Người Cũ Đường Mới
Chương 5
.:. 05: Không khác nhau mấy. Đắng.:.
Tôi đỡ Tưởng Trì dậy: “Về sau chúng ta đổi thẻ đi.”
Sắc mặt Tưởng Trì khác thường, chắc vẫn chưa kịp định thần lại: “Mày nghiêm túc à?”
“Thật.” Tôi gật đầu, “Cuối kỳ đổi lại.”
“Không phải!” Tưởng Trì muốn nói nhưng thôi, nhìn hai bên, chỉ thiếu điều ghé miệng vào lỗ mũi của tôi, “Mày… muốn quen… Lý Trì Thư… thật…”
Chuông vào học vang lên.
Tôi đứng dậy khỏi mép bàn, theo thói quen đút tay vào túi quần giống như ở văn phòng, nghiêng đầu với cậu ấy: “Không những tao muốn theo đuổi em ấy mà còn muốn ở bên em ấy cả đời, mai sau ra nước ngoài đăng ký kết hôn. Nếu mày không thể tiếp nhận thì củng cố kiến thức cho bản thân nhiều hơn, để còn kịp thời tiếp nhận.”
Trưa tan học tôi đi vòng ra cửa sau lớp Lý Trì Thư xem, đúng là em ấy không đi ăn, ngồi một mình trong lớp làm đề.
Tôi không quấy rầy, đi thẳng xuống siêu thị ngầm dưới lòng đất mua một hộp nho và một hộp kiwi đã được cắtsẵn, tiện tay lấy thêm một ít bánh ăn vặt, về lớp 25 ngồi quay người lại đối diện với Lý Trì Thư: “Đừng làm nữa, ăn chút trái cây đi.”
Lý Trì Thư cười: “Mình không đói.”
“Biết cậu không đói mới mua trái cây.” Tôi mở hộp ra nhét nĩa vào tay em ấy, “Quẹt thẻ của Tưởng Trì, cậu ăn nhiều vào.”
Lý Trì Thư lưỡng lự: “Cậu ấy… Cậu ấy lại chơi bóng thua?”
Tôi không lên tiếng.
Nếu mỗi lần mời em ăn đồng nghĩa với Tưởng Trì thua một trận bóng, thì anh phải chơi bóng với cậu ấy đến năm nào tháng nào chứ?
Tôi xé một trang giấy từ cuốn sổ của Lý Trì Thư lót ở dưới, vừa bóc nho vừa nói: “Trước khi chơi bóng giao kèo rồi, người thắng có thể lấy thẻ sử dụng một học kỳ, thoải mái xài.”
“Xài hết thì sao?” Lý Trì Thư hỏi.
Xài hết thì tôi lại nạp đầy. Sao có thể để vợ mình bị đói chứ?
Câu đó chỉ có thể nghĩ thầm trong đầu, bây giờ mà nói ra sẽ hù người ta sợ.
“Xài hết… thì chơi một trận nữa. Ai thắng có quyền quẹt thẻ người đó.”
Tôi đưa quả nho đã bóc vỏ xong đến bên môi Lý Trì Thư, em ấy ngả người ra sau, thấy ánh mắt tôi không vui mới từ từ nhích người qua cắn quả nho.
“Cảm ơn cậu.” Lý Trì Thư lóng ngóng nhai, hỏi đắn đo, “Nhưng cậu cứ quẹt thẻ cho mình, có phải là… không tốt không?”
“Rất tốt.” Tôi tự lấy nĩa găm miếng kiwi cho vào miệng, “Nho ăn ngon không?”
Lý Trì Thư gật đầu.
Tôi tỉnh bơ vứt nĩa xuống đất, vứt xong thì khom người kiếm, kiếm xong để nó lên trên tờ giấy lót vỏ nho: “Nĩa của mình rơi mất rồi.”
“Cậu dùng của mình đi.” Lý Trì Thư lau khóe môi, vội vàng đưa nĩa qua cho tôi.
“Khỏi, đổi qua đổi lại phiền phức.” Tôi tính giờ, tăng tốc độ bóc vỏ nho, đề xuất bằng ngữ điệu của loại con trai thần kinh thô, “Cậu đút mình ăn là được.”
—— Mỗi một cọng tóc đều đang tỏ bày với Lý Trì Thư rằng: Ai mà để ý người ấy có âm mưu đen tối trong lòng.
Chiêu này cũng rất hữu ích. Lý Trì Thư nhìn ra cửa phòng học, làm liều đút cho tôi.
Tốp người đi ăn đầu tiên sắp quay về, tôi bóc vỏ nho xong đi ra ngoài rửa tay, cầm mấy gói bánh ăn vặt bỏ ở ghế mà tôi tiện tay lúc nãy để lên bàn em ấy: “Buổi chiều buồn miệng thì ăn chúng nhé, đừng để bị đói. Cậu gầy quá.”
Có lẽ Lý Trì Thư biết mình từ chối cũng vô dụng nên nhìn mấy gói bánh phân vân mấy giây, chậm rì chia ra làm hai, đẩy phần nhiều hơn về phía tôi, chỉ giữ cho mình một gói: “Cậu cũng lấy mà ăn… Cậu cũng gầy quá.”
Tôi vốn đang nửa quay người đi, nghe thấy câu đó thì buổn cười quay đầu lại hỏi em ấy: “Mình gầy á?”
“Ừ.” Em ấy khẽ gật gù, “Cậu… tay cậu gầy lắm.”
Có lẽ sợ chê thẳng thừng sẽ chọc tôi giận, em bổ sung: “… Cũng rất dài.”
Trong đầu tôi không đúng lúc hiện lên một số hình ảnh vì ngón tay tôi quá dài nên làm Lý Trì Thư có nỗi khổ khó nói.
Đó là khoảnh khắc hiếm hoi đơn thuần vui vẻ của tôi với em ấy trong giai đoạn vốn đã vô cùng khó khăn của em.
Tôi dời mắt khụ một tiếng, đẩy mấy gói bánh qua đó lại, cố tình dừng ngón tay trên gói bánh vài giây để Lý Trì Thư thưởng thức ngón tay tôi dài thế nào: “Dài quá cũng không phải chuyện tốt.”
Lý Trì Thư ngây ra: “Hả?”
“Không có gì.” Tôi dịch ghế phía trước em ấy về chỗ cũ, tránh ánh mắt em cố nhịn cười nói, “Mình đi trước.”
Lý Trì Thư chỉ mở một gói trong chồng bánh ăn vặt, mà cũng không ăn hết —— Em ấy không thích ăn vặt lắm. Lý Trì Thư từng kể những thứ mà trẻ con cực kỳ thích như: Bánh, kem, nước có ga, trong độ tuổi còn là trẻ con em ấy mơ ước chúng hơn bất kỳ ai, nhưng đã qua thời kỳ đó rồi thì dù em ấy muốn bù đắp cho bản thân thế nào chăng nữa cũng chẳng ăn thua. “Tuổi nào thức nấy*”, ha.m muốn đã phai nhạt, chỉ dừng lại trong độ tuổi thuộc về nó, dẫu làm cách nào cũng không quay về được.
(*) Mình chế từ câu mùa nào thức nấy.
Trên đường về nhà sau buổi tối tự học tôi đi ngang qua một tiệm thuốc, nói tài xế của nhà dừng xe, tôi đi vào mua hai chai thuốc nhỏ mắt cho Lý Trì Thư. Trước khi đi vào cửa tiệm tôi vô tình nhìn lướt qua quán cà phê kế bên, nhớ những lời Lý Trì Thư từng nói.
Sau khi sinh bệnh em ấy luôn thích mua rất nhiều thứ kỳ quặc lạ lùng, càng đắt càng tốt, mua về chất đống trong nhà phủ bụi bặm chứ ít khi động đến. Tôi nghĩ đó chỉ là một loại tâm lý tiêu dùng mang tính trả thù, chừng 20 tuổi đã thành công trong sự nghiệp làm em ấy nghĩ trăm phương ngàn kế bồi thường cho Lý Trì Thư bé trắng tay ở quá khứ.
Em ấy không có hứng thú với đại đa số sự vật, ngẫu nhiên có mấy cái có thể khiến em ấy miễn cưỡng lên tinh thần hí hoáy một lần, một trong số chúng là máy pha cà phê em ấy mua. Tôi còn có vinh hạnh được uống mấy tách latte em thử nghiệm thất bại.
Lần đó tôi và Lý Trì Thư mỗi người nâng một tách cà phê do chính tay em pha, tay Lý Trì Thư gầy trơ xương, gầy đến mức tôi lo em ấy sắp không cầm nổi tách cà phê nặng trịch. Em ấy ngồi trên thảm trong nhà nhẹ giọng tâm sự: “Tuy hương vị ở căn tin lầu một trường cấp ba chúng ta không sánh được với hai lầu khác, nhưng may mà còn có hai cái ti vi. Mỗi lần em ăn, thấy người ta uống cà phê trong ti vi sẽ hay đoán xem rốt cuộc cà phê trong hàng quán có mùi vị như thế nào, rốt cuộc latte art được làm ra làm sao, uống chúng nó cùng với cà phê liệu có nếm ra sự khác biệt không? Có khi cả bữa ăn không quan tâm hương vị, trong đầu chỉ toàn là cà phê. Em đoán cà phê trong ti vi ngon hơn cà phê hòa tan mà bạn cùng lớp uống. Nhưng năm ấy cà phê hòa tan ở trong tách bọn họ uống, em ngửi đã thấy thơm lắm rồi.”
Tôi hỏi em: “Bây giờ em thấy cái nào uống ngon hơn?”
Em ấy nhìn bọt cà phê trong tách không dời mắt, mỉm cười: “Không phân biệt được. Không khác nhau mấy. Đắng.”
Tôi cất chai thuốc nhỏ mắt mua cho em lên bàn, bấm số điện thoại của mẹ tôi: “Mẹ ơi?”
Mẹ tôi không ngoài dự đoán đang chơi mạt chược với người ta: “Con tan học rồi à?”
Tôi trả lời, hỏi bà: “Nhà mình có máy pha cà phê không mẹ?”
“Có chứ,” mẹ tôi nói, “Ngay trong phòng trà nước ở lầu ba, mẹ chơi mạt chược ở kế bên. Con muốn uống cà phê?”
Tôi không đáp lại, chỉ hỏi tiếp: “Đầu bếp nấu món Tây chúng ta mời có biết làm latte không ạ?”
Thật ra chủ ý của tôi là muốn ngày mai đầu bếp làm giúp tôi một tách latte, tôi cầm nó đến thẳng trường học.
Nhưng trước khi ngủ tôi đối mặt với vấn đề tiềm thức vẫn luôn tránh né không muốn nghĩ: Tôi không dám ngủ.
Tôi sợ sau khi tỉnh dậy mình lại đang nằm trong linh đường lạnh lẽo, trơ mắt nhìn di ảnh của Lý Trì Thư.
Tôi thà rằng không ngủ.
Nhưng đêm tối có sức mạnh to lớn khiến nội tâm người ta khó phản kháng, tôi bắt đầu hiểu vì sao kiếp trước Lý Trì Thư sợ hãi nó như vậy. Tôi trằn trọc trên giường, nỗi sợ hãi không thể chạm vào Lý Trì Thư nữa túa ra trong mỗi một giây.
Ba giờ sáng, tôi thử bấm số điện thoại của Lý Trì Thư.
Thú thật tôi không chắc em ấy có đúng là chủ nhân của dãy số này không, chỉ biết dựa theo phỏng đoán thói quen mười năm như một ngày của em, một người yêu thích những điều xưa cũ có lẽ hơn 10 năm qua chưa từng đổi số điện thoại.
Trước nay trường trung học phổ thông số 1 luôn mắt nhắm mắt mở với học sinh mang điện thoại đến trường, chỉ cần không bị bắt tận tay thì lén liên lạc với người nhà cũng sẽ được quản lý ký túc xá ngầm đồng ý.
Đầu bên đó vang một tiếng thì được bắt máy ngay, giọng nói ngái ngủ của Lý Trì Thư truyền đến: “Alo?”
Tảng đá trong lòng tôi rơi xuống.
Tôi gọi: “Lý Trì Thư.”
Em ấy im lặng hai giây, sau đó tôi nghe thấy tiếng động loạt soạt. Để không đánh thức người khác, em ấy chui đầu vào trong chăn.
Lần thứ hai lên tiếng, Lý Trì Thư tỉnh táo hơn: “… Thẩm Bão Sơn à?”
“Ừ.”
“Sao… Sao cậu có số của mình?” Lý Trì Thư hỏi xong không đợi tôi trả lời, em nhỏ giọng hỏi nhanh, “Sao thế? Có chuyện gì hả?”
Tôi bỏ qua câu hỏi đầu tiên của em, nói: “Mình không ngủ được.”
Em ấy bị tôi làm câm nín.
Nhưng tôi không muốn cúp máy, cứ vậy lắng nghe tiếng hít thở chậm rãi của em.
Chốc sau, đại để là em cam chịu bất lực, hỏi lại: “Vậy phải làm sao bây giờ?”
“…” Tôi trả lời, “Cậu có thể để máy đó và ngủ không? Có âm thanh bầu bạn, mình sẽ ngủ ngon hơn.”
Em ấy ngáp, hỏi nhỏ: “Làm vậy cậu có thể ngủ được?”
“Ừ.”
“Vậy… được.”
Thời gian Lý Trì Thư ngủ một ngày vốn không nhiều, đặc biệt là lớp 12, em ấy hồi tưởng giai đoạn này, chỉ nói với tôi trong năm đó gần như mỗi ngày 1 giờ sáng hơn em mới ngủ, chưa đến 6 giờ sẽ dậy, ngủ trưa nhiều lắm bù được một tiếng, mệt đến độ chỉ cần cho em ấy một cái gối em có thể ngủ ngay lập tức bất cứ lúc nào bất cứ nơi đâu.
Vì thế sau khi nhận lời, chẳng lâu sau em nằm lại gối thiếp đi ngay.
Tôi cầm điện thoại đang nối máy cuộc gọi với em, mang theo bluetooth và máy tính bảng đi lên phòng trà ở tầng ba, dành ba tiếng còn lại thực hành cách pha thành công một tách cà phê latte art không xấu xí.
–
Ngày 23 tháng 9, trời quang
Hôm nay học chung tiết Thể dục với Thẩm Bão Sơn, cậu ấy chơi bóng rổ cả tiết, hết giờ học vẫn còn chơi.
Mình học từ vựng ở bên bàn đánh bóng bàn, học đến trang 138.
–
Ngày 23 tháng 9, trời quang
Hôm nay Thẩm Bão Sơn rất lạ, trong tiết Thể dục kiếm mình nói chuyện, hỏi mình ngủ ngon không, còn dặn mình chú ý mắt. Hết giờ học tìm mình đi ăn với cậu ấy, nghỉ trưa đưa trái cây và bánh, còn bóc vỏ nho cho mình. Mình nghi có phải cậu ấy có chuyện gì muốn nói với mình nhưng không tiện nói ra không?
À phải, cậu ấy rủ mình đi với cậu ấy vào kỳ nghỉ dài, có thể sẽ rất mệt. Không chừng là vì chuyện này, bây giờ cậu ấy mới đối xử với mình như vậy.
Thật ra không cần làm vậy, dù cậu ấy không làm thì mình vẫn sẵn lòng đi với cậu ấy.
Nhưng kiwi với nho ăn thật sự rất ngon, hóa ra cà ri có hương vị như thế, mình không quen ăn nó, căn tin lầu ba cũng rất ngon. Cảm ơn Thẩm Bão Sơn.
– – – – – – – – – – –
Tôi đỡ Tưởng Trì dậy: “Về sau chúng ta đổi thẻ đi.”
Sắc mặt Tưởng Trì khác thường, chắc vẫn chưa kịp định thần lại: “Mày nghiêm túc à?”
“Thật.” Tôi gật đầu, “Cuối kỳ đổi lại.”
“Không phải!” Tưởng Trì muốn nói nhưng thôi, nhìn hai bên, chỉ thiếu điều ghé miệng vào lỗ mũi của tôi, “Mày… muốn quen… Lý Trì Thư… thật…”
Chuông vào học vang lên.
Tôi đứng dậy khỏi mép bàn, theo thói quen đút tay vào túi quần giống như ở văn phòng, nghiêng đầu với cậu ấy: “Không những tao muốn theo đuổi em ấy mà còn muốn ở bên em ấy cả đời, mai sau ra nước ngoài đăng ký kết hôn. Nếu mày không thể tiếp nhận thì củng cố kiến thức cho bản thân nhiều hơn, để còn kịp thời tiếp nhận.”
Trưa tan học tôi đi vòng ra cửa sau lớp Lý Trì Thư xem, đúng là em ấy không đi ăn, ngồi một mình trong lớp làm đề.
Tôi không quấy rầy, đi thẳng xuống siêu thị ngầm dưới lòng đất mua một hộp nho và một hộp kiwi đã được cắtsẵn, tiện tay lấy thêm một ít bánh ăn vặt, về lớp 25 ngồi quay người lại đối diện với Lý Trì Thư: “Đừng làm nữa, ăn chút trái cây đi.”
Lý Trì Thư cười: “Mình không đói.”
“Biết cậu không đói mới mua trái cây.” Tôi mở hộp ra nhét nĩa vào tay em ấy, “Quẹt thẻ của Tưởng Trì, cậu ăn nhiều vào.”
Lý Trì Thư lưỡng lự: “Cậu ấy… Cậu ấy lại chơi bóng thua?”
Tôi không lên tiếng.
Nếu mỗi lần mời em ăn đồng nghĩa với Tưởng Trì thua một trận bóng, thì anh phải chơi bóng với cậu ấy đến năm nào tháng nào chứ?
Tôi xé một trang giấy từ cuốn sổ của Lý Trì Thư lót ở dưới, vừa bóc nho vừa nói: “Trước khi chơi bóng giao kèo rồi, người thắng có thể lấy thẻ sử dụng một học kỳ, thoải mái xài.”
“Xài hết thì sao?” Lý Trì Thư hỏi.
Xài hết thì tôi lại nạp đầy. Sao có thể để vợ mình bị đói chứ?
Câu đó chỉ có thể nghĩ thầm trong đầu, bây giờ mà nói ra sẽ hù người ta sợ.
“Xài hết… thì chơi một trận nữa. Ai thắng có quyền quẹt thẻ người đó.”
Tôi đưa quả nho đã bóc vỏ xong đến bên môi Lý Trì Thư, em ấy ngả người ra sau, thấy ánh mắt tôi không vui mới từ từ nhích người qua cắn quả nho.
“Cảm ơn cậu.” Lý Trì Thư lóng ngóng nhai, hỏi đắn đo, “Nhưng cậu cứ quẹt thẻ cho mình, có phải là… không tốt không?”
“Rất tốt.” Tôi tự lấy nĩa găm miếng kiwi cho vào miệng, “Nho ăn ngon không?”
Lý Trì Thư gật đầu.
Tôi tỉnh bơ vứt nĩa xuống đất, vứt xong thì khom người kiếm, kiếm xong để nó lên trên tờ giấy lót vỏ nho: “Nĩa của mình rơi mất rồi.”
“Cậu dùng của mình đi.” Lý Trì Thư lau khóe môi, vội vàng đưa nĩa qua cho tôi.
“Khỏi, đổi qua đổi lại phiền phức.” Tôi tính giờ, tăng tốc độ bóc vỏ nho, đề xuất bằng ngữ điệu của loại con trai thần kinh thô, “Cậu đút mình ăn là được.”
—— Mỗi một cọng tóc đều đang tỏ bày với Lý Trì Thư rằng: Ai mà để ý người ấy có âm mưu đen tối trong lòng.
Chiêu này cũng rất hữu ích. Lý Trì Thư nhìn ra cửa phòng học, làm liều đút cho tôi.
Tốp người đi ăn đầu tiên sắp quay về, tôi bóc vỏ nho xong đi ra ngoài rửa tay, cầm mấy gói bánh ăn vặt bỏ ở ghế mà tôi tiện tay lúc nãy để lên bàn em ấy: “Buổi chiều buồn miệng thì ăn chúng nhé, đừng để bị đói. Cậu gầy quá.”
Có lẽ Lý Trì Thư biết mình từ chối cũng vô dụng nên nhìn mấy gói bánh phân vân mấy giây, chậm rì chia ra làm hai, đẩy phần nhiều hơn về phía tôi, chỉ giữ cho mình một gói: “Cậu cũng lấy mà ăn… Cậu cũng gầy quá.”
Tôi vốn đang nửa quay người đi, nghe thấy câu đó thì buổn cười quay đầu lại hỏi em ấy: “Mình gầy á?”
“Ừ.” Em ấy khẽ gật gù, “Cậu… tay cậu gầy lắm.”
Có lẽ sợ chê thẳng thừng sẽ chọc tôi giận, em bổ sung: “… Cũng rất dài.”
Trong đầu tôi không đúng lúc hiện lên một số hình ảnh vì ngón tay tôi quá dài nên làm Lý Trì Thư có nỗi khổ khó nói.
Đó là khoảnh khắc hiếm hoi đơn thuần vui vẻ của tôi với em ấy trong giai đoạn vốn đã vô cùng khó khăn của em.
Tôi dời mắt khụ một tiếng, đẩy mấy gói bánh qua đó lại, cố tình dừng ngón tay trên gói bánh vài giây để Lý Trì Thư thưởng thức ngón tay tôi dài thế nào: “Dài quá cũng không phải chuyện tốt.”
Lý Trì Thư ngây ra: “Hả?”
“Không có gì.” Tôi dịch ghế phía trước em ấy về chỗ cũ, tránh ánh mắt em cố nhịn cười nói, “Mình đi trước.”
Lý Trì Thư chỉ mở một gói trong chồng bánh ăn vặt, mà cũng không ăn hết —— Em ấy không thích ăn vặt lắm. Lý Trì Thư từng kể những thứ mà trẻ con cực kỳ thích như: Bánh, kem, nước có ga, trong độ tuổi còn là trẻ con em ấy mơ ước chúng hơn bất kỳ ai, nhưng đã qua thời kỳ đó rồi thì dù em ấy muốn bù đắp cho bản thân thế nào chăng nữa cũng chẳng ăn thua. “Tuổi nào thức nấy*”, ha.m muốn đã phai nhạt, chỉ dừng lại trong độ tuổi thuộc về nó, dẫu làm cách nào cũng không quay về được.
(*) Mình chế từ câu mùa nào thức nấy.
Trên đường về nhà sau buổi tối tự học tôi đi ngang qua một tiệm thuốc, nói tài xế của nhà dừng xe, tôi đi vào mua hai chai thuốc nhỏ mắt cho Lý Trì Thư. Trước khi đi vào cửa tiệm tôi vô tình nhìn lướt qua quán cà phê kế bên, nhớ những lời Lý Trì Thư từng nói.
Sau khi sinh bệnh em ấy luôn thích mua rất nhiều thứ kỳ quặc lạ lùng, càng đắt càng tốt, mua về chất đống trong nhà phủ bụi bặm chứ ít khi động đến. Tôi nghĩ đó chỉ là một loại tâm lý tiêu dùng mang tính trả thù, chừng 20 tuổi đã thành công trong sự nghiệp làm em ấy nghĩ trăm phương ngàn kế bồi thường cho Lý Trì Thư bé trắng tay ở quá khứ.
Em ấy không có hứng thú với đại đa số sự vật, ngẫu nhiên có mấy cái có thể khiến em ấy miễn cưỡng lên tinh thần hí hoáy một lần, một trong số chúng là máy pha cà phê em ấy mua. Tôi còn có vinh hạnh được uống mấy tách latte em thử nghiệm thất bại.
Lần đó tôi và Lý Trì Thư mỗi người nâng một tách cà phê do chính tay em pha, tay Lý Trì Thư gầy trơ xương, gầy đến mức tôi lo em ấy sắp không cầm nổi tách cà phê nặng trịch. Em ấy ngồi trên thảm trong nhà nhẹ giọng tâm sự: “Tuy hương vị ở căn tin lầu một trường cấp ba chúng ta không sánh được với hai lầu khác, nhưng may mà còn có hai cái ti vi. Mỗi lần em ăn, thấy người ta uống cà phê trong ti vi sẽ hay đoán xem rốt cuộc cà phê trong hàng quán có mùi vị như thế nào, rốt cuộc latte art được làm ra làm sao, uống chúng nó cùng với cà phê liệu có nếm ra sự khác biệt không? Có khi cả bữa ăn không quan tâm hương vị, trong đầu chỉ toàn là cà phê. Em đoán cà phê trong ti vi ngon hơn cà phê hòa tan mà bạn cùng lớp uống. Nhưng năm ấy cà phê hòa tan ở trong tách bọn họ uống, em ngửi đã thấy thơm lắm rồi.”
Tôi hỏi em: “Bây giờ em thấy cái nào uống ngon hơn?”
Em ấy nhìn bọt cà phê trong tách không dời mắt, mỉm cười: “Không phân biệt được. Không khác nhau mấy. Đắng.”
Tôi cất chai thuốc nhỏ mắt mua cho em lên bàn, bấm số điện thoại của mẹ tôi: “Mẹ ơi?”
Mẹ tôi không ngoài dự đoán đang chơi mạt chược với người ta: “Con tan học rồi à?”
Tôi trả lời, hỏi bà: “Nhà mình có máy pha cà phê không mẹ?”
“Có chứ,” mẹ tôi nói, “Ngay trong phòng trà nước ở lầu ba, mẹ chơi mạt chược ở kế bên. Con muốn uống cà phê?”
Tôi không đáp lại, chỉ hỏi tiếp: “Đầu bếp nấu món Tây chúng ta mời có biết làm latte không ạ?”
Thật ra chủ ý của tôi là muốn ngày mai đầu bếp làm giúp tôi một tách latte, tôi cầm nó đến thẳng trường học.
Nhưng trước khi ngủ tôi đối mặt với vấn đề tiềm thức vẫn luôn tránh né không muốn nghĩ: Tôi không dám ngủ.
Tôi sợ sau khi tỉnh dậy mình lại đang nằm trong linh đường lạnh lẽo, trơ mắt nhìn di ảnh của Lý Trì Thư.
Tôi thà rằng không ngủ.
Nhưng đêm tối có sức mạnh to lớn khiến nội tâm người ta khó phản kháng, tôi bắt đầu hiểu vì sao kiếp trước Lý Trì Thư sợ hãi nó như vậy. Tôi trằn trọc trên giường, nỗi sợ hãi không thể chạm vào Lý Trì Thư nữa túa ra trong mỗi một giây.
Ba giờ sáng, tôi thử bấm số điện thoại của Lý Trì Thư.
Thú thật tôi không chắc em ấy có đúng là chủ nhân của dãy số này không, chỉ biết dựa theo phỏng đoán thói quen mười năm như một ngày của em, một người yêu thích những điều xưa cũ có lẽ hơn 10 năm qua chưa từng đổi số điện thoại.
Trước nay trường trung học phổ thông số 1 luôn mắt nhắm mắt mở với học sinh mang điện thoại đến trường, chỉ cần không bị bắt tận tay thì lén liên lạc với người nhà cũng sẽ được quản lý ký túc xá ngầm đồng ý.
Đầu bên đó vang một tiếng thì được bắt máy ngay, giọng nói ngái ngủ của Lý Trì Thư truyền đến: “Alo?”
Tảng đá trong lòng tôi rơi xuống.
Tôi gọi: “Lý Trì Thư.”
Em ấy im lặng hai giây, sau đó tôi nghe thấy tiếng động loạt soạt. Để không đánh thức người khác, em ấy chui đầu vào trong chăn.
Lần thứ hai lên tiếng, Lý Trì Thư tỉnh táo hơn: “… Thẩm Bão Sơn à?”
“Ừ.”
“Sao… Sao cậu có số của mình?” Lý Trì Thư hỏi xong không đợi tôi trả lời, em nhỏ giọng hỏi nhanh, “Sao thế? Có chuyện gì hả?”
Tôi bỏ qua câu hỏi đầu tiên của em, nói: “Mình không ngủ được.”
Em ấy bị tôi làm câm nín.
Nhưng tôi không muốn cúp máy, cứ vậy lắng nghe tiếng hít thở chậm rãi của em.
Chốc sau, đại để là em cam chịu bất lực, hỏi lại: “Vậy phải làm sao bây giờ?”
“…” Tôi trả lời, “Cậu có thể để máy đó và ngủ không? Có âm thanh bầu bạn, mình sẽ ngủ ngon hơn.”
Em ấy ngáp, hỏi nhỏ: “Làm vậy cậu có thể ngủ được?”
“Ừ.”
“Vậy… được.”
Thời gian Lý Trì Thư ngủ một ngày vốn không nhiều, đặc biệt là lớp 12, em ấy hồi tưởng giai đoạn này, chỉ nói với tôi trong năm đó gần như mỗi ngày 1 giờ sáng hơn em mới ngủ, chưa đến 6 giờ sẽ dậy, ngủ trưa nhiều lắm bù được một tiếng, mệt đến độ chỉ cần cho em ấy một cái gối em có thể ngủ ngay lập tức bất cứ lúc nào bất cứ nơi đâu.
Vì thế sau khi nhận lời, chẳng lâu sau em nằm lại gối thiếp đi ngay.
Tôi cầm điện thoại đang nối máy cuộc gọi với em, mang theo bluetooth và máy tính bảng đi lên phòng trà ở tầng ba, dành ba tiếng còn lại thực hành cách pha thành công một tách cà phê latte art không xấu xí.
–
Ngày 23 tháng 9, trời quang
Hôm nay học chung tiết Thể dục với Thẩm Bão Sơn, cậu ấy chơi bóng rổ cả tiết, hết giờ học vẫn còn chơi.
Mình học từ vựng ở bên bàn đánh bóng bàn, học đến trang 138.
–
Ngày 23 tháng 9, trời quang
Hôm nay Thẩm Bão Sơn rất lạ, trong tiết Thể dục kiếm mình nói chuyện, hỏi mình ngủ ngon không, còn dặn mình chú ý mắt. Hết giờ học tìm mình đi ăn với cậu ấy, nghỉ trưa đưa trái cây và bánh, còn bóc vỏ nho cho mình. Mình nghi có phải cậu ấy có chuyện gì muốn nói với mình nhưng không tiện nói ra không?
À phải, cậu ấy rủ mình đi với cậu ấy vào kỳ nghỉ dài, có thể sẽ rất mệt. Không chừng là vì chuyện này, bây giờ cậu ấy mới đối xử với mình như vậy.
Thật ra không cần làm vậy, dù cậu ấy không làm thì mình vẫn sẵn lòng đi với cậu ấy.
Nhưng kiwi với nho ăn thật sự rất ngon, hóa ra cà ri có hương vị như thế, mình không quen ăn nó, căn tin lầu ba cũng rất ngon. Cảm ơn Thẩm Bão Sơn.
– – – – – – – – – – –