Có Giọt Mưa Xuân Sà Vào Lòng Sông - Trang 2
Quyển 2 - Chương 64
Phan Thịnh Đường sinh vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, hay còn gọi là ngày “ông Táo về trời”, bậc cha chú trong gia tộc cho rằng chắc chắn ông ta có vận làm giàu, có mệnh làm quan.
Thời tiền bạc còn chất đầy Chợ Mười Ba, nhà họ Phan từng “thịnh” tới chừng nào?
Hành thương là giới thương nhân được chính phủ đặc biệt cho phép kinh doanh cùng người nước ngoài, cũng chính là “King’s Merchant” trong mắt người phương Tây. Nhà họ Phan là gia tộc đứng hàng nhất nhì giới hành thương, khi ký các hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa, hàng trăm nghìn lượng bạc cứ thế ra vào nhẹ như bẫng, tô thuế chấp nhận bảo hiểm lên tới mấy chục nghìn hay thậm chí là hơn cả trăm nghìn lượng. Câu chuyện “trả hàng” mà Edmund nhung nhớ mãi không thôi cũng là một giai thoại trong lịch sử giao thương hai nước Trung – Anh.
Khi ấy nhà họ Phan làm đại lý cho mặt hàng trà Phúc Kiến của một công ty Anh nhỏ, công ty này chở một thuyền đầy lá trà tới châu Âu. Thuyền mắc cạn, khiến quá nửa lá trà hư hỏng trên chặng đường đi, bên Anh quốc yêu cầu đổi trả hàng, chẳng hề đề cập dù chỉ một chữ về chuyện vừa xảy ra mà chỉ nói: “Chất lượng lá trà chưa đạt tiêu chuẩn, yêu cầu trả hàng, đổi lại lô trà mới.” Lô trà này lại được chở về Quảng Châu, một phần rải rác trong bao đay và thùng gỗ, một phần chất thẳng trên boong tàu, đại đa số bao bì đều đã hư hại tới độ không nhìn rõ cả số hiệu. Ông cố của Phan Thịnh Đường – Phan Chấn Quan vừa điều tra đã biết ngay chân tướng. Hơn một nghìn hòm lá trà, tổng khoản tiền hoàn trả vượt quá mười nghìn lượng bạc, vậy mà ông chẳng hề chần chừ, thậm chí không buồn buông một lời biện bạch cho hiệu buôn của mình, mà cứ thế lập tức chất hàng mới lên tàu, đổi lại cho người Anh.
Ông nói: “Lời lãi không phải chuyện trước mắt, cũng như hai mặt âm dương vậy, tổn thất tạm thời không có nghĩa tương lai không thu được lợi nhuận. Chuyện gì cũng phải có người tiên phong. Dù trước đây chưa từng xảy ra tiền lệ trả hàng, nhưng hãy để hiệu buôn Phổ Huệ tạo ra tiền lệ này.” Đến công ty Đông Ấn Độ nghe xong cũng phải giơ ngón cái, ca ngợi sự thành thật quyết đoán của thương nhân người Hoa này. Kể từ ấy, mọi lô lá trà có mang ký hiệu “Phổ Huệ” đều thông hành thuận lợi trên châu Âu, bán chạy tới hàng chục năm. Công ty nước Anh nọ cũng khắc sâu câu chuyện này trong lòng. Sau khi nhà họ Phan lụi bại, công ty Anh tiếp tục sử dụng hai chữ “Phổ Huệ” làm danh xưng cho hãng buôn Trung Quốc của mình, từ đó, ta có hiệu buôn Tây Phổ Huệ như ngày hôm nay.
Mối quan hệ làm ăn giữa người hành thương tại Chợ Mười Ba và dân phương Tây gắn bó hòa hợp, cùng tạo nên nguồn tiền tài dồi dào trên cơ sở tin cậy lẫn nhau. Tuy vậy, truyền thuyết huy hoàng ấy vẫn không thoát khỏi bàn tay bóp méo, nghiền nát của vận nước cuối triều Thanh.
Trong lòng hầu hết những người thời ấy, sự nghiệp kinh doanh của hiệu buôn Phổ Huệ đúng thực là con đường kinh doanh đứng đắn: Nào tơ tằm, lá trà, vải vóc, gốm sứ… Nhưng những hiệu buôn nước Anh có quan hệ mật thiết với gia tộc nhà họ Phan còn từng dấn thân vào mối kinh doanh một mặt hàng tội ác, đó là thuốc phiện. Trong quá trình điên cuồng tiêu thụ thuốc phiện, bạc trắng cứ thế ào ào trút vào túi người Anh, cán cân tiểu ly thặng dư thương mại bắt đầu nghiêng lệch. Ở vào hoàn cảnh ấy, trọng thần triều đình Lâm Tắc Từ nhận hoàng lệnh, cấm các địa điểm miền Nam Trung Quốc hút thuốc phiện. Chợ Mười Ba kẹt giữa triều đình và người phương Tây, bắt đầu đón nhận cảnh ngộ muôn phần gian nan.
Có lần, Lâm Tắc Từ muốn truyền lệnh cho người nước ngoài, nhưng không để quan lại thông báo chính thức, mà cho hải quan Quảng Châu chọn một hành thương truyền lời, hành thương này chính là người từng được các thương nhân trong ngoài nước ngợi khen cảm phục, Phan Chấn Quan. Ông Phan Chấn Quan cổ đeo xích sắc, được áp giải tới nhà người nước ngoài như một con chó, chỉ để nói giúp chính phủ một câu: “Lâm đại nhân lệnh cho ngài Charles lập tức vào thành.” Người ta gọi đây là “quýt làm cam chịu”. Vào thời đại phong kiến phân hóa đẳng cấp nghiêm ngặt, khinh thường giới kinh thương, dù có là tham quan hay thanh quan cũng chẳng một ai thật sự tôn trọng thương nhân, mặc cho kẻ này có sở hữu gia sản chất cao như núi hay chăng.
Mùa hạ năm 1841, quân đội Anh tấn công thành Quảng Châu, một trong những người đứng đầu Chợ Mười Ba là Ngũ Thiệu Vinh đại diện cho phe Trung Quốc đàm phán với tổng chỉ huy Elliot, sau khi “Hòa ước Quảng Châu” được ký kết, quân đội Anh rút lui khỏi Hổ Môn, còn triều đình nhà Thanh buộc phải gom gấp sáu triệu lượng bạc trắng trong vòng bảy ngày, một phần ba khoản tiền khổng lồ ấy được hành thương Chợ Mười Ba chung tay gồng gánh, không góp tiền là hạng bán nước, không góp tiền bắt buộc phải chết.
Phan gia của hiệu buôn Phổ Huệ đã cống hiến toàn bộ gia nghiệp.
Cuối cùng, Chợ Mười Ba đất Quảng Đông vẫn bị ngọn lửa chiến loạn thiêu đốt, thể chế quan liêu hủ bại và cuộc chiến kéo dài nhiều năm liền đẩy các hành thương vào đường cùng. Dù nhà họ Phan còn giữ lại một phần tài sản nhỏ nhoi, nhưng quả thực gia cảnh họ đã suy tàn cùng cực, Phan Thịnh Đường thuở nhỏ từng trải qua bao đêm mưa lạnh gió rét, giúp đỡ người mẹ yếu đuối bệnh tật dệt vải là áo, ông cố Phan qua đời vì sầu não, trên con thuyền tại Châu Giang, người nước ngoài viết cho ông một bài điếu văn nặng tình hào nhoáng, nhưng lại chẳng biết con cháu người thương nhân này đang đứng trên bờ, tranh cướp chai rượu bọn họ ném từ trên thuyền xuống.
Từ “Quan” từng khảm vào tên mỗi hành thương Chợ Mười Ba: Ngũ Hạo Quan của hiệu buôn Di Hòa, Lư Mậu Quan của hiệu buôn Quảng Lợi, Phan Chấn Quan của hiệu buôn Phổ Huệ, Trịnh Quỳnh Quan, Trịnh Đình Quan của hiệu buôn Vĩnh Hòa… Cha truyền con nối, anh buông em tiếp, cứ đời nọ thừa kế đời kia, mang theo cái tên thương nhân đệm chữ “Quan” nối liền không dứt, trân quý không khác máu thịt, ngỡ như nó có thể đem lại danh dự và vận may cho cuộc đời vật lộn khốn đốn của đám hành thương.
Đến thời Phan Thịnh Đường, vận mệnh của gia tộc hành thương đã tận, đừng nói là cái tên đậm chất thương nhân, mà có khi cả bàn tính hay thước chặn giấy của cửa hàng cũng để thất lạc. Phan Thịnh Đường sinh ra vào một ngày đẹp, mệnh nằm trên khoảng đại vận tài quan. Theo tập tục, đáng lý tên ông ta cũng phải mang theo chữ “Quan”, nhưng nhà họ Phan đã lụi bại, hy vọng chấn hưng gia tộc quá đỗi mong manh, nghĩ chữ “Quan” lại khiến người ta nhớ tới quá khứ huy hoàng nhà họ Phan, chỉ tổ rước lấy phiền muộn vào thân, cha Phan Thịnh Đường đưa mắt nhìn hoa hải đường trong sân nở sớm giữa tiết trời ấm áp, bèn viết nên hai chữ “Thịnh Đường” trong tiếng khóc vang vọng của con.
Nói theo kiểu Quảng Đông, từ nhỏ Phan Thịnh Đường đã “mắt tinh mày khôn”, cái vẻ bền bỉ nhẫn nại, mạnh mẽ táo tợn của bậc tổ tiên từng đạp gió rẽ sóng tại duyên hải Phúc Kiên cũng ngấm sâu vào máu ông ta. Cha mất sớm, con trai trưởng của người bác duy nhất chết yểu, Thịnh Đường thừa tự hai nhà, từ nhỏ đã buộc phải nai lưng làm công khắp chốn, tích cóp tiền của nuôi sống gia đình. Ngày ngày ông ta đều buộc phải kiếm được mấy đồng đưa cho mẹ. Hơn một trăm năm trước, tổ tiên nhà họ Phan vác đòn gánh bán hải sản, thúng đan, gom góp làm giàu. Hơn một trăm năm sau, Phan Thịnh Đường chạy việc vặt, học nghề ở hiệu buôn Tây, làm lại tất cả từ đầu.
Mười bốn tuổi, ông ta học việc với mức lương còm bốn hào ở hiệu buôn Tây Thái Cổ chuyên vận tải hàng hải và buôn bán đường ăn. Thịnh Đường đâm đầu vào học tiếng Anh, trình độ giao tiếp và đọc viết tiếng Anh của ông ta thậm chí còn nổi trội hơn rất nhiều các quản lý cấp cao tại hiệu buôn Tây. Các mại bản Quảng Đông của Thái Cổ người thì ham ăn biếng làm, kẻ lại chẳng được trò trống gì, Thịnh Đường mượn cơ hội này để tham gia vào nhiều mối làm ăn của hiệu buôn Tây. Chuyên chở đường thủy là tài nguyên huyết mạch của Thái Cổ, Thịnh Đường không chỉ rõ tình hình của từng khoang tàu hay việc vận chuyển như lòng bàn tay, mà còn thường xuyên kiểm hàng kịp giờ tàu chạy vào lúc nửa đêm để tránh trễ nải lịch chuyên chở. Bến tàu nhập về lượng hàng khổng lồ, đường ăn và hàng hóa chất cao như núi, đám trộm cướp thường xuyên tới bến tàu thó hàng, nếu bị phát hiện, chúng sẽ thẳng tay giành giật cướp bóc, không ngừng sinh sự, Thịnh Đường từng bầm dập mình mẩy, tả tơi áo quần suốt một năm ròng vì chúng.
Chàng trai trẻ này không thích rượu thuốc, không mê đánh bạc, lại nói năng thận trọng, khiến người ta tấm tắc vì sự lanh lợi trung hậu. Ông ta liên tục bôn ba quanh hai chốn hải quan và hiệu buôn Tây, sử dụng mánh khóe xã giao ngày một lão luyện để bắt nối quan hệ với đủ loại người, đồng thời, khoản vốn Thịnh Đường quản lý luôn được điều động theo phương hướng sinh lợi tuyệt hảo. Đương nhiên một con người như ông ta sẽ được hiệu buôn Tây trọng dụng. Hai mươi tuổi, ông ta chính thức trở thành mại bản cho hiệu buôn Tây, dùng số tiền riêng tích cóp được để kinh doanh một vườn trà nhỏ tại quê nhà Phúc Kiến, tiền kiếm về lại bỏ ra để mua các hộ trồng trà nhỏ lẻ, dần trở thành bên cung cấp hàng hóa cho hiệu buôn Tây. Người phương Tây nếm được hương vị xưa cũ từ thức trà của Thịnh Đường, sau khi nghe ngóng mới biết chủ vườn trà này chính là hậu duệ nhà họ Phan của “hiệu buôn Phổ Huệ” Chợ Mười Ba, cháu chắt của Phan Chấn Quan nức tiếng một phương. Từ đó, họ lại càng phải nhìn Thịnh Đường bằng cặp mắt khác xưa.
Thịnh Đường nghiêm khắc với bản thân tới kỳ lạ, ngày nào ông ta cũng bắt tay vào công việc từ lúc trời còn chưa sáng. Vào thời đại mà điện thoại là một thứ gì đó hết sức mới mẻ, ông ta thường liên tục di chuyển giữa các bến tàu và kho hàng, tìm hiểu sự biến động mới nhất của giá cả để có thể kiểm soát, thay đổi hóa đơn xuất hàng bất cứ lúc nào. Ông ta là một người thực thi mệnh lệnh luôn tự tay dốc sức làm tất cả mọi chuyện, dù có mệt mỏi tới mức nào, ông ta cũng vẫn tỏ ra kiên trì và vững vàng. Thịnh Đường vốn kiệm lời, nhưng một khi đã nói thì luôn nhằm thẳng vào trọng tâm, khiến người ta phải tâm phục khẩu phục. Mỗi khi những người dưới quyền mất một khoảng thời gian lớn để trúc trắc báo lại một sự việc với Thịnh Đường, gương mặt nghiêm túc và ánh mắt sáng rực của ông ta luôn khiến người ta run rẩy. Sự oai phong, tài lực và quyền thế của ông ta cũng cứ thế mà leo cao chóng mặt.
Hai mươi sáu tuổi, ông ta đã trở thành nhân tài mới khiến bao kẻ đỏ mắt trong giới kinh doanh Quảng Châu. Thịnh Đường không bao giờ bỏ qua cơ hội làm quen với các nhân vật máu mặt. Ông ta còn có một cuốn vở ghi chép mọi thông tin liên quan tới những người này, sẵn sàng sửa sang thay đổi bất cứ lúc nào. Chẳng mấy chốc ông ta đã có thể tham gia một số những buổi tụ hội quan trọng của người nước ngoài. Khi phố mới lên đèn, bên bờ Châu Giang dập dờn đèn hoa, người ta luôn dễ dàng bắt gặp bóng chàng trai trẻ bận áo sơ mi đắt đỏ nhã nhặn, vội vã tìm tới địa điểm từng buổi dạ tiệc. Nếu để ý kỹ, người ta có thể nhìn thấy vẻ thỏa thuê đắc ý, hăm hở mừng vui trên nét mặt tuấn tú của kẻ này. Hai mươi tám tuổi, ông ta cưới ái nữ của Tuần phủ Quảng Châu Vinh Khiêm, bắt nối quan hệ với giới quan lại. Ba mươi tuổi, ông ta trở thành tổng mại bản của hiệu buôn Tây Phổ Huệ. Cùng thời điểm ấy, các mối kinh doanh ngoại trang của ông ta như bảo hiểm, kho dầu, vườn trà, xưởng đường phất lên như diều gặp gió. Mấy chục năm ròng, ông ta đã dệt nên một tấm lưới của cải khổng lồ cho mình, dần trải dài ra tận Thượng Hải, Quảng Châu, Hán Khẩu, đế quốc tiền tài của Thịnh Đường từ từ quật khởi.
Ông ta đã lê từng bước tới ngày hôm nay…
Ánh sáng lọt qua cửa sổ, chiếu lên đầu giường, khiến những sợi chỉ vàng thêu bên mép gối cứ thoắt sáng thoắt tối. Vì phòng ốc lạnh ngắt nên trông hệt như cõi ảo ảnh. Mùi thuốc nước nồng nặc khắp phòng, hộ sĩ rút đầu kim khỏi mu bàn tay Thịnh Đường, ống tiêm đã qua sử dụng vang tiếng lanh lảnh trong chiếc khay trắng muốt, thứ âm thanh này khiến người ta rét buốt tột cùng.
Hai mắt Thịnh Đường nhắm nghiền, cứ chốc chốc đôi môi lại run rẩy. Tỉnh lại, kiểu gì ông ta cũng phải ho sặc sụa, hoặc là vì ho sặc sụa mà thức dậy. Ông ta đã mê man liền ba đêm, đầu óc chẳng còn tỉnh táo. Bà Vân ngồi trên chiếc ghế đặt gần ông ta nhất, thỉnh thoảng lại vươn tay gạt lệ. Trước khi đi, hộ sĩ chào tạm biệt bà, rồi lại thì thầm nhắc nhở mấy câu. Bà Vân gật đầu, nói: “Nếu có việc gì tôi sẽ gọi.” Hộ sĩ đi rồi, bà ta lại sụt sịt khóc. Cảnh Ninh đứng gần đó, nhận lấy chiếc lư đồng sưởi ấm từ tay Tiểu Quân. Thấy mẹ khóc, cô cau mày: “Mẹ, bác sĩ bảo bệnh tình cha không nặng mà, mẹ khóc như vậy làm gì. Với cả nếu cha tỉnh lại thấy mẹ thế này, ông lại tức cho đấy.”
Bà Vân nghẹn ngào: “Vậy con làm cách nào cho ông ấy tỉnh dậy đi, dù tỉnh rồi ông ấy có trút giận lên mẹ cũng được. Nếu ông ấy không dậy nổi, e là nhà họ Phan không còn chỗ cho ba mẹ con mình đâu…”
“Mẹ nói cái gì vậy.” Cảnh Ninh bực bội.
“Mẹ muốn ở một mình với cha con, mấy đứa ra ngoài trước đi.” Bà Vân cầm khăn tay lau nước mắt, rồi ngẩn ngơ nhìn chồng mình chằm chằm. Thấy mẹ như vậy, Cảnh Ninh thở dài, nhét chiếc lư giữ ấm vào lớp chăn dưới chân cha rồi rời khỏi phòng cùng Tiểu Quân.
Cửa vừa khép, vẻ đau xót của bà Vân đã tức khắc hóa thành bình tĩnh tới lạnh lùng. Đôi mắt sáng lập lòe của bà nán lại hồi lâu trên gương mặt Thịnh Đường. Thấy ông ta vẫn đang chìm vào cơn mê man, bà lập tức dời tầm mắt.
Bọn họ đã ngủ riêng được nhiều năm rồi. Mấy ngày gần đây bà mới năng qua lại căn phòng ngủ này. Căn phòng được sửa sang lại y hệt như phòng làm việc tại hiệu buôn Tây, chỉ khác ở chỗ đặt thêm chiếc giường. Trừ Thịnh Đường ra, không ai trong nhà này có thể lưu lại phòng ông ta quá một tiếng đồng hồ, dù đó có là cậu con trai cả dường như được ông ta yêu thương nhất. Nhưng hôm nào cũng có người từ hiệu buôn Tây ghé tới, quá nửa là nhân viên cấp cao của phòng kế toán Hoa, hoặc là luật sư hoặc là kế toán, bọn họ tới đây để báo cáo công việc cho Thịnh Đường, rồi nghe chỉ thị để xử lý công chuyện. Nhưng thật ra, Thịnh Đường gần như không bước chân ra khỏi nhà đã xử lý một phi vụ thu mua kếch xù giúp hiệu buôn Tây. Đúng, ông ta đã hoàn thành mọi công tác điều tra trong thương vụ hãng buôn Khải Nhuận ngay tại căn phòng này.
Ông ta đã làm cách nào vậy?
Giờ đây, căn phòng này lại có thêm một chức năng, nó đã được biến thành một phòng bệnh lớn, có đủ các trang thiết bị điều trị, chăm sóc sức khỏe. Những chiếc điện thoại hay máy điện báo trên bàn chẳng còn đổ chuông nữa. Sợ ảnh hưởng tới bệnh nhân, cậu cả nhà họ Phan đã tự ý rút hết đường dây điện thoại. Thịnh Đường thoi thóp hơi tàn nằm trên giường, để lộ tất thảy vẻ yếu ớt bất lực mà một người già có thể phơi bày. Thời gian đã lột mất vẻ uy nghiêm và thô bạo trên cơ thể ông ta.
Bà Vân đứng dậy, tuần tra tứ phía như một con mèo mẹ nhanh nhẹn, lẳng lặng lật giở xem xét từng góc phòng. Bà ta đã tìm kiếm suốt mấy ngày trời, chỉ cần có cơ hội được lưu lại căn phòng này, sau khi đuổi được mọi người ra ngoài, bà ta sẽ tìm kiếm đào bới theo bản năng, dù bà Vân cũng không biết rốt cuộc mình đang tìm gì. Phan Thịnh Đường không giống kiểu người sẽ viết sẵn di chúc. Với ông ta, tài sản là tất cả. Sao ông ta nỡ để lại nó cho kẻ khác trước khi nhắm mắt xuôi tay. Vả lại, ông ta gần như không bao giờ nghĩ mình sẽ chết. Ông ta sợ chết vô cùng. Nhưng sợ chết nữa thì có sao, chẳng phải ông ta vẫn thành ra thế này đây thôi, nằm trên giường như một cái xác.
Trực giác bà Vân mách bảo chắc chắn căn phòng này có ẩn chứa bí mật của Phan Thịnh Đường. Hôm qua bà ta đã tìm xong giá sách, bên trong xếp đầy mớ sổ sách nặng trịch, xem mà chỉ thấy mệt, nhưng bà ta vẫn kiểm tra rất nhanh. Tuy thế, bà chẳng tìm được thứ gì đáng giá. Hôm nay bà ta đào bới xong ngăn kéo, nhưng tay trắng vẫn hoàn tay trắng. Phan Thịnh Đường là một con buôn thứ thiệt, không thiết gì máu mủ, chỉ chăm chăm tiền tài. Bà ta gần như không thể tìm ra một dấu vết nhỏ nhoi nào có liên quan tới cuộc sống gia đình trong căn phòng này, đến ảnh cũng chẳng có một tấm. Căn phòng này là một phòng làm việc, một phòng bệnh, có thể rồi sẽ trở thành nhà xác, nhưng nó không phải một căn nhà.
Bà Vân mệt mỏi ngồi xuống chiếc xô pha da, những giọt nước mắt chân thật của bà ta ứa ra. Vừa khóc bà ta vừa mắng, giọng nhỏ như tiếng muỗi, vì bà ta vẫn còn rất sợ kẻ sống dở chết dở trên giường. Tuy vậy, bà ta thật sự oán hận, nước mắt trào ra liên tục: “Ông chết thì cứ chết, liệt thì cứ liệt mà chẳng hề lo liệu chuẩn bị cho tôi một chút nào. Tôi theo ông bao nhiêu năm ròng mà ông không bao giờ nhớ nhung tới tôi, trong lòng ông chỉ có tiền. Hay lắm, ông cứ nằm chết dí ở đấy đi, tiền còn có tác dụng gì? Nó có đổi được hơi thở thông thuận cho ông không? Ông hận bà vợ đầu của ông như vậy, nhưng chẳng phải ông đã ép cô ta vào đường chết sao? Giờ tiền đồ thằng con trai người ta đẻ ra khấm khá lắm rồi, có thể làm chủ cái nhà họ Phan này, lấy mớ tiền của ông đi nhẹ như bẫng, ông vui chưa? Ông có chết thì chết nhanh lên, chết đi còn xuống gặp người phụ nữ khốn kiếp đó, xem xem cô ta chế nhạo ông thế nào!”
Khóc mệt rồi, mắng mệt rồi, bà ta mới đứng dậy, bước về phía giường Thịnh Đường rồi cúi đầu nhìn theo thói quen. Nhưng lần này bà ta suýt sợ mất mật.
Vì chẳng biết Thịnh Đường đã mở mắt từ lúc nào, ông ta đang nhìn bà chằm chằm.
Chân bà Vân mềm nhũn, run rẩy thốt: “Mình, mình à!”
Thịnh Đường ho khan, đờm nghẹn lại trong miệng, tiếng nghe vang dội, bà Vân hoảng hốt đâm quên cả đưa ống nhổ cho chồng, chỉ đứng im như một pho tượng.
Thịnh Đường thều thào: “Khát nước.”
Bà Vân hoàn hồn, vội đỡ Thịnh Đường ngồi dậy nhổ đờm, rồi lấy khăn tay lau miệng cho chồng, rót nước cho ông ta. Thịnh Đường bải hoải dựa vào cánh tay vợ mình, bà có thể cảm nhận được cơn run rẩy của ông ta, bèn dè dặt hỏi: “Mình tỉnh từ bao giờ vậy?”
Thịnh Đường quay đầu nhìn bà Vân, gương mặt ông ta lạnh tanh. Bà Vân sợ nhất là khi ông ta nhìn mình như vậy, sống lưng bà ta tê dại. Thịnh Đường khàn giọng: “Sợ tôi chết tới vậy ư? Khóc sưng cả mắt rồi kìa.”
Bà Vân nước mắt đầm đìa: “Mình à, mấy ngày nay tôi lo đến vỡ tim mất. Sao tôi và các con có thể sống thiếu ông được.”
Thịnh Đường chậm rãi nằm xuống, nhắm mắt lại: “Ừ, tôi biết.”
Bà Vân ân cần đắp chăn cho ông ta, rồi lại đổi vị trí chiếc lư ấm dưới chân chồng: “Mình có lạnh không?”
Thịnh Đường lắc đầu: “Tôi ngủ bao lâu rồi?”
“Tối qua uống thuốc xong là mình ngủ tới tận giờ, lúc này đã là hơn hai giờ chiều rồi.”
“Cũng sắp hết một ngày tới nơi, thời gian trôi nhanh quá.” Thịnh Đường lẳng lặng, dù giọng ông ta yếu ớt nhưng hơi thở lại nhẹ nhàng, rõ ràng bệnh tình đã chuyển biến tốt đẹp. Bà Vân vốn thấp thỏm không yêu, giờ mắt chợt sáng bừng, vỗ tay nói: “Để tôi gọi Ninh Ninh và A Huyên vào! Biết ông tỉnh chắc chắn chúng nó sẽ mừng lắm, mấy ngày nay hai đứa chăm sóc ông quên ăn quên ngủ…”
“A Sâm đâu?” Thịnh Đường hỏi.
“Nó…” Gương mặt bà Vân trở lạnh, “nó ở hiệu buôn Tây suốt. Edmund tạm thời để nó xử lý công việc của tổng mại bản, nó chỉ nán lại nhà một lúc hôm ông đổ bệnh thôi.”
“Gọi điện thoại cho thằng bé, nói tôi tỉnh rồi.”
Thời tiền bạc còn chất đầy Chợ Mười Ba, nhà họ Phan từng “thịnh” tới chừng nào?
Hành thương là giới thương nhân được chính phủ đặc biệt cho phép kinh doanh cùng người nước ngoài, cũng chính là “King’s Merchant” trong mắt người phương Tây. Nhà họ Phan là gia tộc đứng hàng nhất nhì giới hành thương, khi ký các hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa, hàng trăm nghìn lượng bạc cứ thế ra vào nhẹ như bẫng, tô thuế chấp nhận bảo hiểm lên tới mấy chục nghìn hay thậm chí là hơn cả trăm nghìn lượng. Câu chuyện “trả hàng” mà Edmund nhung nhớ mãi không thôi cũng là một giai thoại trong lịch sử giao thương hai nước Trung – Anh.
Khi ấy nhà họ Phan làm đại lý cho mặt hàng trà Phúc Kiến của một công ty Anh nhỏ, công ty này chở một thuyền đầy lá trà tới châu Âu. Thuyền mắc cạn, khiến quá nửa lá trà hư hỏng trên chặng đường đi, bên Anh quốc yêu cầu đổi trả hàng, chẳng hề đề cập dù chỉ một chữ về chuyện vừa xảy ra mà chỉ nói: “Chất lượng lá trà chưa đạt tiêu chuẩn, yêu cầu trả hàng, đổi lại lô trà mới.” Lô trà này lại được chở về Quảng Châu, một phần rải rác trong bao đay và thùng gỗ, một phần chất thẳng trên boong tàu, đại đa số bao bì đều đã hư hại tới độ không nhìn rõ cả số hiệu. Ông cố của Phan Thịnh Đường – Phan Chấn Quan vừa điều tra đã biết ngay chân tướng. Hơn một nghìn hòm lá trà, tổng khoản tiền hoàn trả vượt quá mười nghìn lượng bạc, vậy mà ông chẳng hề chần chừ, thậm chí không buồn buông một lời biện bạch cho hiệu buôn của mình, mà cứ thế lập tức chất hàng mới lên tàu, đổi lại cho người Anh.
Ông nói: “Lời lãi không phải chuyện trước mắt, cũng như hai mặt âm dương vậy, tổn thất tạm thời không có nghĩa tương lai không thu được lợi nhuận. Chuyện gì cũng phải có người tiên phong. Dù trước đây chưa từng xảy ra tiền lệ trả hàng, nhưng hãy để hiệu buôn Phổ Huệ tạo ra tiền lệ này.” Đến công ty Đông Ấn Độ nghe xong cũng phải giơ ngón cái, ca ngợi sự thành thật quyết đoán của thương nhân người Hoa này. Kể từ ấy, mọi lô lá trà có mang ký hiệu “Phổ Huệ” đều thông hành thuận lợi trên châu Âu, bán chạy tới hàng chục năm. Công ty nước Anh nọ cũng khắc sâu câu chuyện này trong lòng. Sau khi nhà họ Phan lụi bại, công ty Anh tiếp tục sử dụng hai chữ “Phổ Huệ” làm danh xưng cho hãng buôn Trung Quốc của mình, từ đó, ta có hiệu buôn Tây Phổ Huệ như ngày hôm nay.
Mối quan hệ làm ăn giữa người hành thương tại Chợ Mười Ba và dân phương Tây gắn bó hòa hợp, cùng tạo nên nguồn tiền tài dồi dào trên cơ sở tin cậy lẫn nhau. Tuy vậy, truyền thuyết huy hoàng ấy vẫn không thoát khỏi bàn tay bóp méo, nghiền nát của vận nước cuối triều Thanh.
Trong lòng hầu hết những người thời ấy, sự nghiệp kinh doanh của hiệu buôn Phổ Huệ đúng thực là con đường kinh doanh đứng đắn: Nào tơ tằm, lá trà, vải vóc, gốm sứ… Nhưng những hiệu buôn nước Anh có quan hệ mật thiết với gia tộc nhà họ Phan còn từng dấn thân vào mối kinh doanh một mặt hàng tội ác, đó là thuốc phiện. Trong quá trình điên cuồng tiêu thụ thuốc phiện, bạc trắng cứ thế ào ào trút vào túi người Anh, cán cân tiểu ly thặng dư thương mại bắt đầu nghiêng lệch. Ở vào hoàn cảnh ấy, trọng thần triều đình Lâm Tắc Từ nhận hoàng lệnh, cấm các địa điểm miền Nam Trung Quốc hút thuốc phiện. Chợ Mười Ba kẹt giữa triều đình và người phương Tây, bắt đầu đón nhận cảnh ngộ muôn phần gian nan.
Có lần, Lâm Tắc Từ muốn truyền lệnh cho người nước ngoài, nhưng không để quan lại thông báo chính thức, mà cho hải quan Quảng Châu chọn một hành thương truyền lời, hành thương này chính là người từng được các thương nhân trong ngoài nước ngợi khen cảm phục, Phan Chấn Quan. Ông Phan Chấn Quan cổ đeo xích sắc, được áp giải tới nhà người nước ngoài như một con chó, chỉ để nói giúp chính phủ một câu: “Lâm đại nhân lệnh cho ngài Charles lập tức vào thành.” Người ta gọi đây là “quýt làm cam chịu”. Vào thời đại phong kiến phân hóa đẳng cấp nghiêm ngặt, khinh thường giới kinh thương, dù có là tham quan hay thanh quan cũng chẳng một ai thật sự tôn trọng thương nhân, mặc cho kẻ này có sở hữu gia sản chất cao như núi hay chăng.
Mùa hạ năm 1841, quân đội Anh tấn công thành Quảng Châu, một trong những người đứng đầu Chợ Mười Ba là Ngũ Thiệu Vinh đại diện cho phe Trung Quốc đàm phán với tổng chỉ huy Elliot, sau khi “Hòa ước Quảng Châu” được ký kết, quân đội Anh rút lui khỏi Hổ Môn, còn triều đình nhà Thanh buộc phải gom gấp sáu triệu lượng bạc trắng trong vòng bảy ngày, một phần ba khoản tiền khổng lồ ấy được hành thương Chợ Mười Ba chung tay gồng gánh, không góp tiền là hạng bán nước, không góp tiền bắt buộc phải chết.
Phan gia của hiệu buôn Phổ Huệ đã cống hiến toàn bộ gia nghiệp.
Cuối cùng, Chợ Mười Ba đất Quảng Đông vẫn bị ngọn lửa chiến loạn thiêu đốt, thể chế quan liêu hủ bại và cuộc chiến kéo dài nhiều năm liền đẩy các hành thương vào đường cùng. Dù nhà họ Phan còn giữ lại một phần tài sản nhỏ nhoi, nhưng quả thực gia cảnh họ đã suy tàn cùng cực, Phan Thịnh Đường thuở nhỏ từng trải qua bao đêm mưa lạnh gió rét, giúp đỡ người mẹ yếu đuối bệnh tật dệt vải là áo, ông cố Phan qua đời vì sầu não, trên con thuyền tại Châu Giang, người nước ngoài viết cho ông một bài điếu văn nặng tình hào nhoáng, nhưng lại chẳng biết con cháu người thương nhân này đang đứng trên bờ, tranh cướp chai rượu bọn họ ném từ trên thuyền xuống.
Từ “Quan” từng khảm vào tên mỗi hành thương Chợ Mười Ba: Ngũ Hạo Quan của hiệu buôn Di Hòa, Lư Mậu Quan của hiệu buôn Quảng Lợi, Phan Chấn Quan của hiệu buôn Phổ Huệ, Trịnh Quỳnh Quan, Trịnh Đình Quan của hiệu buôn Vĩnh Hòa… Cha truyền con nối, anh buông em tiếp, cứ đời nọ thừa kế đời kia, mang theo cái tên thương nhân đệm chữ “Quan” nối liền không dứt, trân quý không khác máu thịt, ngỡ như nó có thể đem lại danh dự và vận may cho cuộc đời vật lộn khốn đốn của đám hành thương.
Đến thời Phan Thịnh Đường, vận mệnh của gia tộc hành thương đã tận, đừng nói là cái tên đậm chất thương nhân, mà có khi cả bàn tính hay thước chặn giấy của cửa hàng cũng để thất lạc. Phan Thịnh Đường sinh ra vào một ngày đẹp, mệnh nằm trên khoảng đại vận tài quan. Theo tập tục, đáng lý tên ông ta cũng phải mang theo chữ “Quan”, nhưng nhà họ Phan đã lụi bại, hy vọng chấn hưng gia tộc quá đỗi mong manh, nghĩ chữ “Quan” lại khiến người ta nhớ tới quá khứ huy hoàng nhà họ Phan, chỉ tổ rước lấy phiền muộn vào thân, cha Phan Thịnh Đường đưa mắt nhìn hoa hải đường trong sân nở sớm giữa tiết trời ấm áp, bèn viết nên hai chữ “Thịnh Đường” trong tiếng khóc vang vọng của con.
Nói theo kiểu Quảng Đông, từ nhỏ Phan Thịnh Đường đã “mắt tinh mày khôn”, cái vẻ bền bỉ nhẫn nại, mạnh mẽ táo tợn của bậc tổ tiên từng đạp gió rẽ sóng tại duyên hải Phúc Kiên cũng ngấm sâu vào máu ông ta. Cha mất sớm, con trai trưởng của người bác duy nhất chết yểu, Thịnh Đường thừa tự hai nhà, từ nhỏ đã buộc phải nai lưng làm công khắp chốn, tích cóp tiền của nuôi sống gia đình. Ngày ngày ông ta đều buộc phải kiếm được mấy đồng đưa cho mẹ. Hơn một trăm năm trước, tổ tiên nhà họ Phan vác đòn gánh bán hải sản, thúng đan, gom góp làm giàu. Hơn một trăm năm sau, Phan Thịnh Đường chạy việc vặt, học nghề ở hiệu buôn Tây, làm lại tất cả từ đầu.
Mười bốn tuổi, ông ta học việc với mức lương còm bốn hào ở hiệu buôn Tây Thái Cổ chuyên vận tải hàng hải và buôn bán đường ăn. Thịnh Đường đâm đầu vào học tiếng Anh, trình độ giao tiếp và đọc viết tiếng Anh của ông ta thậm chí còn nổi trội hơn rất nhiều các quản lý cấp cao tại hiệu buôn Tây. Các mại bản Quảng Đông của Thái Cổ người thì ham ăn biếng làm, kẻ lại chẳng được trò trống gì, Thịnh Đường mượn cơ hội này để tham gia vào nhiều mối làm ăn của hiệu buôn Tây. Chuyên chở đường thủy là tài nguyên huyết mạch của Thái Cổ, Thịnh Đường không chỉ rõ tình hình của từng khoang tàu hay việc vận chuyển như lòng bàn tay, mà còn thường xuyên kiểm hàng kịp giờ tàu chạy vào lúc nửa đêm để tránh trễ nải lịch chuyên chở. Bến tàu nhập về lượng hàng khổng lồ, đường ăn và hàng hóa chất cao như núi, đám trộm cướp thường xuyên tới bến tàu thó hàng, nếu bị phát hiện, chúng sẽ thẳng tay giành giật cướp bóc, không ngừng sinh sự, Thịnh Đường từng bầm dập mình mẩy, tả tơi áo quần suốt một năm ròng vì chúng.
Chàng trai trẻ này không thích rượu thuốc, không mê đánh bạc, lại nói năng thận trọng, khiến người ta tấm tắc vì sự lanh lợi trung hậu. Ông ta liên tục bôn ba quanh hai chốn hải quan và hiệu buôn Tây, sử dụng mánh khóe xã giao ngày một lão luyện để bắt nối quan hệ với đủ loại người, đồng thời, khoản vốn Thịnh Đường quản lý luôn được điều động theo phương hướng sinh lợi tuyệt hảo. Đương nhiên một con người như ông ta sẽ được hiệu buôn Tây trọng dụng. Hai mươi tuổi, ông ta chính thức trở thành mại bản cho hiệu buôn Tây, dùng số tiền riêng tích cóp được để kinh doanh một vườn trà nhỏ tại quê nhà Phúc Kiến, tiền kiếm về lại bỏ ra để mua các hộ trồng trà nhỏ lẻ, dần trở thành bên cung cấp hàng hóa cho hiệu buôn Tây. Người phương Tây nếm được hương vị xưa cũ từ thức trà của Thịnh Đường, sau khi nghe ngóng mới biết chủ vườn trà này chính là hậu duệ nhà họ Phan của “hiệu buôn Phổ Huệ” Chợ Mười Ba, cháu chắt của Phan Chấn Quan nức tiếng một phương. Từ đó, họ lại càng phải nhìn Thịnh Đường bằng cặp mắt khác xưa.
Thịnh Đường nghiêm khắc với bản thân tới kỳ lạ, ngày nào ông ta cũng bắt tay vào công việc từ lúc trời còn chưa sáng. Vào thời đại mà điện thoại là một thứ gì đó hết sức mới mẻ, ông ta thường liên tục di chuyển giữa các bến tàu và kho hàng, tìm hiểu sự biến động mới nhất của giá cả để có thể kiểm soát, thay đổi hóa đơn xuất hàng bất cứ lúc nào. Ông ta là một người thực thi mệnh lệnh luôn tự tay dốc sức làm tất cả mọi chuyện, dù có mệt mỏi tới mức nào, ông ta cũng vẫn tỏ ra kiên trì và vững vàng. Thịnh Đường vốn kiệm lời, nhưng một khi đã nói thì luôn nhằm thẳng vào trọng tâm, khiến người ta phải tâm phục khẩu phục. Mỗi khi những người dưới quyền mất một khoảng thời gian lớn để trúc trắc báo lại một sự việc với Thịnh Đường, gương mặt nghiêm túc và ánh mắt sáng rực của ông ta luôn khiến người ta run rẩy. Sự oai phong, tài lực và quyền thế của ông ta cũng cứ thế mà leo cao chóng mặt.
Hai mươi sáu tuổi, ông ta đã trở thành nhân tài mới khiến bao kẻ đỏ mắt trong giới kinh doanh Quảng Châu. Thịnh Đường không bao giờ bỏ qua cơ hội làm quen với các nhân vật máu mặt. Ông ta còn có một cuốn vở ghi chép mọi thông tin liên quan tới những người này, sẵn sàng sửa sang thay đổi bất cứ lúc nào. Chẳng mấy chốc ông ta đã có thể tham gia một số những buổi tụ hội quan trọng của người nước ngoài. Khi phố mới lên đèn, bên bờ Châu Giang dập dờn đèn hoa, người ta luôn dễ dàng bắt gặp bóng chàng trai trẻ bận áo sơ mi đắt đỏ nhã nhặn, vội vã tìm tới địa điểm từng buổi dạ tiệc. Nếu để ý kỹ, người ta có thể nhìn thấy vẻ thỏa thuê đắc ý, hăm hở mừng vui trên nét mặt tuấn tú của kẻ này. Hai mươi tám tuổi, ông ta cưới ái nữ của Tuần phủ Quảng Châu Vinh Khiêm, bắt nối quan hệ với giới quan lại. Ba mươi tuổi, ông ta trở thành tổng mại bản của hiệu buôn Tây Phổ Huệ. Cùng thời điểm ấy, các mối kinh doanh ngoại trang của ông ta như bảo hiểm, kho dầu, vườn trà, xưởng đường phất lên như diều gặp gió. Mấy chục năm ròng, ông ta đã dệt nên một tấm lưới của cải khổng lồ cho mình, dần trải dài ra tận Thượng Hải, Quảng Châu, Hán Khẩu, đế quốc tiền tài của Thịnh Đường từ từ quật khởi.
Ông ta đã lê từng bước tới ngày hôm nay…
Ánh sáng lọt qua cửa sổ, chiếu lên đầu giường, khiến những sợi chỉ vàng thêu bên mép gối cứ thoắt sáng thoắt tối. Vì phòng ốc lạnh ngắt nên trông hệt như cõi ảo ảnh. Mùi thuốc nước nồng nặc khắp phòng, hộ sĩ rút đầu kim khỏi mu bàn tay Thịnh Đường, ống tiêm đã qua sử dụng vang tiếng lanh lảnh trong chiếc khay trắng muốt, thứ âm thanh này khiến người ta rét buốt tột cùng.
Hai mắt Thịnh Đường nhắm nghiền, cứ chốc chốc đôi môi lại run rẩy. Tỉnh lại, kiểu gì ông ta cũng phải ho sặc sụa, hoặc là vì ho sặc sụa mà thức dậy. Ông ta đã mê man liền ba đêm, đầu óc chẳng còn tỉnh táo. Bà Vân ngồi trên chiếc ghế đặt gần ông ta nhất, thỉnh thoảng lại vươn tay gạt lệ. Trước khi đi, hộ sĩ chào tạm biệt bà, rồi lại thì thầm nhắc nhở mấy câu. Bà Vân gật đầu, nói: “Nếu có việc gì tôi sẽ gọi.” Hộ sĩ đi rồi, bà ta lại sụt sịt khóc. Cảnh Ninh đứng gần đó, nhận lấy chiếc lư đồng sưởi ấm từ tay Tiểu Quân. Thấy mẹ khóc, cô cau mày: “Mẹ, bác sĩ bảo bệnh tình cha không nặng mà, mẹ khóc như vậy làm gì. Với cả nếu cha tỉnh lại thấy mẹ thế này, ông lại tức cho đấy.”
Bà Vân nghẹn ngào: “Vậy con làm cách nào cho ông ấy tỉnh dậy đi, dù tỉnh rồi ông ấy có trút giận lên mẹ cũng được. Nếu ông ấy không dậy nổi, e là nhà họ Phan không còn chỗ cho ba mẹ con mình đâu…”
“Mẹ nói cái gì vậy.” Cảnh Ninh bực bội.
“Mẹ muốn ở một mình với cha con, mấy đứa ra ngoài trước đi.” Bà Vân cầm khăn tay lau nước mắt, rồi ngẩn ngơ nhìn chồng mình chằm chằm. Thấy mẹ như vậy, Cảnh Ninh thở dài, nhét chiếc lư giữ ấm vào lớp chăn dưới chân cha rồi rời khỏi phòng cùng Tiểu Quân.
Cửa vừa khép, vẻ đau xót của bà Vân đã tức khắc hóa thành bình tĩnh tới lạnh lùng. Đôi mắt sáng lập lòe của bà nán lại hồi lâu trên gương mặt Thịnh Đường. Thấy ông ta vẫn đang chìm vào cơn mê man, bà lập tức dời tầm mắt.
Bọn họ đã ngủ riêng được nhiều năm rồi. Mấy ngày gần đây bà mới năng qua lại căn phòng ngủ này. Căn phòng được sửa sang lại y hệt như phòng làm việc tại hiệu buôn Tây, chỉ khác ở chỗ đặt thêm chiếc giường. Trừ Thịnh Đường ra, không ai trong nhà này có thể lưu lại phòng ông ta quá một tiếng đồng hồ, dù đó có là cậu con trai cả dường như được ông ta yêu thương nhất. Nhưng hôm nào cũng có người từ hiệu buôn Tây ghé tới, quá nửa là nhân viên cấp cao của phòng kế toán Hoa, hoặc là luật sư hoặc là kế toán, bọn họ tới đây để báo cáo công việc cho Thịnh Đường, rồi nghe chỉ thị để xử lý công chuyện. Nhưng thật ra, Thịnh Đường gần như không bước chân ra khỏi nhà đã xử lý một phi vụ thu mua kếch xù giúp hiệu buôn Tây. Đúng, ông ta đã hoàn thành mọi công tác điều tra trong thương vụ hãng buôn Khải Nhuận ngay tại căn phòng này.
Ông ta đã làm cách nào vậy?
Giờ đây, căn phòng này lại có thêm một chức năng, nó đã được biến thành một phòng bệnh lớn, có đủ các trang thiết bị điều trị, chăm sóc sức khỏe. Những chiếc điện thoại hay máy điện báo trên bàn chẳng còn đổ chuông nữa. Sợ ảnh hưởng tới bệnh nhân, cậu cả nhà họ Phan đã tự ý rút hết đường dây điện thoại. Thịnh Đường thoi thóp hơi tàn nằm trên giường, để lộ tất thảy vẻ yếu ớt bất lực mà một người già có thể phơi bày. Thời gian đã lột mất vẻ uy nghiêm và thô bạo trên cơ thể ông ta.
Bà Vân đứng dậy, tuần tra tứ phía như một con mèo mẹ nhanh nhẹn, lẳng lặng lật giở xem xét từng góc phòng. Bà ta đã tìm kiếm suốt mấy ngày trời, chỉ cần có cơ hội được lưu lại căn phòng này, sau khi đuổi được mọi người ra ngoài, bà ta sẽ tìm kiếm đào bới theo bản năng, dù bà Vân cũng không biết rốt cuộc mình đang tìm gì. Phan Thịnh Đường không giống kiểu người sẽ viết sẵn di chúc. Với ông ta, tài sản là tất cả. Sao ông ta nỡ để lại nó cho kẻ khác trước khi nhắm mắt xuôi tay. Vả lại, ông ta gần như không bao giờ nghĩ mình sẽ chết. Ông ta sợ chết vô cùng. Nhưng sợ chết nữa thì có sao, chẳng phải ông ta vẫn thành ra thế này đây thôi, nằm trên giường như một cái xác.
Trực giác bà Vân mách bảo chắc chắn căn phòng này có ẩn chứa bí mật của Phan Thịnh Đường. Hôm qua bà ta đã tìm xong giá sách, bên trong xếp đầy mớ sổ sách nặng trịch, xem mà chỉ thấy mệt, nhưng bà ta vẫn kiểm tra rất nhanh. Tuy thế, bà chẳng tìm được thứ gì đáng giá. Hôm nay bà ta đào bới xong ngăn kéo, nhưng tay trắng vẫn hoàn tay trắng. Phan Thịnh Đường là một con buôn thứ thiệt, không thiết gì máu mủ, chỉ chăm chăm tiền tài. Bà ta gần như không thể tìm ra một dấu vết nhỏ nhoi nào có liên quan tới cuộc sống gia đình trong căn phòng này, đến ảnh cũng chẳng có một tấm. Căn phòng này là một phòng làm việc, một phòng bệnh, có thể rồi sẽ trở thành nhà xác, nhưng nó không phải một căn nhà.
Bà Vân mệt mỏi ngồi xuống chiếc xô pha da, những giọt nước mắt chân thật của bà ta ứa ra. Vừa khóc bà ta vừa mắng, giọng nhỏ như tiếng muỗi, vì bà ta vẫn còn rất sợ kẻ sống dở chết dở trên giường. Tuy vậy, bà ta thật sự oán hận, nước mắt trào ra liên tục: “Ông chết thì cứ chết, liệt thì cứ liệt mà chẳng hề lo liệu chuẩn bị cho tôi một chút nào. Tôi theo ông bao nhiêu năm ròng mà ông không bao giờ nhớ nhung tới tôi, trong lòng ông chỉ có tiền. Hay lắm, ông cứ nằm chết dí ở đấy đi, tiền còn có tác dụng gì? Nó có đổi được hơi thở thông thuận cho ông không? Ông hận bà vợ đầu của ông như vậy, nhưng chẳng phải ông đã ép cô ta vào đường chết sao? Giờ tiền đồ thằng con trai người ta đẻ ra khấm khá lắm rồi, có thể làm chủ cái nhà họ Phan này, lấy mớ tiền của ông đi nhẹ như bẫng, ông vui chưa? Ông có chết thì chết nhanh lên, chết đi còn xuống gặp người phụ nữ khốn kiếp đó, xem xem cô ta chế nhạo ông thế nào!”
Khóc mệt rồi, mắng mệt rồi, bà ta mới đứng dậy, bước về phía giường Thịnh Đường rồi cúi đầu nhìn theo thói quen. Nhưng lần này bà ta suýt sợ mất mật.
Vì chẳng biết Thịnh Đường đã mở mắt từ lúc nào, ông ta đang nhìn bà chằm chằm.
Chân bà Vân mềm nhũn, run rẩy thốt: “Mình, mình à!”
Thịnh Đường ho khan, đờm nghẹn lại trong miệng, tiếng nghe vang dội, bà Vân hoảng hốt đâm quên cả đưa ống nhổ cho chồng, chỉ đứng im như một pho tượng.
Thịnh Đường thều thào: “Khát nước.”
Bà Vân hoàn hồn, vội đỡ Thịnh Đường ngồi dậy nhổ đờm, rồi lấy khăn tay lau miệng cho chồng, rót nước cho ông ta. Thịnh Đường bải hoải dựa vào cánh tay vợ mình, bà có thể cảm nhận được cơn run rẩy của ông ta, bèn dè dặt hỏi: “Mình tỉnh từ bao giờ vậy?”
Thịnh Đường quay đầu nhìn bà Vân, gương mặt ông ta lạnh tanh. Bà Vân sợ nhất là khi ông ta nhìn mình như vậy, sống lưng bà ta tê dại. Thịnh Đường khàn giọng: “Sợ tôi chết tới vậy ư? Khóc sưng cả mắt rồi kìa.”
Bà Vân nước mắt đầm đìa: “Mình à, mấy ngày nay tôi lo đến vỡ tim mất. Sao tôi và các con có thể sống thiếu ông được.”
Thịnh Đường chậm rãi nằm xuống, nhắm mắt lại: “Ừ, tôi biết.”
Bà Vân ân cần đắp chăn cho ông ta, rồi lại đổi vị trí chiếc lư ấm dưới chân chồng: “Mình có lạnh không?”
Thịnh Đường lắc đầu: “Tôi ngủ bao lâu rồi?”
“Tối qua uống thuốc xong là mình ngủ tới tận giờ, lúc này đã là hơn hai giờ chiều rồi.”
“Cũng sắp hết một ngày tới nơi, thời gian trôi nhanh quá.” Thịnh Đường lẳng lặng, dù giọng ông ta yếu ớt nhưng hơi thở lại nhẹ nhàng, rõ ràng bệnh tình đã chuyển biến tốt đẹp. Bà Vân vốn thấp thỏm không yêu, giờ mắt chợt sáng bừng, vỗ tay nói: “Để tôi gọi Ninh Ninh và A Huyên vào! Biết ông tỉnh chắc chắn chúng nó sẽ mừng lắm, mấy ngày nay hai đứa chăm sóc ông quên ăn quên ngủ…”
“A Sâm đâu?” Thịnh Đường hỏi.
“Nó…” Gương mặt bà Vân trở lạnh, “nó ở hiệu buôn Tây suốt. Edmund tạm thời để nó xử lý công việc của tổng mại bản, nó chỉ nán lại nhà một lúc hôm ông đổ bệnh thôi.”
“Gọi điện thoại cho thằng bé, nói tôi tỉnh rồi.”