Khói Lửa Nhân Gian Chạm Lòng Phàm
Chương 58
Ta khéo léo nói dăm ba câu mới giữ được ông bà lại, rồi ta bảo Vương thẩm đi cùng ta một chuyến.
Việc đưa tổ mẫu và tổ phụ đến nhà ta ở, ta không muốn. Vốn dĩ đã ở cùng một làng, hơn nữa ông bà ngoại do Tề Đại mời đến, không phải là chủ ý của ta. Biếu lương thực hay y phục thì không sao, nhưng ở chung thì không ổn. Ngoại tổ mẫu tính tình dễ chịu, còn tổ mẫu lại hay ganh đua, bà mà đến đây ở, cả nhà chẳng được yên.
Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia
Khi nhìn thấy ta, đại bá mẫu vui vẻ nói: "A Mãn đến rồi."
Ta lễ phép đáp: "Bá mẫu, con đến thăm tổ mẫu."
"Tổ mẫu con đang nằm trong phòng, không chịu uống thuốc, con vào khuyên bà, nếu không được thì..."
Ta ngắt lời bá mẫu: "Nếu không được thì sao? Mang bà về nhà con à? Bá mẫu thật giỏi tính toán."
Ta cười nhẹ, rồi nói tiếp: "Để con vào thăm tổ mẫu, khuyên bà thật kỹ."
Vừa thấy ta vào, tổ mẫu liền bắt đầu khóc lóc kể khổ, rằng bà sống khổ sở thế nào. Lần cuối bà có bộ quần áo mới là khi ta xây nhà, còn gần đây, đám phụ nữ trong làng cứ cười nhạo, nói rằng ngoại tổ mẫu con thì có quần áo mới mặc, còn tổ mẫu thì không. Bà ta ở nhà lớn, có tỳ nữ hầu hạ, trong khi tổ mẫu chẳng được gì. Bà ta có cháu gái lo cho, còn bà thì không nhờ được cháu.
Nghe những lời này thực sự vô vị.
"Trong làng ai mà không thế, tổ mẫu cần gì để ý. Con đây không phải đã đưa Vương thẩm đến để đo may cho bà hai bộ y phục sao? Một bộ để mặc thường ngày, một bộ để mặc khi nhà con tổ chức lễ nhập gia. Hơn nữa, lần trước con đi huyện thành, có mua cho bà một chiếc vòng tay bằng bạc, nhưng vì quá vui mừng khi biết mình có thai, con lại quên mất việc này."
Tổ mẫu lập tức xoay người, ngạc nhiên hỏi: "Vòng... vòng bạc sao?"
"Đúng vậy, con chỉ mong tổ mẫu sống thọ trăm tuổi, để con có thể chăm sóc bà nhiều hơn. Lần trước đi huyện thành, con thấy chiếc vòng này, liền nghĩ ngay nó hợp với bà, trên đó còn khắc nhiều chữ "thọ" đẹp lắm."
Tổ mẫu nghe thấy vậy, ngay lập tức không còn đau đầu, cũng chẳng cảm thấy khó chịu nữa. Bà ngồi bật dậy, bảo ta đưa vòng tay cho bà xem.
Bà ngắm nghía, càng nhìn càng thích.
"Cháu ngoan, mau đeo cho bà."
Có được vòng bạc, lại thêm Vương thẩm đo may y phục, ta khéo léo dỗ dành, bà cũng chịu uống thuốc.
"Tổ mẫu cứ uống thuốc đều đặn, chờ khi bà khỏe lại, con sẽ bảo Trân Châu và Mã Não đến đón bà qua chơi, ăn tối xong lại đưa về."
Bà cười nói: "Được!"
Nhận được vòng bạc, lại được hứa may hai bộ y phục, bệnh của tổ mẫu ngày hôm sau liền khỏi hẳn. Sáng sớm, bà đã ra khắp làng khoe chiếc vòng bạc mới của mình.
"Dù A Mãn thân với ngoại tổ mẫu nó, nhưng vẫn yêu thương tổ mẫu nhất. Cái vòng này phải mấy lượng bạc đấy."
Các bà lão khác trong làng nhìn bà với ánh mắt ghen tị, thậm chí muốn chạm vào vòng, nhưng bà nhất định không cho.
Chẳng cần Trân Châu và Mã Não đến đón, tổ mẫu tự mình kéo tổ phụ đến nhà ta.
"Về sau không cần chúng nó đón nữa, cứ để chúng ở nhà làm việc."
Ngoại tổ mẫu tiếp đãi tổ mẫu rất nhiệt tình, tổ mẫu ban đầu còn ngại ngùng, nhưng khi thấy ngoại tổ mẫu không đeo vòng bạc, bà liền hừ lạnh với vẻ đầy đắc ý.
Thực ra, ngoại tổ mẫu cũng có đồ trang sức, đó là chuỗi Phật ngọc đeo ở cổ bằng dây đỏ đấy thôi.
Tổ phụ theo đến một lần rồi thôi, sau đó ông cũng không đi theo tổ mẫu nữa. Cứ đến giờ ăn thì ông đến nhà ta ăn cơm, ăn xong lại trở về tiếp tục làm việc.
Tổ mẫu ở nhà ta vài ngày cảm thấy không còn thú vị, so với việc có người hầu hạ nhưng vẫn thấy phiền phức, bà thích ra đầu làng khoe khoang hơn, như vậy thoải mái hơn nhiều. Tuy có người phục vụ, nhưng Trân Châu và Mã Não đều rất bận rộn, chuẩn bị cho lễ nhập gia ngày mồng sáu tháng ba, công việc không ít chút nào.
Tổ mẫu thấy mình không làm việc, trong khi ông bà ngoại lại chịu khó làm, thì người khác sẽ bàn tán. Bà, cùng với tổ phụ đến ăn cơm trưa, cơm chiều ở nhà ta, rồi quay về làm việc ở nhà đại bá, khiến dân làng cười cợt. Họ bảo rằng tổ mẫu ta thật thông minh, ăn cơm ở nhà cháu, còn giúp làm việc ở nhà con trai lớn, lại còn tiết kiệm được lương thực cho đại bá.
Tổ mẫu tức đến phát bệnh, sau đó quyết định không tới nữa, còn không cho phép tổ phụ đến nhà ta ăn cơm. Vậy là cuộc tranh đua giữa hai bên nội ngoại đã kết thúc mà chẳng đi đến đâu.
Việc tổ chức tiệc nhập gia ta không cần bận tâm, tất cả đều do gia gia và phụ thân bàn bạc, Tề Đại chỉ việc đi ra trấn mua sắm những thứ cần thiết. Tề Đại tuy có vẻ khờ khạo, nhưng để hắn chạy việc thì rất đáng tin cậy. Theo lời gia gia, Tề Đại chỉ thiếu sự mở mang tầm mắt và trải nghiệm, hắn thực sự không ngu ngốc.
Việc đưa tổ mẫu và tổ phụ đến nhà ta ở, ta không muốn. Vốn dĩ đã ở cùng một làng, hơn nữa ông bà ngoại do Tề Đại mời đến, không phải là chủ ý của ta. Biếu lương thực hay y phục thì không sao, nhưng ở chung thì không ổn. Ngoại tổ mẫu tính tình dễ chịu, còn tổ mẫu lại hay ganh đua, bà mà đến đây ở, cả nhà chẳng được yên.
Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia
Khi nhìn thấy ta, đại bá mẫu vui vẻ nói: "A Mãn đến rồi."
Ta lễ phép đáp: "Bá mẫu, con đến thăm tổ mẫu."
"Tổ mẫu con đang nằm trong phòng, không chịu uống thuốc, con vào khuyên bà, nếu không được thì..."
Ta ngắt lời bá mẫu: "Nếu không được thì sao? Mang bà về nhà con à? Bá mẫu thật giỏi tính toán."
Ta cười nhẹ, rồi nói tiếp: "Để con vào thăm tổ mẫu, khuyên bà thật kỹ."
Vừa thấy ta vào, tổ mẫu liền bắt đầu khóc lóc kể khổ, rằng bà sống khổ sở thế nào. Lần cuối bà có bộ quần áo mới là khi ta xây nhà, còn gần đây, đám phụ nữ trong làng cứ cười nhạo, nói rằng ngoại tổ mẫu con thì có quần áo mới mặc, còn tổ mẫu thì không. Bà ta ở nhà lớn, có tỳ nữ hầu hạ, trong khi tổ mẫu chẳng được gì. Bà ta có cháu gái lo cho, còn bà thì không nhờ được cháu.
Nghe những lời này thực sự vô vị.
"Trong làng ai mà không thế, tổ mẫu cần gì để ý. Con đây không phải đã đưa Vương thẩm đến để đo may cho bà hai bộ y phục sao? Một bộ để mặc thường ngày, một bộ để mặc khi nhà con tổ chức lễ nhập gia. Hơn nữa, lần trước con đi huyện thành, có mua cho bà một chiếc vòng tay bằng bạc, nhưng vì quá vui mừng khi biết mình có thai, con lại quên mất việc này."
Tổ mẫu lập tức xoay người, ngạc nhiên hỏi: "Vòng... vòng bạc sao?"
"Đúng vậy, con chỉ mong tổ mẫu sống thọ trăm tuổi, để con có thể chăm sóc bà nhiều hơn. Lần trước đi huyện thành, con thấy chiếc vòng này, liền nghĩ ngay nó hợp với bà, trên đó còn khắc nhiều chữ "thọ" đẹp lắm."
Tổ mẫu nghe thấy vậy, ngay lập tức không còn đau đầu, cũng chẳng cảm thấy khó chịu nữa. Bà ngồi bật dậy, bảo ta đưa vòng tay cho bà xem.
Bà ngắm nghía, càng nhìn càng thích.
"Cháu ngoan, mau đeo cho bà."
Có được vòng bạc, lại thêm Vương thẩm đo may y phục, ta khéo léo dỗ dành, bà cũng chịu uống thuốc.
"Tổ mẫu cứ uống thuốc đều đặn, chờ khi bà khỏe lại, con sẽ bảo Trân Châu và Mã Não đến đón bà qua chơi, ăn tối xong lại đưa về."
Bà cười nói: "Được!"
Nhận được vòng bạc, lại được hứa may hai bộ y phục, bệnh của tổ mẫu ngày hôm sau liền khỏi hẳn. Sáng sớm, bà đã ra khắp làng khoe chiếc vòng bạc mới của mình.
"Dù A Mãn thân với ngoại tổ mẫu nó, nhưng vẫn yêu thương tổ mẫu nhất. Cái vòng này phải mấy lượng bạc đấy."
Các bà lão khác trong làng nhìn bà với ánh mắt ghen tị, thậm chí muốn chạm vào vòng, nhưng bà nhất định không cho.
Chẳng cần Trân Châu và Mã Não đến đón, tổ mẫu tự mình kéo tổ phụ đến nhà ta.
"Về sau không cần chúng nó đón nữa, cứ để chúng ở nhà làm việc."
Ngoại tổ mẫu tiếp đãi tổ mẫu rất nhiệt tình, tổ mẫu ban đầu còn ngại ngùng, nhưng khi thấy ngoại tổ mẫu không đeo vòng bạc, bà liền hừ lạnh với vẻ đầy đắc ý.
Thực ra, ngoại tổ mẫu cũng có đồ trang sức, đó là chuỗi Phật ngọc đeo ở cổ bằng dây đỏ đấy thôi.
Tổ phụ theo đến một lần rồi thôi, sau đó ông cũng không đi theo tổ mẫu nữa. Cứ đến giờ ăn thì ông đến nhà ta ăn cơm, ăn xong lại trở về tiếp tục làm việc.
Tổ mẫu ở nhà ta vài ngày cảm thấy không còn thú vị, so với việc có người hầu hạ nhưng vẫn thấy phiền phức, bà thích ra đầu làng khoe khoang hơn, như vậy thoải mái hơn nhiều. Tuy có người phục vụ, nhưng Trân Châu và Mã Não đều rất bận rộn, chuẩn bị cho lễ nhập gia ngày mồng sáu tháng ba, công việc không ít chút nào.
Tổ mẫu thấy mình không làm việc, trong khi ông bà ngoại lại chịu khó làm, thì người khác sẽ bàn tán. Bà, cùng với tổ phụ đến ăn cơm trưa, cơm chiều ở nhà ta, rồi quay về làm việc ở nhà đại bá, khiến dân làng cười cợt. Họ bảo rằng tổ mẫu ta thật thông minh, ăn cơm ở nhà cháu, còn giúp làm việc ở nhà con trai lớn, lại còn tiết kiệm được lương thực cho đại bá.
Tổ mẫu tức đến phát bệnh, sau đó quyết định không tới nữa, còn không cho phép tổ phụ đến nhà ta ăn cơm. Vậy là cuộc tranh đua giữa hai bên nội ngoại đã kết thúc mà chẳng đi đến đâu.
Việc tổ chức tiệc nhập gia ta không cần bận tâm, tất cả đều do gia gia và phụ thân bàn bạc, Tề Đại chỉ việc đi ra trấn mua sắm những thứ cần thiết. Tề Đại tuy có vẻ khờ khạo, nhưng để hắn chạy việc thì rất đáng tin cậy. Theo lời gia gia, Tề Đại chỉ thiếu sự mở mang tầm mắt và trải nghiệm, hắn thực sự không ngu ngốc.