Kiếm Lai
Chương 453: Đạo sĩ pháp đao
Trên đường lớn có nhiều xe ngựa xa hoa, hoặc là một số người kỳ quái mặc trang phục tươi sáng. Bùi Tiền không hiểu chuyện gì, chỉ nhìn ra được những người có tiền. Ba người Trần Bình An thì ánh mắt còn tốt hơn người đưa hương kia... hôm nay luyện khí sĩ du lịch nước Thanh Loan, lội vào vũng nước đục này thật sự rất nhiều.
Bùi Tiền có lẽ còn đang tiếc số tiền hoa tuyết xin hương và viết lưu niệm, tinh khí thần chưa khôi phục lại, dáng vẻ ủ rũ, đương nhiên cũng có thể là áy náy vì chữ viết của mình kém nhất.
Lần này Chu Liễm không chế giễu Bùi Tiền, cho nên đoạn đường khá an tĩnh, ngược lại khiến Thạch Nhu cảm thấy không thoải mái.
Dựa theo tuyến đường bình thường, bọn họ sẽ không đi qua vườn Sư Tử bị hồ ly quấy phá kia. Tại ngã rẽ có thể dẫn đến vườn Sư Tử, Trần Bình An không hề do dự, lựa chọn đi thẳng tới kinh thành. Chuyện này khiến Thạch Nhu giống như trút được gánh nặng, nếu gặp phải một chủ nhân tùy hứng thích can dự vào tất cả bất bình trên thế gian, cô sẽ phải khóc chết.
Vườn Sư Tử là tư dinh của Liễu lão thị lang, một khu vườn nổi tiếng nằm ở phía tây nam ngoại ô kinh thành. Họ Liễu là dòng dõi trí thức, nhiều đời làm quan. Vườn Sư Tử do các đời họ Liễu không ngừng mở mang xây dựng thành, cũng không phải Liễu lão thị lang đời này thăng quan tiến chức vùn vụt, xây dựng một lần là xong. Cho nên trên hai chữ “thanh liêm”, họ Liễu không có bất kỳ điểm nào đáng để chỉ trích.
Đã từng có người nhiều chuyện, chuyên môn sưu tầm thơ văn các đời viết về phong cảnh vườn Sư Tử, sau đó đóng thành sách, bản in rất tốt, nghe nói tiệm sách các nơi bán cũng không tệ.
Sau khi bọn họ đi được hơn hai mươi dặm, người đưa hương của miếu thờ hà bá lại đuổi theo, đưa hai món đồ, nói là ý của người coi miếu. Một ống nhang bằng trúc điêu khắc tinh xảo, nhìn kích cỡ thì bên trong đựng không ít thủy hương, cùng với tập sách về vườn Sư Tử kia.
Trần Bình An không lập tức cầm lấy quà tặng của miếu thờ hà bá, chỉ dùng lòng bàn tay vuốt nhẹ hồ lô nuôi kiếm bên hông.
Người đàn ông kia ánh mắt chân thành, nói rất thẳng thắn:
- Ta biết đây là làm khó, nhưng vẫn hi vọng Trần công tử có thể giúp vườn Sư Tử một lần. Một là con hồ ly kia không hề thương tổn người, bảy tám nhóm thần tiên đến đó hàng yêu, tất cả đều không lo tính mạng. Hai là nếu Trần công tử không muốn ra tay, cho dù tới vườn Sư Tử dạo chơi ngắm cảnh cũng được, đến lúc đó cứ xem tình hình rồi hành động.
Chu Liễm cười nhạt nói:
- Thế nào, ngươi muốn dùng hai chữ “đạo đức” để ép buộc thiếu gia nhà ta?
Người đàn ông kia cười khổ nói:
- Ta nào dám được voi đòi tiên như thế, càng không muốn làm như vậy. Nhưng nhìn thấy Trần công tử, càng nhớ tới người đọc sách họ Liễu kia, luôn cảm thấy hai người tính tình tương tự, cho dù là bèo nước gặp nhau cũng có thể trò chuyện được. Nghe nói vị họ Liễu kia vốn là con vợ lẽ, vì một câu trong sách “nơi có yêu ma quấy phá, nhất định có thiên sư kiếm gỗ đào”, đã đi xa một chuyến, tìm kiếm tiên sư núi Long Hổ du lịch. Kết quả đi tới nước Khánh Sơn lại gặp phải tai nạn, lúc trở về đã bị què chân, từ đấy đường làm quan đoạn tuyệt.
Trần Bình An đột nhiên cầm lấy ống nhang và thư tịch trong tay người đàn ông kia, gật đầu nói:
- Ta chỉ có thể đi xem một chút, không cam đoan nhất định sẽ ra tay.
Người đàn ông ôm kia quyền cười nói:
- Như vậy thì tốt.
Người đưa hương này theo đường cũ trở về miếu thờ hà bá, cũng không đề nghị dẫn đường cho Trần Bình An đến vườn Sư Tử.
Chu Liễm cười nhạo nói:
- Một kẻ buôn bán kiếm một chút lợi nhỏ, không nỗ lực kiếm tiền cho tốt, lại học theo hiệp khách chân thành nhiệt tình, đúng là lo chuyện bao đồng.
Trần Bình An cười nói:
- Chân thành nhiệt tình không phân biệt người nào.
Thạch Nhu mặt không cảm xúc, trong lòng lại hận chết miếu thờ hà bá kia.
Bọn họ phải quay lại hơn một dặm đường, sau đó rẽ khỏi đường lớn, đi đến vườn Sư Tử.
Bùi Tiền nhỏ giọng hỏi:
- Sư phụ, đến vườn Sư Tử kia rồi, con có thể dán bùa chú lên trán không?
Trần Bình An gật đầu, nhắc nhở:
- Đương nhiên có thể, nhưng nhớ dán bùa khêu đèn, đừng dán bùa bảo tháp trấn yêu, nếu không e rằng sư phụ không muốn cũng phải ra tay.
Bùi Tiền lớn tiếng đáp ứng.
Trần Bình An đột nhiên hỏi:
- Đã sợ như vậy, sao không dứt khoát ngăn cản sư phụ?
Bùi Tiền ngẩn người, cười rạng rỡ nói:
- Chuyện của người lớn, trẻ con không nên ý kiến.
Trần Bình An cười ha hả, xoa xoa đầu nhỏ của cô bé.
Chu Liễm tấm tắc nói:
- Bùi nữ hiệp giỏi thật, công phu nịnh bợ vô địch thiên hạ rồi.
Bùi Tiền hừ lạnh nói:
- Gần mực thì đen, còn không phải học theo ngươi sao? Sư phụ cũng không dạy ta những thứ này.
Chu Liễm cười hì hì nói:
- Vậy ngươi đã trò giỏi hơn thầy rồi.
Bùi Tiền ra vẻ cụ non ôm quyền, dùng hành động tương tự đáp lại đối phương:
- Không dám, không dám, so với thần công nịnh bợ của Chu lão tiền bối, vãn bối vẫn còn kém xa.
Chu Liễm ôm quyền đáp lễ, cười nói:
- Nào có, nào có, hậu sinh khả úy.
Có một già một trẻ pha trò, chuyến này đến vườn Sư Tử rất nhàn nhã tự tại, không hề lo âu.
Gần đến vườn Sư Tử nằm trong khe núi, nếu không tính khe suối chật hẹp và đường nhỏ đất vàng, đã có thể gọi là bốn bề toàn núi rồi.
Trần Bình An cảm khái nói:
- Sớm biết thì nên mượn Thôi Đông Sơn một tấm lệnh bài thái bình vô sự.
Chu Liễm nghi hoặc nói:
- Hiện giờ không phải kỵ binh Đại Ly chỉ mới đóng quân ở trung bộ Bảo Bình châu sao? Lại có thư viện Quan Hồ đối mặt với bọn họ, cũng chưa biết có thể thuận lợi xuôi nam hay không. Nếu không họ Tống Đại Ly cũng không cần tốn nhiều công sức ở thành Lão Long như vậy, còn phải mời Đỗ Mậu của Đồng Diệp tông, đây là hành động dẫn sói vào nhà, rất dễ khiến Bảo Bình châu công phẫn. Trong lịch sử đất lành Ngẫu Hoa, có rất nhiều thế lực phiên trấn cát cứ chỉ vì lợi ích trước mắt, cuối cùng mất đi cơ sở lập quốc.
Trần Bình An giải thích:
- Thực ra không giống với lịch sử đất lành Ngẫu Hoa lắm. Đại Ly mưu đồ một châu, luôn phải thận trọng vững vàng, mới có thế cuộc tốt đẹp mạnh như thác đổ hiện giờ... Ta không ngại nói cho ngươi biết một chuyện, ngươi đại khái sẽ hiểu được bố cục sâu xa của Đại Ly. Lúc trước sau khi Thôi Đông Sơn rời khỏi nhà trọ Bách Hoa Uyển, đã có người đến nhà thăm viếng, ngươi biết chứ?
Chu Liễm gật đầu nói:
- Khi đó e là một số chuyện bí mật, cho nên lão nô đã đợi trong phòng mình.
Trần Bình An xoa xoa đầu Bùi Tiền, cười bảo:
- Ngươi hãy nói cho Chu Liễm nghe một chút lai lịch ngọn nguồn của lệnh bài thái bình vô sự.
Sau khi biết được tác dụng của lệnh bài thái bình vô sự, Bùi Tiền rất muốn có được nó, nghĩ thầm nhất định phải góp tiền mua cho mình một tấm.
Ban đầu lệnh bài thái bình vô sự là binh phù của núi Chân Vũ và miếu Phong Tuyết, hai tổ đình Binh gia ở nam bắc Đông Bảo Bình Châu, dùng để bảo hộ đệ tử Binh gia xuống núi rèn luyện.
Tu sĩ núi Chân Vũ xuống núi đầu quân, vương triều Đại Ly đương nhiên là lựa chọn hàng đầu. Mà thánh nhân Binh gia Nguyễn Cung của miếu Phong Tuyết tiến vào động tiên Ly Châu, đảm nhiệm thánh nhân trấn giữ, sau đó trực tiếp khai tông lập phái ở quận Long Tuyền. Như vậy nghĩa là từ rất lâu trước đó, họ Tống Đại Ly đã cấu kết với miếu Phong Tuyết.
Thường xuyên qua lại, lệnh bài thái bình vô sự này dần dần trở thành bùa hộ mạng hàng đầu của tất cả luyện khí sĩ vương triều Đại Ly. Lúc trước Mặc gia hào hiệp Hứa Nhược, người có thể ung dung ngăn cản một kiếm của kiếm tiên Ngụy Tấn miếu Phong Tuyết, đã tặng cho thằng bé áo xanh và cô bé váy hồng bên cạnh Trần Bình An mỗi người một tấm lệnh bài thái bình vô sự. Khi đó Trần Bình An chỉ cảm thấy đây là lễ vật quý hiếm, hôm nay quay đầu nhìn lại, vẫn đã xem thường sự bạo tay của Hứa Nhược.
Sau khi nghe Bùi Tiền kể về lai lịch của lệnh bài thái bình vô sự, Chu Liễm cười nói:
- Kế tiếp thiếu gia có thể vẽ rồng điểm mắt rồi.
Trần Bình An dùng thủ đoạn tụ âm thành sợi của võ phu, bí mật nói với Chu Liễm một câu: “Người đàn ông đến nhà trọ tìm ta là mật thám Đại Ly, cầm một tấm lệnh bài thái bình vô sự cao cấp thứ hai của vương triều Đại Ly.”
Chu Liễm trong nháy mắt hiểu rõ, nói: “Hiểu rồi.”
Nếu đặt ở Bảo Bình châu thì nước Thanh Loan chỉ là một địa phương nhỏ. Còn so với những vương triều lớn kia, gọi nước Thanh Loan là nước nhỏ cũng không quá mức, nhưng quốc lực không yếu, còn hùng mạnh hơn các nước như Khánh Sơn, Vân Tiêu.
Cho nên tấm lệnh bài thái bình vô sự kia mang ý nghĩa, vương triều Đại Ly đã sớm nhằm vào nước Thanh Loan. Hơn nữa trong mắt Đại Ly, nước Thanh Loan có phân lượng rất lớn, được xem là một khu vực cần phải tranh chấp.
Như vậy mấy nhóm hào phiệt thế tộc bị khói lửa chiến tranh ở trung bộ Bảo Bình châu lan đến, sĩ tử dọn nhà, áo mũ xuôi nam, chỉ là mưu đồ gậy ông đập lưng ông của Đại Ly mà thôi.
Nước Thanh Loan này vốn không phải là chốn Đào Nguyên lánh nạn gì.
Chu Liễm khen ngợi:
- Dùng đại thế nửa châu, đơn giản đuổi cá vào lưới, một mẻ hốt gọn, ngồi chờ thu hoạch. Tú Hổ Đại Ly thật giỏi, chẳng trách Lư Bạch Tượng vốn tự cao tự đại, nhưng vẫn hâm mộ vị danh thủ Thải Vân Phổ này.
Trần Bình An cười cười.
Lúc trước quốc sư Đại Ly, nói chuẩn xác là một nửa Tú Hổ, xa tận chân trời gần ngay trước mắt. Mà trong bốn người, chỉ có Lư Bạch Tượng mượn cơ hội nhận ra thân phận.
Giữa non xanh cao vút, nước biếc róc rách, tầm mắt sáng tỏ thông suốt. Vườn Sư Tử tường trắng ngói đen mái cong, nằm trong khe núi rộng rãi, giống như hoa lan rừng núi, mỹ nhân cây cỏ.
Chu Liễm cười lớn nói:
- Phong cảnh tuyệt đẹp, cho dù chỉ thu bức tranh này vào trong mắt, giấu ở trong lòng, chuyến này đã không uổng rồi.
Chu Liễm luôn có một số quan điểm kỳ lạ, chẳng hạn như nhìn người đẹp cảnh đẹp, thu vào trong mắt cũng giống như thu vào trong tay áo, là sở thích của ta, càng là vật trong túi của Chu Liễm ta. Trần Bình An luôn cảm thấy có gì không đúng, nhưng đồng thời cũng cảm thấy như vậy rất tốt.
Trước giờ Trần Bình An không xem bốn người trong tranh cuộn giống như con rối. Một phần là do tính cách bản thân, hơn nữa bốn người trong tranh cuộn mỗi người một vẻ, hắn không thể xem bọn họ như tranh cuộn vật chết được.
Con đường chỉ đủ cho một chiếc xe ngựa đi qua. Trên đường đi Trần Bình An cũng rất tò mò, giữa đường nhỏ núi sông ba bốn dặm này, nếu hai xe gặp nhau thì phải làm thế nào? Ai lùi ai tiến?
Có một cây già chọc trời nằm bên khe suối, vách đá lởm chởm trắng như tuyết. Gần đó có một đình nghỉ chân nhỏ, một ông lão nho nhã giống như quản sự và một thiếu nữ y phục trang nhã từ trong đình đi ra.
Hai người bước nhanh đến chỗ bọn Trần Bình An. Lão quản sự cười hỏi:
- Chư vị có phải là tiên sư mộ danh đường xa tìm đến?
Trần Bình An hơi lúng túng.
Lão quản sự nói với Trần Bình An:
- Chắc công tử đã biết biến cố hiện giờ của vườn Sư Tử. Hồ ly kia gần đây qua lại rất có quy luật, mười ngày xuất hiện một lần. Từ lần trước nó hiện thân mê hoặc lòng người, đến hôm nay mới qua năm ngày. Vì vậy nếu công tử đến đây để ngắm cảnh, thực ra vẫn đủ thời gian. Mà Phật Đạo tranh luận ở kinh thành ba ngày sau sẽ bắt đầu, vườn Sư Tử cũng không dám làm phiền người khác, không muốn trì hoãn hành trình của tất cả tiên sư.
Trần Bình An cũng không quanh co, nói:
- Vậy chúng ta sẽ làm phiền mấy ngày, trước tiên xem tình hình một chút.
Có lẽ trong khoảng thời gian này, lão quản sự đã nhìn thấy rất nhiều tiên sư, tiếp đãi không ít tu sĩ sông núi bình thường không xuất đầu lộ diện, cho nên trên đường dẫn Trần Bình An đến vườn Sư Tử, ông ta cũng không nói lòng vòng. Trần Bình An chỉ báo tên họ chứ chưa nói về sư môn bối cảnh, nhưng ông ta vẫn kể cho hắn nghe tình cảnh của vườn Sư Tử hiện giờ.
Con hồ ly kia tự xưng là Thanh lão gia, đạo hạnh rất cao, đủ loại yêu pháp tầng tầng lớp lớp, khiến người ta phải mệt mỏi ứng phó. Nguồn gốc tai họa là vào mùa đông năm ngoái, sau khi đại yêu này nhìn thấy Liễu tiểu thư ở trong chợ thì rất kinh ngạc, khăng khăng muốn kết làm đạo lữ thần tiên với tiểu thư.
Ban đầu hắn mang theo lễ vật đến nhà cầu hôn. Khi đó lão gia còn không nhìn thấu thân phận hồ yêu của thiếu niên tuấn tú, chỉ cho là tâm tính thiếu niên, cô gái hiền thục dịu dàng, quân tử mong muốn sánh duyên. Ông ta cũng không tức giận, lấy lý do là tiểu nữ đã sớm có hôn sự, khéo léo từ chối thiếu niên. Khi đó thiếu niên cũng tươi cười rời khỏi.
Lúc mọi người ở vườn Sư Tử đều cho rằng chuyện này đã chấm dứt, không ngờ vào ba mươi tết thiếu niên lại đến nhà, nói rằng muốn đánh mười ván cờ với Liễu lão thị lang. Hắn thắng thì sẽ thành thân bái đường với tiểu thư, còn tặng cho toàn bộ họ Liễu và vườn Sư Tử một duyên phận thần tiên, khiến cả họ được nhờ.
Liễu lão thị lang mặc dù tinh thông đánh cờ, ngay cả đánh với mấy vị cờ đợi lệnh của nước Thanh Loan cũng không rơi vào thế yếu, nhưng dĩ nhiên sẽ không dùng hôn nhân đại sự của con gái làm trò chơi, cho nên đã từ chối.
Sau lần đó cứ cách một ngày thiếu niên tuấn tú lại đến nhà quấy rầy một lần, mà vị tiểu thư kia cũng theo đó càng ngày càng gầy gò, tiều tụy đến mức gần như không thể đi lại bình thường. Lúc này Liễu lão thị lang mới ý thức được tai họa ập xuống đầu, lập tức bảo người đến kinh thành cầu viện. Nhưng người kia lại bị quỷ che mắt, nhiều lần đi trở về vườn Sư Tử, làm thế nào cũng không ra khỏi con đường nhỏ núi sông kia.
May mà vườn Sư Tử có một vị khách khanh phụ tá biết một chút chuyện tiên gia, vất vả mưu đồ một phen, mới truyền tin tức sóng gió của vườn Sư Tử ra ngoài.
Đầu tiên là một vị lão thần tiên ở đạo quán kinh thành, có quan hệ thân thiết với họ Liễu. Ông ta khẳng khái tìm đến, thành công phá vỡ mê chướng núi sông, tiến vào vườn Sư Tử, lập đàn làm phép dưới lầu thêu của thiếu nữ đáng thương, vẽ bùa bốn phương. Kết quả ngày hôm sau, vườn Sư Tử phát hiện vị thần tiên cảnh giới Long Môn đức cao vọng trọng này bị trói hai tay, trần như nhộng treo trên một cây đại thụ. Sau khi được cứu xuống, lão quán chủ rất xấu hổ, chỉ nói hồ yêu này đạo hạnh quá cao, mình không phải là đối thủ.
Sau đó nhiều nhóm luyện khí sĩ tới đây trục xuất hồ yêu, có người hiệp nghĩa ngưỡng mộ gia phong họ Liễu, cũng có người đến vì ba món đồ cổ tổ truyền của Liễu lão thị lang, cuối cùng đều bị hồ yêu kia đùa giỡn đến cực kỳ chật vật.
Hồ yêu ngang nhiên buông lời với Liễu lão thị lang, cứ mười ngày hắn sẽ thăm viếng vườn Sư Tử một lần. “Cha vợ” cứ mời khách tám phương tới đấu pháp với rể hiền hắn, để vườn Sư Tử biết được sự lợi hại của hắn. Sau này thành người một nhà rồi, tai họa hôm nay sẽ là câu chuyện được mọi người ca tụng.
Trần Bình An yên lặng nghe vào trong tai.
Thiếu nữ chóp mũi có một chút tàn nhang kia là con gái của quản gia vườn Sư Tử. Trên đường đi cô ta không nói gì, chắc lúc trước chỉ đi theo tán gẫu với phụ thân ở đình nghỉ chân mà thôi.
Trước khi vào vườn, Trần Bình An liếc nhìn lá bùa khêu đèn trên trán Bùi Tiền, lặng lẽ dùng ngón tay ấn một cái, bùa chú cực kỳ mẫn cảm với khí tức âm tà lại không có động tĩnh.
Tâm tình của hắn cũng không thoải mái. Hồ yêu gan lớn bằng trời này, pháp thuật của nó nhất định có chỗ độc đáo, không chừng thật sự là đại yêu cảnh giới địa tiên.
Hiện giờ vườn Sư Tử đang có ba nhóm tu sĩ, chờ đợi năm ngày sau hồ yêu lộ diện. Cộng thêm Trần Bình An là bốn nhóm người.
Bọn Trần Bình An được lão Triệu quản gia dẫn đến nơi trú ngụ, phân biệt an bài ở bốn góc lầu thêu của tiểu thư. Thực ra hồ yêu đến đi không tung tích, loại bố trí thô thiển này chỉ là trấn an lòng người một chút mà thôi.
Trên đường đến chỗ ở, nhóm người thỏa thích nhìn ngắm phong cảnh của vườn Sư Tử. Phòng ốc lầu quán, xe thuyền đình hiên, cầu tường cây cỏ, tấm biển câu đối, đều gây cho người ta một cảm giác vô cùng khéo léo.
Dòng dõi trí thức, nếu đã là phú quý, tản bộ trong khu vườn tư gia như vậy, cho dù không có người làm bạn, không có cầm kỳ thư họa, uống rượu thưởng trà, vẫn có thể khiến người ta vui tai vui mắt.
Không có vàng ngọc khắp nơi như dân chúng quê mùa tưởng tượng, càng không có mấy cây đòn gánh vàng, mấy cái ghế bạc để ở trong nhà.
Gác cổng tể tướng quan thất phẩm, trước nhà thế tộc không tiếng chó.
Nếu không nói đến quyền thế cao thấp, chỉ nói đến cảm nhận gia phong, một số nhà phú hào đột nhiên phất lên, vẫn không so được với thế tộc giàu có thật sự.
Bốn người Trần Bình An ở trong một viện nhỏ trang nhã nằm riêng biệt, thực ra vị trí đã qua vườn hoa, cách lầu thêu chỉ hơn trăm bước, không hợp với phong tục lễ nghi. Một số nơi ở Bảo Bình châu lý học đứng đầu (phái triết học duy tâm đời nhà Tống và nhà Minh), sẽ rất coi trọng con gái không ra cửa trước, không bước cửa sau. Có điều hôm nay thiếu nữ kia tính mạng khó bảo toàn, Liễu lão thị lang cũng không phải là người cổ hủ, cho nên không thể quan tâm đến những chuyện này.
Liễu lão thị lang có ba trai hai gái. Con gái lớn đã gả cho nhân tài thế tộc môn đăng hộ đối, tháng giêng cùng phu quân trở về nhà mẹ, chẳng ngờ lại không đi được nữa, phải ở lại vườn Sư Tử. Đám con cái còn lại cũng ở trong tình cảnh u ám như vậy. Chỉ có con trai trưởng làm quan phụ mẫu ở một huyện gần miếu thờ hà bá, không về nhà ăn tết, mới tránh được một kiếp.
Sau khi xảy ra chuyện, Liễu lão thị lang đã gởi cho con trai trưởng một phong thư, lời lẽ nghiêm khắc, bảo hắn tuyệt đối không thể vì tình riêng mà bỏ bê công việc, tự tiện trở về vườn Sư Tử. Con trai thứ hai của Liễu lão thị lang là đáng thương nhất, chỉ ra ngoài một chuyến, lúc trở lại thì đã là một người què.
Gọi là Liễu lão thị lang, thực ra tuổi tác của Liễu Kính Đình không quá lớn. Xuất thân là một thần đồng, khoa cử vô cùng suôn sẻ, mười tám tuổi đã là cao trung trạng nguyên, đường làm quan một bước lên mây. Làm quan ba mươi năm, trong đó có mười hai năm ngồi ở vị trí Lễ bộ thị lang, chưa tới năm mươi tuổi đã từ quan thoái ẩn. Trong ngoài triều đình đều kính xưng ông ta là Liễu lão thị lang.
Trần Bình An vừa để hành lý xuống, Liễu lão thị lang đã tự mình đến thăm hỏi. Đó là một ông lão phong thái nho nhã, khí chất văn nhân rõ ràng. Mặc dù gia tộc gặp đại nạn, nhưng thần thái của Liễu Kính Đình vẫn rất ung dung, trò chuyện vui vẻ với Trần Bình An, cũng không phải là miễn cưỡng cười vui. Có điều trên mặt ông lão ẩn giấu sự lo lắng và mệt mỏi, khiến Trần Bình An cảm nhận được, ông ta vừa có sự trầm ổn của chủ nhân một nhà, vừa có tình cảm chân thành của một người cha.
Khi tiễn Liễu Kính Đình ra ngoài cửa viện, lão thị lang cười bảo Trần Bình An có thể đi lại thoải mái ở vườn Sư Tử.
Sau khi trở vào viện, Bùi Tiền chép sách ở trong phòng, trên đầu dán lá bùa, dự định đi ngủ cũng không lấy xuống.
Thạch Nhu cảm thấy bất đắc dĩ. Hóa ra ngôi viện này không lớn, chỉ có ba gian phòng cho người ở. Quản gia vườn Sư Tử vốn tưởng rằng hai vị tùy tùng lớn tuổi ở chung một phòng, không xem là đãi khách thất lễ, nào biết trong thân xác “Đỗ Mậu” lại là một nữ quỷ xương khô. Bảo Thạch Nhu ở chung một phòng với lão lưu manh Chu Liễm, cô thà rằng mỗi đêm ở trong sân đến khi trời sáng, dù sao cũng là âm vật, có ngủ hay không cũng không tổn thương đến hồn phách nguyên khí.
Trần Bình An bảo cô ở trong phòng chính, hắn và Chu Liễm sẽ ở một phòng. Thạch Nhu do dự một chút, gật đầu đáp ứng, cảm ơn một tiếng.
Chu Liễm tỏ ra tiếc nuối, Thạch Nhu thấy vậy trong lòng giống như dời sông lấp biển.
Ngoài cửa viện vang lên tiếng bước chân, Trần Bình An gật đầu một cái, Chu Liễm liền đứng dậy đi mở cửa. Chỉ thấy nơi xa có sáu người đi tới, chắc là hai nhóm luyện khí sĩ tới vườn Sư Tử để hàng yêu trừ ma.
Trong đó có một đôi vợ chồng tu sĩ, người đàn ông nhìn tuổi tác lớn hơn một chút, khoảng bốn mươi tuổi, cô gái thì tương đối trẻ, khoảng ba mươi tuổi, chắc đều là cảnh giới Động Phủ. Người đàn ông đeo một thanh trường kiếm vỏ da cá mập, đây cũng là thói quen của tu sĩ. Luyện khí sĩ đeo kiếm du lịch, vô hình trung sẽ có một sự chấn nhiếp, lỡ may là kiếm tu thì sao?
Phu nhân thì mặc lễ phục, tướng mạo bình thường, có điều nước da trắng hơn tuyết, ít nhiều gây cho người ta một cảm giác mỹ lệ trời sinh.
Bốn người còn lại có già có trẻ. Nhìn vị trí thì người cầm đầu là một thanh niên dung mạo tuấn tú, là một võ phu thuần túy, ba người khác đều là luyện khí sĩ. Trên vai ông lão áo đen có một con báo nhỏ linh hoạt da lông đỏ tươi, trên cánh tay thiếu niên cao lớn thì quấn một con rắn dài xanh biếc như lá trúc. Phía sau thanh niên là một thiếu nữ xinh đẹp, giống như tỳ nữ bên cạnh.
Chu Liễm dẫn bọn họ vào viện, dùng ngôn ngữ thông dụng Bảo Bình châu khách sáo hàn huyên.
Hai vợ chồng kia là người nước Vân Tiêu, đến từ một môn phái trên núi.
Thanh niên có họ kép là Độc Cô, đến từ một vương triều lớn ở trung bộ Bảo Bình châu. Một nhóm bốn người do hắn cầm đầu, lại chia làm chủ tớ và thầy trò. Hai bên là bằng hữu hợp ý quen biết trên đường, từng cùng nhau đối phó với một nhóm yêu ma quỷ quái chiếm núi làm vua, gây hại xung quanh. Bởi vì trận Phật Đạo tranh luận thanh thế to lớn này, hai bên đã kết bạn du lịch đến nước Thanh Loan.
Thanh niên bảo rằng còn có một người nữa, cư ngụ một mình ở góc đông bắc. Đó là một nữ đạo sĩ trung niên đeo đao, nói ngôn ngữ thông dụng Đông Bảo Bình Châu không lưu loát, tính tình hơi cô độc, không gọi được cô ta tới đây gặp người đồng đạo.
Trần Bình An một lần nữa tiễn mọi người ra cửa viện.
Sau khi trở vào, hắn nhớ tới nữ đạo sĩ đeo đao kia, lẩm bẩm nói:
- Chắc không trùng hợp như vậy chứ?
Chu Liễm tò mò hỏi:
- Có chuyện gì sao?
Trần Bình An gật đầu nói:
- Ở núi Đảo Huyền phía nam Bà Sa châu, ta từng đi qua một nơi gọi là phòng Sư Đao.
Đạo lão nhị có một nhánh đạo sĩ, tất cả đều sử dụng pháp đao, được gọi là đạo sĩ phòng Sư Đao. Bọn họ từng rất nổi danh ở Trung Thổ Thần Châu, chỉ là sau đó giống như người nợ đao thần bí của Mặc gia, từ từ lui ra khỏi tầm mắt mọi người.
Thạch Nhu vẫn luôn thờ ơ. Trần Bình An phát giác được chuyện này, liền biết đạo sĩ phòng Sư Đao quả thật không nổi tiếng ở Bảo Bình châu.
Lý do rất đơn giản, nói ra cũng buồn cười, nhánh đạo nhân pháp đao này vốn mắt cao hơn đầu, chẳng những tu vi cao mà còn rất ngang ngược, hơn nữa tính tình cực tệ, hoàn toàn xem thường địa phương nhỏ như Bảo Bình châu.
Khi đó trên bức tường phòng Sư Đao, Trần Bình An từng chính mắt thấy có người dán danh sách treo thưởng, muốn giết phiên vương Đại Ly Tống Trường Kính. Lý do là một địa phương nhỏ như Bảo Bình châu, không có tư cách sở hữu một võ phu cảnh giới thứ mười, giết đi cho xong, tránh làm người ta chướng mắt buồn nôn.
Ngoại trừ chuyện này, du hiệp Hứa Nhược và quốc sư Thôi Sàm cũng bị người ta treo thưởng trên tường. Nguyên nhân là vì có một cô gái si tình với Hứa Nhược, vì yêu sinh hận. Còn Thôi Sàm là do thanh danh quá tệ.
Sau khi Trần Bình An nói qua tin tức về đạo sĩ phòng Sư Đao, sắc mặt Thạch Nhu cuối cùng đã hơi biến đổi.
Chu Liễm thấy Trần Bình An mỉm cười nhìn mình, vội vàng thề thốt:
- Thiếu gia yên tâm, lão nô có si mê võ đạo, có không biết nặng nhẹ, cũng sẽ không tự tiện khiêu khích một vị nữ đạo sĩ châu khác, có khả năng đến từ phòng Sư Đao. Hơn nữa lỡ may đó là một cô gái động lòng người, Chu Liễm nào lại nhẫn tâm vùi hoa dập liễu, ra vườn hái hoa bẻ liễu để lấy lòng cô ta còn không kịp.
- Ài, vừa nói như thế, lão nô thật sự cảm thấy tò mò, không biết dung nhan của nữ đạo sĩ kia thế nào. Tuy nói Thạch Nhu cô nương khi còn sống nhất định là một tuyệt thế giai nhân, nhưng mỗi ngày đối diện với thân xác của Đỗ lão nhi, lão nô dù không trông mặt mà bắt hình dong, cũng cảm thấy hơi... nhàm chán.
Chu Liễm phiền muộn nói:
- Xem ra vẫn là do lão nô cảnh giới không đủ, không vượt qua được quan niệm thân xác.
Lão già lom khom quay đầu, xin lỗi Thạch Nhu:
- Thạch Nhu cô nương, xin cô yên tâm, ta cảm thấy không thể chấp nhận được loại ánh mắt dung tục này, cần phải thay đổi. Nếu cô không để ý, tối nay Chu Liễm ta sẽ ở chung một phòng với cô, rèn luyện tâm cảnh của mình một chút. Không chừng sẽ giác ngộ trong một đêm, lập tức thành phật giống như Phật tử thiền tông kia. Từ nay về sau khi nhìn cô, sẽ là mọi chỗ động lòng người, mọi lúc đều xinh đẹp...
Trần Bình An hắng giọng mấy tiếng, lấy bầu rượu xuống chuẩn bị uống rượu.
Thạch Nhu mặt như băng sương, xoay người đi đến phòng chính, đóng sầm cửa lại.
Trần Bình An nhẹ giọng cười hỏi:
- Đến khi nào ngươi mới chịu bỏ qua cho cô ấy?
Chu Liễm hiên ngang lẫm liệt nói:
- Thiếu gia có điều không biết, đây cũng là hành trình tu tâm trong cuộc đời phong lưu của ta.
Trong lúc nói chuyện, Trần Bình An bỗng lắc lư hồ lô nuôi kiếm, Chu Liễm liền hiểu ngầm trong lòng.
Có một thiếu niên tuấn tú mặc áo bào đen đang ngồi xổm trên đầu tường, vỗ tay nói:
- Hay hay hay, nói rất hợp ý ta. Không ngờ lão già ngươi quyền ý cao, con người càng tuyệt diệu.
Trần Bình An ngẩng đầu hỏi:
- Thần và tiên có khác biệt, yêu và người không xâm phạm, chim có đường chim, chuột có đường chuột, không thể đường ai nấy đi sao?
Thiếu niên tuấn tú đặt mông ngồi trên đầu tường, hai chân buông xuống, gót chân sau khẽ đụng vào bức tường trắng tinh, cười nói:
- Nước giếng không phạm nước sông, mọi người sống yên ổn hòa thuận với nhau, đạo lý là như vậy. Nhưng ta cứ thích vừa uống nước giếng, vừa khuấy nước sông, ngươi có thể làm gì được ta?
Đột nhiên một vệt sáng trắng như tuyết lóe lên giữa cổ thiếu niên áo bào đen kia, chiếc đầu từ trên tường rơi xuống, chỉ là không có một giọt máu nào.
Thiếu niên tuấn tú đầu lìa khỏi cổ, thân hình tiêu tan, lại là một ảo ảnh huyền diệu khó giải thích. Ngoại trừ thứ này, còn có một sợi lông cáo màu đen nhỏ như sợi tóc, phất phơ giữa không trung.
Giọng nói hổn hển của hồ yêu vang vọng trong viện:
- Con mụ đáng ghét, đao pháp giỏi lắm! Ngươi cứ chờ đấy, một buổi tối nào đó, đại gia nhất định sẽ dùng vải che mắt, thổi tắt đèn đóm, để cho ngươi lĩnh giáo một chút kiếm pháp dưới khố của đại gia!
Trên nóc nhà có một nữ đạo sĩ mặt không cảm xúc, tay cầm một thanh trường đao sáng như tuyết, đứng trên đỉnh mái cong, chậm rãi thu đao vào vỏ.
Trần Bình An và Chu Liễm nhìn nhau, thật sự là một nữ đạo sĩ phòng Sư Đao.
Vị nữ đạo sĩ này là một tu sĩ cảnh giới Kim Đan, tương đối khó giải quyết, Chu Liễm cũng không dám sơ ý.
Đối diện với những địa tiên cảnh giới Kim Đan bình thường ở Bảo Bình châu, Chu Liễm là võ phu cảnh giới Viễn Du, phần thắng sẽ rất lớn. Cho dù tự nhận cơ sở cảnh giới Kim Thân không đủ tốt, đó cũng là so sánh với Trịnh Đại Phong và cảnh giới thứ sáu của mình trước đó. Nhưng đối chiến với đạo nhân pháp đao có thể gây dựng thanh danh lớn như vậy ở Trung Thổ Thần Châu, Chu Liễm không cảm thấy mình nhất định sẽ chiếm được ưu thế.
Nữ đạo sĩ trung niên hai má gầy gò lõm xuống, dung mạo tiều tụy, sau khi thu đao, lại dùng ngôn ngữ thông dụng Bảo Bình châu trúc trắc chậm rãi nói:
- Hồ yêu này là vật trong túi ta, nếu các ngươi dám giành, đến lúc đó đừng trách đao của ta không có mắt.
Chu Liễm cười cười, tính tình này thật hợp khẩu vị.
Đã hợp khẩu vị, vậy lão có thể sẽ không nhịn được nữa.
Lão già lom khom muốn đứng dậy, Trần Bình An đã đưa tay ngăn cản, sau đó vươn tay trải về phía ngoài tường, ra hiệu nữ đạo sĩ phòng Sư Đao có thể rời đi.
Thân hình nữ đạo sĩ đeo đao nhoáng lên rồi biến mất.
Chu Liễm cười hỏi:
- Nên làm gì đây?
Trần Bình An ngẫm nghĩ, nói:
- Cứ chờ là được.
Bùi Tiền có lẽ còn đang tiếc số tiền hoa tuyết xin hương và viết lưu niệm, tinh khí thần chưa khôi phục lại, dáng vẻ ủ rũ, đương nhiên cũng có thể là áy náy vì chữ viết của mình kém nhất.
Lần này Chu Liễm không chế giễu Bùi Tiền, cho nên đoạn đường khá an tĩnh, ngược lại khiến Thạch Nhu cảm thấy không thoải mái.
Dựa theo tuyến đường bình thường, bọn họ sẽ không đi qua vườn Sư Tử bị hồ ly quấy phá kia. Tại ngã rẽ có thể dẫn đến vườn Sư Tử, Trần Bình An không hề do dự, lựa chọn đi thẳng tới kinh thành. Chuyện này khiến Thạch Nhu giống như trút được gánh nặng, nếu gặp phải một chủ nhân tùy hứng thích can dự vào tất cả bất bình trên thế gian, cô sẽ phải khóc chết.
Vườn Sư Tử là tư dinh của Liễu lão thị lang, một khu vườn nổi tiếng nằm ở phía tây nam ngoại ô kinh thành. Họ Liễu là dòng dõi trí thức, nhiều đời làm quan. Vườn Sư Tử do các đời họ Liễu không ngừng mở mang xây dựng thành, cũng không phải Liễu lão thị lang đời này thăng quan tiến chức vùn vụt, xây dựng một lần là xong. Cho nên trên hai chữ “thanh liêm”, họ Liễu không có bất kỳ điểm nào đáng để chỉ trích.
Đã từng có người nhiều chuyện, chuyên môn sưu tầm thơ văn các đời viết về phong cảnh vườn Sư Tử, sau đó đóng thành sách, bản in rất tốt, nghe nói tiệm sách các nơi bán cũng không tệ.
Sau khi bọn họ đi được hơn hai mươi dặm, người đưa hương của miếu thờ hà bá lại đuổi theo, đưa hai món đồ, nói là ý của người coi miếu. Một ống nhang bằng trúc điêu khắc tinh xảo, nhìn kích cỡ thì bên trong đựng không ít thủy hương, cùng với tập sách về vườn Sư Tử kia.
Trần Bình An không lập tức cầm lấy quà tặng của miếu thờ hà bá, chỉ dùng lòng bàn tay vuốt nhẹ hồ lô nuôi kiếm bên hông.
Người đàn ông kia ánh mắt chân thành, nói rất thẳng thắn:
- Ta biết đây là làm khó, nhưng vẫn hi vọng Trần công tử có thể giúp vườn Sư Tử một lần. Một là con hồ ly kia không hề thương tổn người, bảy tám nhóm thần tiên đến đó hàng yêu, tất cả đều không lo tính mạng. Hai là nếu Trần công tử không muốn ra tay, cho dù tới vườn Sư Tử dạo chơi ngắm cảnh cũng được, đến lúc đó cứ xem tình hình rồi hành động.
Chu Liễm cười nhạt nói:
- Thế nào, ngươi muốn dùng hai chữ “đạo đức” để ép buộc thiếu gia nhà ta?
Người đàn ông kia cười khổ nói:
- Ta nào dám được voi đòi tiên như thế, càng không muốn làm như vậy. Nhưng nhìn thấy Trần công tử, càng nhớ tới người đọc sách họ Liễu kia, luôn cảm thấy hai người tính tình tương tự, cho dù là bèo nước gặp nhau cũng có thể trò chuyện được. Nghe nói vị họ Liễu kia vốn là con vợ lẽ, vì một câu trong sách “nơi có yêu ma quấy phá, nhất định có thiên sư kiếm gỗ đào”, đã đi xa một chuyến, tìm kiếm tiên sư núi Long Hổ du lịch. Kết quả đi tới nước Khánh Sơn lại gặp phải tai nạn, lúc trở về đã bị què chân, từ đấy đường làm quan đoạn tuyệt.
Trần Bình An đột nhiên cầm lấy ống nhang và thư tịch trong tay người đàn ông kia, gật đầu nói:
- Ta chỉ có thể đi xem một chút, không cam đoan nhất định sẽ ra tay.
Người đàn ông ôm kia quyền cười nói:
- Như vậy thì tốt.
Người đưa hương này theo đường cũ trở về miếu thờ hà bá, cũng không đề nghị dẫn đường cho Trần Bình An đến vườn Sư Tử.
Chu Liễm cười nhạo nói:
- Một kẻ buôn bán kiếm một chút lợi nhỏ, không nỗ lực kiếm tiền cho tốt, lại học theo hiệp khách chân thành nhiệt tình, đúng là lo chuyện bao đồng.
Trần Bình An cười nói:
- Chân thành nhiệt tình không phân biệt người nào.
Thạch Nhu mặt không cảm xúc, trong lòng lại hận chết miếu thờ hà bá kia.
Bọn họ phải quay lại hơn một dặm đường, sau đó rẽ khỏi đường lớn, đi đến vườn Sư Tử.
Bùi Tiền nhỏ giọng hỏi:
- Sư phụ, đến vườn Sư Tử kia rồi, con có thể dán bùa chú lên trán không?
Trần Bình An gật đầu, nhắc nhở:
- Đương nhiên có thể, nhưng nhớ dán bùa khêu đèn, đừng dán bùa bảo tháp trấn yêu, nếu không e rằng sư phụ không muốn cũng phải ra tay.
Bùi Tiền lớn tiếng đáp ứng.
Trần Bình An đột nhiên hỏi:
- Đã sợ như vậy, sao không dứt khoát ngăn cản sư phụ?
Bùi Tiền ngẩn người, cười rạng rỡ nói:
- Chuyện của người lớn, trẻ con không nên ý kiến.
Trần Bình An cười ha hả, xoa xoa đầu nhỏ của cô bé.
Chu Liễm tấm tắc nói:
- Bùi nữ hiệp giỏi thật, công phu nịnh bợ vô địch thiên hạ rồi.
Bùi Tiền hừ lạnh nói:
- Gần mực thì đen, còn không phải học theo ngươi sao? Sư phụ cũng không dạy ta những thứ này.
Chu Liễm cười hì hì nói:
- Vậy ngươi đã trò giỏi hơn thầy rồi.
Bùi Tiền ra vẻ cụ non ôm quyền, dùng hành động tương tự đáp lại đối phương:
- Không dám, không dám, so với thần công nịnh bợ của Chu lão tiền bối, vãn bối vẫn còn kém xa.
Chu Liễm ôm quyền đáp lễ, cười nói:
- Nào có, nào có, hậu sinh khả úy.
Có một già một trẻ pha trò, chuyến này đến vườn Sư Tử rất nhàn nhã tự tại, không hề lo âu.
Gần đến vườn Sư Tử nằm trong khe núi, nếu không tính khe suối chật hẹp và đường nhỏ đất vàng, đã có thể gọi là bốn bề toàn núi rồi.
Trần Bình An cảm khái nói:
- Sớm biết thì nên mượn Thôi Đông Sơn một tấm lệnh bài thái bình vô sự.
Chu Liễm nghi hoặc nói:
- Hiện giờ không phải kỵ binh Đại Ly chỉ mới đóng quân ở trung bộ Bảo Bình châu sao? Lại có thư viện Quan Hồ đối mặt với bọn họ, cũng chưa biết có thể thuận lợi xuôi nam hay không. Nếu không họ Tống Đại Ly cũng không cần tốn nhiều công sức ở thành Lão Long như vậy, còn phải mời Đỗ Mậu của Đồng Diệp tông, đây là hành động dẫn sói vào nhà, rất dễ khiến Bảo Bình châu công phẫn. Trong lịch sử đất lành Ngẫu Hoa, có rất nhiều thế lực phiên trấn cát cứ chỉ vì lợi ích trước mắt, cuối cùng mất đi cơ sở lập quốc.
Trần Bình An giải thích:
- Thực ra không giống với lịch sử đất lành Ngẫu Hoa lắm. Đại Ly mưu đồ một châu, luôn phải thận trọng vững vàng, mới có thế cuộc tốt đẹp mạnh như thác đổ hiện giờ... Ta không ngại nói cho ngươi biết một chuyện, ngươi đại khái sẽ hiểu được bố cục sâu xa của Đại Ly. Lúc trước sau khi Thôi Đông Sơn rời khỏi nhà trọ Bách Hoa Uyển, đã có người đến nhà thăm viếng, ngươi biết chứ?
Chu Liễm gật đầu nói:
- Khi đó e là một số chuyện bí mật, cho nên lão nô đã đợi trong phòng mình.
Trần Bình An xoa xoa đầu Bùi Tiền, cười bảo:
- Ngươi hãy nói cho Chu Liễm nghe một chút lai lịch ngọn nguồn của lệnh bài thái bình vô sự.
Sau khi biết được tác dụng của lệnh bài thái bình vô sự, Bùi Tiền rất muốn có được nó, nghĩ thầm nhất định phải góp tiền mua cho mình một tấm.
Ban đầu lệnh bài thái bình vô sự là binh phù của núi Chân Vũ và miếu Phong Tuyết, hai tổ đình Binh gia ở nam bắc Đông Bảo Bình Châu, dùng để bảo hộ đệ tử Binh gia xuống núi rèn luyện.
Tu sĩ núi Chân Vũ xuống núi đầu quân, vương triều Đại Ly đương nhiên là lựa chọn hàng đầu. Mà thánh nhân Binh gia Nguyễn Cung của miếu Phong Tuyết tiến vào động tiên Ly Châu, đảm nhiệm thánh nhân trấn giữ, sau đó trực tiếp khai tông lập phái ở quận Long Tuyền. Như vậy nghĩa là từ rất lâu trước đó, họ Tống Đại Ly đã cấu kết với miếu Phong Tuyết.
Thường xuyên qua lại, lệnh bài thái bình vô sự này dần dần trở thành bùa hộ mạng hàng đầu của tất cả luyện khí sĩ vương triều Đại Ly. Lúc trước Mặc gia hào hiệp Hứa Nhược, người có thể ung dung ngăn cản một kiếm của kiếm tiên Ngụy Tấn miếu Phong Tuyết, đã tặng cho thằng bé áo xanh và cô bé váy hồng bên cạnh Trần Bình An mỗi người một tấm lệnh bài thái bình vô sự. Khi đó Trần Bình An chỉ cảm thấy đây là lễ vật quý hiếm, hôm nay quay đầu nhìn lại, vẫn đã xem thường sự bạo tay của Hứa Nhược.
Sau khi nghe Bùi Tiền kể về lai lịch của lệnh bài thái bình vô sự, Chu Liễm cười nói:
- Kế tiếp thiếu gia có thể vẽ rồng điểm mắt rồi.
Trần Bình An dùng thủ đoạn tụ âm thành sợi của võ phu, bí mật nói với Chu Liễm một câu: “Người đàn ông đến nhà trọ tìm ta là mật thám Đại Ly, cầm một tấm lệnh bài thái bình vô sự cao cấp thứ hai của vương triều Đại Ly.”
Chu Liễm trong nháy mắt hiểu rõ, nói: “Hiểu rồi.”
Nếu đặt ở Bảo Bình châu thì nước Thanh Loan chỉ là một địa phương nhỏ. Còn so với những vương triều lớn kia, gọi nước Thanh Loan là nước nhỏ cũng không quá mức, nhưng quốc lực không yếu, còn hùng mạnh hơn các nước như Khánh Sơn, Vân Tiêu.
Cho nên tấm lệnh bài thái bình vô sự kia mang ý nghĩa, vương triều Đại Ly đã sớm nhằm vào nước Thanh Loan. Hơn nữa trong mắt Đại Ly, nước Thanh Loan có phân lượng rất lớn, được xem là một khu vực cần phải tranh chấp.
Như vậy mấy nhóm hào phiệt thế tộc bị khói lửa chiến tranh ở trung bộ Bảo Bình châu lan đến, sĩ tử dọn nhà, áo mũ xuôi nam, chỉ là mưu đồ gậy ông đập lưng ông của Đại Ly mà thôi.
Nước Thanh Loan này vốn không phải là chốn Đào Nguyên lánh nạn gì.
Chu Liễm khen ngợi:
- Dùng đại thế nửa châu, đơn giản đuổi cá vào lưới, một mẻ hốt gọn, ngồi chờ thu hoạch. Tú Hổ Đại Ly thật giỏi, chẳng trách Lư Bạch Tượng vốn tự cao tự đại, nhưng vẫn hâm mộ vị danh thủ Thải Vân Phổ này.
Trần Bình An cười cười.
Lúc trước quốc sư Đại Ly, nói chuẩn xác là một nửa Tú Hổ, xa tận chân trời gần ngay trước mắt. Mà trong bốn người, chỉ có Lư Bạch Tượng mượn cơ hội nhận ra thân phận.
Giữa non xanh cao vút, nước biếc róc rách, tầm mắt sáng tỏ thông suốt. Vườn Sư Tử tường trắng ngói đen mái cong, nằm trong khe núi rộng rãi, giống như hoa lan rừng núi, mỹ nhân cây cỏ.
Chu Liễm cười lớn nói:
- Phong cảnh tuyệt đẹp, cho dù chỉ thu bức tranh này vào trong mắt, giấu ở trong lòng, chuyến này đã không uổng rồi.
Chu Liễm luôn có một số quan điểm kỳ lạ, chẳng hạn như nhìn người đẹp cảnh đẹp, thu vào trong mắt cũng giống như thu vào trong tay áo, là sở thích của ta, càng là vật trong túi của Chu Liễm ta. Trần Bình An luôn cảm thấy có gì không đúng, nhưng đồng thời cũng cảm thấy như vậy rất tốt.
Trước giờ Trần Bình An không xem bốn người trong tranh cuộn giống như con rối. Một phần là do tính cách bản thân, hơn nữa bốn người trong tranh cuộn mỗi người một vẻ, hắn không thể xem bọn họ như tranh cuộn vật chết được.
Con đường chỉ đủ cho một chiếc xe ngựa đi qua. Trên đường đi Trần Bình An cũng rất tò mò, giữa đường nhỏ núi sông ba bốn dặm này, nếu hai xe gặp nhau thì phải làm thế nào? Ai lùi ai tiến?
Có một cây già chọc trời nằm bên khe suối, vách đá lởm chởm trắng như tuyết. Gần đó có một đình nghỉ chân nhỏ, một ông lão nho nhã giống như quản sự và một thiếu nữ y phục trang nhã từ trong đình đi ra.
Hai người bước nhanh đến chỗ bọn Trần Bình An. Lão quản sự cười hỏi:
- Chư vị có phải là tiên sư mộ danh đường xa tìm đến?
Trần Bình An hơi lúng túng.
Lão quản sự nói với Trần Bình An:
- Chắc công tử đã biết biến cố hiện giờ của vườn Sư Tử. Hồ ly kia gần đây qua lại rất có quy luật, mười ngày xuất hiện một lần. Từ lần trước nó hiện thân mê hoặc lòng người, đến hôm nay mới qua năm ngày. Vì vậy nếu công tử đến đây để ngắm cảnh, thực ra vẫn đủ thời gian. Mà Phật Đạo tranh luận ở kinh thành ba ngày sau sẽ bắt đầu, vườn Sư Tử cũng không dám làm phiền người khác, không muốn trì hoãn hành trình của tất cả tiên sư.
Trần Bình An cũng không quanh co, nói:
- Vậy chúng ta sẽ làm phiền mấy ngày, trước tiên xem tình hình một chút.
Có lẽ trong khoảng thời gian này, lão quản sự đã nhìn thấy rất nhiều tiên sư, tiếp đãi không ít tu sĩ sông núi bình thường không xuất đầu lộ diện, cho nên trên đường dẫn Trần Bình An đến vườn Sư Tử, ông ta cũng không nói lòng vòng. Trần Bình An chỉ báo tên họ chứ chưa nói về sư môn bối cảnh, nhưng ông ta vẫn kể cho hắn nghe tình cảnh của vườn Sư Tử hiện giờ.
Con hồ ly kia tự xưng là Thanh lão gia, đạo hạnh rất cao, đủ loại yêu pháp tầng tầng lớp lớp, khiến người ta phải mệt mỏi ứng phó. Nguồn gốc tai họa là vào mùa đông năm ngoái, sau khi đại yêu này nhìn thấy Liễu tiểu thư ở trong chợ thì rất kinh ngạc, khăng khăng muốn kết làm đạo lữ thần tiên với tiểu thư.
Ban đầu hắn mang theo lễ vật đến nhà cầu hôn. Khi đó lão gia còn không nhìn thấu thân phận hồ yêu của thiếu niên tuấn tú, chỉ cho là tâm tính thiếu niên, cô gái hiền thục dịu dàng, quân tử mong muốn sánh duyên. Ông ta cũng không tức giận, lấy lý do là tiểu nữ đã sớm có hôn sự, khéo léo từ chối thiếu niên. Khi đó thiếu niên cũng tươi cười rời khỏi.
Lúc mọi người ở vườn Sư Tử đều cho rằng chuyện này đã chấm dứt, không ngờ vào ba mươi tết thiếu niên lại đến nhà, nói rằng muốn đánh mười ván cờ với Liễu lão thị lang. Hắn thắng thì sẽ thành thân bái đường với tiểu thư, còn tặng cho toàn bộ họ Liễu và vườn Sư Tử một duyên phận thần tiên, khiến cả họ được nhờ.
Liễu lão thị lang mặc dù tinh thông đánh cờ, ngay cả đánh với mấy vị cờ đợi lệnh của nước Thanh Loan cũng không rơi vào thế yếu, nhưng dĩ nhiên sẽ không dùng hôn nhân đại sự của con gái làm trò chơi, cho nên đã từ chối.
Sau lần đó cứ cách một ngày thiếu niên tuấn tú lại đến nhà quấy rầy một lần, mà vị tiểu thư kia cũng theo đó càng ngày càng gầy gò, tiều tụy đến mức gần như không thể đi lại bình thường. Lúc này Liễu lão thị lang mới ý thức được tai họa ập xuống đầu, lập tức bảo người đến kinh thành cầu viện. Nhưng người kia lại bị quỷ che mắt, nhiều lần đi trở về vườn Sư Tử, làm thế nào cũng không ra khỏi con đường nhỏ núi sông kia.
May mà vườn Sư Tử có một vị khách khanh phụ tá biết một chút chuyện tiên gia, vất vả mưu đồ một phen, mới truyền tin tức sóng gió của vườn Sư Tử ra ngoài.
Đầu tiên là một vị lão thần tiên ở đạo quán kinh thành, có quan hệ thân thiết với họ Liễu. Ông ta khẳng khái tìm đến, thành công phá vỡ mê chướng núi sông, tiến vào vườn Sư Tử, lập đàn làm phép dưới lầu thêu của thiếu nữ đáng thương, vẽ bùa bốn phương. Kết quả ngày hôm sau, vườn Sư Tử phát hiện vị thần tiên cảnh giới Long Môn đức cao vọng trọng này bị trói hai tay, trần như nhộng treo trên một cây đại thụ. Sau khi được cứu xuống, lão quán chủ rất xấu hổ, chỉ nói hồ yêu này đạo hạnh quá cao, mình không phải là đối thủ.
Sau đó nhiều nhóm luyện khí sĩ tới đây trục xuất hồ yêu, có người hiệp nghĩa ngưỡng mộ gia phong họ Liễu, cũng có người đến vì ba món đồ cổ tổ truyền của Liễu lão thị lang, cuối cùng đều bị hồ yêu kia đùa giỡn đến cực kỳ chật vật.
Hồ yêu ngang nhiên buông lời với Liễu lão thị lang, cứ mười ngày hắn sẽ thăm viếng vườn Sư Tử một lần. “Cha vợ” cứ mời khách tám phương tới đấu pháp với rể hiền hắn, để vườn Sư Tử biết được sự lợi hại của hắn. Sau này thành người một nhà rồi, tai họa hôm nay sẽ là câu chuyện được mọi người ca tụng.
Trần Bình An yên lặng nghe vào trong tai.
Thiếu nữ chóp mũi có một chút tàn nhang kia là con gái của quản gia vườn Sư Tử. Trên đường đi cô ta không nói gì, chắc lúc trước chỉ đi theo tán gẫu với phụ thân ở đình nghỉ chân mà thôi.
Trước khi vào vườn, Trần Bình An liếc nhìn lá bùa khêu đèn trên trán Bùi Tiền, lặng lẽ dùng ngón tay ấn một cái, bùa chú cực kỳ mẫn cảm với khí tức âm tà lại không có động tĩnh.
Tâm tình của hắn cũng không thoải mái. Hồ yêu gan lớn bằng trời này, pháp thuật của nó nhất định có chỗ độc đáo, không chừng thật sự là đại yêu cảnh giới địa tiên.
Hiện giờ vườn Sư Tử đang có ba nhóm tu sĩ, chờ đợi năm ngày sau hồ yêu lộ diện. Cộng thêm Trần Bình An là bốn nhóm người.
Bọn Trần Bình An được lão Triệu quản gia dẫn đến nơi trú ngụ, phân biệt an bài ở bốn góc lầu thêu của tiểu thư. Thực ra hồ yêu đến đi không tung tích, loại bố trí thô thiển này chỉ là trấn an lòng người một chút mà thôi.
Trên đường đến chỗ ở, nhóm người thỏa thích nhìn ngắm phong cảnh của vườn Sư Tử. Phòng ốc lầu quán, xe thuyền đình hiên, cầu tường cây cỏ, tấm biển câu đối, đều gây cho người ta một cảm giác vô cùng khéo léo.
Dòng dõi trí thức, nếu đã là phú quý, tản bộ trong khu vườn tư gia như vậy, cho dù không có người làm bạn, không có cầm kỳ thư họa, uống rượu thưởng trà, vẫn có thể khiến người ta vui tai vui mắt.
Không có vàng ngọc khắp nơi như dân chúng quê mùa tưởng tượng, càng không có mấy cây đòn gánh vàng, mấy cái ghế bạc để ở trong nhà.
Gác cổng tể tướng quan thất phẩm, trước nhà thế tộc không tiếng chó.
Nếu không nói đến quyền thế cao thấp, chỉ nói đến cảm nhận gia phong, một số nhà phú hào đột nhiên phất lên, vẫn không so được với thế tộc giàu có thật sự.
Bốn người Trần Bình An ở trong một viện nhỏ trang nhã nằm riêng biệt, thực ra vị trí đã qua vườn hoa, cách lầu thêu chỉ hơn trăm bước, không hợp với phong tục lễ nghi. Một số nơi ở Bảo Bình châu lý học đứng đầu (phái triết học duy tâm đời nhà Tống và nhà Minh), sẽ rất coi trọng con gái không ra cửa trước, không bước cửa sau. Có điều hôm nay thiếu nữ kia tính mạng khó bảo toàn, Liễu lão thị lang cũng không phải là người cổ hủ, cho nên không thể quan tâm đến những chuyện này.
Liễu lão thị lang có ba trai hai gái. Con gái lớn đã gả cho nhân tài thế tộc môn đăng hộ đối, tháng giêng cùng phu quân trở về nhà mẹ, chẳng ngờ lại không đi được nữa, phải ở lại vườn Sư Tử. Đám con cái còn lại cũng ở trong tình cảnh u ám như vậy. Chỉ có con trai trưởng làm quan phụ mẫu ở một huyện gần miếu thờ hà bá, không về nhà ăn tết, mới tránh được một kiếp.
Sau khi xảy ra chuyện, Liễu lão thị lang đã gởi cho con trai trưởng một phong thư, lời lẽ nghiêm khắc, bảo hắn tuyệt đối không thể vì tình riêng mà bỏ bê công việc, tự tiện trở về vườn Sư Tử. Con trai thứ hai của Liễu lão thị lang là đáng thương nhất, chỉ ra ngoài một chuyến, lúc trở lại thì đã là một người què.
Gọi là Liễu lão thị lang, thực ra tuổi tác của Liễu Kính Đình không quá lớn. Xuất thân là một thần đồng, khoa cử vô cùng suôn sẻ, mười tám tuổi đã là cao trung trạng nguyên, đường làm quan một bước lên mây. Làm quan ba mươi năm, trong đó có mười hai năm ngồi ở vị trí Lễ bộ thị lang, chưa tới năm mươi tuổi đã từ quan thoái ẩn. Trong ngoài triều đình đều kính xưng ông ta là Liễu lão thị lang.
Trần Bình An vừa để hành lý xuống, Liễu lão thị lang đã tự mình đến thăm hỏi. Đó là một ông lão phong thái nho nhã, khí chất văn nhân rõ ràng. Mặc dù gia tộc gặp đại nạn, nhưng thần thái của Liễu Kính Đình vẫn rất ung dung, trò chuyện vui vẻ với Trần Bình An, cũng không phải là miễn cưỡng cười vui. Có điều trên mặt ông lão ẩn giấu sự lo lắng và mệt mỏi, khiến Trần Bình An cảm nhận được, ông ta vừa có sự trầm ổn của chủ nhân một nhà, vừa có tình cảm chân thành của một người cha.
Khi tiễn Liễu Kính Đình ra ngoài cửa viện, lão thị lang cười bảo Trần Bình An có thể đi lại thoải mái ở vườn Sư Tử.
Sau khi trở vào viện, Bùi Tiền chép sách ở trong phòng, trên đầu dán lá bùa, dự định đi ngủ cũng không lấy xuống.
Thạch Nhu cảm thấy bất đắc dĩ. Hóa ra ngôi viện này không lớn, chỉ có ba gian phòng cho người ở. Quản gia vườn Sư Tử vốn tưởng rằng hai vị tùy tùng lớn tuổi ở chung một phòng, không xem là đãi khách thất lễ, nào biết trong thân xác “Đỗ Mậu” lại là một nữ quỷ xương khô. Bảo Thạch Nhu ở chung một phòng với lão lưu manh Chu Liễm, cô thà rằng mỗi đêm ở trong sân đến khi trời sáng, dù sao cũng là âm vật, có ngủ hay không cũng không tổn thương đến hồn phách nguyên khí.
Trần Bình An bảo cô ở trong phòng chính, hắn và Chu Liễm sẽ ở một phòng. Thạch Nhu do dự một chút, gật đầu đáp ứng, cảm ơn một tiếng.
Chu Liễm tỏ ra tiếc nuối, Thạch Nhu thấy vậy trong lòng giống như dời sông lấp biển.
Ngoài cửa viện vang lên tiếng bước chân, Trần Bình An gật đầu một cái, Chu Liễm liền đứng dậy đi mở cửa. Chỉ thấy nơi xa có sáu người đi tới, chắc là hai nhóm luyện khí sĩ tới vườn Sư Tử để hàng yêu trừ ma.
Trong đó có một đôi vợ chồng tu sĩ, người đàn ông nhìn tuổi tác lớn hơn một chút, khoảng bốn mươi tuổi, cô gái thì tương đối trẻ, khoảng ba mươi tuổi, chắc đều là cảnh giới Động Phủ. Người đàn ông đeo một thanh trường kiếm vỏ da cá mập, đây cũng là thói quen của tu sĩ. Luyện khí sĩ đeo kiếm du lịch, vô hình trung sẽ có một sự chấn nhiếp, lỡ may là kiếm tu thì sao?
Phu nhân thì mặc lễ phục, tướng mạo bình thường, có điều nước da trắng hơn tuyết, ít nhiều gây cho người ta một cảm giác mỹ lệ trời sinh.
Bốn người còn lại có già có trẻ. Nhìn vị trí thì người cầm đầu là một thanh niên dung mạo tuấn tú, là một võ phu thuần túy, ba người khác đều là luyện khí sĩ. Trên vai ông lão áo đen có một con báo nhỏ linh hoạt da lông đỏ tươi, trên cánh tay thiếu niên cao lớn thì quấn một con rắn dài xanh biếc như lá trúc. Phía sau thanh niên là một thiếu nữ xinh đẹp, giống như tỳ nữ bên cạnh.
Chu Liễm dẫn bọn họ vào viện, dùng ngôn ngữ thông dụng Bảo Bình châu khách sáo hàn huyên.
Hai vợ chồng kia là người nước Vân Tiêu, đến từ một môn phái trên núi.
Thanh niên có họ kép là Độc Cô, đến từ một vương triều lớn ở trung bộ Bảo Bình châu. Một nhóm bốn người do hắn cầm đầu, lại chia làm chủ tớ và thầy trò. Hai bên là bằng hữu hợp ý quen biết trên đường, từng cùng nhau đối phó với một nhóm yêu ma quỷ quái chiếm núi làm vua, gây hại xung quanh. Bởi vì trận Phật Đạo tranh luận thanh thế to lớn này, hai bên đã kết bạn du lịch đến nước Thanh Loan.
Thanh niên bảo rằng còn có một người nữa, cư ngụ một mình ở góc đông bắc. Đó là một nữ đạo sĩ trung niên đeo đao, nói ngôn ngữ thông dụng Đông Bảo Bình Châu không lưu loát, tính tình hơi cô độc, không gọi được cô ta tới đây gặp người đồng đạo.
Trần Bình An một lần nữa tiễn mọi người ra cửa viện.
Sau khi trở vào, hắn nhớ tới nữ đạo sĩ đeo đao kia, lẩm bẩm nói:
- Chắc không trùng hợp như vậy chứ?
Chu Liễm tò mò hỏi:
- Có chuyện gì sao?
Trần Bình An gật đầu nói:
- Ở núi Đảo Huyền phía nam Bà Sa châu, ta từng đi qua một nơi gọi là phòng Sư Đao.
Đạo lão nhị có một nhánh đạo sĩ, tất cả đều sử dụng pháp đao, được gọi là đạo sĩ phòng Sư Đao. Bọn họ từng rất nổi danh ở Trung Thổ Thần Châu, chỉ là sau đó giống như người nợ đao thần bí của Mặc gia, từ từ lui ra khỏi tầm mắt mọi người.
Thạch Nhu vẫn luôn thờ ơ. Trần Bình An phát giác được chuyện này, liền biết đạo sĩ phòng Sư Đao quả thật không nổi tiếng ở Bảo Bình châu.
Lý do rất đơn giản, nói ra cũng buồn cười, nhánh đạo nhân pháp đao này vốn mắt cao hơn đầu, chẳng những tu vi cao mà còn rất ngang ngược, hơn nữa tính tình cực tệ, hoàn toàn xem thường địa phương nhỏ như Bảo Bình châu.
Khi đó trên bức tường phòng Sư Đao, Trần Bình An từng chính mắt thấy có người dán danh sách treo thưởng, muốn giết phiên vương Đại Ly Tống Trường Kính. Lý do là một địa phương nhỏ như Bảo Bình châu, không có tư cách sở hữu một võ phu cảnh giới thứ mười, giết đi cho xong, tránh làm người ta chướng mắt buồn nôn.
Ngoại trừ chuyện này, du hiệp Hứa Nhược và quốc sư Thôi Sàm cũng bị người ta treo thưởng trên tường. Nguyên nhân là vì có một cô gái si tình với Hứa Nhược, vì yêu sinh hận. Còn Thôi Sàm là do thanh danh quá tệ.
Sau khi Trần Bình An nói qua tin tức về đạo sĩ phòng Sư Đao, sắc mặt Thạch Nhu cuối cùng đã hơi biến đổi.
Chu Liễm thấy Trần Bình An mỉm cười nhìn mình, vội vàng thề thốt:
- Thiếu gia yên tâm, lão nô có si mê võ đạo, có không biết nặng nhẹ, cũng sẽ không tự tiện khiêu khích một vị nữ đạo sĩ châu khác, có khả năng đến từ phòng Sư Đao. Hơn nữa lỡ may đó là một cô gái động lòng người, Chu Liễm nào lại nhẫn tâm vùi hoa dập liễu, ra vườn hái hoa bẻ liễu để lấy lòng cô ta còn không kịp.
- Ài, vừa nói như thế, lão nô thật sự cảm thấy tò mò, không biết dung nhan của nữ đạo sĩ kia thế nào. Tuy nói Thạch Nhu cô nương khi còn sống nhất định là một tuyệt thế giai nhân, nhưng mỗi ngày đối diện với thân xác của Đỗ lão nhi, lão nô dù không trông mặt mà bắt hình dong, cũng cảm thấy hơi... nhàm chán.
Chu Liễm phiền muộn nói:
- Xem ra vẫn là do lão nô cảnh giới không đủ, không vượt qua được quan niệm thân xác.
Lão già lom khom quay đầu, xin lỗi Thạch Nhu:
- Thạch Nhu cô nương, xin cô yên tâm, ta cảm thấy không thể chấp nhận được loại ánh mắt dung tục này, cần phải thay đổi. Nếu cô không để ý, tối nay Chu Liễm ta sẽ ở chung một phòng với cô, rèn luyện tâm cảnh của mình một chút. Không chừng sẽ giác ngộ trong một đêm, lập tức thành phật giống như Phật tử thiền tông kia. Từ nay về sau khi nhìn cô, sẽ là mọi chỗ động lòng người, mọi lúc đều xinh đẹp...
Trần Bình An hắng giọng mấy tiếng, lấy bầu rượu xuống chuẩn bị uống rượu.
Thạch Nhu mặt như băng sương, xoay người đi đến phòng chính, đóng sầm cửa lại.
Trần Bình An nhẹ giọng cười hỏi:
- Đến khi nào ngươi mới chịu bỏ qua cho cô ấy?
Chu Liễm hiên ngang lẫm liệt nói:
- Thiếu gia có điều không biết, đây cũng là hành trình tu tâm trong cuộc đời phong lưu của ta.
Trong lúc nói chuyện, Trần Bình An bỗng lắc lư hồ lô nuôi kiếm, Chu Liễm liền hiểu ngầm trong lòng.
Có một thiếu niên tuấn tú mặc áo bào đen đang ngồi xổm trên đầu tường, vỗ tay nói:
- Hay hay hay, nói rất hợp ý ta. Không ngờ lão già ngươi quyền ý cao, con người càng tuyệt diệu.
Trần Bình An ngẩng đầu hỏi:
- Thần và tiên có khác biệt, yêu và người không xâm phạm, chim có đường chim, chuột có đường chuột, không thể đường ai nấy đi sao?
Thiếu niên tuấn tú đặt mông ngồi trên đầu tường, hai chân buông xuống, gót chân sau khẽ đụng vào bức tường trắng tinh, cười nói:
- Nước giếng không phạm nước sông, mọi người sống yên ổn hòa thuận với nhau, đạo lý là như vậy. Nhưng ta cứ thích vừa uống nước giếng, vừa khuấy nước sông, ngươi có thể làm gì được ta?
Đột nhiên một vệt sáng trắng như tuyết lóe lên giữa cổ thiếu niên áo bào đen kia, chiếc đầu từ trên tường rơi xuống, chỉ là không có một giọt máu nào.
Thiếu niên tuấn tú đầu lìa khỏi cổ, thân hình tiêu tan, lại là một ảo ảnh huyền diệu khó giải thích. Ngoại trừ thứ này, còn có một sợi lông cáo màu đen nhỏ như sợi tóc, phất phơ giữa không trung.
Giọng nói hổn hển của hồ yêu vang vọng trong viện:
- Con mụ đáng ghét, đao pháp giỏi lắm! Ngươi cứ chờ đấy, một buổi tối nào đó, đại gia nhất định sẽ dùng vải che mắt, thổi tắt đèn đóm, để cho ngươi lĩnh giáo một chút kiếm pháp dưới khố của đại gia!
Trên nóc nhà có một nữ đạo sĩ mặt không cảm xúc, tay cầm một thanh trường đao sáng như tuyết, đứng trên đỉnh mái cong, chậm rãi thu đao vào vỏ.
Trần Bình An và Chu Liễm nhìn nhau, thật sự là một nữ đạo sĩ phòng Sư Đao.
Vị nữ đạo sĩ này là một tu sĩ cảnh giới Kim Đan, tương đối khó giải quyết, Chu Liễm cũng không dám sơ ý.
Đối diện với những địa tiên cảnh giới Kim Đan bình thường ở Bảo Bình châu, Chu Liễm là võ phu cảnh giới Viễn Du, phần thắng sẽ rất lớn. Cho dù tự nhận cơ sở cảnh giới Kim Thân không đủ tốt, đó cũng là so sánh với Trịnh Đại Phong và cảnh giới thứ sáu của mình trước đó. Nhưng đối chiến với đạo nhân pháp đao có thể gây dựng thanh danh lớn như vậy ở Trung Thổ Thần Châu, Chu Liễm không cảm thấy mình nhất định sẽ chiếm được ưu thế.
Nữ đạo sĩ trung niên hai má gầy gò lõm xuống, dung mạo tiều tụy, sau khi thu đao, lại dùng ngôn ngữ thông dụng Bảo Bình châu trúc trắc chậm rãi nói:
- Hồ yêu này là vật trong túi ta, nếu các ngươi dám giành, đến lúc đó đừng trách đao của ta không có mắt.
Chu Liễm cười cười, tính tình này thật hợp khẩu vị.
Đã hợp khẩu vị, vậy lão có thể sẽ không nhịn được nữa.
Lão già lom khom muốn đứng dậy, Trần Bình An đã đưa tay ngăn cản, sau đó vươn tay trải về phía ngoài tường, ra hiệu nữ đạo sĩ phòng Sư Đao có thể rời đi.
Thân hình nữ đạo sĩ đeo đao nhoáng lên rồi biến mất.
Chu Liễm cười hỏi:
- Nên làm gì đây?
Trần Bình An ngẫm nghĩ, nói:
- Cứ chờ là được.