Kiếm Lai
Chương 151: Lạy núi
Nhóm người dọc theo suối Long Tu và sông Thiết Phù chậm rãi đi về hướng nam, một ngày có thể đi hơn sáu mươi dặm. Lý Bảo Bình và Lý Hòe đều là đứa trẻ sức chân khác với người thường. Lâm Thủ Nhất mặc dù là con cháu nhà giàu, giày cỏ cũng đã rách hai đôi, nhưng không muốn kêu khổ nhận thua trước mặt hai đứa trẻ họ Lý, cho nên vẫn cố chịu đựng. Cộng thêm Trần Bình An đã dạy hắn phương pháp dùng thảo dược bôi chân, cuối cùng cũng nghiến răng vượt qua. Trong đội ngũ có lừa trắng và ngựa giúp chở đồ, vì vậy đi đường cũng không quá gian khổ.
Từ đáy lòng Trần Bình An rất bội phục ba đứa trẻ này, thế là trong suy nghĩ của thiếu niên giày cỏ, hai chữ “du học” và xưng hô “người đọc sách” này càng có trọng lượng hơn.
Huyện Long Tuyền thuộc quận Vĩnh Gia Đại Ly. Rất lâu trước đây tất cả vương triều ở Đông Bảo Bình Châu đã cùng hạ chiếu, châu quận huyện trong thiên hạ nếu có chữ “Long” thì đều phải sửa đổi, dùng chữ khác để thay thế. Hôm nay có lẽ nhờ vinh dự của động tiên Ly Châu nên huyện Long Tuyền mới được phá lệ.
So với vị trí lơ lửng trước kia, nơi động tiên rơi xuống đã chếch về phía nam rất nhiều. Từ nơi đó đến Dã Phu quan ở biên cảnh phía nam Đại Ly, nếu dùng xe ngựa đi đường lớn thì chỉ tốn hơn một tháng.
Khi Chu Hà còn ở Lý gia có lẽ đã lật xem rất nhiều sách vở cất giấu, biết được rất nhiều chuyện bên ngoài. Trần Bình An dù có chuyện hay không cũng đến xin Chu Hà chỉ bảo, ngược lại Chu Hà cũng vui lòng thỉnh giáo thiếu niên cách thức lên núi xuống nước. Chẳng biết tại sao số lần uống rượu của A Lương càng nhiều hơn, thời gian nói chuyện lại ít đi. Từ sau khi Lâm Thủ Nhất uống thử rượu mạnh trong hồ lô bạc, lại đi rất gần A Lương, thường xuyên hỏi đông hỏi tây, đồng thời có xu hướng trở thành sâu rượu nhỏ.
Trong hòm sách nhỏ của Lý Bảo Bình có đựng một tập bản đồ quận huyện phong thủy được vẽ màu, do triều đình Đại Ly ban hành, theo lý chỉ có dinh quan thứ sử của một châu mới có tư cách cất giữ. Dựa theo bản đồ biểu thị, sắp tới bọn họ sẽ phải trèo một dãy núi tên là Kỳ Đôn, đường núi dài đến hơn ba trăm dặm.
Nhóm người nghỉ ngơi một lúc ở chân núi. Lý Hòe nhìn đường nhỏ chỉ rộng bằng ngõ Kỵ Long, ngây người như phỗng, kinh ngạc một lúc rồi quay đầu tức giận mắng:
- A Lương! Đây là đường lớn mà ông nói, đường chuyển thư do triều đình Đại Ly xây dựng à? Một con đường rách nát nhỏ như ruột gà mà cũng gọi là đường lớn?
Đường chuyển thư thường được gọi là đường ngựa chạy, nối liền toàn bộ quận huyện trong lãnh thổ một vương triều. Nó giống như kinh mạch trong thân thể, một khi tắc nghẽn thì khí huyết sẽ không thông, đặt trong quốc gia thì sẽ là mệnh lệnh không ban hành được.
A Lương ngồi trên một gốc cây mục bên đường, ngửa đầu uống rượu, cười ha hả nói:
- Đường chuyển thư cũng phân chia cấp bậc. Dã Phu quan ở biên cảnh phía nam Đại Ly có ba đường chuyển thư thông đến phương bắc. Con đường ở núi Kỳ Đôn thuộc loại nhỏ nhất, phần nhiều dùng để vận chuyển đồ gốm, lá trà và muối tinh, trước kia người đến người đi rất náo nhiệt. Hôm nay động tiên Ly Châu rơi xuống đã chặn đứng thông đạo nam bắc lúc trước, cho nên đường chuyển thư này cũng tạm thời bị vứt bỏ không dùng nữa. Chuyện này đã cắt đứt đường tiền tài của nhiều người, rất nhiều hàng hóa đều bị đình trệ ở bến đò phía nam chân núi Kỳ Đôn, được gọi là trấn Hồng Chúc. À, thuyền hoa ở đó phần lớn là thuyền nhỏ chở hai ba người, trời vừa tối thì đèn đuốc sáng trưng, các cô em trên thuyền rất xinh đẹp, ngồi ở mũi thuyền hoặc đuôi thuyền, bắ.p đùi trắn.g nõn cố ý lộ ra cho người khác xem. Chỉ cần gọi một bầu rượu và một đĩa đậu phộng ở quán rượu hai bên bờ, không tốn thêm đồng nào cũng có thể nhìn suốt cả đêm.
Tỳ nữ Chu Lộc vội vàng khom người bịt tai tiểu thư nhà mình, tránh bị ngôn từ p.hóng đãng của tên háo sắc này làm bẩn tai. Cô tức giận nói:
- Chúng ta không qua đêm ở trấn Hồng Chúc kia!
A Lương cầm bầu rượu chỉ vào Trần Bình An bên cạnh, cười hì hì nói:
- Có qua đêm hay không phải hỏi hắn, hắn mới là thần tài quản lý túi tiền của chúng ta.
Ánh mắt Chu Lộc sắc bén, sát khí bừng bừng, giống như Trần Bình An dám gật đầu thì cô cũng dám giết người.
Trần Bình An ngẫm nghĩ, sắc mặt nghiêm túc nói:
- Chắc chắn phải dừng lại trấn nhỏ mua thêm một ít vật phẩm cần thiết, còn có qua đêm ở đó hay không phải xem nhà trọ lữ quán thu tiền thế nào. Chúng ta nhiều người, nếu giá cả không hợp lý thì chỉ có thể bỏ qua.
Sắc mặt Chu Lộc âm trầm, hùng hổ doạ người:
- Nếu giá rẻ thì chúng ta phải ở lại cái nơi bẩn thỉu trăng hoa son phấn kia sao? Trần Bình An! Ngươi có nghĩ tới không, tiểu thư nhà ta và Lâm Thủ Nhất đều xem như nửa đệ tử Nho gia, còn là học sinh của thư viện Sơn Nhai, sao có thể ở cạnh đám nữ nhân làm bại hoại thuần phong mỹ tục như vậy. Cho dù không nhìn thấy những hình ảnh buồn nôn đó, cũng sẽ nghe được những lời khó lọt tai!
Trần Bình An kiên trì đáp:
- Đến trấn nhỏ rồi tính sau.
Chu Lộc nổi cơn tam bành. Chu Hà liền ngăn con gái lại:
- Cứ làm theo Bình An nói, không nên kết luận bừa bãi, đến đó rồi nói sau. Chúng ta cũng không nhất định phải qua đêm ở trấn Hồng Chúc.
Chu Lộc đưa tay chỉ vào Trần Bình An, thở hổn hển nói:
- May mà ngươi không phải là người đọc sách, nếu không những sách thánh hiền kia đúng là bị ngươi sỉ nhục!
Tuy trên đường đi Trần Bình An đã học chữ với Lý Bảo Bình và Chu Hà, nhưng nhìn Chu Lộc hiên ngang lẫm liệt, thiếu niên lại cảm thấy bại trận.
Thủ phạm A Lương thì ở một bên cười trên nỗi đau của người khác.
Cuối cùng Chu Lộc liếc nhìn cây trâm ngọc bích trên đầu thiếu niên, cảm thấy rất chướng mắt, cười nhạo nói:
- Đúng là khỉ đội mũ người!
Chu Hà quát khẽ:
- Chu Lộc!
Lý Bảo Bình và Lâm Thủ Nhất đều nhíu mày.
A Lương uể oải uống một hớp rượu, có ngon thì uống liên tục một loại cũng cảm thấy nhàm chán. Nghĩ đến rượu hạnh hoa mới cất ở trấn Hồng Chúc, ông ta tràn đầy mong đợi, suy nghĩ làm sao lừa gạt một ít bạc từ chỗ Trần Bình An để uống cho đỡ thèm.
Trần Bình An muốn nói lại thôi, cuối cùng vẫn không lên tiếng, yên lặng dẫn bọn họ lên núi.
Có điều trước khi vào núi, thiếu niên giày cỏ vẫn lạy ba lạy giống như trước kia.
Đây là quy tắc cũ do lão Diêu truyền lại, nhưng không bao giờ giải thích nguyên nhân với Trần Bình An, những năm qua thiếu niên vẫn luôn làm theo.
A Lương thấy vậy chỉ khịt mũi xem thường. Ngay cả khi Trần Bình An bảo không nên tùy tiện ngồi lên gốc cây, ông ta cũng chẳng hề để ý, mệt thì thoải mái đặt mông ngồi xuống giống như hiện giờ.
Trần Bình An không phải loại người thích áp đặt tư tưởng của mình cho người khác, sau khi khuyên bảo vài lần, thấy A Lương vẫn làm theo ý thích, hắn cũng không khuyên can nữa. Vả lại trên đường đi không có gì bất ổn, Trần Bình An càng sẽ không nhiều lời.
Đoạn đường núi dài đằng đẵng tiếp theo, tuy là đường chuyển thư được trải đá xanh nhưng lại khá khó đi.
Đang là thời tiết cuối xuân nhưng cây cỏ rừng núi không hề có vẻ ủ rũ, cành hoa nở rộ, sinh cơ bừng bừng, giống như mùa xuân năm nay đặc biệt dài, chậm chạp không muốn rời đi.
Đường núi quanh co uống lượn lên trên. Mọi người dù lớn hay nhỏ đều quấn vải bông vào chân để gia tăng cước lực, tay cầm một cây gậy gỗ, đương nhiên còn mang giày cỏ do Trần Bình An tự làm, ngay cả cha con Chu Hà Chu Lộc đã chuẩn bị mấy đôi giày trong hành lý cũng không ngoại lệ.
Lúc đầu Chu Lộc nhất định không chịu, chê giày cỏ quá xấu xí. Sau đó vào núi gặp phải trời mưa, đường đi cực kỳ lầy lội, dưới chân trơn trượt. Chu Lộc là võ nhân tiến dần từng bước, mặc dù không đến mức gặp nguy hiểm nhưng cũng loạng choạng vất cả, cuối cùng đành phải cầm lấy giày cỏ từ tay cha cô, yên lặng đổi giày. Lý Hòe lén cười, Chu Lộc thẹn quá hóa giận liền dùng sức đạp vào bùn lầy. Võ nhân cảnh giới thứ hai đỉnh cao cố ý đạp xuống, dĩ nhiên thế lớn lực mạnh, khiến cho nửa người Lý Hòe bị bắn đầy bùn.
Đứa trẻ gia cảnh bần hàn, vốn không mang theo mấy bộ quần áo để thay, lập tức bị chạm đến chỗ thương tâm, khóc bù lu bù loa. Lâm Thủ Nhất t.hở dốc không muốn dính vào mấy chuyện linh tinh này, chỉ đứng ở bên cạnh trơ mắt nhìn. Chu Hà là người tính tình chất phác, dù đã là võ nhân cảnh giới thứ năm nhưng vẫn nhẫn nại xin lỗi đứa trẻ, hứa hẹn ra khỏi núi vào thị trấn sẽ mua cho hắn một bộ quần áo mới tinh. Nhưng chuyện mà đứa trẻ để ý là nhà mình nghèo khổ bản thân đáng thương, thấy tính tình của tỳ nữ kia xấu như vậy nhưng bên cạnh lại có một người cha có tiền, giống như bị xát muối vào vết thương, càng khóc đến xé nát ruột gan. Hai chân hắn đạp mạnh vào mặt đất lầy lội, cả người giống như biến thành một con khỉ nhỏ bằng bùn, khiến mọi người đều phiền lòng bực bội. Trần Bình An đi lên khuyên nhủ, Lý Hòe không muốn nghe, còn khiến Trần Bình An bị dính đầy đất vàng. May mắn Trần Bình An đã trải qua đủ loại đau khổ tai ương, cho nên cũng không tức giận, chỉ cảm thấy bất đắc dĩ.
Chu Lộc thừa cơ châm dầu vào lửa:
- Nhìn đi, lòng tốt không được báo đáp. Trần Bình An, ngươi mau vứt bỏ cái thứ vô tình vô nghĩa này đi.
Lý Hòe càng khóc lớn hơn. Lý Bảo Bình lớn tiếng quát mắng cũng không có tác dụng.
Trần Bình An nghĩ tới nghĩ lui, cuối cùng đành phải thử dò hỏi:
- Lý Hòe, lát nữa ta giúp ngươi làm một hòm trúc nhỏ, được không?
Đứa bé kia lập tức ngừng khóc, lau nước mắt nước mũi qua loa, nghiêm túc hỏi:
- Lớn bao nhiêu?
Trần Bình An trả lời:
- Không thể quá lớn, ngươi vóc dáng nhỏ, vác lên không thấy nặng mới được. Nếu không đồng ý thì coi như ta chưa nói gì cả, ngươi cứ tiếp tục khóc còn chúng ta tiếp tục lên đường, có đi theo hay không thì tùy ngươi.
Lý Hòe nhếch miệng cười nói:
- Nhỏ cũng được, nhưng nhất định phải làm đẹp một chút! Ít nhất cũng phải đẹp như hòm sách của Lý Bảo Bình!
Chu Lộc tấm tắc nói:
- Thượng bất chính, hạ tắc loạn, còn nhỏ đã biết lừa gạt bịp bợm, không cần nhìn cũng biết phẩm hạnh của cha mẹ thế nào. Đúng là nếp nhà ngay ngắn!
Lý Hòe đã sắp có hòm trúc bèn nháy mắt một cái, thiếu chút nữa khiến Chu Lộc giận đến sôi máu.
Trần Bình An quay đầu nói với Lâm Thủ Nhất:
- Làm thêm một hòm sách cho ngươi nhé?
Hắn cười cười:
- Dù sao cũng là tiện tay mà thôi.
Lâm Thủ Nhất vừa định lắc đầu từ chối, nghe vậy bèn do dự một thoáng, cuối cùng gật đầu.
Cảnh tượng trên đỉnh núi Kỳ Đôn rất lạ lùng, tựa như một sân phơi lúa lớn thường thấy ở trấn nhỏ, mặt đất bằng phẳng, giống như có tiên nhân dùng đao kiếm cắt ngang ngọn núi cao vút.
Đám trẻ không ngừng nhảy nhót, ngay cả Chu Hà cũng nhìn về phương bắc xa xa, cảm thấy vui vẻ thoải mái, muốn thét lên mấy tiếng.
Trần Bình An đã quen thấy núi, nhất là chuyến vào núi cuối cùng, từng bước đi qua những ngọn núi, cho nên lúc này lại tỏ ra khá trầm tĩnh.
Tối nay phải qua đêm trên đỉnh núi, Chu Hà và Chu Lộc bắt đầu dựng lều vải, Lý Hòe và Lâm Thủ Nhất chạy đi nhặt củi dễ đốt, còn Trần Bình An và Lý Bảo Bình thì dùng đá bắc bếp nấu cơm. Hôm nay lương thực và rau khô trong mấy bọc hành lý đã ăn gần hết, đúng là phải tìm một thị trấn sầm uất để bổ sung. Vì thế trên đường đi Trần Bình An nhìn thấy dược liệu đều hái bỏ vào gùi, nhờ quen trèo đèo lội suối nên đi đứng rất nhanh nhẹn, dù phải đi đường vòng hay leo trèo vách núi vẫn nhanh chóng theo kịp đội ngũ, không làm chậm trễ hành trình. Hôm nay hắn đã tích góp được nửa gùi thảo dược quý hiếm phơi khô, tranh thủ có thể kiếm được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu.
Sau khi dùng cơm với mấy đĩa dưa muối, A Lương bắt đầu tạo phản, lôi kéo Lý Hòe dùng đũa gõ vào chén trắng, kêu gào muốn ăn thịt, muốn ăn thịt.
Trần Bình An gật đầu, nói rằng tối nay sẽ đi làm mấy cái bẫy, xem thử sáng mai có bắt được mấy con thỏ hoang gà rừng để ăn mặn hay không.
Rắn có đường rắn, chuột có lối chuột, thú vật trên núi đều như vậy. Trần Bình An cũng không xa lạ với chuyện này, chỉ cần quan sát cẩn thận, sẽ dễ dàng phát hiện tuyến đường tìm thức ăn nước uống của một số dã thú rừng núi. Hơn nữa dùng cây cối hòn đá làm cạm bẫy tinh xảo không hề phức tạp. Lúc hoàng hôn ráng màu đầy trời, thiếu niên một mình rời khỏi đất bằng trên đỉnh núi đi thử vận may. Không lâu sau chợt thấy ráng màu chung quanh đỉnh núi hợp tan bất định, tốc độ cực nhanh giống như một đứa trẻ xấu xa trở mặt, mà mọi người lại không hề cảm thấy gió núi quá mạnh. Cùng lúc này, cảnh tượng núi sông vốn đường đường chính chính trong lành khoan khoái, lại mang đến cho người ta một cảm giác âm trầm giống như sương mù che phủ.
Chuyện này lập tức khiến tâm tình Chu Hà trở nên nặng nề, cố gắng không quấy nhiễu ba đứa trẻ đang châu đầu đọc sách, cũng không lên tiếng với con gái đang ngồi một mình bên vách đá ngẩn người. Ông ta ngẫm nghĩ một lúc, sau đó đi đến nơi không người, từ trong ngực lấy ra một quyển sách cổ ố vàng, lật tới trang “Khai Sơn” chính giữa, ngón tay dừng ở “pháp quyết vun đất”. Ông ta cẩn thận xem lướt qua những hàng chữ đỏ thắm nhỏ như đầu ruồi kia, lật qua trang tiếp theo lại thấy hai bức vẽ. Một bức có hình núi nhỏ, chân núi chi chít như măng tre, tại khoảng trống bên cạnh có chú giải là “bùa Thái Sơn”. Bức còn lại là một thủ thế huyền bí hai tay kết ấn.
Vẻ mặt Chu Hà nghiêm túc, mặc niệm đứt quãng, cố gắng ghi nhớ:
- Lấy một vốc đất ở phía đông và phía nam ngọn núi, nặn thành chữ “Nhạc” là tốt nhất, nặn thành chữ “Sơn” cũng được. Đốt lễ kính sơn thần một lá bùa, chân đạp hai chữ “Khôi Cương”, thở ra một hơi, có thể mượn núi của sơn thần thổ địa, khí và đất liên thông...
Chu Hà đóng sách cổ lại, cẩn thận cất vào người, lại từ trong tay áo lấy ra một chồng bùa chú màu vàng, rút một tờ giấy vàng trong đó. Ông ta bắt đầu dựa theo ghi chép trong sách, đi phía đông và phía nam đất bằng lấy một nắm đất, nặn ra một chữ “Nhạc” theo thể cổ, trên là chữ “Sơn” còn dưới là chữ “Ngục”. Ông ta đang muốn đốt là bùa vàng được lão tổ Lý gia tặng cho, đột nhiên lại giật mình. Hóa ra chẳng biết từ lúc nào A Lương đã ngồi xổm bên cạnh ông ta, xách theo bầu rượu, cười ha hả nói:
- Lá bùa vào núi trên tay ngươi chất liệu tầm thường, thủ pháp vẽ bùa của người hạ bút cũng không tệ. Nhưng con đường bùa chú không thể sai một bước, chất liệu của giấy cũng quan trọng như tố chất bẩm sinh của người vậy, cho nên nó không chịu nổi trọng lượng của chữ “Nhạc” cổ. Ta khuyên ngươi nên nặn một chữ “Nhạc” bình thường là được, tránh khỏi mời thần không được còn chọc giận sơn thần.
Dù sao đây cũng là lần đầu tiên Chu Hà tiếp xúc với sơn tinh quỷ quái trong truyền thuyết, cảm thấy hơi khẩn trương, nhẹ giọng nói:
- A Lương tiền bối, núi Kỳ Đôn này thật sự có thổ địa hoặc sơn thần chiếm cứ à? Vậy tại sao còn có âm khí nặng như vậy?
A Lương thong thả uống một hớp rượu, cười nhạo nói:
- Ai nói với ngươi sơn thần thổ địa nhất định là loại người tính tình lương thiện?
Chu Hà đầy vẻ kinh ngạc:
- Không phải sao?
A Lương cười khà khà nói:
- Ta chỉ buột miệng nói mà thôi, có trời mới biết chủ nhân nơi này đãi khách như thế nào.
Chu Hà đột nhiên giật mình nói:
- Không hay, Trần Bình An đang không ở đỉnh núi!
A Lương gật đầu.
Chu Hà lo lắng không yên nói:
- A Lương tiền bối, ngài hãy đi tìm Trần Bình An, còn tôi tiếp tục hoàn thành pháp quyết vun đất này, được không? Chu Hà tôi chỉ là võ nhân cảnh giới thứ năm, đối phó với cao thủ thế tục thì còn tự tin đánh một trận, nhưng đối phó với những thứ kỳ quái kia thì thật là không nắm chắc.
A Lương cười đứng dậy, nghênh ngang rời đi, nhẹ nhàng bỏ lại một câu:
- Vậy chính ngươi hãy cẩn thận.
Từ đáy lòng Trần Bình An rất bội phục ba đứa trẻ này, thế là trong suy nghĩ của thiếu niên giày cỏ, hai chữ “du học” và xưng hô “người đọc sách” này càng có trọng lượng hơn.
Huyện Long Tuyền thuộc quận Vĩnh Gia Đại Ly. Rất lâu trước đây tất cả vương triều ở Đông Bảo Bình Châu đã cùng hạ chiếu, châu quận huyện trong thiên hạ nếu có chữ “Long” thì đều phải sửa đổi, dùng chữ khác để thay thế. Hôm nay có lẽ nhờ vinh dự của động tiên Ly Châu nên huyện Long Tuyền mới được phá lệ.
So với vị trí lơ lửng trước kia, nơi động tiên rơi xuống đã chếch về phía nam rất nhiều. Từ nơi đó đến Dã Phu quan ở biên cảnh phía nam Đại Ly, nếu dùng xe ngựa đi đường lớn thì chỉ tốn hơn một tháng.
Khi Chu Hà còn ở Lý gia có lẽ đã lật xem rất nhiều sách vở cất giấu, biết được rất nhiều chuyện bên ngoài. Trần Bình An dù có chuyện hay không cũng đến xin Chu Hà chỉ bảo, ngược lại Chu Hà cũng vui lòng thỉnh giáo thiếu niên cách thức lên núi xuống nước. Chẳng biết tại sao số lần uống rượu của A Lương càng nhiều hơn, thời gian nói chuyện lại ít đi. Từ sau khi Lâm Thủ Nhất uống thử rượu mạnh trong hồ lô bạc, lại đi rất gần A Lương, thường xuyên hỏi đông hỏi tây, đồng thời có xu hướng trở thành sâu rượu nhỏ.
Trong hòm sách nhỏ của Lý Bảo Bình có đựng một tập bản đồ quận huyện phong thủy được vẽ màu, do triều đình Đại Ly ban hành, theo lý chỉ có dinh quan thứ sử của một châu mới có tư cách cất giữ. Dựa theo bản đồ biểu thị, sắp tới bọn họ sẽ phải trèo một dãy núi tên là Kỳ Đôn, đường núi dài đến hơn ba trăm dặm.
Nhóm người nghỉ ngơi một lúc ở chân núi. Lý Hòe nhìn đường nhỏ chỉ rộng bằng ngõ Kỵ Long, ngây người như phỗng, kinh ngạc một lúc rồi quay đầu tức giận mắng:
- A Lương! Đây là đường lớn mà ông nói, đường chuyển thư do triều đình Đại Ly xây dựng à? Một con đường rách nát nhỏ như ruột gà mà cũng gọi là đường lớn?
Đường chuyển thư thường được gọi là đường ngựa chạy, nối liền toàn bộ quận huyện trong lãnh thổ một vương triều. Nó giống như kinh mạch trong thân thể, một khi tắc nghẽn thì khí huyết sẽ không thông, đặt trong quốc gia thì sẽ là mệnh lệnh không ban hành được.
A Lương ngồi trên một gốc cây mục bên đường, ngửa đầu uống rượu, cười ha hả nói:
- Đường chuyển thư cũng phân chia cấp bậc. Dã Phu quan ở biên cảnh phía nam Đại Ly có ba đường chuyển thư thông đến phương bắc. Con đường ở núi Kỳ Đôn thuộc loại nhỏ nhất, phần nhiều dùng để vận chuyển đồ gốm, lá trà và muối tinh, trước kia người đến người đi rất náo nhiệt. Hôm nay động tiên Ly Châu rơi xuống đã chặn đứng thông đạo nam bắc lúc trước, cho nên đường chuyển thư này cũng tạm thời bị vứt bỏ không dùng nữa. Chuyện này đã cắt đứt đường tiền tài của nhiều người, rất nhiều hàng hóa đều bị đình trệ ở bến đò phía nam chân núi Kỳ Đôn, được gọi là trấn Hồng Chúc. À, thuyền hoa ở đó phần lớn là thuyền nhỏ chở hai ba người, trời vừa tối thì đèn đuốc sáng trưng, các cô em trên thuyền rất xinh đẹp, ngồi ở mũi thuyền hoặc đuôi thuyền, bắ.p đùi trắn.g nõn cố ý lộ ra cho người khác xem. Chỉ cần gọi một bầu rượu và một đĩa đậu phộng ở quán rượu hai bên bờ, không tốn thêm đồng nào cũng có thể nhìn suốt cả đêm.
Tỳ nữ Chu Lộc vội vàng khom người bịt tai tiểu thư nhà mình, tránh bị ngôn từ p.hóng đãng của tên háo sắc này làm bẩn tai. Cô tức giận nói:
- Chúng ta không qua đêm ở trấn Hồng Chúc kia!
A Lương cầm bầu rượu chỉ vào Trần Bình An bên cạnh, cười hì hì nói:
- Có qua đêm hay không phải hỏi hắn, hắn mới là thần tài quản lý túi tiền của chúng ta.
Ánh mắt Chu Lộc sắc bén, sát khí bừng bừng, giống như Trần Bình An dám gật đầu thì cô cũng dám giết người.
Trần Bình An ngẫm nghĩ, sắc mặt nghiêm túc nói:
- Chắc chắn phải dừng lại trấn nhỏ mua thêm một ít vật phẩm cần thiết, còn có qua đêm ở đó hay không phải xem nhà trọ lữ quán thu tiền thế nào. Chúng ta nhiều người, nếu giá cả không hợp lý thì chỉ có thể bỏ qua.
Sắc mặt Chu Lộc âm trầm, hùng hổ doạ người:
- Nếu giá rẻ thì chúng ta phải ở lại cái nơi bẩn thỉu trăng hoa son phấn kia sao? Trần Bình An! Ngươi có nghĩ tới không, tiểu thư nhà ta và Lâm Thủ Nhất đều xem như nửa đệ tử Nho gia, còn là học sinh của thư viện Sơn Nhai, sao có thể ở cạnh đám nữ nhân làm bại hoại thuần phong mỹ tục như vậy. Cho dù không nhìn thấy những hình ảnh buồn nôn đó, cũng sẽ nghe được những lời khó lọt tai!
Trần Bình An kiên trì đáp:
- Đến trấn nhỏ rồi tính sau.
Chu Lộc nổi cơn tam bành. Chu Hà liền ngăn con gái lại:
- Cứ làm theo Bình An nói, không nên kết luận bừa bãi, đến đó rồi nói sau. Chúng ta cũng không nhất định phải qua đêm ở trấn Hồng Chúc.
Chu Lộc đưa tay chỉ vào Trần Bình An, thở hổn hển nói:
- May mà ngươi không phải là người đọc sách, nếu không những sách thánh hiền kia đúng là bị ngươi sỉ nhục!
Tuy trên đường đi Trần Bình An đã học chữ với Lý Bảo Bình và Chu Hà, nhưng nhìn Chu Lộc hiên ngang lẫm liệt, thiếu niên lại cảm thấy bại trận.
Thủ phạm A Lương thì ở một bên cười trên nỗi đau của người khác.
Cuối cùng Chu Lộc liếc nhìn cây trâm ngọc bích trên đầu thiếu niên, cảm thấy rất chướng mắt, cười nhạo nói:
- Đúng là khỉ đội mũ người!
Chu Hà quát khẽ:
- Chu Lộc!
Lý Bảo Bình và Lâm Thủ Nhất đều nhíu mày.
A Lương uể oải uống một hớp rượu, có ngon thì uống liên tục một loại cũng cảm thấy nhàm chán. Nghĩ đến rượu hạnh hoa mới cất ở trấn Hồng Chúc, ông ta tràn đầy mong đợi, suy nghĩ làm sao lừa gạt một ít bạc từ chỗ Trần Bình An để uống cho đỡ thèm.
Trần Bình An muốn nói lại thôi, cuối cùng vẫn không lên tiếng, yên lặng dẫn bọn họ lên núi.
Có điều trước khi vào núi, thiếu niên giày cỏ vẫn lạy ba lạy giống như trước kia.
Đây là quy tắc cũ do lão Diêu truyền lại, nhưng không bao giờ giải thích nguyên nhân với Trần Bình An, những năm qua thiếu niên vẫn luôn làm theo.
A Lương thấy vậy chỉ khịt mũi xem thường. Ngay cả khi Trần Bình An bảo không nên tùy tiện ngồi lên gốc cây, ông ta cũng chẳng hề để ý, mệt thì thoải mái đặt mông ngồi xuống giống như hiện giờ.
Trần Bình An không phải loại người thích áp đặt tư tưởng của mình cho người khác, sau khi khuyên bảo vài lần, thấy A Lương vẫn làm theo ý thích, hắn cũng không khuyên can nữa. Vả lại trên đường đi không có gì bất ổn, Trần Bình An càng sẽ không nhiều lời.
Đoạn đường núi dài đằng đẵng tiếp theo, tuy là đường chuyển thư được trải đá xanh nhưng lại khá khó đi.
Đang là thời tiết cuối xuân nhưng cây cỏ rừng núi không hề có vẻ ủ rũ, cành hoa nở rộ, sinh cơ bừng bừng, giống như mùa xuân năm nay đặc biệt dài, chậm chạp không muốn rời đi.
Đường núi quanh co uống lượn lên trên. Mọi người dù lớn hay nhỏ đều quấn vải bông vào chân để gia tăng cước lực, tay cầm một cây gậy gỗ, đương nhiên còn mang giày cỏ do Trần Bình An tự làm, ngay cả cha con Chu Hà Chu Lộc đã chuẩn bị mấy đôi giày trong hành lý cũng không ngoại lệ.
Lúc đầu Chu Lộc nhất định không chịu, chê giày cỏ quá xấu xí. Sau đó vào núi gặp phải trời mưa, đường đi cực kỳ lầy lội, dưới chân trơn trượt. Chu Lộc là võ nhân tiến dần từng bước, mặc dù không đến mức gặp nguy hiểm nhưng cũng loạng choạng vất cả, cuối cùng đành phải cầm lấy giày cỏ từ tay cha cô, yên lặng đổi giày. Lý Hòe lén cười, Chu Lộc thẹn quá hóa giận liền dùng sức đạp vào bùn lầy. Võ nhân cảnh giới thứ hai đỉnh cao cố ý đạp xuống, dĩ nhiên thế lớn lực mạnh, khiến cho nửa người Lý Hòe bị bắn đầy bùn.
Đứa trẻ gia cảnh bần hàn, vốn không mang theo mấy bộ quần áo để thay, lập tức bị chạm đến chỗ thương tâm, khóc bù lu bù loa. Lâm Thủ Nhất t.hở dốc không muốn dính vào mấy chuyện linh tinh này, chỉ đứng ở bên cạnh trơ mắt nhìn. Chu Hà là người tính tình chất phác, dù đã là võ nhân cảnh giới thứ năm nhưng vẫn nhẫn nại xin lỗi đứa trẻ, hứa hẹn ra khỏi núi vào thị trấn sẽ mua cho hắn một bộ quần áo mới tinh. Nhưng chuyện mà đứa trẻ để ý là nhà mình nghèo khổ bản thân đáng thương, thấy tính tình của tỳ nữ kia xấu như vậy nhưng bên cạnh lại có một người cha có tiền, giống như bị xát muối vào vết thương, càng khóc đến xé nát ruột gan. Hai chân hắn đạp mạnh vào mặt đất lầy lội, cả người giống như biến thành một con khỉ nhỏ bằng bùn, khiến mọi người đều phiền lòng bực bội. Trần Bình An đi lên khuyên nhủ, Lý Hòe không muốn nghe, còn khiến Trần Bình An bị dính đầy đất vàng. May mắn Trần Bình An đã trải qua đủ loại đau khổ tai ương, cho nên cũng không tức giận, chỉ cảm thấy bất đắc dĩ.
Chu Lộc thừa cơ châm dầu vào lửa:
- Nhìn đi, lòng tốt không được báo đáp. Trần Bình An, ngươi mau vứt bỏ cái thứ vô tình vô nghĩa này đi.
Lý Hòe càng khóc lớn hơn. Lý Bảo Bình lớn tiếng quát mắng cũng không có tác dụng.
Trần Bình An nghĩ tới nghĩ lui, cuối cùng đành phải thử dò hỏi:
- Lý Hòe, lát nữa ta giúp ngươi làm một hòm trúc nhỏ, được không?
Đứa bé kia lập tức ngừng khóc, lau nước mắt nước mũi qua loa, nghiêm túc hỏi:
- Lớn bao nhiêu?
Trần Bình An trả lời:
- Không thể quá lớn, ngươi vóc dáng nhỏ, vác lên không thấy nặng mới được. Nếu không đồng ý thì coi như ta chưa nói gì cả, ngươi cứ tiếp tục khóc còn chúng ta tiếp tục lên đường, có đi theo hay không thì tùy ngươi.
Lý Hòe nhếch miệng cười nói:
- Nhỏ cũng được, nhưng nhất định phải làm đẹp một chút! Ít nhất cũng phải đẹp như hòm sách của Lý Bảo Bình!
Chu Lộc tấm tắc nói:
- Thượng bất chính, hạ tắc loạn, còn nhỏ đã biết lừa gạt bịp bợm, không cần nhìn cũng biết phẩm hạnh của cha mẹ thế nào. Đúng là nếp nhà ngay ngắn!
Lý Hòe đã sắp có hòm trúc bèn nháy mắt một cái, thiếu chút nữa khiến Chu Lộc giận đến sôi máu.
Trần Bình An quay đầu nói với Lâm Thủ Nhất:
- Làm thêm một hòm sách cho ngươi nhé?
Hắn cười cười:
- Dù sao cũng là tiện tay mà thôi.
Lâm Thủ Nhất vừa định lắc đầu từ chối, nghe vậy bèn do dự một thoáng, cuối cùng gật đầu.
Cảnh tượng trên đỉnh núi Kỳ Đôn rất lạ lùng, tựa như một sân phơi lúa lớn thường thấy ở trấn nhỏ, mặt đất bằng phẳng, giống như có tiên nhân dùng đao kiếm cắt ngang ngọn núi cao vút.
Đám trẻ không ngừng nhảy nhót, ngay cả Chu Hà cũng nhìn về phương bắc xa xa, cảm thấy vui vẻ thoải mái, muốn thét lên mấy tiếng.
Trần Bình An đã quen thấy núi, nhất là chuyến vào núi cuối cùng, từng bước đi qua những ngọn núi, cho nên lúc này lại tỏ ra khá trầm tĩnh.
Tối nay phải qua đêm trên đỉnh núi, Chu Hà và Chu Lộc bắt đầu dựng lều vải, Lý Hòe và Lâm Thủ Nhất chạy đi nhặt củi dễ đốt, còn Trần Bình An và Lý Bảo Bình thì dùng đá bắc bếp nấu cơm. Hôm nay lương thực và rau khô trong mấy bọc hành lý đã ăn gần hết, đúng là phải tìm một thị trấn sầm uất để bổ sung. Vì thế trên đường đi Trần Bình An nhìn thấy dược liệu đều hái bỏ vào gùi, nhờ quen trèo đèo lội suối nên đi đứng rất nhanh nhẹn, dù phải đi đường vòng hay leo trèo vách núi vẫn nhanh chóng theo kịp đội ngũ, không làm chậm trễ hành trình. Hôm nay hắn đã tích góp được nửa gùi thảo dược quý hiếm phơi khô, tranh thủ có thể kiếm được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu.
Sau khi dùng cơm với mấy đĩa dưa muối, A Lương bắt đầu tạo phản, lôi kéo Lý Hòe dùng đũa gõ vào chén trắng, kêu gào muốn ăn thịt, muốn ăn thịt.
Trần Bình An gật đầu, nói rằng tối nay sẽ đi làm mấy cái bẫy, xem thử sáng mai có bắt được mấy con thỏ hoang gà rừng để ăn mặn hay không.
Rắn có đường rắn, chuột có lối chuột, thú vật trên núi đều như vậy. Trần Bình An cũng không xa lạ với chuyện này, chỉ cần quan sát cẩn thận, sẽ dễ dàng phát hiện tuyến đường tìm thức ăn nước uống của một số dã thú rừng núi. Hơn nữa dùng cây cối hòn đá làm cạm bẫy tinh xảo không hề phức tạp. Lúc hoàng hôn ráng màu đầy trời, thiếu niên một mình rời khỏi đất bằng trên đỉnh núi đi thử vận may. Không lâu sau chợt thấy ráng màu chung quanh đỉnh núi hợp tan bất định, tốc độ cực nhanh giống như một đứa trẻ xấu xa trở mặt, mà mọi người lại không hề cảm thấy gió núi quá mạnh. Cùng lúc này, cảnh tượng núi sông vốn đường đường chính chính trong lành khoan khoái, lại mang đến cho người ta một cảm giác âm trầm giống như sương mù che phủ.
Chuyện này lập tức khiến tâm tình Chu Hà trở nên nặng nề, cố gắng không quấy nhiễu ba đứa trẻ đang châu đầu đọc sách, cũng không lên tiếng với con gái đang ngồi một mình bên vách đá ngẩn người. Ông ta ngẫm nghĩ một lúc, sau đó đi đến nơi không người, từ trong ngực lấy ra một quyển sách cổ ố vàng, lật tới trang “Khai Sơn” chính giữa, ngón tay dừng ở “pháp quyết vun đất”. Ông ta cẩn thận xem lướt qua những hàng chữ đỏ thắm nhỏ như đầu ruồi kia, lật qua trang tiếp theo lại thấy hai bức vẽ. Một bức có hình núi nhỏ, chân núi chi chít như măng tre, tại khoảng trống bên cạnh có chú giải là “bùa Thái Sơn”. Bức còn lại là một thủ thế huyền bí hai tay kết ấn.
Vẻ mặt Chu Hà nghiêm túc, mặc niệm đứt quãng, cố gắng ghi nhớ:
- Lấy một vốc đất ở phía đông và phía nam ngọn núi, nặn thành chữ “Nhạc” là tốt nhất, nặn thành chữ “Sơn” cũng được. Đốt lễ kính sơn thần một lá bùa, chân đạp hai chữ “Khôi Cương”, thở ra một hơi, có thể mượn núi của sơn thần thổ địa, khí và đất liên thông...
Chu Hà đóng sách cổ lại, cẩn thận cất vào người, lại từ trong tay áo lấy ra một chồng bùa chú màu vàng, rút một tờ giấy vàng trong đó. Ông ta bắt đầu dựa theo ghi chép trong sách, đi phía đông và phía nam đất bằng lấy một nắm đất, nặn ra một chữ “Nhạc” theo thể cổ, trên là chữ “Sơn” còn dưới là chữ “Ngục”. Ông ta đang muốn đốt là bùa vàng được lão tổ Lý gia tặng cho, đột nhiên lại giật mình. Hóa ra chẳng biết từ lúc nào A Lương đã ngồi xổm bên cạnh ông ta, xách theo bầu rượu, cười ha hả nói:
- Lá bùa vào núi trên tay ngươi chất liệu tầm thường, thủ pháp vẽ bùa của người hạ bút cũng không tệ. Nhưng con đường bùa chú không thể sai một bước, chất liệu của giấy cũng quan trọng như tố chất bẩm sinh của người vậy, cho nên nó không chịu nổi trọng lượng của chữ “Nhạc” cổ. Ta khuyên ngươi nên nặn một chữ “Nhạc” bình thường là được, tránh khỏi mời thần không được còn chọc giận sơn thần.
Dù sao đây cũng là lần đầu tiên Chu Hà tiếp xúc với sơn tinh quỷ quái trong truyền thuyết, cảm thấy hơi khẩn trương, nhẹ giọng nói:
- A Lương tiền bối, núi Kỳ Đôn này thật sự có thổ địa hoặc sơn thần chiếm cứ à? Vậy tại sao còn có âm khí nặng như vậy?
A Lương thong thả uống một hớp rượu, cười nhạo nói:
- Ai nói với ngươi sơn thần thổ địa nhất định là loại người tính tình lương thiện?
Chu Hà đầy vẻ kinh ngạc:
- Không phải sao?
A Lương cười khà khà nói:
- Ta chỉ buột miệng nói mà thôi, có trời mới biết chủ nhân nơi này đãi khách như thế nào.
Chu Hà đột nhiên giật mình nói:
- Không hay, Trần Bình An đang không ở đỉnh núi!
A Lương gật đầu.
Chu Hà lo lắng không yên nói:
- A Lương tiền bối, ngài hãy đi tìm Trần Bình An, còn tôi tiếp tục hoàn thành pháp quyết vun đất này, được không? Chu Hà tôi chỉ là võ nhân cảnh giới thứ năm, đối phó với cao thủ thế tục thì còn tự tin đánh một trận, nhưng đối phó với những thứ kỳ quái kia thì thật là không nắm chắc.
A Lương cười đứng dậy, nghênh ngang rời đi, nhẹ nhàng bỏ lại một câu:
- Vậy chính ngươi hãy cẩn thận.