Đạo Quân
Chương 606: Dưa Hái Xanh Không Ngọt (1)
Nếu không phải đối phương đến tiến công, đưa tiện, còn tặng nhiều tiền như vậy thì Long Hưu đã không dễ nói chuyện.
Đương nhiên Bành Hựu Tại chọn du thuyết vào lúc này cũng là trải qua kế hoạch kỹ càng.
Bành Hựu Tại nghe vậy hỏi ngược lại ngay:
- Cung chủ muốn Chu Thủ Hiền ra binh giữ Kim châu hay triều đình phái người khác xuất binh?
Câu này hỏi trúng ngay điểm then chốt. Có vài thứ không tiện chọc thủng nhưng trong lòng mọi người ngầm hiểu. Hiện giờ triều đình Yến quốc giữ cân bằng ba đại phái Tiêu Dao cung rất yếu, không ai chế ngự được lòng ích kỷ của ba phái, cộng thêm triều đình Yến quốc làm sai sót một số quyết sách quan trọng khiến trong nước gió mưa vần vũ, quốc lực hao tổn mạnh. Người biết chuyện đều hiểu rằng không đến lúc bất đắc dĩ Yến quốc không dám chủ động tuyên chiến với nước khác.
Là Chu Thủ Hiền ra binh giữ Kim châu hay triều đình phái người khác đi đều đại biểu Yến quốc tuyên chiến Triệu quốc, bứt dây động nguyên cả cánh rừng.
Bắc châu của Yến quốc thì sao? Vì Bắc châu mà Tiêu Dao cung, Tử Kim động, Linh Kiếm sơn dánh trận ác chiến với mấy môn phái bên Hàn quốc, hai bên tổn thất nặng nề. Cuối cùng thế lực tu hành đứng đầu trong Tề quốc phát động Phiêu Miểu các điều đình.
Long Hưu còn nhớ trận chiến miệng gay gắt trong Phiêu Miểu các.
Thế lực tu hành bên Yến quốc đồng ý ngừng chiến nhưng yêu cầu thế lực tu hành bên Hàn quốc phun Bắc châu ra, trả lại cho Yến quốc.
Hàn quốc thấy thế cục có lợi cho mình nên tất nhiên không chịu trả Bắc châu lại.
Tống quốc, Triệu quốc thiên hướng Hàn quốc, ước gì Yến quốc đại loạn thừa dịp ở gần vói tay vào chia chác.
Tấn quốc có mưu đồ gây rối đề nghị Yến và Hàn tử chiến đến cùng, ai đánh thắng thì Bắc châu thuộc về kẻ đó.
Tề quốc, Vệ quốc không thấy thấy Yến quốc bị phân chia, điều này không phù hợp ích lợi của họ nên yêu cầu hai bên ngừng chiến ngay. Hai nước không cần biết Yến quốc gặp mất mát gì, dù sao không phải họ bị lỗ lã. Tề quốc, Vệ quốc chỉ có một yêu cầu là phải ngừng chiến ngay!
Trên đây là tình huống tranh chấp của thế lực tu hành các nước trong Phiêu Miểu các.
Hàn quốc cắn chặt Bắc châu không nhả, Yến quốc thế yếu không ai trong Phiêu Miểu các nói câu công bằng giùm. Yến quốc chịu áp lực cuối cùng đành chấp nhận điều đình thỏa hiệp, đại quân hai bên ngừng chiến trong khu vực mình chiếm lĩnh, cứ thế mất đi Bắc châu.
Bành Hựu Tại lén quan sát Long Hưu một lúc mới nói tiếp:
- Đương nhiên trong điều kiện ngang nhau thì ai tọa trấn Nam châu đều được, nhưng trong tay Thiên Ngọc môn có ưu thế mà thế lực khác không có, đó là Anh Dương Võ Liệt vệ! Đủ tạo tác dụng chấn nhiếp nhất định đến Triệu quốc. Chân Linh viện và Phi Hoa các không làm được điều này, Nam châu cần thống nhất, xin cung chủ minh giám!
Long Hưu lặng im một lúc rồi hỏi:
- Triều đình mất quyền khống chế với Nam châu sẽ mất mát lớn về thuế phú, triều đình sao chịu bỏ qua?
Bành Hựu Tại nghe hỏi mừng thầm trong bụng, biết đối phương chịu nhả ra, vội nói:
- Nam châu nên nộp thuế phú lên triều đình thế nào thì vẫn sẽ nộp, tuyệt đối không ít hơn trước kia. Ta có thể đại biểu Thiên Ngọc môn tại đây bảo đảm cho cung chủ về chuyện này!
Long Hưu hỏi:
- Ngươi định biến Nam châu thành Bắc châu thứ hai?
Ngụ ý là lỡ ngươi đem theo Nam châu đầu vào Triệu quốc thi sao?
Long Hưu sẽ không hỏi thẳng ra.
Bành Hựu Tại nghiêm túc nói:
- Tuyệt đối không thể nào! Trước không nói Đại Thiền sơn đang khó khăn cầu sinh giữa kẽ hở, Kim châu sao có thể ngồi xem Nam châu đầu vào Triệu quốc khiến hai mặt gặp địch. Nếu Kim châu muốn hại Nam châu thì chẳng khác nào Nam châu tự tìm đường chết.
Năm hai trăm năm mươi tám Võ Lịch, đầu năm.
Nam châu hạ năm quân của Yến quốc bắt đầu âm thầm điều động người ngựa, nhưng có làm việc ẩn đến đâu thì điều động mấy chục vạn đại quân sao có thể qua mắt người cố ý quan tâm?
Trong phút chốc thứ sử Nam châu Chu Thủ Hiền liên tục báo nguy hướng Yến Kinh cầu viện.
Các phương thế lực các nước thoáng chốc chú ý chặt chẽ Nam châu Yến quốc.
Bên ngòi Nhà Tranh sơn trang, Ngưu Hữu Đạo đưa tiễn Thương Thục Thanh.
Đại chiến sắp tới, Thương Triêu Tông phụng mệnh đi trung tâm chỉ huy liên hợp đại quân năm quận, phải phối hợp trợ giúp Phượng Lăng Ba bày mưu tính kế. Lúc này Thương Thục Thanh không thể tiếp tục ở đây nữa, nàng cần đi theo ca ca.
Nhìn Thương Thục Thanh đi xa Ngưu Hữu Đạo ngước đầu xem bầu trời xanh trong. Trời xám cuối cùng trở về màu xanh, vì Tượng Tác doanh đã đi theo quân.
Quản Phương Nghi khẽ thở dài:
- Xem ra không thể tránh khỏi đại chiến.
Ngưu Hữu Đạo bình tĩnh nói:
- Chúng ta cũng nên di chuyển.
Công Tôn Bố từ xa bay nhanh tới, hai tay dâng lên mật thư phong kín:
- Đạo gia, Tề quốc gửi thư đến!
Ngưu Hữu Đạo không cần xem cũng biết là thư của ai, cầm lên xem quả nhiên là thư của Ngọc vương phi Tề quốc. Ngọc vương phi đã nhiều lần yêu cầu Ngưu Hữu Đạo khuyên bảo Thương Triêu Tông ngừng việc tấn công Nam châu, đây đã là phong thư thứ ba, hắn biết có Hạo Vân Đồ ở phía sau xui khiến.
Ngưu Hữu Đạo nhíu mày hỏi:
- Nữ nhân này có ý gì? Chẳng lẽ ta nói chưa đủ rõ ràng, cớ gì nhiều lần thỉnh cầu?
Quản Phương Nghi cầm thư xem, ngẫm nghĩ rồi nói:
- Thư này ngữ điệu cầu xin tha thiết hơn trước kia, chắc không phải ý của Hạo Vân Đồ. Có lẽ nàng đứng ở lập trường Ngọc vương muốn hoàn thành việc, không chừng là ý của Ngọc vương muốn biểu hiện năng lực của mình cho Hạo Vân Đồ xem.
Ngưu Hữu Đạo lặng im sau đó nói với Công Tôn Bố:
- Kêu người thu dọn đi, chuẩn bị rút lui.
Công Tôn Bố lên tiếng rồi đi:
- Rõ!
Lúc này ba người từ dưới núi xông lên, là Phí Trường Lưu, Hạ Hoa và Trịnh Cửu Tiêu.
Ba người phong trần mệt mỏi, họ mới từ bên Thiên Ngọc môn chạy về, không trở lại tông môn mà đến bên này trước.
Hai bên chào nhau.
Ngưu Hữu Đạo cười hỏi:
- Thiên Ngọc môn triệu kiến có việc gì sao?
Ba người liếc nhau.
Hạ Hoa thở dài:
- Thì còn chuyện gì khác hơn là yêu cầu ba phái chúng ta tham chiến.
Ngưu Hữu Đạo cười nói:
- Có cần than thở vậy không? Chẳng lẽ không hứa hẹn cho các người chỗ tốt gì?
Khóe mắt ba người liếc nhau.
Phí Trường Lưu nói:
- Hứa là xong việc cho ba phái chúng ta mỗi phái nắm giữ địa bàn một quận, nhưng không biết có thực hiện được không.
Ngưu Hữu Đạo nửa cười nửa không hỏi:
- Nếu thắng trận chiến này thì trong một đoạn thời gian Thiên Ngọc môn sẽ không thất hứa. Thực lực của Thiên Ngọc môn có hạn, muốn khống chế nguyên Nam châu hơi bất lực. Sau cuộc chiến thực lực môn phái ít nhiều bị hao hụt, tìm người hỗ trợ chia sẻ áp lực là hợp tình hợp lý. Còn về chờ khi Thiên Ngọc môn phục hồi lại thực lực sẽ có hậu quả gì thì chưa biết, trong lòng ba vị nên hiểu rõ những điều này mới đúng, cớ sao biết rồi còn hỏi?
Ba người hơi lúng túng. Mọi người ngầm hiểu lý do tại sao.
Hạ Hoa đứng ra giảng hòa:
- Chúng ta muốn nghe ý kiến của Đạo gia rồi mới quyết định.
Ngưu Hữu Đạo nói:
- Đây là chuyện tốt cho ba phái, đương nhiên nên đồng ý.
Ba người nghi ngờ.
Trịnh Cửu Tiêu hỏi dò:
- Thật sự muốn chúng ta nghe theo Thiên Ngọc môn điều khiển?
Ngưu Hữu Đạo gật đầu nói:
- Đương nhiên!
Hắn lại hỏi:
- Khi nào ba phái xuất phát?
Hạ Hoa nói:
- Yêu cầu người của chúng ta lập tức tập kết nghe theo điều khiển. Khi nào Đạo gia đi?
Ngưu Hữu Đạo trả lời:
- Các ngươi đi trước, ngày mai ta sẽ xuất phát cùng vương gia hội hợp. Phải rồi, các ngươi nhớ chuẩn bị đủ người ta cần.
Ba người liên tục gật đầu, Phí Trường Lưu bảo đảm:
- Chuyện đó thì Đạo gia yên tâm, sẽ không có sai lầm.
Ngưu Hữu Đạo nói:
- Tốt, các ngươi đi làm việc trước đi, sẽ gặp lại sau.
Ba người chắp tay từ biệt:
- Cáo từ!
Quản Phương Nghi nhìn theo ba người đi xa, nhíu mày hỏi:
- Cứ thả họ đi vậy sao? Rõ ràng Thiên Ngọc môn hứa hẹn cho họ lợi, đợi đánh trận xong sẽ xuống tay với Thương Triêu Tông. Ba phái vì ích lợi sẽ khoanh tay đứng nhìn, bên ngươi càng thiếu thực lực chế hoành.
Đương nhiên Bành Hựu Tại chọn du thuyết vào lúc này cũng là trải qua kế hoạch kỹ càng.
Bành Hựu Tại nghe vậy hỏi ngược lại ngay:
- Cung chủ muốn Chu Thủ Hiền ra binh giữ Kim châu hay triều đình phái người khác xuất binh?
Câu này hỏi trúng ngay điểm then chốt. Có vài thứ không tiện chọc thủng nhưng trong lòng mọi người ngầm hiểu. Hiện giờ triều đình Yến quốc giữ cân bằng ba đại phái Tiêu Dao cung rất yếu, không ai chế ngự được lòng ích kỷ của ba phái, cộng thêm triều đình Yến quốc làm sai sót một số quyết sách quan trọng khiến trong nước gió mưa vần vũ, quốc lực hao tổn mạnh. Người biết chuyện đều hiểu rằng không đến lúc bất đắc dĩ Yến quốc không dám chủ động tuyên chiến với nước khác.
Là Chu Thủ Hiền ra binh giữ Kim châu hay triều đình phái người khác đi đều đại biểu Yến quốc tuyên chiến Triệu quốc, bứt dây động nguyên cả cánh rừng.
Bắc châu của Yến quốc thì sao? Vì Bắc châu mà Tiêu Dao cung, Tử Kim động, Linh Kiếm sơn dánh trận ác chiến với mấy môn phái bên Hàn quốc, hai bên tổn thất nặng nề. Cuối cùng thế lực tu hành đứng đầu trong Tề quốc phát động Phiêu Miểu các điều đình.
Long Hưu còn nhớ trận chiến miệng gay gắt trong Phiêu Miểu các.
Thế lực tu hành bên Yến quốc đồng ý ngừng chiến nhưng yêu cầu thế lực tu hành bên Hàn quốc phun Bắc châu ra, trả lại cho Yến quốc.
Hàn quốc thấy thế cục có lợi cho mình nên tất nhiên không chịu trả Bắc châu lại.
Tống quốc, Triệu quốc thiên hướng Hàn quốc, ước gì Yến quốc đại loạn thừa dịp ở gần vói tay vào chia chác.
Tấn quốc có mưu đồ gây rối đề nghị Yến và Hàn tử chiến đến cùng, ai đánh thắng thì Bắc châu thuộc về kẻ đó.
Tề quốc, Vệ quốc không thấy thấy Yến quốc bị phân chia, điều này không phù hợp ích lợi của họ nên yêu cầu hai bên ngừng chiến ngay. Hai nước không cần biết Yến quốc gặp mất mát gì, dù sao không phải họ bị lỗ lã. Tề quốc, Vệ quốc chỉ có một yêu cầu là phải ngừng chiến ngay!
Trên đây là tình huống tranh chấp của thế lực tu hành các nước trong Phiêu Miểu các.
Hàn quốc cắn chặt Bắc châu không nhả, Yến quốc thế yếu không ai trong Phiêu Miểu các nói câu công bằng giùm. Yến quốc chịu áp lực cuối cùng đành chấp nhận điều đình thỏa hiệp, đại quân hai bên ngừng chiến trong khu vực mình chiếm lĩnh, cứ thế mất đi Bắc châu.
Bành Hựu Tại lén quan sát Long Hưu một lúc mới nói tiếp:
- Đương nhiên trong điều kiện ngang nhau thì ai tọa trấn Nam châu đều được, nhưng trong tay Thiên Ngọc môn có ưu thế mà thế lực khác không có, đó là Anh Dương Võ Liệt vệ! Đủ tạo tác dụng chấn nhiếp nhất định đến Triệu quốc. Chân Linh viện và Phi Hoa các không làm được điều này, Nam châu cần thống nhất, xin cung chủ minh giám!
Long Hưu lặng im một lúc rồi hỏi:
- Triều đình mất quyền khống chế với Nam châu sẽ mất mát lớn về thuế phú, triều đình sao chịu bỏ qua?
Bành Hựu Tại nghe hỏi mừng thầm trong bụng, biết đối phương chịu nhả ra, vội nói:
- Nam châu nên nộp thuế phú lên triều đình thế nào thì vẫn sẽ nộp, tuyệt đối không ít hơn trước kia. Ta có thể đại biểu Thiên Ngọc môn tại đây bảo đảm cho cung chủ về chuyện này!
Long Hưu hỏi:
- Ngươi định biến Nam châu thành Bắc châu thứ hai?
Ngụ ý là lỡ ngươi đem theo Nam châu đầu vào Triệu quốc thi sao?
Long Hưu sẽ không hỏi thẳng ra.
Bành Hựu Tại nghiêm túc nói:
- Tuyệt đối không thể nào! Trước không nói Đại Thiền sơn đang khó khăn cầu sinh giữa kẽ hở, Kim châu sao có thể ngồi xem Nam châu đầu vào Triệu quốc khiến hai mặt gặp địch. Nếu Kim châu muốn hại Nam châu thì chẳng khác nào Nam châu tự tìm đường chết.
Năm hai trăm năm mươi tám Võ Lịch, đầu năm.
Nam châu hạ năm quân của Yến quốc bắt đầu âm thầm điều động người ngựa, nhưng có làm việc ẩn đến đâu thì điều động mấy chục vạn đại quân sao có thể qua mắt người cố ý quan tâm?
Trong phút chốc thứ sử Nam châu Chu Thủ Hiền liên tục báo nguy hướng Yến Kinh cầu viện.
Các phương thế lực các nước thoáng chốc chú ý chặt chẽ Nam châu Yến quốc.
Bên ngòi Nhà Tranh sơn trang, Ngưu Hữu Đạo đưa tiễn Thương Thục Thanh.
Đại chiến sắp tới, Thương Triêu Tông phụng mệnh đi trung tâm chỉ huy liên hợp đại quân năm quận, phải phối hợp trợ giúp Phượng Lăng Ba bày mưu tính kế. Lúc này Thương Thục Thanh không thể tiếp tục ở đây nữa, nàng cần đi theo ca ca.
Nhìn Thương Thục Thanh đi xa Ngưu Hữu Đạo ngước đầu xem bầu trời xanh trong. Trời xám cuối cùng trở về màu xanh, vì Tượng Tác doanh đã đi theo quân.
Quản Phương Nghi khẽ thở dài:
- Xem ra không thể tránh khỏi đại chiến.
Ngưu Hữu Đạo bình tĩnh nói:
- Chúng ta cũng nên di chuyển.
Công Tôn Bố từ xa bay nhanh tới, hai tay dâng lên mật thư phong kín:
- Đạo gia, Tề quốc gửi thư đến!
Ngưu Hữu Đạo không cần xem cũng biết là thư của ai, cầm lên xem quả nhiên là thư của Ngọc vương phi Tề quốc. Ngọc vương phi đã nhiều lần yêu cầu Ngưu Hữu Đạo khuyên bảo Thương Triêu Tông ngừng việc tấn công Nam châu, đây đã là phong thư thứ ba, hắn biết có Hạo Vân Đồ ở phía sau xui khiến.
Ngưu Hữu Đạo nhíu mày hỏi:
- Nữ nhân này có ý gì? Chẳng lẽ ta nói chưa đủ rõ ràng, cớ gì nhiều lần thỉnh cầu?
Quản Phương Nghi cầm thư xem, ngẫm nghĩ rồi nói:
- Thư này ngữ điệu cầu xin tha thiết hơn trước kia, chắc không phải ý của Hạo Vân Đồ. Có lẽ nàng đứng ở lập trường Ngọc vương muốn hoàn thành việc, không chừng là ý của Ngọc vương muốn biểu hiện năng lực của mình cho Hạo Vân Đồ xem.
Ngưu Hữu Đạo lặng im sau đó nói với Công Tôn Bố:
- Kêu người thu dọn đi, chuẩn bị rút lui.
Công Tôn Bố lên tiếng rồi đi:
- Rõ!
Lúc này ba người từ dưới núi xông lên, là Phí Trường Lưu, Hạ Hoa và Trịnh Cửu Tiêu.
Ba người phong trần mệt mỏi, họ mới từ bên Thiên Ngọc môn chạy về, không trở lại tông môn mà đến bên này trước.
Hai bên chào nhau.
Ngưu Hữu Đạo cười hỏi:
- Thiên Ngọc môn triệu kiến có việc gì sao?
Ba người liếc nhau.
Hạ Hoa thở dài:
- Thì còn chuyện gì khác hơn là yêu cầu ba phái chúng ta tham chiến.
Ngưu Hữu Đạo cười nói:
- Có cần than thở vậy không? Chẳng lẽ không hứa hẹn cho các người chỗ tốt gì?
Khóe mắt ba người liếc nhau.
Phí Trường Lưu nói:
- Hứa là xong việc cho ba phái chúng ta mỗi phái nắm giữ địa bàn một quận, nhưng không biết có thực hiện được không.
Ngưu Hữu Đạo nửa cười nửa không hỏi:
- Nếu thắng trận chiến này thì trong một đoạn thời gian Thiên Ngọc môn sẽ không thất hứa. Thực lực của Thiên Ngọc môn có hạn, muốn khống chế nguyên Nam châu hơi bất lực. Sau cuộc chiến thực lực môn phái ít nhiều bị hao hụt, tìm người hỗ trợ chia sẻ áp lực là hợp tình hợp lý. Còn về chờ khi Thiên Ngọc môn phục hồi lại thực lực sẽ có hậu quả gì thì chưa biết, trong lòng ba vị nên hiểu rõ những điều này mới đúng, cớ sao biết rồi còn hỏi?
Ba người hơi lúng túng. Mọi người ngầm hiểu lý do tại sao.
Hạ Hoa đứng ra giảng hòa:
- Chúng ta muốn nghe ý kiến của Đạo gia rồi mới quyết định.
Ngưu Hữu Đạo nói:
- Đây là chuyện tốt cho ba phái, đương nhiên nên đồng ý.
Ba người nghi ngờ.
Trịnh Cửu Tiêu hỏi dò:
- Thật sự muốn chúng ta nghe theo Thiên Ngọc môn điều khiển?
Ngưu Hữu Đạo gật đầu nói:
- Đương nhiên!
Hắn lại hỏi:
- Khi nào ba phái xuất phát?
Hạ Hoa nói:
- Yêu cầu người của chúng ta lập tức tập kết nghe theo điều khiển. Khi nào Đạo gia đi?
Ngưu Hữu Đạo trả lời:
- Các ngươi đi trước, ngày mai ta sẽ xuất phát cùng vương gia hội hợp. Phải rồi, các ngươi nhớ chuẩn bị đủ người ta cần.
Ba người liên tục gật đầu, Phí Trường Lưu bảo đảm:
- Chuyện đó thì Đạo gia yên tâm, sẽ không có sai lầm.
Ngưu Hữu Đạo nói:
- Tốt, các ngươi đi làm việc trước đi, sẽ gặp lại sau.
Ba người chắp tay từ biệt:
- Cáo từ!
Quản Phương Nghi nhìn theo ba người đi xa, nhíu mày hỏi:
- Cứ thả họ đi vậy sao? Rõ ràng Thiên Ngọc môn hứa hẹn cho họ lợi, đợi đánh trận xong sẽ xuống tay với Thương Triêu Tông. Ba phái vì ích lợi sẽ khoanh tay đứng nhìn, bên ngươi càng thiếu thực lực chế hoành.