Kiều Kiều Vô Song - Trang 3
Chương 21: Hấp dẫn
Cơ Tự chỉ thoáng cười, không tỏ ý kiến. Ánh mắt nàng nhìn sang bên cạnh, bởi vì thời này ra ngoài không ai đoán được mình sẽ gặp việc gì bất trắc hay không, nên mỗi lần đi đâu nàng đều chuẩn bị đầy đủ tiền vàng. Nhất là kể từ khi nàng vơ vét được từ hang ổ của toán cướp La Đại Đầu thì lại càng chuẩn bị kỹ hơn. Hai là hiện nay các thế gia quyền quý đều chú trọng cốt khí phong lưu, Cơ Tự cũng học được cách vận dụng thế mạnh của mình trong lúc mấu chốt. Thế nên mỗi lần xuất hành nàng đều mang theo một bộ nhạc cụ. Có sự chuẩn bị chu đáo này, trong lòng nàng cũng vững tin với việc bản thân mạo muội bái phỏng Tạ Lang, con trai trưởng của đại sĩ tộc quyền quý hàng đầu kia hơn.
Nhưng ngoài dự liệu là khi nàng tới chùa Khô Vinh ở Kinh Châu, hỏi thăm mới biết Tạ Lang không còn ở Kinh Châu mà đã đến Xích Bích rồi. Suy đi nghĩ lại, cuối cùng Cơ Tự vẫn quyết định đuổi theo đến đó.
Xích Bích cách Kinh Châu không xa, nàng nghỉ ngơi tại khách điếm một buổi tối, sáng ngày hôm sau mới thong thả lên đường. Lúc đến nơi, trời đã sắp hoàng hôn. Nàng đứng bên bờ Xích Bích, nhìn con sông Trường Giang cuồn cuộn chảy về hướng Đông, bỗng chốc tâm hồn như si như say. Đây là chiến trường cổ lừng danh trong Tam Quốc, đến hôm nay nơi này đã xây dựng không ít bến tàu và có vô số thuyền bè qua lại.
Tôn Phù đứng bên hô lên: “Mau nhìn xem, những người kia đều là phu kéo thuyền đấy.”
Cơ Tư quay đầu nhìn lại, chỉ thấy trên bãi đá ngầm bên phải, mười mấy phu kéo chỉ mặc khố, buộc dây thừng vào người để kéo con thuyền lên từng chút từng chút, vừa hò những làn điệu cổ xưa vừa vịn vách đá mượn sức.
Cơ Tư nhanh chóng dời mắt đi. Lúc này có mấy chiếc xe ngựa chạy đến, trong xe chở rất nhiều đại sĩ phu mặc bào rộng tay dài, mũ miện đai lưng, dường như còn loáng thoáng nhắc đến Tạ Lang nữa. Cơ Tự lập tức bảo Lê thúc mau đánh xe lừa đến gần. Quả nhiên xe lừa vừa chạy đến, nàng liền nghe một người trung niên nói: “Tạ Lang kia cứ lưu luyến ở đây vài ngày rồi, lão phu chỉ ước gì hắn mau rời đi thôi.”
Một người khác lập tức cười to: “Công Vọng thật sự mong muốn Lâm Lang Tạ thị rời đi thế ư, lẽ nào sợ mấy tiểu cô nhà người bị hắn hút hồn hay sao?”
Mọi người cười ồ lên. Một sĩ phu gần ba mươi tuổi cất lời: “Cũng không thể trách Lâm Lang Tạ thị được. Hắn đã ở lì trên thuyền rồi mà vẫn thu hút mấy nữ nhi kia, bản thân hắn đâu còn cách nào khác.”
Câu nói vừa dứt, tiếng cười càng vang dội hơn.
Cơ Tự lưu ý đến điều này, khẽ căn dặn Tôn Phù và Dữ Trầm: “Tạ Lang ở đây không hề che giấu hành tung, hai thúc đi hỏi thăm xem Tạ Lang đang ở thuyền nào.”
Nhóm hộ vệ vội vàng vâng dạ. Sau khi họ đi do thám, Cơ Tự lại quay đầu đăm chiêu nhìn những phu kéo thuyền ở bến tàu, dường như có ký ức nào đó đang trỗi dậy trong đầu nàng...
Hai canh giờ sau, khi trời đã chạng vạng, màn đêm dần dần kéo đến từ phía chân trời, nhóm Tôn Phù đã trở về bẩm báo: “Nữ lang, hỏi ra rồi. Ở phía trước chưa tới một dặm có bãi Phong Ba, lang quân Tạ gia đang ở tạm trên thuyền hoa neo đậu tại đó. Nữ lang, lần này chúng ta đến rất đúng dịp, nghe nói rạng sáng ngày mai lang quân Tạ gia sẽ ngồi thuyền khác đi đến đất Thục.”
Cơ Tự gật đầu, mắt vẫn mải miết nhỉn những phu kéo kia. Tôn Phù khẽ nói: “Nữ lang, mấy người này ăn mặc lõa lồ, người nhìn họ làm gì?”
Cơ Tự quay đầu lại, cười thật tươi với Tôn Phù: “Tranh thủ lúc trời còn chưa tối, mọi người dùng bữa đi thôi.”
Thấy nụ cười rạng rỡ của nàng, mọi người hơi giật mình, Tôn Phù vui mừng nói: “Nữ lang, có phải người đã nghĩ ra cách tiếp cận lang quân Tạ thị rồi không?” Trong đám nô tài, Tôn Phù xem như là người lõi đời nhất, y hiểu rất rõ, với người như Tạ Lang, nói không chừng người đã quên mất ân giúp đỡ trên đường gì đó từ lâu rồi. Thế mà hôm nay Cơ Tự muốn tiếp cận, còn muốn cầu cứu đại quý nhân chỉ là có duyên được một lần gặp gỡ như vậy, quả thật nàng phải nghĩ ra biện pháp tốt mới được.
Cơ Tự cười: “Mặc kệ những việc này, cứ dùng cơm trước đã.”
Chẳng mấy chốc màn đêm đã phủ xuống, hôm nay là ngày rằm, đối với những người áo cơm không lo, đêm trăng tròn cũng là một loại phong cảnh nên thơ, nhưng với những phu kéo thuyền thì đêm nay vô cùng vất vả, bên bãi đá ngầm đốt đuốc sáng ngời.
Nhóm Cơ Tự mướn một chiếc thuyền hoa không lớn, có sức chứa chỉ đủ mười mấy người. Trong nhóm còn có thêm hai sĩ phu trung niên, khi Cơ Tự và hai người kia đi đến mũi thuyền, trùng hợp bên bờ sông vang lên điệu hò kéo thuyền buồn bã thê lương: “Hò ơi, vách đá cheo leo, dựng thẳng đôi bờ... Hò ơi, quỷ thần phù hộ, thân này trường an... Hò ơi, mồ hôi mướt áo, bám vách trèo lên Hò ơi, dù cho khổ nạn kiếp này, chỉ mong kiếp tới ngày ngày ấm no... Hò ơi...”
Điệu hò này khàn khàn vang vọng trong gió đêm như thể đến từ trăm cuộc bể dâu hàng nghìn năm trước, khiến lòng người đau đáu niềm thương không sao tả xiết.
Cơ Tự quay đầu, nghiêm túc nói với hai sĩ phu kia: “Hai người có nắm chắc điệu hò này chứ?”
Một người cười sang sảng: “Chuyện này rất đơn giản, tiểu cô đừng lo.”
Cơ Tự cười rộ, ra lệnh: “Khởi hành, nhớ lời ta dặn, cứ đi chậm thôi.”
“Vâng.” Trong tiếng hô của chủ thuyền, thuyền hoa bắt đầu dập dềnh trôi theo dòng nước.
Chiếc thuyền hoa Cơ Tự thuê là loại thuyền dạo hồ, chuyên dành cho mấy quý nhân tổ chức du yến. Dưới ánh đuốc chiếu rọi, trông nó vô cùng xa hoa nhưng tốc độ thì gần như bằng không, chỉ thuận theo gió lướt đi, vừa hay cùng một nhịp điệu của mấy phu kéo thuyền trong đêm kia.
Lúc câu hò “thân này trường an” vang lên lần nữa, thuyền hoa của Cơ Tự chợt nổi trống. Mỗi một tiết tấu của tiếng trống này đều khớp với từng chữ trong câu hò của đám phu kéo. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, có vài vị khách của những chiếc thuyền chở hàng xung quanh đi ra xem. Mà nhóm phu kéo thuyền trên bãi đá ngầm thì lại như được tiếp thêm sức mạnh.
Trong điệu hò man mác và tiếng trống bi hùng thì chợt tiếng Huyên (1) bay đến, nó réo rắt vô cùng như thể tiếng nhạc chúc phúc đến từ những cuộc săn thú thời viễn cổ, thúc đẩy tinh thần của phu kéo thuyền, khiến tiếng hò của họ càng vang vọng xa xăm.
(1) Huyên là một nhạc cụ dân gian làm bằng đất nung, hình dáng như quả trứng gà rỗng ruột và có sáu lỗ.
Lần này tất cả người trong thuyền hàng đều ra ngoài, nhìn về phía thuyền hoa của Cơ Tự.
Lúc này tiếng đàn lại nổi lên vô cùng thần bí, hết sức xa xưa, rất đỗi tiêu điều và cực kỳ dễ nghe. Nếu nói tiếng trống và tiếng huyên vừa rồi chẳng qua chỉ đệm nhạc cho giọng hò, thì tiếng đàn này vừa ngân lên đã khiến cho cho tất cả mọi người trên thuyền hàng đều phải nín thở.
Thuyền Tạ Lang đang neo cách đó không xa. Lúc tiếng nhạc này truyền đến, chàng đang đứng ở mũi thuyền ngắm trăng. Xưa nay chàng thường xuyên qua lại với những tài tử khắp nơi, đêm trăng tròn vằng vặc thế này, dĩ nhiên bên cạnh chàng còn có những vị ẩn sĩ khác. Họ cùng ngồi bên đống lửa, vừa thưởng thức cá hoa vàng nướng nổi tiếng Xích Bích, vừa ngâm thơ luận phú.
Tiếng nhạc trong đêm đa tình như thế thoáng chốc đã khiến cả thuyền im lặng lắng nghe. Bỗng một người nắm chặt tay người bên cạnh, kích động nói: “Mau, mau chèo thuyền đến đó.”
Trong tiếng thét ra lệnh, chiếc thuyền nhanh chóng lao về phía âm nhạc cất lên. Chỉ chốc lát sau, họ liền thấy được cảnh tượng rung động rõ ràng trước mắt và cũng nghe thấu bản nhạc như thể tiếng hồn của đất trời tự thuở xa xưa. Giọng hò u uất của phu kéo thuyền lẫn khách trên thuyền hàng, cùng tiếng trống mạnh mẽ, tiếng huyên réo rắt đều hòa vào tiếng đàn, tạo thành một bản hùng ca bi tráng nhất thế gian này.
Chưa từng có khoảnh khắc nào khiến Tạ Lang xúc động như thế. Dưới bầu trời đêm trong vắt, trăng sáng vằng vặc, ngọn lửa trên thuyền hoa kia phừng phực trong gió tạo nên khung cảnh vô cùng tráng lệ. Gần như chàng đã rung động tận tâm can trong vô thức. Mà mấy người bạn bên cạnh chàng đều giơ tay áo lau đi nước mắt.
Giờ khắc này đất trời hóa thành dòng nước cuộn trào, còn con người tựa như chiếc thuyền cô độc lênh đênh. Trong tiếng đàn văng vẳng, mấy ẩn sĩ phía sau lưng Tạ Lang bất giác cùng cất cao tiếng ca.
Thật lâu sau, khi phu kéo thuyền đã xong việc, câu hò cũng dừng lại, tiếng nhạc vang dội ngỡ như kéo dài vĩnh hằng mới dần lắng xuống. Tay Cơ Tự đặt trên dây đàn, lúc nốt nhạc cuối cùng ngân vang, hai sĩ phu kia đều quay đầu lại nhìn nàng với ánh mắt ngưỡng mộ.
Người hoàn hồn trước tiên chính là Tôn Phù, y đi đến khẽ nói bên tai Cơ Tự: “Nữ lang, quả nhiên Tạ Lang đã đến.”
Cơ Tự vẫn đắm chìm trong dư âm khúc nhạc chợt thanh tỉnh trở lại, nàng ngẩng đầu nhìn mặt sông gợn sóng lăn tăn, ánh trăng bập bềnh theo dòng nước phía trước, từ từ nở nụ cười, lòng thầm nghĩ: Khúc đàn Xích Bích Ca này chính là sáng tác của Tạ Lang, trong ký ức của nàng, sau này khúc nhạc này được truyền khắp cõi nam bắc và cũng được người đời ca ngợi có một không hai. Nàng mang khúc nhạc này ra để thu hút Tạ Lang, làm sao mà chàng có thể không chú ý, làm sao mà chàng có thể không rung động được cơ chứ?
Nhưng ngoài dự liệu là khi nàng tới chùa Khô Vinh ở Kinh Châu, hỏi thăm mới biết Tạ Lang không còn ở Kinh Châu mà đã đến Xích Bích rồi. Suy đi nghĩ lại, cuối cùng Cơ Tự vẫn quyết định đuổi theo đến đó.
Xích Bích cách Kinh Châu không xa, nàng nghỉ ngơi tại khách điếm một buổi tối, sáng ngày hôm sau mới thong thả lên đường. Lúc đến nơi, trời đã sắp hoàng hôn. Nàng đứng bên bờ Xích Bích, nhìn con sông Trường Giang cuồn cuộn chảy về hướng Đông, bỗng chốc tâm hồn như si như say. Đây là chiến trường cổ lừng danh trong Tam Quốc, đến hôm nay nơi này đã xây dựng không ít bến tàu và có vô số thuyền bè qua lại.
Tôn Phù đứng bên hô lên: “Mau nhìn xem, những người kia đều là phu kéo thuyền đấy.”
Cơ Tư quay đầu nhìn lại, chỉ thấy trên bãi đá ngầm bên phải, mười mấy phu kéo chỉ mặc khố, buộc dây thừng vào người để kéo con thuyền lên từng chút từng chút, vừa hò những làn điệu cổ xưa vừa vịn vách đá mượn sức.
Cơ Tư nhanh chóng dời mắt đi. Lúc này có mấy chiếc xe ngựa chạy đến, trong xe chở rất nhiều đại sĩ phu mặc bào rộng tay dài, mũ miện đai lưng, dường như còn loáng thoáng nhắc đến Tạ Lang nữa. Cơ Tự lập tức bảo Lê thúc mau đánh xe lừa đến gần. Quả nhiên xe lừa vừa chạy đến, nàng liền nghe một người trung niên nói: “Tạ Lang kia cứ lưu luyến ở đây vài ngày rồi, lão phu chỉ ước gì hắn mau rời đi thôi.”
Một người khác lập tức cười to: “Công Vọng thật sự mong muốn Lâm Lang Tạ thị rời đi thế ư, lẽ nào sợ mấy tiểu cô nhà người bị hắn hút hồn hay sao?”
Mọi người cười ồ lên. Một sĩ phu gần ba mươi tuổi cất lời: “Cũng không thể trách Lâm Lang Tạ thị được. Hắn đã ở lì trên thuyền rồi mà vẫn thu hút mấy nữ nhi kia, bản thân hắn đâu còn cách nào khác.”
Câu nói vừa dứt, tiếng cười càng vang dội hơn.
Cơ Tự lưu ý đến điều này, khẽ căn dặn Tôn Phù và Dữ Trầm: “Tạ Lang ở đây không hề che giấu hành tung, hai thúc đi hỏi thăm xem Tạ Lang đang ở thuyền nào.”
Nhóm hộ vệ vội vàng vâng dạ. Sau khi họ đi do thám, Cơ Tự lại quay đầu đăm chiêu nhìn những phu kéo thuyền ở bến tàu, dường như có ký ức nào đó đang trỗi dậy trong đầu nàng...
Hai canh giờ sau, khi trời đã chạng vạng, màn đêm dần dần kéo đến từ phía chân trời, nhóm Tôn Phù đã trở về bẩm báo: “Nữ lang, hỏi ra rồi. Ở phía trước chưa tới một dặm có bãi Phong Ba, lang quân Tạ gia đang ở tạm trên thuyền hoa neo đậu tại đó. Nữ lang, lần này chúng ta đến rất đúng dịp, nghe nói rạng sáng ngày mai lang quân Tạ gia sẽ ngồi thuyền khác đi đến đất Thục.”
Cơ Tự gật đầu, mắt vẫn mải miết nhỉn những phu kéo kia. Tôn Phù khẽ nói: “Nữ lang, mấy người này ăn mặc lõa lồ, người nhìn họ làm gì?”
Cơ Tự quay đầu lại, cười thật tươi với Tôn Phù: “Tranh thủ lúc trời còn chưa tối, mọi người dùng bữa đi thôi.”
Thấy nụ cười rạng rỡ của nàng, mọi người hơi giật mình, Tôn Phù vui mừng nói: “Nữ lang, có phải người đã nghĩ ra cách tiếp cận lang quân Tạ thị rồi không?” Trong đám nô tài, Tôn Phù xem như là người lõi đời nhất, y hiểu rất rõ, với người như Tạ Lang, nói không chừng người đã quên mất ân giúp đỡ trên đường gì đó từ lâu rồi. Thế mà hôm nay Cơ Tự muốn tiếp cận, còn muốn cầu cứu đại quý nhân chỉ là có duyên được một lần gặp gỡ như vậy, quả thật nàng phải nghĩ ra biện pháp tốt mới được.
Cơ Tự cười: “Mặc kệ những việc này, cứ dùng cơm trước đã.”
Chẳng mấy chốc màn đêm đã phủ xuống, hôm nay là ngày rằm, đối với những người áo cơm không lo, đêm trăng tròn cũng là một loại phong cảnh nên thơ, nhưng với những phu kéo thuyền thì đêm nay vô cùng vất vả, bên bãi đá ngầm đốt đuốc sáng ngời.
Nhóm Cơ Tự mướn một chiếc thuyền hoa không lớn, có sức chứa chỉ đủ mười mấy người. Trong nhóm còn có thêm hai sĩ phu trung niên, khi Cơ Tự và hai người kia đi đến mũi thuyền, trùng hợp bên bờ sông vang lên điệu hò kéo thuyền buồn bã thê lương: “Hò ơi, vách đá cheo leo, dựng thẳng đôi bờ... Hò ơi, quỷ thần phù hộ, thân này trường an... Hò ơi, mồ hôi mướt áo, bám vách trèo lên Hò ơi, dù cho khổ nạn kiếp này, chỉ mong kiếp tới ngày ngày ấm no... Hò ơi...”
Điệu hò này khàn khàn vang vọng trong gió đêm như thể đến từ trăm cuộc bể dâu hàng nghìn năm trước, khiến lòng người đau đáu niềm thương không sao tả xiết.
Cơ Tự quay đầu, nghiêm túc nói với hai sĩ phu kia: “Hai người có nắm chắc điệu hò này chứ?”
Một người cười sang sảng: “Chuyện này rất đơn giản, tiểu cô đừng lo.”
Cơ Tự cười rộ, ra lệnh: “Khởi hành, nhớ lời ta dặn, cứ đi chậm thôi.”
“Vâng.” Trong tiếng hô của chủ thuyền, thuyền hoa bắt đầu dập dềnh trôi theo dòng nước.
Chiếc thuyền hoa Cơ Tự thuê là loại thuyền dạo hồ, chuyên dành cho mấy quý nhân tổ chức du yến. Dưới ánh đuốc chiếu rọi, trông nó vô cùng xa hoa nhưng tốc độ thì gần như bằng không, chỉ thuận theo gió lướt đi, vừa hay cùng một nhịp điệu của mấy phu kéo thuyền trong đêm kia.
Lúc câu hò “thân này trường an” vang lên lần nữa, thuyền hoa của Cơ Tự chợt nổi trống. Mỗi một tiết tấu của tiếng trống này đều khớp với từng chữ trong câu hò của đám phu kéo. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, có vài vị khách của những chiếc thuyền chở hàng xung quanh đi ra xem. Mà nhóm phu kéo thuyền trên bãi đá ngầm thì lại như được tiếp thêm sức mạnh.
Trong điệu hò man mác và tiếng trống bi hùng thì chợt tiếng Huyên (1) bay đến, nó réo rắt vô cùng như thể tiếng nhạc chúc phúc đến từ những cuộc săn thú thời viễn cổ, thúc đẩy tinh thần của phu kéo thuyền, khiến tiếng hò của họ càng vang vọng xa xăm.
(1) Huyên là một nhạc cụ dân gian làm bằng đất nung, hình dáng như quả trứng gà rỗng ruột và có sáu lỗ.
Lần này tất cả người trong thuyền hàng đều ra ngoài, nhìn về phía thuyền hoa của Cơ Tự.
Lúc này tiếng đàn lại nổi lên vô cùng thần bí, hết sức xa xưa, rất đỗi tiêu điều và cực kỳ dễ nghe. Nếu nói tiếng trống và tiếng huyên vừa rồi chẳng qua chỉ đệm nhạc cho giọng hò, thì tiếng đàn này vừa ngân lên đã khiến cho cho tất cả mọi người trên thuyền hàng đều phải nín thở.
Thuyền Tạ Lang đang neo cách đó không xa. Lúc tiếng nhạc này truyền đến, chàng đang đứng ở mũi thuyền ngắm trăng. Xưa nay chàng thường xuyên qua lại với những tài tử khắp nơi, đêm trăng tròn vằng vặc thế này, dĩ nhiên bên cạnh chàng còn có những vị ẩn sĩ khác. Họ cùng ngồi bên đống lửa, vừa thưởng thức cá hoa vàng nướng nổi tiếng Xích Bích, vừa ngâm thơ luận phú.
Tiếng nhạc trong đêm đa tình như thế thoáng chốc đã khiến cả thuyền im lặng lắng nghe. Bỗng một người nắm chặt tay người bên cạnh, kích động nói: “Mau, mau chèo thuyền đến đó.”
Trong tiếng thét ra lệnh, chiếc thuyền nhanh chóng lao về phía âm nhạc cất lên. Chỉ chốc lát sau, họ liền thấy được cảnh tượng rung động rõ ràng trước mắt và cũng nghe thấu bản nhạc như thể tiếng hồn của đất trời tự thuở xa xưa. Giọng hò u uất của phu kéo thuyền lẫn khách trên thuyền hàng, cùng tiếng trống mạnh mẽ, tiếng huyên réo rắt đều hòa vào tiếng đàn, tạo thành một bản hùng ca bi tráng nhất thế gian này.
Chưa từng có khoảnh khắc nào khiến Tạ Lang xúc động như thế. Dưới bầu trời đêm trong vắt, trăng sáng vằng vặc, ngọn lửa trên thuyền hoa kia phừng phực trong gió tạo nên khung cảnh vô cùng tráng lệ. Gần như chàng đã rung động tận tâm can trong vô thức. Mà mấy người bạn bên cạnh chàng đều giơ tay áo lau đi nước mắt.
Giờ khắc này đất trời hóa thành dòng nước cuộn trào, còn con người tựa như chiếc thuyền cô độc lênh đênh. Trong tiếng đàn văng vẳng, mấy ẩn sĩ phía sau lưng Tạ Lang bất giác cùng cất cao tiếng ca.
Thật lâu sau, khi phu kéo thuyền đã xong việc, câu hò cũng dừng lại, tiếng nhạc vang dội ngỡ như kéo dài vĩnh hằng mới dần lắng xuống. Tay Cơ Tự đặt trên dây đàn, lúc nốt nhạc cuối cùng ngân vang, hai sĩ phu kia đều quay đầu lại nhìn nàng với ánh mắt ngưỡng mộ.
Người hoàn hồn trước tiên chính là Tôn Phù, y đi đến khẽ nói bên tai Cơ Tự: “Nữ lang, quả nhiên Tạ Lang đã đến.”
Cơ Tự vẫn đắm chìm trong dư âm khúc nhạc chợt thanh tỉnh trở lại, nàng ngẩng đầu nhìn mặt sông gợn sóng lăn tăn, ánh trăng bập bềnh theo dòng nước phía trước, từ từ nở nụ cười, lòng thầm nghĩ: Khúc đàn Xích Bích Ca này chính là sáng tác của Tạ Lang, trong ký ức của nàng, sau này khúc nhạc này được truyền khắp cõi nam bắc và cũng được người đời ca ngợi có một không hai. Nàng mang khúc nhạc này ra để thu hút Tạ Lang, làm sao mà chàng có thể không chú ý, làm sao mà chàng có thể không rung động được cơ chứ?