Hình Như Tôi Đã Uống Một Tách Trà Giả
Chương 19
Diệp Thanh Hữu không nói khi nào sẽ tổ chức thi lại thực hành trung cấp, cũng không đề cập khi nào lớp cao cấp bắt đầu. Anh ấy không nói tôi cũng không dám chủ động hỏi, nhắm mắt bịt tai, giả vờ như chẳng có chuyện gì xảy ra, tiếp tục sống những ngày tháng bình yên của mình.
Trước khi có thể trả lời rõ ràng và tự tin những chất vấn mà anh ấy đã đặt ra, tôi sợ mình chẳng dám chủ động tìm anh ấy để nói chuyện. Tôi hoàn toàn không nghĩ Diệp Thanh Hữu lại có thể nghiêm khắc với mình như vậy, sau khi tự trách, tôi vừa thấy sợ hãi vừa tủi thân, mỗi khi nhớ lại những lời anh ấy nói tim tôi như thắt lại, cảm giác khó thở vì cảm xúc dồn nén.
Cuối cùng, thông báo về lớp học cao cấp là do Trần Quân gửi qua WeChat cho tôi, ngày tôi nhận được thông báo thì chỉ còn đúng một ngày nữa là bắt đầu học. Tôi vừa kinh ngạc vừa tức giận, kinh ngạc vì đến sát ngày học anh ấy mới nói, tức giận vì sao người thay Diệp Thanh Hữu thông báo cho tôi lại là Trần Quân. Tôi giận dữ hỏi tại sao Diệp Thanh Hữu không tự mình nhắn cho tôi, Trần Quân trả lời: “Sư phụ của ông chủ Diệp trở về Hòa Quang rồi, cậu ấy đi cùng sư phụ đến triển lãm trà.”
Tôi bùng nổ phẫn nộ: “Anh ấy đi triển lãm trà mà không mang em theo sao!!!”
“Triển lãm trà năm nay chẳng có gì hay ho cả, trà sau mưa giả làm trà trước tiết Thanh minh, có túi trà thọ mi mà dám nói là trà bạch hào ngân châm, anh nghi họ cố tình làm cho anh cười chết thôi.” Trần Quân nói. “Có lẽ ông chủ Diệp sợ em đến đó uống nhầm rồi làm hỏng cái miệng được cậu ấy chiều chuộng mà… Hừ hừ hừ, anh không nói gì hết. Chiều nay em có rảnh không? Đến trà thất giúp anh chuyển bàn, lớp cao cấp lần này hơi phiền, cần sắp xếp lại bố cục trà thất.”
Quả nhiên việc bóc lột sức lao động đàn em là truyền thống của Hòa Quang. Tôi nhìn lịch trình của mình, không có việc gì, liền đồng ý.
Kết quả là khi tôi đến trà thất vào buổi chiều, không chỉ Diệp Thanh Hữu không có ở đó, mà Trần Quân cũng chẳng biết đã chạy đi đâu, chỉ có một cô bé trông cao tầm hơn mét rưỡi ngồi trước bàn trà, cúi đầu chơi điện thoại. Tôi rón rén đi tới, lén nhìn cô bé vài cái, trông còn rất trẻ, cô đeo ba lô, đúng chuẩn hình ảnh một học sinh trung học điển hình. Cô bé cũng phát hiện ra tôi đang tiến lại gần, ngẩng đầu lên mỉm cười ngọt ngào: “Anh là ai vậy?”
“Ừm… Anh là nghệ nhân trà học ở đây, tên là Tạ Gia.” Tôi hơi sững sờ rồi vội vàng nói. “Em là đàn em mới đến à? Hình như anh chưa từng gặp em trước đây.”
“Đúng vậy, hôm nay em mới đến, ông chủ Diệp dẫn em đến đây,” Cô nói, đôi mắt to lấp lánh chớp chớp. “Em tên là Lê Thiền, đàn anh cứ gọi em là Thiền Thiền là được. Đàn anh, anh pha cho em một ấm trà được không? Em ngồi đây lâu lắm rồi, khát quá, mà chẳng ai pha cho em chén trà nào.”
Vừa nói, cô tức giận hừ một tiếng. Tôi gật đầu: “Được rồi, anh sẽ pha cho em một chén… Em muốn uống trà gì?”
Cô bé đảo mắt, nói: “Hoắc Sơn Hoàng Nha, loại ba ngàn sáu một cân ấy.”
Tôi: “…”
Ôi vãi gặp ngay người biết chọn trà. Bây giờ trên thị trường rất hiếm có trà vàng để bán, gói Hoắc Sơn Hoàng Nha kia là do năm ngoái Diệp Thanh Hữu và sư phụ của anh ấy cùng mua về từ chợ trà, bất kể về chất lượng hay giá trị đều là loại tốt nhất trong trà thất. Cô bé này đúng là quá biết cách chọn trà… Khoan đã, cô ấy nói hôm nay mới đến trà thất, sao lại biết ở đây có Hoắc Sơn Hoàng Nha?
“Anh pha nhanh đi,” Lê Thiền thấy tôi đứng yên, liền thúc giục. “Ông chủ Diệp đã nói rồi, trà trong trà thất em uống thoải mái, không tốn tiền đâu.”
Tôi: “…”
Ôi trời đất! Tức quá ghen tị quá a a a a a! Tôi còn chưa được đãi ngộ như vậy, cô bé này rốt cuộc là ai chứ a a a a a!
Tôi mang cơn bực bội nện bước vào phòng trong, lấy gói Hoắc Sơn Hoàng Nha từ tủ lạnh ra, rồi đập nó lên bàn. Lê Thiền thấy tôi bước ra liền tự giác đặt chén trà lên bàn trà và dùng hai ngón tay gõ nhẹ lên mặt bàn.
— Ý là muốn xin trà.
Tôi đun nước làm sạch chén và dụng cụ, sau đó để nước nguội bớt. Gói Hoắc Sơn Hoàng Nha này thuộc loại trà thượng hạng, không cần rửa trà, nên tôi pha ngay nước đầu tiên rồi rót cho cô.
Khi rót nước tôi cố tình xoay dòng nước theo chiều kim đồng hồ, rót trà đầy đến chín phần. Nhưng cô bé chẳng hề nhận ra, cầm lên hớp một ngụm rồi liên tục khen ngon.
Đúng, đúng là tôi cố ý muốn trêu cô bé vừa mới đến, không biết lễ nghi về trà. Thông thường, nghệ nhân trà sẽ cầm ấm bằng tay phải, nếu xoay nước theo chiều ngược kim đồng hồ là đón khách, còn theo chiều kim đồng hồ là tiễn khách. Khi rót trà cho khách chỉ nên rót đầy bảy phần, vì bảy phần nước còn ba phần là tình nghĩa, rót đầy mười phần là trà đầy khinh khách.
Lúc này tôi bị tình yêu làm mờ mắt, sự ghen tuông thiêu đốt lý trí, hoàn toàn quên mất chiếc chén cô ấy dùng không phải là chén dành cho khách mà là chén riêng, cô ấy dùng lễ gõ tay để xin trà chứ không phải lời nói và cách cầm chén của cô ấy là chuẩn mực với động tác “tam long hộ đỉnh.”
Khi tôi đang chuẩn bị pha nước lần thứ hai, một tiếng nước xả mạnh vang lên từ bức tường bên cạnh, giống như âm thanh của bồn cầu xả nước. Ngay sau đó đàn anh Trần Quân bước ra khỏi phòng vệ sinh, kéo rèm ngăn phòng tiến vào trà thất: “Ôi trời, đúng là trưa nay không nên đi ăn cái nồi lẩu kỳ lạ đó với chị, ngồi trong toilet cả nửa tiếng… Ô, Gia Gia cũng đến rồi à?”
Tôi gật đầu, rồi chợt nhận ra Lê Thiền dường như cũng quen thân với Trần Quân.
“Chính miệng em thèm, đừng đổ lỗi cho chị — cô bé này là đồ đệ mới nhận của Tiểu Thanh Hữu đúng không? Sáng nay lúc đi dạo hội trà, em ấy còn nhắc đến em mà,” Lê Thiền vừa nói vừa cười tươi. “Trà pha cũng ngon đó, nhưng cũng xấu xa y như Tiểu Thanh Hữu, lúc nãy còn định bắt nạt chị không biết lễ nghi trà đạo cơ.”
Tôi nghi ngờ mình vừa bị điếc tạm thời, chứ không thì sao lại nghe thấy cô bé cấp ba này gọi Diệp Thanh Hữu là “Tiểu Thanh Hữu.”
Trần Quân lẩm bẩm: “Lại giả vờ trẻ con bắt nạt đàn em nhỏ, cẩn thận ổng chủ Diệp về rồi cho chị uống nước vỏ quýt.” Lê Thiền cười híp mắt uống thêm một ngụm trà, rồi gõ lên bàn ý bảo tôi rót thêm trà. Tôi không dám lơ là, cuống cuồng rót cho cô bảy phần trà, rồi run rẩy ngẩng đầu lên hỏi Trần Quân: “Đàn anh, chị đẹp này là…?”
“Ồ, bọn anh chưa từng nói với em sao?” Trần Quân nói rồi ngồi xuống bên cạnh Lê Thiền. “Người sáng lập trà thất Hòa Quang, sư phụ của anh và Diệp Thanh Hữu, Lê Thiền, người lấy chồng xa ở Quảng Đông.”
“Đáng đánh!” Lê Thiền giơ tay cao lên định đập vào đầu Trần Quân, nhưng do tay cô quá ngắn và Trần Quân né quá nhanh nên không trúng. “Chị mới hai mươi mấy tuổi thôi, già đâu mà già!”
“Thôi đi chị đã gần ba mươi rồi, tính theo phép làm tròn thì chị là thần tiên tổ sư rồi đấy,” Trần Quân nói.
Tôi cảm thấy hơi khó thở: “Đàn anh, anh nói… chị đẹp này chính là sư tổ của em?”
Trần Quân: “Đúng vậy.”
… Chuyện này khiến người ta thở không nổi.
Tôi sợ đến mức làm rơi cả cái nắp chén. Tôi không thể đếm nổi đây là lần thứ mấy tôi làm màu thất bại nữa, cảm giác lúng túng xen lẫn sự tê liệt nhè nhẹ. May mà nước pha Hoắc Sơn Hoàng Nha đã nhạt, tôi vội vàng nói muốn đi đổi trà, tranh thủ tìm cách rút lui khỏi hiện trường thảm họa này. Nhưng Lê Thiền lại gọi tôi lại: “Không cần lấy trà mới đâu, lần tới thử pha Phượng Hoàng Đơn Tùng mà chị vừa mang về nhé.”
Tôi: “Nhưng mà em không giỏi pha trà Ô Long…”
Lê Thiền vẫy tay: “Nói nghe như thể Tiểu Thanh Hữu và Trần Tiểu Quân sinh ra đã biết pha trà vậy? Cũng đều là luyện mà ra thôi.”
Thấy tôi vẫn còn có ý muốn rút lui, cô lại nói: “Chị dạy Tiểu Thanh Hữu để có người pha trà cho chị uống, Tiểu Thanh Hữu dạy em để có người pha trà cho em ấy uống, tính theo phép làm tròn thì pha trà cho em ấy cũng là pha trà cho chị rồi, nếu em không pha trà cho chị thì còn giữ em làm gì?”
Tôi: “…???”
Thì ra làm tròn số và nói xàm một cách nghiêm túc đều là truyền thống của trà thất chúng tôi à? Đã học được.
Tôi cạn lời, lặng lẽ đi đun nước pha trà. Quả thật trà mà sư tổ mang về là trà ngon, vừa mới lắc nhẹ chén thôi mà hương thơm của trà đã tràn ngập khắp bàn trà, khiến những ai bị bao quanh bởi hương thơm đều như ngất ngây. Tôi pha xong hai lượt trà, ngồi im như thóc, lắng nghe Lê Thiền và Trần Quân bàn luận về hương vị của loại Đơn Tùng này, cảm thấy mình chẳng khác gì một tên vô dụng. Khi họ trò chuyện về lịch sử của loại trà Đơn Tùng này, Lê Thiền đột nhiên hỏi tôi: “Trà Ô Long nổi tiếng khắp thế giới nhờ hương thơm nồng nàn của nó, ở Quảng Đông, sau khi người nông dân làm xong trà, thường có người đến trộm. Thế là từ đó về sau có người hỏi họ về hương thơm này, nông dân không trả lời đó là hương trà nữa, mà nói đó là một thứ khác để che giấu. Về sau, điều này còn biến thành một tên gọi của Phượng Hoàng Đơn Tùng. Tiểu Gia Gia, em đoán đó là hương gì?”
Tôi cầm chén trà lên chuẩn bị uống, vô thức hỏi: “Là gì ạ?”
Vừa thốt ra câu hỏi tôi đã thấy không ổn, vì biểu cảm của Trần Quân có gì đó rất lạ, như muốn ngăn tôi không nên hỏi lại nhưng đã quá muộn. Trong lòng tôi khựng lại rồi nghe Lê Thiền nói: “Người nông dân nói, đó là hương phân vịt.”
Tôi: “…”
Chén trà đã chạm đến môi, uống cũng không được mà bỏ cũng không xong, thật sự không từ nào diễn tả nổi sự xấu hổ này.
Mẹ nó, đáng lẽ tôi nên biết từ trước người dạy ra Trần Quân và Diệp Thanh Hữu không thể nào là người dễ đối phó được!!!
–
Trước khi có thể trả lời rõ ràng và tự tin những chất vấn mà anh ấy đã đặt ra, tôi sợ mình chẳng dám chủ động tìm anh ấy để nói chuyện. Tôi hoàn toàn không nghĩ Diệp Thanh Hữu lại có thể nghiêm khắc với mình như vậy, sau khi tự trách, tôi vừa thấy sợ hãi vừa tủi thân, mỗi khi nhớ lại những lời anh ấy nói tim tôi như thắt lại, cảm giác khó thở vì cảm xúc dồn nén.
Cuối cùng, thông báo về lớp học cao cấp là do Trần Quân gửi qua WeChat cho tôi, ngày tôi nhận được thông báo thì chỉ còn đúng một ngày nữa là bắt đầu học. Tôi vừa kinh ngạc vừa tức giận, kinh ngạc vì đến sát ngày học anh ấy mới nói, tức giận vì sao người thay Diệp Thanh Hữu thông báo cho tôi lại là Trần Quân. Tôi giận dữ hỏi tại sao Diệp Thanh Hữu không tự mình nhắn cho tôi, Trần Quân trả lời: “Sư phụ của ông chủ Diệp trở về Hòa Quang rồi, cậu ấy đi cùng sư phụ đến triển lãm trà.”
Tôi bùng nổ phẫn nộ: “Anh ấy đi triển lãm trà mà không mang em theo sao!!!”
“Triển lãm trà năm nay chẳng có gì hay ho cả, trà sau mưa giả làm trà trước tiết Thanh minh, có túi trà thọ mi mà dám nói là trà bạch hào ngân châm, anh nghi họ cố tình làm cho anh cười chết thôi.” Trần Quân nói. “Có lẽ ông chủ Diệp sợ em đến đó uống nhầm rồi làm hỏng cái miệng được cậu ấy chiều chuộng mà… Hừ hừ hừ, anh không nói gì hết. Chiều nay em có rảnh không? Đến trà thất giúp anh chuyển bàn, lớp cao cấp lần này hơi phiền, cần sắp xếp lại bố cục trà thất.”
Quả nhiên việc bóc lột sức lao động đàn em là truyền thống của Hòa Quang. Tôi nhìn lịch trình của mình, không có việc gì, liền đồng ý.
Kết quả là khi tôi đến trà thất vào buổi chiều, không chỉ Diệp Thanh Hữu không có ở đó, mà Trần Quân cũng chẳng biết đã chạy đi đâu, chỉ có một cô bé trông cao tầm hơn mét rưỡi ngồi trước bàn trà, cúi đầu chơi điện thoại. Tôi rón rén đi tới, lén nhìn cô bé vài cái, trông còn rất trẻ, cô đeo ba lô, đúng chuẩn hình ảnh một học sinh trung học điển hình. Cô bé cũng phát hiện ra tôi đang tiến lại gần, ngẩng đầu lên mỉm cười ngọt ngào: “Anh là ai vậy?”
“Ừm… Anh là nghệ nhân trà học ở đây, tên là Tạ Gia.” Tôi hơi sững sờ rồi vội vàng nói. “Em là đàn em mới đến à? Hình như anh chưa từng gặp em trước đây.”
“Đúng vậy, hôm nay em mới đến, ông chủ Diệp dẫn em đến đây,” Cô nói, đôi mắt to lấp lánh chớp chớp. “Em tên là Lê Thiền, đàn anh cứ gọi em là Thiền Thiền là được. Đàn anh, anh pha cho em một ấm trà được không? Em ngồi đây lâu lắm rồi, khát quá, mà chẳng ai pha cho em chén trà nào.”
Vừa nói, cô tức giận hừ một tiếng. Tôi gật đầu: “Được rồi, anh sẽ pha cho em một chén… Em muốn uống trà gì?”
Cô bé đảo mắt, nói: “Hoắc Sơn Hoàng Nha, loại ba ngàn sáu một cân ấy.”
Tôi: “…”
Ôi vãi gặp ngay người biết chọn trà. Bây giờ trên thị trường rất hiếm có trà vàng để bán, gói Hoắc Sơn Hoàng Nha kia là do năm ngoái Diệp Thanh Hữu và sư phụ của anh ấy cùng mua về từ chợ trà, bất kể về chất lượng hay giá trị đều là loại tốt nhất trong trà thất. Cô bé này đúng là quá biết cách chọn trà… Khoan đã, cô ấy nói hôm nay mới đến trà thất, sao lại biết ở đây có Hoắc Sơn Hoàng Nha?
“Anh pha nhanh đi,” Lê Thiền thấy tôi đứng yên, liền thúc giục. “Ông chủ Diệp đã nói rồi, trà trong trà thất em uống thoải mái, không tốn tiền đâu.”
Tôi: “…”
Ôi trời đất! Tức quá ghen tị quá a a a a a! Tôi còn chưa được đãi ngộ như vậy, cô bé này rốt cuộc là ai chứ a a a a a!
Tôi mang cơn bực bội nện bước vào phòng trong, lấy gói Hoắc Sơn Hoàng Nha từ tủ lạnh ra, rồi đập nó lên bàn. Lê Thiền thấy tôi bước ra liền tự giác đặt chén trà lên bàn trà và dùng hai ngón tay gõ nhẹ lên mặt bàn.
— Ý là muốn xin trà.
Tôi đun nước làm sạch chén và dụng cụ, sau đó để nước nguội bớt. Gói Hoắc Sơn Hoàng Nha này thuộc loại trà thượng hạng, không cần rửa trà, nên tôi pha ngay nước đầu tiên rồi rót cho cô.
Khi rót nước tôi cố tình xoay dòng nước theo chiều kim đồng hồ, rót trà đầy đến chín phần. Nhưng cô bé chẳng hề nhận ra, cầm lên hớp một ngụm rồi liên tục khen ngon.
Đúng, đúng là tôi cố ý muốn trêu cô bé vừa mới đến, không biết lễ nghi về trà. Thông thường, nghệ nhân trà sẽ cầm ấm bằng tay phải, nếu xoay nước theo chiều ngược kim đồng hồ là đón khách, còn theo chiều kim đồng hồ là tiễn khách. Khi rót trà cho khách chỉ nên rót đầy bảy phần, vì bảy phần nước còn ba phần là tình nghĩa, rót đầy mười phần là trà đầy khinh khách.
Lúc này tôi bị tình yêu làm mờ mắt, sự ghen tuông thiêu đốt lý trí, hoàn toàn quên mất chiếc chén cô ấy dùng không phải là chén dành cho khách mà là chén riêng, cô ấy dùng lễ gõ tay để xin trà chứ không phải lời nói và cách cầm chén của cô ấy là chuẩn mực với động tác “tam long hộ đỉnh.”
Khi tôi đang chuẩn bị pha nước lần thứ hai, một tiếng nước xả mạnh vang lên từ bức tường bên cạnh, giống như âm thanh của bồn cầu xả nước. Ngay sau đó đàn anh Trần Quân bước ra khỏi phòng vệ sinh, kéo rèm ngăn phòng tiến vào trà thất: “Ôi trời, đúng là trưa nay không nên đi ăn cái nồi lẩu kỳ lạ đó với chị, ngồi trong toilet cả nửa tiếng… Ô, Gia Gia cũng đến rồi à?”
Tôi gật đầu, rồi chợt nhận ra Lê Thiền dường như cũng quen thân với Trần Quân.
“Chính miệng em thèm, đừng đổ lỗi cho chị — cô bé này là đồ đệ mới nhận của Tiểu Thanh Hữu đúng không? Sáng nay lúc đi dạo hội trà, em ấy còn nhắc đến em mà,” Lê Thiền vừa nói vừa cười tươi. “Trà pha cũng ngon đó, nhưng cũng xấu xa y như Tiểu Thanh Hữu, lúc nãy còn định bắt nạt chị không biết lễ nghi trà đạo cơ.”
Tôi nghi ngờ mình vừa bị điếc tạm thời, chứ không thì sao lại nghe thấy cô bé cấp ba này gọi Diệp Thanh Hữu là “Tiểu Thanh Hữu.”
Trần Quân lẩm bẩm: “Lại giả vờ trẻ con bắt nạt đàn em nhỏ, cẩn thận ổng chủ Diệp về rồi cho chị uống nước vỏ quýt.” Lê Thiền cười híp mắt uống thêm một ngụm trà, rồi gõ lên bàn ý bảo tôi rót thêm trà. Tôi không dám lơ là, cuống cuồng rót cho cô bảy phần trà, rồi run rẩy ngẩng đầu lên hỏi Trần Quân: “Đàn anh, chị đẹp này là…?”
“Ồ, bọn anh chưa từng nói với em sao?” Trần Quân nói rồi ngồi xuống bên cạnh Lê Thiền. “Người sáng lập trà thất Hòa Quang, sư phụ của anh và Diệp Thanh Hữu, Lê Thiền, người lấy chồng xa ở Quảng Đông.”
“Đáng đánh!” Lê Thiền giơ tay cao lên định đập vào đầu Trần Quân, nhưng do tay cô quá ngắn và Trần Quân né quá nhanh nên không trúng. “Chị mới hai mươi mấy tuổi thôi, già đâu mà già!”
“Thôi đi chị đã gần ba mươi rồi, tính theo phép làm tròn thì chị là thần tiên tổ sư rồi đấy,” Trần Quân nói.
Tôi cảm thấy hơi khó thở: “Đàn anh, anh nói… chị đẹp này chính là sư tổ của em?”
Trần Quân: “Đúng vậy.”
… Chuyện này khiến người ta thở không nổi.
Tôi sợ đến mức làm rơi cả cái nắp chén. Tôi không thể đếm nổi đây là lần thứ mấy tôi làm màu thất bại nữa, cảm giác lúng túng xen lẫn sự tê liệt nhè nhẹ. May mà nước pha Hoắc Sơn Hoàng Nha đã nhạt, tôi vội vàng nói muốn đi đổi trà, tranh thủ tìm cách rút lui khỏi hiện trường thảm họa này. Nhưng Lê Thiền lại gọi tôi lại: “Không cần lấy trà mới đâu, lần tới thử pha Phượng Hoàng Đơn Tùng mà chị vừa mang về nhé.”
Tôi: “Nhưng mà em không giỏi pha trà Ô Long…”
Lê Thiền vẫy tay: “Nói nghe như thể Tiểu Thanh Hữu và Trần Tiểu Quân sinh ra đã biết pha trà vậy? Cũng đều là luyện mà ra thôi.”
Thấy tôi vẫn còn có ý muốn rút lui, cô lại nói: “Chị dạy Tiểu Thanh Hữu để có người pha trà cho chị uống, Tiểu Thanh Hữu dạy em để có người pha trà cho em ấy uống, tính theo phép làm tròn thì pha trà cho em ấy cũng là pha trà cho chị rồi, nếu em không pha trà cho chị thì còn giữ em làm gì?”
Tôi: “…???”
Thì ra làm tròn số và nói xàm một cách nghiêm túc đều là truyền thống của trà thất chúng tôi à? Đã học được.
Tôi cạn lời, lặng lẽ đi đun nước pha trà. Quả thật trà mà sư tổ mang về là trà ngon, vừa mới lắc nhẹ chén thôi mà hương thơm của trà đã tràn ngập khắp bàn trà, khiến những ai bị bao quanh bởi hương thơm đều như ngất ngây. Tôi pha xong hai lượt trà, ngồi im như thóc, lắng nghe Lê Thiền và Trần Quân bàn luận về hương vị của loại Đơn Tùng này, cảm thấy mình chẳng khác gì một tên vô dụng. Khi họ trò chuyện về lịch sử của loại trà Đơn Tùng này, Lê Thiền đột nhiên hỏi tôi: “Trà Ô Long nổi tiếng khắp thế giới nhờ hương thơm nồng nàn của nó, ở Quảng Đông, sau khi người nông dân làm xong trà, thường có người đến trộm. Thế là từ đó về sau có người hỏi họ về hương thơm này, nông dân không trả lời đó là hương trà nữa, mà nói đó là một thứ khác để che giấu. Về sau, điều này còn biến thành một tên gọi của Phượng Hoàng Đơn Tùng. Tiểu Gia Gia, em đoán đó là hương gì?”
Tôi cầm chén trà lên chuẩn bị uống, vô thức hỏi: “Là gì ạ?”
Vừa thốt ra câu hỏi tôi đã thấy không ổn, vì biểu cảm của Trần Quân có gì đó rất lạ, như muốn ngăn tôi không nên hỏi lại nhưng đã quá muộn. Trong lòng tôi khựng lại rồi nghe Lê Thiền nói: “Người nông dân nói, đó là hương phân vịt.”
Tôi: “…”
Chén trà đã chạm đến môi, uống cũng không được mà bỏ cũng không xong, thật sự không từ nào diễn tả nổi sự xấu hổ này.
Mẹ nó, đáng lẽ tôi nên biết từ trước người dạy ra Trần Quân và Diệp Thanh Hữu không thể nào là người dễ đối phó được!!!
–