Mưa Đông Hóa Ngày Xuân - 鸠森
Chương 11
Qua tiết Lạp Bát chính là Tết, đoàn người bị lưu đày của lão gia cuối cùng cũng đến được Ninh Cổ Tháp.
Dượng sửa sang lại cỗ xe ngựa mà chúng ta dùng để về, đưa chúng ta đi thăm lão gia, tiện thể đưa đậu phụ cho khách hàng trong thành và mua sắm ít đồ Tết.
Gặp lão gia, tinh thần ông ấy vẫn còn khá tốt.
Số bạc lo lót trước lúc khởi hành xem ra cũng có tác dụng, thịt khô và áo bông cũng đã giúp ích lúc nguy cấp.
Tuy rằng gầy đi nhiều, nhưng người cũng bình an vô sự đến được nơi này.
Cũng may là không phải làm nô lệ cho binh lính, với thân phận phạm nhân là quan, lão gia được phân đến trạm dịch phụ trách công việc văn thư.
Mùng một và ngày rằm phải đến nha môn báo danh, báo cáo sự hối cải và lòng biết ơn triều đình.
Nghe nói trên đường đi đã có rất nhiều phạm nhân chết, có những nữ quyến phải chịu cảnh ngộ vô cùng thê thảm.
Thiếu gia nghe vậy, nắm chặt tay, ánh mắt phức tạp nhìn ta.
Phu nhân ôm tiểu thư, nắm lấy tay ta khóc thút thít.
Để phu nhân và tiểu thư ở lại trò chuyện với lão gia, ta và thiếu gia đi tìm dượng mua sắm đồ Tết.
Thiếu gia thất thần đi theo sau ta, hai tay vẫn nắm chặt, mũ rớt trên vai, áo choàng lớn cũng không thèm cài, chưa đi được hai bước, mũi và mặt đã đỏ bừng.
Ta dừng bước, quay người đội mũ cho thiếu gia, cài lại áo choàng.
Ta bẻ tay thiếu gia ra, định nhét lại vào trong găng tay thì thiếu gia cũng dừng lại, nhìn ta, nắm lấy tay ta, đôi mắt đỏ hoe: "Tiểu Vũ, cám ơn ngươi."
Chưa đầy một năm mà thiếu gia đã cao hơn ta nhiều thế này.
Nhìn đôi mắt trong veo của thiếu gia, ta thở dài trong lòng, không rút tay ra nữa, cứ thế nắm tay thiếu gia bước đi trên con đường phủ đầy băng tuyết.
Chúng ta để lại cho lão gia mười lượng bạc, quần áo mới và giày ống lông.
Bánh bao nếp bà nội dậy từ lúc trời chưa sáng hấp và lạp xưởng nhà làm, dặn dò lão gia bảo trọng.
Trời lạnh rồi, tuyết đọng khó tan, mọi người đều đang ở ẩn, phải đợi sang xuân mới có thể đến thăm lão gia được.
Về đến nhà, phu nhân kéo thiếu gia và tiểu thư đến trước mặt ông bà nội, ngàn ân vạn tạ.
Đêm hôm đó, ai nấy đều mang tâm sự, khó mà chợp mắt được.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com/mua-dong-hoa-ngay-xuan/chuong-11.html.]
Sáng ba mươi Tết, mọi người đều dậy sớm, chỉ trừ thiếu gia.
Đợi đến khi chúng ta quét dọn nhà cửa xong xuôi, dán tranh tết lên cửa sổ, thiếu gia mới từ trong chiếc áo choàng lông trắng bao lấy mình chui ra, trông như một con hồ ly mặt ngọc.
Truyện này được đăng trên web monkeyD, xin hãy đọc web chính chủ để ủng hộ công sức của dịch giả. Search tên truyện + monkeyD
Dượng tìm thợ hồ đến xây lò sưởi mới, thiếu gia lại khoác chiếc áo choàng lông lên người, trừ lúc ngủ với ăn cơm, gần như lúc nào cũng mặc.
Phu nhân bảo Trương ma ma lấy giấy đỏ mua ở trong thành cùng bút mực ra, trải lên bàn giữa nhà, bắt đầu viết câu đối.
Viết xong hai bức cho phòng ngủ, phu nhân để dành những tờ giấy nhỏ hơn cho nhà bếp và chuồng gà, để tiểu thư trổ tài.
Phu nhân biết Kỳ Nguyệt tỷ tỷ từng dạy ta viết chữ, bèn khuyến khích ta thử viết.
Ta liền viết cho chuồng heo một câu đối nhỏ: "Kim trư vạn lượng xuân phong tiếu, trường thị thiên chi cẩu nhật nhàn" (Heo vàng nghìn lượng gió xuân cười, hồng chín nghìn cành chó ngày nhàn).
Ông nội đang giúp bà nội làm việc trong bếp, nghe vậy bèn chạy ra xem, nhìn nét chữ nguệch ngoạc của ta còn xấu hơn cả chữ tiểu thư mà vui mừng khôn xiết: "Bà nó, mau ra đây xem, Tiểu Vũ nhà ta biết viết chữ rồi!"
Nhà ta chưa từng dán câu đối xuân bao giờ, thứ nhất là vì bút mực giấy đỏ rất quý giá, thứ hai là, ở cái vùng quê hẻo lánh này, người biết chữ gần như không có, ngay cả trên trấn cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Nhà nào cũng chỉ dựng cây sào ngoài sân, dán thêm tranh tết lên cửa sổ là đã được xem là khá giả rồi.
Ông nội dè dặt hỏi: "Cửa sân có cần dán câu đối không ạ?"
Phu nhân cười đáp: "Nhất định là phải dán rồi, chỉ là câu đối cửa sân phải dùng chữ to, để Minh ca viết vậy."
Ta có chút nghi ngờ nhìn thiếu gia, phu nhân nói: "Minh ca học hành chẳng ra sao, nhưng chữ viết là do cữu phụ nó đích thân dạy dỗ, lại kiên trì khổ luyện nhiều năm, nên nét chữ cũng rất đẹp."
Kỳ Nguyệt tỷ tỷ từng kể với chúng ta, nhà mẹ đẻ của phu nhân ở Giang Nam, nơi văn phong cực thịnh, là dòng dõi thư hương tiếng tăm lừng lẫy.
Người hầu kẻ hạ trong nhà đều biết đọc biết viết.
Huynh trưởng của phu nhân dạy học ở học viện Đồng Giang nổi tiếng, là bậc đại nho...
Thiếu gia nhận ra vẻ nghi ngờ của ta, bèn hừ một tiếng, cởi áo choàng lớn ra ném cho ta.
Trương ma ma trải tờ giấy lớn đã được cắt sẵn ra, thiếu gia cầm cây bút lông lớn nhất, chấm đầy mực, bày ra tư thế.
Bà nội đang cầm xẻng xúc cũng chạy ra xem, chó vàng nhỏ cũng không chạy nhảy lung tung nữa, ngoan ngoãn ngồi xuống bên chân ta.
Mắt thấy thiếu gia sắp sửa hạ bút, mọi người nín thở chờ đợi, thiếu gia bỗng nhiên thu bút lại: "Viết gì bây giờ nhỉ?"
Mọi người ngã ngửa.
Phu nhân day trán, liếc nhìn ông bà nội, trong lòng chắc hẳn đang nghĩ: Hình như ta đã khen con ta quá lời rồi.
Dượng sửa sang lại cỗ xe ngựa mà chúng ta dùng để về, đưa chúng ta đi thăm lão gia, tiện thể đưa đậu phụ cho khách hàng trong thành và mua sắm ít đồ Tết.
Gặp lão gia, tinh thần ông ấy vẫn còn khá tốt.
Số bạc lo lót trước lúc khởi hành xem ra cũng có tác dụng, thịt khô và áo bông cũng đã giúp ích lúc nguy cấp.
Tuy rằng gầy đi nhiều, nhưng người cũng bình an vô sự đến được nơi này.
Cũng may là không phải làm nô lệ cho binh lính, với thân phận phạm nhân là quan, lão gia được phân đến trạm dịch phụ trách công việc văn thư.
Mùng một và ngày rằm phải đến nha môn báo danh, báo cáo sự hối cải và lòng biết ơn triều đình.
Nghe nói trên đường đi đã có rất nhiều phạm nhân chết, có những nữ quyến phải chịu cảnh ngộ vô cùng thê thảm.
Thiếu gia nghe vậy, nắm chặt tay, ánh mắt phức tạp nhìn ta.
Phu nhân ôm tiểu thư, nắm lấy tay ta khóc thút thít.
Để phu nhân và tiểu thư ở lại trò chuyện với lão gia, ta và thiếu gia đi tìm dượng mua sắm đồ Tết.
Thiếu gia thất thần đi theo sau ta, hai tay vẫn nắm chặt, mũ rớt trên vai, áo choàng lớn cũng không thèm cài, chưa đi được hai bước, mũi và mặt đã đỏ bừng.
Ta dừng bước, quay người đội mũ cho thiếu gia, cài lại áo choàng.
Ta bẻ tay thiếu gia ra, định nhét lại vào trong găng tay thì thiếu gia cũng dừng lại, nhìn ta, nắm lấy tay ta, đôi mắt đỏ hoe: "Tiểu Vũ, cám ơn ngươi."
Chưa đầy một năm mà thiếu gia đã cao hơn ta nhiều thế này.
Nhìn đôi mắt trong veo của thiếu gia, ta thở dài trong lòng, không rút tay ra nữa, cứ thế nắm tay thiếu gia bước đi trên con đường phủ đầy băng tuyết.
Chúng ta để lại cho lão gia mười lượng bạc, quần áo mới và giày ống lông.
Bánh bao nếp bà nội dậy từ lúc trời chưa sáng hấp và lạp xưởng nhà làm, dặn dò lão gia bảo trọng.
Trời lạnh rồi, tuyết đọng khó tan, mọi người đều đang ở ẩn, phải đợi sang xuân mới có thể đến thăm lão gia được.
Về đến nhà, phu nhân kéo thiếu gia và tiểu thư đến trước mặt ông bà nội, ngàn ân vạn tạ.
Đêm hôm đó, ai nấy đều mang tâm sự, khó mà chợp mắt được.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com/mua-dong-hoa-ngay-xuan/chuong-11.html.]
Sáng ba mươi Tết, mọi người đều dậy sớm, chỉ trừ thiếu gia.
Đợi đến khi chúng ta quét dọn nhà cửa xong xuôi, dán tranh tết lên cửa sổ, thiếu gia mới từ trong chiếc áo choàng lông trắng bao lấy mình chui ra, trông như một con hồ ly mặt ngọc.
Truyện này được đăng trên web monkeyD, xin hãy đọc web chính chủ để ủng hộ công sức của dịch giả. Search tên truyện + monkeyD
Dượng tìm thợ hồ đến xây lò sưởi mới, thiếu gia lại khoác chiếc áo choàng lông lên người, trừ lúc ngủ với ăn cơm, gần như lúc nào cũng mặc.
Phu nhân bảo Trương ma ma lấy giấy đỏ mua ở trong thành cùng bút mực ra, trải lên bàn giữa nhà, bắt đầu viết câu đối.
Viết xong hai bức cho phòng ngủ, phu nhân để dành những tờ giấy nhỏ hơn cho nhà bếp và chuồng gà, để tiểu thư trổ tài.
Phu nhân biết Kỳ Nguyệt tỷ tỷ từng dạy ta viết chữ, bèn khuyến khích ta thử viết.
Ta liền viết cho chuồng heo một câu đối nhỏ: "Kim trư vạn lượng xuân phong tiếu, trường thị thiên chi cẩu nhật nhàn" (Heo vàng nghìn lượng gió xuân cười, hồng chín nghìn cành chó ngày nhàn).
Ông nội đang giúp bà nội làm việc trong bếp, nghe vậy bèn chạy ra xem, nhìn nét chữ nguệch ngoạc của ta còn xấu hơn cả chữ tiểu thư mà vui mừng khôn xiết: "Bà nó, mau ra đây xem, Tiểu Vũ nhà ta biết viết chữ rồi!"
Nhà ta chưa từng dán câu đối xuân bao giờ, thứ nhất là vì bút mực giấy đỏ rất quý giá, thứ hai là, ở cái vùng quê hẻo lánh này, người biết chữ gần như không có, ngay cả trên trấn cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Nhà nào cũng chỉ dựng cây sào ngoài sân, dán thêm tranh tết lên cửa sổ là đã được xem là khá giả rồi.
Ông nội dè dặt hỏi: "Cửa sân có cần dán câu đối không ạ?"
Phu nhân cười đáp: "Nhất định là phải dán rồi, chỉ là câu đối cửa sân phải dùng chữ to, để Minh ca viết vậy."
Ta có chút nghi ngờ nhìn thiếu gia, phu nhân nói: "Minh ca học hành chẳng ra sao, nhưng chữ viết là do cữu phụ nó đích thân dạy dỗ, lại kiên trì khổ luyện nhiều năm, nên nét chữ cũng rất đẹp."
Kỳ Nguyệt tỷ tỷ từng kể với chúng ta, nhà mẹ đẻ của phu nhân ở Giang Nam, nơi văn phong cực thịnh, là dòng dõi thư hương tiếng tăm lừng lẫy.
Người hầu kẻ hạ trong nhà đều biết đọc biết viết.
Huynh trưởng của phu nhân dạy học ở học viện Đồng Giang nổi tiếng, là bậc đại nho...
Thiếu gia nhận ra vẻ nghi ngờ của ta, bèn hừ một tiếng, cởi áo choàng lớn ra ném cho ta.
Trương ma ma trải tờ giấy lớn đã được cắt sẵn ra, thiếu gia cầm cây bút lông lớn nhất, chấm đầy mực, bày ra tư thế.
Bà nội đang cầm xẻng xúc cũng chạy ra xem, chó vàng nhỏ cũng không chạy nhảy lung tung nữa, ngoan ngoãn ngồi xuống bên chân ta.
Mắt thấy thiếu gia sắp sửa hạ bút, mọi người nín thở chờ đợi, thiếu gia bỗng nhiên thu bút lại: "Viết gì bây giờ nhỉ?"
Mọi người ngã ngửa.
Phu nhân day trán, liếc nhìn ông bà nội, trong lòng chắc hẳn đang nghĩ: Hình như ta đã khen con ta quá lời rồi.