Mê Vợ Không Lối Về
Chương 1112
Thành phố B đã xảy ra chuyện lớn.
Không ít người dân tụ tập ở trước cửa tòa thị chính, bọn họ không phải người dân thành phố B mà là dân quê ở vùng núi xa xôi. Bọn họ chủ yếu là người già và phụ nữ, đều yêu cầu chính quyền giải thích, thậm chí còn mang theo bảng hiệu biểu ngữ.
Chuyện này càng giống như có người ở phía sau giật giây, bởi vì chỉ trong một đêm, những người này đã lặng yên không tiếng động kéo nhau vào thành phố B, tụ tập ở trước cửa tòa thị chính, ngay cả các truyền thông lớn cũng đồng thời công bố tin tức này.
Một kênh truyền thông lớn đã thực hiện một cuộc phỏng vấn trực tiếp, một nữ phóng viên cầm micro phỏng vấn một trong số những người đi biểu tình.
“Xin hỏi, mọi người đến từ nơi nào, vì sao lại biểu tình làm loạn ở đây?”
Người bị phỏng vấn là một người phụ nữ trung niên khoảng hơn bốn mươi tuổi, người phụ nữ này hơi gầy, làn da màu đen rám nắng, bên cạnh còn có hai người con trai, người phụ nữ này trả lời, khẩu âm đặc tiếng địa phương: “Không phải chúng tôi đang làm loạn.”
Phóng viên hỏi: “Vậy mọi người đến đây làm gì?”
Người phụ nữ trung niên nói: “Chúng tôi muốn có được một lời giải thích.”
Phóng viên lại hỏi: “Mọi người muốn giải thích điều gì?”
Người phụ nữ trung niên trả lời: “Tôi là người ở huyện Ninh, tỉnh X, chồng tôi là một thợ xây bình thường, ông ấy đã thiệt mạng do tai nạn sập nhà cách đây 15 năm”.
Vẻ mặt phóng viên đầy nghi hoặc: “Sự cố sập nhà mười lăm năm trước hẳn là để người mười lăm năm trước gánh vác trách nhiệm, sao mọi người lại chạy đến đây?”
“Bởi vì mười lăm năm trước đã giải quyết.” Lần này là cô con gái của người phụ nữ này trả lời, dáng vẻ như mới mười sáu mười bảy tuổi, lúc ba qua đời cô mới được hai tuổi: “Sở dĩ chúng tôi đến đây là muốn tố giác với chính quyền một lãnh đạo đã đến huyện Ninh thị sát vào mười lăm năm trước.”
Phóng viên đưa micro tới trước mặt cô gái này: “Vậy rốt cuộc là đã xảy ra chuyện gì, có thể nói ra không? Vì sao phải tố giác vị lãnh đạo này?”
“Tôi nghĩ có lẽ rất nhiều người không biết huyện Ninh, đây là một huyện tương đối nghèo khó. Mười lăm năm trước, chính quyền phái một đám lãnh đạo xuống nông thôn thị sát, trên huyện muốn thông qua thị sát nên đã tìm một nhóm thợ xây đi xây dựng trường học. Lúc ấy thôn chúng tôi không có trường học, trẻ nhỏ trong thôn đều học ở nhà một chị đã từng đi học, không có sách sở, không có bảng đen, chỉ là chị ấy giảng, bọn trẻ nghe.
Xây dựng một trường học trong thời gian ngắn đương nhiên là không thể, tất cả mọi người đều không muốn làm, cảm thấy như đang hại con của mình. Dù sao trường học xây xong cũng là cho bọn nhỏ đi học, nhưng mấy lãnh đạo này nào để ý những chuyện đó, không làm là dẫn người đến nhà đánh người, làm loạn, làm cho người ta không sống được yên ổn, mọi người bất đắc dĩ, lúc ấy vật liệu xây dựng đều không tốt, xây một nửa thì bị sập, ba tôi cùng bốn người khác đều không tránh được.”
Phóng viên hỏi: “Bên trên có cấp kinh phí xây trường học đúng không? Vì sao lại không có trường học.”
Cô gái mười sáu mười bảy tuổi kia cười cười: “Có lẽ là bị người ta thu vào túi rồi.”
Câu này nói thì có vẻ mờ mịt, nhưng thực chất lại nói thẳng ra.
Làm cho người ta nghe được thu vào túi là có ý gì.
Phóng viên tiếp tục hỏi: “Lúc ấy chuyện này giải quyết như thế nào? Chẳng lẽ lãnh đạo đến thị sát cũng không giải quyết sao?”
“Có giải quyết, lãnh đạo đến thị sát chẳng những không trách phạt mà còn giúp người khởi xướng che giấu chân tướng.”
Phỏng vấn đến đây, mọi người đều hiểu được đại khái lý do.
“Lúc ấy đã giải quyết như thế nào? Có bồi thường cho người bị tai nạn hay không?” Phóng viên hỏi.
Lúc này có một ông lão đi lên, nói: “Nào có bồi thường gì, chẳng những không bồi thường mà còn không cho chúng tôi nói ra, ai dám nói thì sẽ bị tịch thu nhà ở.”
Điều này làm cho phóng viên không khỏi mở to mắt, thế này cũng quá đáng quá rồi!
Trước kia khoa học kỹ thuật chưa phát triển, internet cũng chưa phổ biến như bây giờ, lại là nơi thâm sơn cùng cốc, dễ dàng bị che dấu đi.
Ông lão nói xong, lệ nóng tuôn trào: “Tôi chỉ có một đứa con, thế nhưng lại không còn do vụ tai nạn đó. Tôi muốn đòi lại công bằng, vậy mà bọn họ chẳng những không để ý tới, còn đánh đập chúng tôi, ác ý uy hiếp.”
Nói xong, ông lão kéo tay áo, trên cánh tay có vết sẹo lớn hơn mười cm: “Đây là vết sẹo của vết thương lúc ấy những người đó dùng cuốc đập tôi.”
Tuy rằng vết thương đã lành, nhưng vì không xử lý tốt nên vết sẹo còn lưu lại, nhìn có vài phần dữ tợn.
“Chúng tôi đều là người nhà của người chết, chúng tôi không đến làm loạn, nhưng chúng tôi muốn đòi lại công bằng. Tuy rằng chuyện đã qua rất lâu nhưng vẫn muốn đòi lại công bằng cho những người đã khuất.” Ông lão lau nước mắt, khóe mắt đầu nếp nhăn, bàn tay thô ráp, làm cho người nhìn thấy rất xót xa.
Trải qua đợt phỏng vấn của truyền thông, chỉ trong hai giờ, chuyện này đã trở nên càng ồn ào huyên náo, nhanh chóng được cấp trên nhìn đến. Cộng đồng mạng cũng rất quan tâm đến chuyện này, vị lãnh đạo đi thanh tra mười lăm năm trước là ai?
Đây là chuyện mà tất cả mọi người đều quan tâm, đến ngay cả vị lãnh đạo của huyện cũng không được quan tâm nhiều như vậy. Cái mọi người càng chú ý hơn chính là người đã tiếp tay làm ra những chuyện xấu xa này. Có người còn cố ý đăng một bài phân tích tin tức các lãnh đạo lên mạng.