Đệ Đệ Của Ta Tráo Đổi Linh Hồn Với Thái Tử - Trang 3
Chương 118: C118: Ngoại truyện 5
Đến đầu xuân, Tư Mã Minh Châu có đệ đệ của cô bé.
Chồi non chớm nụ trên cây ngô đồng ngoài cửa sổ, sau một trận mưa phùn, hoa ngọc lan trắng trước cửa sổ đang lặng lẽ nở rộ.
Một tiểu nha đầu - có búi tóc song nha được cột lụa đỏ, mặc áo ngoài màu hoa lê và màu vàng nhạt - đang chống cằm và ngồi chụm chân trước chiếc nôi khắc hoa bằng gỗ lim. Cô bé phồng má như đang cố muốn nhìn ra hình dáng của khuôn mặt nhỏ dưới tấm chăn gấm kia.
“Điện hạ đang nhìn gì vậy ạ?” Trường Dung bưng trà bánh đi tới từ ngoài điện, cười hỏi.
Tư Mã Minh Châu hụt hẫng đáp: “Nó nhỏ vậy, trông không hề giống ta gì cả.”
“Ngài ấy còn nhỏ, lớn lên sẽ giống mà.” Trường Dung đặt trà bánh lên bàn nhỏ rồi an ủi cô bé: “Thuở bé, Điện hạ cũng giống tiểu Hoàng tử như đúc đấy ạ.”
Ngay khi nương nương vừa mang thai, Tiểu Minh Châu đã ngóng trông có một đệ đệ tướng mạo giống hệt mình. Trên lớp học ở Quốc Tử Giám, cô bé nghe Mẫn Chi nói ấu đệ của cô bé vừa ngoan vừa nghe lời, sẽ ngoan ngoãn gọi A tỷ, điều quan trọng là cậu bé rất đáng yêu.
Tiểu Minh Châu nghĩ nếu mình có A đệ và ngoại hình của A đệ giống mình, thì tất nhiên sẽ đẹp gấp mười nghìn lần A đệ của Mẫn Chi!
Nhưng khi A đệ được sinh ra lại chỉ bé tí thế này, được quấn trong chăn gấm, chẳng hề giống cô bé, khiến cô bé thật đau lòng.
Tiểu Minh Châu tiu nghỉu cắn một miếng bánh ngọt.
*
Tại bữa tiệc mừng Tư Mã Hằng tròn một tuổi, cậu bé đã bắt lấy ngọc tỷ truyền quốc, sau đó được hạ chiếu sắc phong làm Thái tử ngay tại chỗ.
Văn võ trong triều đều bàng hoàng, bởi Bệ hạ phong Thái tử quá qua loa, vì vậy họ nhốn nháo dâng thư xin Bệ hạ thu hồi mệnh lệnh đã ban ra.
Mới tròn một tuổi đã được phong làm Thái tử, chưa biết phẩm tính của đứa bé này như thế nào cả. Trước đây khi sàng chọn Thái tử, không ai được ưu tiên, dù theo lý là sắc phong trưởng tử, nhưng trưởng tử đó trước khi được phong làm Thái tử cũng phải trải qua rất nhiều khảo nghiệm, ít ra cũng phải chờ sau khi nhập học.
Mặt khác, tuy Bệ hạ không muốn nạp hậu phi, nhưng những người này vẫn ôm một tia hi vọng rằng đến một lúc nào đó Hoàng hậu sẽ sắc suy ái trì (*).
(*) Ý nói một người dựa vào sắc đẹp được sủng ái, một khi sắc đẹp suy tàn thì sẽ bị ruồng bỏ.
Nhưng xưa nay Tư Mã Tĩnh không phải là người dễ bị kiểm soát, việc trên triều đình hắn sẽ tiếp thu ý kiến, lắng nghe mọi người, tuy nhiên trong chuyện riêng tư thì hắn chưa bao giờ chừa chỗ cho triều thần chỉ trích.
Tất cả tấu chương phản đối đều bị hắn ném sang một bên.
Thái tử còn nhỏ, nên không có gì lạ khi khó thể phục chúng. Nhưng may mắn thay, đứa bé này cực kì thông minh, tuy còn nhỏ tuổi nhưng bé lại vô cùng điềm tĩnh.
Lúc Tư Mã Hằng ba tuổi, gương mặt giống Sở Ngọc Lang như tạc, mọi hành động cử chỉ đều hiển hiện dáng điệu của Thái tử.
Đứa bé này không thích vui chơi, vì vậy Tư Mã Tĩnh đã mời Thiếu phó Thái tử dạy vỡ lòng cho cậu bé. Ngày thường, người ta có thể thấy Thái tử ngồi ngay ngắn dưới gốc cây ngô đồng trong sân, nghe Thiếu phó dạy học.
Xa xa trước cửa sổ khắc hoa, có một tiểu cô nương mặc y sam màu vàng nhạt đang nằm nhoài người ra. Tiểu cô nương quỳ trên giường mềm khắc hoa văn bách điểu bằng gỗ tử đàn cạnh cửa sổ, nửa người nhoài trên cửa sổ, hai tay chống cằm, phồng má nhìn A đệ dưới cây ngô đồng.
Tư Mã Minh Châu cảm thấy tuy đệ đệ không giống mình nhưng vậy cũng không sao, bởi vì A đệ trông giống mẫu hậu, tất nhiên là tướng mạo cực đẹp rồi. Cô bé sờ lên khuôn mặt mình, buồn bã hỏi Tường Vân: “Tại sao ta không thể giống mẫu hậu vậy?”
Tường Vân nhìn gương mặt trẻ con phúng phính của Công chúa, đôi lông mày xếch, mắt phượng, bờ môi cong cong; khuôn mặt này quả thực chính là bản sao của Bệ hạ, vả lại tính cách của hai người cũng tương tự nhau. Nàng ấy thở dài: “Điện hạ xinh đẹp vậy, giống Bệ hạ như thế mà, tại sao lại hâm mộ Thái tử?”
Nàng ấy biết Công chúa nhà mình luôn không thích Bệ hạ, tính cách hai người từa tựa nhau nên không hoà thuận, không ai chịu nhường ai, có cảm giác như một núi không thể có hai hổ vậy.
Tường Vân lập tức an ủi: “Mặc dù Bệ hạ uy nghi ngút trời nhưng dung mạo lại đẹp nhất, Điện hạ có dung mạo như thế, sau này chắc chắn sẽ trở thành một thiếu nữ khuynh quốc khuynh thành.”
Tư Mã Minh Châu hé môi “A” lên một tiếng, Tường Vân nhanh chóng đưa bánh hạt dẻ đến miệng cô bé.
Dù tướng mạo và tính cách của Điện hạ tương tự Bệ hạ, nhưng tuổi thơ lại khác hẳn. Thuở nhỏ, Bệ hạ không có mẫu thân, tuy được Thái thượng hoàng yêu thương nhưng lại lớn lên trong sự tính toán trùng trùng của các hậu phi, không có sự yêu thương và bảo vệ của mẫu thân nên cuộc sống cũng không tốt mấy.
Trái lại, Điện hạ thật sự được yêu thương chiều chuộng vô vàn.
May thay, tuy Điện hạ hơi kiêu căng nhưng lại không phải người xấu, là một vị Điện hạ rất tốt, đối xử thân thiện với cung nhân và chưa từng cố tình làm khó ai.
Bên kia, dưới cây ngô đồng, đã đến giờ nghỉ của Thái tử.
Tư Mã Minh Châu thấy bạn nhỏ kia vấn lễ với Thiếu phó, sau đó đôi chân nhỏ ngăn ngắn bước về phía cô bé.
Bạn đang đọc bản chuyển ngữ thuộc về allinvn.net
Cô bé nghĩ thầm, thật thú vị khi nhìn đôi chân ngắn be bé của A đệ từ tốn đi tới chỗ mình, bèn bảo Tường Vân đi lấy thêm vài miếng bánh hạt dẻ tới dỗ dành cậu bé.
Đang nói, bé chân ngắn đã đứng trước cửa sổ hoa lê hình bán nguyệt.
“Vất vả cho A đệ rồi, tới đây ăn miếng bánh ngọt nè.” Tư Mã Minh Châu cười tủm tỉm nói.
Tư Mã Hằng cất giọng trẻ con hành lễ với cô bé: “Chào A tỷ ạ.”
“Ngoan quá đi.” Tư Mã Minh Châu muốn thò người ra xoa gương mặt trắng mịn của cậu bé, nhưng đã thấy cậu lùi lại một bước tránh khỏi tay cô bé.
“A tỷ đừng tham ăn, ăn nhiều bánh hạt dẻ một là lát nữa sẽ làm tổn hại dạ dày, hai là sẽ ảnh hưởng đến ngoại hình đó.” Tư Mã Hằng nghiêm túc nói. “Đệ không ăn đâu, A tỷ nhớ uống nhiều nước nhé.”
Cậu bé cúi người hành lễ, rồi quay gót đi tới chỗ gốc cây ngô đồng.
Tư Mã Minh Châu quay lại tò mò hỏi Tường Vân: “Tại sao ăn nhiều bánh hạt dẻ lại ảnh hưởng đến ngoại hình?”
Tường Vân lắc đầu, hỏi dò: “Chắc là mập lên ạ?”
Không bao lâu sau, Tư Mã Minh Châu đã biết tại sao lại ảnh hưởng đến ngoại hình rồi. Cô bé bị đầy hơi.
Cô bé còn nhỏ nhưng cũng biết sĩ diện, kể từ đó cô bé không bao giờ muốn đụng vào bánh hạt dẻ nữa.
*
Lúc Tư Mã Hằng năm tuổi, cậu cũng vào Quốc Tử Giám.
Sở Ngọc Lang chọn ra hai thư đồng cho cậu. Sau khi quan sát rất lâu từ thế gia đến phẩm tính, lúc này nàng mới lựa ra được hai người, một người văn hay, một người giỏi võ, tính cách cũng lỗi lạc. Cả hai đều lớn hơn Tư Mã Hằng một hai tuổi, luôn có ba phần cung kính, bảy phần săn sóc với Tư Mã Hằng.
Vào thu, đến sinh nhật của Sở Ngọc Lang.
Lúc các mệnh phụ tiến cung dâng tặng lễ vật, Sở Ngọc Lang nhìn thấy Mạnh Ngưng Hương - tỷ muội giao hảo lúc trước.
Từ sau khi Mạnh Ngưng Hương được gả tới phương bắc, hai người chỉ viết thư chào hỏi vào những dịp tết. Bây giờ, khi gặp lại nhau, tình thế đã khác, cảm giác như cảnh còn người mất.
Tình nghĩa ngày xưa giữa hai người không phải là giả dối, những năm qua với thân phận của mình, Sở Ngọc Lang không có bạn bè thân thiết, bởi lẽ hai người sẽ rất khó thể nói chuyện với nhau.
Vị hôn phu của Mạnh Ngưng Hương đã thuyên chuyển hồi kinh, bây giờ nàng ấy cũng có hai đứa con trai rồi. Trưởng tử mới hơn mười tuổi đã theo Mạnh gia quân bôn ba bên ngoài; bây giờ thứ tử về kinh, dự định vào học Quốc Tử Giám, sau này sẽ làm văn thần.
Mạnh Ngưng Hương nhìn bạn cũ đầu đội mũ phượng, khoác trên mình phượng bào bách điểu, từng cử chỉ thể hiện rõ uy nghiêm Hoàng hậu, mà trong lòng ngổn ngang cảm xúc. Hơn mười năm không gặp, thế nhưng năm tháng chẳng hề để lại dấu vết nào trên gương mặt nàng, chỉ giảm bớt vẻ ngây ngô non nớt ngày xưa, bây giờ nàng đoan trang hơn và giữa lông mày cũng có thêm nét quyến rũ.
Họ phải cư xử đúng mực trước mặt mọi người nên không tiện trò chuyện nhiều.
Sau khi các mệnh phụ làm lễ, hạ nhân thông báo Trưởng công chúa và Thái tử điện hạ đến.
Tư Mã Minh Châu nâng bức tranh thêu Hạc Diên Niên ngụ ý kéo dài tuổi thọ của mình và dâng lên như báu vật.
Hầu hết mệnh phụ ở đây không khỏi thán phục, Công chúa còn nhỏ mà kỹ năng thêu thùa lại tuyệt vời như thế.
Sở Ngọc Lang nhìn dáng vẻ đắc ý của con gái, buồn cười lắc đầu nhưng lại cảm thấy xúc động khôn nguôi. Đứa bé này hiếu động không tĩnh tâm được, tuy nhiên, vì chuẩn bị món quà sinh nhật này cho nàng, bé con đã thành thật đúng giờ ngồi đều đặn trên ghế thêu suốt một năm ròng.
Thấy Tiểu Minh Châu đang vểnh đuôi đắc ý chờ khích lệ, nàng bèn nhanh chóng đáp lời rồi bảo cô bé đến ăn bánh ngọt.
Thấy mẫu hậu vui vẻ, Tiểu Minh Châu không cần khen ngợi gì cả, hài lòng đi tới.
Đây chính là bức tranh Hạc nghìn tuổi cô bé đã thêu gần một năm, mỗi một đường kim mũi chỉ đều tinh tế không tả xiết. Những con hạc trong tranh hiện rõ từng đường nét, như thể vỗ cánh sắp bay đi.
Ngâm Hạc đạo trưởng nói vào ngày sinh nhật, nếu con cái thành tâm tặng tranh hạc thì có thể phù hộ người thân luôn được khỏe mạnh. Sau khi thêu xong, cô bé còn cố ý đưa đến Thanh Vân quan để thờ cúng hương khói một năm.
Tư Mã Minh Châu ngồi bên cạnh mẫu hậu, nhìn A đệ bên dưới, muốn xem thử liệu đệ đệ sẽ tặng quà gì.
Tuy Tư Mã Hằng còn nhỏ nhưng không hề sợ cảnh tượng đông người như hiện tại. Cậu vững vàng bước lên, gương mặt đẹp đẽ giống hệt Sở Ngọc Lang, đi kèm với cử chỉ đoan chính.
“Nhi thần chúc mừng sinh nhật mẫu hậu, chúc mẫu hậu năm qua năm lại, mãi mãi tươi trẻ, sức khoẻ dồi dào.”
Đây vốn là một lời chúc rất đỗi bình thường, nhưng cậu lại nói một cách vô cùng nghiêm túc, như thể đang dâng lên lời chúc phúc chân thành nhất của mình.
Chứng kiến dáng vẻ chững chạc và trưởng thành sớm của cậu, Sở Ngọc Lang thấy hơi chua xót, vội vã cho cậu đứng dậy bước lên.
Lúc ấy, vì thể hiện quyết tâm của mình, Tư Mã Tĩnh phong cậu làm Thái tử từ sớm, nhằm chặt đứt tâm tư của những triều thần kia. Vì thế, khi còn bé, Hằng Nhi phải học rất nhiều thứ; ba tuổi vỡ lòng, năm tuổi đã vào Quốc Tử Giám.
Trong khi trẻ con năm tuổi nhà người ta còn đang chơi bùn ngoài đường kia kìa.
Bạn đang đọc bản chuyển ngữ thuộc về allinvn.net
“Nhi thần không có quà gì tặng mẫu thân, nên con đã sao chép một cuốn kinh văn và cho nó được nhận hương khói trong đạo quan mấy tháng.”
Dĩ nhiên Tư Mã Hằng có thể cho người chọn mua vài món đồ, nhưng cậu lại cảm thấy như thế quá qua loa. Vả lại, vì cậu không có thời gian rảnh rỗi để thêu Hạc nghìn tuổi như A tỷ nên đành phải sao chép kinh văn làm quà tặng.
So với bức tranh thêu Hạc nghìn tuổi của A tỷ, kinh văn cậu sao chép có phần không bì kịp, nhưng cậu cũng đã phải thức mấy đêm liền để chép tay sau khi đã làm xong bài tập Thiếu phó giao.
Nếu mẫu hậu thiếu gì thì đương nhiên sẽ có người dâng lên cho người, bởi vậy thứ duy nhất cậu có thể tặng mà không ai tặng được cũng chỉ có chút tấm lòng này thôi.
Trái tim Sở Ngọc Lang như bị bóp nghẹt, nàng mau chóng bảo Hằng Nhi ngồi lại đây.
Tư Mã Tĩnh đang thết đãi yến tiệc cho các triều thần, bởi vậy trên ghế cao ở cung Phượng Nghi chỉ có ghế phượng. Sở Ngọc Lang cho người đặt thêm hai chiếc ghế trước ghế phượng, rồi bảo hai đứa bé ngồi ở bên cạnh mình.
Tư Mã Minh Châu cũng cảm thấy A đệ quả thật đáng thương, mới bé tẹo mà ngày nào cũng bị Thiếu phó nhốt lại giảng bài, mỗi ngày còn phải tập võ nghệ, khi lớn hơn thì sẽ phải học những thứ khác. Lúc cô bé, Mẫn Chi và đệ đệ của Mẫn Chi chơi đấu dế, A đệ phải ở suốt trong điện học tập.
Mỗi khi đến dịp nghỉ Tết, cô bé muốn đưa A đệ ra khỏi cung ngắm cảnh cũng không được. A đệ sẽ thành thật nói rằng cậu dễ bị cám dỗ bởi phồn hoa ngoài cung và sẽ không tốt nếu sau này mỗi khi đọc sách cậu chỉ một mực nhớ đến việc xuất cung. Chẳng bằng không bao giờ ra ngoài, đợi lớn hơn đôi chút, có khả năng chống lại cám dỗ thì cậu sẽ ra sau.
Tư Mã Minh Châu thầm nghĩ, khả năng chống lại cám dỗ của A đệ đã quá giỏi rồi, cần gì chờ lớn hơn nữa chứ?
*
Tư Mã Hằng từ nhỏ đã thông minh nhạy bén, tính cách chững chạc, tuy còn nhỏ nhưng đã biết tôn trọng bề trên, mỗi khi luận sử với phụ hoàng, cậu không hề hoảng sợ, biện luận có trật tự, thường khiến những nho sinh khác phải líu lưỡi.
Các quan viên giảng bài trong Quốc Tử Giám đều khen không ngớt miệng, thẳng thắn ca ngợi rằng Bệ hạ đã có người kế tục.
Triều thần thấy Hoàng đế bỏ trống hậu cung nhiều năm, hơn nữa Thái tử lại thông minh. Dần dà, họ chuyển ánh mắt sang Tư Mã Hằng.
Thậm chí, có người thông minh cử nữ nhi của mình vào Quốc Tử Giám làm thư đồng của Công chúa để được gần gũi với Thái tử, nhằm tìm kiếm tình nghĩa thanh mai trúc mã.
Nhưng Tư Mã Hằng rất tỉnh táo, dưới sự dẫn dắt của Thiếu phó và phụ hoàng, cậu nhìn thấy rõ mưu đồ đằng sau của các thế gia.
Sở Nam nhìn Thái tử có mối quan hệ huyết thống này, vốn dĩ trong lòng có phần xúc động, muốn lấy danh nghĩa ông ngoại khi ở trước mặt Thái tử.
Trong lòng Tư Mã Hằng cũng tôn trọng phụ thân của mẫu hậu, nên ban đầu cũng vô cùng lễ phép tiếp đón.
Nhưng sau khi thoả mãn mối ràng buộc huyết thống, Sở Nam không ngừng suy nghĩ, bắt đầu muốn mượn mối ràng buộc huyết thống này kiếm lợi cho Sở gia.
Mỗi lần nói chuyện với Thái tử, Sở Nam luôn nhắc đến Sở Ngọc Lang trong cung, hỏi xem Sở Ngọc Lang có khoẻ không. Sau đó, ông ta sẽ đề cập đến con cháu trong gia tộc họ Sở, những huynh muội cùng tộc từng có tình nghĩa ngày xưa với Sở Ngọc Lang.
Tư Mã Hằng hiểu rõ, khi nhìn lại ông ngoại mình, vẻ mặt cậu lạnh nhạt hẳn, từ đó cậu không nhắc đến tình ông cháu nữa mà chỉ có sự khác biệt quân thần.
Lúc Sở Nam nhắc lại, cậu lập tức lạnh lùng, nói một cách rõ ràng và không còn tôn xưng ông ngoại nữa:
“Hầu gia đừng nói thêm những chuyện về mẫu hậu nữa. Mẫu hậu đã nhọc lòng vì Sở gia hơn hai mươi năm, bà không còn nợ Sở gia gì nữa cả.”
Sở Nam khựng lại, tiếp theo đó sắc mặt bỗng chốc đỏ bừng.
Tuổi ông ta đã cao, tóc mai hoa râm, nên càng nhớ nhung tới tình thân. Có đôi khi ông ta cũng nghĩ những năm qua mình đã nợ nữ nhi Lang Nhi này quá nhiều. Có đôi khi muốn thượng tấu xin được gặp Sở Ngọc Lang, nhưng ông ta lại cảm thấy không có chuyện gì để nói.
Nhìn đứa cháu ngoại tôn quý Tư Mã Hằng, thấy thằng bé giống như đúc nữ nhi của mình, khiến trong lòng ông ta có trăm mối cảm xúc khó tả. Tuy nhiên, rõ là lòng mong nhớ nữ nhi và ngoại tôn, nhưng lúc nói chuyện ông ta lại quen miệng muốn vớt vát lợi ích cho Sở gia.
Buồn cười thay khi ông ta hỏi, lại không cảm thấy có vấn đề gì. Ông ta chỉ cho rằng Lang Nhi là người Sở gia, mình là ông ngoại ruột của Thái tử, là người Sở gia thì đương nhiên phải mưu lợi cho Sở gia.
Mãi đến khi bị những lời nói của Tư Mã Hằng cảnh tỉnh, thấy Tư Mã Hằng một mực bảo vệ mẫu thân, Sở Nam bỗng thấy trong lòng không khỏi xấu hổ, phải cuống cuồng trước một đứa trẻ sáu tuổi thế này.
“Là phụ thân nhưng chưa từng bảo vệ nữ nhi.” Tư Mã Hằng nghĩ đến những chuyện thế gia Thiếu phó từng kể với mình. Lúc nhìn lại ông ngoại, cậu không khỏi nhíu mày hỏi vặn: “Chẳng lẽ sau khi sinh một đứa bé ra, chỉ hỏi vỏn vẹn một câu là nó có thể mang lại giá trị gì không ư?”
Sở Nam mãi không nói gì, hồi lâu mới hổ thẹn cáo từ.