Đọc truyện online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.

Mẹ Kế Ở Cổ Đại Làm Cá Mặn

Chương 128



Lượng ăn của Từ Nguyệt Gia trước sau như một.
Khi Ôn Diệp ăn đến bát cơm thứ hai, hắn liếc mắt nhìn bụng nhỏ của nàng hai cái.
Ôn Diệp tự nhiên cũng thấy ánh mắt không hề che dấu đó của Từ Nguyệt Gia.
Tuy đời này nàng không mập, nhưng cũng không thể nói là gầy, chẳng qua nàng tự hiểu phải bảo dưỡng, không có chuyện gì sẽ tập luyện yoga hiện đại, nhiều năm kiên trì nên hình thể cân xứng, tự nhiên lưu loát.
Ôn Diệp chọt chọt phần thịt mềm bên hông, nàng rất hài lòng với bản thân của hiện tại.
Nhưng nàng vẫn cố ý hỏi: "Lang quân đang ghét bỏ ta ăn quá nhiều sao?"
Từ Nguyệt Gia thu hồi ánh mắt, nói: "Ta sợ nàng chỉ cố chống đỡ."
Ôn Diệp thấy hắn thật sự không có ý đó, nhướng mày nói: "Lang quân yên tâm, trong lòng ta hiểu rõ."
Bọn tỳ nữ dọn hết thức ăn trên bàn rồi dâng trà nóng lên.
Từ Nguyệt Gia nhấp nhẹ một ngụm rồi nói: "Nàng tự hiểu rõ thì tốt."
Hắn tự nghiêm khắc với bản thân, lại chưa từng nghĩ sẽ yêu cầu người khác cũng phải như vậy.
Chỉ là "thê tử" dù sao cũng khác với "người khác", ban đầu Từ Nguyệt Gia có mong chờ với người ngồi lên "vị trí thê tử" này, hi vọng đối phương có thể gánh vác được thân phận "mẫu thân" của Từ Ngọc Tuyên.
Vì thế, ở trong những chuyện khác, chỉ can nàng không quá phận thì hắn đều tận lực thỏa mãn nàng.
Từ Nguyệt Gia nhìn về phía nữ nhân đang vừa phẩm trà vừa ăn mơ khô với khuôn mặt hồng nhuận và tinh thần phấn chấn đẳng kia, trong lòng nghẹn lại.
Nhu cầu của nàng xem phát hiểu ngay.
Ôn Diệp không biết suy nghĩ trong lòng Từ Nguyệt Gia, chỉ thấy hắn ăn xong rồi mà mãi không chịu đi, nàng tò mò hỏi: "Hôm nay phu quân không bận gì hả?”
Kỳ nghỉ đông của quan viên Đại Tấn bắt đầu từ hai mươi tháng chạp đến tiết Nguyên Tiêu tháng giêng, cả thảy hai mươi lăm ngày nghỉ.
Mà với tính tình của Từ Nguyệt Gia thì trông không giống một người vừa được nghỉ phép đã nghỉ ngơi ngay.
Từ Nguyệt Gia lần nữa nhấp một ngụm trà, nhàn nhạt nói: "Hôm nay không có việc gì."
Ôn Diệp "ð" một tiếng rồi nói: "Vậy lang quân cứ tự tiện, ta ra ngoài đi dạo chút."
Nói xong liên đứng dậy.
Ánh mắt của Từ Nguyệt Gia đuổi theo bóng dáng nàng: "Đi đâu?"
Ôn Diệp đi ra ngoài, nói mà không hề quay đầu lại: "Dạo phố."
Từ Nguyệt Gia: ”..."
Thời tiết hôm nay rất tốt, Ôn Diệp chuẩn bị xuất phủ dạo một vòng, thuận tiện tiêu thực.
Lúc trước Ôn Diệp rất ít có cơ hội ra khỏi cửa, số lần Vân Chi và Đào Chi ra ngoài còn nhiều hơn nàng.
Sau khi gả vào Quốc công phủ thì tự do hơn nhiều. Nhưng nàng không hề đi mấy chỗ như cửa hàng son phan, y phục, trang sức này nọ, nàng không thiếu những thứ đó.
Mà là đi một chuyến đến chợ phía Tây, nơi này có chút giống chợ hoa của đời sau, đồ chơi cổ quái hiếm lạ gì cũng có cả.
Ôn Diệp cứ nhìn thấy thứ mình thích thì sẽ bảo Đào Chi móc bạc ra mua, dù sao đồ cũng không đắt, mà nàng lại không thiếu bạc.
Thậm chí còn nhìn thấy một cặp ly lưu li nghe nói được nhập từ hải ngoại, to chưa tới lòng bàn tay của nữ tử, người bán ly là một thương nhân râu ria xôm xoàm, nghe khẩu âm không phải là người Thượng Kinh, cũng không biết hắn ta đào đâu ra cặp ly lưu li này nữa.
Một cặp ly lưu li, hắn đòi mười lượng bạc trắng.
Giá cả có chút đắt, cho nên người có hứng thú thì nhiều nhưng kẻ chân chính nguyện ý bỏ tiền ra mua lại không nhiều.
Đại Tấn cũng có sản phẩm làm từ lưu li, chỉ là chế tác thô ráp, tạp chất lại nhiều, không được trong suốt tinh khiết như cặp ly trên tay râu xôm.
Có lẽ thật sự đến từ hải ngoại cũng chưa biết được, Ôn Diệp bảo Đào Chi trả tiền rồi lấy đồ cho vào túi.
Ôn Diệp nhớ bản thân còn có một vò rượu nho ủ vào mùa hè, sau này sẽ dùng ly lưu li này uống rượu.
Sau khi dạo hết con phố phía Tây và mua không ít đồ, Ôn Diệp cảm thấy mỹ mãn lên kiệu, bảo Thu thúc chuyển hướng đi trà lâu.
Sau khi vào trà lâu, Ôn Diệp đặt một phòng bao, ngay chính giữa hạ đường trà lâu bố trí một trường án, bên trên bày biện trà nước, một lão giả râu dài ngồi đằng sau trường án, một tay cầm thước gõ, đang thao thao bất tuyệt thuyết thư (/) với giọng điệu đầy nhấn nhá.
(/) thuyết thư (说书): biểu diễn các loại kí khúc như bình thư, bình thoại, đàn từ...
Chương trước Chương tiếp
Loading...