Mười Bảy Tuổi, Bạn Thích Ai?
Chương 100
Sau khi tốt nghiệp cấp ba, Hoàng Doanh Tử đã trưởng thành.
Tôi học được cách tự mình sống, tự mình học tập, làm việc...
Trước lúc ấy, tôi hoàn toàn không hay một mình mình cũng tự chăm sóc được cho mình, còn có thể làm rất tốt. Đã từ lâu lắm, tôi không còn nghĩ đến chuyện lúc nào bọn chúng tôi có thể tụ họp lại.
Quan Siêu không về nhà, Tưởng Dực bên Mỹ, Diệc Phi chẳng rõ đương ở nơi nào, San San dời nhà đi miền Nam, Trang Viễn đã di cư, Minh Vũ lễ nếu không ở Bắc Kinh thì ở Thượng Hải. Dường như từ một phút chốc nào đó, chúng tôi đã xa nhau hẳn.
Xa rồi, cũng không nghĩ là sẽ còn ngày tụ họp, có phải tôi thật sự đã thành người lớn không?
Thế nhưng, chia xa ba năm, Niệm Từ và Minh Vũ nối tiếp nhau trở lại bên cạnh tôi.
Ngay từ đầu tôi đã bảo là sẽ giúp cả hai đặt khách sạn, kết quả đều bị từ chối nói không cần. Bên hợp tác làm ăn với Quách Tĩnh đặt cho hai người một khách sạn căn hộ gần ngay tiệm ăn sắp mở, Phương Minh Vũ thì thẳng thừng bảo sẽ ở nhà của Khâu Hàng.
Hai cái người này cả hai năm nay vẫn bày đặt úp úp mở mở chuyện ở chung. Mỗi một lần lễ Phương Minh Vũ đến Bắc Kinh đều làm bộ kêu tôi đặt giúp cậu ấy một chỗ ngủ ở trường. Thế mà mãi đến khi khai giảng đi về rồi, chăn gối trên giường vẫn y nguyên chả ai động tới, tuy tiền giường trong kí túc không bao nhiêu nhưng tôi vẫn thấy uổng xót hùi hụi.
Thế là câu chuyện bây giờ trở thành: hai nhóm người cùng tới trường để tụ họp với tôi.
Tôi vui nổ đĩa, toan ra tiệm vịt nướng gần kế trường đặt bàn ăn có phòng riêng, mới nhớ là giờ cuối tháng tiền tiêu ba mẹ cho còn chưa tới. Hoàng Anh Tư đại hiệp là thành viên cộm cán của đại gia tộc rỗng ví mỗi cuối tháng, vốn đã chuẩn bị sẵn tinh thần tuần cuối ăn mì gói qua ngày. Nhưng mà có bạn tới thì không thể để "bần" thế được!
Tôi vội vội gọi điện thoại cho Dương Phong, giọng đầy đáng thương hỏi: "Thầy Dương, tiền bản thảo tháng này có thể chi sớm mấy ngày không thế?"
Một năm trước, tôi đã bắt đầu đi thực tập làm phóng viên mảng văn hoá cho một toà soạn tạp chí rất nổi tiếng trong nước, mỗi một tháng phải ra được bốn loạt bài, trên cơ bản cũng đã thống nhất là tôi tốt nghiệp sẽ về đây làm luôn. Dương Phong là chủ bút của tổ văn hoá mà tôi đang làm, là một ông chú trung niên phong cách nghệ sĩ chỉ biết mỗi viết báo với đọc sách.
"Doanh Tử à, tiền bản thảo đều trả một tháng một lần, em có gì gấp gáp cần dùng hở?" Tiếng Thượng Hải của Dương Phong có âm đuôi siêu ẽo ợt, "Cần không thì anh cho mượn tí tiền nhớ?"
"Vậy, vậy thôi không cần, cũng không phải chuyện gì gấp ạ."
Ngón tay tôi vặn gỡ bộ xếp hình Lego vừa mua trên giá sách, tủi phận mình "lỡ" mua... nếu để tháng sau nhận tiền bản thảo xong mới gom về thì tốt rồi. Nhưng ai biết được mấy cái người này lại đùng đùng xuất hiện! Trước nằn nì mãi cũng chả thấy đâu, giờ đúng lúc tôi rỗng túi thì hè nhau tới. Nghĩ tới đây tôi ức xì khói, thôi không gọi điện nữa mà nhắn tin cho Quách Tĩnh: Cậu tới Bắc Kinh có mang đủ tiền không đấy, tớ muốn ăn vịt nướng!
Cậu ấy trả lời cực nhanh: Được, cậu muốn ăn ở đâu thì chọn địa điểm đi. Tôi nghe có người bao thầu, yên tâm hẳn: Được!
Sau đó lại muốn hỏi, cậu có theo đuổi được Niệm Từ chưa ấy?
Gõ đi gõ lại ba lần, cuối cùng cũng không gửi.
Câu này tôi không dám hỏi. Tôi sợ là, cậu ấy theo đuổi không được, hai người cãi nhau họ bắt tôi phải chọn một trong hai làm bạn, lúc ấy tôi sẽ giằng xéo chẳng kém gì các bạn nhỏ bị hỏi theo ba hay theo mẹ lúc nhà ly hôn...
Rốt cuộc tôi hiểu ra Quách Tĩnh thích Niệm Từ từ khi nào nhỉ?
Chắc là kì nghỉ hè sau khi thi xong Đại học, hai nhà Quách Tĩnh và Niệm Từ cùng đi về quê nơi bà Chung lớn lên ở miền Nam. Ấy là một thị trấn nho nhỏ, non xanh nước biếc, đến mùa xuân, hoa nhài bày kín đường, thơm phưng phức.
Niệm Từ gửi cho tôi ảnh bà đương chỉ tận tay cho cậu ấy làm món hoa nhài xào trứng sa tế.
Ánh mắt Quách Tĩnh nhìn vào ống kính qua vai bà Chung mang trong mình thứ ánh sáng tôi vô cùng quen thuộc, mà cũng rất lạ lẫm.
Khâu Hàng nhìn Minh Vũ như thế, Liêu Tinh cũng nhìn tôi như thế... Chỉ là cậu ấy đã nhìn Niệm Từ như thế quá lâu, bọn tôi sớm đã quen, không nhận ra được những tình ý trầm lắng giấu ở bên trong.
Thế nên trong giây phút nọ, hàng bao nhiêu chuyện trước đây thấy đúng thấy không đúng lắm đều liền mạch lại.
Tại sao việc Nhan Quân xuất hiện lại làm tôi thấy e dè? Tại sao tôi lại hy vọng không có lý do là Niệm Từ sẽ không nói ra chuyện này? Thực ra là vì tôi rất sợ Quách Tĩnh sẽ đau lòng.
Quách Tĩnh giống như hòn núi, im lìm không nói, cho chúng tôi cảm giác được nương tựa. Nhưng cậu ấy cũng có phần mềm mại của mình, cậu ấy đã đứng sau lưng Niệm Từ bao lâu rồi? Minh Vũ đã buông Trang Viễn xuống, San San cũng từ biệt Quan Siêu, Quan Siêu nói: Lam Diệc Phi, tớ trước nay chưa từng thích cậu.
Những tình cảm lên mầm từ thuở chúng tôi còn bé tí, phải chăng có một hạt vẫn đang kiên cường vươn lên, phải chăng sẽ có một đoá hoa sẽ nở bừng khoe cánh? Tôi không rõ, cũng chưa hỏi bao giờ.
May là dầu tương lai ra sao thì họ đều sắp trở về bên tôi. Thế nhưng, ngày đầu tiên tụ họp tôi lại là người thất hẹn.
Chuyện diễn ra trùng hợp đến không thể trùng hợp hơn. Ấy cũng là bước ngoặt của tôi trong năm đó.
Một tuần trước đợt nghỉ lễ mà tôi đi Trường Bạch Sơn, tôi có đến toà soạn tham gia cuộc họp phân đề tài thường quy. Vì kinh nghiệm còn ít, chủ yếu vào tay tôi toàn là đề tài tương đối đơn giản, căn bản chẳng cần tham gia thảo luận mà phần lớn thời gian chỉ ngồi nghe họp.
Hôm đó đến khúc cuối buổi thảo luận, tổng biên tập Triệu Khách lôi một một đề tài ra hỏi: "Tranh của Ninh Xuyên lại phá kỷ lục đợt đấu giá mùa xuân năm nay, thế mà không cô cậu nào đảm nhiệm phỏng vấn ông ấy à?"
Cả phòng chìm vào im lặng.
Tôi thầm biết Ninh Xuyên là một đề tài cực hay, là nhân vật tầm cỡ mới trong làng tranh sơn dầu quốc nội, học từ trường lớp ra, lại là con nhà nòi, mỗi năm đều có tác phẩm mới, con người ông ấy lại có rất nhiều chỗ bí ẩn khiến người ta muốn tìm hiểu. Không ngờ lại chẳng có ai xung phong nhận lãnh, cũng kỳ lạ thật.
"Không ai đứng ra thì tôi chỉ định đấy nhé." Triệu Khách có vẻ hết kiên nhẫn, ngón tay dài theo phản ứng lần trong túi tìm thuốc lá, sau lại bối rối cầm lấy ly cối uống sạch phần cà phê bên trong. Từ hướng miệng ly, ông ấy nhìn trúng tôi: "Hoàng Doanh Tử, cô chưa nhận đề tài lớn nào đúng không? Thế cô đi xem sao, nếu phỏng vấn được thì cho vào mục "Đời người như kịch" tháng sau."
Dương Phong hoảng hồn nâng gọng kính nói: "Tổng biên tập Triệu, không được đâu, Đời người như kịch là mục lớn chiếm cả 6 trang, cô nhỏ còn chưa làm đề tài lớn thế lần nào, chắc chắn khó lòng viết cho ra..."
Triệu Khách không nghe vào tai: "Tháng trước phỏng vấn đạo diễn kịch không phải cô ấy nộp cả hai vạn chữ đấy à? Biên tập còn nói với tôi không nỡ bỏ đi phần nào, sáu trang sao lại không được?"
"Nhưng đây là phỏng vấn Ninh Xuyên..."
"Hồi tôi bằng cô ấy đã đi phỏng vấn bố Ninh Xuyên rồi, sao cô ấy lại làm không được? Cứ quyết thế đi!" Triệu Khách đóng sập sổ ghi cùng máy tính xách tay, chỉnh lại sơ mi trắng, đi như gió thẳng ra ngoài.
Bên đây tôi còn đang đần mặt, vài anh chị cũng đứng lên đi ra, vỗ vỗ lưng tôi:
"Tự giữ gìn."
"Đừng áp lực quá."
"Em còn trẻ, có gặp khó khăn cũng đừng nhụt chí."
Tôi còn chưa kịp vỡ ra hết mọi chuyện thì đã chỉ còn mỗi mình mình trong phòng. Dương Phong ra cuối trước khi đi thở dài bảo tôi: "Anh có email của ông ấy cùng thông tin liên lạc của một số bạn hữu, em cứ tiếp xúc thử xem sao."
Cái cảnh này sao mà giống cảnh gió vi vu chừ, sông Dịch lạnh tê, tráng sĩ Kinh Kha một đi không trở về thế hả??
========
Tôi học được cách tự mình sống, tự mình học tập, làm việc...
Trước lúc ấy, tôi hoàn toàn không hay một mình mình cũng tự chăm sóc được cho mình, còn có thể làm rất tốt. Đã từ lâu lắm, tôi không còn nghĩ đến chuyện lúc nào bọn chúng tôi có thể tụ họp lại.
Quan Siêu không về nhà, Tưởng Dực bên Mỹ, Diệc Phi chẳng rõ đương ở nơi nào, San San dời nhà đi miền Nam, Trang Viễn đã di cư, Minh Vũ lễ nếu không ở Bắc Kinh thì ở Thượng Hải. Dường như từ một phút chốc nào đó, chúng tôi đã xa nhau hẳn.
Xa rồi, cũng không nghĩ là sẽ còn ngày tụ họp, có phải tôi thật sự đã thành người lớn không?
Thế nhưng, chia xa ba năm, Niệm Từ và Minh Vũ nối tiếp nhau trở lại bên cạnh tôi.
Ngay từ đầu tôi đã bảo là sẽ giúp cả hai đặt khách sạn, kết quả đều bị từ chối nói không cần. Bên hợp tác làm ăn với Quách Tĩnh đặt cho hai người một khách sạn căn hộ gần ngay tiệm ăn sắp mở, Phương Minh Vũ thì thẳng thừng bảo sẽ ở nhà của Khâu Hàng.
Hai cái người này cả hai năm nay vẫn bày đặt úp úp mở mở chuyện ở chung. Mỗi một lần lễ Phương Minh Vũ đến Bắc Kinh đều làm bộ kêu tôi đặt giúp cậu ấy một chỗ ngủ ở trường. Thế mà mãi đến khi khai giảng đi về rồi, chăn gối trên giường vẫn y nguyên chả ai động tới, tuy tiền giường trong kí túc không bao nhiêu nhưng tôi vẫn thấy uổng xót hùi hụi.
Thế là câu chuyện bây giờ trở thành: hai nhóm người cùng tới trường để tụ họp với tôi.
Tôi vui nổ đĩa, toan ra tiệm vịt nướng gần kế trường đặt bàn ăn có phòng riêng, mới nhớ là giờ cuối tháng tiền tiêu ba mẹ cho còn chưa tới. Hoàng Anh Tư đại hiệp là thành viên cộm cán của đại gia tộc rỗng ví mỗi cuối tháng, vốn đã chuẩn bị sẵn tinh thần tuần cuối ăn mì gói qua ngày. Nhưng mà có bạn tới thì không thể để "bần" thế được!
Tôi vội vội gọi điện thoại cho Dương Phong, giọng đầy đáng thương hỏi: "Thầy Dương, tiền bản thảo tháng này có thể chi sớm mấy ngày không thế?"
Một năm trước, tôi đã bắt đầu đi thực tập làm phóng viên mảng văn hoá cho một toà soạn tạp chí rất nổi tiếng trong nước, mỗi một tháng phải ra được bốn loạt bài, trên cơ bản cũng đã thống nhất là tôi tốt nghiệp sẽ về đây làm luôn. Dương Phong là chủ bút của tổ văn hoá mà tôi đang làm, là một ông chú trung niên phong cách nghệ sĩ chỉ biết mỗi viết báo với đọc sách.
"Doanh Tử à, tiền bản thảo đều trả một tháng một lần, em có gì gấp gáp cần dùng hở?" Tiếng Thượng Hải của Dương Phong có âm đuôi siêu ẽo ợt, "Cần không thì anh cho mượn tí tiền nhớ?"
"Vậy, vậy thôi không cần, cũng không phải chuyện gì gấp ạ."
Ngón tay tôi vặn gỡ bộ xếp hình Lego vừa mua trên giá sách, tủi phận mình "lỡ" mua... nếu để tháng sau nhận tiền bản thảo xong mới gom về thì tốt rồi. Nhưng ai biết được mấy cái người này lại đùng đùng xuất hiện! Trước nằn nì mãi cũng chả thấy đâu, giờ đúng lúc tôi rỗng túi thì hè nhau tới. Nghĩ tới đây tôi ức xì khói, thôi không gọi điện nữa mà nhắn tin cho Quách Tĩnh: Cậu tới Bắc Kinh có mang đủ tiền không đấy, tớ muốn ăn vịt nướng!
Cậu ấy trả lời cực nhanh: Được, cậu muốn ăn ở đâu thì chọn địa điểm đi. Tôi nghe có người bao thầu, yên tâm hẳn: Được!
Sau đó lại muốn hỏi, cậu có theo đuổi được Niệm Từ chưa ấy?
Gõ đi gõ lại ba lần, cuối cùng cũng không gửi.
Câu này tôi không dám hỏi. Tôi sợ là, cậu ấy theo đuổi không được, hai người cãi nhau họ bắt tôi phải chọn một trong hai làm bạn, lúc ấy tôi sẽ giằng xéo chẳng kém gì các bạn nhỏ bị hỏi theo ba hay theo mẹ lúc nhà ly hôn...
Rốt cuộc tôi hiểu ra Quách Tĩnh thích Niệm Từ từ khi nào nhỉ?
Chắc là kì nghỉ hè sau khi thi xong Đại học, hai nhà Quách Tĩnh và Niệm Từ cùng đi về quê nơi bà Chung lớn lên ở miền Nam. Ấy là một thị trấn nho nhỏ, non xanh nước biếc, đến mùa xuân, hoa nhài bày kín đường, thơm phưng phức.
Niệm Từ gửi cho tôi ảnh bà đương chỉ tận tay cho cậu ấy làm món hoa nhài xào trứng sa tế.
Ánh mắt Quách Tĩnh nhìn vào ống kính qua vai bà Chung mang trong mình thứ ánh sáng tôi vô cùng quen thuộc, mà cũng rất lạ lẫm.
Khâu Hàng nhìn Minh Vũ như thế, Liêu Tinh cũng nhìn tôi như thế... Chỉ là cậu ấy đã nhìn Niệm Từ như thế quá lâu, bọn tôi sớm đã quen, không nhận ra được những tình ý trầm lắng giấu ở bên trong.
Thế nên trong giây phút nọ, hàng bao nhiêu chuyện trước đây thấy đúng thấy không đúng lắm đều liền mạch lại.
Tại sao việc Nhan Quân xuất hiện lại làm tôi thấy e dè? Tại sao tôi lại hy vọng không có lý do là Niệm Từ sẽ không nói ra chuyện này? Thực ra là vì tôi rất sợ Quách Tĩnh sẽ đau lòng.
Quách Tĩnh giống như hòn núi, im lìm không nói, cho chúng tôi cảm giác được nương tựa. Nhưng cậu ấy cũng có phần mềm mại của mình, cậu ấy đã đứng sau lưng Niệm Từ bao lâu rồi? Minh Vũ đã buông Trang Viễn xuống, San San cũng từ biệt Quan Siêu, Quan Siêu nói: Lam Diệc Phi, tớ trước nay chưa từng thích cậu.
Những tình cảm lên mầm từ thuở chúng tôi còn bé tí, phải chăng có một hạt vẫn đang kiên cường vươn lên, phải chăng sẽ có một đoá hoa sẽ nở bừng khoe cánh? Tôi không rõ, cũng chưa hỏi bao giờ.
May là dầu tương lai ra sao thì họ đều sắp trở về bên tôi. Thế nhưng, ngày đầu tiên tụ họp tôi lại là người thất hẹn.
Chuyện diễn ra trùng hợp đến không thể trùng hợp hơn. Ấy cũng là bước ngoặt của tôi trong năm đó.
Một tuần trước đợt nghỉ lễ mà tôi đi Trường Bạch Sơn, tôi có đến toà soạn tham gia cuộc họp phân đề tài thường quy. Vì kinh nghiệm còn ít, chủ yếu vào tay tôi toàn là đề tài tương đối đơn giản, căn bản chẳng cần tham gia thảo luận mà phần lớn thời gian chỉ ngồi nghe họp.
Hôm đó đến khúc cuối buổi thảo luận, tổng biên tập Triệu Khách lôi một một đề tài ra hỏi: "Tranh của Ninh Xuyên lại phá kỷ lục đợt đấu giá mùa xuân năm nay, thế mà không cô cậu nào đảm nhiệm phỏng vấn ông ấy à?"
Cả phòng chìm vào im lặng.
Tôi thầm biết Ninh Xuyên là một đề tài cực hay, là nhân vật tầm cỡ mới trong làng tranh sơn dầu quốc nội, học từ trường lớp ra, lại là con nhà nòi, mỗi năm đều có tác phẩm mới, con người ông ấy lại có rất nhiều chỗ bí ẩn khiến người ta muốn tìm hiểu. Không ngờ lại chẳng có ai xung phong nhận lãnh, cũng kỳ lạ thật.
"Không ai đứng ra thì tôi chỉ định đấy nhé." Triệu Khách có vẻ hết kiên nhẫn, ngón tay dài theo phản ứng lần trong túi tìm thuốc lá, sau lại bối rối cầm lấy ly cối uống sạch phần cà phê bên trong. Từ hướng miệng ly, ông ấy nhìn trúng tôi: "Hoàng Doanh Tử, cô chưa nhận đề tài lớn nào đúng không? Thế cô đi xem sao, nếu phỏng vấn được thì cho vào mục "Đời người như kịch" tháng sau."
Dương Phong hoảng hồn nâng gọng kính nói: "Tổng biên tập Triệu, không được đâu, Đời người như kịch là mục lớn chiếm cả 6 trang, cô nhỏ còn chưa làm đề tài lớn thế lần nào, chắc chắn khó lòng viết cho ra..."
Triệu Khách không nghe vào tai: "Tháng trước phỏng vấn đạo diễn kịch không phải cô ấy nộp cả hai vạn chữ đấy à? Biên tập còn nói với tôi không nỡ bỏ đi phần nào, sáu trang sao lại không được?"
"Nhưng đây là phỏng vấn Ninh Xuyên..."
"Hồi tôi bằng cô ấy đã đi phỏng vấn bố Ninh Xuyên rồi, sao cô ấy lại làm không được? Cứ quyết thế đi!" Triệu Khách đóng sập sổ ghi cùng máy tính xách tay, chỉnh lại sơ mi trắng, đi như gió thẳng ra ngoài.
Bên đây tôi còn đang đần mặt, vài anh chị cũng đứng lên đi ra, vỗ vỗ lưng tôi:
"Tự giữ gìn."
"Đừng áp lực quá."
"Em còn trẻ, có gặp khó khăn cũng đừng nhụt chí."
Tôi còn chưa kịp vỡ ra hết mọi chuyện thì đã chỉ còn mỗi mình mình trong phòng. Dương Phong ra cuối trước khi đi thở dài bảo tôi: "Anh có email của ông ấy cùng thông tin liên lạc của một số bạn hữu, em cứ tiếp xúc thử xem sao."
Cái cảnh này sao mà giống cảnh gió vi vu chừ, sông Dịch lạnh tê, tráng sĩ Kinh Kha một đi không trở về thế hả??
========