Kiếm Lai
Chương 189: Rung áo
Tạ Tạ trở lại bên đống lửa, thấy Lâm Thủ Nhất và Thanh nương nương đã sắp kết thúc, cô chỉ liếc nhìn ván cờ một cái rồi đưa tay đến gần hơ lửa.
Trần Bình An chặt từng nhánh cây, dựng ba chiếc lều vải đơn sơ, sau đó đi đến bên cạnh Lý Bảo Bình. Tiểu cô nương ngáp một cái rồi chạy đi ngủ. Lý Hòe và Lâm Thủ Nhất dùng chung một chiếc lều, Tạ Tạ cũng có lều vải của riêng mình. Vu Lộc thường ngủ ở chỗ lái xe, chỉ cần một tấm thảm nửa trải nửa cuốn là có thể qua một đêm.
Đương nhiên phần lớn thời gian đội ngũ đều có thể thuận lợi tìm được chỗ ở, đó là nhà trọ lữ xá, hoặc là đạo quán chùa chiền giữa núi rừng.
Đã từng có một đêm mưa gió, mượn đèn đóm lờ mờ, bọn họ vất vả tìm được một gia đình giàu có. Chủ nhân là thị lang Hộ bộ tiền nhiệm của nước Hoàng Đình, xây dựng phủ đệ ẩn cư trong rừng núi. Ông lão bảy mươi khá hiếu khách, thấy đám trẻ Lý Bảo Bình vác hòm sách du học thì rất vui vẻ. Cho dù biết bọn họ đến từ Đại Ly có thể xem là nửa nước đối địch, ông ta vẫn nhiệt tình khoản đãi. Về chuyện ăn uống, ông ta càng tuân thủ lời dạy của thánh nhân “thức ăn phải tinh chế, xắt lát phải kỹ càng”, khiến đám dế nhũi ở địa phương nhỏ như Trần Bình An được mở rộng tầm mắt.
Sau khi mọi người trò chuyện, ông lão dường như rất hợp ý với Lý Bảo Bình và Vu Lộc. Biết Lý Bảo Bình thích đọc du ký, chẳng những tặng vài cuốn sách du ký giấu riêng, còn khăng khăng muốn dẫn bọn họ đi tham quan danh lam thắng cảnh. Đó là một vách đá bên bờ sông rất nổi tiếng ở bản địa, bề mặt bằng phẳng như gương, phía trên có bản khắc đá cổ xưa không biết đã tồn tại bao nhiêu năm. Kiểu chữ được khắc chưa từng thấy trong kinh truyện, nhìn rất khó hiểu. Trong lịch sử đã có vô số văn nhân thi sĩ tới nơi này chiêm ngưỡng cảnh tượng đặc sắc. Ở nước Hoàng Đình và thượng quốc của nó là vương triều Đại Tùy, khắc đá và bản dập được lưu truyền rất rộng rãi, nhưng vẫn không ai nghiên cứu ra ngụ ý thật sự của những văn tự kia.
Khi đó Thôi Đông Sơn chỉ đứng từ xa liếc nhìn vách đá, liền nói đó là từ ngữ mà Thiên Đế răn dạy giao long, do Lôi Bộ Thiên Quân tự tay khắc lên.
Ông lão cười ha hả, hiển nhiên không tin. Các đời tiên hiền dụng tâm nghiên cứu lâu như vậy cũng không dám kết luận bừa, một thiếu niên mười bốn mười lăm tuổi lại thuận miệng nói ra, lão thị lang của nước Hoàng Đình không tin cũng là chuyện bình thường.
Sau khi rời khỏi phủ đệ của lão thị lang, mỗi lần Trần Bình An dùng bếp đất nấu thức ăn ở nơi hoang dã, đều phát hiện ánh mắt của mọi người không đúng lắm. Nhất là Lý Bảo Bình còn giấu đầu lòi đuôi nói ra một câu:
- Tiểu sư thúc, đồ ăn mà anh nấu ngon lắm, thật đấy, không kém hơn thức ăn ở nhà lão thị lang kia!
Lý Hòe cũng cảm thấy mệt rã rời, chào Lâm Thủ Nhất một tiếng rồi đi về lều ngủ trước. Lâm Thủ Nhất thì không buồn ngủ, tiếp tục tranh thắng thua trên bàn cờ với vị Thanh nương nương kia.
Sau đó Lâm Thủ Nhất nói với Trần Bình An, hắn muốn cùng Thanh nương nương đi lê.n đỉnh núi một chuyến, lấy quyển sách dạy đánh cờ quý giá giấu trong miếu nhỏ. Có lẽ vì sợ Trần Bình An lo lắng, thiếu niên mỉm cười giải thích, nói rằng Thanh nương nương vốn định đi một mình, là do hắn chủ động yêu cầu đi chung.
Trần Bình An không tiện nói gì thêm, chỉ bảo Lâm Thủ Nhất đi đường ban đêm chú ý an toàn.
Có lẽ là do phép tắc đặc biệt trên núi, hai chân của Thanh nương nương không chạm đất, bồng bềnh đi chầm chậm, hơn nữa trước người còn xuất hiện một đóm lửa xanh biếc thắp sáng chung quanh. Cô vừa đi vừa trò chuyện với Lâm Thủ Nhất rất vui vẻ, cảnh này chẳng những không làm người ta cảm thấy kinh hãi, ngược lại có mấy phần ý thơ phong lưu “đốt đuốc chơi đêm, nhân khi cao hứng” trong quyển du ký núi sông của Lý Bảo Bình.
- --------
Sau khi Tạ Tạ rời đi, Thôi Đông Sơn một mình đứng trên cành cao. Trong núi lớn chợt có tiếng chim đêm, thê lương khiếp người. Loại chim này được dân chúng nước Hoàng Đình gọi là “chim lưu lạc”, là dấu hiệu không lành, thường liên quan đến “báo tang” hay “tin dữ”.
Một đoàn khói đen xuyên qua rừng cây, bay đến bên cạnh thiếu niên áo trắng, lơ lửng giữa trời.
Thôi Đông Sơn ngừng suy nghĩ lộn xộn, hỏi:
- Phải đi rồi à?
Âm thần gật đầu nói:
- Đống bùa hộ mệnh mà lão Dương ban cho, quả thật có thể phòng ngự tổn thương hồn phách do dương khí gió mạnh và thành trì quan ải gây ra, nhưng chỉ dùng Dã Phu quan Đại Ly làm điểm cuối, đi về một chuyến là vừa đủ. Ta tự mình hộ tống đến Hoành Sơn, thực ra đã rất miễn cưỡng rồi, nói không chừng đến khu vực sông Tú Hoa và huyện thành Uyển Bình sẽ bắt đầu khó chịu.
Nét mặt âm thần như sóng gợn trong hồ, đèn đóm chập chờn, không ngừng biến đổi, mơ hồ không rõ. Ông ta cảm khái nói:
- Mặc dù không biết lão Dương đã mua bán gì với ngài, nhưng ta hi vọng trước khi đến thư viện Đại Tùy, quốc sư đại nhân có thể đầu xuôi đuôi lọt với bọn Trần Bình An.
Thôi Đông Sơn cũng xem như khách sáo với âm thần này:
- Ta sẽ làm hết sức.
Âm thần đột nhiên cười hỏi:
- Quốc sư đại nhân, có tin thiện ác có báo ứng không?
Thôi Đông Sơn lắc đầu nói:
- Trước giờ không tin. Nếu ngươi muốn khuyên ta tích đức hành thiện, vậy ta cũng khuyên ngươi một câu, không cùng đường thì không thể cùng mưu tính. Thay vì lo lắng ta có thể bảo vệ ân nhân Trần Bình An của ngươi hay không, còn không bằng lo lắng vợ con mình ở phương xa mà ngươi không trông nom được, liệu có bị Tiệt Giang Chân Quân Lưu Chí Mậu của hồ Thư Giản biến thành hai quân cờ tùy ý sắp đặt hay không.
Âm thần thở dài một tiếng, bất đắc dĩ nói:
- Sức người cũng có lúc cạn, huống hồ là loại âm vật trời đất căm ghét như ta.
Thôi Đông Sơn cười nói:
- Đại đạo không có đường cùng, chẳng qua là phân chia khó dễ. Tụ âm là quỷ, tụ dương là thần, không liên quan đến có phải là người hay không. Hôm nay ngươi cũng không phải không có cơ hội phong thần, con đường tu hành của những yêu quái núi sông kia mới là gập ghềnh thật sự.
Âm thần khàn giọng cười nói:
- Quả thật như vậy.
Sau khi im lặng một lúc lâu, vẫn không có ý rời khỏi.
Thôi Đông Sơn hỏi:
- Thế nào, còn gì muốn nói sao? Ta biết ngoại trừ báo ân, bản thân ngươi cũng rất coi trọng Trần Bình An. Nhưng ngươi chắc chắn không biết, ban đầu ta cũng cảm thấy như vậy, còn sớm hơn bất cứ người. Chỉ là chuyện này liên quan đến nội tình đại đạo, không tiện nói rõ với ngươi. Ngươi chỉ cần biết, lúc trước mặc dù ta ở kinh thành Đại Ly, nhưng ánh mắt và sự quan tâm hướng về Trần Bình An không hề kém hơn lão Dương.
Âm thần lắc đầu cười nói:
- Không liên quan đến chuyện này.
Thôi Đông Sơn nhíu mày nói:
- Bây giờ tâm tình của ta không tốt lắm, có rắm thì mau đánh đi.
Âm thần không để bụng, chậm rãi nói:
- Quan điểm công tích sự nghiệp của tiên sinh, lợi nước lợi dân, ta rất khâm phục. Bên trong Nho gia tuy có chỉ trích, chê nhiều hơn khen, nhưng khi còn sống ta đã tin tưởng, trăm ngàn năm sau như thế nào là chuyện của con cháu đời sau, không bằng lập tức dùng học vấn ban ân huệ cho muôn dân, lấy thái bình thịnh thế làm trọng.
Thôi Đông Sơn hơi kinh ngạc, nhướng mày, không nhịn được quay đầu hỏi:
- Không ngờ ngươi còn ủng hộ học vấn của ta?
Âm thần làm một động tác ngoài dự đoán, lại học theo vãn bối môn sinh Nho gia khi đối diện với tiên hiền phu tử, cung kính chắp tay thi lễ, cúi đầu cao giọng nói:
- Một vái này của Cố mỗ, không vái quốc sư Đại Ly gì cả, chỉ kính đạo đức văn chương của tiên sinh Thôi Sàm sẽ không bị đem gác xó.
Đến khi âm thần kia đã bay ra ngoài mấy trăm dặm, Thôi Đông Sơn mới chậm rãi khôi phục tinh thần, trên mặt buồn vui lẫn lộn.
Cuối cùng hắn tiến lên trước một bước, nhánh cây dưới chân càng cong hơn, đột nhiên rung tay áo, hai tay đặt ở sau người, vẻ mặt không còn chán nản.
Thiếu niên giống như “rung áo trên núi cao, khí thế ta dâng trào”.
- --------
Lúc Lâm Thủ Nhất trở về sắc mặt tái xanh, tay nắm chặt một quyển sách cổ ố vàng, ngồi bên cạnh đống lửa.
Trần Bình An hỏi:
- Thế nào rồi?
Lâm Thủ Nhất nghiến răng nghiến lợi nói:
- Một đám trí thức bại hoại! Bọn người đọc sách xuất thân thế gia nước Hoàng Đình này, tụ tập trong miếu nhỏ uống rượu say cũng thôi đi, còn làm ra hành vi vô lễ như vậy! Mặt dày vô sỉ, trí thức quét rác! Nếu như ta là Thanh nương nương, đã sớm đuổi bọn người đáng ghét này ra khỏi núi rồi!
Trần Bình An hỏi:
- Bất kể đã xảy ra chuyện gì, có phải Thanh nương nương vẫn không làm gì cả đúng không?
Lâm Thủ Nhất gật đầu.
Trần Bình An nói:
- Vậy ngươi cứ nhập gia tùy tục đi.
Lâm Thủ Nhất ngẩng đầu lên, cảm thấy nghi hoặc không hiểu. Nhưng khi hắn nhìn thấy gương mặt hơi đen quen thuộc kia, bỗng nhiên tĩnh tâm lại, thở dài nhẹ giọng nói:
- Ta hiểu rồi.
Trần Bình An chặt từng nhánh cây, dựng ba chiếc lều vải đơn sơ, sau đó đi đến bên cạnh Lý Bảo Bình. Tiểu cô nương ngáp một cái rồi chạy đi ngủ. Lý Hòe và Lâm Thủ Nhất dùng chung một chiếc lều, Tạ Tạ cũng có lều vải của riêng mình. Vu Lộc thường ngủ ở chỗ lái xe, chỉ cần một tấm thảm nửa trải nửa cuốn là có thể qua một đêm.
Đương nhiên phần lớn thời gian đội ngũ đều có thể thuận lợi tìm được chỗ ở, đó là nhà trọ lữ xá, hoặc là đạo quán chùa chiền giữa núi rừng.
Đã từng có một đêm mưa gió, mượn đèn đóm lờ mờ, bọn họ vất vả tìm được một gia đình giàu có. Chủ nhân là thị lang Hộ bộ tiền nhiệm của nước Hoàng Đình, xây dựng phủ đệ ẩn cư trong rừng núi. Ông lão bảy mươi khá hiếu khách, thấy đám trẻ Lý Bảo Bình vác hòm sách du học thì rất vui vẻ. Cho dù biết bọn họ đến từ Đại Ly có thể xem là nửa nước đối địch, ông ta vẫn nhiệt tình khoản đãi. Về chuyện ăn uống, ông ta càng tuân thủ lời dạy của thánh nhân “thức ăn phải tinh chế, xắt lát phải kỹ càng”, khiến đám dế nhũi ở địa phương nhỏ như Trần Bình An được mở rộng tầm mắt.
Sau khi mọi người trò chuyện, ông lão dường như rất hợp ý với Lý Bảo Bình và Vu Lộc. Biết Lý Bảo Bình thích đọc du ký, chẳng những tặng vài cuốn sách du ký giấu riêng, còn khăng khăng muốn dẫn bọn họ đi tham quan danh lam thắng cảnh. Đó là một vách đá bên bờ sông rất nổi tiếng ở bản địa, bề mặt bằng phẳng như gương, phía trên có bản khắc đá cổ xưa không biết đã tồn tại bao nhiêu năm. Kiểu chữ được khắc chưa từng thấy trong kinh truyện, nhìn rất khó hiểu. Trong lịch sử đã có vô số văn nhân thi sĩ tới nơi này chiêm ngưỡng cảnh tượng đặc sắc. Ở nước Hoàng Đình và thượng quốc của nó là vương triều Đại Tùy, khắc đá và bản dập được lưu truyền rất rộng rãi, nhưng vẫn không ai nghiên cứu ra ngụ ý thật sự của những văn tự kia.
Khi đó Thôi Đông Sơn chỉ đứng từ xa liếc nhìn vách đá, liền nói đó là từ ngữ mà Thiên Đế răn dạy giao long, do Lôi Bộ Thiên Quân tự tay khắc lên.
Ông lão cười ha hả, hiển nhiên không tin. Các đời tiên hiền dụng tâm nghiên cứu lâu như vậy cũng không dám kết luận bừa, một thiếu niên mười bốn mười lăm tuổi lại thuận miệng nói ra, lão thị lang của nước Hoàng Đình không tin cũng là chuyện bình thường.
Sau khi rời khỏi phủ đệ của lão thị lang, mỗi lần Trần Bình An dùng bếp đất nấu thức ăn ở nơi hoang dã, đều phát hiện ánh mắt của mọi người không đúng lắm. Nhất là Lý Bảo Bình còn giấu đầu lòi đuôi nói ra một câu:
- Tiểu sư thúc, đồ ăn mà anh nấu ngon lắm, thật đấy, không kém hơn thức ăn ở nhà lão thị lang kia!
Lý Hòe cũng cảm thấy mệt rã rời, chào Lâm Thủ Nhất một tiếng rồi đi về lều ngủ trước. Lâm Thủ Nhất thì không buồn ngủ, tiếp tục tranh thắng thua trên bàn cờ với vị Thanh nương nương kia.
Sau đó Lâm Thủ Nhất nói với Trần Bình An, hắn muốn cùng Thanh nương nương đi lê.n đỉnh núi một chuyến, lấy quyển sách dạy đánh cờ quý giá giấu trong miếu nhỏ. Có lẽ vì sợ Trần Bình An lo lắng, thiếu niên mỉm cười giải thích, nói rằng Thanh nương nương vốn định đi một mình, là do hắn chủ động yêu cầu đi chung.
Trần Bình An không tiện nói gì thêm, chỉ bảo Lâm Thủ Nhất đi đường ban đêm chú ý an toàn.
Có lẽ là do phép tắc đặc biệt trên núi, hai chân của Thanh nương nương không chạm đất, bồng bềnh đi chầm chậm, hơn nữa trước người còn xuất hiện một đóm lửa xanh biếc thắp sáng chung quanh. Cô vừa đi vừa trò chuyện với Lâm Thủ Nhất rất vui vẻ, cảnh này chẳng những không làm người ta cảm thấy kinh hãi, ngược lại có mấy phần ý thơ phong lưu “đốt đuốc chơi đêm, nhân khi cao hứng” trong quyển du ký núi sông của Lý Bảo Bình.
- --------
Sau khi Tạ Tạ rời đi, Thôi Đông Sơn một mình đứng trên cành cao. Trong núi lớn chợt có tiếng chim đêm, thê lương khiếp người. Loại chim này được dân chúng nước Hoàng Đình gọi là “chim lưu lạc”, là dấu hiệu không lành, thường liên quan đến “báo tang” hay “tin dữ”.
Một đoàn khói đen xuyên qua rừng cây, bay đến bên cạnh thiếu niên áo trắng, lơ lửng giữa trời.
Thôi Đông Sơn ngừng suy nghĩ lộn xộn, hỏi:
- Phải đi rồi à?
Âm thần gật đầu nói:
- Đống bùa hộ mệnh mà lão Dương ban cho, quả thật có thể phòng ngự tổn thương hồn phách do dương khí gió mạnh và thành trì quan ải gây ra, nhưng chỉ dùng Dã Phu quan Đại Ly làm điểm cuối, đi về một chuyến là vừa đủ. Ta tự mình hộ tống đến Hoành Sơn, thực ra đã rất miễn cưỡng rồi, nói không chừng đến khu vực sông Tú Hoa và huyện thành Uyển Bình sẽ bắt đầu khó chịu.
Nét mặt âm thần như sóng gợn trong hồ, đèn đóm chập chờn, không ngừng biến đổi, mơ hồ không rõ. Ông ta cảm khái nói:
- Mặc dù không biết lão Dương đã mua bán gì với ngài, nhưng ta hi vọng trước khi đến thư viện Đại Tùy, quốc sư đại nhân có thể đầu xuôi đuôi lọt với bọn Trần Bình An.
Thôi Đông Sơn cũng xem như khách sáo với âm thần này:
- Ta sẽ làm hết sức.
Âm thần đột nhiên cười hỏi:
- Quốc sư đại nhân, có tin thiện ác có báo ứng không?
Thôi Đông Sơn lắc đầu nói:
- Trước giờ không tin. Nếu ngươi muốn khuyên ta tích đức hành thiện, vậy ta cũng khuyên ngươi một câu, không cùng đường thì không thể cùng mưu tính. Thay vì lo lắng ta có thể bảo vệ ân nhân Trần Bình An của ngươi hay không, còn không bằng lo lắng vợ con mình ở phương xa mà ngươi không trông nom được, liệu có bị Tiệt Giang Chân Quân Lưu Chí Mậu của hồ Thư Giản biến thành hai quân cờ tùy ý sắp đặt hay không.
Âm thần thở dài một tiếng, bất đắc dĩ nói:
- Sức người cũng có lúc cạn, huống hồ là loại âm vật trời đất căm ghét như ta.
Thôi Đông Sơn cười nói:
- Đại đạo không có đường cùng, chẳng qua là phân chia khó dễ. Tụ âm là quỷ, tụ dương là thần, không liên quan đến có phải là người hay không. Hôm nay ngươi cũng không phải không có cơ hội phong thần, con đường tu hành của những yêu quái núi sông kia mới là gập ghềnh thật sự.
Âm thần khàn giọng cười nói:
- Quả thật như vậy.
Sau khi im lặng một lúc lâu, vẫn không có ý rời khỏi.
Thôi Đông Sơn hỏi:
- Thế nào, còn gì muốn nói sao? Ta biết ngoại trừ báo ân, bản thân ngươi cũng rất coi trọng Trần Bình An. Nhưng ngươi chắc chắn không biết, ban đầu ta cũng cảm thấy như vậy, còn sớm hơn bất cứ người. Chỉ là chuyện này liên quan đến nội tình đại đạo, không tiện nói rõ với ngươi. Ngươi chỉ cần biết, lúc trước mặc dù ta ở kinh thành Đại Ly, nhưng ánh mắt và sự quan tâm hướng về Trần Bình An không hề kém hơn lão Dương.
Âm thần lắc đầu cười nói:
- Không liên quan đến chuyện này.
Thôi Đông Sơn nhíu mày nói:
- Bây giờ tâm tình của ta không tốt lắm, có rắm thì mau đánh đi.
Âm thần không để bụng, chậm rãi nói:
- Quan điểm công tích sự nghiệp của tiên sinh, lợi nước lợi dân, ta rất khâm phục. Bên trong Nho gia tuy có chỉ trích, chê nhiều hơn khen, nhưng khi còn sống ta đã tin tưởng, trăm ngàn năm sau như thế nào là chuyện của con cháu đời sau, không bằng lập tức dùng học vấn ban ân huệ cho muôn dân, lấy thái bình thịnh thế làm trọng.
Thôi Đông Sơn hơi kinh ngạc, nhướng mày, không nhịn được quay đầu hỏi:
- Không ngờ ngươi còn ủng hộ học vấn của ta?
Âm thần làm một động tác ngoài dự đoán, lại học theo vãn bối môn sinh Nho gia khi đối diện với tiên hiền phu tử, cung kính chắp tay thi lễ, cúi đầu cao giọng nói:
- Một vái này của Cố mỗ, không vái quốc sư Đại Ly gì cả, chỉ kính đạo đức văn chương của tiên sinh Thôi Sàm sẽ không bị đem gác xó.
Đến khi âm thần kia đã bay ra ngoài mấy trăm dặm, Thôi Đông Sơn mới chậm rãi khôi phục tinh thần, trên mặt buồn vui lẫn lộn.
Cuối cùng hắn tiến lên trước một bước, nhánh cây dưới chân càng cong hơn, đột nhiên rung tay áo, hai tay đặt ở sau người, vẻ mặt không còn chán nản.
Thiếu niên giống như “rung áo trên núi cao, khí thế ta dâng trào”.
- --------
Lúc Lâm Thủ Nhất trở về sắc mặt tái xanh, tay nắm chặt một quyển sách cổ ố vàng, ngồi bên cạnh đống lửa.
Trần Bình An hỏi:
- Thế nào rồi?
Lâm Thủ Nhất nghiến răng nghiến lợi nói:
- Một đám trí thức bại hoại! Bọn người đọc sách xuất thân thế gia nước Hoàng Đình này, tụ tập trong miếu nhỏ uống rượu say cũng thôi đi, còn làm ra hành vi vô lễ như vậy! Mặt dày vô sỉ, trí thức quét rác! Nếu như ta là Thanh nương nương, đã sớm đuổi bọn người đáng ghét này ra khỏi núi rồi!
Trần Bình An hỏi:
- Bất kể đã xảy ra chuyện gì, có phải Thanh nương nương vẫn không làm gì cả đúng không?
Lâm Thủ Nhất gật đầu.
Trần Bình An nói:
- Vậy ngươi cứ nhập gia tùy tục đi.
Lâm Thủ Nhất ngẩng đầu lên, cảm thấy nghi hoặc không hiểu. Nhưng khi hắn nhìn thấy gương mặt hơi đen quen thuộc kia, bỗng nhiên tĩnh tâm lại, thở dài nhẹ giọng nói:
- Ta hiểu rồi.