Khói Lửa Nhân Gian Chạm Lòng Phàm
Chương 76
Sau khi Tề Đại trở về, hắn vui vẻ hơn hẳn. Chúng ta cũng bận rộn với việc mổ lợn ăn Tết. Nhà có lợn to béo, giec hai con, một phần để lại ăn, mỗi họ hàng gửi biếu hai cân, còn cho bên nội và bên ngoại, mỗi nhà hai mươi cân.
Hai mươi cân thịt lợn này một khi được gửi đi, vị thế của các bậc trưởng lão trong nhà sẽ lập tức tăng lên.
Các thúc bá, cữu cữu dù có kiếm được tiền, nhưng nuôi lợn suốt năm cũng không dám giec, chỉ bán cả con rồi mua ba, năm cân thịt để ăn đêm ba mươi Tết.
Họ sống rất tằn tiện.
Vì vậy, nhà ta giec hai con, gửi tặng cho mỗi nhà chút ít, ai muốn mua thịt thì chúng ta bán với giá còn rẻ hơn cả lò mổ, thôn làng cũng có người đến mua, nhưng không ai mua quá nhiều, chỉ ba đến năm cân là tối đa, chỉ có nhà của Khuất đại phu là mua nửa con.
Gia gia bảo sang năm vẫn phải nuôi thêm vài con lợn, lợn đã được thiến thì thịt ngon hơn hẳn, mà chúng cũng lớn hơn, khỏe hơn.
Thịt lợn rừng thì có mùi hôi nặng.
Tròn một năm, rồi cũng đến ngày đoàn viên, dù đêm ba mươi trời có đổ tuyết.
Tuyết rơi báo hiệu một năm mùa màng bội thu, năm tới chắc chắn ruộng vườn sẽ càng tốt tươi hơn.
Trong thôn có những nhà ở trong mái tranh, họ không vui được như thế. Sáng sớm, tộc trưởng đã đến gọi mọi người đi giúp.
Tuyết dày đè sập mái nhà, đè bị thương người, thậm chí còn có người bị đè chec.
Một năm mới đáng lẽ phải vui vẻ lại trở nên bi thương. Nhà ấy chẳng có tiền để lo liệu tang lễ, thậm chí đến cái quan tài cũng không mua nổi, dự định chỉ dùng một tấm chiếu quấn lại.
Gia gia không đành lòng, ông bỏ ra vài lượng bạc để mua quan tài. Tề Đại cùng đám trai tráng trong thôn giúp đào hố chôn cất.
Không mời đạo sĩ đến, lễ tang qua loa rồi hạ táng.
Người ta nói chec là hết, nhưng người còn sống, bị thương vì tai nạn mới thật khó sống. Muốn sống phải có tiền chữa trị, lên trấn xem cũng được, mời thầy thuốc về cũng vậy, đều là một khoản chi phí không nhỏ.
Dù cho chúng ta đã nhờ Ngưu thúc chạy một chuyến, nhưng con cháu họ lại không muốn bỏ tiền chữa cho cha mẹ già.
Tộc trưởng còn chưa nghĩ ra cách, đã có cụ ông vì không muốn liên lụy con cháu, tự treo cổ bằng một chiếc thắt lưng.
“…”
Vì chuyện đó, mùng hai ta phải một mình trở về thăm phụ mẫu, trò chuyện vài câu cảm thán.
“May mà nhà mình lợp mái ngói.”
“Chỉ vì cái mái ngói này mà ngày xưa mẫu thân và phụ thân con chịu bao nhiêu khổ cực, mấy huynh trưởng con cũng chẳng có ngày nào dễ chịu. May có các thúc bá giúp đỡ. Tổ mẫu của con dù ngày trước có ghê gớm, hay so đo tính toán, nhưng cũng chăm chỉ làm việc, giúp nhà mình không ít.”
Người ở quê muốn lợp được nhà ngói thật không dễ dàng gì.
May mà các thúc bá đều là người chăm chỉ, luôn giúp đỡ lẫn nhau dựng nhà, nếu không, ai mà biết người tiếp theo dùng dây thắt lưng tự vẫn có phải là mình không?
Tộc trưởng kêu gọi mọi người trong làng quyên góp tiền, chủ yếu là để chữa trị cho những người già bị thương. Còn việc sửa nhà, đến lúc đó, cả làng sẽ cùng ra tay giúp đỡ, không thể trơ mắt nhìn người cùng làng không có nổi một nơi trú ngụ.
Gia gia hỏi ta và Tề Đại, ông định quyên góp năm mươi lượng bạc.
Quyên góp lớn như thế thì người già sẽ có tiền thuốc thang.
Những nhà bị sập mái nhà, dù trong tay họ có chút tiền, nhưng không có mối quen để mua ngói, lại đến tìm gia gia xin ý kiến. Gia gia bảo Tề Đại đi hỏi trong thôn xem nhà nào muốn mua ngói, gom lại đi mua chung, mua số lượng lớn sẽ được giảm giá.
Không cần quan tâm là đang Tết hay không, nhanh chóng đập đá mà sửa nhà.
Cả nhà gửi thêm một tấm vải dầu, tạm thời che chắn mái nhà.
Tộc trưởng đến, không ngớt lời khen gia gia là người hào hiệp.
Gia gia lắc đầu nói: “Nhà ta không phải người làng Tiền Sơn, nhưng khi chúng ta dựng nhà, bà con trong làng giúp đỡ nhiều lắm, ân tình này ta đều ghi nhớ trong lòng.”
“Dù nói thế nào đi nữa, ngài cũng là người hào hiệp. Nhà quê không có nhiều cách kiếm tiền, thôn chúng ta lại chẳng gần núi, cũng không giáp sông, cơ hội kiếm tiền càng hiếm.”
Dù sao đi nữa, với số bạc của gia gia đưa, vải dầu Tề Đại mua từ trấn về, dù có sập mái nhà, họ cũng không phải dầm mưa ngoài trời.
Còn Khâu Nhuệ thì ngày nào cũng đòi đi theo Tề Đại ra ngoài. Tề Đại không muốn dẫn nó đi, nó liền khóc lóc, cuối cùng cũng được dẫn đi vài chuyến, về nhà rồi lại chẳng muốn đi nữa.
Xe lừa xóc nảy chẳng có gì vui, ở nhà tập võ cùng đám trẻ con còn hơn.
Hoặc chạy theo Đại Hắc mà chơi.
Bình an vô sự qua hết tháng giêng, thoắt cái đã sang tháng hai.
Khi thời tiết ấm dần lên, khắp nơi vang lên tiếng đập đá, người người vận chuyển những phiến đá về nhà.
Chỉ cần còn hơi thở, ngay cả phụ nữ cũng không có thời gian rảnh rỗi, ai nấy đều ra sức mang đá về. Nếu đá lớn không khiêng nổi, họ liền chuyển những tảng đá nhỏ hơn.
Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia
Ngói lợp nhà là do Tề Đại đàm phán giá cả, không rõ hắn làm thế nào mà giá lại tốt như vậy, thậm chí còn rẻ hơn chút ít so với lúc chúng ta mua.
Dân làng cũng đến để cảm tạ chúng ta.
Hai mươi cân thịt lợn này một khi được gửi đi, vị thế của các bậc trưởng lão trong nhà sẽ lập tức tăng lên.
Các thúc bá, cữu cữu dù có kiếm được tiền, nhưng nuôi lợn suốt năm cũng không dám giec, chỉ bán cả con rồi mua ba, năm cân thịt để ăn đêm ba mươi Tết.
Họ sống rất tằn tiện.
Vì vậy, nhà ta giec hai con, gửi tặng cho mỗi nhà chút ít, ai muốn mua thịt thì chúng ta bán với giá còn rẻ hơn cả lò mổ, thôn làng cũng có người đến mua, nhưng không ai mua quá nhiều, chỉ ba đến năm cân là tối đa, chỉ có nhà của Khuất đại phu là mua nửa con.
Gia gia bảo sang năm vẫn phải nuôi thêm vài con lợn, lợn đã được thiến thì thịt ngon hơn hẳn, mà chúng cũng lớn hơn, khỏe hơn.
Thịt lợn rừng thì có mùi hôi nặng.
Tròn một năm, rồi cũng đến ngày đoàn viên, dù đêm ba mươi trời có đổ tuyết.
Tuyết rơi báo hiệu một năm mùa màng bội thu, năm tới chắc chắn ruộng vườn sẽ càng tốt tươi hơn.
Trong thôn có những nhà ở trong mái tranh, họ không vui được như thế. Sáng sớm, tộc trưởng đã đến gọi mọi người đi giúp.
Tuyết dày đè sập mái nhà, đè bị thương người, thậm chí còn có người bị đè chec.
Một năm mới đáng lẽ phải vui vẻ lại trở nên bi thương. Nhà ấy chẳng có tiền để lo liệu tang lễ, thậm chí đến cái quan tài cũng không mua nổi, dự định chỉ dùng một tấm chiếu quấn lại.
Gia gia không đành lòng, ông bỏ ra vài lượng bạc để mua quan tài. Tề Đại cùng đám trai tráng trong thôn giúp đào hố chôn cất.
Không mời đạo sĩ đến, lễ tang qua loa rồi hạ táng.
Người ta nói chec là hết, nhưng người còn sống, bị thương vì tai nạn mới thật khó sống. Muốn sống phải có tiền chữa trị, lên trấn xem cũng được, mời thầy thuốc về cũng vậy, đều là một khoản chi phí không nhỏ.
Dù cho chúng ta đã nhờ Ngưu thúc chạy một chuyến, nhưng con cháu họ lại không muốn bỏ tiền chữa cho cha mẹ già.
Tộc trưởng còn chưa nghĩ ra cách, đã có cụ ông vì không muốn liên lụy con cháu, tự treo cổ bằng một chiếc thắt lưng.
“…”
Vì chuyện đó, mùng hai ta phải một mình trở về thăm phụ mẫu, trò chuyện vài câu cảm thán.
“May mà nhà mình lợp mái ngói.”
“Chỉ vì cái mái ngói này mà ngày xưa mẫu thân và phụ thân con chịu bao nhiêu khổ cực, mấy huynh trưởng con cũng chẳng có ngày nào dễ chịu. May có các thúc bá giúp đỡ. Tổ mẫu của con dù ngày trước có ghê gớm, hay so đo tính toán, nhưng cũng chăm chỉ làm việc, giúp nhà mình không ít.”
Người ở quê muốn lợp được nhà ngói thật không dễ dàng gì.
May mà các thúc bá đều là người chăm chỉ, luôn giúp đỡ lẫn nhau dựng nhà, nếu không, ai mà biết người tiếp theo dùng dây thắt lưng tự vẫn có phải là mình không?
Tộc trưởng kêu gọi mọi người trong làng quyên góp tiền, chủ yếu là để chữa trị cho những người già bị thương. Còn việc sửa nhà, đến lúc đó, cả làng sẽ cùng ra tay giúp đỡ, không thể trơ mắt nhìn người cùng làng không có nổi một nơi trú ngụ.
Gia gia hỏi ta và Tề Đại, ông định quyên góp năm mươi lượng bạc.
Quyên góp lớn như thế thì người già sẽ có tiền thuốc thang.
Những nhà bị sập mái nhà, dù trong tay họ có chút tiền, nhưng không có mối quen để mua ngói, lại đến tìm gia gia xin ý kiến. Gia gia bảo Tề Đại đi hỏi trong thôn xem nhà nào muốn mua ngói, gom lại đi mua chung, mua số lượng lớn sẽ được giảm giá.
Không cần quan tâm là đang Tết hay không, nhanh chóng đập đá mà sửa nhà.
Cả nhà gửi thêm một tấm vải dầu, tạm thời che chắn mái nhà.
Tộc trưởng đến, không ngớt lời khen gia gia là người hào hiệp.
Gia gia lắc đầu nói: “Nhà ta không phải người làng Tiền Sơn, nhưng khi chúng ta dựng nhà, bà con trong làng giúp đỡ nhiều lắm, ân tình này ta đều ghi nhớ trong lòng.”
“Dù nói thế nào đi nữa, ngài cũng là người hào hiệp. Nhà quê không có nhiều cách kiếm tiền, thôn chúng ta lại chẳng gần núi, cũng không giáp sông, cơ hội kiếm tiền càng hiếm.”
Dù sao đi nữa, với số bạc của gia gia đưa, vải dầu Tề Đại mua từ trấn về, dù có sập mái nhà, họ cũng không phải dầm mưa ngoài trời.
Còn Khâu Nhuệ thì ngày nào cũng đòi đi theo Tề Đại ra ngoài. Tề Đại không muốn dẫn nó đi, nó liền khóc lóc, cuối cùng cũng được dẫn đi vài chuyến, về nhà rồi lại chẳng muốn đi nữa.
Xe lừa xóc nảy chẳng có gì vui, ở nhà tập võ cùng đám trẻ con còn hơn.
Hoặc chạy theo Đại Hắc mà chơi.
Bình an vô sự qua hết tháng giêng, thoắt cái đã sang tháng hai.
Khi thời tiết ấm dần lên, khắp nơi vang lên tiếng đập đá, người người vận chuyển những phiến đá về nhà.
Chỉ cần còn hơi thở, ngay cả phụ nữ cũng không có thời gian rảnh rỗi, ai nấy đều ra sức mang đá về. Nếu đá lớn không khiêng nổi, họ liền chuyển những tảng đá nhỏ hơn.
Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia
Ngói lợp nhà là do Tề Đại đàm phán giá cả, không rõ hắn làm thế nào mà giá lại tốt như vậy, thậm chí còn rẻ hơn chút ít so với lúc chúng ta mua.
Dân làng cũng đến để cảm tạ chúng ta.