Kiếm Lai
Chương 116: Cây đổ
Ninh Diêu khoan thai tỉnh lại, trước đó nàng đã ngủ rất say sưa thỏa thích. Sau khi mở mắt phát hiện mình đang ngồi trên ghế, nàng hơi ngỡ ngàng, ngẩn người một lúc rồi đứng dậy đẩy cửa nhà ra, nhìn thấy một già một trẻ đang ngồi dưới mái hiên im lìm không nói gì. Nghe được tiếng bước chân của Ninh Diêu, Trần Bình An quay đầu cười nói:
- Tỉnh rồi à, ban nãy thấy cô ngủ say quá nên không gọi dậy.
Ninh Diêu gật đầu, cũng không để bụng chuyện này, hỏi dò:
- Dương lão tiền bối?
Ông lão bực bội nói:
- Thế nào, còn sợ Trần Bình An chấm mút lúc cô ngủ à. Yên tâm, ta đã giúp cô trông chừng, thằng nhóc này chỉ có tà tâm chứ không có gan đâu.
Trần Bình An vội vàng giải thích:
- Ninh cô nương, cô đừng nghe Dương gia gia nói bậy, tôi bảo đảm không có tà tâm gì cả!
Hai tay Ninh Diêu làm động tác khí trầm đan điền (1), tự nói với mình:
- Đại nhân biết rộng lượng.
Ông lão liếc xéo thiếu niên giày cỏ, vui vẻ nói như cười trên nỗi đau của người khác:
- Bảy khiếu đã thông sáu khiếu, một khiếu không thông. (2)
Nước mưa đã rất nhỏ, ông lão dứt khoát nói:
- Quay lại cầm túi tiền cung dưỡng kia tới đây. Tiền thuốc của con nhóc này và ngươi sắp tới phải dùng, xem như trả hết một lần.
Ninh Diêu nhíu mày hỏi:
- Thuốc gì của tiệm Dương gia mà mắc như vậy?
Ông lão hờ hững nói:
- Lúc người sắp chết đói, bánh bao trong tay ta sẽ giá bao nhiêu tiền?
Ninh Diêu trầm giọng nói:
- Ông làm vậy là thừa gió bẻ măng!
Ông lão rít thuốc lá rất mạnh, đến nỗi cả nửa người trên đều bao phủ trong khói thuốc lờ mờ, sau đó từ trong “biển mây” vang lên giọng nói khàn khàn lạnh nhạt của ông ta:
- Chào giá quá cao hay hạ giá quá thấp, đó là thủ đoạn của đám thương nhân kém cỏi, ta không thèm làm. Quy củ chỗ ta nói một là một, chỉ có một cái giá, các ngươi thích mua thì mua, không mua thì dẹp.
Ninh Diêu còn muốn lên tiếng, lại phát hiện Trần Bình An đang kéo tay áo của mình, lén nháy mắt, cuối cùng nàng vẫn nuốt cơn giận xuống.
Dược liệu thuốc thang do những động tiên nhỏ sản xuất đúng là có phẩm chất rất cao. Nhưng động tiên nhỏ Ly Châu ở Đông Bảo Bình Châu này trước giờ không nổi tiếng về thiên tài địa bảo, mà chỉ danh chấn thiên hạ nhờ “đồ sứ” và cơ duyên bảo vật. Cho nên cho dù dược liệu của tiệm Dương gia chất đống thành núi cũng không đáng mấy đồng tiền kim tinh.
Ông lão lắc lắc tẩu thuốc:
- Mưa cũng dừng rồi, hai người các ngươi đừng liếc mắt đưa tình ở chỗ này của ta, không biết xấu hổ à.
Trần Bình An kéo tay Ninh Diêu đi xuống bậc thềm, băng qua nhà chính trong tiệm đi ra đường lớn. Hắn cười hỏi:
- Có phải cô cảm thấy khó hiểu? Không sao, Dương gia gia là người như vậy, không thích nói chuyện tình nghĩa với người khác, làm chuyện gì cũng rất... công bằng, đúng, chính là rất công bằng.
Ninh Diêu cười nhạt nói:
- Công bằng? Trong lòng mọi người đều có một cán cân riêng, ông ta dựa vào đâu mà cho rằng mình công bằng? Chỉ dựa vào lớn tuổi à?
Trần Bình An lắc đầu nói:
- Tôi không cảm thấy tốn một túi tiền là oan uổng.
Ninh Diêu liếc nhìn thiếu niên:
- Nếu ngươi lăn lộn ở bên ngoài mười năm, còn có thể vỗ ngực lặp lại câu này một lần, xem như ngươi thắng!
Trần Bình An cười nói:
- Vậy đến lúc đó hãy nói.
Ninh Diêu thở dài, thật sự không có cách nào:
- Tiếp theo nên đi đâu?
Trần Bình An ngẫm nghĩ:
- Đến tiệm rèn xem thử Lưu Tiện Dương thế nào rồi, thuận tiện rút thanh đao của cô dưới đất lên.
Ninh Diêu nói một cách mạnh mẽ:
- Vậy thì dẫn đường.
Nàng đột nhiên hỏi:
- Thân thể ngươi không sao rồi à?
Trần Bình An nhếch miệng:
- Không có vấn đề lớn, nhưng ngoại trừ luyện quyền, tiếp theo mỗi ngày đều phải sắc thuốc uống giống như cô. Dương gia gia nói nếu hiệu quả không tốt thì có thể phải tốn thêm tiền.
Ninh Diêu nghi hoặc hỏi:
- Ngươi tin thật a?
Trần Bình An cười lắc đầu, giống như lười tranh cãi vấn đề này với nàng.
Sau khi ra khỏi trấn nhỏ hắn liền xắn tay áo lên, lấy thanh đao ép váy kia xuống trả cho thiếu nữ.
Nàng cất kỹ đao ép váy, lại đi thu hồi thanh đao hẹp bị vượn Bàn Sơn đạp xuống dưới đất. Còn về vỏ kiếm đã đem tặng, lại được Trần Bình An tạm thời gởi ở chỗ Ninh Diêu. Nàng đeo nó bên hông, thế là kia thanh phi kiếm kia cuối cùng đã có nơi cư trú.
Khi Trần Bình An và Ninh Diêu đi đến phía nam cầu mái che, trông thấy một thiếu nữ áo xanh cột tóc đuôi ngựa đang ngồi trên bậc thềm cao nhất, hai tay nâng lên cằm nhìn chăm chú về phương xa, bóng lưng quay về phía hai người.
- --------
Trong hậu viện Tiệm Dương gia, ông lão chỉ còn một mình cất tẩu thuốc vào, phẩy phẩy tay xua tan khói mù bên cạnh, nói:
- Yên tâm, sau khi xong chuyện, ta sẽ đồng ý cho ngươi một thân thể bất hủ của Hà Bà. Còn như tương lai có thể thành tựu thần vị chân thân thật sự, được đề bạt làm thần chính thức của sông nước một phương hay không, còn phải xem vận may của ngươi.
Cuối cùng ông lão cầm tẩu thuốc gõ nhẹ xuống đất, ngẩng đầu nhìn về hướng cây hòe già trong trấn nhỏ, tấm tắc nói:
- Cây đổ bầy khỉ tan rồi.
- --------
Ba chiếc xe ngựa theo thứ tự chạy về hướng ngõ Nê Bình.
Phiên vương Đại Ly thật sự nghĩ không ra, vì sao đứa cháu này của mình cứ khăng khăng muốn so đo với một thiếu niên ngõ hẹp như vậy.
Thậm chí còn có cả nút thắt trong lòng.
Tống Trường Kính cười nói:
- Dù sao bản vương đã nhúng tay một lần vào ân oán vớ vẩn giữa ngươi và Trần Bình An, cũng sẽ không quấy rối nữa, tự ngươi giải quyết đi.
Cuối cùng Tống Trường Kính nhắc nhở:
- Ngươi được phép có quan hệ riêng với núi Chính Dương, nhưng không nên dính dáng quá nhiều.
Tống Tập Tân vui vẻ:
- Quan hệ? Là nói đến tiểu khuê nữ kia sao? Ha ha, chỉ hứng thú mà thôi, không thể xem là giao tình gì.
Tống Trường Kính cười nói:
- Chỉ hứng thú mà thôi, lại tiện tay tặng một cái hồ lô nuôi kiếm sao?
Tống Tập Tân hậm hực không nói gì thêm.
Xe ngựa không vào được ngõ nhỏ, Tống Trường Kính cũng không muốn xuống xe. Tống Tập Tân bèn đi xuống một mình, phát hiện trời đã mưa, hiện giờ vẫn là mưa xuân rả rích, mưa nhỏ lờ mờ, nhưng đã có dấu hiệu càng lúc càng lớn.
Hắn chạy nhanh vào ngõ Nê Bình, đi đến nhà mình, sau khi đẩy cửa vào thì thấy Trĩ Khuê đang ngồi ngây ra ở ngưỡng cửa nhà chính.
Tống Tập Tân cười gọi:
- Đi, công tử dẫn cô đến kinh thành Đại Ly để mở mang kiến thức!
Trĩ Khuê khôi phục tinh thần lại:
- Hả? Đi nhanh như vậy sao?
Tống Tập Tân gật đầu nói:
- Dù sao cũng đã thu dọn đồ đạc từ sớm rồi, hai chiếc rương lớn trong phòng ta, cộng thêm chiếc rương nhỏ kia của cô. Những gì trong nhà chúng ta có thể mang đi thì đều đã mang đi, không còn lại thứ gì, đi sớm hay muộn cũng vậy thôi.
Trĩ Khuê gác cằm lên đầu gối, thương cảm nói:
- Đúng vậy, nơi này là nhà chúng ta.
Tống Tập Tân thở dài, ngồi xuống ngưỡng cửa bên cạnh cô, đưa tay lau nước mưa trên trán, ôn nhu nói:
- Thế nào, không nỡ đi à? Nếu thật sự không nỡ thì chúng ta chờ một lát hãy đi. Không sao, để ta đi báo cho bên kia.
Trĩ Khuê đột nhiên mỉm cười, giơ nắm tay nhỏ lắc lắc:
- Không cần! Đi thì đi, ai sợ ai!
Tống Tập Tân nhắc nhở:
- Đừng quên con rắn mối kia.
Trĩ Khuê liền giận dữ, thở phì phì nói:
- Đồ ngu xuẩn đáng chém ngàn dao kia, hôm qua lại lén chạy vào nằm dưới rương của tôi, hại tôi phải tìm hơn nửa ngày, thật vất vả mới tìm được. Mấy hộp son phấn phía dưới rương đều bẩn hết rồi! Đúng là tội không thể tha, khó thoát tội chết!
Tống Tập Tân bắt đầu hơi lo lắng cho kết cục của con rắn mối kia, thử dò hỏi:
- Đồ ngu xuẩn kia chắc không phải bị cô... giết rồi chứ?
Trĩ Khuê lắc lắc đầu:
- Không có, tạm thời lưu lại cái mạng nhỏ của nó, đợi đến kinh thành sẽ tính sổ sau. Đúng rồi, công tử, sau khi đến kinh thành chúng ta nuôi thêm mấy con gà mẹ được không? Ít nhất phải năm con!
Tống Tập Tân khó hiểu nói:
- Trứng gà cũng đủ ăn rồi, tại sao phải mua thêm? Không phải cô luôn ghét con gà mẹ của chúng ta quá ồn ào sao?
Trĩ Khuê nghiêm túc nói:
- Đến lúc đó tôi sẽ cột dây thừng vào chân mỗi con gà mẹ, sau đó phân biệt cột vào bốn chân và đầu của đồ ngu xuẩn kia. Chỉ cần không vui thì tôi có thể đi lùa gà mẹ. Con rắn mối kia ngu thì có ngu, nhưng lại chạy không chậm, trước kia mỗi lần đều mệt chết, chỉ càng bực bội...
Nghe tỳ nữ nhà mình nói nhỏ nhẹ, trong đầu Tống Tập Tân toàn là cảnh tượng hành hình kia, lẩm bẩm:
- Đây chẳng phải là năm ngựa phân thây... à không đúng, là năm gà phân thây.
Tống Tập Tân ôm bụng cười lớn.
Trĩ Khuê đã quen với phương thức tư duy bay bổng của công tử nhà mình, cũng không lấy làm lạ, chỉ hỏi:
- Công tử, rương nặng như vậy, hai chúng ta làm sao mang đi. Hơn nữa còn có rất nhiều đồ, những thứ nên vứt cũng mang theo.
Tống Tập Tân đứng dậy búng tay một cái:
- Đi ra đi, ta biết các ngươi nấp ở gần đây, làm phiền các ngươi mang rương lên xe ngựa.
Chung quanh không có tiếng trả lời.
Tống Tập Tân im lặng một lúc lâu, sắc mặt âm trầm nói:
- Lăn ra đây! Có tin ta đi bảo chú mình đến khiêng hay không?
Sau chốc lát, mấy bóng dáng ẩn nấp từ trên nóc nhà ngõ Nê Bình đối diện đáp xuống ngõ nhỏ, hoặc là từ trong ngõ nhỏ ngoài cửa viện lặng lẽ xuất hiện.
Tổng cộng có năm tên tử sĩ áo đen, sau khi thủ lĩnh đẩy cửa ra thì nối đuôi nhau đi vào.
Người cầm đầu do dự một thoáng, ôm quyền nhỏ giọng nói:
- Lúc trước có chức trách trên người, không dám tự tiện hiện thân, mong điện hạ thứ tội.
Vẻ mặt Tống Tập Tân không cảm xúc nói:
- Làm chuyện của các ngươi đi.
Người nọ vẫn cúi đầu:
- Thuộc hạ cả gan khẩn cầu điện hạ giúp giải thích với vương gia một chút.
Tống Tập Tân không nhịn được nói:
- Chuyện vặt vãnh như vậy, chú của ta sẽ so đo với các ngươi sao?
Thân hình năm người không hề nhúc nhích, đứng ở trong sân dầm mưa nhỏ, chết cũng không chịu dời bước.
Tống Tập Tân đành thỏa hiệp:
- Được rồi, ta sẽ giúp các ngươi giải thích tình hình.
Lúc này năm người kia mới đi vào nhà, ba người áo đen phân biệt khiêng ba chiếc rương lên dễ như trở bàn tay, hai người còn lại thì đi trước sau hộ giá. Bọn họ chậm rãi đi vào ngõ Nê Bình, sau đó bắt đầu chạy như bay.
Tống Tập Tân như có suy nghĩ.
Trĩ Khuê mở một chiếc ô bằng giấy dầu, đưa cho Tống Tập Tân một chiếc lớn hơn. Sau khi khóa cửa nhà chính, nhà bếp và cửa viện, hai chủ tớ cầm ô đứng ở ngoài cửa. Tống Tập Tân nhìn câu đối xuân nền đỏ chữ đen và thần giữ cửa vẽ màu, nhẹ giọng nói:
- Không biết lần sau chúng ta trở lại, có còn nhìn thấy câu đối này hay không.
Trĩ Khuê nói:
- Đi thì đi luôn, còn trở lại làm gì?
Tống Tập Tân tự giễu nói:
- Cũng đúng, sống tốt thì trở về cũng không tìm được người để khoe khoang, còn sống không tốt thì lại có không ít người chê cười.
Nước mưa không dứt, ngõ nhỏ dần dần trở nên lầy lội. Trĩ Khuê thật sự không muốn đợi lâu, bèn thúc giục:
- Đi thôi, đi thôi.
Tống Tập Tân gật đầu, hai người một trước một sau đi về phía đầu ngõ Nê Bình.
Trĩ Khuê đi phía trước, bước chân vội vã.
Tống Tập Tân đi phía sau cô, bước chân chậm chạp. Khi đi qua bức tường cao đối diện với cửa chính một ngôi nhà trong ngõ nhỏ, Tống Tập Tân cầm ô trong tay bỗng dừng bước, quay đầu nhìn.
Thiếu niên nhìn bức tường đất vàng không hề có điểm nào đặc biệt, suy nghĩ đến xuất thần.
Trĩ Khuê ở phía trước quay đầu nhìn lại, không nhịn được oán trách:
- Công tử, không đi nhanh lên một chút thì sắp đổ mưa lớn rồi!
Thiếu niên dưới ô không thấy rõ nét mặt, giơ tay lên làm một động tác, sau đó đáp lại tỳ nữ một tiếng, cuối cùng bắt đầu đi nhanh về phía trước.
- --------
Trong xe ngựa đỗ ở đường lớn bên ngoài ngõ Nê Bình, phiên vương Đại Ly Tống Trường Kính đang nhắm mắt nghỉ ngơi.
Mỗi ngày dinh quan giám sát đều sẽ lập một phần hồ sơ bí mật, do chín tên tử sĩ mật thám hàng đầu Đại Ly phụ trách quan sát ghi chép. Trong đó chỉ viết về sinh hoạt thường ngày của “con riêng của quan giám sát Tống đại nhân”, hôm nay cùng với tỳ nữ đi dạo ở đường nào, tốn bao nhiêu tiền mua thức ăn hàng hóa gì, sáng sớm ngâm nga văn chương trong sách thánh hiền nào, lần đầu tiên lén uống rượu là bao giờ, theo ai ra ngoài trấn nhỏ thả diều bắt dế, vì chuyện gì mà xảy ra tranh chấp với người nào... Chuyện lớn chuyện nhỏ đều ghi vào trong hồ sơ, sau đó cứ cách ba tháng lại gởi đến kinh thành Đại Ly, được đưa đến trên bàn trong ngự thư phòng của hoàng cung. Cuối cùng chúng được tập hợp lại biên soạn thành sách, được huynh trưởng thích chơi chữ kia đặt tên là “sách ghi chép cuộc sống thường ngày”. Từ quyển một cho đến quyển mười lăm hiện giờ, một thiếu niên ngõ hẹp mười lăm tuổi, từng chuyện nhỏ trong mười lăm năm đều được người ta viết thành mười lăm quyển sách.
Trước khi Tống Trường Kính tới trấn nhỏ đã lật xem những quyển sách toàn chuyện vặt vãnh nhàm chán kia, nhưng ông ta nhạy bén phát hiện quyển “bảy” trong số đó lại thiếu một tờ chính giữa, hiển nhiên đã bị người ta xé đi. Như vậy nghĩa là vào hè thu khi Tống Tập Tân mười hai tuổi đã xảy ra một biến cố rất lớn.
Trước khi đến trấn nhỏ, Tống Trường Kính cho rằng đó một cuộc ám sát máu tanh bắt nguồn từ kinh thành Đại Ly, liên quan đến một số nhân vật mà ngay cả huynh trưởng cũng chỉ có thể ngậm bồ hòn làm ngọt. Nhưng sau đó Tống Trường Kính ý thức được, câu chuyện mà một trang kia ghi lại, có lẽ không phải là hồi ức vui vẻ gì với thiếu niên Tống Tập Tân, hơn nữa nhất định có liên quan đến Trần Bình An ở ngõ Nê Bình.
Tống Trường Kính bắt đầu sắp xếp suy nghĩ, vị phiên vương hàng đầu Đại Ly này lại tranh thủ thời gian một cách hiếm thấy, cẩn thận nhớ lại chi tiết nói chuyện của hai thiếu niên được ghi chép trong sách, cùng với tình cảnh lúc đó.
Tống Trường Kính mở mắt ra, vén rèm xe lên, trước tiên nhìn thấy bóng dáng mảnh khảnh của tỳ nữ cầm ô, sau đó là cháu trai Tống Tập Tân. Hai chủ tớ đi về phía chiếc xe ngựa thứ hai, ba chiếc rương thì đều đã mang lên chiếc xe ngựa cuối cùng.
Tống Trường Kính nhẹ giọng nói:
- Lên đường.
Xe ngựa chậm rãi chạy đi.
Còn chưa đi được mấy bước, xe ngựa đột nhiên dừng lại. Không lâu sau Tống Tập Tân hổn hển xông vào trong xe, vẻ mặt tức giận nói:
- Chú có ý gì?
Tống Trường Kính hỏi:
- Ngươi muốn nói đến thi thể trên chiếc xe ngựa của ngươi?
Sắc mặt Tống Tập Tân tái xanh, nhìn chằm chằm vào Tống Trường Kính.
Vẻ mặt Tống Trường Kính vẫn như thường:
- Có biết thân phận của thi thể không? Cơ cấu tình báo của Đại Ly có bảy nhóm. Bản vương nắm giữ ba nhóm trong đó, chủ yếu là dùng để thâm nhập triều đình các nước, thăm dò quân tình quan trọng và mua chuộc văn thần võ tướng của nước đối địch. Quốc sư Tú Hổ nắm giữ ba nhóm, chủ yếu là nhằm vào nội bộ vương triều, ý kiến và thái độ của công chúng, cùng với tình hình trên giang hồ, nhất là cần dán mắt vào gió thổi cỏ lay nơi kinh thành. Một nhóm cuối cùng chuyên phụ trách đối phó với tu sĩ trên núi, trực thuộc vào... một người. Trấn nhỏ này tổng cộng có chín gã mật thám Đại Ly, phân biệt đến từ bảy nhóm, chính là để đảm bảo an nguy của ngươi, nhất định không được xảy ra một chút sai lầm nào.
Tống Tập Tân trầm giọng hỏi:
- Rốt cuộc chú muốn nói gì?
Tống Trường Kính cười nói:
- Trong chuyện này quanh co khúc khuỷu, tên kia rốt cuộc trung thành với ai, chân tướng bị bao trùm trong chướng khí mù mịt. Muốn bản vương giải thích rõ ràng với ngươi có lẽ rất khó, dù sao tên này chết cũng chưa hết tội. Nhưng ngươi nên nhớ kỹ một điểm, hiện nay người ngoài xem ngươi là điện hạ Đại Ly, xem là con cháu hoàng tộc rất nổi trội. Ngoài mặt bọn họ kính sợ hay nịnh hót ngươi cũng được, ngươi có thể tiếp nhận toàn bộ, nhưng đừng quên vì sao bọn họ lại làm như vậy.
Tống Tập Tân cười nhạt hỏi:
- Hả? Vì sao?
Tống Trường Kính mỉm cười nói:
- Ngươi cho rằng mình quan trọng lắm sao? Tất cả chỉ là vì bản vương ở bên cạnh ngươi mà thôi. Sợ ngươi không nhớ được chuyện này, vì vậy mượn cơ hội để cho ngươi mở rộng tầm mắt một chút. Ở cùng với người chết đúng là không dễ chịu, nhưng dù sao cũng tốt hơn lần sau bản vương phải ở bên cạnh thi thể của ngươi.
Tống Tập Tân đỏ bừng mặt.
Tống Trường Kính liếc nhìn thiếu niên, lạnh nhạt nói:
- Xuống xe.
Trong nháy mắt Tống Tập Tân nuốt lại lời nói đã lên đến bên miệng, im lặng xoay người, nghiến răng nghiến lợi căm hận rời đi.
Đợi sau khi thiếu niên xuống xe, Tống Trường Kính mới cười trừ:
- Một chút đạo hạnh như vậy, sau này đến kinh thành rồi, còn không phải sẽ bị đám hổ cáo mất răng kia nhìn chằm chằm, chỉ hận không thể xé mấy miếng thịt trên người ngươi xuống?
Vừa nghĩ đến chuyện phải đi kinh thành, vị phiên vương này lại cảm thấy rất nhức đầu.
- --------
Trong xe lại là người chết kia choán chỗ nhất.
Tống Tập Tân không thích ứng được, còn tỳ nữ Trĩ Khuê sắc mặt lại như thường. Hắn thuận miệng hỏi:
- Đúng rồi, Trĩ Khuê, cô có mang theo chìa khóa cũ nhà chúng ta không?
Cô nghi hoặc nói:
- Không, tiện tay bỏ trong phòng tôi rồi, tôi cũng không muốn trở về. Sao rồi, công tử hỏi chuyện này làm gì? Hơn nữa không phải công tử cũng có một xâu chìa khóa nhà sao?
Tống Tập Tân à một tiếng, cười nói:
- Ta cũng ném trong phòng rồi.
- --------
Ba chiếc xe ngựa chạy qua cây hòe già, ra khỏi trấn nhỏ, cuối cùng lắc lư dọc theo con đường lầy lội chạy thẳng về hướng đông.
Khi đi qua cổng rào phía đông trấn nhỏ, gã giữ cửa Trịnh Đại Phong đang ngồi trong nhà đất của mình tránh mưa. Hai tay gã độc thân nhét vào trong tay áo, ngồi xổm ở cửa nhìn ba chiếc xe ngựa chạy qua, ngáp một cái.
Khoảng nửa canh giờ sau, Tống Trường Kính trầm giọng nói:
- Dừng xe!
Tống Trường Kính đi xuống xe ngựa. Tống Tập Tân và Trĩ Khuê ngồi trên xe ngựa phía sau đều vén rèm xe lên, hai cái đầu chen chúc một chỗ, tò mò nhìn về phía Tống Trường Kính.
Tống Trường Kính phất phất tay, Tống Tập Tân liền kéo Trĩ Khuê rụt lại.
Ông ta đi về phía trước. Cách đó không xa có một người đàn ông trung niên đôn hậu tướng mạo xấu xí đang chắn giữa đường, đôi giày cỏ và hai ống quần đều dính đầy bùn.
Tống Trường Kính vừa đi tới trước vừa cười nói:
- Thật không nghĩ tới trấn nhỏ còn ẩn giấu một nhân vật hàng đầu như ngươi, xem ra mật thám Đại Ly chúng ta đúng là không ăn cơm chỉ ăn phân rồi.
Áo bào trắng như tuyết của ông ta vốn không nhiễm hạt bụi, lúc này cũng dính đầy bùn đất, dưới giày dĩ nhiên càng khó thoát được.
Cuối cùng Tống Trường Kính dừng lại cách người đàn ông kia mười bước:
- Vừa gặp mặt cũng không lập tức ra tay, vậy thì không ngại nói xem rốt cuộc ngươi muốn gì?
Người đàn ông trấn nhỏ ngay cả nóc nhà cũng bị con vượn Bàn Sơn đạp sụp, lúc này đối diện với phiên vương Đại Ly, nào còn có dáng vẻ hèn nhát ngồi trên đất ủ rũ, trầm giọng nói:
- Tống Trường Kính, chỉ cần ngươi còn sống sau trận này thì tự nhiên sẽ biết đáp án!
Tống Trường Kính nhíu mày. Người đàn ông kia hiểu ý nói:
- Để xe ngựa đi qua trước là được.
Tống Trường Kính cười gật đầu, cũng không xoay người, vẫn luôn nhìn chăm chú vào người đàn ông kia, hô lên:
- Xe ngựa đi trước, cứ tiến tới.
Người đàn ông kia đi sang bên đường, để ba chiếc xe ngựa kia thông suốt đi qua.
Đợi đến khi xe ngựa hoàn toàn biến mất khỏi tầm mắt, Tống Trường Kính mới nhìn về người đàn ông kiên nhẫn đứng chờ kia.
Cảnh giới của người này chỉ cao chứ không thấp hơn mình.
Nhưng chênh lệch giữa hai người không lớn.
Tống Trường Kính không hề sợ hãi, ngược lại chiến ý dâng lên, máu nóng sôi trào, đưa tay kéo kéo cổ áo.
Người trước mắt này mặc dù không có tiếng tăm, nhưng chắc chắn là một khối đá mài dao tốt nhất để rèn luyện võ đạo.
Trực giác của Tống Trường Kính nói cho mình biết, hôm nay là sống hay chết, ngày mai là chín hay mười đều tùy thuộc vào trận chiến này!
- --------
Chú thích:
(1) Khí trầm đan điền: hít thở sâu khi vận động, kết hợp hô hấp với vận động. Hễ khí trầm xuống (tức là hoành cách mô hạ xuống) thì trọng tâm cũng đi xuống, như vậy bàn chân mới ổn định, không bị mất trọng tâm té ngã.
(2) Thất khiếu bao gồm hai tai, hai mắt, hai lỗ mũi và miệng.
Con trai của một ông chủ học với thầy giáo, học tới học lui cũng không hiểu được gì. Ông chủ rất quan tâm hỏi thầy giáo: “Thằng bé nhà tôi học ra sao rồi?”. Thầy giáo nghĩ tới nghĩ lui cũng không biết nên trả lời thế nào, nói là học tốt thì sai sự thật, còn nói học không tốt thì lại sợ ông chủ tức giận. Sau đó thầy giáo nghĩ ra một cách nói vẹn toàn: “Thằng bé nhà ông thất khiếu đã thông lục khiếu”. Ông chủ nghe vậy rất vui mừng, bảy khiếu đã thông sáu khiếu, rất không tệ. Không ngờ ý của thầy giáo lại là “một khiếu không thông” (dốt đặc cán mai).
- Tỉnh rồi à, ban nãy thấy cô ngủ say quá nên không gọi dậy.
Ninh Diêu gật đầu, cũng không để bụng chuyện này, hỏi dò:
- Dương lão tiền bối?
Ông lão bực bội nói:
- Thế nào, còn sợ Trần Bình An chấm mút lúc cô ngủ à. Yên tâm, ta đã giúp cô trông chừng, thằng nhóc này chỉ có tà tâm chứ không có gan đâu.
Trần Bình An vội vàng giải thích:
- Ninh cô nương, cô đừng nghe Dương gia gia nói bậy, tôi bảo đảm không có tà tâm gì cả!
Hai tay Ninh Diêu làm động tác khí trầm đan điền (1), tự nói với mình:
- Đại nhân biết rộng lượng.
Ông lão liếc xéo thiếu niên giày cỏ, vui vẻ nói như cười trên nỗi đau của người khác:
- Bảy khiếu đã thông sáu khiếu, một khiếu không thông. (2)
Nước mưa đã rất nhỏ, ông lão dứt khoát nói:
- Quay lại cầm túi tiền cung dưỡng kia tới đây. Tiền thuốc của con nhóc này và ngươi sắp tới phải dùng, xem như trả hết một lần.
Ninh Diêu nhíu mày hỏi:
- Thuốc gì của tiệm Dương gia mà mắc như vậy?
Ông lão hờ hững nói:
- Lúc người sắp chết đói, bánh bao trong tay ta sẽ giá bao nhiêu tiền?
Ninh Diêu trầm giọng nói:
- Ông làm vậy là thừa gió bẻ măng!
Ông lão rít thuốc lá rất mạnh, đến nỗi cả nửa người trên đều bao phủ trong khói thuốc lờ mờ, sau đó từ trong “biển mây” vang lên giọng nói khàn khàn lạnh nhạt của ông ta:
- Chào giá quá cao hay hạ giá quá thấp, đó là thủ đoạn của đám thương nhân kém cỏi, ta không thèm làm. Quy củ chỗ ta nói một là một, chỉ có một cái giá, các ngươi thích mua thì mua, không mua thì dẹp.
Ninh Diêu còn muốn lên tiếng, lại phát hiện Trần Bình An đang kéo tay áo của mình, lén nháy mắt, cuối cùng nàng vẫn nuốt cơn giận xuống.
Dược liệu thuốc thang do những động tiên nhỏ sản xuất đúng là có phẩm chất rất cao. Nhưng động tiên nhỏ Ly Châu ở Đông Bảo Bình Châu này trước giờ không nổi tiếng về thiên tài địa bảo, mà chỉ danh chấn thiên hạ nhờ “đồ sứ” và cơ duyên bảo vật. Cho nên cho dù dược liệu của tiệm Dương gia chất đống thành núi cũng không đáng mấy đồng tiền kim tinh.
Ông lão lắc lắc tẩu thuốc:
- Mưa cũng dừng rồi, hai người các ngươi đừng liếc mắt đưa tình ở chỗ này của ta, không biết xấu hổ à.
Trần Bình An kéo tay Ninh Diêu đi xuống bậc thềm, băng qua nhà chính trong tiệm đi ra đường lớn. Hắn cười hỏi:
- Có phải cô cảm thấy khó hiểu? Không sao, Dương gia gia là người như vậy, không thích nói chuyện tình nghĩa với người khác, làm chuyện gì cũng rất... công bằng, đúng, chính là rất công bằng.
Ninh Diêu cười nhạt nói:
- Công bằng? Trong lòng mọi người đều có một cán cân riêng, ông ta dựa vào đâu mà cho rằng mình công bằng? Chỉ dựa vào lớn tuổi à?
Trần Bình An lắc đầu nói:
- Tôi không cảm thấy tốn một túi tiền là oan uổng.
Ninh Diêu liếc nhìn thiếu niên:
- Nếu ngươi lăn lộn ở bên ngoài mười năm, còn có thể vỗ ngực lặp lại câu này một lần, xem như ngươi thắng!
Trần Bình An cười nói:
- Vậy đến lúc đó hãy nói.
Ninh Diêu thở dài, thật sự không có cách nào:
- Tiếp theo nên đi đâu?
Trần Bình An ngẫm nghĩ:
- Đến tiệm rèn xem thử Lưu Tiện Dương thế nào rồi, thuận tiện rút thanh đao của cô dưới đất lên.
Ninh Diêu nói một cách mạnh mẽ:
- Vậy thì dẫn đường.
Nàng đột nhiên hỏi:
- Thân thể ngươi không sao rồi à?
Trần Bình An nhếch miệng:
- Không có vấn đề lớn, nhưng ngoại trừ luyện quyền, tiếp theo mỗi ngày đều phải sắc thuốc uống giống như cô. Dương gia gia nói nếu hiệu quả không tốt thì có thể phải tốn thêm tiền.
Ninh Diêu nghi hoặc hỏi:
- Ngươi tin thật a?
Trần Bình An cười lắc đầu, giống như lười tranh cãi vấn đề này với nàng.
Sau khi ra khỏi trấn nhỏ hắn liền xắn tay áo lên, lấy thanh đao ép váy kia xuống trả cho thiếu nữ.
Nàng cất kỹ đao ép váy, lại đi thu hồi thanh đao hẹp bị vượn Bàn Sơn đạp xuống dưới đất. Còn về vỏ kiếm đã đem tặng, lại được Trần Bình An tạm thời gởi ở chỗ Ninh Diêu. Nàng đeo nó bên hông, thế là kia thanh phi kiếm kia cuối cùng đã có nơi cư trú.
Khi Trần Bình An và Ninh Diêu đi đến phía nam cầu mái che, trông thấy một thiếu nữ áo xanh cột tóc đuôi ngựa đang ngồi trên bậc thềm cao nhất, hai tay nâng lên cằm nhìn chăm chú về phương xa, bóng lưng quay về phía hai người.
- --------
Trong hậu viện Tiệm Dương gia, ông lão chỉ còn một mình cất tẩu thuốc vào, phẩy phẩy tay xua tan khói mù bên cạnh, nói:
- Yên tâm, sau khi xong chuyện, ta sẽ đồng ý cho ngươi một thân thể bất hủ của Hà Bà. Còn như tương lai có thể thành tựu thần vị chân thân thật sự, được đề bạt làm thần chính thức của sông nước một phương hay không, còn phải xem vận may của ngươi.
Cuối cùng ông lão cầm tẩu thuốc gõ nhẹ xuống đất, ngẩng đầu nhìn về hướng cây hòe già trong trấn nhỏ, tấm tắc nói:
- Cây đổ bầy khỉ tan rồi.
- --------
Ba chiếc xe ngựa theo thứ tự chạy về hướng ngõ Nê Bình.
Phiên vương Đại Ly thật sự nghĩ không ra, vì sao đứa cháu này của mình cứ khăng khăng muốn so đo với một thiếu niên ngõ hẹp như vậy.
Thậm chí còn có cả nút thắt trong lòng.
Tống Trường Kính cười nói:
- Dù sao bản vương đã nhúng tay một lần vào ân oán vớ vẩn giữa ngươi và Trần Bình An, cũng sẽ không quấy rối nữa, tự ngươi giải quyết đi.
Cuối cùng Tống Trường Kính nhắc nhở:
- Ngươi được phép có quan hệ riêng với núi Chính Dương, nhưng không nên dính dáng quá nhiều.
Tống Tập Tân vui vẻ:
- Quan hệ? Là nói đến tiểu khuê nữ kia sao? Ha ha, chỉ hứng thú mà thôi, không thể xem là giao tình gì.
Tống Trường Kính cười nói:
- Chỉ hứng thú mà thôi, lại tiện tay tặng một cái hồ lô nuôi kiếm sao?
Tống Tập Tân hậm hực không nói gì thêm.
Xe ngựa không vào được ngõ nhỏ, Tống Trường Kính cũng không muốn xuống xe. Tống Tập Tân bèn đi xuống một mình, phát hiện trời đã mưa, hiện giờ vẫn là mưa xuân rả rích, mưa nhỏ lờ mờ, nhưng đã có dấu hiệu càng lúc càng lớn.
Hắn chạy nhanh vào ngõ Nê Bình, đi đến nhà mình, sau khi đẩy cửa vào thì thấy Trĩ Khuê đang ngồi ngây ra ở ngưỡng cửa nhà chính.
Tống Tập Tân cười gọi:
- Đi, công tử dẫn cô đến kinh thành Đại Ly để mở mang kiến thức!
Trĩ Khuê khôi phục tinh thần lại:
- Hả? Đi nhanh như vậy sao?
Tống Tập Tân gật đầu nói:
- Dù sao cũng đã thu dọn đồ đạc từ sớm rồi, hai chiếc rương lớn trong phòng ta, cộng thêm chiếc rương nhỏ kia của cô. Những gì trong nhà chúng ta có thể mang đi thì đều đã mang đi, không còn lại thứ gì, đi sớm hay muộn cũng vậy thôi.
Trĩ Khuê gác cằm lên đầu gối, thương cảm nói:
- Đúng vậy, nơi này là nhà chúng ta.
Tống Tập Tân thở dài, ngồi xuống ngưỡng cửa bên cạnh cô, đưa tay lau nước mưa trên trán, ôn nhu nói:
- Thế nào, không nỡ đi à? Nếu thật sự không nỡ thì chúng ta chờ một lát hãy đi. Không sao, để ta đi báo cho bên kia.
Trĩ Khuê đột nhiên mỉm cười, giơ nắm tay nhỏ lắc lắc:
- Không cần! Đi thì đi, ai sợ ai!
Tống Tập Tân nhắc nhở:
- Đừng quên con rắn mối kia.
Trĩ Khuê liền giận dữ, thở phì phì nói:
- Đồ ngu xuẩn đáng chém ngàn dao kia, hôm qua lại lén chạy vào nằm dưới rương của tôi, hại tôi phải tìm hơn nửa ngày, thật vất vả mới tìm được. Mấy hộp son phấn phía dưới rương đều bẩn hết rồi! Đúng là tội không thể tha, khó thoát tội chết!
Tống Tập Tân bắt đầu hơi lo lắng cho kết cục của con rắn mối kia, thử dò hỏi:
- Đồ ngu xuẩn kia chắc không phải bị cô... giết rồi chứ?
Trĩ Khuê lắc lắc đầu:
- Không có, tạm thời lưu lại cái mạng nhỏ của nó, đợi đến kinh thành sẽ tính sổ sau. Đúng rồi, công tử, sau khi đến kinh thành chúng ta nuôi thêm mấy con gà mẹ được không? Ít nhất phải năm con!
Tống Tập Tân khó hiểu nói:
- Trứng gà cũng đủ ăn rồi, tại sao phải mua thêm? Không phải cô luôn ghét con gà mẹ của chúng ta quá ồn ào sao?
Trĩ Khuê nghiêm túc nói:
- Đến lúc đó tôi sẽ cột dây thừng vào chân mỗi con gà mẹ, sau đó phân biệt cột vào bốn chân và đầu của đồ ngu xuẩn kia. Chỉ cần không vui thì tôi có thể đi lùa gà mẹ. Con rắn mối kia ngu thì có ngu, nhưng lại chạy không chậm, trước kia mỗi lần đều mệt chết, chỉ càng bực bội...
Nghe tỳ nữ nhà mình nói nhỏ nhẹ, trong đầu Tống Tập Tân toàn là cảnh tượng hành hình kia, lẩm bẩm:
- Đây chẳng phải là năm ngựa phân thây... à không đúng, là năm gà phân thây.
Tống Tập Tân ôm bụng cười lớn.
Trĩ Khuê đã quen với phương thức tư duy bay bổng của công tử nhà mình, cũng không lấy làm lạ, chỉ hỏi:
- Công tử, rương nặng như vậy, hai chúng ta làm sao mang đi. Hơn nữa còn có rất nhiều đồ, những thứ nên vứt cũng mang theo.
Tống Tập Tân đứng dậy búng tay một cái:
- Đi ra đi, ta biết các ngươi nấp ở gần đây, làm phiền các ngươi mang rương lên xe ngựa.
Chung quanh không có tiếng trả lời.
Tống Tập Tân im lặng một lúc lâu, sắc mặt âm trầm nói:
- Lăn ra đây! Có tin ta đi bảo chú mình đến khiêng hay không?
Sau chốc lát, mấy bóng dáng ẩn nấp từ trên nóc nhà ngõ Nê Bình đối diện đáp xuống ngõ nhỏ, hoặc là từ trong ngõ nhỏ ngoài cửa viện lặng lẽ xuất hiện.
Tổng cộng có năm tên tử sĩ áo đen, sau khi thủ lĩnh đẩy cửa ra thì nối đuôi nhau đi vào.
Người cầm đầu do dự một thoáng, ôm quyền nhỏ giọng nói:
- Lúc trước có chức trách trên người, không dám tự tiện hiện thân, mong điện hạ thứ tội.
Vẻ mặt Tống Tập Tân không cảm xúc nói:
- Làm chuyện của các ngươi đi.
Người nọ vẫn cúi đầu:
- Thuộc hạ cả gan khẩn cầu điện hạ giúp giải thích với vương gia một chút.
Tống Tập Tân không nhịn được nói:
- Chuyện vặt vãnh như vậy, chú của ta sẽ so đo với các ngươi sao?
Thân hình năm người không hề nhúc nhích, đứng ở trong sân dầm mưa nhỏ, chết cũng không chịu dời bước.
Tống Tập Tân đành thỏa hiệp:
- Được rồi, ta sẽ giúp các ngươi giải thích tình hình.
Lúc này năm người kia mới đi vào nhà, ba người áo đen phân biệt khiêng ba chiếc rương lên dễ như trở bàn tay, hai người còn lại thì đi trước sau hộ giá. Bọn họ chậm rãi đi vào ngõ Nê Bình, sau đó bắt đầu chạy như bay.
Tống Tập Tân như có suy nghĩ.
Trĩ Khuê mở một chiếc ô bằng giấy dầu, đưa cho Tống Tập Tân một chiếc lớn hơn. Sau khi khóa cửa nhà chính, nhà bếp và cửa viện, hai chủ tớ cầm ô đứng ở ngoài cửa. Tống Tập Tân nhìn câu đối xuân nền đỏ chữ đen và thần giữ cửa vẽ màu, nhẹ giọng nói:
- Không biết lần sau chúng ta trở lại, có còn nhìn thấy câu đối này hay không.
Trĩ Khuê nói:
- Đi thì đi luôn, còn trở lại làm gì?
Tống Tập Tân tự giễu nói:
- Cũng đúng, sống tốt thì trở về cũng không tìm được người để khoe khoang, còn sống không tốt thì lại có không ít người chê cười.
Nước mưa không dứt, ngõ nhỏ dần dần trở nên lầy lội. Trĩ Khuê thật sự không muốn đợi lâu, bèn thúc giục:
- Đi thôi, đi thôi.
Tống Tập Tân gật đầu, hai người một trước một sau đi về phía đầu ngõ Nê Bình.
Trĩ Khuê đi phía trước, bước chân vội vã.
Tống Tập Tân đi phía sau cô, bước chân chậm chạp. Khi đi qua bức tường cao đối diện với cửa chính một ngôi nhà trong ngõ nhỏ, Tống Tập Tân cầm ô trong tay bỗng dừng bước, quay đầu nhìn.
Thiếu niên nhìn bức tường đất vàng không hề có điểm nào đặc biệt, suy nghĩ đến xuất thần.
Trĩ Khuê ở phía trước quay đầu nhìn lại, không nhịn được oán trách:
- Công tử, không đi nhanh lên một chút thì sắp đổ mưa lớn rồi!
Thiếu niên dưới ô không thấy rõ nét mặt, giơ tay lên làm một động tác, sau đó đáp lại tỳ nữ một tiếng, cuối cùng bắt đầu đi nhanh về phía trước.
- --------
Trong xe ngựa đỗ ở đường lớn bên ngoài ngõ Nê Bình, phiên vương Đại Ly Tống Trường Kính đang nhắm mắt nghỉ ngơi.
Mỗi ngày dinh quan giám sát đều sẽ lập một phần hồ sơ bí mật, do chín tên tử sĩ mật thám hàng đầu Đại Ly phụ trách quan sát ghi chép. Trong đó chỉ viết về sinh hoạt thường ngày của “con riêng của quan giám sát Tống đại nhân”, hôm nay cùng với tỳ nữ đi dạo ở đường nào, tốn bao nhiêu tiền mua thức ăn hàng hóa gì, sáng sớm ngâm nga văn chương trong sách thánh hiền nào, lần đầu tiên lén uống rượu là bao giờ, theo ai ra ngoài trấn nhỏ thả diều bắt dế, vì chuyện gì mà xảy ra tranh chấp với người nào... Chuyện lớn chuyện nhỏ đều ghi vào trong hồ sơ, sau đó cứ cách ba tháng lại gởi đến kinh thành Đại Ly, được đưa đến trên bàn trong ngự thư phòng của hoàng cung. Cuối cùng chúng được tập hợp lại biên soạn thành sách, được huynh trưởng thích chơi chữ kia đặt tên là “sách ghi chép cuộc sống thường ngày”. Từ quyển một cho đến quyển mười lăm hiện giờ, một thiếu niên ngõ hẹp mười lăm tuổi, từng chuyện nhỏ trong mười lăm năm đều được người ta viết thành mười lăm quyển sách.
Trước khi Tống Trường Kính tới trấn nhỏ đã lật xem những quyển sách toàn chuyện vặt vãnh nhàm chán kia, nhưng ông ta nhạy bén phát hiện quyển “bảy” trong số đó lại thiếu một tờ chính giữa, hiển nhiên đã bị người ta xé đi. Như vậy nghĩa là vào hè thu khi Tống Tập Tân mười hai tuổi đã xảy ra một biến cố rất lớn.
Trước khi đến trấn nhỏ, Tống Trường Kính cho rằng đó một cuộc ám sát máu tanh bắt nguồn từ kinh thành Đại Ly, liên quan đến một số nhân vật mà ngay cả huynh trưởng cũng chỉ có thể ngậm bồ hòn làm ngọt. Nhưng sau đó Tống Trường Kính ý thức được, câu chuyện mà một trang kia ghi lại, có lẽ không phải là hồi ức vui vẻ gì với thiếu niên Tống Tập Tân, hơn nữa nhất định có liên quan đến Trần Bình An ở ngõ Nê Bình.
Tống Trường Kính bắt đầu sắp xếp suy nghĩ, vị phiên vương hàng đầu Đại Ly này lại tranh thủ thời gian một cách hiếm thấy, cẩn thận nhớ lại chi tiết nói chuyện của hai thiếu niên được ghi chép trong sách, cùng với tình cảnh lúc đó.
Tống Trường Kính mở mắt ra, vén rèm xe lên, trước tiên nhìn thấy bóng dáng mảnh khảnh của tỳ nữ cầm ô, sau đó là cháu trai Tống Tập Tân. Hai chủ tớ đi về phía chiếc xe ngựa thứ hai, ba chiếc rương thì đều đã mang lên chiếc xe ngựa cuối cùng.
Tống Trường Kính nhẹ giọng nói:
- Lên đường.
Xe ngựa chậm rãi chạy đi.
Còn chưa đi được mấy bước, xe ngựa đột nhiên dừng lại. Không lâu sau Tống Tập Tân hổn hển xông vào trong xe, vẻ mặt tức giận nói:
- Chú có ý gì?
Tống Trường Kính hỏi:
- Ngươi muốn nói đến thi thể trên chiếc xe ngựa của ngươi?
Sắc mặt Tống Tập Tân tái xanh, nhìn chằm chằm vào Tống Trường Kính.
Vẻ mặt Tống Trường Kính vẫn như thường:
- Có biết thân phận của thi thể không? Cơ cấu tình báo của Đại Ly có bảy nhóm. Bản vương nắm giữ ba nhóm trong đó, chủ yếu là dùng để thâm nhập triều đình các nước, thăm dò quân tình quan trọng và mua chuộc văn thần võ tướng của nước đối địch. Quốc sư Tú Hổ nắm giữ ba nhóm, chủ yếu là nhằm vào nội bộ vương triều, ý kiến và thái độ của công chúng, cùng với tình hình trên giang hồ, nhất là cần dán mắt vào gió thổi cỏ lay nơi kinh thành. Một nhóm cuối cùng chuyên phụ trách đối phó với tu sĩ trên núi, trực thuộc vào... một người. Trấn nhỏ này tổng cộng có chín gã mật thám Đại Ly, phân biệt đến từ bảy nhóm, chính là để đảm bảo an nguy của ngươi, nhất định không được xảy ra một chút sai lầm nào.
Tống Tập Tân trầm giọng hỏi:
- Rốt cuộc chú muốn nói gì?
Tống Trường Kính cười nói:
- Trong chuyện này quanh co khúc khuỷu, tên kia rốt cuộc trung thành với ai, chân tướng bị bao trùm trong chướng khí mù mịt. Muốn bản vương giải thích rõ ràng với ngươi có lẽ rất khó, dù sao tên này chết cũng chưa hết tội. Nhưng ngươi nên nhớ kỹ một điểm, hiện nay người ngoài xem ngươi là điện hạ Đại Ly, xem là con cháu hoàng tộc rất nổi trội. Ngoài mặt bọn họ kính sợ hay nịnh hót ngươi cũng được, ngươi có thể tiếp nhận toàn bộ, nhưng đừng quên vì sao bọn họ lại làm như vậy.
Tống Tập Tân cười nhạt hỏi:
- Hả? Vì sao?
Tống Trường Kính mỉm cười nói:
- Ngươi cho rằng mình quan trọng lắm sao? Tất cả chỉ là vì bản vương ở bên cạnh ngươi mà thôi. Sợ ngươi không nhớ được chuyện này, vì vậy mượn cơ hội để cho ngươi mở rộng tầm mắt một chút. Ở cùng với người chết đúng là không dễ chịu, nhưng dù sao cũng tốt hơn lần sau bản vương phải ở bên cạnh thi thể của ngươi.
Tống Tập Tân đỏ bừng mặt.
Tống Trường Kính liếc nhìn thiếu niên, lạnh nhạt nói:
- Xuống xe.
Trong nháy mắt Tống Tập Tân nuốt lại lời nói đã lên đến bên miệng, im lặng xoay người, nghiến răng nghiến lợi căm hận rời đi.
Đợi sau khi thiếu niên xuống xe, Tống Trường Kính mới cười trừ:
- Một chút đạo hạnh như vậy, sau này đến kinh thành rồi, còn không phải sẽ bị đám hổ cáo mất răng kia nhìn chằm chằm, chỉ hận không thể xé mấy miếng thịt trên người ngươi xuống?
Vừa nghĩ đến chuyện phải đi kinh thành, vị phiên vương này lại cảm thấy rất nhức đầu.
- --------
Trong xe lại là người chết kia choán chỗ nhất.
Tống Tập Tân không thích ứng được, còn tỳ nữ Trĩ Khuê sắc mặt lại như thường. Hắn thuận miệng hỏi:
- Đúng rồi, Trĩ Khuê, cô có mang theo chìa khóa cũ nhà chúng ta không?
Cô nghi hoặc nói:
- Không, tiện tay bỏ trong phòng tôi rồi, tôi cũng không muốn trở về. Sao rồi, công tử hỏi chuyện này làm gì? Hơn nữa không phải công tử cũng có một xâu chìa khóa nhà sao?
Tống Tập Tân à một tiếng, cười nói:
- Ta cũng ném trong phòng rồi.
- --------
Ba chiếc xe ngựa chạy qua cây hòe già, ra khỏi trấn nhỏ, cuối cùng lắc lư dọc theo con đường lầy lội chạy thẳng về hướng đông.
Khi đi qua cổng rào phía đông trấn nhỏ, gã giữ cửa Trịnh Đại Phong đang ngồi trong nhà đất của mình tránh mưa. Hai tay gã độc thân nhét vào trong tay áo, ngồi xổm ở cửa nhìn ba chiếc xe ngựa chạy qua, ngáp một cái.
Khoảng nửa canh giờ sau, Tống Trường Kính trầm giọng nói:
- Dừng xe!
Tống Trường Kính đi xuống xe ngựa. Tống Tập Tân và Trĩ Khuê ngồi trên xe ngựa phía sau đều vén rèm xe lên, hai cái đầu chen chúc một chỗ, tò mò nhìn về phía Tống Trường Kính.
Tống Trường Kính phất phất tay, Tống Tập Tân liền kéo Trĩ Khuê rụt lại.
Ông ta đi về phía trước. Cách đó không xa có một người đàn ông trung niên đôn hậu tướng mạo xấu xí đang chắn giữa đường, đôi giày cỏ và hai ống quần đều dính đầy bùn.
Tống Trường Kính vừa đi tới trước vừa cười nói:
- Thật không nghĩ tới trấn nhỏ còn ẩn giấu một nhân vật hàng đầu như ngươi, xem ra mật thám Đại Ly chúng ta đúng là không ăn cơm chỉ ăn phân rồi.
Áo bào trắng như tuyết của ông ta vốn không nhiễm hạt bụi, lúc này cũng dính đầy bùn đất, dưới giày dĩ nhiên càng khó thoát được.
Cuối cùng Tống Trường Kính dừng lại cách người đàn ông kia mười bước:
- Vừa gặp mặt cũng không lập tức ra tay, vậy thì không ngại nói xem rốt cuộc ngươi muốn gì?
Người đàn ông trấn nhỏ ngay cả nóc nhà cũng bị con vượn Bàn Sơn đạp sụp, lúc này đối diện với phiên vương Đại Ly, nào còn có dáng vẻ hèn nhát ngồi trên đất ủ rũ, trầm giọng nói:
- Tống Trường Kính, chỉ cần ngươi còn sống sau trận này thì tự nhiên sẽ biết đáp án!
Tống Trường Kính nhíu mày. Người đàn ông kia hiểu ý nói:
- Để xe ngựa đi qua trước là được.
Tống Trường Kính cười gật đầu, cũng không xoay người, vẫn luôn nhìn chăm chú vào người đàn ông kia, hô lên:
- Xe ngựa đi trước, cứ tiến tới.
Người đàn ông kia đi sang bên đường, để ba chiếc xe ngựa kia thông suốt đi qua.
Đợi đến khi xe ngựa hoàn toàn biến mất khỏi tầm mắt, Tống Trường Kính mới nhìn về người đàn ông kiên nhẫn đứng chờ kia.
Cảnh giới của người này chỉ cao chứ không thấp hơn mình.
Nhưng chênh lệch giữa hai người không lớn.
Tống Trường Kính không hề sợ hãi, ngược lại chiến ý dâng lên, máu nóng sôi trào, đưa tay kéo kéo cổ áo.
Người trước mắt này mặc dù không có tiếng tăm, nhưng chắc chắn là một khối đá mài dao tốt nhất để rèn luyện võ đạo.
Trực giác của Tống Trường Kính nói cho mình biết, hôm nay là sống hay chết, ngày mai là chín hay mười đều tùy thuộc vào trận chiến này!
- --------
Chú thích:
(1) Khí trầm đan điền: hít thở sâu khi vận động, kết hợp hô hấp với vận động. Hễ khí trầm xuống (tức là hoành cách mô hạ xuống) thì trọng tâm cũng đi xuống, như vậy bàn chân mới ổn định, không bị mất trọng tâm té ngã.
(2) Thất khiếu bao gồm hai tai, hai mắt, hai lỗ mũi và miệng.
Con trai của một ông chủ học với thầy giáo, học tới học lui cũng không hiểu được gì. Ông chủ rất quan tâm hỏi thầy giáo: “Thằng bé nhà tôi học ra sao rồi?”. Thầy giáo nghĩ tới nghĩ lui cũng không biết nên trả lời thế nào, nói là học tốt thì sai sự thật, còn nói học không tốt thì lại sợ ông chủ tức giận. Sau đó thầy giáo nghĩ ra một cách nói vẹn toàn: “Thằng bé nhà ông thất khiếu đã thông lục khiếu”. Ông chủ nghe vậy rất vui mừng, bảy khiếu đã thông sáu khiếu, rất không tệ. Không ngờ ý của thầy giáo lại là “một khiếu không thông” (dốt đặc cán mai).