Hình Đế 15 Tuổi - Thanh Luật
Chương 98
Đài truyền hình Thời Đô, phòng làm việc lãnh đạo.
Lúc Nghiêm Tư bước vào đã khá đông người có mặt, trong đó không thiếu những gương mặt quen thuộc.
Diễn viên thâm niên gạo cội từ thời đại cũ, phần lớn sẽ đảm nhiệm vị trí ban giám khảo của các giải thưởng lớn.
Ngoài ra còn có đại biểu doanh nghiệp tài trợ hoặc nhà nghiên cứu được phái tới từ các bộ ban ngành liên quan.
Mỗi đợt xét duyệt phim, đánh giá lẫn bỏ phiếu cuối cùng đều sẽ do họ cùng nhau thực hiện.
Lúc giáo sư Nghiêm xuất hiện ở cửa, cuộc trò chuyện của mọi người đều ngưng bặt giây lát rất rõ rệt, một số hậu bối vội vàng đứng dậy, suýt thì khom người cúi chào ông cụ luôn.
"Lâu lắm không gặp hiệu trưởng Nghiêm ạ," Người chủ trì vội bước sang bắt tay nhiệt tình, mời mọi người cùng ngồi vào vị trí, trợ lý đóng cửa lại thật kín.
"Đúng rồi, trước khi buổi họp bắt đầu, xin mời mọi người nộp lại điện thoại và các thiết bị điện tử khác để tiện bảo quản tập trung ạ."
Có nhân viên chuyên môn cầm theo máy dò kim loại quét lần lượt từng người, ngay cả đồng hồ thông minh cũng phải nộp cả, cho vào hộp nhựa rồi đưa sang phòng bên cạnh, rõ ràng là không muốn bị thu âm lén.
Nghiêm Tư không mang điện thoại, lúc bị kiểm tra chỉ giơ cánh tay ra, nhìn người chủ trì một cái bằng ánh mắt sâu xa.
Đối phương vội vàng cười xòa, liên thanh nói mong thầy thông cảm.
Hai mươi tư giám khảo chính tề tựu trong một phòng, nhưng nhân vật lên tiếng trước tiên không phải người chủ trì mà là đại diện nhà đầu tư đến từ Bất động sản Hằng Phong cùng với người đại diện trang sức Phạm thị bên cạnh.
Cả hai đều là nhân vật chủ chốt tài trợ đầu tư dài kì cho lễ trao giải, lời nói của họ có sức nặng nhất định.
"Lần này mời các anh các chị đến đây để chúng ta cùng bàn luận về giải Bạch Ngọc."
"Theo những gì tôi biết thì giải Bạch Ngọc còn chưa đến hạn chót nộp đề cử," Nghiêm Tư cắt lời: "hơn nữa địa điểm thảo luận chấm điểm theo thường lệ cũng không phải chỗ này."
Người chủ trì lại cười xòa: "Thầy Nghiêm, thầy xem, hay là thử nghe ý kiến của họ xem sao đã ạ."
Nghiêm Tư lẳng lặng nhìn chằm chằm anh ta.
Đại diện nhà đầu tư bên cạnh hắng giọng một tiếng.
"Hay như này ạ, mình trao đổi thẳng thắn luôn."
"Giải thưởng tốt thì nên dành cho đoàn phim xứng đáng."
"Những phản hồi từ tiềm lực thương mại cũng chính là động lực để chúng tôi duy trì việc tài trợ lâu dài sau này với giải."
Nghiêm Tư cười một tiếng.
"Diễn viên không thiếu số tiền thưởng tượng trưng này đâu."
"Ý cậu là muốn cơ cấu trao giải từ trên xuống dưới đều phải trông cậy cả vào chỗ tài trợ của các cậu, đúng không?"
Có người ngồi cạnh biến sắc, góp lời hòa hoãn: "Ông Nghiêm nói chuyện tương đối thẳng thừng, các anh đừng để bụng..."
"Đúng thế thì đã sao?" Đại diện trẻ tuổi hỏi ngược lại: "Từ bố trí quay chụp thảm đỏ cho đến tiền thuê địa điểm hàng năm, có khâu nào không tốn tiền đâu?"
Người chủ trì sợ cả hai cãi vã, gượng gạo chen ngang chủ đề: "Mình bình tĩnh thôi ạ, nói vậy cũng là để chọn ra được các bộ phim xuất sắc hơn nữa, đúng không ạ?"
Hàng năm giải Bạch Ngọc có 10 hạng mục, từ vị trí nam nữ diễn viên xuất sắc nhất, cũng chính là Hình hậu và Hình đế mà các diễn viên đổ xô tranh đoạt, cho đến quay phim xuất sắc nhất, biên tập xuất sắc nhất, giải khán giả yêu thích nhất vân vân, tất cả đều đại diện cho lợi ích đường dài không thể đong đếm.
Về cơ bản thì một khi đã đạt được sự công nhận ở mức này rồi, là gần như có thể bước vững vàng từng giai đoạn trên con đường chuyên nghiệp tương lai.
Mà trong thành phần giám khảo thì tỉ lệ phái chính quy đã chiếm hơn 60%, trong đó có rất đông giảng viên từ các khoa Biểu diễn rồi thì Hình đế đạt giải 20 năm trước hay nhân vật hàng đầu giới kịch nói.
Ít nhất theo quan điểm của một số người, thì chưa đến lượt lôi tiền ra để báng bổ lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật truyền hình đâu.
Có thể ở mặt đánh giá chi li tiểu tiết chưa chắc họ đã có cùng quan điểm thẩm mỹ với Nghiêm Tư, nhưng bắt buộc phải nhất trí về tinh thần chuyên môn cầu tiến.
Hôm nay bên đầu tư mời Nghiêm Tư tới đây là do thực sự không tìm được cách tiếp cận riêng, đụng phải ông cụ già gân sừng sững bất động.
Phải lôi kéo được ông thì mới đả động được tới một loạt mấu chốt phía sau.
Mọi người đưa đẩy ngọt xớt hòa hoãn không khí, Nghiêm Tư nghe chỉ thấy chán ngán, chầm chậm cởi kính ra bóp sống mũi.
"Nói đi, mấy cậu thấy ai mới xem là tốt?"
"Tả Hạ đó!" Bên đầu tư không cần suy nghĩ: "Cậu ấy đóng "Trai gái tầm thường" gần gũi thực tế, cảm giác chân thật, tập nào cũng rõ là kinh điển."
"Tôi thấy chọn cậu ta là quá ổn!"
Một nửa số người trong phòng họp gật gù theo, nửa còn lại thì nhìn sang Nghiêm Tư với vẻ nghi hoặc, muốn biết ông sẽ tỏ thái độ gì.
Nghiêm Tư xoa bóp sống mũi một hồi rồi bật cười.
"Mời tôi đến đây chỉ vì cái câu này thôi, đúng chứ."
Mấy bên đầu tư đưa mắt nhìn nhau, một trong số đó nghiêng người ra trước, giọng điệu nhập nhèm.
"Làm phim điện ảnh cần tiền mà làm phim truyền hình cũng cần tiền, huống chi bây giờ các trường sân khấu điện ảnh trải dài khắp cả nước —— nếu một học viện nào đó đột nhiên bị giới tư bản cô lập, thì chắc cũng là tin đáng chú ý đấy đúng không ạ?"
Câu này ngả bài trực diện, không chỉ uy hiếp một mình ông cụ.
Rất đông tập đoàn tư bản tham gia đầu tư phim ảnh nhưng phần lớn họ đều đã chào hỏi móc nối với nhau, nhằm nắm được nhiều quyền góp ý quyết định hơn.
Nghiêm Tư đeo kính lên lại, bình thản hỏi thăm: "Còn vấn đề gì khác nữa không?"
"Sao cơ?"
"Ý ông là?"
"Tôi phải chấm điểm thế nào thì sẽ chấm thế ấy." Hiệu trưởng già thong thả nói: "Sẽ không cho điểm cao chỉ vì tôi thích diễn viên nào đó."
"Cũng sẽ không cố tình chấm ai điểm thấp vì thấy có quá nhiều kẻ lắm lời đằng sau người này."
"Tôi sẽ chỉ cho họ công bằng, cho khán giả hai chữ công bằng."
"Nếu đã vậy," Đại diện trẻ tuổi nở nụ cười: "thì chúng tôi đành yêu cầu giáo sư tránh mặt thôi ạ."
Người chủ trì sốt ruột quan sát các giám khảo đang ngồi hai bên trái phải, chịu đựng áp lực cố giải thích: "Thầy Nghiêm ạ, thầy từng tham gia đóng "Đêm Trùng Quang", theo quy định như cũ thì... thầy cũng được xem là bên có liên quan, cũng cần cần nhắc tránh dính dấp lợi ích ạ."
"Chắc là giải năm nay cũng không thể mời thầy được ạ."
Ông cụ khẽ ồ một tiếng.
Ông không nói gì nữa, đứng dậy định về.
Lúc ông đứng lên có tận mấy diễn viên già đứng dậy theo bắt tay với ông, choàng vai ông tiễn ra tận cửa, chảo tạm biệt liên tục.
Các hậu bối khác cũng đứng dậy chào với nét mặt kính trọng, không dám quấy rầy tí nào.
Trong mắt một số người thì ông cụ sánh ngang với sao Thái Đẩu, được gặp mặt người thật thôi cũng đã đủ vinh dự lắm rồi.
Đại diện nhà đầu tư im ỉm ngồi yên, khịt mũi một tiếng.
Một ông già thôi mà, ra vẻ gì cơ chứ?
Dọc đường Nghiêm Tư đi xuống tầng luôn có người trẻ tuổi sửng sốt nhìn theo, có người nhận ra ông xong vừa phấn khích vừa luống cuống chào hỏi, đúng kiểu tác phong của fan hâm mộ.
Ông cụ gật đầu đáp lại họ, mãi đến khi đứng yên trong thang máy mới suy tư thật lâu.
Ông đang tính toán xem mấy trường phái trong ban giám khảo mỗi bên có bao nhiêu người.
Trong số 24 người có mặt, ít nhất 10 người đã có liên hệ về mặt lợi ích với bên đầu tư, 3 người trong nhóm đã từng kể riêng với ông việc này, tình hình không quá lạc quan.
Bước ra khỏi tòa nhà đài truyền hình, ánh nắng sáng chói tới độ làm người ta không mở nổi mắt.
Nghiêm Tư không lên xe ngay mà đứng giữa nắng suốt một hồi lâu, rồi gọi một cuộc điện thoại.
Bạn nhỏ đang quay phim dở, không ngờ điện thoại lại đến từ người bạn già là ông.
"Giáo sư Nghiêm ạ?" Tô Trầm cười rất vui mừng: "Dạo này ông có khỏe không ạ?"
"Vẫn ổn lắm, ổn lắm."
Nghiêm Tư nhìn theo dòng xe qua lại trên phố, trò chuyện ngắn với bé.
Tán gẫu về diễn viên vừa đóng máy trong đoàn, phong cách quay chụp của đạo diễn mới, rồi cả trải nghiệm của cả hai khi lần lượt đi tảo mộ đạo diễn Bặc.
Thời gian 5 phút hình như chỉ đủ để bắt đầu câu chuyện.
"Thôi, ông phải lên xe đây, cháu vẫn thuận lợi là được."
Tạm thời một số việc ông lo hãy còn chưa lan đến đoàn phim này.
Vậy là tốt rồi.
Tô Trầm lờ mờ cảm giác được cuộc gọi này quá đột ngột, nhưng vì tôn trọng nên không dò hỏi gì những chuyện khác nữa.
"Sắp đến Trung thu rồi ạ, ông giữ gìn sức khỏe nhé ạ."
Nghiêm Từ ừm một tiếng, hỏi ngay trước khi cúp điện thoại: "Trầm Trầm, đóng phim có vui không?"
"Vui lắm ạ," Tô Trầm thoải mái đáp: "cảm giác như kiến thức học không bao giờ hết ấy ạ, tuyệt lắm luôn ạ!"
"Ừ," Ông cụ lịch sự nói: "trò chuyện với cháu vui lắm, để lần sau nhé."
Sau khi điện thoại ngắt, trợ lý đỡ ông lên xe, suốt quá trình đều tương đối kinh ngạc.
Lúc xe khởi động, ông cụ ngẩng lên nhìn đài truyền hình to lớn sừng sững một lần nữa.
Ông cười một tiếng có vẻ tự giễu, rồi đóng cửa sổ xe lại.
Tô Trầm cúp máy, quay vào diễn cảnh đóng máy cuối cùng.
...Cuối cùng bé cũng sắp đóng máy rồi.
Hình như lần trước rời khỏi môi trường khép kín như đảo hoang để quay về với thành phố hiện đại, phải từ tận 1 năm trước.
Tuy đóng phim rất vui, nhưng đã lâu lắm bé chưa trông thấy đường chạy ở sân thể dục của trường, chưa tán gẫu những chuyện lặt vặt kiểu bài tập về nhà với các bạn đồng trang lứa.
Năm nay, lần đầu tiên cảm nhận của bé về việc đóng máy không còn quyến luyến nữa, mà là một sự chờ đợi giải thoát đã giam giữ quá lâu.
Vừa khéo cảnh này cũng là đoạn bỏ lửng cao trào cuối cùng của bộ thứ năm.
Tình tiết cắt ngang ở đoạn vu nữ do Văn Phong diễn làm phép tại chỗ, khiến hai người cách xa bể núi hoán đổi linh hồn với nhau.
Người vẫn y nguyên, nhưng cảm xúc trạng thái, khí thế linh hồn đều phải khác biệt trời vực.
Khung hình đang dừng tại bên giường ngủ tẩm cung, khoảnh khắc này, cả hai đồng thời tỉnh lại.
Đầu tiên Tô Trầm quan sát một lượt trạng thái tự nhiên của Ôn Tri Hạnh, rồi nằm lại vào trong chăn, chậm rãi điều chỉnh hơi thở.
Thực ra Nhan Điện và máy quay đều ở sát ngay mép giường, nín thở chờ đợi diễn xuất sắp tới của bé.
Nguyên Cẩm tỉnh lại, duỗi tay dụi mắt, ôm lấy chăn ngáp một cái bằng tư thế lười nhác.
Chỉ lát sau y chậm rãi mở mắt ra, trông thấy tóc bạc xõa ra rũ nghiêng uốn lượn trên mu bàn tay.
Đồng tử co rụt một giây, đầu ngón tay lập tức túm lấy sợi tóc màu lạ này, lần mò cho tới khi nhận ra nó đến từ chính mình.
Y vừa buồn cười vừa run sợ, xòe bàn tay ra nhìn thử móng tay và các khớp xương, nhìn làn da và tất cả hoàn cảnh xa lạ xung quanh.
Màn vải lay động theo gió, lò xông hương bị va phải đổ ra sàn, thị nữ hốt hoảng xông vào liên thanh nhận tội hầu hạ thiếu chu đáo.
Nguyên Cẩm đi đứng lảo đảo loạng choạng, phải vịn vào họ, nói năng cũng hòa nhã khách sáo đầy hiếm thấy.
Sắc mặt y hoang mang mà khóe miệng lại thấp thoáng nụ cười không kìm được, như thể còn chưa thích ứng kịp với tất thảy những gì trước đó mình đã âm mưu đoạt lấy, giờ thật sự tới tay đây.
Là ta, giờ đây Nguyên Cẩm là ta.
Trước gương nước bạc, nụ cười thiếu niên vênh váo, hai tay đều siết chặt lấy mái tóc bạc của bản thân.
Các thị nữ mặt mũi sợ sệt, không dám lùi ra mà cũng không dám hỏi rốt cuộc đã xảy ra điều gì.
"Thành công —— thành công rồi!"
"Cut!"
Nhan Điện ngoái lại nhìn về phía Ôn Tri Hạnh: "Em thấy thế nào?"
"Em thấy rất được," Ôn Tri Hạnh trả lời thẳng vào trọng tâm: "đúng là phải diễn cho hơi điên điên, kể cả việc này do em làm thì đổi sang cơ thể người khác em vẫn sẽ thấy rờn rợn."
"Chị thấy chưa ổn," Nhan Điện ôn tồn nói: "Trầm Trầm, bổ sung thêm ít vẻ lộng lẫy nữa."
"Hai vương gia nhà họ Lam là dạng nhân vật như con công ấy, giống kiểu người mẫu, từng cử động đều có phần soi mình tự luyến, em hiểu mà đúng không?"
Ôn Tri Hạnh nhíu hết mặt mũi nhìn chị: "Chị nghiêm túc đấy ạ."
"Chị ý nghiêm túc đấy." Tô Trầm che mặt cười: "Em sẽ cố gắng, e hèm, lộng lẫy hơn tí."
Cảnh quay bắt đầu, thiếu niên thức giấc khỏi cơn mơ, vẻ mặt uể oải.
Y nâng tay vuốt qua trán, liếc thấy tóc bạc đang chảy xõa giữa các kẽ tay, chớp mắt một cái thật chậm.
Một cái chớp mắt này thôi lại đem lại cho người ta cảm giác như mỹ nhân đang nhìn ai đắm đuối.
Bên ngoài ống kính Nhan Điện gật đầu rõ mạnh, ra hiệu cho chuyên viên bắt lấy những điểm tinh xảo ở góc gần.
Lúc ngồi dậy áo lót đã lỏng lẻo, lộ ra một mảng nhỏ sườn vai bóng loáng trắng nõn, song y chẳng thèm để ý.
Phong thái của thiên tử trẻ tuổi ngày xưa như gió thét sấm gào giờ biến đổi chỉ trong nháy mắt, y đang cúi đầu mân mê đuôi tóc màu bạc sáng, tủm tỉm cười nhạt mãi chẳng nói gì.
Nhan Điện bật ngón tay cái phía ngoài ống kính, ra hiệu cho bé tiếp tục diễn theo trạng thái này.
Tưởng Lộc vắt chân ngồi cạnh máy quay, nhướng mày rõ cao.
...Nhóc con này, học mấy cái ba lăng nhăng đâu ra thế hả.
Lúc Nghiêm Tư bước vào đã khá đông người có mặt, trong đó không thiếu những gương mặt quen thuộc.
Diễn viên thâm niên gạo cội từ thời đại cũ, phần lớn sẽ đảm nhiệm vị trí ban giám khảo của các giải thưởng lớn.
Ngoài ra còn có đại biểu doanh nghiệp tài trợ hoặc nhà nghiên cứu được phái tới từ các bộ ban ngành liên quan.
Mỗi đợt xét duyệt phim, đánh giá lẫn bỏ phiếu cuối cùng đều sẽ do họ cùng nhau thực hiện.
Lúc giáo sư Nghiêm xuất hiện ở cửa, cuộc trò chuyện của mọi người đều ngưng bặt giây lát rất rõ rệt, một số hậu bối vội vàng đứng dậy, suýt thì khom người cúi chào ông cụ luôn.
"Lâu lắm không gặp hiệu trưởng Nghiêm ạ," Người chủ trì vội bước sang bắt tay nhiệt tình, mời mọi người cùng ngồi vào vị trí, trợ lý đóng cửa lại thật kín.
"Đúng rồi, trước khi buổi họp bắt đầu, xin mời mọi người nộp lại điện thoại và các thiết bị điện tử khác để tiện bảo quản tập trung ạ."
Có nhân viên chuyên môn cầm theo máy dò kim loại quét lần lượt từng người, ngay cả đồng hồ thông minh cũng phải nộp cả, cho vào hộp nhựa rồi đưa sang phòng bên cạnh, rõ ràng là không muốn bị thu âm lén.
Nghiêm Tư không mang điện thoại, lúc bị kiểm tra chỉ giơ cánh tay ra, nhìn người chủ trì một cái bằng ánh mắt sâu xa.
Đối phương vội vàng cười xòa, liên thanh nói mong thầy thông cảm.
Hai mươi tư giám khảo chính tề tựu trong một phòng, nhưng nhân vật lên tiếng trước tiên không phải người chủ trì mà là đại diện nhà đầu tư đến từ Bất động sản Hằng Phong cùng với người đại diện trang sức Phạm thị bên cạnh.
Cả hai đều là nhân vật chủ chốt tài trợ đầu tư dài kì cho lễ trao giải, lời nói của họ có sức nặng nhất định.
"Lần này mời các anh các chị đến đây để chúng ta cùng bàn luận về giải Bạch Ngọc."
"Theo những gì tôi biết thì giải Bạch Ngọc còn chưa đến hạn chót nộp đề cử," Nghiêm Tư cắt lời: "hơn nữa địa điểm thảo luận chấm điểm theo thường lệ cũng không phải chỗ này."
Người chủ trì lại cười xòa: "Thầy Nghiêm, thầy xem, hay là thử nghe ý kiến của họ xem sao đã ạ."
Nghiêm Tư lẳng lặng nhìn chằm chằm anh ta.
Đại diện nhà đầu tư bên cạnh hắng giọng một tiếng.
"Hay như này ạ, mình trao đổi thẳng thắn luôn."
"Giải thưởng tốt thì nên dành cho đoàn phim xứng đáng."
"Những phản hồi từ tiềm lực thương mại cũng chính là động lực để chúng tôi duy trì việc tài trợ lâu dài sau này với giải."
Nghiêm Tư cười một tiếng.
"Diễn viên không thiếu số tiền thưởng tượng trưng này đâu."
"Ý cậu là muốn cơ cấu trao giải từ trên xuống dưới đều phải trông cậy cả vào chỗ tài trợ của các cậu, đúng không?"
Có người ngồi cạnh biến sắc, góp lời hòa hoãn: "Ông Nghiêm nói chuyện tương đối thẳng thừng, các anh đừng để bụng..."
"Đúng thế thì đã sao?" Đại diện trẻ tuổi hỏi ngược lại: "Từ bố trí quay chụp thảm đỏ cho đến tiền thuê địa điểm hàng năm, có khâu nào không tốn tiền đâu?"
Người chủ trì sợ cả hai cãi vã, gượng gạo chen ngang chủ đề: "Mình bình tĩnh thôi ạ, nói vậy cũng là để chọn ra được các bộ phim xuất sắc hơn nữa, đúng không ạ?"
Hàng năm giải Bạch Ngọc có 10 hạng mục, từ vị trí nam nữ diễn viên xuất sắc nhất, cũng chính là Hình hậu và Hình đế mà các diễn viên đổ xô tranh đoạt, cho đến quay phim xuất sắc nhất, biên tập xuất sắc nhất, giải khán giả yêu thích nhất vân vân, tất cả đều đại diện cho lợi ích đường dài không thể đong đếm.
Về cơ bản thì một khi đã đạt được sự công nhận ở mức này rồi, là gần như có thể bước vững vàng từng giai đoạn trên con đường chuyên nghiệp tương lai.
Mà trong thành phần giám khảo thì tỉ lệ phái chính quy đã chiếm hơn 60%, trong đó có rất đông giảng viên từ các khoa Biểu diễn rồi thì Hình đế đạt giải 20 năm trước hay nhân vật hàng đầu giới kịch nói.
Ít nhất theo quan điểm của một số người, thì chưa đến lượt lôi tiền ra để báng bổ lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật truyền hình đâu.
Có thể ở mặt đánh giá chi li tiểu tiết chưa chắc họ đã có cùng quan điểm thẩm mỹ với Nghiêm Tư, nhưng bắt buộc phải nhất trí về tinh thần chuyên môn cầu tiến.
Hôm nay bên đầu tư mời Nghiêm Tư tới đây là do thực sự không tìm được cách tiếp cận riêng, đụng phải ông cụ già gân sừng sững bất động.
Phải lôi kéo được ông thì mới đả động được tới một loạt mấu chốt phía sau.
Mọi người đưa đẩy ngọt xớt hòa hoãn không khí, Nghiêm Tư nghe chỉ thấy chán ngán, chầm chậm cởi kính ra bóp sống mũi.
"Nói đi, mấy cậu thấy ai mới xem là tốt?"
"Tả Hạ đó!" Bên đầu tư không cần suy nghĩ: "Cậu ấy đóng "Trai gái tầm thường" gần gũi thực tế, cảm giác chân thật, tập nào cũng rõ là kinh điển."
"Tôi thấy chọn cậu ta là quá ổn!"
Một nửa số người trong phòng họp gật gù theo, nửa còn lại thì nhìn sang Nghiêm Tư với vẻ nghi hoặc, muốn biết ông sẽ tỏ thái độ gì.
Nghiêm Tư xoa bóp sống mũi một hồi rồi bật cười.
"Mời tôi đến đây chỉ vì cái câu này thôi, đúng chứ."
Mấy bên đầu tư đưa mắt nhìn nhau, một trong số đó nghiêng người ra trước, giọng điệu nhập nhèm.
"Làm phim điện ảnh cần tiền mà làm phim truyền hình cũng cần tiền, huống chi bây giờ các trường sân khấu điện ảnh trải dài khắp cả nước —— nếu một học viện nào đó đột nhiên bị giới tư bản cô lập, thì chắc cũng là tin đáng chú ý đấy đúng không ạ?"
Câu này ngả bài trực diện, không chỉ uy hiếp một mình ông cụ.
Rất đông tập đoàn tư bản tham gia đầu tư phim ảnh nhưng phần lớn họ đều đã chào hỏi móc nối với nhau, nhằm nắm được nhiều quyền góp ý quyết định hơn.
Nghiêm Tư đeo kính lên lại, bình thản hỏi thăm: "Còn vấn đề gì khác nữa không?"
"Sao cơ?"
"Ý ông là?"
"Tôi phải chấm điểm thế nào thì sẽ chấm thế ấy." Hiệu trưởng già thong thả nói: "Sẽ không cho điểm cao chỉ vì tôi thích diễn viên nào đó."
"Cũng sẽ không cố tình chấm ai điểm thấp vì thấy có quá nhiều kẻ lắm lời đằng sau người này."
"Tôi sẽ chỉ cho họ công bằng, cho khán giả hai chữ công bằng."
"Nếu đã vậy," Đại diện trẻ tuổi nở nụ cười: "thì chúng tôi đành yêu cầu giáo sư tránh mặt thôi ạ."
Người chủ trì sốt ruột quan sát các giám khảo đang ngồi hai bên trái phải, chịu đựng áp lực cố giải thích: "Thầy Nghiêm ạ, thầy từng tham gia đóng "Đêm Trùng Quang", theo quy định như cũ thì... thầy cũng được xem là bên có liên quan, cũng cần cần nhắc tránh dính dấp lợi ích ạ."
"Chắc là giải năm nay cũng không thể mời thầy được ạ."
Ông cụ khẽ ồ một tiếng.
Ông không nói gì nữa, đứng dậy định về.
Lúc ông đứng lên có tận mấy diễn viên già đứng dậy theo bắt tay với ông, choàng vai ông tiễn ra tận cửa, chảo tạm biệt liên tục.
Các hậu bối khác cũng đứng dậy chào với nét mặt kính trọng, không dám quấy rầy tí nào.
Trong mắt một số người thì ông cụ sánh ngang với sao Thái Đẩu, được gặp mặt người thật thôi cũng đã đủ vinh dự lắm rồi.
Đại diện nhà đầu tư im ỉm ngồi yên, khịt mũi một tiếng.
Một ông già thôi mà, ra vẻ gì cơ chứ?
Dọc đường Nghiêm Tư đi xuống tầng luôn có người trẻ tuổi sửng sốt nhìn theo, có người nhận ra ông xong vừa phấn khích vừa luống cuống chào hỏi, đúng kiểu tác phong của fan hâm mộ.
Ông cụ gật đầu đáp lại họ, mãi đến khi đứng yên trong thang máy mới suy tư thật lâu.
Ông đang tính toán xem mấy trường phái trong ban giám khảo mỗi bên có bao nhiêu người.
Trong số 24 người có mặt, ít nhất 10 người đã có liên hệ về mặt lợi ích với bên đầu tư, 3 người trong nhóm đã từng kể riêng với ông việc này, tình hình không quá lạc quan.
Bước ra khỏi tòa nhà đài truyền hình, ánh nắng sáng chói tới độ làm người ta không mở nổi mắt.
Nghiêm Tư không lên xe ngay mà đứng giữa nắng suốt một hồi lâu, rồi gọi một cuộc điện thoại.
Bạn nhỏ đang quay phim dở, không ngờ điện thoại lại đến từ người bạn già là ông.
"Giáo sư Nghiêm ạ?" Tô Trầm cười rất vui mừng: "Dạo này ông có khỏe không ạ?"
"Vẫn ổn lắm, ổn lắm."
Nghiêm Tư nhìn theo dòng xe qua lại trên phố, trò chuyện ngắn với bé.
Tán gẫu về diễn viên vừa đóng máy trong đoàn, phong cách quay chụp của đạo diễn mới, rồi cả trải nghiệm của cả hai khi lần lượt đi tảo mộ đạo diễn Bặc.
Thời gian 5 phút hình như chỉ đủ để bắt đầu câu chuyện.
"Thôi, ông phải lên xe đây, cháu vẫn thuận lợi là được."
Tạm thời một số việc ông lo hãy còn chưa lan đến đoàn phim này.
Vậy là tốt rồi.
Tô Trầm lờ mờ cảm giác được cuộc gọi này quá đột ngột, nhưng vì tôn trọng nên không dò hỏi gì những chuyện khác nữa.
"Sắp đến Trung thu rồi ạ, ông giữ gìn sức khỏe nhé ạ."
Nghiêm Từ ừm một tiếng, hỏi ngay trước khi cúp điện thoại: "Trầm Trầm, đóng phim có vui không?"
"Vui lắm ạ," Tô Trầm thoải mái đáp: "cảm giác như kiến thức học không bao giờ hết ấy ạ, tuyệt lắm luôn ạ!"
"Ừ," Ông cụ lịch sự nói: "trò chuyện với cháu vui lắm, để lần sau nhé."
Sau khi điện thoại ngắt, trợ lý đỡ ông lên xe, suốt quá trình đều tương đối kinh ngạc.
Lúc xe khởi động, ông cụ ngẩng lên nhìn đài truyền hình to lớn sừng sững một lần nữa.
Ông cười một tiếng có vẻ tự giễu, rồi đóng cửa sổ xe lại.
Tô Trầm cúp máy, quay vào diễn cảnh đóng máy cuối cùng.
...Cuối cùng bé cũng sắp đóng máy rồi.
Hình như lần trước rời khỏi môi trường khép kín như đảo hoang để quay về với thành phố hiện đại, phải từ tận 1 năm trước.
Tuy đóng phim rất vui, nhưng đã lâu lắm bé chưa trông thấy đường chạy ở sân thể dục của trường, chưa tán gẫu những chuyện lặt vặt kiểu bài tập về nhà với các bạn đồng trang lứa.
Năm nay, lần đầu tiên cảm nhận của bé về việc đóng máy không còn quyến luyến nữa, mà là một sự chờ đợi giải thoát đã giam giữ quá lâu.
Vừa khéo cảnh này cũng là đoạn bỏ lửng cao trào cuối cùng của bộ thứ năm.
Tình tiết cắt ngang ở đoạn vu nữ do Văn Phong diễn làm phép tại chỗ, khiến hai người cách xa bể núi hoán đổi linh hồn với nhau.
Người vẫn y nguyên, nhưng cảm xúc trạng thái, khí thế linh hồn đều phải khác biệt trời vực.
Khung hình đang dừng tại bên giường ngủ tẩm cung, khoảnh khắc này, cả hai đồng thời tỉnh lại.
Đầu tiên Tô Trầm quan sát một lượt trạng thái tự nhiên của Ôn Tri Hạnh, rồi nằm lại vào trong chăn, chậm rãi điều chỉnh hơi thở.
Thực ra Nhan Điện và máy quay đều ở sát ngay mép giường, nín thở chờ đợi diễn xuất sắp tới của bé.
Nguyên Cẩm tỉnh lại, duỗi tay dụi mắt, ôm lấy chăn ngáp một cái bằng tư thế lười nhác.
Chỉ lát sau y chậm rãi mở mắt ra, trông thấy tóc bạc xõa ra rũ nghiêng uốn lượn trên mu bàn tay.
Đồng tử co rụt một giây, đầu ngón tay lập tức túm lấy sợi tóc màu lạ này, lần mò cho tới khi nhận ra nó đến từ chính mình.
Y vừa buồn cười vừa run sợ, xòe bàn tay ra nhìn thử móng tay và các khớp xương, nhìn làn da và tất cả hoàn cảnh xa lạ xung quanh.
Màn vải lay động theo gió, lò xông hương bị va phải đổ ra sàn, thị nữ hốt hoảng xông vào liên thanh nhận tội hầu hạ thiếu chu đáo.
Nguyên Cẩm đi đứng lảo đảo loạng choạng, phải vịn vào họ, nói năng cũng hòa nhã khách sáo đầy hiếm thấy.
Sắc mặt y hoang mang mà khóe miệng lại thấp thoáng nụ cười không kìm được, như thể còn chưa thích ứng kịp với tất thảy những gì trước đó mình đã âm mưu đoạt lấy, giờ thật sự tới tay đây.
Là ta, giờ đây Nguyên Cẩm là ta.
Trước gương nước bạc, nụ cười thiếu niên vênh váo, hai tay đều siết chặt lấy mái tóc bạc của bản thân.
Các thị nữ mặt mũi sợ sệt, không dám lùi ra mà cũng không dám hỏi rốt cuộc đã xảy ra điều gì.
"Thành công —— thành công rồi!"
"Cut!"
Nhan Điện ngoái lại nhìn về phía Ôn Tri Hạnh: "Em thấy thế nào?"
"Em thấy rất được," Ôn Tri Hạnh trả lời thẳng vào trọng tâm: "đúng là phải diễn cho hơi điên điên, kể cả việc này do em làm thì đổi sang cơ thể người khác em vẫn sẽ thấy rờn rợn."
"Chị thấy chưa ổn," Nhan Điện ôn tồn nói: "Trầm Trầm, bổ sung thêm ít vẻ lộng lẫy nữa."
"Hai vương gia nhà họ Lam là dạng nhân vật như con công ấy, giống kiểu người mẫu, từng cử động đều có phần soi mình tự luyến, em hiểu mà đúng không?"
Ôn Tri Hạnh nhíu hết mặt mũi nhìn chị: "Chị nghiêm túc đấy ạ."
"Chị ý nghiêm túc đấy." Tô Trầm che mặt cười: "Em sẽ cố gắng, e hèm, lộng lẫy hơn tí."
Cảnh quay bắt đầu, thiếu niên thức giấc khỏi cơn mơ, vẻ mặt uể oải.
Y nâng tay vuốt qua trán, liếc thấy tóc bạc đang chảy xõa giữa các kẽ tay, chớp mắt một cái thật chậm.
Một cái chớp mắt này thôi lại đem lại cho người ta cảm giác như mỹ nhân đang nhìn ai đắm đuối.
Bên ngoài ống kính Nhan Điện gật đầu rõ mạnh, ra hiệu cho chuyên viên bắt lấy những điểm tinh xảo ở góc gần.
Lúc ngồi dậy áo lót đã lỏng lẻo, lộ ra một mảng nhỏ sườn vai bóng loáng trắng nõn, song y chẳng thèm để ý.
Phong thái của thiên tử trẻ tuổi ngày xưa như gió thét sấm gào giờ biến đổi chỉ trong nháy mắt, y đang cúi đầu mân mê đuôi tóc màu bạc sáng, tủm tỉm cười nhạt mãi chẳng nói gì.
Nhan Điện bật ngón tay cái phía ngoài ống kính, ra hiệu cho bé tiếp tục diễn theo trạng thái này.
Tưởng Lộc vắt chân ngồi cạnh máy quay, nhướng mày rõ cao.
...Nhóc con này, học mấy cái ba lăng nhăng đâu ra thế hả.