Kiếm Lai
Chương 195: Kỳ quái (thượng)
Tuy sắc trời mờ mịt nhưng thực ra thời gian vẫn chưa muộn, cộng thêm viện này của nhà trọ Thu Lô bày biện tinh xảo tao nhã, Lý Hòe sờ đông sờ tây không hề buồn ngủ. Thừa dịp Trần Bình An điêu khắc trâm ngọc, hắn dứt khoát lấy hộp gỗ được Ngụy Bách tặng đặt ngang lên bàn, bỏ hết tượng gỗ sơn màu và năm tượng đất vào trong, cộng thêm cả quyển “Đoạn Thủy Đại Nhai” mua từ trấn Hồng Chúc.
Sau khi “dọn nhà”, cái hộp dài màu vàng nhạt làm từ gỗ thị huyền này lại trở nên trống trải. Hộp gỗ hiện ra màu đỏ, Ngụy Bách nói là vì đã chôn trong đất vô số năm, màu sắc từ vàng dần biến thành đỏ, mảnh gỗ chẳng những không mục nát mà còn sinh ra mùi thơm đặc biệt. Lúc này Lý Hòe ghé đầu vào hộp gỗ cẩn thận ngửi, mùi thơm dịu kia vẫn còn, không hề nhạt đi so với lúc ở trạm Chẩm Đầu.
Hắn bắt đầu dùng ngón tay tính toán bảo bối của mình. Rời trấn nhỏ quê nhà đi xa nhập học, trên đường màn trời chiếu đất, hắn chịu nhiều khổ nhọc cuối cùng vẫn có một chút thu hoạch. Ngoại trừ hòm sách nhỏ trúc xanh quý giá nhất, còn có hộp gỗ màu vàng nhạt này và tượng gỗ tượng đất. Thực ra bên trong “Đoạn Thủy Đại Nhai” còn nuôi dưỡng mấy con cá mọt rất đáng giá, cùng với con cá thanh minh bị A Lương đánh vào trong sách. Có điều Lý Hòe không thích đọc sách, rất ít lật xem quyển sách tốn gần mười lượng bạc của Trần Bình An này.
Lúc này nhìn Trần Bình An đang tập trung tinh thần khắc chữ trên cây trâm, Lý Hòe nghĩ đến mình đã tốn của người ta nhiều tiền như vậy, lúc trước còn thề thốt bảo rằng nhất định sẽ đọc, nhưng sau đó lại chẳng hề lật sách ra, trong lòng cũng cảm thấy hổ thẹn. Thế là hắn lấy “Đoạn Thủy Đại Nhai” từ trong hộp gỗ ra, tùy ý mở một trang, bắt đầu đọc thầm để lương tâm của mình dễ chịu hơn một chút.
Hắn bỗng nhiên vỗ đầu, nhớ tới một chuyện, vội vàng đưa tay vào cổ áo, sờ cái túi do chị gái Lý Liễu tự tay may, lấy ra một gói giấy dầu, lắc lư với Trần Bình An, nhếch miệng cười nói:
- Trần Bình An, có biết đây là gì không?
Trần Bình An cẩn thận để cây trâm và dao khắc xuống, dụi mắt hỏi:
- Là cái gì?
Vẻ mặt Lý Hòe dương dương đắc ý, từ trong gói giấy dầu lấy ra một tờ giấy được gấp chỉnh tề, giải thích:
- Lúc trước liên tục có người rời khỏi trường học, cuối cùng chỉ còn lại năm người là ta, Lý Bảo Bình, Lâm Thủ Nhất, Thạch Xuân Gia và Đổng Thủy Tỉnh. Trong buổi học cuối cùng, tiên sinh cho mỗi người chúng ta một tấm thiếp chữ, phía trên viết một chữ “Tề”, bảo chúng ta dụng tâm viết theo, xem như là bài tập. Sau đó tiên sinh cũng không thu lại. Chuyến này đi du học, mẹ ta cảm thấy chữ này của tiên sinh mặc dù viết rất chỉnh tề, nhưng còn không mạnh mẽ cứng cáp bằng chữ to trên câu đối xuân của nhà bên cạnh. Có điều ta và Tề tiên sinh dù sao cũng là thầy trò, lưu lại xem như để tưởng niệm, cho nên bảo chị ta lén may thêm túi trong y phục, bỏ gói giấy dầu vào. Sau đó ta hỏi Lý Bảo Bình và Lâm Thủ Nhất, Lý Bảo Bình nói không biết đã ném đi đâu rồi, còn Lâm Thủ Nhất thì nói đã cất kỹ trong nhà, sợ mang ra sẽ dễ làm mất.
Lý Hòe mở tờ giấy xếp ra, nhẹ nhàng vuốt phẳng nếp nhăn. Chỉ thấy thiếp chữ “Tề” kia rất ngay ngắn, lớn khoảng chừng bàn tay. Lý Hòe nhìn chăm chú vào chữ kia một lúc, ngẩng đầu lên nghiêm túc nói:
- Trần Bình An, chữ “Tề” này đưa cho ngươi nhé, ta giữ lại cũng vô dụng. Hơn nữa ta cũng thường vứt đồ lung tung.
Trần Bình An lắc đầu cười nói:
- Nếu ngươi sợ làm mất, trước khi đến thư viện Đại Tùy ta có thể tạm thời giúp ngươi bảo quản. Nhưng nếu đây là bài tập Tề tiên sinh giao cho ngươi, vậy ngươi là đệ tử Tề tiên sinh thì nên cất cho kỹ. Mặc dù Tề tiên sinh không có mặt, không cần viết theo, nhưng giống như mẹ ngươi đã nói, tự mình giữ lại thiếp chữ xem như là tưởng niệm.
Lý Hòe gật đầu, tiện tay bỏ tấm thiếp chữ kia vào giữa trang sách, sau đó đóng “Đoạn Thủy Đại Nhai” lại ném vào hộp gỗ. Không ngờ ba con cá mọt và con cá thanh minh ẩn náu giữa các trang sách khác nhau lại ào ào rời khỏi vị trí, xuyên qua khe hở giữa các câu chữ nhanh chóng bơi lội, cuối cùng tiến vào thiếp chữ “Tề”, cực kỳ vui sướng như cá gặp nước.
So với Lý Hòe một đường gặp may có thu hoạch lớn, Lâm Thủ Nhất thực ra cũng không kém. Một xấp bùa chú cổ xưa cấp bậc có cao có thấp, chất liệu có tốt có xấu, một bộ “Vân Thượng Lang Lang Thư”, cùng với một tấm “Sưu Sơn Đồ” có vẽ hơn trăm loại sơn tinh quỷ quái.
Còn Lý Bảo Bình thì có danh đao Tường Phù và hồ lô nuôi kiếm màu trắng bạc. Đồ vật không nhiều chỉ có hai món, nhưng đều là bảo khí tiên gia mà tu sĩ trên thế gian thèm khát.
Trần Bình An là người ra sức nhiều nhất, kết quả dường như chỉ có hạt sen màu vàng nhạt hơi khô héo kia, cũng không biết có tác dụng gì. Hôm nay còn thiếu Thôi Đông Sơn một khoản nợ lớn.
Lý Hòe nằm sấp xuống bàn, lặp lại lời cũ:
- Nhà Lâm Thủ Nhất giàu có, chỉ là thân phận con riêng rất khó xử, cho nên tâm tư của hắn khá nhạy cảm. Trần Bình An, ngươi đừng chấp nhặt với hắn.
Trần Bình An gật đầu:
- Lát nữa ta sẽ tìm hắn nói rõ là được.
Lý Hòe bỗng nhiên thốt ra một câu:
- Người tốt và người hiền lành thường bị thua thiệt, cha ta như vậy, ngươi cũng như vậy. Trần Bình An, hay là sau này ngươi đừng làm người hiền lành nữa, suy nghĩ cho mình nhiều hơn một chút, không cần mọi chuyện đều nhường nhịn người khác. Ngươi thì không sao, nhưng Lý Bảo Bình nhận ngươi làm tiểu sư thúc sẽ tức chết đấy.
Nhắc tới Lý Bảo Bình, Trần Bình An không nhịn được cười hỏi:
- Bảo Bình luôn ức hiếp ngươi, sao ngươi lại không đánh trả?
Lý Hòe buột miệng trả lời giống như đạo lý hiển nhiên:
- Ta không dám, ta đánh không lại cô ta!
Trần Bình An cười ha hả, sự mệt mỏi do vất vả khắc chữ lập tức biến mất không còn.
Lý Hòe thấy Trần Bình An cười lớn cũng vui vẻ cười theo, bởi vì trong ấn tượng Trần Bình An rất ít khi cười như vậy. Bình thường Trần Bình An nói gì làm gì cũng luôn cân nhắc cẩn thận, chỉ sợ nói sai làm sai.
Lý Hòe lập tức nhớ tới cha mình hình như cũng có đức tính này, miệng mấp máy xem như là vui vẻ, còn lông mày cụp xuống thì là không vui lắm.
Hắn do dự một thoáng, vẫn quyết định nói với Trần Bình An những lời thật lòng. Đứa trẻ gác đầu trên mặt bàn duỗi cổ, thấp giọng nói một cách thần bí:
- Có biết vì sao ta luôn nhường Lý Bảo Bình không?
Trần Bình An nói đùa:
- Ngươi thích cô ấy?
Lý Hòe trợn trắng mắt:
- Làm sao có thể, ta mới có tí tuổi như vậy! Hơn nữa ta không háo sắc như hai tên Lâm Thủ Nhất và Đổng Thủy Tỉnh, mỗi lần chị gái mang đồ tới trường giúp ta, cặp mắt của hai tên kia đều mở lớn đến mức rơi xuống đất. Nhất là Đổng Thủy Tỉnh, mỗi lần kiếm cớ đến nhà ta chơi, chị của ta không có nhà thì hắn tỏ ra chán nản, chị của ta vừa về nhà thì hắn lại trở nên phấn khởi, hận không thể gánh đầy cả hai lu nước lớn cho nhà ta. Mẹ ta thì thích Đổng Thủy Tỉnh hơn một chút, cảm thấy hắn trung thực giống như cha ta. Còn chị ta thì có lẽ thích Lâm Thủ Nhất hơn, càng lịch sự tao nhã giống như một người đọc sách.
Sau khi nói xấu Lâm Thủ Nhất và Đổng Thủy Tỉnh, sắc mặt Lý Hòe ảm đạm quay lại chủ đề chính:
- Trong trường mọi người đều cười nhạo cha ta, nói cha ta là người đàn ông hèn nhát nhất trấn nhỏ, là kẻ ở rể không có tiền đồ, suốt ngày lang thang sống dựa vào vợ, ngu ngốc hồ đồ. Rồng sinh rồng, phượng sinh phượng, con của chuột thì sẽ đào hang, cho nên con của ông ấy là ta đọc sách quả nhiên vô dụng, mỗi lần tiên sinh kiểm tra đều đứng thấp nhất.
Hắn nhếch miệng, nheo mắt cười nói:
- Gia thế của Lý Bảo Bình là tốt nhất trường, nhưng cô ấy không chơi đùa với ai, kể cả Lâm Thủ Nhất. Mỗi ngày bay tới bay lui giống như cơn gió, luôn là người đến lớp trễ nhất, cũng là người đầu tiên biến mất sau khi tan lớp. Mặc dù cô ấy chê ta ồn ào, có chuyện hay không cũng thích đánh ta, nhưng trước giờ cô ấy chưa từng chê cười cha ta. Có một lần cha đến trường học tìm ta, mọi người đều ghét bỏ, chỉ có Lý Bảo Bình sẵn lòng dẫn đường cho cha ta, còn gọi ông ấy là Lý thúc thúc, khiến cha ta vui vẻ rất nhiều ngày. Mỗi lần có người cố ý đem cha ta ra làm trò cười ngay trước mặt ta, Lý Bảo Bình đều sẽ ngăn cản bọn họ, không cho bọn họ nói xấu cha ta.
Trần Bình An cảm khái nói:
- Hóa ra là vậy. Đúng rồi, có người nào mà Lý Hòe ngươi ghét nhất không?
Lý Hòe sững sốt:
- Không có. Mỗi lần về đến nhà, ăn một cái đùi gà béo ngậy thơm phức, nghe mẹ ta dùng những chuyện vặt vãnh khiển trách cha và chị gái, tất cả sự khó chịu trong ta đều biến mất.
Trần Bình An trực tiếp dùng ngón tay vuốt tim đèn, để ngọn đèn sáng hơn một chút, cười nói:
- Ngươi lợi hại.
Lý Hòe nghi hoặc nói:
- Ta có gì lợi hại? Ta còn cảm thấy ngươi không sợ bỏng như vậy rất lợi hại. Ngươi lên núi xuống nước có thể không mang giày cỏ, biết đốn củi, biết câu cá, đó mới là lợi hại. Lý Bảo Bình là một nha đầu lỗ m.ãng, lúc còn rất nhỏ rất thích leo cây, đứng trên cao hò hét lung tung, thỉnh thoảng còn bị ngã xuống, nhưng trước giờ chưa từng khóc luôn tự mình đứng lên. Vì sợ đi đường khập khiễng bị trưởng bối trong nhà nhìn ra, cô ấy còn cố ý chờ rất muộn mới về nhà. Ngay cả một người không sợ trời không sợ đất như cô ấy, cũng cảm thấy ngươi là người tài giỏi nhất trên đời.
Trần Bình An lại cầm dao khắc lên:
- Chờ ngươi lớn lên một chút, sẽ biết tại sao mình lợi hại.
Lý Hòe nghe không hiểu, nhìn những cây trâm kia càng thấy thích:
- Khi nào thì tặng trâm cho chúng ta?
Trần Bình An dừng động tác khắc chữ:
- Đến thư viện Đại Tùy đi.
Lý Hòe hỏi:
- Sao ngươi lại đưa tấm “Sưu Sơn Đồ” kia cho Lâm Thủ Nhất? Ta nhìn ra được ngươi cũng thích nó.
Trần Bình An giơ một cây trâm ngọc lên, mượn ánh đèn cẩn thận nhìn chăm chú đường vân nhỏ bé trên đó:
- Ta sợ đồ tốt không cầm được. Các ngươi cũng không phải người ngoài, đưa cho các ngươi thì ta không đau lòng.
Lý Hòe không nhắc đến khuyết điểm của người khác, thử dò hỏi:
- Một đêm chi tiêu hai ngàn lượng bạc, cũng không đau lòng sao?
Trần Bình An để trâm ngọc và dao khắc xuống, bỏ lại vào hộp, nghiêm mặt nói:
- Ta phải ra ngoài một chút, đi thêm mấy bước nhìn ngắm phong cảnh, xem như kiếm lại mấy lượng bạc.
Lý Hòe quay đầu nhìn theo bóng lưng Trần Bình An, lén cười. Đợi đến khi Trần Bình An đóng cửa phòng lại, hắn mới yên lặng tự nói với mình, sau này nhất định phải tặng cho Trần Bình An những món đồ tốt nhất.
Bởi vì trên đường đi qua nhiều núi sông như vậy, ngay cả chuyện tiểu tiện đại tiện Trần Bình An cũng luôn giúp kẻ nhát gan như hắn, đứng cách không xa nói chuyện cho hắn đỡ sợ, không biết đã bao nhiêu lần rồi.
- --------
Trần Bình An không dám dạo chơi lung tung, chỉ đi về phía đình nghỉ mát, không ngoài dự liệu nhìn thấy Lâm Thủ Nhất đang ngồi ở đó. Hắn không dám quấy rầy vị thần tiên trên núi bộc lộ tài năng sớm nhất trong đội ngũ này, đứng ở xa nhìn một lúc, đang định xoay người rời đi, lại thấy Lâm Thủ Nhất đứng lên vẫy tay với hắn.
Trần Bình An bước vào đình nghỉ mát, phát hiện so với trước khi đi vào nhà trọ Thu Lô, Lâm Thủ Nhất dường như nhiều thêm một chút phong thái xuất trần.
Lâm Thủ Nhất chọn một chủ đề không lúng túng:
- Thôi Đông Sơn đã mượn ta một lá bùa, sau đó phá hư quy củ của nhà trọ, đi ra khỏi đình nghỉ mát này, nhảy vào giếng nước cổ kia, biến mất không thấy rồi.
Trần Bình An nhẹ giọng nói:
- Thôi Đông Sơn sống hay chết ta không quản được, cũng sẽ không quản.
Lâm Thủ Nhất kìm nén cả buổi, quay đầu nhìn về phía giếng nước:
- Chuyện vào ở nhà trọ Thu Lô, ta biết ngươi có ý tốt, nhưng ngươi nên nói với ta trước.
Trần Bình An gật đầu nói:
- Sau này ta sẽ làm như vậy.
Lâm Thủ Nhất quay đầu sang, cẩn thận quan sát sắc mặt và ánh mắt của đối phương:
- Chỉ như vậy à?
Trần Bình An hỏi ngược lại:
- Nếu không thì sao?
Lâm Thủ Nhất tự giễu nói:
- Ta còn tưởng rằng ngươi sẽ nói đạo lý với ta, hoặc là dứt khoát xắn tay áo đánh ta một trận. Thực ra ta đã sẵn sàng bị đánh không đánh trả, bị mắng không cãi lại rồi.
Trần Bình An lắc đầu, không nói gì, dựa nghiêng vào cột đình nghỉ mát, nhìn về giếng nước kia, lại không nhìn ra có gì khác thường.
Lâm Thủ Nhất nhìn Trần Bình An:
- Xin lỗi!
Trần Bình An mỉm cười xua tay, khoanh chân ngồi xuống, không chớp mắt nhìn chăm chú vào giếng nước cổ.
Lâm Thủ Nhất giống như trút được gánh nặng, lập tức nghi hoặc hỏi:
- Ngươi đang làm gì vậy?
Trần Bình An nghiêm túc nói:
- Ta muốn nhìn cho đỡ phí bạc.
Lâm Thủ Nhất đã là người tu hành vội vàng đưa tay dụi má, không muốn để cho mình bật cười.
- --------
Bên bờ sông Hàn Thực, phủ đệ Đại Thủy.
Gã đàn ông mặc áo bào xanh ngồi trên ghế chủ nhân nhìn về khách khứa trong phòng, thấy liên tục có người đứng dậy giơ ly mời rượu, nói những lời ca công tụng đức, trên mặt liền lộ vẻ hài lòng đắc ý.
Vừa rồi có một vị văn hào nổi tiếng trong ngoài triều đình đứng dậy mời rượu, nói bản quận mưa thuận gió hòa nhiều năm như vậy, tất cả phải quy công cho thủy thần lão gia hắn. Trong lời nói, dân sinh tốt xấu của một quận chẳng liên quan gì đến quận chủ họ Ngụy kia. Mấu chốt là không chỉ có một người thốt ra những lời nịnh bợ lộ liễu như vậy. Một người khác mặc quan phục tam phẩm của nước Hoàng Đình, không hề do dự đứng dậy mời rượu, phụ họa với vị văn hào kia nói những lời khen ngợi. Thân là quan lớn tam phẩm, biệt giá (1) của một châu, là người có bậc quan cao nhất trong đại điển tế tự lần này, nhưng khi đối diện với người ngồi trên ghế chủ nhân vẫn luôn miệng gọi “thủy thần lão gia”.
Một khi trở thành thần linh hưởng thụ hương khói, tên họ, gia tộc khi còn sống đều bị che giấu. Còn người có thể gặp mặt thần linh đều kiêng tên húy, phải chú ý không được chỉ mặt gọi tên.
“Lão gia” là một cách xưng hô thông tục khá ổn thỏa, còn vì sao gọi như vậy thì có rất nhiều nghị luận. Trong đó có một ý kiến xác thực nhất, trong ba vị đại đệ tử thân truyền của Đạo Tổ, có một người thích gọi ân sư là “lão gia”. Đạo Tổ vui vẻ chấp nhận, vì vậy đã lưu truyền đến nay.
Giang thần Hàn Thực chậm rãi dời mắt đi. Hai bên trái phải trong phòng là bốn tên tâm phúc của hắn, đã đi theo hắn chinh chiến bốn phương, lâu thì hơn ba trăm năm, ngắn thì cũng hơn trăm năm. Trong đó có một kẻ trước khi hóa thành hình người, bản tôn là một con cá chép đỏ tươi, xưng huynh gọi đệ với một tu sĩ cá chép tinh khác ở sông Xung Đạm Đại Ly, quan hệ tâm đầu ý hợp.
Có điều con cá chép tinh này đang có nhiệm vụ trên người, cho nên vị trí không ai ngồi.
Một kẻ khác là rắn nước tu luyện thành tinh, sử dụng một đôi giản sắt (2), là di vật tiên nhân mà hắn vô tình lấy được. Mỗi lần chém giết với người khác, hắn thích dùng giản sắt đánh nát đầu đối thủ. Hắn còn thích nuốt đồng nam đồng nữ, chỉ là bị giang thần Hàn Thực kiềm chế, thỉnh thoảng mới ra ngoài tìm thức ăn, không dám ngang ngược quá mức.
Còn có một kẻ vốn là con cóc, thiên tư tốt nhất nhưng bản tính lười biếng, cho nên cảnh giới thấp nhất. Hắn có thiên phú phi phàm, động một tí là nuốt thật nhiều nước sông ở ngã rẽ sông lớn, chỉ cần không khép miệng là có thể uống nước không ngừng, vĩnh viễn sẽ không căng bụng. Cho nên không ai dám khi dễ hắn, rất được giang thần Hàn Thực coi trọng. Từng có hai tên thủy thần sông ngòi liên kết phạm thượng làm loạn, tập hợp rất nhiều thế lực muốn lật đổ vị trí của giang thần Hàn Thực. Hắn liền phụng mệnh lên bờ lẻn vào nước sông đầu nguồn, sau đó hiện ra chân thân, thể hình giống như một ngọn núi, nuốt trọn nước sông đầu nguồn, buộc hà thần kia không chiến mà hàng. Một hà thần khác chỉ còn một thân một mình, cuối cùng bị giang thần Hàn Thực đánh nát miếu thờ và kim thân, mảnh vụn chìm vào dưới đáy sông Hàn Thực, vĩnh viễn không được siêu sinh.
Một kẻ cuối cùng có vẻ không hợp với ba tên khác, râu đẹp áo nho, hào hoa phong nhã. Nếu không phải sắc mặt xanh đen khác với người sống trên dương gian, nhìn thế nào cũng giống như một nho sinh trung niên thuộc dòng dõi trí thức.
Người này mặc dù không nổi tiếng về chiến lực trong phủ đệ Đại Thủy, nhưng lại là quân sư đứng đầu được công nhận, vẫn luôn nấp ở sau màn bày mưu tính kế cho thủy thần lão gia, cũng không thích lập bang kết phái, không có chí hướng cao cả gì.
Trong số tỳ nữ nha hoàn dâng trà đưa rượu trong phòng, có một nửa là người đẹp trong nhân gian, còn một nửa thì bôi son phấn đặc biệt, dùng nó che giấu khí tức tử thi, bởi vì bọn họ là quỷ nước đã rơi xuống sông bỏ mình.
Bất kể là chết đuối hay nhảy sông tự sát, dĩ nhiên không phải ai cũng có thể trở thành quỷ nước. Phải là sau khi chết ác khí khó tan, cùng với thể chất bẩm sinh trước khi chết và thời gian chết phù hợp, hồn phách may mắn ngưng tụ không tan, mới có thể được phủ đệ Đại Thủy thu làm nha hoàn. Có một số kẻ trở thành quỷ nước bị gió mạnh tàn phá, cũng sẽ không ngừng tan thành mây khói.
Chẳng hạn như gió đánh hồn và gió thổi phách thường xuất hiện vào thời tiết kim thu (mùa thu). Trong ngũ hành thì kim là chủ sát, hai cơn gió này một vào ban ngày còn một vào ban đêm, thay phiên thổi qua, là một trong số thiên địch của ma quỷ. Trong thế tục có câu “hồn bay phách lạc”, chính là do chúng gây nên. Bình thường hai cơn gió này chỉ sinh ra uy hiếp với âm vật, nhưng nếu người sống thân thể yếu ớt, phúc lộc mỏng manh, cũng có khả năng bị chúng gây thương tổn.
Lại có câu là “sau thu xử trảm”, quan phủ thường hành hình sau mùa thu, chính là để phòng ngừa ác quỷ lan tràn.
Ngoại trừ thứ này, phàm phu tục tử thường nghe thấy tiếng sấm mùa xuân, đối với âm vật tà ác ô uế thì nó giống như tiếng trống đòi mạng, càng là cửa khẩu khó vượt qua được.
Vì vậy có thể thấy, nếu nói làm người không dễ, làm quỷ dường như cũng không dễ.
Trong phủ đệ Đại Thủy, ngoại trừ bốn tên đại tướng tâm phúc thì đều là khách đến nhà chúc mừng.
Người mà giang thần Hàn Thực nhìn thuận mắt nhất, đương nhiên là vị văn hào tiếng tăm lừng lẫy kia, năm xưa chẳng qua là một tú tài cổ hủ không cẩn thận sa chân rơi xuống nước. Đáng tiếc người này thật sự không phải nhân tài làm quan, cho dù có thủy thần lão gia hắn nâng đỡ, vẫn chỉ làm đến ngôn quan lục phẩm. Cuối cùng dứt khoát tuyên bố với bên ngoài từ quan quy ẩn, xây dựng một phủ đệ hào hoa trong rừng núi Hạ châu phía bắc nước Hoàng Đình, làm tể tướng rừng núi tiêu dao tự tại. Sau khi từ quan, trải qua hơn hai mươi năm kinh doanh, đã được khen là tông chủ văn đàn phía bắc nước Hoàng Đình. Người này vẫn luôn tuyên truyền tạo thế cho giang thần Hàn Thực, chỉ riêng thơ từ về sông Hàn Thực đã hơn hai mươi bài, cứ mỗi hai ba năm sẽ mời rất nhiều văn nhân thi sĩ cử hành hội thơ ở sông Hàn Thực, vung tiền như rác, rượu ngon món ngon, hoa khôi tỳ nữ, hết sức phong lưu.
Còn như con trai của văn hào một đường lên chức trong triều nước Hoàng Đình, cháu trai tố chất bình thường lại trở thành người tu hành, những chuyện này không ai muốn đi sâu nghiên cứu, hoặc là nói cũng không có gan truy xét căn nguyên.
Vị tông chủ văn đàn được gọi là Hoàng lão đạo nhân, lúc này đang trò chuyện với biệt giá đại nhân rất vui vẻ, cười nói cởi mở.
Biệt giá là người đứng thứ ba trên danh nghĩa của một châu. Người đứng đầu đương nhiên là thứ sử, sau đó là tướng quân đóng giữ bản địa, tay nắm binh quyền. Trong nước Hoàng Đình võ tướng yếu thế, triều đình trọng văn khinh võ, cho nên quan uy của biệt giá thường vượt trên tướng quân một châu. Ý nghĩa tồn tại của biệt giá, phần nhiều là hoàng đế dùng để cản trở và hạn chế thứ sử.
Lúc này mọi người đều bất giác ngừng nói, quay đầu nhìn về phía cửa. Chỉ thấy có một gã đàn ông mặc giáp hai má mọc râu dài bước nhanh vào phòng, ôm quyền cười lớn nói:
- Bẩm lão gia, tên tán tu không biết trời cao đất dày kia đã chết rồi, đầu bị tôi tự mình chém đứt, không có gì bất trắc.
Giang thần Hàn Thực trước tiên liếc nhìn vẻ mặt của một lão già tóc trắng trong phòng, phát hiện gã đàn ông mặc giáp hông đeo kích ngắn muốn nói lại thôi, liền cười bảo:
- Có rắm thì đánh đi.
Gã đàn ông này chính là người thông qua giếng nước cổ đi đến nhà trọ Thu Lô, bản tôn là một con cá chép màu đỏ. Hắn nhếch miệng, vui vẻ nói:
- Tán tu trẻ tuổi kia trước khi chết đã tiết lộ rất nhiều chuyện bê bối, có chuyện của lão gia ngài, còn có một số nhà giàu trong quận thành. Đương nhiên phần nhiều vẫn là chuyện của quận chủ họ Ngụy kia, rất khó nghe, tổ tông mười tám đời đều bị mắng tới mắng lui nhiều lần. Nếu không phải tôi ra tay nhanh, e rằng họ Ngụy kia khi còn bé có tiểu ướt quần hay không cũng bị hắn nói ra. Nếu không có gì bất ngờ, ngày mai dư luận trong quận thành sẽ xôn xao, đều là cười nhạo Ngụy quận chủ.
Giang thần Hàn Thực rõ ràng hơi ngạc nhiên:
- Hả?
Cá chép tinh đang định nói tiếp, giang thần Hàn Thực bỗng xua tay, ra hiệu hắn mau trở lại chỗ ngồi, không nên nói nhảm.
Nghe được tin tán tu chết bất đắc kỳ tử trong quận thành, trong phòng có một gã trẻ tuổi vẻ mặt ốm yếu xanh xao, lập tức không giấu được sự vui mừng, liên tục uống rượu sảng khoái.
Giang thần Hàn Thực đột nhiên ngẩng đầu nhìn về phía cửa, ánh mắt âm trầm.
Có một thiếu niên áo trắng tuấn tú tiêu sái lặng lẽ đứng ở ngoài cửa, đưa tay phủi tay áo, hất đi một ít bọt nước. Cuối cùng hắn bước qua ngưỡng cửa cao lớn, nhìn xung quanh, cười đùa cợt nhả nói:
- Người không ra người, quỷ không ra quỷ, thần không ra thần. Kỳ quái, kỳ quái, thật kỳ quái.
- --------
Chú thích:
(1) Biệt giá: tên một chức quan thời Hán, phụ tá của thứ sử, bởi vì lúc theo thứ sử tuần hành thị sát thường ngồi trên một xa giá khác, cho nên gọi là “biệt giá”. Thời Tùy, Đường từng được đổi tên là “trưởng sử”, sau đó lại khôi phục tên cũ.
(2) Giản: vũ khí giống như roi có bốn cạnh, không có lưỡi sắc, dài khoảng một mét hai, đầu trên hơi nhỏ, đầu dưới có chuôi.
Sau khi “dọn nhà”, cái hộp dài màu vàng nhạt làm từ gỗ thị huyền này lại trở nên trống trải. Hộp gỗ hiện ra màu đỏ, Ngụy Bách nói là vì đã chôn trong đất vô số năm, màu sắc từ vàng dần biến thành đỏ, mảnh gỗ chẳng những không mục nát mà còn sinh ra mùi thơm đặc biệt. Lúc này Lý Hòe ghé đầu vào hộp gỗ cẩn thận ngửi, mùi thơm dịu kia vẫn còn, không hề nhạt đi so với lúc ở trạm Chẩm Đầu.
Hắn bắt đầu dùng ngón tay tính toán bảo bối của mình. Rời trấn nhỏ quê nhà đi xa nhập học, trên đường màn trời chiếu đất, hắn chịu nhiều khổ nhọc cuối cùng vẫn có một chút thu hoạch. Ngoại trừ hòm sách nhỏ trúc xanh quý giá nhất, còn có hộp gỗ màu vàng nhạt này và tượng gỗ tượng đất. Thực ra bên trong “Đoạn Thủy Đại Nhai” còn nuôi dưỡng mấy con cá mọt rất đáng giá, cùng với con cá thanh minh bị A Lương đánh vào trong sách. Có điều Lý Hòe không thích đọc sách, rất ít lật xem quyển sách tốn gần mười lượng bạc của Trần Bình An này.
Lúc này nhìn Trần Bình An đang tập trung tinh thần khắc chữ trên cây trâm, Lý Hòe nghĩ đến mình đã tốn của người ta nhiều tiền như vậy, lúc trước còn thề thốt bảo rằng nhất định sẽ đọc, nhưng sau đó lại chẳng hề lật sách ra, trong lòng cũng cảm thấy hổ thẹn. Thế là hắn lấy “Đoạn Thủy Đại Nhai” từ trong hộp gỗ ra, tùy ý mở một trang, bắt đầu đọc thầm để lương tâm của mình dễ chịu hơn một chút.
Hắn bỗng nhiên vỗ đầu, nhớ tới một chuyện, vội vàng đưa tay vào cổ áo, sờ cái túi do chị gái Lý Liễu tự tay may, lấy ra một gói giấy dầu, lắc lư với Trần Bình An, nhếch miệng cười nói:
- Trần Bình An, có biết đây là gì không?
Trần Bình An cẩn thận để cây trâm và dao khắc xuống, dụi mắt hỏi:
- Là cái gì?
Vẻ mặt Lý Hòe dương dương đắc ý, từ trong gói giấy dầu lấy ra một tờ giấy được gấp chỉnh tề, giải thích:
- Lúc trước liên tục có người rời khỏi trường học, cuối cùng chỉ còn lại năm người là ta, Lý Bảo Bình, Lâm Thủ Nhất, Thạch Xuân Gia và Đổng Thủy Tỉnh. Trong buổi học cuối cùng, tiên sinh cho mỗi người chúng ta một tấm thiếp chữ, phía trên viết một chữ “Tề”, bảo chúng ta dụng tâm viết theo, xem như là bài tập. Sau đó tiên sinh cũng không thu lại. Chuyến này đi du học, mẹ ta cảm thấy chữ này của tiên sinh mặc dù viết rất chỉnh tề, nhưng còn không mạnh mẽ cứng cáp bằng chữ to trên câu đối xuân của nhà bên cạnh. Có điều ta và Tề tiên sinh dù sao cũng là thầy trò, lưu lại xem như để tưởng niệm, cho nên bảo chị ta lén may thêm túi trong y phục, bỏ gói giấy dầu vào. Sau đó ta hỏi Lý Bảo Bình và Lâm Thủ Nhất, Lý Bảo Bình nói không biết đã ném đi đâu rồi, còn Lâm Thủ Nhất thì nói đã cất kỹ trong nhà, sợ mang ra sẽ dễ làm mất.
Lý Hòe mở tờ giấy xếp ra, nhẹ nhàng vuốt phẳng nếp nhăn. Chỉ thấy thiếp chữ “Tề” kia rất ngay ngắn, lớn khoảng chừng bàn tay. Lý Hòe nhìn chăm chú vào chữ kia một lúc, ngẩng đầu lên nghiêm túc nói:
- Trần Bình An, chữ “Tề” này đưa cho ngươi nhé, ta giữ lại cũng vô dụng. Hơn nữa ta cũng thường vứt đồ lung tung.
Trần Bình An lắc đầu cười nói:
- Nếu ngươi sợ làm mất, trước khi đến thư viện Đại Tùy ta có thể tạm thời giúp ngươi bảo quản. Nhưng nếu đây là bài tập Tề tiên sinh giao cho ngươi, vậy ngươi là đệ tử Tề tiên sinh thì nên cất cho kỹ. Mặc dù Tề tiên sinh không có mặt, không cần viết theo, nhưng giống như mẹ ngươi đã nói, tự mình giữ lại thiếp chữ xem như là tưởng niệm.
Lý Hòe gật đầu, tiện tay bỏ tấm thiếp chữ kia vào giữa trang sách, sau đó đóng “Đoạn Thủy Đại Nhai” lại ném vào hộp gỗ. Không ngờ ba con cá mọt và con cá thanh minh ẩn náu giữa các trang sách khác nhau lại ào ào rời khỏi vị trí, xuyên qua khe hở giữa các câu chữ nhanh chóng bơi lội, cuối cùng tiến vào thiếp chữ “Tề”, cực kỳ vui sướng như cá gặp nước.
So với Lý Hòe một đường gặp may có thu hoạch lớn, Lâm Thủ Nhất thực ra cũng không kém. Một xấp bùa chú cổ xưa cấp bậc có cao có thấp, chất liệu có tốt có xấu, một bộ “Vân Thượng Lang Lang Thư”, cùng với một tấm “Sưu Sơn Đồ” có vẽ hơn trăm loại sơn tinh quỷ quái.
Còn Lý Bảo Bình thì có danh đao Tường Phù và hồ lô nuôi kiếm màu trắng bạc. Đồ vật không nhiều chỉ có hai món, nhưng đều là bảo khí tiên gia mà tu sĩ trên thế gian thèm khát.
Trần Bình An là người ra sức nhiều nhất, kết quả dường như chỉ có hạt sen màu vàng nhạt hơi khô héo kia, cũng không biết có tác dụng gì. Hôm nay còn thiếu Thôi Đông Sơn một khoản nợ lớn.
Lý Hòe nằm sấp xuống bàn, lặp lại lời cũ:
- Nhà Lâm Thủ Nhất giàu có, chỉ là thân phận con riêng rất khó xử, cho nên tâm tư của hắn khá nhạy cảm. Trần Bình An, ngươi đừng chấp nhặt với hắn.
Trần Bình An gật đầu:
- Lát nữa ta sẽ tìm hắn nói rõ là được.
Lý Hòe bỗng nhiên thốt ra một câu:
- Người tốt và người hiền lành thường bị thua thiệt, cha ta như vậy, ngươi cũng như vậy. Trần Bình An, hay là sau này ngươi đừng làm người hiền lành nữa, suy nghĩ cho mình nhiều hơn một chút, không cần mọi chuyện đều nhường nhịn người khác. Ngươi thì không sao, nhưng Lý Bảo Bình nhận ngươi làm tiểu sư thúc sẽ tức chết đấy.
Nhắc tới Lý Bảo Bình, Trần Bình An không nhịn được cười hỏi:
- Bảo Bình luôn ức hiếp ngươi, sao ngươi lại không đánh trả?
Lý Hòe buột miệng trả lời giống như đạo lý hiển nhiên:
- Ta không dám, ta đánh không lại cô ta!
Trần Bình An cười ha hả, sự mệt mỏi do vất vả khắc chữ lập tức biến mất không còn.
Lý Hòe thấy Trần Bình An cười lớn cũng vui vẻ cười theo, bởi vì trong ấn tượng Trần Bình An rất ít khi cười như vậy. Bình thường Trần Bình An nói gì làm gì cũng luôn cân nhắc cẩn thận, chỉ sợ nói sai làm sai.
Lý Hòe lập tức nhớ tới cha mình hình như cũng có đức tính này, miệng mấp máy xem như là vui vẻ, còn lông mày cụp xuống thì là không vui lắm.
Hắn do dự một thoáng, vẫn quyết định nói với Trần Bình An những lời thật lòng. Đứa trẻ gác đầu trên mặt bàn duỗi cổ, thấp giọng nói một cách thần bí:
- Có biết vì sao ta luôn nhường Lý Bảo Bình không?
Trần Bình An nói đùa:
- Ngươi thích cô ấy?
Lý Hòe trợn trắng mắt:
- Làm sao có thể, ta mới có tí tuổi như vậy! Hơn nữa ta không háo sắc như hai tên Lâm Thủ Nhất và Đổng Thủy Tỉnh, mỗi lần chị gái mang đồ tới trường giúp ta, cặp mắt của hai tên kia đều mở lớn đến mức rơi xuống đất. Nhất là Đổng Thủy Tỉnh, mỗi lần kiếm cớ đến nhà ta chơi, chị của ta không có nhà thì hắn tỏ ra chán nản, chị của ta vừa về nhà thì hắn lại trở nên phấn khởi, hận không thể gánh đầy cả hai lu nước lớn cho nhà ta. Mẹ ta thì thích Đổng Thủy Tỉnh hơn một chút, cảm thấy hắn trung thực giống như cha ta. Còn chị ta thì có lẽ thích Lâm Thủ Nhất hơn, càng lịch sự tao nhã giống như một người đọc sách.
Sau khi nói xấu Lâm Thủ Nhất và Đổng Thủy Tỉnh, sắc mặt Lý Hòe ảm đạm quay lại chủ đề chính:
- Trong trường mọi người đều cười nhạo cha ta, nói cha ta là người đàn ông hèn nhát nhất trấn nhỏ, là kẻ ở rể không có tiền đồ, suốt ngày lang thang sống dựa vào vợ, ngu ngốc hồ đồ. Rồng sinh rồng, phượng sinh phượng, con của chuột thì sẽ đào hang, cho nên con của ông ấy là ta đọc sách quả nhiên vô dụng, mỗi lần tiên sinh kiểm tra đều đứng thấp nhất.
Hắn nhếch miệng, nheo mắt cười nói:
- Gia thế của Lý Bảo Bình là tốt nhất trường, nhưng cô ấy không chơi đùa với ai, kể cả Lâm Thủ Nhất. Mỗi ngày bay tới bay lui giống như cơn gió, luôn là người đến lớp trễ nhất, cũng là người đầu tiên biến mất sau khi tan lớp. Mặc dù cô ấy chê ta ồn ào, có chuyện hay không cũng thích đánh ta, nhưng trước giờ cô ấy chưa từng chê cười cha ta. Có một lần cha đến trường học tìm ta, mọi người đều ghét bỏ, chỉ có Lý Bảo Bình sẵn lòng dẫn đường cho cha ta, còn gọi ông ấy là Lý thúc thúc, khiến cha ta vui vẻ rất nhiều ngày. Mỗi lần có người cố ý đem cha ta ra làm trò cười ngay trước mặt ta, Lý Bảo Bình đều sẽ ngăn cản bọn họ, không cho bọn họ nói xấu cha ta.
Trần Bình An cảm khái nói:
- Hóa ra là vậy. Đúng rồi, có người nào mà Lý Hòe ngươi ghét nhất không?
Lý Hòe sững sốt:
- Không có. Mỗi lần về đến nhà, ăn một cái đùi gà béo ngậy thơm phức, nghe mẹ ta dùng những chuyện vặt vãnh khiển trách cha và chị gái, tất cả sự khó chịu trong ta đều biến mất.
Trần Bình An trực tiếp dùng ngón tay vuốt tim đèn, để ngọn đèn sáng hơn một chút, cười nói:
- Ngươi lợi hại.
Lý Hòe nghi hoặc nói:
- Ta có gì lợi hại? Ta còn cảm thấy ngươi không sợ bỏng như vậy rất lợi hại. Ngươi lên núi xuống nước có thể không mang giày cỏ, biết đốn củi, biết câu cá, đó mới là lợi hại. Lý Bảo Bình là một nha đầu lỗ m.ãng, lúc còn rất nhỏ rất thích leo cây, đứng trên cao hò hét lung tung, thỉnh thoảng còn bị ngã xuống, nhưng trước giờ chưa từng khóc luôn tự mình đứng lên. Vì sợ đi đường khập khiễng bị trưởng bối trong nhà nhìn ra, cô ấy còn cố ý chờ rất muộn mới về nhà. Ngay cả một người không sợ trời không sợ đất như cô ấy, cũng cảm thấy ngươi là người tài giỏi nhất trên đời.
Trần Bình An lại cầm dao khắc lên:
- Chờ ngươi lớn lên một chút, sẽ biết tại sao mình lợi hại.
Lý Hòe nghe không hiểu, nhìn những cây trâm kia càng thấy thích:
- Khi nào thì tặng trâm cho chúng ta?
Trần Bình An dừng động tác khắc chữ:
- Đến thư viện Đại Tùy đi.
Lý Hòe hỏi:
- Sao ngươi lại đưa tấm “Sưu Sơn Đồ” kia cho Lâm Thủ Nhất? Ta nhìn ra được ngươi cũng thích nó.
Trần Bình An giơ một cây trâm ngọc lên, mượn ánh đèn cẩn thận nhìn chăm chú đường vân nhỏ bé trên đó:
- Ta sợ đồ tốt không cầm được. Các ngươi cũng không phải người ngoài, đưa cho các ngươi thì ta không đau lòng.
Lý Hòe không nhắc đến khuyết điểm của người khác, thử dò hỏi:
- Một đêm chi tiêu hai ngàn lượng bạc, cũng không đau lòng sao?
Trần Bình An để trâm ngọc và dao khắc xuống, bỏ lại vào hộp, nghiêm mặt nói:
- Ta phải ra ngoài một chút, đi thêm mấy bước nhìn ngắm phong cảnh, xem như kiếm lại mấy lượng bạc.
Lý Hòe quay đầu nhìn theo bóng lưng Trần Bình An, lén cười. Đợi đến khi Trần Bình An đóng cửa phòng lại, hắn mới yên lặng tự nói với mình, sau này nhất định phải tặng cho Trần Bình An những món đồ tốt nhất.
Bởi vì trên đường đi qua nhiều núi sông như vậy, ngay cả chuyện tiểu tiện đại tiện Trần Bình An cũng luôn giúp kẻ nhát gan như hắn, đứng cách không xa nói chuyện cho hắn đỡ sợ, không biết đã bao nhiêu lần rồi.
- --------
Trần Bình An không dám dạo chơi lung tung, chỉ đi về phía đình nghỉ mát, không ngoài dự liệu nhìn thấy Lâm Thủ Nhất đang ngồi ở đó. Hắn không dám quấy rầy vị thần tiên trên núi bộc lộ tài năng sớm nhất trong đội ngũ này, đứng ở xa nhìn một lúc, đang định xoay người rời đi, lại thấy Lâm Thủ Nhất đứng lên vẫy tay với hắn.
Trần Bình An bước vào đình nghỉ mát, phát hiện so với trước khi đi vào nhà trọ Thu Lô, Lâm Thủ Nhất dường như nhiều thêm một chút phong thái xuất trần.
Lâm Thủ Nhất chọn một chủ đề không lúng túng:
- Thôi Đông Sơn đã mượn ta một lá bùa, sau đó phá hư quy củ của nhà trọ, đi ra khỏi đình nghỉ mát này, nhảy vào giếng nước cổ kia, biến mất không thấy rồi.
Trần Bình An nhẹ giọng nói:
- Thôi Đông Sơn sống hay chết ta không quản được, cũng sẽ không quản.
Lâm Thủ Nhất kìm nén cả buổi, quay đầu nhìn về phía giếng nước:
- Chuyện vào ở nhà trọ Thu Lô, ta biết ngươi có ý tốt, nhưng ngươi nên nói với ta trước.
Trần Bình An gật đầu nói:
- Sau này ta sẽ làm như vậy.
Lâm Thủ Nhất quay đầu sang, cẩn thận quan sát sắc mặt và ánh mắt của đối phương:
- Chỉ như vậy à?
Trần Bình An hỏi ngược lại:
- Nếu không thì sao?
Lâm Thủ Nhất tự giễu nói:
- Ta còn tưởng rằng ngươi sẽ nói đạo lý với ta, hoặc là dứt khoát xắn tay áo đánh ta một trận. Thực ra ta đã sẵn sàng bị đánh không đánh trả, bị mắng không cãi lại rồi.
Trần Bình An lắc đầu, không nói gì, dựa nghiêng vào cột đình nghỉ mát, nhìn về giếng nước kia, lại không nhìn ra có gì khác thường.
Lâm Thủ Nhất nhìn Trần Bình An:
- Xin lỗi!
Trần Bình An mỉm cười xua tay, khoanh chân ngồi xuống, không chớp mắt nhìn chăm chú vào giếng nước cổ.
Lâm Thủ Nhất giống như trút được gánh nặng, lập tức nghi hoặc hỏi:
- Ngươi đang làm gì vậy?
Trần Bình An nghiêm túc nói:
- Ta muốn nhìn cho đỡ phí bạc.
Lâm Thủ Nhất đã là người tu hành vội vàng đưa tay dụi má, không muốn để cho mình bật cười.
- --------
Bên bờ sông Hàn Thực, phủ đệ Đại Thủy.
Gã đàn ông mặc áo bào xanh ngồi trên ghế chủ nhân nhìn về khách khứa trong phòng, thấy liên tục có người đứng dậy giơ ly mời rượu, nói những lời ca công tụng đức, trên mặt liền lộ vẻ hài lòng đắc ý.
Vừa rồi có một vị văn hào nổi tiếng trong ngoài triều đình đứng dậy mời rượu, nói bản quận mưa thuận gió hòa nhiều năm như vậy, tất cả phải quy công cho thủy thần lão gia hắn. Trong lời nói, dân sinh tốt xấu của một quận chẳng liên quan gì đến quận chủ họ Ngụy kia. Mấu chốt là không chỉ có một người thốt ra những lời nịnh bợ lộ liễu như vậy. Một người khác mặc quan phục tam phẩm của nước Hoàng Đình, không hề do dự đứng dậy mời rượu, phụ họa với vị văn hào kia nói những lời khen ngợi. Thân là quan lớn tam phẩm, biệt giá (1) của một châu, là người có bậc quan cao nhất trong đại điển tế tự lần này, nhưng khi đối diện với người ngồi trên ghế chủ nhân vẫn luôn miệng gọi “thủy thần lão gia”.
Một khi trở thành thần linh hưởng thụ hương khói, tên họ, gia tộc khi còn sống đều bị che giấu. Còn người có thể gặp mặt thần linh đều kiêng tên húy, phải chú ý không được chỉ mặt gọi tên.
“Lão gia” là một cách xưng hô thông tục khá ổn thỏa, còn vì sao gọi như vậy thì có rất nhiều nghị luận. Trong đó có một ý kiến xác thực nhất, trong ba vị đại đệ tử thân truyền của Đạo Tổ, có một người thích gọi ân sư là “lão gia”. Đạo Tổ vui vẻ chấp nhận, vì vậy đã lưu truyền đến nay.
Giang thần Hàn Thực chậm rãi dời mắt đi. Hai bên trái phải trong phòng là bốn tên tâm phúc của hắn, đã đi theo hắn chinh chiến bốn phương, lâu thì hơn ba trăm năm, ngắn thì cũng hơn trăm năm. Trong đó có một kẻ trước khi hóa thành hình người, bản tôn là một con cá chép đỏ tươi, xưng huynh gọi đệ với một tu sĩ cá chép tinh khác ở sông Xung Đạm Đại Ly, quan hệ tâm đầu ý hợp.
Có điều con cá chép tinh này đang có nhiệm vụ trên người, cho nên vị trí không ai ngồi.
Một kẻ khác là rắn nước tu luyện thành tinh, sử dụng một đôi giản sắt (2), là di vật tiên nhân mà hắn vô tình lấy được. Mỗi lần chém giết với người khác, hắn thích dùng giản sắt đánh nát đầu đối thủ. Hắn còn thích nuốt đồng nam đồng nữ, chỉ là bị giang thần Hàn Thực kiềm chế, thỉnh thoảng mới ra ngoài tìm thức ăn, không dám ngang ngược quá mức.
Còn có một kẻ vốn là con cóc, thiên tư tốt nhất nhưng bản tính lười biếng, cho nên cảnh giới thấp nhất. Hắn có thiên phú phi phàm, động một tí là nuốt thật nhiều nước sông ở ngã rẽ sông lớn, chỉ cần không khép miệng là có thể uống nước không ngừng, vĩnh viễn sẽ không căng bụng. Cho nên không ai dám khi dễ hắn, rất được giang thần Hàn Thực coi trọng. Từng có hai tên thủy thần sông ngòi liên kết phạm thượng làm loạn, tập hợp rất nhiều thế lực muốn lật đổ vị trí của giang thần Hàn Thực. Hắn liền phụng mệnh lên bờ lẻn vào nước sông đầu nguồn, sau đó hiện ra chân thân, thể hình giống như một ngọn núi, nuốt trọn nước sông đầu nguồn, buộc hà thần kia không chiến mà hàng. Một hà thần khác chỉ còn một thân một mình, cuối cùng bị giang thần Hàn Thực đánh nát miếu thờ và kim thân, mảnh vụn chìm vào dưới đáy sông Hàn Thực, vĩnh viễn không được siêu sinh.
Một kẻ cuối cùng có vẻ không hợp với ba tên khác, râu đẹp áo nho, hào hoa phong nhã. Nếu không phải sắc mặt xanh đen khác với người sống trên dương gian, nhìn thế nào cũng giống như một nho sinh trung niên thuộc dòng dõi trí thức.
Người này mặc dù không nổi tiếng về chiến lực trong phủ đệ Đại Thủy, nhưng lại là quân sư đứng đầu được công nhận, vẫn luôn nấp ở sau màn bày mưu tính kế cho thủy thần lão gia, cũng không thích lập bang kết phái, không có chí hướng cao cả gì.
Trong số tỳ nữ nha hoàn dâng trà đưa rượu trong phòng, có một nửa là người đẹp trong nhân gian, còn một nửa thì bôi son phấn đặc biệt, dùng nó che giấu khí tức tử thi, bởi vì bọn họ là quỷ nước đã rơi xuống sông bỏ mình.
Bất kể là chết đuối hay nhảy sông tự sát, dĩ nhiên không phải ai cũng có thể trở thành quỷ nước. Phải là sau khi chết ác khí khó tan, cùng với thể chất bẩm sinh trước khi chết và thời gian chết phù hợp, hồn phách may mắn ngưng tụ không tan, mới có thể được phủ đệ Đại Thủy thu làm nha hoàn. Có một số kẻ trở thành quỷ nước bị gió mạnh tàn phá, cũng sẽ không ngừng tan thành mây khói.
Chẳng hạn như gió đánh hồn và gió thổi phách thường xuất hiện vào thời tiết kim thu (mùa thu). Trong ngũ hành thì kim là chủ sát, hai cơn gió này một vào ban ngày còn một vào ban đêm, thay phiên thổi qua, là một trong số thiên địch của ma quỷ. Trong thế tục có câu “hồn bay phách lạc”, chính là do chúng gây nên. Bình thường hai cơn gió này chỉ sinh ra uy hiếp với âm vật, nhưng nếu người sống thân thể yếu ớt, phúc lộc mỏng manh, cũng có khả năng bị chúng gây thương tổn.
Lại có câu là “sau thu xử trảm”, quan phủ thường hành hình sau mùa thu, chính là để phòng ngừa ác quỷ lan tràn.
Ngoại trừ thứ này, phàm phu tục tử thường nghe thấy tiếng sấm mùa xuân, đối với âm vật tà ác ô uế thì nó giống như tiếng trống đòi mạng, càng là cửa khẩu khó vượt qua được.
Vì vậy có thể thấy, nếu nói làm người không dễ, làm quỷ dường như cũng không dễ.
Trong phủ đệ Đại Thủy, ngoại trừ bốn tên đại tướng tâm phúc thì đều là khách đến nhà chúc mừng.
Người mà giang thần Hàn Thực nhìn thuận mắt nhất, đương nhiên là vị văn hào tiếng tăm lừng lẫy kia, năm xưa chẳng qua là một tú tài cổ hủ không cẩn thận sa chân rơi xuống nước. Đáng tiếc người này thật sự không phải nhân tài làm quan, cho dù có thủy thần lão gia hắn nâng đỡ, vẫn chỉ làm đến ngôn quan lục phẩm. Cuối cùng dứt khoát tuyên bố với bên ngoài từ quan quy ẩn, xây dựng một phủ đệ hào hoa trong rừng núi Hạ châu phía bắc nước Hoàng Đình, làm tể tướng rừng núi tiêu dao tự tại. Sau khi từ quan, trải qua hơn hai mươi năm kinh doanh, đã được khen là tông chủ văn đàn phía bắc nước Hoàng Đình. Người này vẫn luôn tuyên truyền tạo thế cho giang thần Hàn Thực, chỉ riêng thơ từ về sông Hàn Thực đã hơn hai mươi bài, cứ mỗi hai ba năm sẽ mời rất nhiều văn nhân thi sĩ cử hành hội thơ ở sông Hàn Thực, vung tiền như rác, rượu ngon món ngon, hoa khôi tỳ nữ, hết sức phong lưu.
Còn như con trai của văn hào một đường lên chức trong triều nước Hoàng Đình, cháu trai tố chất bình thường lại trở thành người tu hành, những chuyện này không ai muốn đi sâu nghiên cứu, hoặc là nói cũng không có gan truy xét căn nguyên.
Vị tông chủ văn đàn được gọi là Hoàng lão đạo nhân, lúc này đang trò chuyện với biệt giá đại nhân rất vui vẻ, cười nói cởi mở.
Biệt giá là người đứng thứ ba trên danh nghĩa của một châu. Người đứng đầu đương nhiên là thứ sử, sau đó là tướng quân đóng giữ bản địa, tay nắm binh quyền. Trong nước Hoàng Đình võ tướng yếu thế, triều đình trọng văn khinh võ, cho nên quan uy của biệt giá thường vượt trên tướng quân một châu. Ý nghĩa tồn tại của biệt giá, phần nhiều là hoàng đế dùng để cản trở và hạn chế thứ sử.
Lúc này mọi người đều bất giác ngừng nói, quay đầu nhìn về phía cửa. Chỉ thấy có một gã đàn ông mặc giáp hai má mọc râu dài bước nhanh vào phòng, ôm quyền cười lớn nói:
- Bẩm lão gia, tên tán tu không biết trời cao đất dày kia đã chết rồi, đầu bị tôi tự mình chém đứt, không có gì bất trắc.
Giang thần Hàn Thực trước tiên liếc nhìn vẻ mặt của một lão già tóc trắng trong phòng, phát hiện gã đàn ông mặc giáp hông đeo kích ngắn muốn nói lại thôi, liền cười bảo:
- Có rắm thì đánh đi.
Gã đàn ông này chính là người thông qua giếng nước cổ đi đến nhà trọ Thu Lô, bản tôn là một con cá chép màu đỏ. Hắn nhếch miệng, vui vẻ nói:
- Tán tu trẻ tuổi kia trước khi chết đã tiết lộ rất nhiều chuyện bê bối, có chuyện của lão gia ngài, còn có một số nhà giàu trong quận thành. Đương nhiên phần nhiều vẫn là chuyện của quận chủ họ Ngụy kia, rất khó nghe, tổ tông mười tám đời đều bị mắng tới mắng lui nhiều lần. Nếu không phải tôi ra tay nhanh, e rằng họ Ngụy kia khi còn bé có tiểu ướt quần hay không cũng bị hắn nói ra. Nếu không có gì bất ngờ, ngày mai dư luận trong quận thành sẽ xôn xao, đều là cười nhạo Ngụy quận chủ.
Giang thần Hàn Thực rõ ràng hơi ngạc nhiên:
- Hả?
Cá chép tinh đang định nói tiếp, giang thần Hàn Thực bỗng xua tay, ra hiệu hắn mau trở lại chỗ ngồi, không nên nói nhảm.
Nghe được tin tán tu chết bất đắc kỳ tử trong quận thành, trong phòng có một gã trẻ tuổi vẻ mặt ốm yếu xanh xao, lập tức không giấu được sự vui mừng, liên tục uống rượu sảng khoái.
Giang thần Hàn Thực đột nhiên ngẩng đầu nhìn về phía cửa, ánh mắt âm trầm.
Có một thiếu niên áo trắng tuấn tú tiêu sái lặng lẽ đứng ở ngoài cửa, đưa tay phủi tay áo, hất đi một ít bọt nước. Cuối cùng hắn bước qua ngưỡng cửa cao lớn, nhìn xung quanh, cười đùa cợt nhả nói:
- Người không ra người, quỷ không ra quỷ, thần không ra thần. Kỳ quái, kỳ quái, thật kỳ quái.
- --------
Chú thích:
(1) Biệt giá: tên một chức quan thời Hán, phụ tá của thứ sử, bởi vì lúc theo thứ sử tuần hành thị sát thường ngồi trên một xa giá khác, cho nên gọi là “biệt giá”. Thời Tùy, Đường từng được đổi tên là “trưởng sử”, sau đó lại khôi phục tên cũ.
(2) Giản: vũ khí giống như roi có bốn cạnh, không có lưỡi sắc, dài khoảng một mét hai, đầu trên hơi nhỏ, đầu dưới có chuôi.