Kiếm Lai
Chương 107: Đem tặng
Trần Bình An vác theo thiếu nữ ba chân bốn cẳng chạy như điên, còn nhanh hơn lúc trước chạy lên núi, giống như một đạo tặc hái hoa đang bắt cóc hoàng hoa khuê nữ. Ninh Diêu vốn đã bị nội thương không nhẹ, lúc này lại bị lắc lư rất khó chịu, nhưng cũng không có thời gian quan tâm đến thể diện được nữa. Nếu lúc này bị con vượn già đánh một quyền trúng người, có lẽ nàng và Trần Bình An sẽ thật sự “chết vì tình”.
Trán Ninh Diêu đổ mồ hôi, hỏi:
- Ngươi làm thế nào sống được? Không bị đá đập trúng à? Ngươi làm sao biết hậu chiêu của con vượn già là nhắm vào ngươi chứ không phải ta?
Sau khi hỏi một đống vấn đề, Ninh Diêu đột nhiên bừng tỉnh:
- Trước tiên không nói những chuyện này, thừa dịp con vượn già cần thời gian lấy hơi, có thể chạy xa bao nhiêu thì hay bấy nhiêu! Ta đã bảo thanh kiếm kia cố gắng quấn lấy con vượn già, nhưng có lẽ nó cũng không chống được quá lâu.
Thiếu niên giày cỏ khẽ gật đầu, bước đi như bay, băng qua ngõ lớn ngõ nhỏ một cách quen thuộc, giống như một con cá bơi dưới đáy suối.
Sau khi rời xa con đường phía tây trấn nhỏ, Trần Bình An vẫn không dừng lại, tranh thủ nhỏ giọng giải thích:
- Lúc trước ở ngõ Nê Bình, con vượn già bị tôi lừa đến một nóc nhà tồi tàn, khiến lão bị rơi xuống dưới. Sau đó tôi lén ném một mảnh ngói vỡ đến nóc nhà bên cạnh lỗ thủng, quả nhiên con vượn già cho rằng tôi không cẩn thận lộ tiếng bước chân. Lão đột ngột ném ra một mảnh ngói, ngay cả vách tường và nóc nhà hàng xóm cũng bị xuyên thủng, khiến tôi sợ đến đổ mồ hôi lạnh.
- Thực ra vừa rồi tôi vẫn trốn ở nóc nhà bên kia không dám ló đầu, là do sợ cô phân tâm, cũng nghĩ xem có thể bắn một mũi tên vào con vượn già hay không. Sau đó nhìn thấy viên đá mà con vượn già dùng để đánh cô xuống, treo ở trên trời giống như một con rắn lửa, đoán rằng mọi người trong trấn nhỏ chỉ cần ngẩng đầu là có thể nhìn thấy, cho nên cũng không dám xem thường. Khi đó trong đầu tôi xoay chuyển một vòng, nghĩ rằng nếu đổi thành tôi thì nhất định sẽ dùng cô làm mồi nhử, trước tiên đánh bại người nấp trong bóng tối, sau đó mới quay lại giải quyết người ngoài sáng, một mũi tên bắn hai con chim tốt hơn nhiều đúng không? Cho nên tôi trước hết cởi bộ đồ của Lưu Tiện Dương ném ra, lúc này mới dám đi cứu ngươi.
Ánh mắt Ninh Diêu sáng lên, tấm tắc kinh ngạc, sau đó bắt đầu kết luận:
- Trần Bình An, mấy ngón nghề này ngươi học từ ai vậy? Ra vẻ đạo mạo, nhất định là không trung thực như bề ngoài. Nói! Lần đó Lục đạo nhân cứu ta ở nhà tổ của ngươi trong ngõ Nê Bình, ngoại trừ lấy nón che mặt xuống, rốt cuộc ngươi có thừa cơ sàm sỡ ta không?
Trần Bình An ngỡ ngàng, giống như khi còn bé bị đuôi trâu quất vào mặt vậy:
- Cái gì?
Thiếu nữ không tiếp tục khởi binh hỏi tội, lại thản nhiên cười.
Trần Bình An chỉ là người mê tiền, chắc chắn không phải là kẻ háo sắc.
Ninh Diêu rất tin tưởng chuyện này, giống như nàng vẫn luôn tin chắc sau này mình nhất định sẽ trở thành đại kiếm tiên, không phải là loại quý hiếm có thể đếm được trên đầu ngón tay, mà là loại đặc biệt có một không hai.
Ninh Diêu thấp giọng nói:
- Để ta xuống!
Trần Bình An hỏi:
- Cô có thể tự đi được rồi?
Ninh Diêu bất đắc dĩ nói:
- Tạm thời vẫn chưa đi được, nhưng nếu ngươi cứ chạy tiếp như vậy, tim gan phèo phổi của ta cũng bị ngươi xóc ra hết rồi. Đến lúc đó không cần con vượn già dùng nắm tay đánh chết, kết cục cũng sẽ chết trên vai ngươi giống như treo thịt heo, con vượn già còn không bị chúng ta làm cười chết sao.
Bước chân Trần Bình An chậm lại, nhức đầu nói:
- Vậy phải làm thế nào? Tìm một nơi gần đây để trốn à? Tôi vốn định rời khỏi trấn nhỏ, chỗ đó không dễ bị người tìm được.
Ninh Diêu đột nhiên nghĩ tới một chuyện, tò mò hỏi:
- Bộ giáp gỗ sứ tự chế của ngươi đâu? Sao lại không mặc lên người nữa?
Trần Bình An cười khổ nói:
- Đối phó con vượn già không có nhiều tác dụng lắm, ngược lại sẽ ảnh hưởng đến tốc độ chạy của tôi, cho nên đã dứt khoát cởi ra. May mà như thế, nêu không tôi cũng không biết làm cách nào đưa cô rời khỏi nơi đó, vác không được, cõng cũng không xong, ôm càng không thể, nghĩ một chút thôi cũng nhức đầu rồi.
Ninh Diêu thở dài, hạ quyết tâm nói:
- Trần Bình An, trước tiên đặt ta xuống, sau đó cõng ta đến chỗ ngươi nói.
Trần Bình An đương nhiên không có dị nghị, không hề chần chừ lập tức làm theo, cõng thiếu nữ tiếp tục chạy nhanh, đồng thời hỏi:
- Ninh cô nương, đao của cô đâu? Sao chỉ có vỏ đao?
Thiếu nữ ôm lấy cổ thiếu niên tức giận nói:
- Chôn xuống đất rồi.
Trần Bình An cũng không hỏi thêm, chạy ra ngoài trấn nhỏ đến một nơi ít dấu chân người.
Trong vùng hoang vu, chung quanh là những nấm mộ từ lâu đã không có người đời sau tới cúng tế, cỏ dại um tùm tươi tốt giống như một vườn rau. Ban đêm thỉnh thoảng vang lên mấy tiếng kêu của chim cú, hết đợt này đến đợt khác, nghe rất đáng sợ. May mà Trần Bình An có một loại tình cảm đặc biệt với nơi này mà đám bạn cùng lứa không có, không hề cảm thấy khó chịu. Khoảng một nén nhang sau, hắn cõng thiếu nữ băng qua vô số tượng thần đổ nát tay chân đứt gãy, vòng ra sau lưng một tượng thần to lớn. Tượng thần nằm nghiêng dưới đất, chẳng biết vì sao đã không thấy đầu, cao đến hơn hai trượng. Có thể tưởng tượng khi pho tượng đắp này còn hoàn chỉnh, ngồi ngay ngắn trong từ đường chùa miếu sẽ uy nghiêm lẫm liệt đến thế nào.
Trần Bình An ngồi xổm, định đặt Ninh Diêu xuống trước. Kết quả chờ một lúc vẫn không thấy nàng có động tĩnh, khiến hắn sợ hãi cho rằng Ninh cô nương đã chết giữa đường. Đang lúc hắn ngây ra tại chỗ như bị sét đánh, không thốt ra được chữ nào, thiếu nữ thoải mái ngủ say trên đường cuối cùng tỉnh lại, bất giác dùng mu bàn tay lau khóe miệng, mơ mơ màng màng hỏi:
- Đến rồi à?
Tại khoảnh khắc này ngay cả thiếu niên ngồi dưới đất cũng không biết nói gì, thiếu chút nữa đã rơi nước mắt rồi.
Thiếu niên vội vàng hít thở sâu một hơi, ổn định tâm tình khác thường lại, hai tay nhẹ nhàng buông chân thiếu nữ ra, quay đầu cười nói:
- Đây là một cái chòi nhỏ mà tôi tạm thời dựng lên vào mùa thu năm ngoái. Trước kia thường dẫn theo Cố Xán tới đây chơi, nó cứ nằng nặc đòi làm, cho nên đã dùng dao chẻ củi chặt một ít cành cây bắc thành cái khung, sau đó dùng lá cây và cỏ đắp lên. Cái chòi này rất chắc chắn, mùa đông năm ngoái có hai trận tuyết lớn như vậy mà cũng không sụp.
Ninh Diêu đứng thẳng người, quay đầu nhìn, cũng không thấy phi kiếm chật vật bay về. Đây là điềm tốt, ít nhất nói lên con vượn già không tìm được phương hướng hai người ẩn nấp.
Trần Bình An bảo Ninh Diêu chờ một chút, khom người đi vào chòi nhỏ làm bằng cây cỏ thu dọn qua loa, sau đó mới mở cửa đón khách.
Ninh Diêu ngồi vào chòi nhỏ không hề có vẻ chật hẹp chật, giống như trút được gánh nặng.
Trần Bình An không đóng cánh cửa nhỏ xù xì làm bằng gỗ chất liệu kém kia, mà là ngồi ở cửa quay lưng về phía thiếu nữ.
Ninh Diêu hỏi:
- Sao không đóng cửa lại?
Trần Bình An lắc đầu nói:
- Nếu con vượn già tìm tới đây thì cũng như nhua thôi.
Ninh Diêu ngồi khoanh chân gật đầu nói:
- Cũng phải.
Sau khi trầm mặc một lúc, Ninh Diêu hỏi:
- Ngươi không có gì muốn hỏi sao?
Trần Bình An quả thật hỏi:
- Có phải con vượn già đã dùng hết ba ngụm khí rồi không?
Ninh Diêu ừ một tiếng:
- Nhưng phải nói cho ngươi biết một tin tức không tốt, con vượn già ít nhất có thể phá hư quy củ một lần nữa, có lẽ đã thừa sức đối phó với hai kẻ bị thương chúng ta rồi.
Trần Bình An lại hỏi:
- Ninh cô nương, cô cảm thấy con vượn già phải trả giá lớn đến đâu rồi?
Trong chòi nhỏ tràn đầy hương thơm cỏ xanh chung quanh, thấm vào tim gan người, mặc dù dưới đất hơi ẩm ướt nhưng thiếu nữ cảm thấy không thể yêu cầu nhiều hơn nữa.
Ninh Diêu cẩn thận ngẫm nghĩ:
- Con vượn già tổng cộng đã ra tay ba lần. Lần đầu tiên là từ nhà ngươi ở ngõ Nê Bình đến cuối phía tây trấn nhỏ, lão khá nương tay, chủ yếu là thăm dò xem ngươi có chỗ dựa hay không. Dù sao khi đó lão cũng e ngại có người đứng sau màn sắp đặt, sợ có người nhắm vào cô chủ nhỏ núi Chính Dương do lão hộ tống đến đây, cho nên chỉ tổn thọ khoảng từ ba tới năm năm. Sau đó lão đối mặt với ta bên khe suối, tốn khoảng hai mươi năm. Lần thứ ba đoán rằng ít nhất phải tốn năm mươi năm. Còn lần thứ tư tiếp theo, dù thế nào cũng phải tốn một trăm năm trở lên.
Ánh mắt Trần Bình An rạng rỡ, khom người đưa tay nhổ một cọng cỏ, phủi đất đi rồi bỏ vào miệng nhai, vui vẻ nói:
- Chỉ một trăm tám mươi năm thôi cũng được, quá lời rồi! Cho dù không xét đến cô gái họ Thái núi Vân Hà kia hãm hại, người bình thường cũng chỉ sống khoảng sáu mươi năm, vậy tôi xem như đã lời hai kiếp rồi. Hơn nữa con vượn già tốn gần hai trăm năm tuổi thọ để đổi lấy tính mạng ba đời của tôi, tôi cảm thấy lão chỉ cần nghĩ đến đây cũng sẽ tức chết.
Ninh Diêu nhíu mày nói:
- Trần Bình An, ngươi cảm thấy mạng của mình không đáng giá như vậy sao?
Trần Bình An không hề do dự nói:
- So với thần tiên yêu quái sống cả ngàn năm như con vượn già kia, một người dân trong trấn nhỏ xuất thân từ thợ gốm như tôi dĩ nhiên không đáng giá, thừa nhận chuyện này cũng không mất mặt.
Ninh Diêu bị lý lẽ sai trái này của Trần Bình An làm cho nghẹn họng.
Trần Bình An quay đầu cười:
- Đương nhiên nghĩ tới những chuyện này, cam chịu thì cam chịu, nhưng trong lòng vẫn sẽ có ủy khuất. Cô nghĩ xem, tại sao đều tới thế gian một chuyến, mạng của tôi trời sinh lại không đáng giá?
Ninh Diêu vừa định phụ họa, sau đó khoe khoang với hắn mấy câu châm ngôn thánh hiền vừa có khí khái hào hùng vừa có học thức sâu xa. Không ngờ thiếu niên đã nhanh chóng tự mình đưa ra đáp án, nghiêm túc đặt tay lên ngực tự hỏi:
- Chẳng lẽ kiếp trước tôi làm ít chuyện tốt? Nhưng kiếp này tôi cũng chưa kịp làm chuyện tốt việc thiện gì, chẳng phải kiếp sau sẽ càng sa sút, phải làm sao đây?
Ninh Diêu cầm lấy vỏ đao màu xanh lá trống rỗng đặt ngang trên chân, dùng vỏ nhọn chọc nhẹ vào lưng thiếu niên.
Thiếu niên giày cỏ lập tức nhe răng trợn mắt quay đầu lại, vẻ mặt giống như giận mà không dám nói gì.
Ninh Diêu trừng mắt nói:
- Kiếp này còn chưa hết, nghĩ đến kiếp sau làm gì?
Trần Bình An vội vàng giơ một ngón tay, ra hiệu cho Ninh Diêu không nên lớn giọng.
Thiếu nữ lập tức ngậm miệng.
Trần Bình An dịch mông ra bên ngoài, muốn cách xa thiếu nữ và vỏ đao.
Ninh Diêu muốn nói lại thôi, cuối cùng vẫn quyết định tố cáo chân tướng với thiếu niên, nói với giọng khàn khàn:
- Trần Bình An, ngươi có nghĩ tới không, mặc dù đã tổn thọ một trăm tám mươi năm, nhưng con vượn hộ sơn núi Chính Dương này rốt cuộc có thể sống bao lâu?
Thiếu niên quay lưng về phía thiếu nữ, nhìn về bầu trời xa xa, chỉ lắc đầu.
Thiếu niên làm sao biết được những chuyện huyền diệu khó giải thích này, có lẽ nghĩ nát cả óc cũng đoán không ra.
Có một số việc, giống như đường Phúc Lộc và ngõ Đào Diệp được trải đá xanh, nếu thiếu niên không tới đó để đưa thư, cũng sẽ không biết hóa ra trên đời này không chỉ có đường đất.
Ninh Diêu thở dài nói:
- Loại hậu duệ hung thú sinh ra từ hiện tượng siêu nhiên trong trời đất này, khiếu huyệt không đặc biệt như con người chúng ta. Mặc dù vì vậy mà tu hành rất khó khăn, nhưng chỗ tốt là tinh khí thần trôi đi càng chậm chạp hơn, khiến cho chúng sống rất lâu, tuổi thọ ít thì năm trăm năm, nhiều thì năm ngàn năm. Bản tính của vượn Bàn Sơn thích động chứ không thích tĩnh, nếu không tu hành thì tuổi thọ sẽ không quá dài, dĩ nhiên không bằng đám rùa hay giao. Nhưng vượn Bàn Sơn dù sao cũng từng là bá chủ một phương, tuổi thọ vẫn lên đến khoảng hai ngàn năm. Hơn nữa con vượn hộ sơn này đã tu thành đạo pháp thần thông, một khi bước vào năm cảnh giới cao, cộng thêm thể xác ở cảnh giới thứ chín, đừng nói là hai ngàn năm tuổi thọ, dù là ba ngàn năm, bốn ngàn năm cũng có khả năng.
Ninh Diêu nhìn bóng lưng gầy gò kia:
- Cho nên đừng cảm thấy mình sống đủ rồi.
Trần Bình An không nói lời nào.
Ninh Diêu cảm thấy xót xa.
Hai người không nói gì. Thiếu nữ đã tiết lộ thiên cơ, trong lòng dần dần sinh ra cảm giác áy náy, bèn vắt hết óc để tìm từ ngữ, muốn an ủi tên kia một chút.
Nhưng khi Ninh Diêu suy nghĩ đến đau cả đầu, lại nghe được tiếng ngáy khe khẽ của thiếu niên giày cỏ.
Nàng lập tức trợn tròn mắt.
- --------
Tại một tòa nhà lớn sâu trong Ngõ Hạnh Hoa, từ trong ra ngoài được thu dọn rất ngăn nắp, thậm chí ngay cả con đường ngoài cửa cũng gọn gàng sạch sẽ hơn nhiều so với cửa nhà người khác.
Một bà lão mặt mày hoàn toàn vô duyên với hai chữ “hiền hậu” đang khều khều tim đèn, khiến đèn đóm trong nhà sáng hơn một chút. Sau đó đầy vẻ cưng chiều nhìn về phía cháu trai của mình, bắt đầu nói liên miên ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác:
- Hơn nửa đêm lại chạy lên nóc nhà làm gì? Lời xưa nói “xuân không nên vội cởi áo bông, thu không nên vội mặc quá nhiều”, cháu cũng không nghe khuyên bảo. Thân thể đang lúc phát triển, nếu thật sự bị lạnh sinh bệnh, bảo bà nội phải sống sao đây?
Thiếu niên hồ đồ chất phác nhếch miệng cười.
Bà lão ngồi xuống, thở dài một tiếng, sau đó bắt đầu tụng bài kinh khó đọc của mình:
- Cháu ngoan của ta à, cháu không biết đâu, ban ngày không biết kẻ vong ân phụ nghĩa kia ngửi được mùi thịt gì, đột nhiên lại xách lễ vật gói lớn gói nhỏ đến nhà. Khi đó cháu không có ở nhà, không thấy được bộ mặt kia của hắn, đúng là con trai hiếu thuận người cha hiền lành, làm cho bà nội cảm động đến sắp khóc rồi.
Nói đến đây vẻ mặt bà lão đầy mỉa mai, bỗng dưng nhổ một ngụm đờm đặc xuống đất. Sau đó lại thấy hối hận, vội vàng dùng mũi chân nghiền nghiền. Bà lão ngẩng đầu nhìn về thiếu niên vẻ mặt không quan tâm, bực tức tích lũy đã lâu liền bộc phát ra, nhưng lại không nỡ đánh, đành phải thở phì phì nói:
- Thằng nhóc con vô tâm, cũng không biết đau lòng cho bà nội. Cháu tên thật là Mã Huyền, chỉ là có cha sinh không có mẹ nuôi, không phải mệnh khổ thì là gì, vì vậy bà nội mới đặt cho cháu thêm một chữ “Khổ”. Nếu cháu chê cái tên này xui xẻo, sau này tự mình đổi lại là được, không hề gì cả, không cần để ý tới suy nghĩ của bà nội. Bà nội chỉ là một mụ già quê mùa, là con cóc ngoài đồng kiến thức nông cạn, đáng kiếp phải chịu tội chịu khổ cả đời...
Bà lão bắt đầu lau nước mắt.
Thiếu niên Mã Khổ Huyền đặt tay lên mu bàn tay khô héo gầy trơ xương của bà lão.
Bà lão nhìn cháu mình, thấy trong ánh mắt thiếu niên cuối cùng đã mang theo một chút tình cảm. Bà vui mừng cười, lại vỗ vỗ mu bàn tay của Mã Khổ Huyền:
- Bà nội đúng là người không có phúc. Ông nội cháu có lương tâm nhưng không có bản lĩnh, không đáng tin cậy. Con trai có bản lĩnh nhưng không có lương tâm, vẫn không đáng tin cậy. Cho nên cũng chỉ còn lại một mình cháu để lo lắng. Nếu cháu cũng không có tiền đồ, bà nội đời này chịu khổ nhiều như vậy xem như uổng phí rồi. Chịu khổ không tính là gì, đừng giống như bà nội là được, sau này nhất định phải thành công, phải có tiền đồ lớn. Ai từng khi dễ cháu thì cháu cứ bất chấp tất cả khi dễ lại, nhất định đừng làm người tốt, thỉnh thoảng làm người xấu vài lần cũng không sao, đừng cứ ăn no rửng mỡ đi làm chuyện hại người là được, cẩn thận gặp phải báo ứng. Ông trời thích ngủ gật quanh năm suốt tháng thì kệ ông ấy, dù sao cũng có lúc mở mắt đúng không, lỡ may bị bắt tại trận, ôi chao...
Mấy câu nói lỗi thời này thiếu niên đã nghe từ nhỏ đến lớn, không chỉ lỗ tai đã chai mà còn thay nốt chai mấy lần rồi. Nhưng thiếu niên vẫn không rụt tay về, mặc cho bà nội của mình nắm khẽ.
Bà lão đột nhiên hỏi:
- Cháu thích tiểu tiện tỳ Trĩ Khuê kia ở điểm nào?
Thiếu niên mỉm cười nói:
- Xinh đẹp thôi.
Bà lão hơi dùng sức vỗ vào mu bàn tay Mã Khổ Huyền, mắng lớn:
- Đồ nhóc con không có lương tâm! Ngay cả bà nội đây mà cũng không chịu nói thật?
Thiếu niên cười hì hì:
- Bà nội yên tâm, đó là chuyện tốt.
Bà lão nửa tin nửa ngờ, tạm thời kìm nén nghi vấn này, thay đổi đề tài:
- Có biết tại sao cha mẹ cháu không cần cháu không?
Thiếu niên cười nói:
- Lúc ấy trong nhà nghèo, không nuôi nổi cháu?
Bà lão đột nhiên cao giọng quát lên:
- Nghèo? Mã gia chúng ta bảy tám đời đều không thể xem là nhà nghèo, chỉ là đã quen giả làm cháu chắt rồi, cho nên đến cuối cùng cũng không biết làm ông lớn như thế nào nữa. Thực ra lão tổ tông lưu lại một tổ huấn, dù có tiền cũng không được dời nhà đến đường Phúc Lộc, ngõ Đào Diệp cũng như vậy. Cặp cha mẹ đáng bị trời đánh của cháu, nếu bọn họ nghèo thì có thể mỗi ngày mang vàng đeo bạc, mỗi bữa ăn ngon uống say sao? Ngoại trừ không dám đến chỗ bốn họ mười tộc tụ tập để khoe của, có chuyện tốt hưởng phúc nào mà bọn họ chịu bỏ qua đâu?
Mỗi lần nhắc đến con trai con dâu, bà lão lại hận đến nghiến răng, cười lạnh nói:
- Những quy củ của tổ tiên kia chỉ là mấy thứ chôn trong đất mục nát thành bùn, bao nhiêu năm rồi, hôm nay còn đáng mấy đồng tiền? Cháu trai, sau này cháu thành công rồi thì đừng quá quan tâm. Bà nội sống đến chừng này tuổi, đã thấy nhiều người có tiền và không có tiền, nói cho cùng thì chỉ những kẻ không có bản lĩnh mới đi làm người hiền lành mà thôi!
Mã Khổ Huyền tươi cười rạng rỡ, không biết là vì cảm thấy những lời này có đạo lý hay cho rằng nó buồn cười.
Từ nhỏ thiếu niên đã như vậy, thiệt thòi thế nào cũng có thể chịu, ức hiếp thế nào cũng có thể nhịn, nhưng có một số việc khi đã cố chấp, ngay cả bà nội hắn cũng khuyên không được, nói không nghe.
Bà lão ngẫm nghĩ, đứng dậy chạy ra xem cửa viện đã chốt hay chưa, sau đó trở lại nhà ngồi xuống, thấp giọng nói:
- Cháu trai, đừng thấy bà nội giả thần giả quỷ nhiều năm như vậy, ngoại trừ làm bà đỡ thì còn cho người ta uống một chén nước bùa, nếu không thì cũng mặt dày theo người khác thu gom đồng nát. Nhưng bà nội nói cho cháu biết, những đồ cũ gom về kia đều là bảo bối rất tốt...
Thiếu niên lại khôi phục thần thái ương bướng, rất dễ thấy Mã Khổ Huyền cũng không hứng thú với cái rương đồng nát kia của bà nội.
Bà lão vẫn tiếp tục kể ra các loại mánh khóe lừa gạt năm xưa, vô cùng đắc ý.
Mã Khổ Huyền đột nhiên hỏi:
- Bà nội, cha của Trần Bình An ở ngõ Nê Bình có phải chết bởi...
Sắc mặt bà lão biến đổi, vội vàng đưa tay bịt miệng cháu mình, nghiêm nghị nói:
- Có một số việc, chỉ có thể làm chứ không thể nói!
Thiếu niên mỉm cười gật đầu, cũng không truy xét căn nguyên nữa.
Sau đó bà lão cũng không còn hứng thú khoe khoang vinh quang trước kia, dáng vẻ ủ rũ, tâm tư nặng nề, thường nhìn về cảnh đêm bên ngoài cửa sổ.
Mã Khổ Huyền cười hỏi:
- Bà nội, bà đã làm bà đồng ở trấn nhỏ chúng ta nhiều năm như vậy, hàng xóm láng giềng ở ngõ Hạnh Hoa đều nói lão nhân gia bà có thể vượt qua cách biệt âm dương, tiếp dẫn vong hồn trở lại dương gian...
Bà lão khinh thường nói:
- Người khác tin những thứ hư vô mờ mịt này, cháu cũng tin à? Bà nội là người ngay cả sét đánh cũng sợ, nếu thật sự nhìn thấy quỷ hồn, chẳng phải là tự mình dọa chết mình sao?
- Bà nội đừng sợ.
Thiếu niên Mã Khổ Huyền khẽ cười:
- Người quỷ khác đường, thần tiên phân chia. Đại đạo nhìn lên, mỗi người một phía.
- --------
Lúc tảng sáng.
Trong chòi nhỏ làm bằng cỏ cây, Ninh Diêu chậm rãi mở mắt ra.
Không nhìn thấy bóng dáng tung tích của thiếu niên.
Nàng nhanh chóng đứng dậy, khom người đi ra, mũi chân nhún một cái, nhảy lên bờ vai to lớn của pho tượng thần đổ nát nằm nghiêng.
Nơi xa thiếu niên giày cỏ đang chạy tới bên này, bước chân không nhanh không chậm, không giống như đang bị đuổi giết. Khi hắn nhìn thấy thiếu nữ mặc đồ màu xanh sẫm, vội vàng vẫy tay ra hiệu cho nàng đi xuống.
Ninh Diêu nhảy xuống vai tượng Phật, đứng ở trước người thiếu niên.
- Con vượn già không tìm được chỗ này của chúng ta.
Sau khi nói xong, Trần Bình An nhìn về phía pho tượng thần không còn đầu kia, hai tay chắp trước ngực, cúi đầu vái một cái, nhỏ giọng lẩm bẩm. Ninh Diêu loáng thoáng nghe được là cầu xin đừng trách tội nàng, nàng trợn trắng mắt nhưng cũng không nói gì.
Sau đó Trần Bình An thần thần bí bí thấp giọng nói:
- Ta dẫn cô đi xem hai pho tượng thần, rất thú vị!
Ninh Diêu hỏi:
- Là thần tiên Bồ Tát hiển linh, bằng lòng ra gặp ngươi à? Đó chẳng phải thành kính thì sẽ linh nghiệm?
Trần Bình An mất hứng nói:
- Những lời này của Ninh cô nương...
Ninh Diêu nhướng mày.
Trần Bình An tiếp tục nói như sét đánh không kịp bưng tai:
- Vừa nghe đúng là người từng đọc sách!
Trong nháy mắt Ninh Diêu giống như biến thành một người khác, hắng giọng mấy tiếng, trong lòng mặc niệm phải cẩn thận cẩn thận.
Thiếu niên đi trước dẫn đường, thiếu nữ yên lặng theo sau.
Ninh Diêu bất giác vươn một ngón tay ra, dụi dụi ấn đường.
Tình cảnh đúng là nguy hiểm.
Trong lòng thiếu nữ đấu tranh một lúc, sau đó hít thở sâu một hơi, mới lí nhí nói hai chữ cảm ơn.
Thực ra thiếu niên vẫn luôn mắt nhìn sáu hướng, tai nghe tám phương, dĩ nhiên nghe được lời cảm ơn đột ngột của thiếu nữ. Nhưng sâu trong lòng hắn cũng không cảm thấy nàng cần cảm ơn mình, ngược lại mình nên cảm ơn nàng mới đúng.
Có điều Trần Bình An thật sự không biết phải mở miệng thế nào, bèn dứt khoát không trả lời.
Trần Bình An đột nhiên dừng bước, ngơ ngác nhìn về phía nam, lẩm bẩm nói:
- Nếu con vượn già đã bị Tề tiên sinh trục xuất ra ngoài, cho nên mới không đuổi giết chúng ta, vậy phải làm sao đây?
Thiếu nữ không biết phải trả lời thế nào.
Trần Bình An tiếp tục đi về phía trước, không nhìn ra có gì khác thường.
Ninh Diêu bước nhanh hơn, đi sánh vai với hắn, không nhịn được hỏi:
- Trần Bình An, ngươi không sao chứ?
Trần Bình An lắc đầu nói:
- Không sao. Tôi biết có một số chuyện vốn là như vậy, không có cách nào thì cũng đành chịu.
Thiếu niên chưa từng đọc sách nên không biết ý nghĩa của câu nói kia, nếu như đổi thành một cách nói khác, đó là sức người cuối cùng sẽ có lúc cạn.
Ninh Diêu đột nhiên dừng bước, đợi thiếu niên nghi hoặc xoay người, nàng mới chỉ vào dấu đỏ nơi ấn đường của mình:
- Biết ngươi tò mò nhưng không mặt dày đi hỏi, ta cũng không ngại nói cho ngươi biết, đây chính là đòn sát thủ của Ninh Diêu ta. Con vượn già núi Chính Dương lợi hại chứ? Đuổi cho ngươi và ta còn thê thảm hơn chó nhà có tang, đúng không? Nhưng trong khiếu huyệt ấn đường của ta, có chứa một món quà sinh nhật mà mẹ tặng cho ta lúc mười tuổi. Đó là vật bản mệnh của ta, chỉ cần nó xuất hiện, đừng nói là con vượn già phải chết, ngay cả...
Nói đến đây thiếu nữ lại cắt đứt câu chuyện, nhảy thẳng qua chuyện khác:
- Ta nói những chuyện này là muốn cho ngươi biết, trời đất rất lớn, đừng xem thường bản thân, cũng đừng nhụt chí. Bây giờ không phải ngươi đã luyện võ rồi sao? Không bằng luyện luôn cả kiếm thuật nữa!
Trần Bình An hỏi:
- Cô biết dạy kiếm thuật sao?
Ninh Diêu hùng hồn nói:
- Thiên tư của ta quá tốt, học kiếm từ sớm, cảnh giới tăng lên rất nhanh, nhưng không biết cách nào để dạy kiếm thuật cho người khác!
Trần Bình An gãi gãi đầu.
Ninh Diêu ngẫm nghĩ, nghiêm mặt nói:
- Cho dù ta muốn tặng thanh phi kiếm kia cho ngươi, nó cũng sẽ không đồng ý, hơn nữa ta cũng không muốn làm nhục nó như vậy. Ở quê nhà ta, mọi người cho rằng kiếm trên thế gian có linh tính đều là đồng đạo.
Cuối cùng Ninh Diêu lấy vỏ kiếm trắng như tuyết bên hông xuống:
- Nhưng ta có thể tặng vỏ kiếm này cho ngươi!
Trần Bình An khó hiểu:
- Vì sao?
Ninh Diêu vỗ vỗ vai Trần Bình An, nói một cách chân thành:
- Ngay cả vỏ kiếm cũng có rồi, còn cách kiếm tiên xa nữa sao?
Trần Bình An hồ đồ cầm lấy vỏ kiếm trống rỗng, nhìn trân trân nói:
- Nghĩa là thế nào?
Ninh Diêu bước nhanh đi về phía trước.
Khi đó thiếu nữ chỉ cảm thấy mình đã làm một chuyện rất tiêu sái, chỉ vậy mà thôi.
Trần Bình An cẩn thận xách vỏ kiếm, nghĩ thầm mình phải đi nơi nào tìm kiếm đây?
Trán Ninh Diêu đổ mồ hôi, hỏi:
- Ngươi làm thế nào sống được? Không bị đá đập trúng à? Ngươi làm sao biết hậu chiêu của con vượn già là nhắm vào ngươi chứ không phải ta?
Sau khi hỏi một đống vấn đề, Ninh Diêu đột nhiên bừng tỉnh:
- Trước tiên không nói những chuyện này, thừa dịp con vượn già cần thời gian lấy hơi, có thể chạy xa bao nhiêu thì hay bấy nhiêu! Ta đã bảo thanh kiếm kia cố gắng quấn lấy con vượn già, nhưng có lẽ nó cũng không chống được quá lâu.
Thiếu niên giày cỏ khẽ gật đầu, bước đi như bay, băng qua ngõ lớn ngõ nhỏ một cách quen thuộc, giống như một con cá bơi dưới đáy suối.
Sau khi rời xa con đường phía tây trấn nhỏ, Trần Bình An vẫn không dừng lại, tranh thủ nhỏ giọng giải thích:
- Lúc trước ở ngõ Nê Bình, con vượn già bị tôi lừa đến một nóc nhà tồi tàn, khiến lão bị rơi xuống dưới. Sau đó tôi lén ném một mảnh ngói vỡ đến nóc nhà bên cạnh lỗ thủng, quả nhiên con vượn già cho rằng tôi không cẩn thận lộ tiếng bước chân. Lão đột ngột ném ra một mảnh ngói, ngay cả vách tường và nóc nhà hàng xóm cũng bị xuyên thủng, khiến tôi sợ đến đổ mồ hôi lạnh.
- Thực ra vừa rồi tôi vẫn trốn ở nóc nhà bên kia không dám ló đầu, là do sợ cô phân tâm, cũng nghĩ xem có thể bắn một mũi tên vào con vượn già hay không. Sau đó nhìn thấy viên đá mà con vượn già dùng để đánh cô xuống, treo ở trên trời giống như một con rắn lửa, đoán rằng mọi người trong trấn nhỏ chỉ cần ngẩng đầu là có thể nhìn thấy, cho nên cũng không dám xem thường. Khi đó trong đầu tôi xoay chuyển một vòng, nghĩ rằng nếu đổi thành tôi thì nhất định sẽ dùng cô làm mồi nhử, trước tiên đánh bại người nấp trong bóng tối, sau đó mới quay lại giải quyết người ngoài sáng, một mũi tên bắn hai con chim tốt hơn nhiều đúng không? Cho nên tôi trước hết cởi bộ đồ của Lưu Tiện Dương ném ra, lúc này mới dám đi cứu ngươi.
Ánh mắt Ninh Diêu sáng lên, tấm tắc kinh ngạc, sau đó bắt đầu kết luận:
- Trần Bình An, mấy ngón nghề này ngươi học từ ai vậy? Ra vẻ đạo mạo, nhất định là không trung thực như bề ngoài. Nói! Lần đó Lục đạo nhân cứu ta ở nhà tổ của ngươi trong ngõ Nê Bình, ngoại trừ lấy nón che mặt xuống, rốt cuộc ngươi có thừa cơ sàm sỡ ta không?
Trần Bình An ngỡ ngàng, giống như khi còn bé bị đuôi trâu quất vào mặt vậy:
- Cái gì?
Thiếu nữ không tiếp tục khởi binh hỏi tội, lại thản nhiên cười.
Trần Bình An chỉ là người mê tiền, chắc chắn không phải là kẻ háo sắc.
Ninh Diêu rất tin tưởng chuyện này, giống như nàng vẫn luôn tin chắc sau này mình nhất định sẽ trở thành đại kiếm tiên, không phải là loại quý hiếm có thể đếm được trên đầu ngón tay, mà là loại đặc biệt có một không hai.
Ninh Diêu thấp giọng nói:
- Để ta xuống!
Trần Bình An hỏi:
- Cô có thể tự đi được rồi?
Ninh Diêu bất đắc dĩ nói:
- Tạm thời vẫn chưa đi được, nhưng nếu ngươi cứ chạy tiếp như vậy, tim gan phèo phổi của ta cũng bị ngươi xóc ra hết rồi. Đến lúc đó không cần con vượn già dùng nắm tay đánh chết, kết cục cũng sẽ chết trên vai ngươi giống như treo thịt heo, con vượn già còn không bị chúng ta làm cười chết sao.
Bước chân Trần Bình An chậm lại, nhức đầu nói:
- Vậy phải làm thế nào? Tìm một nơi gần đây để trốn à? Tôi vốn định rời khỏi trấn nhỏ, chỗ đó không dễ bị người tìm được.
Ninh Diêu đột nhiên nghĩ tới một chuyện, tò mò hỏi:
- Bộ giáp gỗ sứ tự chế của ngươi đâu? Sao lại không mặc lên người nữa?
Trần Bình An cười khổ nói:
- Đối phó con vượn già không có nhiều tác dụng lắm, ngược lại sẽ ảnh hưởng đến tốc độ chạy của tôi, cho nên đã dứt khoát cởi ra. May mà như thế, nêu không tôi cũng không biết làm cách nào đưa cô rời khỏi nơi đó, vác không được, cõng cũng không xong, ôm càng không thể, nghĩ một chút thôi cũng nhức đầu rồi.
Ninh Diêu thở dài, hạ quyết tâm nói:
- Trần Bình An, trước tiên đặt ta xuống, sau đó cõng ta đến chỗ ngươi nói.
Trần Bình An đương nhiên không có dị nghị, không hề chần chừ lập tức làm theo, cõng thiếu nữ tiếp tục chạy nhanh, đồng thời hỏi:
- Ninh cô nương, đao của cô đâu? Sao chỉ có vỏ đao?
Thiếu nữ ôm lấy cổ thiếu niên tức giận nói:
- Chôn xuống đất rồi.
Trần Bình An cũng không hỏi thêm, chạy ra ngoài trấn nhỏ đến một nơi ít dấu chân người.
Trong vùng hoang vu, chung quanh là những nấm mộ từ lâu đã không có người đời sau tới cúng tế, cỏ dại um tùm tươi tốt giống như một vườn rau. Ban đêm thỉnh thoảng vang lên mấy tiếng kêu của chim cú, hết đợt này đến đợt khác, nghe rất đáng sợ. May mà Trần Bình An có một loại tình cảm đặc biệt với nơi này mà đám bạn cùng lứa không có, không hề cảm thấy khó chịu. Khoảng một nén nhang sau, hắn cõng thiếu nữ băng qua vô số tượng thần đổ nát tay chân đứt gãy, vòng ra sau lưng một tượng thần to lớn. Tượng thần nằm nghiêng dưới đất, chẳng biết vì sao đã không thấy đầu, cao đến hơn hai trượng. Có thể tưởng tượng khi pho tượng đắp này còn hoàn chỉnh, ngồi ngay ngắn trong từ đường chùa miếu sẽ uy nghiêm lẫm liệt đến thế nào.
Trần Bình An ngồi xổm, định đặt Ninh Diêu xuống trước. Kết quả chờ một lúc vẫn không thấy nàng có động tĩnh, khiến hắn sợ hãi cho rằng Ninh cô nương đã chết giữa đường. Đang lúc hắn ngây ra tại chỗ như bị sét đánh, không thốt ra được chữ nào, thiếu nữ thoải mái ngủ say trên đường cuối cùng tỉnh lại, bất giác dùng mu bàn tay lau khóe miệng, mơ mơ màng màng hỏi:
- Đến rồi à?
Tại khoảnh khắc này ngay cả thiếu niên ngồi dưới đất cũng không biết nói gì, thiếu chút nữa đã rơi nước mắt rồi.
Thiếu niên vội vàng hít thở sâu một hơi, ổn định tâm tình khác thường lại, hai tay nhẹ nhàng buông chân thiếu nữ ra, quay đầu cười nói:
- Đây là một cái chòi nhỏ mà tôi tạm thời dựng lên vào mùa thu năm ngoái. Trước kia thường dẫn theo Cố Xán tới đây chơi, nó cứ nằng nặc đòi làm, cho nên đã dùng dao chẻ củi chặt một ít cành cây bắc thành cái khung, sau đó dùng lá cây và cỏ đắp lên. Cái chòi này rất chắc chắn, mùa đông năm ngoái có hai trận tuyết lớn như vậy mà cũng không sụp.
Ninh Diêu đứng thẳng người, quay đầu nhìn, cũng không thấy phi kiếm chật vật bay về. Đây là điềm tốt, ít nhất nói lên con vượn già không tìm được phương hướng hai người ẩn nấp.
Trần Bình An bảo Ninh Diêu chờ một chút, khom người đi vào chòi nhỏ làm bằng cây cỏ thu dọn qua loa, sau đó mới mở cửa đón khách.
Ninh Diêu ngồi vào chòi nhỏ không hề có vẻ chật hẹp chật, giống như trút được gánh nặng.
Trần Bình An không đóng cánh cửa nhỏ xù xì làm bằng gỗ chất liệu kém kia, mà là ngồi ở cửa quay lưng về phía thiếu nữ.
Ninh Diêu hỏi:
- Sao không đóng cửa lại?
Trần Bình An lắc đầu nói:
- Nếu con vượn già tìm tới đây thì cũng như nhua thôi.
Ninh Diêu ngồi khoanh chân gật đầu nói:
- Cũng phải.
Sau khi trầm mặc một lúc, Ninh Diêu hỏi:
- Ngươi không có gì muốn hỏi sao?
Trần Bình An quả thật hỏi:
- Có phải con vượn già đã dùng hết ba ngụm khí rồi không?
Ninh Diêu ừ một tiếng:
- Nhưng phải nói cho ngươi biết một tin tức không tốt, con vượn già ít nhất có thể phá hư quy củ một lần nữa, có lẽ đã thừa sức đối phó với hai kẻ bị thương chúng ta rồi.
Trần Bình An lại hỏi:
- Ninh cô nương, cô cảm thấy con vượn già phải trả giá lớn đến đâu rồi?
Trong chòi nhỏ tràn đầy hương thơm cỏ xanh chung quanh, thấm vào tim gan người, mặc dù dưới đất hơi ẩm ướt nhưng thiếu nữ cảm thấy không thể yêu cầu nhiều hơn nữa.
Ninh Diêu cẩn thận ngẫm nghĩ:
- Con vượn già tổng cộng đã ra tay ba lần. Lần đầu tiên là từ nhà ngươi ở ngõ Nê Bình đến cuối phía tây trấn nhỏ, lão khá nương tay, chủ yếu là thăm dò xem ngươi có chỗ dựa hay không. Dù sao khi đó lão cũng e ngại có người đứng sau màn sắp đặt, sợ có người nhắm vào cô chủ nhỏ núi Chính Dương do lão hộ tống đến đây, cho nên chỉ tổn thọ khoảng từ ba tới năm năm. Sau đó lão đối mặt với ta bên khe suối, tốn khoảng hai mươi năm. Lần thứ ba đoán rằng ít nhất phải tốn năm mươi năm. Còn lần thứ tư tiếp theo, dù thế nào cũng phải tốn một trăm năm trở lên.
Ánh mắt Trần Bình An rạng rỡ, khom người đưa tay nhổ một cọng cỏ, phủi đất đi rồi bỏ vào miệng nhai, vui vẻ nói:
- Chỉ một trăm tám mươi năm thôi cũng được, quá lời rồi! Cho dù không xét đến cô gái họ Thái núi Vân Hà kia hãm hại, người bình thường cũng chỉ sống khoảng sáu mươi năm, vậy tôi xem như đã lời hai kiếp rồi. Hơn nữa con vượn già tốn gần hai trăm năm tuổi thọ để đổi lấy tính mạng ba đời của tôi, tôi cảm thấy lão chỉ cần nghĩ đến đây cũng sẽ tức chết.
Ninh Diêu nhíu mày nói:
- Trần Bình An, ngươi cảm thấy mạng của mình không đáng giá như vậy sao?
Trần Bình An không hề do dự nói:
- So với thần tiên yêu quái sống cả ngàn năm như con vượn già kia, một người dân trong trấn nhỏ xuất thân từ thợ gốm như tôi dĩ nhiên không đáng giá, thừa nhận chuyện này cũng không mất mặt.
Ninh Diêu bị lý lẽ sai trái này của Trần Bình An làm cho nghẹn họng.
Trần Bình An quay đầu cười:
- Đương nhiên nghĩ tới những chuyện này, cam chịu thì cam chịu, nhưng trong lòng vẫn sẽ có ủy khuất. Cô nghĩ xem, tại sao đều tới thế gian một chuyến, mạng của tôi trời sinh lại không đáng giá?
Ninh Diêu vừa định phụ họa, sau đó khoe khoang với hắn mấy câu châm ngôn thánh hiền vừa có khí khái hào hùng vừa có học thức sâu xa. Không ngờ thiếu niên đã nhanh chóng tự mình đưa ra đáp án, nghiêm túc đặt tay lên ngực tự hỏi:
- Chẳng lẽ kiếp trước tôi làm ít chuyện tốt? Nhưng kiếp này tôi cũng chưa kịp làm chuyện tốt việc thiện gì, chẳng phải kiếp sau sẽ càng sa sút, phải làm sao đây?
Ninh Diêu cầm lấy vỏ đao màu xanh lá trống rỗng đặt ngang trên chân, dùng vỏ nhọn chọc nhẹ vào lưng thiếu niên.
Thiếu niên giày cỏ lập tức nhe răng trợn mắt quay đầu lại, vẻ mặt giống như giận mà không dám nói gì.
Ninh Diêu trừng mắt nói:
- Kiếp này còn chưa hết, nghĩ đến kiếp sau làm gì?
Trần Bình An vội vàng giơ một ngón tay, ra hiệu cho Ninh Diêu không nên lớn giọng.
Thiếu nữ lập tức ngậm miệng.
Trần Bình An dịch mông ra bên ngoài, muốn cách xa thiếu nữ và vỏ đao.
Ninh Diêu muốn nói lại thôi, cuối cùng vẫn quyết định tố cáo chân tướng với thiếu niên, nói với giọng khàn khàn:
- Trần Bình An, ngươi có nghĩ tới không, mặc dù đã tổn thọ một trăm tám mươi năm, nhưng con vượn hộ sơn núi Chính Dương này rốt cuộc có thể sống bao lâu?
Thiếu niên quay lưng về phía thiếu nữ, nhìn về bầu trời xa xa, chỉ lắc đầu.
Thiếu niên làm sao biết được những chuyện huyền diệu khó giải thích này, có lẽ nghĩ nát cả óc cũng đoán không ra.
Có một số việc, giống như đường Phúc Lộc và ngõ Đào Diệp được trải đá xanh, nếu thiếu niên không tới đó để đưa thư, cũng sẽ không biết hóa ra trên đời này không chỉ có đường đất.
Ninh Diêu thở dài nói:
- Loại hậu duệ hung thú sinh ra từ hiện tượng siêu nhiên trong trời đất này, khiếu huyệt không đặc biệt như con người chúng ta. Mặc dù vì vậy mà tu hành rất khó khăn, nhưng chỗ tốt là tinh khí thần trôi đi càng chậm chạp hơn, khiến cho chúng sống rất lâu, tuổi thọ ít thì năm trăm năm, nhiều thì năm ngàn năm. Bản tính của vượn Bàn Sơn thích động chứ không thích tĩnh, nếu không tu hành thì tuổi thọ sẽ không quá dài, dĩ nhiên không bằng đám rùa hay giao. Nhưng vượn Bàn Sơn dù sao cũng từng là bá chủ một phương, tuổi thọ vẫn lên đến khoảng hai ngàn năm. Hơn nữa con vượn hộ sơn này đã tu thành đạo pháp thần thông, một khi bước vào năm cảnh giới cao, cộng thêm thể xác ở cảnh giới thứ chín, đừng nói là hai ngàn năm tuổi thọ, dù là ba ngàn năm, bốn ngàn năm cũng có khả năng.
Ninh Diêu nhìn bóng lưng gầy gò kia:
- Cho nên đừng cảm thấy mình sống đủ rồi.
Trần Bình An không nói lời nào.
Ninh Diêu cảm thấy xót xa.
Hai người không nói gì. Thiếu nữ đã tiết lộ thiên cơ, trong lòng dần dần sinh ra cảm giác áy náy, bèn vắt hết óc để tìm từ ngữ, muốn an ủi tên kia một chút.
Nhưng khi Ninh Diêu suy nghĩ đến đau cả đầu, lại nghe được tiếng ngáy khe khẽ của thiếu niên giày cỏ.
Nàng lập tức trợn tròn mắt.
- --------
Tại một tòa nhà lớn sâu trong Ngõ Hạnh Hoa, từ trong ra ngoài được thu dọn rất ngăn nắp, thậm chí ngay cả con đường ngoài cửa cũng gọn gàng sạch sẽ hơn nhiều so với cửa nhà người khác.
Một bà lão mặt mày hoàn toàn vô duyên với hai chữ “hiền hậu” đang khều khều tim đèn, khiến đèn đóm trong nhà sáng hơn một chút. Sau đó đầy vẻ cưng chiều nhìn về phía cháu trai của mình, bắt đầu nói liên miên ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác:
- Hơn nửa đêm lại chạy lên nóc nhà làm gì? Lời xưa nói “xuân không nên vội cởi áo bông, thu không nên vội mặc quá nhiều”, cháu cũng không nghe khuyên bảo. Thân thể đang lúc phát triển, nếu thật sự bị lạnh sinh bệnh, bảo bà nội phải sống sao đây?
Thiếu niên hồ đồ chất phác nhếch miệng cười.
Bà lão ngồi xuống, thở dài một tiếng, sau đó bắt đầu tụng bài kinh khó đọc của mình:
- Cháu ngoan của ta à, cháu không biết đâu, ban ngày không biết kẻ vong ân phụ nghĩa kia ngửi được mùi thịt gì, đột nhiên lại xách lễ vật gói lớn gói nhỏ đến nhà. Khi đó cháu không có ở nhà, không thấy được bộ mặt kia của hắn, đúng là con trai hiếu thuận người cha hiền lành, làm cho bà nội cảm động đến sắp khóc rồi.
Nói đến đây vẻ mặt bà lão đầy mỉa mai, bỗng dưng nhổ một ngụm đờm đặc xuống đất. Sau đó lại thấy hối hận, vội vàng dùng mũi chân nghiền nghiền. Bà lão ngẩng đầu nhìn về thiếu niên vẻ mặt không quan tâm, bực tức tích lũy đã lâu liền bộc phát ra, nhưng lại không nỡ đánh, đành phải thở phì phì nói:
- Thằng nhóc con vô tâm, cũng không biết đau lòng cho bà nội. Cháu tên thật là Mã Huyền, chỉ là có cha sinh không có mẹ nuôi, không phải mệnh khổ thì là gì, vì vậy bà nội mới đặt cho cháu thêm một chữ “Khổ”. Nếu cháu chê cái tên này xui xẻo, sau này tự mình đổi lại là được, không hề gì cả, không cần để ý tới suy nghĩ của bà nội. Bà nội chỉ là một mụ già quê mùa, là con cóc ngoài đồng kiến thức nông cạn, đáng kiếp phải chịu tội chịu khổ cả đời...
Bà lão bắt đầu lau nước mắt.
Thiếu niên Mã Khổ Huyền đặt tay lên mu bàn tay khô héo gầy trơ xương của bà lão.
Bà lão nhìn cháu mình, thấy trong ánh mắt thiếu niên cuối cùng đã mang theo một chút tình cảm. Bà vui mừng cười, lại vỗ vỗ mu bàn tay của Mã Khổ Huyền:
- Bà nội đúng là người không có phúc. Ông nội cháu có lương tâm nhưng không có bản lĩnh, không đáng tin cậy. Con trai có bản lĩnh nhưng không có lương tâm, vẫn không đáng tin cậy. Cho nên cũng chỉ còn lại một mình cháu để lo lắng. Nếu cháu cũng không có tiền đồ, bà nội đời này chịu khổ nhiều như vậy xem như uổng phí rồi. Chịu khổ không tính là gì, đừng giống như bà nội là được, sau này nhất định phải thành công, phải có tiền đồ lớn. Ai từng khi dễ cháu thì cháu cứ bất chấp tất cả khi dễ lại, nhất định đừng làm người tốt, thỉnh thoảng làm người xấu vài lần cũng không sao, đừng cứ ăn no rửng mỡ đi làm chuyện hại người là được, cẩn thận gặp phải báo ứng. Ông trời thích ngủ gật quanh năm suốt tháng thì kệ ông ấy, dù sao cũng có lúc mở mắt đúng không, lỡ may bị bắt tại trận, ôi chao...
Mấy câu nói lỗi thời này thiếu niên đã nghe từ nhỏ đến lớn, không chỉ lỗ tai đã chai mà còn thay nốt chai mấy lần rồi. Nhưng thiếu niên vẫn không rụt tay về, mặc cho bà nội của mình nắm khẽ.
Bà lão đột nhiên hỏi:
- Cháu thích tiểu tiện tỳ Trĩ Khuê kia ở điểm nào?
Thiếu niên mỉm cười nói:
- Xinh đẹp thôi.
Bà lão hơi dùng sức vỗ vào mu bàn tay Mã Khổ Huyền, mắng lớn:
- Đồ nhóc con không có lương tâm! Ngay cả bà nội đây mà cũng không chịu nói thật?
Thiếu niên cười hì hì:
- Bà nội yên tâm, đó là chuyện tốt.
Bà lão nửa tin nửa ngờ, tạm thời kìm nén nghi vấn này, thay đổi đề tài:
- Có biết tại sao cha mẹ cháu không cần cháu không?
Thiếu niên cười nói:
- Lúc ấy trong nhà nghèo, không nuôi nổi cháu?
Bà lão đột nhiên cao giọng quát lên:
- Nghèo? Mã gia chúng ta bảy tám đời đều không thể xem là nhà nghèo, chỉ là đã quen giả làm cháu chắt rồi, cho nên đến cuối cùng cũng không biết làm ông lớn như thế nào nữa. Thực ra lão tổ tông lưu lại một tổ huấn, dù có tiền cũng không được dời nhà đến đường Phúc Lộc, ngõ Đào Diệp cũng như vậy. Cặp cha mẹ đáng bị trời đánh của cháu, nếu bọn họ nghèo thì có thể mỗi ngày mang vàng đeo bạc, mỗi bữa ăn ngon uống say sao? Ngoại trừ không dám đến chỗ bốn họ mười tộc tụ tập để khoe của, có chuyện tốt hưởng phúc nào mà bọn họ chịu bỏ qua đâu?
Mỗi lần nhắc đến con trai con dâu, bà lão lại hận đến nghiến răng, cười lạnh nói:
- Những quy củ của tổ tiên kia chỉ là mấy thứ chôn trong đất mục nát thành bùn, bao nhiêu năm rồi, hôm nay còn đáng mấy đồng tiền? Cháu trai, sau này cháu thành công rồi thì đừng quá quan tâm. Bà nội sống đến chừng này tuổi, đã thấy nhiều người có tiền và không có tiền, nói cho cùng thì chỉ những kẻ không có bản lĩnh mới đi làm người hiền lành mà thôi!
Mã Khổ Huyền tươi cười rạng rỡ, không biết là vì cảm thấy những lời này có đạo lý hay cho rằng nó buồn cười.
Từ nhỏ thiếu niên đã như vậy, thiệt thòi thế nào cũng có thể chịu, ức hiếp thế nào cũng có thể nhịn, nhưng có một số việc khi đã cố chấp, ngay cả bà nội hắn cũng khuyên không được, nói không nghe.
Bà lão ngẫm nghĩ, đứng dậy chạy ra xem cửa viện đã chốt hay chưa, sau đó trở lại nhà ngồi xuống, thấp giọng nói:
- Cháu trai, đừng thấy bà nội giả thần giả quỷ nhiều năm như vậy, ngoại trừ làm bà đỡ thì còn cho người ta uống một chén nước bùa, nếu không thì cũng mặt dày theo người khác thu gom đồng nát. Nhưng bà nội nói cho cháu biết, những đồ cũ gom về kia đều là bảo bối rất tốt...
Thiếu niên lại khôi phục thần thái ương bướng, rất dễ thấy Mã Khổ Huyền cũng không hứng thú với cái rương đồng nát kia của bà nội.
Bà lão vẫn tiếp tục kể ra các loại mánh khóe lừa gạt năm xưa, vô cùng đắc ý.
Mã Khổ Huyền đột nhiên hỏi:
- Bà nội, cha của Trần Bình An ở ngõ Nê Bình có phải chết bởi...
Sắc mặt bà lão biến đổi, vội vàng đưa tay bịt miệng cháu mình, nghiêm nghị nói:
- Có một số việc, chỉ có thể làm chứ không thể nói!
Thiếu niên mỉm cười gật đầu, cũng không truy xét căn nguyên nữa.
Sau đó bà lão cũng không còn hứng thú khoe khoang vinh quang trước kia, dáng vẻ ủ rũ, tâm tư nặng nề, thường nhìn về cảnh đêm bên ngoài cửa sổ.
Mã Khổ Huyền cười hỏi:
- Bà nội, bà đã làm bà đồng ở trấn nhỏ chúng ta nhiều năm như vậy, hàng xóm láng giềng ở ngõ Hạnh Hoa đều nói lão nhân gia bà có thể vượt qua cách biệt âm dương, tiếp dẫn vong hồn trở lại dương gian...
Bà lão khinh thường nói:
- Người khác tin những thứ hư vô mờ mịt này, cháu cũng tin à? Bà nội là người ngay cả sét đánh cũng sợ, nếu thật sự nhìn thấy quỷ hồn, chẳng phải là tự mình dọa chết mình sao?
- Bà nội đừng sợ.
Thiếu niên Mã Khổ Huyền khẽ cười:
- Người quỷ khác đường, thần tiên phân chia. Đại đạo nhìn lên, mỗi người một phía.
- --------
Lúc tảng sáng.
Trong chòi nhỏ làm bằng cỏ cây, Ninh Diêu chậm rãi mở mắt ra.
Không nhìn thấy bóng dáng tung tích của thiếu niên.
Nàng nhanh chóng đứng dậy, khom người đi ra, mũi chân nhún một cái, nhảy lên bờ vai to lớn của pho tượng thần đổ nát nằm nghiêng.
Nơi xa thiếu niên giày cỏ đang chạy tới bên này, bước chân không nhanh không chậm, không giống như đang bị đuổi giết. Khi hắn nhìn thấy thiếu nữ mặc đồ màu xanh sẫm, vội vàng vẫy tay ra hiệu cho nàng đi xuống.
Ninh Diêu nhảy xuống vai tượng Phật, đứng ở trước người thiếu niên.
- Con vượn già không tìm được chỗ này của chúng ta.
Sau khi nói xong, Trần Bình An nhìn về phía pho tượng thần không còn đầu kia, hai tay chắp trước ngực, cúi đầu vái một cái, nhỏ giọng lẩm bẩm. Ninh Diêu loáng thoáng nghe được là cầu xin đừng trách tội nàng, nàng trợn trắng mắt nhưng cũng không nói gì.
Sau đó Trần Bình An thần thần bí bí thấp giọng nói:
- Ta dẫn cô đi xem hai pho tượng thần, rất thú vị!
Ninh Diêu hỏi:
- Là thần tiên Bồ Tát hiển linh, bằng lòng ra gặp ngươi à? Đó chẳng phải thành kính thì sẽ linh nghiệm?
Trần Bình An mất hứng nói:
- Những lời này của Ninh cô nương...
Ninh Diêu nhướng mày.
Trần Bình An tiếp tục nói như sét đánh không kịp bưng tai:
- Vừa nghe đúng là người từng đọc sách!
Trong nháy mắt Ninh Diêu giống như biến thành một người khác, hắng giọng mấy tiếng, trong lòng mặc niệm phải cẩn thận cẩn thận.
Thiếu niên đi trước dẫn đường, thiếu nữ yên lặng theo sau.
Ninh Diêu bất giác vươn một ngón tay ra, dụi dụi ấn đường.
Tình cảnh đúng là nguy hiểm.
Trong lòng thiếu nữ đấu tranh một lúc, sau đó hít thở sâu một hơi, mới lí nhí nói hai chữ cảm ơn.
Thực ra thiếu niên vẫn luôn mắt nhìn sáu hướng, tai nghe tám phương, dĩ nhiên nghe được lời cảm ơn đột ngột của thiếu nữ. Nhưng sâu trong lòng hắn cũng không cảm thấy nàng cần cảm ơn mình, ngược lại mình nên cảm ơn nàng mới đúng.
Có điều Trần Bình An thật sự không biết phải mở miệng thế nào, bèn dứt khoát không trả lời.
Trần Bình An đột nhiên dừng bước, ngơ ngác nhìn về phía nam, lẩm bẩm nói:
- Nếu con vượn già đã bị Tề tiên sinh trục xuất ra ngoài, cho nên mới không đuổi giết chúng ta, vậy phải làm sao đây?
Thiếu nữ không biết phải trả lời thế nào.
Trần Bình An tiếp tục đi về phía trước, không nhìn ra có gì khác thường.
Ninh Diêu bước nhanh hơn, đi sánh vai với hắn, không nhịn được hỏi:
- Trần Bình An, ngươi không sao chứ?
Trần Bình An lắc đầu nói:
- Không sao. Tôi biết có một số chuyện vốn là như vậy, không có cách nào thì cũng đành chịu.
Thiếu niên chưa từng đọc sách nên không biết ý nghĩa của câu nói kia, nếu như đổi thành một cách nói khác, đó là sức người cuối cùng sẽ có lúc cạn.
Ninh Diêu đột nhiên dừng bước, đợi thiếu niên nghi hoặc xoay người, nàng mới chỉ vào dấu đỏ nơi ấn đường của mình:
- Biết ngươi tò mò nhưng không mặt dày đi hỏi, ta cũng không ngại nói cho ngươi biết, đây chính là đòn sát thủ của Ninh Diêu ta. Con vượn già núi Chính Dương lợi hại chứ? Đuổi cho ngươi và ta còn thê thảm hơn chó nhà có tang, đúng không? Nhưng trong khiếu huyệt ấn đường của ta, có chứa một món quà sinh nhật mà mẹ tặng cho ta lúc mười tuổi. Đó là vật bản mệnh của ta, chỉ cần nó xuất hiện, đừng nói là con vượn già phải chết, ngay cả...
Nói đến đây thiếu nữ lại cắt đứt câu chuyện, nhảy thẳng qua chuyện khác:
- Ta nói những chuyện này là muốn cho ngươi biết, trời đất rất lớn, đừng xem thường bản thân, cũng đừng nhụt chí. Bây giờ không phải ngươi đã luyện võ rồi sao? Không bằng luyện luôn cả kiếm thuật nữa!
Trần Bình An hỏi:
- Cô biết dạy kiếm thuật sao?
Ninh Diêu hùng hồn nói:
- Thiên tư của ta quá tốt, học kiếm từ sớm, cảnh giới tăng lên rất nhanh, nhưng không biết cách nào để dạy kiếm thuật cho người khác!
Trần Bình An gãi gãi đầu.
Ninh Diêu ngẫm nghĩ, nghiêm mặt nói:
- Cho dù ta muốn tặng thanh phi kiếm kia cho ngươi, nó cũng sẽ không đồng ý, hơn nữa ta cũng không muốn làm nhục nó như vậy. Ở quê nhà ta, mọi người cho rằng kiếm trên thế gian có linh tính đều là đồng đạo.
Cuối cùng Ninh Diêu lấy vỏ kiếm trắng như tuyết bên hông xuống:
- Nhưng ta có thể tặng vỏ kiếm này cho ngươi!
Trần Bình An khó hiểu:
- Vì sao?
Ninh Diêu vỗ vỗ vai Trần Bình An, nói một cách chân thành:
- Ngay cả vỏ kiếm cũng có rồi, còn cách kiếm tiên xa nữa sao?
Trần Bình An hồ đồ cầm lấy vỏ kiếm trống rỗng, nhìn trân trân nói:
- Nghĩa là thế nào?
Ninh Diêu bước nhanh đi về phía trước.
Khi đó thiếu nữ chỉ cảm thấy mình đã làm một chuyện rất tiêu sái, chỉ vậy mà thôi.
Trần Bình An cẩn thận xách vỏ kiếm, nghĩ thầm mình phải đi nơi nào tìm kiếm đây?