Mẹ Kế Ở Cổ Đại Làm Cá Mặn
Chương 31
Ôn Diệp sẵn sàng tiếp nhận và thỉnh thoảng đáp lại tình yêu cùng với sự quan tâm mà Thường di nương và Ôn Nhiên dành cho mình, nhưng loại đối xử tốt đến mức gần như "tu tổn hại" này thì thứ cho nàng không có phúc để hưởng.
Nói nàng nàng tâm vô phế cũng được, nhưng nếu trong lòng quá đặt nặng chuyện tình cảm với người khác thì sẽ rất mệt
Nếu Ôn Diệp đã quyết định đời này làm cá mặn, vậy thì một nửa trái tim này của nàng vĩnh viễn chỉ có thể vì mình mà suy nghĩ, hoàn toàn chỉ chứa một mình nàng.
Đối mặt với "vũ khí sát thương bằng nước mắt" của Thường di nương, Ôn Diệp khẽ suy tư, có rồi.
Nàng nói: "Hay là di nương mua cho con một bộ đồ đông nhé? Đồ hồi môn mà mẫu thân chuẩn bị đều do tú nương thêu thùa may vá, con muốn một bộ do chính tay di nương làm."
Vừa vặn dùng thời gian hơn hai tháng để làm một bộ đồ đông sẽ không quá mệt.
Thường di nương nghe vậy, không chỉ trong lòng nóng hừng hực, mà vành mắt cũng bớt đỏ, nói: "Thứ mà con muốn, ta nhất định sẽ làm cho con."
Sau khi giải quyết được Thường di nương, Ôn Diệp lại nói: "Về phần tiểu muội, lát nữa con sẽ viết ra một danh sách, dùng tiên thưởng của muội ấy để mua, coi như thêm trang cho con."
Những quyển sách trong danh sách mà tiên sinh ở học đường liệt kê cho Ôn Nhiên đều khá đắt, một quyển ít nhất cũng tốn mấy lượng bạc. Trong khi đó, thoại bản mà nàng muốn đọc thì lại khác, chỉ cần một hai lượng là có thể mua được từ ba đến bốn quyển, mua năm lượng bạc là được, đủ để nàng xem trong một khoảng thời gian rồi.
Thường di nương cứ tưởng sách mà Ôn Diệp nói là mấy loại như Tứ thư Ngũ kinh này nọ, bèn vui vẻ đồng ý.
Không khí khẩn trương chuẩn bị gả của Hoành Vu viện không kéo dài được bao lâu, Ôn nhị cô nương gả xa đến Hiển Châu cuối cùng cũng theo phu quân thăng chức hồi kinh rồi.
Đương nhiên, khẩn trương là Thường di nương và nhóm tỳ nữ trong viện, Ôn Diệp ngoài việc thêu vài đường trên giá y ra thì vẫn sống nhởn nhơ như ngày trước, chỉ chờ hai tháng sau gả ra ngoài.
Tuy Ôn Tuệ là thứ xuất nhưng rốt cuộc từ ngày xuất giá đã sáu năm chưa về nhà mẹ đẻ một lần.
Vì vậy lúc nàng ta cho người truyền lời đến Ôn gia, Thẩm thị không cần suy nghĩ quá lâu đã đồng ý với thỉnh cầu về thăm nhà mẹ đẻ vào ngày mốt của nàng ta, đồng thời còn chuyển lời đến Vĩnh Thành Bá phủ và phu gia của nữ nhi Quế di nương, để ngày mốt các nàng về chung.
Quế di nương vẫn luôn điệu thấp biết được nữ nhi có thể về nhà thì mừng phát khóc. Từ ngày nữ nhi xuất giá, cơ hội mẫu nữ hai người có thể gặp nhau ít đến đáng thương.
Nhưng đối với Ôn Diệp từ trước đến nay luôn tận lực trốn tránh phiền phức mà nói thì tâm trạng của nàng rất chi bình thường, thậm chí còn có thể nói là không được tốt lắm.
Sinh mẫu của Ôn Tuệ là Bạch di nương đã bệnh chết khi nàng ta xuất giá chưa được một năm, nhớ đến các loại "ân oán" giữa mình và Ôn Tuệ, Ôn Diệp cảm thấy mục đích lần này Ôn Tuệ về nhà hơn phân nửa là đến tìm mình gây phiền toái.
Ôm lấy loại suy nghĩ này, rất nhanh đã đến ngày mốt. Tất cả nữ nhi đã gả ra ngoài của Ôn gia đều trở về nhà mẹ đẻ, lấy danh nghĩa mở tiệc đón gió tẩy trần cho một nhà của Ôn Tuệ mà tụ tập một bữa.
Nói nàng nàng tâm vô phế cũng được, nhưng nếu trong lòng quá đặt nặng chuyện tình cảm với người khác thì sẽ rất mệt
Nếu Ôn Diệp đã quyết định đời này làm cá mặn, vậy thì một nửa trái tim này của nàng vĩnh viễn chỉ có thể vì mình mà suy nghĩ, hoàn toàn chỉ chứa một mình nàng.
Đối mặt với "vũ khí sát thương bằng nước mắt" của Thường di nương, Ôn Diệp khẽ suy tư, có rồi.
Nàng nói: "Hay là di nương mua cho con một bộ đồ đông nhé? Đồ hồi môn mà mẫu thân chuẩn bị đều do tú nương thêu thùa may vá, con muốn một bộ do chính tay di nương làm."
Vừa vặn dùng thời gian hơn hai tháng để làm một bộ đồ đông sẽ không quá mệt.
Thường di nương nghe vậy, không chỉ trong lòng nóng hừng hực, mà vành mắt cũng bớt đỏ, nói: "Thứ mà con muốn, ta nhất định sẽ làm cho con."
Sau khi giải quyết được Thường di nương, Ôn Diệp lại nói: "Về phần tiểu muội, lát nữa con sẽ viết ra một danh sách, dùng tiên thưởng của muội ấy để mua, coi như thêm trang cho con."
Những quyển sách trong danh sách mà tiên sinh ở học đường liệt kê cho Ôn Nhiên đều khá đắt, một quyển ít nhất cũng tốn mấy lượng bạc. Trong khi đó, thoại bản mà nàng muốn đọc thì lại khác, chỉ cần một hai lượng là có thể mua được từ ba đến bốn quyển, mua năm lượng bạc là được, đủ để nàng xem trong một khoảng thời gian rồi.
Thường di nương cứ tưởng sách mà Ôn Diệp nói là mấy loại như Tứ thư Ngũ kinh này nọ, bèn vui vẻ đồng ý.
Không khí khẩn trương chuẩn bị gả của Hoành Vu viện không kéo dài được bao lâu, Ôn nhị cô nương gả xa đến Hiển Châu cuối cùng cũng theo phu quân thăng chức hồi kinh rồi.
Đương nhiên, khẩn trương là Thường di nương và nhóm tỳ nữ trong viện, Ôn Diệp ngoài việc thêu vài đường trên giá y ra thì vẫn sống nhởn nhơ như ngày trước, chỉ chờ hai tháng sau gả ra ngoài.
Tuy Ôn Tuệ là thứ xuất nhưng rốt cuộc từ ngày xuất giá đã sáu năm chưa về nhà mẹ đẻ một lần.
Vì vậy lúc nàng ta cho người truyền lời đến Ôn gia, Thẩm thị không cần suy nghĩ quá lâu đã đồng ý với thỉnh cầu về thăm nhà mẹ đẻ vào ngày mốt của nàng ta, đồng thời còn chuyển lời đến Vĩnh Thành Bá phủ và phu gia của nữ nhi Quế di nương, để ngày mốt các nàng về chung.
Quế di nương vẫn luôn điệu thấp biết được nữ nhi có thể về nhà thì mừng phát khóc. Từ ngày nữ nhi xuất giá, cơ hội mẫu nữ hai người có thể gặp nhau ít đến đáng thương.
Nhưng đối với Ôn Diệp từ trước đến nay luôn tận lực trốn tránh phiền phức mà nói thì tâm trạng của nàng rất chi bình thường, thậm chí còn có thể nói là không được tốt lắm.
Sinh mẫu của Ôn Tuệ là Bạch di nương đã bệnh chết khi nàng ta xuất giá chưa được một năm, nhớ đến các loại "ân oán" giữa mình và Ôn Tuệ, Ôn Diệp cảm thấy mục đích lần này Ôn Tuệ về nhà hơn phân nửa là đến tìm mình gây phiền toái.
Ôm lấy loại suy nghĩ này, rất nhanh đã đến ngày mốt. Tất cả nữ nhi đã gả ra ngoài của Ôn gia đều trở về nhà mẹ đẻ, lấy danh nghĩa mở tiệc đón gió tẩy trần cho một nhà của Ôn Tuệ mà tụ tập một bữa.