Kiếm Lai - Trang 3
Chương 129: Chiếm núi làm vua
Vào chiều hôm có một vị khách xa lạ đến tiệm rèn, đó là một người đàn ông khoảng ba mươi tuổi, thân hình cao lớn, hai hàng lông mày nhỏ dài, nước da trắng nõn, dung mạo thanh tú ôn hòa, phối hợp với thân thể cường tráng mạnh mẽ tạo thành một phong thái đặc biệt.
Sau khi Nguyễn Cung biết được thân phận của người này, cũng không hời hợt như lần trước tiếp đãi Thôi Minh Hoàng của thư viện Quan Hồ. Lần đó ông ta chỉ trò chuyện mấy câu ở cửa phòng đúc kiếm, còn lần này lại bảo Nguyễn Tú mang hai chiếc ghế trúc đến hành lang, đồng thời lấy ra hai bầu rượu ngon, mỗi người một bầu.
Người đàn ông kia cũng không ngại ngùng, cầm lấy bầu rượu mở nút uống một ngụm, cười nói:
- Nguyễn sư, lần này ngài ra tay khiến cho trong ngoài triều đình đều chấn động. Tạm thời tôi không biết bên phía triều đình ứng phó như thế nào, nhưng là quan giám sát tân nhiệm kiêm huyện lệnh đầu tiên của huyện Long Tuyền, tôi lại tiết kiệm được rất nhiều nước bọt. Theo lý tôi nên xách rượu ngon đến nhà thăm hỏi mới phải, nhưng khi đó nửa đường nghe được biến cố, lập tức ra roi thúc ngựa, thật sự là đến quá vội vàng. Hai vò rượu Hạnh Hoa của tiệm Áp Tuế ở ngõ Kỵ Long, coi như tôi thiếu Nguyễn sư trước.
Nguyễn sư phất phất tay:
- Không cần nói nhiều lời khách sáo như vậy, nếu hôm nay ngươi và ta nói chuyện ổn thỏa, sau này sẽ có cơ hội uống rượu trò chuyện, còn nếu nói không hợp, ngươi và ta cũng không cần tốn sức lôi kéo cảm tình.
Người đàn ông kia cười cởi mở, không giống như quan viên triều đình Đại Ly kiêm hai chức vụ, mà giống như một nhân sĩ hào hiệp hành tẩu giang hồ. Hắn lau khóe miệng, đặt bầu rượu xuống đầu gối, có vẻ như không muốn vừa uống rượu vừa đàm luận:
- Núi Giáp Lục bị niêm phong vào năm Xuân Huy của Đại Ly, đương nhiên đây là cách gọi trong tài liệu cơ mật của Hộ bộ triều đình, còn theo Địa Phương Huyện Chí ghi lại hẳn là núi Long Tích. Giữa sườn núi của nó có một khối Trảm Long Đài cỡ lớn do thiên nhiên sinh ra. Trước khi đến đây nhậm chức tôi đã trò chuyện với bệ hạ một lần, hoàng đế bệ hạ đã nói rõ, thứ này giao cho miếu Phong Tuyết chỗ Nguyễn sư và núi Chân Vũ cùng chiếm giữ.
- Còn như hai thế lực lớn Binh gia các người làm thế nào khai quật, cắt xé, phân chia Trảm Long Đài, để yên không động đến làm sản nghiệp tổ tông, hay là mang về tông môn của từng người, triều đình Đại Ly ta tuyệt đối không nhúng tay vào. Thậm chí nếu cần Đại Ly ra người ra sức, chẳng hạn như sai hai con vượn Bàn Sơn trẻ dưới trướng Đại Ly đánh nứt núi Giáp Lục, khiến cho Trảm Long Đài lộ ra, mấy chuyện nhỏ như vậy Nguyễn sư không cần khách sáo.
Nguyễn sư cười híp mắt nói:
- Thành ý của Đại Ly các ngươi thật không nhỏ.
Quan giám sát tân nhiệm đang muốn tiện thể nói một chút tình hình, Nguyễn sư lại nói:
- Về Trảm Long Đài, trước khi ta tới đây, miếu Phong Tuyết chúng ta và núi Chân Vũ đã sớm bàn bạc ổn thỏa. Nguyễn Cung ta, miếu Phong Tuyết, núi Chân Vũ, mỗi bên chiếm một phần. Chắc ngươi nghe được một ít tin tức từ chỗ hoàng đế, đó là ta dự định khai sơn lập phái ở đây, cho nên thân phận của cha và con gái đều đã được dời ra khỏi miếu Phong Tuyết. Trong sáu mươi năm kế tiếp ta chắc chắn không tiện chính thức khai sơn, nhưng chỉ cần Đại Ly các ngươi khiến ta nhìn thuận mắt, sau sáu mươi năm ta sẽ lựa chọn một ngọn núi hợp lý ở đây làm nơi khởi đầu sơn môn tông phái tương lai.
Quan giám sát trẻ tuổi kiêm huyện lệnh nơi này không hề che giấu vẻ vui mừng, giống như đang đợi Nguyễn Cung mở lời, lập tức thuận thế nói:
- Nguyễn sư, ngài có thể yên tâm. Ngoại trừ núi Phi Vân, hôm nay trong lãnh thổ động tiên Ly Châu đại khái chia thành sáu mươi mốt ngọn núi, Nguyễn sư có thể tùy ý chọn lấy ba ngọn làm căn cơ khai sơn lập phái sau này. Nếu Nguyễn sư không muốn quyết định ngay, trước tiên bản quan có thể cho Nguyễn sư xem qua hai bản đồ địa thế cũ mới của động tiên Ly Châu, đồng thời đưa Nguyễn sư đi khảo sát tuần tra, đến lúc đó Nguyễn sư mới quyết định, thế nào?
Bất kỳ một vương triều nào, nếu có được đại tu sĩ như Nguyễn Cung giúp trấn giữ sơn hà, đó là chuyện rất may mắn. Đặc biệt ý định của Nguyễn Cung là cắm rễ ở đây, chứ không chỉ nương nhờ Đại Ly với thân phận như khách khanh, cung phụng hay quốc sư, không phải là loại hợp thì tụ tập, không hợp thì tan. Nguyễn Cung sẽ thật sự vươn cành tỏa lá trong quốc thổ Đại Ly, vô hình trung có liên quan chặt chẽ với khí vận của vương triều. Đừng nói là một quan giám sát nho nhỏ, ngay cả hoàng đế Đại Ly ngồi ở đây trong lòng cũng sẽ mừng rỡ.
Võ nhân Đại Ly xuất hiện lớp lớp, đứng đầu là phiên vương Tống Trường Kính, số lượng cao thủ trong năm cảnh giới vượt trội Đông Bảo Bình Châu. Nhưng thần tiên trên núi thật sự ít đến đáng thương, hoàn toàn không xứng với quốc lực hùng mạnh của Đại Ly, đây vẫn luôn là tâm bệnh của hoàng đế Đại Ly.
Nguyễn Cung cười nói:
- Chuyện chiếm núi làm vua không cần gấp, nói khó nghe thì ngoại trừ núi Phi Vân mà các ngươi không muốn đưa ra, cũng không có ngọn núi nào khiến ta vừa mắt.
Vẻ mặt quan giám sát trẻ tuổi hơi lúng túng. Trên thực tế trước khi đến đây, không chỉ có hắn mà ngay cả ân sư của hắn và hoàng đế Đại Ly, cũng cảm thấy Nguyễn Cung có khả năng khai sơn ở Đại Ly, nhưng xác xuất chắc chắn không lớn, bởi vì Đại Ly không thể đưa ra đủ thành ý. Trảm Long Đài? Nếu không phải Nguyễn Cung có bản lĩnh đạt thành ý kiến nhất trí với miếu Phong Tuyết và núi Chân Vũ, mạnh mẽ lấy được một phần, Đại Ly làm sao dám vì lôi kéo một mình Nguyễn Cung mà trở mặt với miếu Phong Tuyết và núi Chân Vũ. Cái giá thật sự quá lớn, cho dù là vương triều Đại Ly như hổ khí thế bao trùm vạn dặm cũng không chịu nổi.
Nguyễn Cung đột nhiên nói:
- Mặc dù miếu Phong Tuyết và núi Chân Vũ chưa từng đề nghị, nhưng cá nhân ta hi vọng Đại Ly các ngươi có thể lấy ra hai món thần binh lợi khí đủ sắc bén, kiếm hay đao đều không quan trọng, chỉ cần đủ dùng là được. Đến lúc đó ta có thể giúp các ngươi chuyển giao cho hai vị tu sĩ Binh gia tới đây, dùng để chia cắt khối Trảm Long Đài kia. Ngươi có thể bẩm báo cho triều đình trước, chờ hoàng đế Đại Ly trả lời, chuyện này cũng không gấp gáp.
Quan giám sát trẻ tuổi suy nghĩ một thoáng, trầm giọng nói:
- Chuyện này tôi có thể quyết định được, đáp ứng với Nguyễn sư trước!
Nguyễn Cung gật đầu, uống một hớp rượu, khá hài lòng với phong thái và sự quyết đoán của người này. Dù sao trong thời gian rất dài sắp tới, mình sẽ phải trực tiếp giao thiệp với người tên là Ngô Diên này, nếu đối phương là một kẻ ngu dốt thì sẽ rất mệt, còn nếu là một kẻ hẹp hòi nhát gan thì càng mệt hơn.
Ngô Diên do dự một lúc, uống một hớp rượu như để lấy thêm can đảm, nói:
- Nguyễn sư, đầu tiên hơn ba mươi lò gốm lớn nhỏ bên ngoài trấn sẽ mở cửa làm gốm trở lại, có điều từ nay về sau chỉ chế tạo đồ dùng tế lễ bình thường cho triều đình mà thôi. Tiếp theo huyện nha sẽ được xây mới ở phía đông trấn nhỏ, sau khi xây xong sẽ dán thông báo về luật pháp Đại Ly, cũng sẽ bảo nha dịch biết chữ tuyên truyền giảng giải ở các nơi trong trấn nhỏ, để cho dân chúng bình thường trong trấn nhỏ hiểu được thân phận con dân Đại Ly của mình.
Vẻ mặt Nguyễn Cung lạnh lùng, liếc nhìn huyện lệnh Long Tuyền trên danh nghĩa này. Ngô Diên liền cười giải thích:
- Đây chỉ là thủ đoạn bề ngoài nhằm vào phàm phu tục tử mà thôi. Trong sáu mươi năm trấn nhỏ vẫn sẽ dùng quy củ của Nguyễn sư là lớn nhất, theo sau là quy củ của bốn họ mười tộc, còn luật pháp Đại Ly là thấp nhất. Nếu có xung đột thì sẽ dùng thứ tự này làm thước đo. Tất cả hành vi và việc làm của Nguyễn sư trong phạm vi ngàn dặm của trấn nhỏ, Đại Ly chẳng những không can thiệp mà còn sẽ không do dự đứng về phía Nguyễn sư. Giống như lúc trước Nguyễn sư đánh nát thân thể tu sĩ của sông Tử Yên, tên kia chết cũng không biết hối cải, còn lợi dụng quan hệ ở kinh thành muốn cáo trạng với hoàng đế bệ hạ. Sau khi ân sư của tôi biết được tin tức, không nói hai lời liền phái người trấn giết nguyên thần tên tu sĩ này.
Nguyễn Cung khẽ cau mày, tỏ ra không kiên nhẫn:
- Nói cho tiên sinh nhà ngươi biết, sau này bớt làm những chuyện vẽ rắn thêm chân đi, có nể mặt hay không thì quan trọng gì. Ta chỉ là một phôi thô rèn sắt, không quen với mấy chiêu trò khôn khéo. Nếu Đại Ly các ngươi có lòng thì cứ cho ta lợi ích thật sự là đủ, còn như ta có nhận hay không thì lại là chuyện khác. Loại rác rưởi như tu sĩ sông Tử Yên, nếu ta muốn giết thì hắn có thể chạy được sao? Cho hắn thêm một trăm cái chân cũng không chạy được. Nếu thật sự muốn giết người thì Đại Ly các ngươi có mấy kẻ ngăn được? Cho dù ngăn được thì bọn họ sẵn lòng đứng ra ngăn cản sao?
Sắc mặt Ngô Diên tái đi, giọng hơi khàn khàn:
- Nguyễn sư, bản quan biết rồi.
Nguyễn Cung cũng không muốn làm quá căng, dù sao đây là lần đầu hai người giao thiệp, không thể mong người khác hoàn toàn hiểu được tâm ý của mình, đó là làm khó, vì vậy chủ động hỏi:
- Vương triều thế tục xây dựng lầu Văn Xương và miếu Võ Thánh, sắc phong sơn thần thủy thần chính thức và cấm xây dựng miếu thờ tràn lan, đây là hành động ý nghĩa mà một triều đình nên có. Ở trấn nhỏ này thì các ngươi dự định thế nào?
Ngô Diên vừa mới chịu thiệt, bèn cẩn thận tìm từ trả lời:
- Về lầu Văn Xương và miếu Võ Thánh, trước mắt Khâm Thiên giám (1) của Đại Ly chúng ta đã nhìn trúng hai nơi, đó là núi sứ ở phía bắc trấn nhỏ và mộ thần tiên ở hướng đông nam. Người được thờ cúng là hai vị năm xưa từ trấn nhỏ ra ngoài, vừa khéo là một văn một võ, cũng có công lao rất lớn với Đại Ly ta. Ý của Nguyễn sư thế nào?
Giọng điệu của Nguyễn Cung không hề nhẹ nhõm:
- Hai người hưởng thụ hương khói văn võ rất thích hợp, nhưng việc chọn địa điểm cứ quyết định như vậy sao? Các ngươi đã hỏi ý của Dương lão tiên sinh chưa?
Ngô Diên ngẩn ra, cẩn thận hỏi:
- Nguyễn sư, dám hỏi Dương lão tiên sinh là ai?
Nguyễn Cung cũng sững sốt, giễu cợt nói:
- Ngay cả chuyện này mà vị Tú Hổ tiên sinh kia cũng không nói cho ngươi biết, lại để ngươi tới làm quan giám sát và quan phụ mẫu? Ngô Diên, ngươi hãy thành thật nói cho ta biết, có phải ngươi cũng giống như Tề Tĩnh Xuân, thất bại trong quan trường, rơi xuống làm quân cờ thí, bị giáng chức đến đây? Nếu là vậy, những gì thảo luận trước đó ta phải nuốt lại rồi.
Ngô Diên không thể biện bạch, cũng không biết phải giải thích thế nào, bản thân càng chẳng hiểu chuyện gì.
Bên cạnh một giếng nước nơi xa, ba người cùng lứa tuổi đang ngồi xổm dưới đất. Nguyễn Tú đang dạy Trần Bình An tên gọi, tác dụng và ý nghĩa tu hành của những khiếu huyệt kia. Kẻ dư thừa là một thiếu niên mặt dày sáp đến, lúc đầu Nguyễn Tú và Trần Bình An chỉ xóa nét chữ đi, không nói tiếng nào, chỉ nhìn chằm chằm vào hắn. Thiếu niên mày thanh mắt tú, nơi ấn đường có một nốt ruồi đỏ như vẽ rồng điểm mắt, dáng vẻ vui tươi khiến người ta yêu thích. Nhưng Trần Bình An và Nguyễn Tú đã xem thường sự kiên nhẫn và da mặt của hắn, thiếu niên vẫn cười ha hả nhìn Trần Bình An bên trái, lại nhìn Nguyễn Tú bên phải.
Sau khi ba người chịu đựng nửa nén nhang, thiếu niên dường như cảm thấy mình cũng xem thường nghị lực của hai người bên cạnh, cuối cùng chủ động mở miệng, nói tiếng địa phương trấn nhỏ rất lưu loát. Hắn bảo mình tới từ kinh thành, đi theo quan giám sát đại nhân đển đây nhìn ngắm phong cảnh, đặc biệt là muốn đi xem ngọn núi sứ kia.
- Các ngươi tiếp tục nói về khiếu huyệt đi, đừng hẹp hòi như vậy, ta nghe một chút thì có sao? Chẳng lẽ nghe xong là ta có thể lập tức biến thành lục địa thần tiên à?
Sau đó Trần Bình An và Nguyễn Tú làm chuyện của mình, không để ý tới gã kỳ quái này nữa.
- Chữ này của cô viết không tệ, vừa nhìn đã thấy là không tốn nhiều công sức, rất bay bổng, giống như dầu nổi trên mặt nước vậy.
- Cô nương, chỗ này cô giải thích không đầy đủ. Có câu là “trong nửa bên nồi nấu giang sơn”, còn có “vẽ hình không biết mấu chốt, khiến cho quỷ thần cười dốt”, thật ra là như vậy... A, các ngươi nhảy qua kinh huyệt này không nhắc tới rồi?
- Ha ha ha, sao cô nương không giải thích cho hắn huyệt Thiên Trung ở đâu, có phải rất khó chỉ cho hắn nhìn không. Ài, nếu cô nương xấu hổ thì ta có thể giúp... Trong mắt cô nương có sát khí, chắc là cô nương hiểu lầm rồi. Ý của ta là chỉ cho hắn xem huyệt Thiên Trung trên người ta ở đâu, còn huyệt Thiên Trung trên người cô nương thì thần tiên cũng khó tìm, ta cần gì phải tự tìm phiền phức...
- Ấy? Sao cô nương lại đánh người? Còn đánh nữa? Cô nương, ta sai rồi!
- Cô nương, tam quan sau lưng là Vĩ Lư, Giáp Tích, Ngọc Chẩm, sao cô nương cũng bỏ sót. Người xưa có nói “quan sau thông, một nửa công, thu Cấn mở Càn là chính công”, đủ thấy nó rất quan trọng...
Đến cuối cùng quan giám sát Ngô Diên xuất hiện, giúp Trần Bình An và Nguyễn Tú thoát khỏi khốn cảnh. Thiếu niên ấn đường có nốt ruồi nói liên thiên, cùng với quan viên Đại Ly trẻ tuổi trầm mặc ít nói rời khỏi tiệm rèn.
Trần Bình An và Nguyễn Tú ngồi trên miệng giếng. Nguyễn Tú liếc nhìn bóng lưng của hai người kia, nhẹ giọng nói:
- Người lớn tuổi là một vị quan, còn người vừa rồi ở bên cạnh chúng ta thì không rõ, ta cũng không cảm thấy có gì khác thường. Có thể là thư đồng của người trẻ tuổi kia, rất nhiều gia tộc lớn bên ngoài đều có thư đồng như vậy.
Trần Bình An gật đầu.
Nguyễn Cung nghiêm mặt đi đến gần giếng nước, bỏ lại một câu rồi xoay người:
- Trần Bình An, đi theo ta.
Trần Bình An ngỡ ngàng đứng dậy. Trước đó Nguyễn cô nương có nói cha nàng đã đồng ý cho mình mượn tiền, nhưng phải chờ khoảng mười ngày, chẳng lẽ đã nuốt lời rồi?
Thiếu nữ áo xanh hơi chột dạ, bèn đi theo sau Trần Bình An.
Nguyễn Cung ngồi trên ghế trúc, bảo Trần Bình An ngồi xuống chiếc ghế lúc trước của Ngô Diên.
Nguyễn Tú hắng giọng một tiếng, cười nói:
- Cha, hai chiếc ghế dựa này là do Trần Bình An làm, cũng không tệ đúng không?
Nguyễn Cung sầm mặt nói:
- Ta và Trần Bình An nói chuyện nghiêm túc, Tú Tú con đừng chen vào.
Trần Bình An vội vàng ngồi ngay ngắn:
- Nguyễn sư phụ cứ nói.
Nguyễn Cung từ trong tay áo lấy ra một nhúm bạc vụn, thoạt nhìn khoảng ba bốn lượng:
- Đến ngõ Kỵ Long trong trấn nhỏ mua cho cha một bình rượu hoa đào tốt nhất, tiền lẻ còn lại cho con mua một ít bánh ngọt.
Nguyễn Tú có vẻ không muốn đi.
Nguyễn Cung giả vờ cất bạc vào:
- Vậy con đến phòng đúc kiếm xem độ lửa trong lò đi, sau một canh giờ thì thôi.
Nguyễn Tú liền đoạt lấy tiền bỏ chạy.
Đợi khuê nữ nhà mình chạy đi xa, Nguyễn Cung hỏi thẳng vào vấn đề:
- Trần Bình An, ngươi có ba túi tiền đồng kim tinh đúng không?
Sắc mặt Trần Bình An vẫn như thường, gật đầu nói:
- Có.
Nguyễn Cung dường như khá hài lòng với sự thành thật của thiếu niên, sắc mặt tốt hơn mấy phần:
- Dân chúng trấn nhỏ trong tay có ba túi tiền đồng kim tinh như ngươi, tìm không ra người thứ hai. Cho dù là bốn họ mười tộc ở đường Phúc Lộc và ngõ Đào Diệp, họ Tống nhiều nhất chỉ có hai túi, còn lại phần lớn chỉ có một túi. Ngoại trừ chuyện này, có tám hộ gia đình nghèo trong trấn nhỏ đã dùng bảo bối nhà mình đổi lấy một túi tiền đồng kim tinh. Trên cơ bản đồ vật cũ đáng giá trong trấn nhỏ đều đã trôi ra ngoài, hôm nay chỉ còn lại bảy tám món, phẩm chất xem như tạm được.
- Về sau sẽ càng có nhiều người xứ khác đến trấn nhỏ, đương nhiên ngươi chắc chắn không cần lo đến tính mạng. Sở dĩ ta nói thẳng ra với ngươi, là hi vọng ngươi sử dụng ba túi tiền đồng kim tinh cho thật tốt, đừng để nó mục nát trong tay, cũng đừng nên tùy tiện dùng hết. Trước khi ta đến đây, mỗi sáu mươi năm trấn nhỏ sẽ mở cửa một lần, cho khoảng hai ba chục người số lượng không đồng nhất đi vào trấn nhỏ, để mặc bọn họ tìm kiếm cơ duyên. Từ nay về sau sẽ không có quy củ như vậy nữa, càng ngày sẽ càng giống như trấn nhỏ bình thường ở Đại Ly.
- Cho nên ba túi tiền đồng kim tinh của ngươi rất chói mắt, cuối cùng sẽ khiến ngươi rước lấy nhiều phiền phức không cần thiết. Con người của ta lại rất sợ phiền phức, đến lúc đó khó tránh khỏi phải ra mặt giúp ngươi, nhưng bảo Nguyễn Cung ta phải thường xuyên so chiêu với một đám trẻ thì ta cũng ngại mất mặt. Cho nên ta có một đề nghị với ngươi, sau khi nghe xong thì ngươi hãy tự quyết định.
- Trước khi đưa ra đề nghị thì phải nói rõ hơn với ngươi một chút, sắp tới là thời gian tiền đồng kim tinh đáng giá nhất, nhưng không phải ai cũng có thể bỏ ra được, ngoài bốn họ lớn thì e rằng mười tộc lớn cũng không ngoại lệ. Bởi vì hoàng đế Đại Ly dự định bỏ niêm phong sáu mươi mốt ngọn núi lớn ngoài núi Phi Vân, bán cho các môn phái thế lực lớn có giao hảo với Đại Ly. Sáu mươi mốt ngọn núi này dựa theo lớn nhỏ có giá cả cao thấp khác nhau.
- Sở dĩ bên ngoài đổ xô vào, là do hôm nay đại trận của động tiên Ly Châu đã tan vỡ, rơi xuống thành khu vực giống như đất lành trong nhân gian. Linh khí mặc dù suy giảm nhưng vẫn cao hơn nhiều so với núi lớn bình thường, không hề kém hơn dãy núi có sơn thần chính thống trấn giữ. Hơn nữa hoàng đế Đại Ly đã hứa hẹn, nơi này trong tương lai sẽ sắc phong một vị đại thần núi non, ba vị sơn thần và một vị hà thần. Có nhiều thần núi thần sông chính thức trấn giữ như vậy, khiến cho sáu mươi năm sau trong phạm vi ngàn dặm sẽ như gió thổi nước lên, linh khí dồi dào. Cho nên hiện giờ vụ “mua núi” này chỉ có lợi chứ không có lỗ.
Trần Bình An hỏi:
- Nếu như hôm nay tôi mua núi, ngày mai tôi lại chết thì sẽ thế nào?
Vấn đề này đã hỏi đúng trọng điểm.
Lần đầu tiên Nguyễn Cung lộ vẻ tươi cười:
- Trước tiên chỉ cần ngươi ngoan ngoãn làm việc trong trấn nhỏ, giữ khuôn phép làm người, chắc chắn sẽ không chết bất đắc kỳ tử một cách khó hiểu. Chẳng hạn có những kẻ như con vượn Bàn Sơn tìm ngươi gây phiền toái. Hôm nay trấn nhỏ đã không còn e ngại có tan vỡ hay không, những thứ Tề Tĩnh Xuân cần lo lắng thì ta không cần, những thứ Tề Tĩnh Xuân phải tuân thủ thì ta cũng không màng. Cho nên ta có thể ra tay giải quyết giúp ngươi, bởi vì hiện giờ đó là chuyện hợp tình hợp lý.
- Tiếp theo về chuyện triều đình Đại Ly bán tống bán tháo núi, là vì muốn thu gom tình nghĩa bên ngoài biên cảnh Đại Ly, giống như chịu lỗ để mua nhân tình. Sau khi đồng ý mua bất kỳ ngọn núi nào, trong ba trăm năm cho dù người mua núi chết, thậm chí không có con cháu thừa kế, Đại Ly vẫn sẽ không tự tiện thu hồi ngọn núi, để mặc cho nó hoang phế. Cuối cùng lần này ta sẽ là người đều tiên lấy được ba ngọn núi, phong thủy chắc chắn là tốt nhất. Nếu như sau đó ngươi cũng mua được mấy ngọn, chúng ta có thể liền kề với nhau. Giả sử ngươi không có sức mở núi thu lợi, chỉ cho ta thuê ngọn núi ba trăm năm, hàng năm ngươi cũng có thể được chia lợi nhuận, ngồi không hưởng lộc, con cháu đời sau cũng như vậy.
Đây là phú quý như khe nhỏ sông dài, ước mong của bao nhiêu thế gia vọng tộc. Nguyễn Cung không muốn khoe khoang nên cũng không nói rõ ra.
Trần Bình An tò mò hỏi:
- Nguyễn sư phụ, những ngọn núi kia giá cả đại khái thế nào?
Nguyễn Cung thuận miệng nói:
- Ngọn núi nhỏ nhất kia chỉ có một mình trơ trọi, được triều đình Đại Ly mệnh danh là núi Chân Châu, ra giá một đồng tiền kim tinh, nhưng phải là tiền đón xuân.
Trần Bình An ngạc nhiên nói:
- Chỉ cần một đồng?
Nguyễn Cung cười nói:
- Địa phương lớn bằng cái rắm, gọi là núi cho sang, thực ra còn chả dính dáng gì đến chữ “Núi”, chỉ là một ngọn đồi nhỏ mà thôi. Còn không đáng giá một đồng tiền đón xuân, đây là vì Đại Ly không thể ra giá nửa đồng mà thôi.
Trần Bình An nhỏ giọng nói:
- Một đồng tiền mà thôi, ngọn núi có nhỏ nhưng suốt ba trăm năm đều thuộc về mình, nghĩ thế nào cũng thấy có lợi.
Nguyễn Cung tiếp tục nói:
- Ngọn núi bậc trung như núi Huyền Lý, núi Đại Nhạn, núi Liên Đăng, phía Đại Ly định giá từ mười đến mười lăm đồng tiền kim tinh. Còn một dãy núi nhỏ và hai ngọn núi khác lớn nhất, bao gồm dãy núi Khô Tuyền, núi Hương Hỏa và núi Thần Tú, đều cần hai mươi lăm đến ba mươi đồng tiền kim tinh. Đây còn là do không ai đấu giá, suy cho cùng thứ Đại Ly muốn giữ lại không phải là những túi tiền kim tinh, mà là bốn họ mười tộc, cùng với các mối quan hệ của bọn họ ở Đông Bảo Bình Châu, hi vọng ông chủ chỗ dựa sau lưng bọn họ có thể nổi lên mặt nước, chủ động giao thiệp với Đại Ly.
Trần Bình An nhíu mày hỏi:
- Nguyễn sư phụ, vậy lúc này tôi chiếm lợi lớn như vậy, không phải là khoe mẽ sao? Sẽ không bị người ta ghi hận trong lòng chứ?
Nguyễn Cung cười ha hả nói:
- Ngươi cũng có chỗ dựa, xa tận chân trời, gần ngay trước mắt.
Trần Bình An gãi gãi đầu, không lập tức đáp ứng.
Nguyễn Cung chẳng những không nổi nóng vì thiếu niên giày cỏ không biết tốt xấu, ngược lại vui mừng nói:
- Không đắc ý vênh váo, cũng không tệ. Sau khi trở về ngõ Nê Bình thì hãy suy nghĩ thật kỹ, tranh thủ ngày mai trả lời cho ta biết, để lâu sẽ sinh biến. Đây cũng không phải ta dọa ngươi mà sự thật là như vậy.
Trần Bình An rời khỏi tiệm rèn, đi thẳng tới cầu vòm đá, vẫn còn chưa tỉnh táo lại từ trong kinh ngạc.
Trước kia thiếu niên đã tưởng tượng đến cuộc sống sau này của mình khi có tiền. Chẳng hạn như có thể thường xuyên ăn bánh bao nhân thịt, mứt quả, cửa nhà có câu đối xuân, thần giữ cửa và chữ “Phúc”, tu sửa nhà tổ lại đàng hoàng, khi đến viếng mộ cha mẹ có thể mang theo một bình rượu ngon, một túi bánh ngọt...
Đánh chết hắn cũng không nghĩ tới, có một ngày mình sẽ sở hữu một ngọn thậm chí là mấy ngọn núi lớn.
- --------
Chú thích:
(1) Khâm Thiên giám: cơ quan quan sát và chiêm nghiệm âm dương bói toán, các hiện tượng thiên văn, thời tiết, làm lịch, coi ngày, báo giờ để định mùa vụ cho dân, giữ trọng trách tư vấn triều đình về các vấn đề địa lý và phong thủy.
Sau khi Nguyễn Cung biết được thân phận của người này, cũng không hời hợt như lần trước tiếp đãi Thôi Minh Hoàng của thư viện Quan Hồ. Lần đó ông ta chỉ trò chuyện mấy câu ở cửa phòng đúc kiếm, còn lần này lại bảo Nguyễn Tú mang hai chiếc ghế trúc đến hành lang, đồng thời lấy ra hai bầu rượu ngon, mỗi người một bầu.
Người đàn ông kia cũng không ngại ngùng, cầm lấy bầu rượu mở nút uống một ngụm, cười nói:
- Nguyễn sư, lần này ngài ra tay khiến cho trong ngoài triều đình đều chấn động. Tạm thời tôi không biết bên phía triều đình ứng phó như thế nào, nhưng là quan giám sát tân nhiệm kiêm huyện lệnh đầu tiên của huyện Long Tuyền, tôi lại tiết kiệm được rất nhiều nước bọt. Theo lý tôi nên xách rượu ngon đến nhà thăm hỏi mới phải, nhưng khi đó nửa đường nghe được biến cố, lập tức ra roi thúc ngựa, thật sự là đến quá vội vàng. Hai vò rượu Hạnh Hoa của tiệm Áp Tuế ở ngõ Kỵ Long, coi như tôi thiếu Nguyễn sư trước.
Nguyễn sư phất phất tay:
- Không cần nói nhiều lời khách sáo như vậy, nếu hôm nay ngươi và ta nói chuyện ổn thỏa, sau này sẽ có cơ hội uống rượu trò chuyện, còn nếu nói không hợp, ngươi và ta cũng không cần tốn sức lôi kéo cảm tình.
Người đàn ông kia cười cởi mở, không giống như quan viên triều đình Đại Ly kiêm hai chức vụ, mà giống như một nhân sĩ hào hiệp hành tẩu giang hồ. Hắn lau khóe miệng, đặt bầu rượu xuống đầu gối, có vẻ như không muốn vừa uống rượu vừa đàm luận:
- Núi Giáp Lục bị niêm phong vào năm Xuân Huy của Đại Ly, đương nhiên đây là cách gọi trong tài liệu cơ mật của Hộ bộ triều đình, còn theo Địa Phương Huyện Chí ghi lại hẳn là núi Long Tích. Giữa sườn núi của nó có một khối Trảm Long Đài cỡ lớn do thiên nhiên sinh ra. Trước khi đến đây nhậm chức tôi đã trò chuyện với bệ hạ một lần, hoàng đế bệ hạ đã nói rõ, thứ này giao cho miếu Phong Tuyết chỗ Nguyễn sư và núi Chân Vũ cùng chiếm giữ.
- Còn như hai thế lực lớn Binh gia các người làm thế nào khai quật, cắt xé, phân chia Trảm Long Đài, để yên không động đến làm sản nghiệp tổ tông, hay là mang về tông môn của từng người, triều đình Đại Ly ta tuyệt đối không nhúng tay vào. Thậm chí nếu cần Đại Ly ra người ra sức, chẳng hạn như sai hai con vượn Bàn Sơn trẻ dưới trướng Đại Ly đánh nứt núi Giáp Lục, khiến cho Trảm Long Đài lộ ra, mấy chuyện nhỏ như vậy Nguyễn sư không cần khách sáo.
Nguyễn sư cười híp mắt nói:
- Thành ý của Đại Ly các ngươi thật không nhỏ.
Quan giám sát tân nhiệm đang muốn tiện thể nói một chút tình hình, Nguyễn sư lại nói:
- Về Trảm Long Đài, trước khi ta tới đây, miếu Phong Tuyết chúng ta và núi Chân Vũ đã sớm bàn bạc ổn thỏa. Nguyễn Cung ta, miếu Phong Tuyết, núi Chân Vũ, mỗi bên chiếm một phần. Chắc ngươi nghe được một ít tin tức từ chỗ hoàng đế, đó là ta dự định khai sơn lập phái ở đây, cho nên thân phận của cha và con gái đều đã được dời ra khỏi miếu Phong Tuyết. Trong sáu mươi năm kế tiếp ta chắc chắn không tiện chính thức khai sơn, nhưng chỉ cần Đại Ly các ngươi khiến ta nhìn thuận mắt, sau sáu mươi năm ta sẽ lựa chọn một ngọn núi hợp lý ở đây làm nơi khởi đầu sơn môn tông phái tương lai.
Quan giám sát trẻ tuổi kiêm huyện lệnh nơi này không hề che giấu vẻ vui mừng, giống như đang đợi Nguyễn Cung mở lời, lập tức thuận thế nói:
- Nguyễn sư, ngài có thể yên tâm. Ngoại trừ núi Phi Vân, hôm nay trong lãnh thổ động tiên Ly Châu đại khái chia thành sáu mươi mốt ngọn núi, Nguyễn sư có thể tùy ý chọn lấy ba ngọn làm căn cơ khai sơn lập phái sau này. Nếu Nguyễn sư không muốn quyết định ngay, trước tiên bản quan có thể cho Nguyễn sư xem qua hai bản đồ địa thế cũ mới của động tiên Ly Châu, đồng thời đưa Nguyễn sư đi khảo sát tuần tra, đến lúc đó Nguyễn sư mới quyết định, thế nào?
Bất kỳ một vương triều nào, nếu có được đại tu sĩ như Nguyễn Cung giúp trấn giữ sơn hà, đó là chuyện rất may mắn. Đặc biệt ý định của Nguyễn Cung là cắm rễ ở đây, chứ không chỉ nương nhờ Đại Ly với thân phận như khách khanh, cung phụng hay quốc sư, không phải là loại hợp thì tụ tập, không hợp thì tan. Nguyễn Cung sẽ thật sự vươn cành tỏa lá trong quốc thổ Đại Ly, vô hình trung có liên quan chặt chẽ với khí vận của vương triều. Đừng nói là một quan giám sát nho nhỏ, ngay cả hoàng đế Đại Ly ngồi ở đây trong lòng cũng sẽ mừng rỡ.
Võ nhân Đại Ly xuất hiện lớp lớp, đứng đầu là phiên vương Tống Trường Kính, số lượng cao thủ trong năm cảnh giới vượt trội Đông Bảo Bình Châu. Nhưng thần tiên trên núi thật sự ít đến đáng thương, hoàn toàn không xứng với quốc lực hùng mạnh của Đại Ly, đây vẫn luôn là tâm bệnh của hoàng đế Đại Ly.
Nguyễn Cung cười nói:
- Chuyện chiếm núi làm vua không cần gấp, nói khó nghe thì ngoại trừ núi Phi Vân mà các ngươi không muốn đưa ra, cũng không có ngọn núi nào khiến ta vừa mắt.
Vẻ mặt quan giám sát trẻ tuổi hơi lúng túng. Trên thực tế trước khi đến đây, không chỉ có hắn mà ngay cả ân sư của hắn và hoàng đế Đại Ly, cũng cảm thấy Nguyễn Cung có khả năng khai sơn ở Đại Ly, nhưng xác xuất chắc chắn không lớn, bởi vì Đại Ly không thể đưa ra đủ thành ý. Trảm Long Đài? Nếu không phải Nguyễn Cung có bản lĩnh đạt thành ý kiến nhất trí với miếu Phong Tuyết và núi Chân Vũ, mạnh mẽ lấy được một phần, Đại Ly làm sao dám vì lôi kéo một mình Nguyễn Cung mà trở mặt với miếu Phong Tuyết và núi Chân Vũ. Cái giá thật sự quá lớn, cho dù là vương triều Đại Ly như hổ khí thế bao trùm vạn dặm cũng không chịu nổi.
Nguyễn Cung đột nhiên nói:
- Mặc dù miếu Phong Tuyết và núi Chân Vũ chưa từng đề nghị, nhưng cá nhân ta hi vọng Đại Ly các ngươi có thể lấy ra hai món thần binh lợi khí đủ sắc bén, kiếm hay đao đều không quan trọng, chỉ cần đủ dùng là được. Đến lúc đó ta có thể giúp các ngươi chuyển giao cho hai vị tu sĩ Binh gia tới đây, dùng để chia cắt khối Trảm Long Đài kia. Ngươi có thể bẩm báo cho triều đình trước, chờ hoàng đế Đại Ly trả lời, chuyện này cũng không gấp gáp.
Quan giám sát trẻ tuổi suy nghĩ một thoáng, trầm giọng nói:
- Chuyện này tôi có thể quyết định được, đáp ứng với Nguyễn sư trước!
Nguyễn Cung gật đầu, uống một hớp rượu, khá hài lòng với phong thái và sự quyết đoán của người này. Dù sao trong thời gian rất dài sắp tới, mình sẽ phải trực tiếp giao thiệp với người tên là Ngô Diên này, nếu đối phương là một kẻ ngu dốt thì sẽ rất mệt, còn nếu là một kẻ hẹp hòi nhát gan thì càng mệt hơn.
Ngô Diên do dự một lúc, uống một hớp rượu như để lấy thêm can đảm, nói:
- Nguyễn sư, đầu tiên hơn ba mươi lò gốm lớn nhỏ bên ngoài trấn sẽ mở cửa làm gốm trở lại, có điều từ nay về sau chỉ chế tạo đồ dùng tế lễ bình thường cho triều đình mà thôi. Tiếp theo huyện nha sẽ được xây mới ở phía đông trấn nhỏ, sau khi xây xong sẽ dán thông báo về luật pháp Đại Ly, cũng sẽ bảo nha dịch biết chữ tuyên truyền giảng giải ở các nơi trong trấn nhỏ, để cho dân chúng bình thường trong trấn nhỏ hiểu được thân phận con dân Đại Ly của mình.
Vẻ mặt Nguyễn Cung lạnh lùng, liếc nhìn huyện lệnh Long Tuyền trên danh nghĩa này. Ngô Diên liền cười giải thích:
- Đây chỉ là thủ đoạn bề ngoài nhằm vào phàm phu tục tử mà thôi. Trong sáu mươi năm trấn nhỏ vẫn sẽ dùng quy củ của Nguyễn sư là lớn nhất, theo sau là quy củ của bốn họ mười tộc, còn luật pháp Đại Ly là thấp nhất. Nếu có xung đột thì sẽ dùng thứ tự này làm thước đo. Tất cả hành vi và việc làm của Nguyễn sư trong phạm vi ngàn dặm của trấn nhỏ, Đại Ly chẳng những không can thiệp mà còn sẽ không do dự đứng về phía Nguyễn sư. Giống như lúc trước Nguyễn sư đánh nát thân thể tu sĩ của sông Tử Yên, tên kia chết cũng không biết hối cải, còn lợi dụng quan hệ ở kinh thành muốn cáo trạng với hoàng đế bệ hạ. Sau khi ân sư của tôi biết được tin tức, không nói hai lời liền phái người trấn giết nguyên thần tên tu sĩ này.
Nguyễn Cung khẽ cau mày, tỏ ra không kiên nhẫn:
- Nói cho tiên sinh nhà ngươi biết, sau này bớt làm những chuyện vẽ rắn thêm chân đi, có nể mặt hay không thì quan trọng gì. Ta chỉ là một phôi thô rèn sắt, không quen với mấy chiêu trò khôn khéo. Nếu Đại Ly các ngươi có lòng thì cứ cho ta lợi ích thật sự là đủ, còn như ta có nhận hay không thì lại là chuyện khác. Loại rác rưởi như tu sĩ sông Tử Yên, nếu ta muốn giết thì hắn có thể chạy được sao? Cho hắn thêm một trăm cái chân cũng không chạy được. Nếu thật sự muốn giết người thì Đại Ly các ngươi có mấy kẻ ngăn được? Cho dù ngăn được thì bọn họ sẵn lòng đứng ra ngăn cản sao?
Sắc mặt Ngô Diên tái đi, giọng hơi khàn khàn:
- Nguyễn sư, bản quan biết rồi.
Nguyễn Cung cũng không muốn làm quá căng, dù sao đây là lần đầu hai người giao thiệp, không thể mong người khác hoàn toàn hiểu được tâm ý của mình, đó là làm khó, vì vậy chủ động hỏi:
- Vương triều thế tục xây dựng lầu Văn Xương và miếu Võ Thánh, sắc phong sơn thần thủy thần chính thức và cấm xây dựng miếu thờ tràn lan, đây là hành động ý nghĩa mà một triều đình nên có. Ở trấn nhỏ này thì các ngươi dự định thế nào?
Ngô Diên vừa mới chịu thiệt, bèn cẩn thận tìm từ trả lời:
- Về lầu Văn Xương và miếu Võ Thánh, trước mắt Khâm Thiên giám (1) của Đại Ly chúng ta đã nhìn trúng hai nơi, đó là núi sứ ở phía bắc trấn nhỏ và mộ thần tiên ở hướng đông nam. Người được thờ cúng là hai vị năm xưa từ trấn nhỏ ra ngoài, vừa khéo là một văn một võ, cũng có công lao rất lớn với Đại Ly ta. Ý của Nguyễn sư thế nào?
Giọng điệu của Nguyễn Cung không hề nhẹ nhõm:
- Hai người hưởng thụ hương khói văn võ rất thích hợp, nhưng việc chọn địa điểm cứ quyết định như vậy sao? Các ngươi đã hỏi ý của Dương lão tiên sinh chưa?
Ngô Diên ngẩn ra, cẩn thận hỏi:
- Nguyễn sư, dám hỏi Dương lão tiên sinh là ai?
Nguyễn Cung cũng sững sốt, giễu cợt nói:
- Ngay cả chuyện này mà vị Tú Hổ tiên sinh kia cũng không nói cho ngươi biết, lại để ngươi tới làm quan giám sát và quan phụ mẫu? Ngô Diên, ngươi hãy thành thật nói cho ta biết, có phải ngươi cũng giống như Tề Tĩnh Xuân, thất bại trong quan trường, rơi xuống làm quân cờ thí, bị giáng chức đến đây? Nếu là vậy, những gì thảo luận trước đó ta phải nuốt lại rồi.
Ngô Diên không thể biện bạch, cũng không biết phải giải thích thế nào, bản thân càng chẳng hiểu chuyện gì.
Bên cạnh một giếng nước nơi xa, ba người cùng lứa tuổi đang ngồi xổm dưới đất. Nguyễn Tú đang dạy Trần Bình An tên gọi, tác dụng và ý nghĩa tu hành của những khiếu huyệt kia. Kẻ dư thừa là một thiếu niên mặt dày sáp đến, lúc đầu Nguyễn Tú và Trần Bình An chỉ xóa nét chữ đi, không nói tiếng nào, chỉ nhìn chằm chằm vào hắn. Thiếu niên mày thanh mắt tú, nơi ấn đường có một nốt ruồi đỏ như vẽ rồng điểm mắt, dáng vẻ vui tươi khiến người ta yêu thích. Nhưng Trần Bình An và Nguyễn Tú đã xem thường sự kiên nhẫn và da mặt của hắn, thiếu niên vẫn cười ha hả nhìn Trần Bình An bên trái, lại nhìn Nguyễn Tú bên phải.
Sau khi ba người chịu đựng nửa nén nhang, thiếu niên dường như cảm thấy mình cũng xem thường nghị lực của hai người bên cạnh, cuối cùng chủ động mở miệng, nói tiếng địa phương trấn nhỏ rất lưu loát. Hắn bảo mình tới từ kinh thành, đi theo quan giám sát đại nhân đển đây nhìn ngắm phong cảnh, đặc biệt là muốn đi xem ngọn núi sứ kia.
- Các ngươi tiếp tục nói về khiếu huyệt đi, đừng hẹp hòi như vậy, ta nghe một chút thì có sao? Chẳng lẽ nghe xong là ta có thể lập tức biến thành lục địa thần tiên à?
Sau đó Trần Bình An và Nguyễn Tú làm chuyện của mình, không để ý tới gã kỳ quái này nữa.
- Chữ này của cô viết không tệ, vừa nhìn đã thấy là không tốn nhiều công sức, rất bay bổng, giống như dầu nổi trên mặt nước vậy.
- Cô nương, chỗ này cô giải thích không đầy đủ. Có câu là “trong nửa bên nồi nấu giang sơn”, còn có “vẽ hình không biết mấu chốt, khiến cho quỷ thần cười dốt”, thật ra là như vậy... A, các ngươi nhảy qua kinh huyệt này không nhắc tới rồi?
- Ha ha ha, sao cô nương không giải thích cho hắn huyệt Thiên Trung ở đâu, có phải rất khó chỉ cho hắn nhìn không. Ài, nếu cô nương xấu hổ thì ta có thể giúp... Trong mắt cô nương có sát khí, chắc là cô nương hiểu lầm rồi. Ý của ta là chỉ cho hắn xem huyệt Thiên Trung trên người ta ở đâu, còn huyệt Thiên Trung trên người cô nương thì thần tiên cũng khó tìm, ta cần gì phải tự tìm phiền phức...
- Ấy? Sao cô nương lại đánh người? Còn đánh nữa? Cô nương, ta sai rồi!
- Cô nương, tam quan sau lưng là Vĩ Lư, Giáp Tích, Ngọc Chẩm, sao cô nương cũng bỏ sót. Người xưa có nói “quan sau thông, một nửa công, thu Cấn mở Càn là chính công”, đủ thấy nó rất quan trọng...
Đến cuối cùng quan giám sát Ngô Diên xuất hiện, giúp Trần Bình An và Nguyễn Tú thoát khỏi khốn cảnh. Thiếu niên ấn đường có nốt ruồi nói liên thiên, cùng với quan viên Đại Ly trẻ tuổi trầm mặc ít nói rời khỏi tiệm rèn.
Trần Bình An và Nguyễn Tú ngồi trên miệng giếng. Nguyễn Tú liếc nhìn bóng lưng của hai người kia, nhẹ giọng nói:
- Người lớn tuổi là một vị quan, còn người vừa rồi ở bên cạnh chúng ta thì không rõ, ta cũng không cảm thấy có gì khác thường. Có thể là thư đồng của người trẻ tuổi kia, rất nhiều gia tộc lớn bên ngoài đều có thư đồng như vậy.
Trần Bình An gật đầu.
Nguyễn Cung nghiêm mặt đi đến gần giếng nước, bỏ lại một câu rồi xoay người:
- Trần Bình An, đi theo ta.
Trần Bình An ngỡ ngàng đứng dậy. Trước đó Nguyễn cô nương có nói cha nàng đã đồng ý cho mình mượn tiền, nhưng phải chờ khoảng mười ngày, chẳng lẽ đã nuốt lời rồi?
Thiếu nữ áo xanh hơi chột dạ, bèn đi theo sau Trần Bình An.
Nguyễn Cung ngồi trên ghế trúc, bảo Trần Bình An ngồi xuống chiếc ghế lúc trước của Ngô Diên.
Nguyễn Tú hắng giọng một tiếng, cười nói:
- Cha, hai chiếc ghế dựa này là do Trần Bình An làm, cũng không tệ đúng không?
Nguyễn Cung sầm mặt nói:
- Ta và Trần Bình An nói chuyện nghiêm túc, Tú Tú con đừng chen vào.
Trần Bình An vội vàng ngồi ngay ngắn:
- Nguyễn sư phụ cứ nói.
Nguyễn Cung từ trong tay áo lấy ra một nhúm bạc vụn, thoạt nhìn khoảng ba bốn lượng:
- Đến ngõ Kỵ Long trong trấn nhỏ mua cho cha một bình rượu hoa đào tốt nhất, tiền lẻ còn lại cho con mua một ít bánh ngọt.
Nguyễn Tú có vẻ không muốn đi.
Nguyễn Cung giả vờ cất bạc vào:
- Vậy con đến phòng đúc kiếm xem độ lửa trong lò đi, sau một canh giờ thì thôi.
Nguyễn Tú liền đoạt lấy tiền bỏ chạy.
Đợi khuê nữ nhà mình chạy đi xa, Nguyễn Cung hỏi thẳng vào vấn đề:
- Trần Bình An, ngươi có ba túi tiền đồng kim tinh đúng không?
Sắc mặt Trần Bình An vẫn như thường, gật đầu nói:
- Có.
Nguyễn Cung dường như khá hài lòng với sự thành thật của thiếu niên, sắc mặt tốt hơn mấy phần:
- Dân chúng trấn nhỏ trong tay có ba túi tiền đồng kim tinh như ngươi, tìm không ra người thứ hai. Cho dù là bốn họ mười tộc ở đường Phúc Lộc và ngõ Đào Diệp, họ Tống nhiều nhất chỉ có hai túi, còn lại phần lớn chỉ có một túi. Ngoại trừ chuyện này, có tám hộ gia đình nghèo trong trấn nhỏ đã dùng bảo bối nhà mình đổi lấy một túi tiền đồng kim tinh. Trên cơ bản đồ vật cũ đáng giá trong trấn nhỏ đều đã trôi ra ngoài, hôm nay chỉ còn lại bảy tám món, phẩm chất xem như tạm được.
- Về sau sẽ càng có nhiều người xứ khác đến trấn nhỏ, đương nhiên ngươi chắc chắn không cần lo đến tính mạng. Sở dĩ ta nói thẳng ra với ngươi, là hi vọng ngươi sử dụng ba túi tiền đồng kim tinh cho thật tốt, đừng để nó mục nát trong tay, cũng đừng nên tùy tiện dùng hết. Trước khi ta đến đây, mỗi sáu mươi năm trấn nhỏ sẽ mở cửa một lần, cho khoảng hai ba chục người số lượng không đồng nhất đi vào trấn nhỏ, để mặc bọn họ tìm kiếm cơ duyên. Từ nay về sau sẽ không có quy củ như vậy nữa, càng ngày sẽ càng giống như trấn nhỏ bình thường ở Đại Ly.
- Cho nên ba túi tiền đồng kim tinh của ngươi rất chói mắt, cuối cùng sẽ khiến ngươi rước lấy nhiều phiền phức không cần thiết. Con người của ta lại rất sợ phiền phức, đến lúc đó khó tránh khỏi phải ra mặt giúp ngươi, nhưng bảo Nguyễn Cung ta phải thường xuyên so chiêu với một đám trẻ thì ta cũng ngại mất mặt. Cho nên ta có một đề nghị với ngươi, sau khi nghe xong thì ngươi hãy tự quyết định.
- Trước khi đưa ra đề nghị thì phải nói rõ hơn với ngươi một chút, sắp tới là thời gian tiền đồng kim tinh đáng giá nhất, nhưng không phải ai cũng có thể bỏ ra được, ngoài bốn họ lớn thì e rằng mười tộc lớn cũng không ngoại lệ. Bởi vì hoàng đế Đại Ly dự định bỏ niêm phong sáu mươi mốt ngọn núi lớn ngoài núi Phi Vân, bán cho các môn phái thế lực lớn có giao hảo với Đại Ly. Sáu mươi mốt ngọn núi này dựa theo lớn nhỏ có giá cả cao thấp khác nhau.
- Sở dĩ bên ngoài đổ xô vào, là do hôm nay đại trận của động tiên Ly Châu đã tan vỡ, rơi xuống thành khu vực giống như đất lành trong nhân gian. Linh khí mặc dù suy giảm nhưng vẫn cao hơn nhiều so với núi lớn bình thường, không hề kém hơn dãy núi có sơn thần chính thống trấn giữ. Hơn nữa hoàng đế Đại Ly đã hứa hẹn, nơi này trong tương lai sẽ sắc phong một vị đại thần núi non, ba vị sơn thần và một vị hà thần. Có nhiều thần núi thần sông chính thức trấn giữ như vậy, khiến cho sáu mươi năm sau trong phạm vi ngàn dặm sẽ như gió thổi nước lên, linh khí dồi dào. Cho nên hiện giờ vụ “mua núi” này chỉ có lợi chứ không có lỗ.
Trần Bình An hỏi:
- Nếu như hôm nay tôi mua núi, ngày mai tôi lại chết thì sẽ thế nào?
Vấn đề này đã hỏi đúng trọng điểm.
Lần đầu tiên Nguyễn Cung lộ vẻ tươi cười:
- Trước tiên chỉ cần ngươi ngoan ngoãn làm việc trong trấn nhỏ, giữ khuôn phép làm người, chắc chắn sẽ không chết bất đắc kỳ tử một cách khó hiểu. Chẳng hạn có những kẻ như con vượn Bàn Sơn tìm ngươi gây phiền toái. Hôm nay trấn nhỏ đã không còn e ngại có tan vỡ hay không, những thứ Tề Tĩnh Xuân cần lo lắng thì ta không cần, những thứ Tề Tĩnh Xuân phải tuân thủ thì ta cũng không màng. Cho nên ta có thể ra tay giải quyết giúp ngươi, bởi vì hiện giờ đó là chuyện hợp tình hợp lý.
- Tiếp theo về chuyện triều đình Đại Ly bán tống bán tháo núi, là vì muốn thu gom tình nghĩa bên ngoài biên cảnh Đại Ly, giống như chịu lỗ để mua nhân tình. Sau khi đồng ý mua bất kỳ ngọn núi nào, trong ba trăm năm cho dù người mua núi chết, thậm chí không có con cháu thừa kế, Đại Ly vẫn sẽ không tự tiện thu hồi ngọn núi, để mặc cho nó hoang phế. Cuối cùng lần này ta sẽ là người đều tiên lấy được ba ngọn núi, phong thủy chắc chắn là tốt nhất. Nếu như sau đó ngươi cũng mua được mấy ngọn, chúng ta có thể liền kề với nhau. Giả sử ngươi không có sức mở núi thu lợi, chỉ cho ta thuê ngọn núi ba trăm năm, hàng năm ngươi cũng có thể được chia lợi nhuận, ngồi không hưởng lộc, con cháu đời sau cũng như vậy.
Đây là phú quý như khe nhỏ sông dài, ước mong của bao nhiêu thế gia vọng tộc. Nguyễn Cung không muốn khoe khoang nên cũng không nói rõ ra.
Trần Bình An tò mò hỏi:
- Nguyễn sư phụ, những ngọn núi kia giá cả đại khái thế nào?
Nguyễn Cung thuận miệng nói:
- Ngọn núi nhỏ nhất kia chỉ có một mình trơ trọi, được triều đình Đại Ly mệnh danh là núi Chân Châu, ra giá một đồng tiền kim tinh, nhưng phải là tiền đón xuân.
Trần Bình An ngạc nhiên nói:
- Chỉ cần một đồng?
Nguyễn Cung cười nói:
- Địa phương lớn bằng cái rắm, gọi là núi cho sang, thực ra còn chả dính dáng gì đến chữ “Núi”, chỉ là một ngọn đồi nhỏ mà thôi. Còn không đáng giá một đồng tiền đón xuân, đây là vì Đại Ly không thể ra giá nửa đồng mà thôi.
Trần Bình An nhỏ giọng nói:
- Một đồng tiền mà thôi, ngọn núi có nhỏ nhưng suốt ba trăm năm đều thuộc về mình, nghĩ thế nào cũng thấy có lợi.
Nguyễn Cung tiếp tục nói:
- Ngọn núi bậc trung như núi Huyền Lý, núi Đại Nhạn, núi Liên Đăng, phía Đại Ly định giá từ mười đến mười lăm đồng tiền kim tinh. Còn một dãy núi nhỏ và hai ngọn núi khác lớn nhất, bao gồm dãy núi Khô Tuyền, núi Hương Hỏa và núi Thần Tú, đều cần hai mươi lăm đến ba mươi đồng tiền kim tinh. Đây còn là do không ai đấu giá, suy cho cùng thứ Đại Ly muốn giữ lại không phải là những túi tiền kim tinh, mà là bốn họ mười tộc, cùng với các mối quan hệ của bọn họ ở Đông Bảo Bình Châu, hi vọng ông chủ chỗ dựa sau lưng bọn họ có thể nổi lên mặt nước, chủ động giao thiệp với Đại Ly.
Trần Bình An nhíu mày hỏi:
- Nguyễn sư phụ, vậy lúc này tôi chiếm lợi lớn như vậy, không phải là khoe mẽ sao? Sẽ không bị người ta ghi hận trong lòng chứ?
Nguyễn Cung cười ha hả nói:
- Ngươi cũng có chỗ dựa, xa tận chân trời, gần ngay trước mắt.
Trần Bình An gãi gãi đầu, không lập tức đáp ứng.
Nguyễn Cung chẳng những không nổi nóng vì thiếu niên giày cỏ không biết tốt xấu, ngược lại vui mừng nói:
- Không đắc ý vênh váo, cũng không tệ. Sau khi trở về ngõ Nê Bình thì hãy suy nghĩ thật kỹ, tranh thủ ngày mai trả lời cho ta biết, để lâu sẽ sinh biến. Đây cũng không phải ta dọa ngươi mà sự thật là như vậy.
Trần Bình An rời khỏi tiệm rèn, đi thẳng tới cầu vòm đá, vẫn còn chưa tỉnh táo lại từ trong kinh ngạc.
Trước kia thiếu niên đã tưởng tượng đến cuộc sống sau này của mình khi có tiền. Chẳng hạn như có thể thường xuyên ăn bánh bao nhân thịt, mứt quả, cửa nhà có câu đối xuân, thần giữ cửa và chữ “Phúc”, tu sửa nhà tổ lại đàng hoàng, khi đến viếng mộ cha mẹ có thể mang theo một bình rượu ngon, một túi bánh ngọt...
Đánh chết hắn cũng không nghĩ tới, có một ngày mình sẽ sở hữu một ngọn thậm chí là mấy ngọn núi lớn.
- --------
Chú thích:
(1) Khâm Thiên giám: cơ quan quan sát và chiêm nghiệm âm dương bói toán, các hiện tượng thiên văn, thời tiết, làm lịch, coi ngày, báo giờ để định mùa vụ cho dân, giữ trọng trách tư vấn triều đình về các vấn đề địa lý và phong thủy.