Du Vãn Mộ Thừa Ngôn - Khai Tân
Chương 10
Cố Thừa Ngôn nói em trai đến chơi, khen không ngớt lời về chậu hoa "Thập Bát Học Sĩ" trong nhà tôi, còn muốn mượn đem ra ngoài khoe.
Tôi đã đồng ý, nhưng Cố Thừa Ngôn lại không, bởi chậu hoa hiện đang bày trong thư phòng của chàng, đương nhiên là do chàng quyết định.
"Vậy em đưa người đến đây xem có được không?"
"Ừm."
Cố Thừa Ngôn miễn cưỡng đồng ý.
Không ngờ em trai chàng lại dẫn đến mười mấy người. Họ xúm lại bình phẩm chậu hoa, thậm chí còn lấy làm đề tài vẽ tranh.
Chỉ hai ngày sau, cả kinh thành đều biết nhà tôi có một chậu sơn trà "Thập Bát Học Sĩ" nở bảy tám chục bông hoa.
Những người yêu hoa ùn ùn kéo đến.
Cuối cùng, chậu hoa được chuyển ra đặt ở đại sảnh.
Tôi nằm mơ cũng không nghĩ đến chuyện, Cố Thừa Ngôn lại ngồi ngay cửa mà thu tiền.
Mười lượng bạc một người.
Đến tối, khi chàng đưa số bạc thu được cho tôi, tôi hoàn toàn sửng sốt.
Hơn một ngàn lượng! Tức là hôm nay có khoảng trăm người đã trả tiền để xem chậu hoa sơn trà của tôi?
“...”
*
Thu tiền như vậy, có phải không hay lắm không?
"Họ đến, chẳng phải chúng ta phải đãi trà ngon, điểm tâm ngon sao? Muốn vẽ tranh, chúng ta còn chuẩn bị bút mực, giấy, nghiên, những thứ đó không mất tiền à? Bọn a hoàn, gã sai vặt phải dọn trà rót nước, mà có người vẽ lâu, chúng ta còn phải lo cơm cho họ. Chúng ta kiếm được nhưng không nhiều. Hiện tại ta như thế này, họ còn muốn đến mà không trả đồng nào ư?"
Cố Thừa Ngôn trước đây không giống như bây giờ.
Chàng nhìn tôi rồi lại nói thêm:
"Chậu sơn trà này, không giữ được lâu nữa."
Tôi không hiểu ý chàng.
Quả nhiên, ngày thứ ba, trong cung phái người đến, nói rằng Hoàng thượng muốn thưởng hoa.
Cố Thừa Ngôn phẩy tay, bảo họ mang chậu hoa đi.
"Mang đi như vậy thôi sao?"
"Hoàng thượng thấy đẹp sẽ có ban thưởng. Nếu thấy không đẹp..."
Thì không được gì cả.
Tôi không ngờ, Hoàng thượng lại ban thưởng cho tôi mấy chậu sơn trà đã nhiều năm không nở hoa, nói rằng nếu tôi làm chúng nở được thì sẽ có trọng thưởng.
"Nếu ta làm chúng chết thì sao?"
"Là vật Hoàng thượng ban cho nàng thì thuộc về nàng. Làm chúng nở hoa, danh tiếng vang xa, về sau nhà ai có cây không ra hoa, tám chín phần sẽ nhờ nàng đến xem. Còn nếu làm chết, thiên hạ sẽ bảo nàng giả danh trục lợi."
Cả lợi lẫn hại đều có.
Cố gắng hết sức là được.
Tôi nghĩ sơn trà cơ bản không vấn đề gì, dù trồng trong chậu hoa, nó vẫn sống tốt.
Hơn nữa, những chậu này to, đất trồng nhìn cũng ổn.
Tôi bèn thay đất, trộn thêm bột vỏ trứng gà đã rửa sạch.
Lại tìm ít xương súc vật, đem đốt trong chảo sắt rồi đập vụn, rải một ít lên đất. Thi thoảng tưới nước, còn lại giao cho trời định.
Ngày mười hai tháng Ba, tôi tròn mười lăm tuổi, cử hành lễ cập kê.
Cố Thừa Ngôn hỏi tôi có muốn mở tiệc hay không?
“Không cần, chỉ cần ta cùng ngươi ăn một bát mì trường thọ là được rồi. Về phía nhà họ Vương, ta không muốn mời, còn bên nhà họ Cố... cũng chẳng cần vì lễ cập kê của ta mà làm gì rình rang. Có tam gia ở bên cạnh chính là món quà cập kê tốt nhất của ta rồi.”
Tôi nghĩ rằng, trên đời này, ngoài bà vú và anh trai, giờ đây thêm một người nữa là Cố Thừa Ngôn, e rằng không ai nhớ đến ngày tôi cập kê cả. Như bên nhà họ Cố, lúc đầu còn hỏi han Cố Thừa Ngôn vài câu, nhưng lâu dần cũng chẳng ai để tâm nữa.
Cố Thừa Ngôn vốn dĩ là tam thiếu gia nhà họ Cố, là con trai ruột của lão gia và phu nhân mà còn dần bị lãng quên, huống chi là một nàng dâu gả vào nhà ấy, không chỗ nương tựa như tôi.
Quả nhiên như tôi dự đoán, anh trai cùng bà vú, chị dâu và cháu trai vào ngày mùng sáu tháng Ba đã đến kinh thành. Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, họ mới đến được nhà tôi.
“Vú ơi!”
“Tiểu thư của tôi!”
Bà vú ôm chầm lấy tôi, cẩn thận quan sát từ đầu đến chân rồi hài lòng nói: “Cao lớn hơn, sắc mặt cũng tốt hơn nhiều rồi.”
“Vú ơi, mau ngồi xuống nói chuyện đi.”
Bà vú có phần e dè nhìn quanh, tôi khẽ nói với bà: “Trong nhà này con là chủ, cứ thoải mái mà ngồi.”
“Thật vậy sao?”
Tôi gật đầu thật mạnh.
Bà vú mỉm cười, ngồi xuống, nắm tay tôi nói sau khi tôi đi, cả nhà lại quyết định đến kinh thành.
“Chúng ta cũng không vào ở trong tòa nhà đó, chỉ cần cô gia cho chúng ta một viện nhỏ trong phủ này là đủ. Ngoài kia những việc cần lo liệu, cứ để anh trai cô phụ giúp. Trong nhà, có gì cần đến vú với chị dâu cô thì cứ việc sắp xếp. Chỉ có thằng nhóc kia là phải phiền cô gia dạy bảo thêm.”
“Vú ơi, chúng ta là người một nhà, đừng nói những lời khách sáo.”
Nghe tôi nói vậy, bà vú lại cười tươi hơn nữa.
“Tiểu thư lấy chồng rồi, thật khác xưa, tốt hơn trước nhiều, tốt lắm.”
Có bà vú, anh trai, chị dâu và cháu trai đến, lòng tôi cũng thấy vui hơn nhiều.
Vườn thuốc, vườn hoa hiện nay đã bắt đầu ra dáng. Những loại dược thảo phần lớn đều là thứ hiếm lạ, có loại chỉ sống được trong núi sâu rừng thẳm, vậy mà tôi lại tùy ý trồng dưới gốc cây hay nơi góc khuất.
Chúng đều sinh trưởng rất tốt.
Những cây thuốc kỳ lạ, chưa rõ tên, tôi cũng chẳng phân biệt được, cứ thế mà gieo trồng.
Bà vú nhìn thấy, không ngớt lời khen ngợi.
Ngay cả việc tưới nước cũng chỉ là đôi khi mới làm.
Vườn thuốc, vườn hoa này trừ phi chắc chắn là cỏ dại mới nhổ bỏ, còn lại cứ để tự nhiên. Chúng tôi cũng sợ rằng lỡ đâu đó lại chính là dược liệu cần thiết để giải độc cho Cố Thừa Ngôn.
Có lẽ vì tôi có khả năng trồng được những loại thuốc hiếm mà có cả thầy thuốc mang gốc thuốc đến nhờ tôi trồng hộ.
Tôi chỉ đơn giản là trồng vào chậu, tưới nước giữ gốc, đặt dưới hiên nhà, ngày ngày quan sát. Đợi khi chắc chắn cây sống khỏe rồi mới để người mang về.
Nhận một, hai lượng bạc gọi là tiền công.
Nhà người khác thì tôi không đến, chỉ nhận những cây mang đến tận nơi. Nếu không yên tâm, có thể để người ở lại trông chừng.
Quả nhiên, có người không yên lòng, phái gã sai vặt đến canh chừng.
Đa phần những cây này đều là dược liệu cứu mạng, người ta quý trọng cũng là lẽ thường.
Có người còn mang hạt giống đến nhờ tôi trồng, nói rằng chỉ cần mọc được thì sẽ trả công hậu hĩnh.
Chuyện này người khác ra sao tôi không rõ, nhưng cây tôi gieo xuống, chỉ ba, năm ngày đã nảy mầm rồi cứ thế lớn nhanh.
Đợi đến lúc cây đủ cứng cáp, tôi sẽ chuyển vào chậu lớn, nuôi thêm một thời gian rồi để họ mang đi.
Bà vú ngày ngày theo tôi bận rộn, sau đó cũng đến ngày cập kê của tôi.
Quả nhiên không ai nhớ đến ngày ấy, ngoài Cố Thừa Ngôn, bà vú và anh trai.
Bà vú giúp tôi vấn tóc, Cố Thừa Ngôn cài trâm cho tôi, chị dâu nấu bát mì trường thọ, anh trai tặng tôi một miếng ngọc thọ tinh.
Cháu trai thì giọng non nớt chúc tôi trường thọ an khang.
Những người tôi yêu thương đều ở bên cạnh, như thế đã là tốt đẹp lắm rồi.
Bữa trưa, chị dâu và bà vú chuẩn bị, buổi chiều tôi cũng góp phần, nhào bột, gói bánh bao, làm há cảo, xào mấy món, hầm một nồi canh. Cả nhà cùng ngồi quây quần, vừa ăn vừa cười nói vui vẻ.
Cố Thừa Ngôn bữa ấy có vẻ ăn nhiều hơn bình thường.
Đến tối, lúc đi ngủ, chàng hỏi tôi: “Ngày mai nàng còn xuống bếp không?”
“Tam gia muốn ăn món gì?”
“Bánh bao, há cảo hôm nay rất ngon.”
“Nếu tam gia thích, mai ta sẽ làm thêm.”
Tôi vì thế càng bận rộn, vì phải học thêm cách nấu ăn.
Món dễ nhất vẫn là hầm canh, chỉ cần rửa sạch nguyên liệu, bỏ vào nồi đất, để lửa nhỏ mà hầm.
Lúc canh đang nấu, Tứ Nguyệt trông bếp, còn tôi ngồi một bên ôn lại sách, việc này cũng không ảnh hưởng gì.
*
Tin tức tam thiếu phu nhân nhà họ Cố giỏi trồng hoa, trồng cỏ đã lan truyền khắp nơi. Thường có thầy thuốc từ xa đến, mang theo những gốc thuốc lạ trong giỏ tre mà tôi chưa từng thấy.
Họ đến đây, tôi thậm chí sẵn lòng trồng giúp miễn phí, chỉ cần họ chịu bắt mạch, khám bệnh cho Cố Thừa Ngôn.
Nếu những cây thuốc sống tốt và sinh trưởng nhiều, chỉ cần để lại cho tôi một gốc là được. Họ không muốn để lại cũng chẳng sao.
Nhưng hầu hết đều đồng ý.
Có vài thầy thuốc còn hiểu được đôi ba phần về độc trên người Cố Thừa Ngôn, cũng tình nguyện thử cách giải độc.
Dù rằng tất cả đều không thành.
Nhưng cũng chẳng phải hoàn toàn vô ích, bởi Cố Thừa Ngôn nói rằng chàng đã bớt đau hơn trước, ít nhất là lúc mới bước đi sẽ không còn đau đến mức khó thở nữa. Đó đã là điều đáng mừng.
Đến tháng Tám, trong phủ chỗ nào trồng được đều đã trồng kín, chúng tôi quyết định mua một thôn trang bên ngoài thành để trồng thêm dược thảo.
Dạo này kiếm được ít bạc, mua thôn trang, xây tường cao để bảo vệ, thế là đủ.
Thôn trang mua về sửa sang lại, xây phòng ở và tường bao thật cao. Khi đó, bên phủ Cố có người đến mời chúng tôi về ăn Tết Trung Thu.
Nghĩ lại, đã hơn nửa năm từ khi dọn ra, tôi chưa từng quay lại đó, bên đó cũng không cử người đến mời.
“Vậy thì về thôi.”
Ngày mười ba tháng Tám, chúng tôi quay lại phủ Cố. Lúc tôi vừa bước vào, người trong phủ nhìn thấy tôi liền ngây người.
“?”
Tôi hiểu rằng mình đã có thay đổi, cao hơn, vóc dáng cũng trưởng thành hơn.
Bà vú nói rằng tôi là cô gái đẹp nhất mà bà từng gặp.
Cố Thừa Ngôn chưa từng khen ngợi nhan sắc của tôi, cũng không nhìn tôi đến ngẩn ngơ.
Nhưng phản ứng của người trong phủ Cố thì quả thật quá mức khoa trương.
Trong phủ vẫn là đại thiếu phu nhân quản lý. Chị ta vẫn giữ tính cách như trước, trước mặt một đằng, sau lưng một nẻo, tính nết chẳng đổi.
May thay, chúng tôi chỉ về ở hai, ba ngày, ngày mười sáu tháng Tám sẽ rời phủ, trực tiếp đến thôn trang.
Có người nói muốn giới thiệu cho chúng tôi một thầy thuốc, còn ca ngợi rằng y thuật của ông ấy cao minh, được xem là thần y đệ nhất đương thời.
Người ấy khoảng ngày hai mươi tháng Tám sẽ đến kinh thành, chúng tôi sẽ đón ông trực tiếp tại thôn trang.
Bất kể thật giả ra sao, tôi và Cố Thừa Ngôn cũng giữ lòng bình thản mà đón nhận.
Không ôm kỳ vọng quá lớn thì sẽ chẳng có thất vọng, bởi vậy tôi cũng không nói chuyện này với người nhà họ Cố.
Hai tiểu viện chúng tôi ở đã dọn dẹp sạch sẽ, vì đồ đạc đã mang đi gần hết nên nay trông có phần trống trải.
Đặc biệt là thư phòng của Cố Thừa Ngôn, càng thêm quạnh quẽ.
Cố Thừa Ngôn nhìn qua, khẽ nhếch khóe môi, để lộ một nụ cười đầy chế giễu.
Chàng cùng tôi ở lại phòng ở sân sau, hoặc cùng tôi đọc sách, hoặc chàng đọc sách cho tôi nghe, còn tôi ngồi bên thêu thùa may vá.
Tài thêu thùa của tôi chẳng ra gì, chỉ biết khâu vải lại với nhau. Gần đây nổi hứng, tôi muốn làm một chiếc túi thơm cho chàng, nghĩ đến lúc ấy sẽ bỏ vào ít hoa quế, không thì chút dược thảo cũng được.
Chàng đọc một cuốn du ký, lời văn dí dỏm hài hước, đôi lần tôi nghe đến nhập tâm, phải dừng tay để lắng nghe thật kỹ.
Cuối cùng dứt khoát bỏ luôn cả kim chỉ, tôi bước đến nằm cạnh chàng, gối đầu lên đùi chàng, chàng vừa đọc sách vừa nhẹ nhàng gỡ trâm cài tóc của tôi, để tóc rối xõa, ngón tay lại khẽ nghịch những lọn tóc dài.
Trong phòng chỉ có tôi và chàng.
Chúng tôi đã quen việc chỉ có hai người bên nhau, không cần đến Tứ Nguyệt và các a hoàn hầu hạ.
Bọn họ có về phòng nghỉ ngơi hay ra vườn hái hoa quế thì tùy ý.
Cố Thừa Ngôn một tay cầm chén trà, một tay mân mê lọn tóc tôi.
Tôi nửa tựa vào lòng chàng, cầm sách đọc du ký cho chàng nghe.
Quyển sách này viết rất hay, nhưng nhiều chữ khó đọc, tôi lại không biết hết chữ.
Cố Thừa Ngôn khi đọc thường tránh những đoạn khó, còn tôi đọc lại đọc đoạn tình ý nồng nàn mà người ta viết thành nhạt như nước lã.
Chàng nghe rồi bật cười.
Tôi liền ầm ĩ với chàng.
Lúc chị dâu hai đến, vừa hay thấy cảnh tôi và chàng đùa giỡn, cười cười nói nói.
Chị dâu hai đứng ngoài cửa, vẻ mặt ngẩn ngơ kinh ngạc.
Hiển nhiên là không ngờ Cố Thừa Ngôn lại có thể cùng tôi vui đùa thân thiết như vậy. Y phục của tôi vẫn chỉnh tề, chỉ là tóc tai rối tung cả.
“Chị đến thật không đúng lúc rồi.”
“Chị dâu, đừng đi vội, chờ em một chút.”
Tôi lập tức đứng dậy, chân trần chạy đến kéo tay chị dâu hai.
Cố Thừa Ngôn thì thần sắc như thường, cúi xuống nhặt giày, bước đến trước mặt tôi, ngồi xuống xỏ giày cho tôi.
Việc như vậy, chàng đã làm quen rồi.
Nhưng lúc này, chẳng hiểu vì sao, mặt tôi lại đỏ bừng.
Cố Thừa Ngôn hành lễ với chị dâu: “Gặp qua chị dâu, chị và Du Vãn cứ trò chuyện, em ra tiền viện trước.”
“Chú ba cứ bận việc đi.”
Cố Thừa Ngôn vừa đi, chị dâu hai đã cười chọc ghẹo: “Không ngờ em và chú ba ân ái như thế.”
“Tam gia là phu quân tốt nhất trên đời.”
Đó là điều bà vú nói với tôi.
Bà bảo rằng tam gia là lang quân tốt nhất, nên đương nhiên cũng là phu quân tốt nhất của tôi.
Chị dâu hai chỉ cười rồi kéo sang chuyện khác, tán gẫu vài câu.
Tôi không biết rốt cuộc chị ấy muốn nói gì?
Dù tôi chẳng mấy thông minh, nhưng dạo này cũng nghe Cố Thừa Ngôn đọc không ít sách, phân tích lời nói, hành vi của người trong sách mà suy ngẫm hàm ý ẩn giấu.
Tôi cảm thấy chị dâu hai không đơn thuần đến đây chỉ để trò chuyện.
Nếu chị ấy không nói, vậy tôi sẽ đi tố cáo.
Dựa vào đâu mà bắt nạt tam gia chứ?
Chàng cũng là con trai ruột của lão gia, phu nhân. Dẫu rằng nay không thể mang lại vinh quang cho gia tộc nhưng cũng chưa từng làm điều gì khiến gia tộc phải xấu hổ.
Tôi đã đồng ý, nhưng Cố Thừa Ngôn lại không, bởi chậu hoa hiện đang bày trong thư phòng của chàng, đương nhiên là do chàng quyết định.
"Vậy em đưa người đến đây xem có được không?"
"Ừm."
Cố Thừa Ngôn miễn cưỡng đồng ý.
Không ngờ em trai chàng lại dẫn đến mười mấy người. Họ xúm lại bình phẩm chậu hoa, thậm chí còn lấy làm đề tài vẽ tranh.
Chỉ hai ngày sau, cả kinh thành đều biết nhà tôi có một chậu sơn trà "Thập Bát Học Sĩ" nở bảy tám chục bông hoa.
Những người yêu hoa ùn ùn kéo đến.
Cuối cùng, chậu hoa được chuyển ra đặt ở đại sảnh.
Tôi nằm mơ cũng không nghĩ đến chuyện, Cố Thừa Ngôn lại ngồi ngay cửa mà thu tiền.
Mười lượng bạc một người.
Đến tối, khi chàng đưa số bạc thu được cho tôi, tôi hoàn toàn sửng sốt.
Hơn một ngàn lượng! Tức là hôm nay có khoảng trăm người đã trả tiền để xem chậu hoa sơn trà của tôi?
“...”
*
Thu tiền như vậy, có phải không hay lắm không?
"Họ đến, chẳng phải chúng ta phải đãi trà ngon, điểm tâm ngon sao? Muốn vẽ tranh, chúng ta còn chuẩn bị bút mực, giấy, nghiên, những thứ đó không mất tiền à? Bọn a hoàn, gã sai vặt phải dọn trà rót nước, mà có người vẽ lâu, chúng ta còn phải lo cơm cho họ. Chúng ta kiếm được nhưng không nhiều. Hiện tại ta như thế này, họ còn muốn đến mà không trả đồng nào ư?"
Cố Thừa Ngôn trước đây không giống như bây giờ.
Chàng nhìn tôi rồi lại nói thêm:
"Chậu sơn trà này, không giữ được lâu nữa."
Tôi không hiểu ý chàng.
Quả nhiên, ngày thứ ba, trong cung phái người đến, nói rằng Hoàng thượng muốn thưởng hoa.
Cố Thừa Ngôn phẩy tay, bảo họ mang chậu hoa đi.
"Mang đi như vậy thôi sao?"
"Hoàng thượng thấy đẹp sẽ có ban thưởng. Nếu thấy không đẹp..."
Thì không được gì cả.
Tôi không ngờ, Hoàng thượng lại ban thưởng cho tôi mấy chậu sơn trà đã nhiều năm không nở hoa, nói rằng nếu tôi làm chúng nở được thì sẽ có trọng thưởng.
"Nếu ta làm chúng chết thì sao?"
"Là vật Hoàng thượng ban cho nàng thì thuộc về nàng. Làm chúng nở hoa, danh tiếng vang xa, về sau nhà ai có cây không ra hoa, tám chín phần sẽ nhờ nàng đến xem. Còn nếu làm chết, thiên hạ sẽ bảo nàng giả danh trục lợi."
Cả lợi lẫn hại đều có.
Cố gắng hết sức là được.
Tôi nghĩ sơn trà cơ bản không vấn đề gì, dù trồng trong chậu hoa, nó vẫn sống tốt.
Hơn nữa, những chậu này to, đất trồng nhìn cũng ổn.
Tôi bèn thay đất, trộn thêm bột vỏ trứng gà đã rửa sạch.
Lại tìm ít xương súc vật, đem đốt trong chảo sắt rồi đập vụn, rải một ít lên đất. Thi thoảng tưới nước, còn lại giao cho trời định.
Ngày mười hai tháng Ba, tôi tròn mười lăm tuổi, cử hành lễ cập kê.
Cố Thừa Ngôn hỏi tôi có muốn mở tiệc hay không?
“Không cần, chỉ cần ta cùng ngươi ăn một bát mì trường thọ là được rồi. Về phía nhà họ Vương, ta không muốn mời, còn bên nhà họ Cố... cũng chẳng cần vì lễ cập kê của ta mà làm gì rình rang. Có tam gia ở bên cạnh chính là món quà cập kê tốt nhất của ta rồi.”
Tôi nghĩ rằng, trên đời này, ngoài bà vú và anh trai, giờ đây thêm một người nữa là Cố Thừa Ngôn, e rằng không ai nhớ đến ngày tôi cập kê cả. Như bên nhà họ Cố, lúc đầu còn hỏi han Cố Thừa Ngôn vài câu, nhưng lâu dần cũng chẳng ai để tâm nữa.
Cố Thừa Ngôn vốn dĩ là tam thiếu gia nhà họ Cố, là con trai ruột của lão gia và phu nhân mà còn dần bị lãng quên, huống chi là một nàng dâu gả vào nhà ấy, không chỗ nương tựa như tôi.
Quả nhiên như tôi dự đoán, anh trai cùng bà vú, chị dâu và cháu trai vào ngày mùng sáu tháng Ba đã đến kinh thành. Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, họ mới đến được nhà tôi.
“Vú ơi!”
“Tiểu thư của tôi!”
Bà vú ôm chầm lấy tôi, cẩn thận quan sát từ đầu đến chân rồi hài lòng nói: “Cao lớn hơn, sắc mặt cũng tốt hơn nhiều rồi.”
“Vú ơi, mau ngồi xuống nói chuyện đi.”
Bà vú có phần e dè nhìn quanh, tôi khẽ nói với bà: “Trong nhà này con là chủ, cứ thoải mái mà ngồi.”
“Thật vậy sao?”
Tôi gật đầu thật mạnh.
Bà vú mỉm cười, ngồi xuống, nắm tay tôi nói sau khi tôi đi, cả nhà lại quyết định đến kinh thành.
“Chúng ta cũng không vào ở trong tòa nhà đó, chỉ cần cô gia cho chúng ta một viện nhỏ trong phủ này là đủ. Ngoài kia những việc cần lo liệu, cứ để anh trai cô phụ giúp. Trong nhà, có gì cần đến vú với chị dâu cô thì cứ việc sắp xếp. Chỉ có thằng nhóc kia là phải phiền cô gia dạy bảo thêm.”
“Vú ơi, chúng ta là người một nhà, đừng nói những lời khách sáo.”
Nghe tôi nói vậy, bà vú lại cười tươi hơn nữa.
“Tiểu thư lấy chồng rồi, thật khác xưa, tốt hơn trước nhiều, tốt lắm.”
Có bà vú, anh trai, chị dâu và cháu trai đến, lòng tôi cũng thấy vui hơn nhiều.
Vườn thuốc, vườn hoa hiện nay đã bắt đầu ra dáng. Những loại dược thảo phần lớn đều là thứ hiếm lạ, có loại chỉ sống được trong núi sâu rừng thẳm, vậy mà tôi lại tùy ý trồng dưới gốc cây hay nơi góc khuất.
Chúng đều sinh trưởng rất tốt.
Những cây thuốc kỳ lạ, chưa rõ tên, tôi cũng chẳng phân biệt được, cứ thế mà gieo trồng.
Bà vú nhìn thấy, không ngớt lời khen ngợi.
Ngay cả việc tưới nước cũng chỉ là đôi khi mới làm.
Vườn thuốc, vườn hoa này trừ phi chắc chắn là cỏ dại mới nhổ bỏ, còn lại cứ để tự nhiên. Chúng tôi cũng sợ rằng lỡ đâu đó lại chính là dược liệu cần thiết để giải độc cho Cố Thừa Ngôn.
Có lẽ vì tôi có khả năng trồng được những loại thuốc hiếm mà có cả thầy thuốc mang gốc thuốc đến nhờ tôi trồng hộ.
Tôi chỉ đơn giản là trồng vào chậu, tưới nước giữ gốc, đặt dưới hiên nhà, ngày ngày quan sát. Đợi khi chắc chắn cây sống khỏe rồi mới để người mang về.
Nhận một, hai lượng bạc gọi là tiền công.
Nhà người khác thì tôi không đến, chỉ nhận những cây mang đến tận nơi. Nếu không yên tâm, có thể để người ở lại trông chừng.
Quả nhiên, có người không yên lòng, phái gã sai vặt đến canh chừng.
Đa phần những cây này đều là dược liệu cứu mạng, người ta quý trọng cũng là lẽ thường.
Có người còn mang hạt giống đến nhờ tôi trồng, nói rằng chỉ cần mọc được thì sẽ trả công hậu hĩnh.
Chuyện này người khác ra sao tôi không rõ, nhưng cây tôi gieo xuống, chỉ ba, năm ngày đã nảy mầm rồi cứ thế lớn nhanh.
Đợi đến lúc cây đủ cứng cáp, tôi sẽ chuyển vào chậu lớn, nuôi thêm một thời gian rồi để họ mang đi.
Bà vú ngày ngày theo tôi bận rộn, sau đó cũng đến ngày cập kê của tôi.
Quả nhiên không ai nhớ đến ngày ấy, ngoài Cố Thừa Ngôn, bà vú và anh trai.
Bà vú giúp tôi vấn tóc, Cố Thừa Ngôn cài trâm cho tôi, chị dâu nấu bát mì trường thọ, anh trai tặng tôi một miếng ngọc thọ tinh.
Cháu trai thì giọng non nớt chúc tôi trường thọ an khang.
Những người tôi yêu thương đều ở bên cạnh, như thế đã là tốt đẹp lắm rồi.
Bữa trưa, chị dâu và bà vú chuẩn bị, buổi chiều tôi cũng góp phần, nhào bột, gói bánh bao, làm há cảo, xào mấy món, hầm một nồi canh. Cả nhà cùng ngồi quây quần, vừa ăn vừa cười nói vui vẻ.
Cố Thừa Ngôn bữa ấy có vẻ ăn nhiều hơn bình thường.
Đến tối, lúc đi ngủ, chàng hỏi tôi: “Ngày mai nàng còn xuống bếp không?”
“Tam gia muốn ăn món gì?”
“Bánh bao, há cảo hôm nay rất ngon.”
“Nếu tam gia thích, mai ta sẽ làm thêm.”
Tôi vì thế càng bận rộn, vì phải học thêm cách nấu ăn.
Món dễ nhất vẫn là hầm canh, chỉ cần rửa sạch nguyên liệu, bỏ vào nồi đất, để lửa nhỏ mà hầm.
Lúc canh đang nấu, Tứ Nguyệt trông bếp, còn tôi ngồi một bên ôn lại sách, việc này cũng không ảnh hưởng gì.
*
Tin tức tam thiếu phu nhân nhà họ Cố giỏi trồng hoa, trồng cỏ đã lan truyền khắp nơi. Thường có thầy thuốc từ xa đến, mang theo những gốc thuốc lạ trong giỏ tre mà tôi chưa từng thấy.
Họ đến đây, tôi thậm chí sẵn lòng trồng giúp miễn phí, chỉ cần họ chịu bắt mạch, khám bệnh cho Cố Thừa Ngôn.
Nếu những cây thuốc sống tốt và sinh trưởng nhiều, chỉ cần để lại cho tôi một gốc là được. Họ không muốn để lại cũng chẳng sao.
Nhưng hầu hết đều đồng ý.
Có vài thầy thuốc còn hiểu được đôi ba phần về độc trên người Cố Thừa Ngôn, cũng tình nguyện thử cách giải độc.
Dù rằng tất cả đều không thành.
Nhưng cũng chẳng phải hoàn toàn vô ích, bởi Cố Thừa Ngôn nói rằng chàng đã bớt đau hơn trước, ít nhất là lúc mới bước đi sẽ không còn đau đến mức khó thở nữa. Đó đã là điều đáng mừng.
Đến tháng Tám, trong phủ chỗ nào trồng được đều đã trồng kín, chúng tôi quyết định mua một thôn trang bên ngoài thành để trồng thêm dược thảo.
Dạo này kiếm được ít bạc, mua thôn trang, xây tường cao để bảo vệ, thế là đủ.
Thôn trang mua về sửa sang lại, xây phòng ở và tường bao thật cao. Khi đó, bên phủ Cố có người đến mời chúng tôi về ăn Tết Trung Thu.
Nghĩ lại, đã hơn nửa năm từ khi dọn ra, tôi chưa từng quay lại đó, bên đó cũng không cử người đến mời.
“Vậy thì về thôi.”
Ngày mười ba tháng Tám, chúng tôi quay lại phủ Cố. Lúc tôi vừa bước vào, người trong phủ nhìn thấy tôi liền ngây người.
“?”
Tôi hiểu rằng mình đã có thay đổi, cao hơn, vóc dáng cũng trưởng thành hơn.
Bà vú nói rằng tôi là cô gái đẹp nhất mà bà từng gặp.
Cố Thừa Ngôn chưa từng khen ngợi nhan sắc của tôi, cũng không nhìn tôi đến ngẩn ngơ.
Nhưng phản ứng của người trong phủ Cố thì quả thật quá mức khoa trương.
Trong phủ vẫn là đại thiếu phu nhân quản lý. Chị ta vẫn giữ tính cách như trước, trước mặt một đằng, sau lưng một nẻo, tính nết chẳng đổi.
May thay, chúng tôi chỉ về ở hai, ba ngày, ngày mười sáu tháng Tám sẽ rời phủ, trực tiếp đến thôn trang.
Có người nói muốn giới thiệu cho chúng tôi một thầy thuốc, còn ca ngợi rằng y thuật của ông ấy cao minh, được xem là thần y đệ nhất đương thời.
Người ấy khoảng ngày hai mươi tháng Tám sẽ đến kinh thành, chúng tôi sẽ đón ông trực tiếp tại thôn trang.
Bất kể thật giả ra sao, tôi và Cố Thừa Ngôn cũng giữ lòng bình thản mà đón nhận.
Không ôm kỳ vọng quá lớn thì sẽ chẳng có thất vọng, bởi vậy tôi cũng không nói chuyện này với người nhà họ Cố.
Hai tiểu viện chúng tôi ở đã dọn dẹp sạch sẽ, vì đồ đạc đã mang đi gần hết nên nay trông có phần trống trải.
Đặc biệt là thư phòng của Cố Thừa Ngôn, càng thêm quạnh quẽ.
Cố Thừa Ngôn nhìn qua, khẽ nhếch khóe môi, để lộ một nụ cười đầy chế giễu.
Chàng cùng tôi ở lại phòng ở sân sau, hoặc cùng tôi đọc sách, hoặc chàng đọc sách cho tôi nghe, còn tôi ngồi bên thêu thùa may vá.
Tài thêu thùa của tôi chẳng ra gì, chỉ biết khâu vải lại với nhau. Gần đây nổi hứng, tôi muốn làm một chiếc túi thơm cho chàng, nghĩ đến lúc ấy sẽ bỏ vào ít hoa quế, không thì chút dược thảo cũng được.
Chàng đọc một cuốn du ký, lời văn dí dỏm hài hước, đôi lần tôi nghe đến nhập tâm, phải dừng tay để lắng nghe thật kỹ.
Cuối cùng dứt khoát bỏ luôn cả kim chỉ, tôi bước đến nằm cạnh chàng, gối đầu lên đùi chàng, chàng vừa đọc sách vừa nhẹ nhàng gỡ trâm cài tóc của tôi, để tóc rối xõa, ngón tay lại khẽ nghịch những lọn tóc dài.
Trong phòng chỉ có tôi và chàng.
Chúng tôi đã quen việc chỉ có hai người bên nhau, không cần đến Tứ Nguyệt và các a hoàn hầu hạ.
Bọn họ có về phòng nghỉ ngơi hay ra vườn hái hoa quế thì tùy ý.
Cố Thừa Ngôn một tay cầm chén trà, một tay mân mê lọn tóc tôi.
Tôi nửa tựa vào lòng chàng, cầm sách đọc du ký cho chàng nghe.
Quyển sách này viết rất hay, nhưng nhiều chữ khó đọc, tôi lại không biết hết chữ.
Cố Thừa Ngôn khi đọc thường tránh những đoạn khó, còn tôi đọc lại đọc đoạn tình ý nồng nàn mà người ta viết thành nhạt như nước lã.
Chàng nghe rồi bật cười.
Tôi liền ầm ĩ với chàng.
Lúc chị dâu hai đến, vừa hay thấy cảnh tôi và chàng đùa giỡn, cười cười nói nói.
Chị dâu hai đứng ngoài cửa, vẻ mặt ngẩn ngơ kinh ngạc.
Hiển nhiên là không ngờ Cố Thừa Ngôn lại có thể cùng tôi vui đùa thân thiết như vậy. Y phục của tôi vẫn chỉnh tề, chỉ là tóc tai rối tung cả.
“Chị đến thật không đúng lúc rồi.”
“Chị dâu, đừng đi vội, chờ em một chút.”
Tôi lập tức đứng dậy, chân trần chạy đến kéo tay chị dâu hai.
Cố Thừa Ngôn thì thần sắc như thường, cúi xuống nhặt giày, bước đến trước mặt tôi, ngồi xuống xỏ giày cho tôi.
Việc như vậy, chàng đã làm quen rồi.
Nhưng lúc này, chẳng hiểu vì sao, mặt tôi lại đỏ bừng.
Cố Thừa Ngôn hành lễ với chị dâu: “Gặp qua chị dâu, chị và Du Vãn cứ trò chuyện, em ra tiền viện trước.”
“Chú ba cứ bận việc đi.”
Cố Thừa Ngôn vừa đi, chị dâu hai đã cười chọc ghẹo: “Không ngờ em và chú ba ân ái như thế.”
“Tam gia là phu quân tốt nhất trên đời.”
Đó là điều bà vú nói với tôi.
Bà bảo rằng tam gia là lang quân tốt nhất, nên đương nhiên cũng là phu quân tốt nhất của tôi.
Chị dâu hai chỉ cười rồi kéo sang chuyện khác, tán gẫu vài câu.
Tôi không biết rốt cuộc chị ấy muốn nói gì?
Dù tôi chẳng mấy thông minh, nhưng dạo này cũng nghe Cố Thừa Ngôn đọc không ít sách, phân tích lời nói, hành vi của người trong sách mà suy ngẫm hàm ý ẩn giấu.
Tôi cảm thấy chị dâu hai không đơn thuần đến đây chỉ để trò chuyện.
Nếu chị ấy không nói, vậy tôi sẽ đi tố cáo.
Dựa vào đâu mà bắt nạt tam gia chứ?
Chàng cũng là con trai ruột của lão gia, phu nhân. Dẫu rằng nay không thể mang lại vinh quang cho gia tộc nhưng cũng chưa từng làm điều gì khiến gia tộc phải xấu hổ.