ không thấy.
Tôi cố rướn người, nín thở lấy thẻ để sát máy cảm ứng, đồng thời phải chú ý để cà phê ở cánh tay đang ê ẩm không bị đổ ra.
Tôi nhìn hình ảnh phản chiếu trên cửa kính, cảm thấy động tác hiện tại của bản thân vặn vẹo, đoán chừng càng giống một chú chó cỏ hơn, nở nụ cười tìm niềm vui trong sự đau khổ.
“Sao cô lại nhìn vào cửa kính rồi nhảy múa thế?” Bỗng nhiên có người lạnh lùng hỏi ngay phía sau lưng.
Tôi vội vàng nhường đường, lúc xoay người mới phát hiện là sếp lớn của công ty bọn tôi.
Sếp lớn mặc một bộ âu phục đặt may cao cấp màu đen, kiểu tóc tinh tế và khuôn mặt điển trai.
Anh đi nhanh như gió, quét mở cửa kính, không thèm nhìn lại đi thẳng về phía trước.
Tôi vội vàng duỗi chiếc chân dài của mình đi chắn cửa.
Không ngờ, cú đá quét sàn này đã chuẩn xác và hung hăng đá sếp lớn ngã sõng soài trên đất.
Chiếc kính râm đen rơi lạch lạch về phía xa.
Những nhân viên bên cạnh cực kỳ hoảng sợ, co giò giả ch.ết.
Phút chốc, cả văn phòng rơi vào im lặng.
Sếp lớn nằm trên đất, âm thầm đếm đến ba giây nhưng vẫn không có ai đỡ anh dậy.
Tôi ôm chặt cà phê trong ngực, giọng nói run rẩy khẽ thương lượng, “Sếp…sếp à, em xin lỗi, nhưng trong tay em còn có 25 cốc cà phê, mấy trăm tệ đó, sợ rơi mất.”
Thế là, sếp quật cường xua tay của những nhân viên khác, tự mình đứng dậy, cắn quai hàm, nhìn thẳng tôi.
Anh híp mắt, “Tôi nhớ cô rồi.”
Từ ánh mắt anh ấy, hẳn là không phải ấn tượng tốt gì cả.
Càng giống như đang nhìn một tên bi3n thái anh đã từng gặp, dùng ánh mắt nóng bỏng quan sát anh từ trên xuống dưới.
Sếp ngẩng đầu lên hỏi: “Cà phê mấy trăm tệ không nỡ buông tay, thế cô nghĩ rằng nếu tôi ngã sẽ tổn thất bao nhiêu tiền?”
Tôi dè dặt thốt ra lời nịnh bợ đầu tiên trong đời: “Ít nhất phải 5 vạn.”
Sếp cười.
Người nhân viên bên cạnh lén lấy cốc cà phê trong tay tôi, đưa cho tôi chiếc kính râm, mở khẩu hình miệng điên cuồng gào thét: “Xin lỗi, xin lỗi.”
Tôi vội vàng lấy vạt áo của mình xoa xoa mắt kính, ngoan ngoãn trình cho sếp.
Sếp cầm lấy kính mắt hỏi tôi một chuyện.
“Cô có biết chiếc kính này giá bao nhiêu không?”
Tôi ngoan ngoãn lắc đầu.
Sếp lạnh lùng, “Đáng giá bằng 2 người như tôi.”
Anh nói xong bèn sải bước rời đi.
Tôi đứng tại chỗ, tiêu hóa một lúc, cuối cùng mới nhận ra, tôi nịnh đầm sai rồi.
Tôi là một thư ký nghèo khổ.
Mới gia nhập công ty năm đầu tiên, vẫn còn là thanh niên đầy triển vọng, tràn đầy chí khí và rất hăng hái, chạy việc bên ngoài chăm chỉ hơn người khác.
Tôi luôn dán mắt vào sếp mình, không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội thể hiện nào.
Đến nỗi mỗi lần anh ấy mở miệng, tôi đã giơ tay nói ngay: “Em! Sếp! Em đi! Mua Americano 20% đường đúng không ạ?”
Thật ra tôi cũng không thích chạy lên chạy xuống nhưng không còn cách nào khác.
Trình độ học vấn, bối cảnh xuất thân, các mối quan hệ của những đồng nghiệp khác đều rất lợi hại.
Tôi còn nhớ, lần đầu tiên đến phỏng vấn, đứng giữa một hàng ứng viên mặc đồ tây đắt tiền, tôi trông giống như chú chó cỏ.
Nhưng chó cỏ cũng cần ăn cơm.
So với những người khác, chó cỏ càng quý trọng công việc này.
Thế là, tôi lao vào làm những việc mà đám tinh anh thành phố không muốn làm.
Bọn họ không thèm nịnh hót, tôi tranh công.
Đến nỗi cố gắng quá sức đã bị cắn trả.
“Này, đứa mới tới kia thật sự rất biết nịnh đầm đấy.”
“E là đã thích sếp?”
Hai đồng nghiệp nam nghĩ rằng trong văn phòng lúc tám giờ tối chỉ có hai người họ, nói chuyện càng ngày càng tùy tiện.
Tôi cố gắng tăng ca tranh thủ giành được ấn tượng của sếp, lặng lẽ rúc lại trong bàn làm việc của mình, cẩn thận từng li từng tí, gõ phím soạn bản thảo không có lấy một tiếng động nào.
Hơi muốn khóc.
Ngày hôm sau, tôi mang theo hai mươi lăm cốc cà phê thở hồng hộc đi lên lầu, cách cửa kính, nhảy lên nhảy xuống cà thẻ ra vào vào máy cảm ứng.
Có người nhìn thấy nhưng làm như không thấy, quay người nháy mắt với mấy người xung quanh, khóe miệng vểnh lên, nhếch miệng.
Trong thế giới của người trưởng thành, sự chế giễu đều xảy ra trong im lặng.
Giống như cây kim, đâm khiến bạn hoảng sợ, đâm vào khiến bạn ứa máu.
Nhưng một khi bị chọc giận, căn bản lại không bắt được dấu vết.
Thực ra tôi thấy được nhưng giả vờ không thấy.
Tôi cố rướn người, nín thở lấy thẻ để sát máy cảm ứng, đồng thời phải chú ý để cà phê ở cánh tay đang ê ẩm không bị đổ ra.
Tôi nhìn hình ảnh phản chiếu trên cửa kính, cảm thấy động tác hiện tại của bản thân vặn vẹo, đoán chừng càng giống một chú chó cỏ hơn, nở nụ cười tìm niềm vui trong sự đau khổ.
“Sao cô lại nhìn vào cửa kính rồi nhảy múa thế?” Bỗng nhiên có người lạnh lùng hỏi ngay phía sau lưng.
Tôi vội vàng nhường đường, lúc xoay người mới phát hiện là sếp lớn của công ty bọn tôi.
Sếp lớn mặc một bộ âu phục đặt may cao cấp màu đen, kiểu tóc tinh tế và khuôn mặt điển trai.
Anh đi nhanh như gió, quét mở cửa kính, không thèm nhìn lại đi thẳng về phía trước.
Tôi vội vàng duỗi chiếc chân dài của mình đi chắn cửa.
Không ngờ, cú đá quét sàn này đã chuẩn xác và hung hăng đá sếp lớn ngã sõng soài trên đất.
Chiếc kính râm đen rơi lạch lạch về phía xa.
Những nhân viên bên cạnh cực kỳ hoảng sợ, co giò giả ch.ết.
Phút chốc, cả văn phòng rơi vào im lặng.
Sếp lớn nằm trên đất, âm thầm đếm đến ba giây nhưng vẫn không có ai đỡ anh dậy.
Tôi ôm chặt cà phê trong ngực, giọng nói run rẩy khẽ thương lượng, “Sếp…sếp à, em xin lỗi, nhưng trong tay em còn có 25 cốc cà phê, mấy trăm tệ đó, sợ rơi mất.”
Thế là, sếp quật cường xua tay của những nhân viên khác, tự mình đứng dậy, cắn quai hàm, nhìn thẳng tôi.
Anh híp mắt, “Tôi nhớ cô rồi.”
Từ ánh mắt anh ấy, hẳn là không phải ấn tượng tốt gì cả.
Càng giống như đang nhìn một tên bi3n thái anh đã từng gặp, dùng ánh mắt nóng bỏng quan sát anh từ trên xuống dưới.
Sếp ngẩng đầu lên hỏi: “Cà phê mấy trăm tệ không nỡ buông tay, thế cô nghĩ rằng nếu tôi ngã sẽ tổn thất bao nhiêu tiền?”
Tôi dè dặt thốt ra lời nịnh bợ đầu tiên trong đời: “Ít nhất phải 5 vạn.”
Sếp cười.
Người nhân viên bên cạnh lén lấy cốc cà phê trong tay tôi, đưa cho tôi chiếc kính râm, mở khẩu hình miệng điên cuồng gào thét: “Xin lỗi, xin lỗi.”
Tôi vội vàng lấy vạt áo của mình xoa xoa mắt kính, ngoan ngoãn trình cho sếp.
Sếp cầm lấy kính mắt hỏi tôi một chuyện.
“Cô có biết chiếc kính này giá bao nhiêu không?”
Tôi ngoan ngoãn lắc đầu.
Sếp lạnh lùng, “Đáng giá bằng 2 người như tôi.”
Anh nói xong bèn sải bước rời đi.
Tôi đứng tại chỗ, tiêu hóa một lúc, cuối cùng mới nhận ra, tôi nịnh đầm sai rồi.