Có Giọt Mưa Xuân Sà Vào Lòng Sông - Trang 2
Quyển 1 - Chương 43
Mưa chỉ tí tách một lát rồi tạnh, như có một chiếc nam châm lớn lơ lửng trên trời cao đang hút cạn những giọt nước.
Bà Vân nhìn ra ngoài cửa sổ, nói: “Kiểu mưa rào thế này là đáng sợ nhất, thời tiết hệt như trước trận lũ năm ngoái.”
Thịnh Đường sầm mặt: “Nói mười câu thì chín câu xúi quẩy, chẳng biết năm xưa nhà họ Vân dạy dỗ cô thiên kim tiểu thư như bà ra sao. Lo ăn cơm đi, lúc nào cũng khiến người ta mất hết cả khẩu vị.”
Thịnh Đường rất nặng lời, bà Vân vô cùng xấu hổ trước mặt ba đứa con, bèn lập tức im lặng.
“Năm ngoái” trong lời bà là năm 1931.
Mùa hè năm ngoái, nước lũ từ bờ Giang Hán tràn vào nội thành, cả Hán Khẩu chìm trong nước, mực nước Giang Hán lên cao kỷ lục, nước trong thành phố dâng lên gần một trượng. Ba trấn của Vũ Hán chìm dưới nước suốt hơn một tháng. Nhà cửa sụt lún, vách nát tường xiêu, nguồn điện đứt đoạn, thương nghiệp đình trệ. Hơn hai nghìn con thuyền lướt nước trong nội thành như tôm như cá, mấy trăm nghìn người dân tị nạn phải chịu kiếp sống lang thang nay đây mai đó, co mình ngủ trên những mảnh đất cao, trên đường ray tàu hay nóc nhà lầu. Ban ngày trời nóng như đổ lửa, xác người và động vật nổi phềnh trên những vũng nước đọng. Đến đêm, muỗi, chuột và người lại giành giật nhau chỗ nằm.
Sau đó, lại có vô số người chết vì bệnh dịch sau cơn lũ.
Đây chính là tai họa kinh hoàng khiến người dân Hán Khẩu lâm vào khủng hoảng.
Thịnh Đường che miệng, lớn tiếng ho khan, bờ ngực phập phồng. Ngân Xuyên ngẩng đầu, ánh mắt anh vừa lạnh nhạt vừa thờ ơ. Bà Vân nhìn chồng mình, không dám nói tiếng nào nữa. Còn Cảnh Ninh và Cảnh Xuyên cũng khẽ khàng gác đũa.
Lúc ho, Thịnh Đường không cho ai chạm vào mình, cũng ghét nghe cả tiếng người cùng tiếng ồn. Vậy là cả phòng ăn lặng ngắt như tờ, chỉ còn lại tiếng ho khan khàn khàn, nhỏ vụn, lúc mạnh lúc yếu, như xé gan xé phổi. Đến năm phút sau tiếng ho mới dần lắng xuống.
Mọi người vừa thầm thở phào nhẹ nhõm, Thịnh Đường đã lại vung tay, gạt hết bát đĩa xuống đất, để lại một mớ hổ lốn lộn xộn.
Vì ho mà hai mắt ông ta đỏ quạnh, gương mặt tái nhợt, chứng minh cho sức khỏe xuống dốc của ông. Ông ta vươn tay, trỏ thẳng phía trước, chẳng phải chỉ riêng mình ai mà như đang gom tất thảy mọi người vào.
“Ở Hán Khẩu này có người nước ngoài mong tôi chết, vì tôi làm việc cho họ, là tôi tớ trên danh nghĩa của họ nhưng lại kiếm được nhiều tiền hơn họ. Cũng có người Trung Quốc mong tôi chết, vì tôi có hiệu buôn Tây chống lưng, tôi tích tài đoạt của, khiến bọn chúng không còn đất làm ăn, muốn kiếm tiền cũng phải khép nép nịnh nọt tôi. Cướp đoạt, ám sát, chúng có giở trò gì cũng không thể giết được tôi. Nhà họ Phan lập nghiệp tại Chợ Mười Ba, đến nay cơ nghiệp đã gần trăm năm, sao có thể bị hủy hoại bởi thứ thủ đoạn thấp hèn của đám nhãi nhép đó? Vậy nên các người đừng có nhìn tôi như vậy, như thể chỉ cần tôi ho một tiếng, thở gấp một hơi là sẽ chết ngay không bằng. Tôi vẫn còn ở đây, đừng có nhìn tôi bằng cái ánh mắt quái đản đấy.”
Ánh mắt ông ta lướt qua gương mặt từng người một, rồi dừng lại trước Ngân Xuyên. Ngân Xuyên luôn lặng lẽ ngồi đó, không mảy may dao động.
Ánh mắt Thịnh Đường lại chợt trở nên ôn hòa hơn đôi chút.
Bệnh ông ta trở nặng từ sau trận lũ ấy.
Cơn tai họa bất ngờ ập tới hủy hoại con người với một sự công bằng tới ác nghiệt. Dù nghèo khó hay giàu sang, chẳng ai chạy thoát nổi cú đòn của nó. Cơn lũ ấy khiến một vài người mất đi nhà cửa, tiền bạc và cả tính mạng. Đồng thời nó cũng khiến số mệnh và cuộc đời một vài người khác biến chuyển rõ rệt.
Khi lũ vừa tràn vào bờ Giang Hán, do đường dây liên lạc vẫn chưa bị gián đoạn, mọi chuyện hẵng còn an ổn như thường nên mọi người đều ngỡ đê điều sẽ bảo vệ cho tính mạng người dân Hán Khẩu. Khi ấy chỉ có Cảnh Ninh đang ở trường học trên Vũ Xương là tạm thời an toàn vì địa thế cao ráo, còn tất cả mọi người trong nhà đều phải trốn lên tầng hai.
Địa thế của dinh thự nhà họ Phan khá thấp, lúc nước lên cao nhất, phòng khách ngập gần hai thước. Đến tối hôm ấy, cả Hán Khẩu đã bị cắt điện, chỉ còn sấm sét vang rền. Mưa ùn ùn đổ xuống, suốt ngày suốt đêm không ngơi nghỉ. Nửa đêm, Thịnh Đường ngã trong nhà vệ sinh, cánh tay bị vòi hoa sen cứa phải, máu chảy lênh láng, dù đã được bà Vân xử lý sơ vết thương nhưng đến năm giờ sáng Thịnh Đường vẫn lên cơn sốt nhẹ. Từ cái ngày suýt bị ám sát, tính tình Thịnh Đường đâm ra nóng nảy cáu gắt, hơn nữa ông ta còn rất sợ chết, chỉ lo mắc uốn ván nên khăng khăng đòi đi viện.
Bệnh viện gần dinh thự nhà họ Phan nhất là bệnh viện Đồng Nhân, Phan Thịnh Đường nói muốn tới đó.
Nhưng biết đi thế nào đây?
Nội thành chìm trong nước lũ, đặc biệt là vùng tô giới, ngoài trời sấm rền chớp giật, mưa như trút nước, thậm chí còn chẳng thấy le lói chút ánh sáng nào. Nếu ra đường có khi lại gặp phải chuyện bất trắc.
Không ai lên tiếng đáp lại ông ta.
Cảnh Huyên không dám. Bà Vân lại càng không dám.
Đến người làm trong nhà cũng không dám. Mọi người rối rít khuyên ông chủ đợi trời sáng, nước rút rồi hẵng đi. Thịnh Đường nổi cơn lôi đình, tức tới độ suýt thì ngất xỉu.
Cuối cùng Ngân Xuyên vẫn mở lời: “Cha, để con cõng cha đi.”
Giờ nhớ lại, đêm ấy chẳng khác nào một cơn ác mộng. Những gốc cây sừng sững rít gào trong phẫn nộ, nước mưa cùng vụn đá ào ào trút xuống, con đường đẹp tuyệt vốn bằng phẳng sạch sẽ, được vô số những con người điềm đạm tao nhã đặt chân lên giờ đã hóa sông ngầm đáng sợ u ám.
Thịnh Đường được Ngân Xuyên cõng trên lưng, thân khoác chiếc áo mưa đã chẳng còn tác dụng dưới tiết trời này, ông ta rùng mình ớn lạnh. Vân Thăng cầm đèn dầu bước phía trước, dò đường giúp họ, thỉnh thoảng anh ta lại lớn tiếng nhắc nhở. Trên đường đi, Ngân Xuyên một mực im lặng không lên tiếng, Thịnh Đường có thể cảm nhận được nỗi sợ hãi của anh. Những vật thể va vào người họ, có mềm mại, có cứng rắn, họ chẳng rõ đó là cành cây hay xác người, chỉ thấy dường như con đường này không có điểm kết, nó tựa địa ngục trần gian, chỉ còn sót lại ba vật thể sống là họ.
Ngân Xuyên thở dốc, cứ chốc chốc lại xốc chân Thịnh Đường lên, để người ông ta khỏi bị chìm sâu xuống nước, vậy là anh càng mất nhiều sức hơn.
Lội nước được gần nửa tiếng đồng hồ họ mới tới trước nhà hàng Đức Minh, chỉ thấy nơi đây tĩnh lặng như nhà hoang, tầng hai le lói chút ánh nến, tầng một khép chặt cửa, vốn trước thềm có một bức tượng thiếu nữ trắng muốt, giờ giữa đêm đen lại hệt như bóng quỷ nhợt nhạt, khi bước lại gần, còn thấy bức tượng vẹo sang một bên, ngã dựa vào cột cửa. Gương mặt tạc phỏng theo dáng phụ nữ châu Âu đã bị hủy hoại hoàn toàn.
Cơn gió thổi siết khiến nước mưa gần như bay song song với mặt đất, sóng nước cứ vỗ từng đợt lên lưng họ, khiến người ta váng đầu hoa mắt, cũng khiến họ điên cuồng tuyệt vọng. Trong tiếng gió, tiếng sấm và tiếng mưa vẫn còn tồn tại một thứ âm thanh khác, đó là tiếng nghiền ép nặng nề, là tiếng sụp đổ loáng thoáng… Tiếng phụ nữ nức nở, tiếng trẻ sơ sinh gào thét, tiếng chó hoang sủa inh ỏi, phập phồng liệng vòng trong không khí.
Bọn họ đều đã coi thường sức hủy diệt khủng khiếp của cơn lũ này.
Thịnh Đường bắt đầu hối hận, ông ta không nên gàn bướng đòi lội nước giữa đêm.
Ông ta đang chơi đùa với tính mạng của mình. Mọi chuyện diễn ra quá nhanh, nhưng cũng vẫn chậm rãi tới mức khiến lòng người hoảng sợ. Khi nào mới đến bệnh viện đây? Thịnh Đường chưa bao giờ cảm nhận được mùi vị giá rét thấu xương như vậy. Ông ta thấy cơ thể mình tê dại, không sao cựa quậy nổi, những đợt sóng nước khiến đầu ông ta quay mòng mòng, liên tục nôn mửa. Ông ta cho rằng có thể mình sẽ chết trên con đường này, nếu giả dụ chàng trai đang cõng ông trên lưng ném ông xuống đây.
Nỗi sợ sệt ào vào lòng ông ta, khiến ông ta dồn toàn bộ sức chú ý của mình lên Ngân Xuyên.
Chàng trai này đang run rẩy, hàm răng đánh vào nhau lập cập, chẳng biết do giá rét hay vì nguyên nhân khác.
“Nó có thể vứt mình xuống bất cứ lúc nào.” Thịnh Đường nghĩ, bàn tay ông ta lẩy bẩy mò vào trong túi áo sơ mi, trong đó có một chiếc bút máy, đó là cây bút ông ta đã dùng rất nhiều năm rồi. Ngón cái và ngón trỏ khẽ xoay, nắp bút tuột ra, chỉ cần phát hiện một dấu hiệu cho thấy mình sắp bị bỏ rơi, Thịnh Đường sẽ lập tức cắm cây bút này vào cổ họng Ngân Xuyên.
“Cha, cha bám vững vào.” Ngân Xuyên lớn tiếng kêu rồi xốc ông lên, “Chúng ta sắp tới nơi rồi!”
Tay Thịnh Đường chợt buông lỏng, chẳng hiểu vì lẽ gì ông ta lại muốn khóc, cây bút bị sóng nước đánh tuột khỏi tay, không biết đã trôi đi đâu.
Bệnh viện hiện đang như bãi chiến trường, chật ních bệnh nhân và người tỵ nạn. May là viện trưởng Đằng Điền còn ở đây, có thể kịp thời chạy chữa cho Thịnh Đường, nhưng dù vậy phổi ông ta vẫn bị tổn thương nặng.
Trừ Vân Thăng và vài cô hầu gái ra, tất cả người làm trong nhà họ Phan đều bị đuổi việc, đổi thành một lớp người mới.
Thái độ của Thịnh Đường với bà Vân càng thêm cay nghiệt, Vân Tú Thành mượn mối quan hệ thông gia để tạm thời nương tựa vào Ngân Xuyên, không bị ảnh hưởng gì nhiều, nhưng địa vị của nhà họ Vân đã trượt dài trong lòng Phan Thịnh Đường.
Sau khi xuất viện, Thịnh Đường sắp xếp hôn sự cho Cảnh Huyên, đối tượng là cô con gái thứ tư của Thiệu Từ Ân. Dù tên cô tư nhà họ Thiệu có một chữ “Anh” trong anh hùng, nhưng thực chất lại là một thiếu nữ liễu yếu đào tơ được cô ruột chăm sóc, đang điều dưỡng tại vùng Provence-Alpes-Côte d’Azur. Đương nhiên bà Vân sẽ không ưng cô con dâu này, bèn cố lần lữa một thời gian, nhưng vẫn chẳng thể khiến Thịnh Đường mảy may suy suyển: “Nhà họ Phan không nuôi kẻ vô dụng.” Ông ta nói bóng gió tác dụng của Cảnh Huyên là để liên hôn với nhà họ Thiệu. Cảnh Huyên và Anh Lan quen nhau từ nhỏ, hơn nữa Thiệu Từ Ân cũng đối xử rất tốt với cậu, có ý muốn dìu dắt đường dài. Cảnh Huyên đang bắt đầu tiếp xúc với chuyện làm ăn tại hiệu buôn Tây, cậu phụ trách khâu xuất nhập khẩu của vài kho hàng, nhưng lại không đủ kinh nghiệm, tính tình thiếu kiên nhẫn, sổ sách bị người ta can thiệp sửa chữa, suýt nữa đã gặp phải họa lớn. Thịnh Đường không ở hiệu buôn Tây, khi ấy Ngân Xuyên lại đang đi công tác tại Nam Á, Thiệu Từ Ân thấy Cảnh Huyên lo sợ, bèn bỏ tiền ra bù cho cậu. Cảnh Huyên nợ ân tình nhà họ Thiệu, cũng không bài xích cuộc hôn nhân này.
Tính tình Thịnh Đường trở nên quái gở, cứ chốc chốc lại nổi cơn, không nghe được tiếng động lớn. Những lúc ông ta ở nhà, Cảnh Ninh còn chẳng dám động tới dương cầm.
Cơn lũ năm 1931 tại Hán Khẩu đã khiến nhà họ Phan thay đổi chóng mặt, cũng giúp Ngân Xuyên bắt đầu thật sự giữ vai chính trong hiệu buôn Tây và với sự nghiệp gia tộc. Cuối thu 1931, anh đã được đặc cách lên chức phó tổng mại bản của Hiệu buôn Tây Phổ Huệ.
Bà Vân nhìn ra ngoài cửa sổ, nói: “Kiểu mưa rào thế này là đáng sợ nhất, thời tiết hệt như trước trận lũ năm ngoái.”
Thịnh Đường sầm mặt: “Nói mười câu thì chín câu xúi quẩy, chẳng biết năm xưa nhà họ Vân dạy dỗ cô thiên kim tiểu thư như bà ra sao. Lo ăn cơm đi, lúc nào cũng khiến người ta mất hết cả khẩu vị.”
Thịnh Đường rất nặng lời, bà Vân vô cùng xấu hổ trước mặt ba đứa con, bèn lập tức im lặng.
“Năm ngoái” trong lời bà là năm 1931.
Mùa hè năm ngoái, nước lũ từ bờ Giang Hán tràn vào nội thành, cả Hán Khẩu chìm trong nước, mực nước Giang Hán lên cao kỷ lục, nước trong thành phố dâng lên gần một trượng. Ba trấn của Vũ Hán chìm dưới nước suốt hơn một tháng. Nhà cửa sụt lún, vách nát tường xiêu, nguồn điện đứt đoạn, thương nghiệp đình trệ. Hơn hai nghìn con thuyền lướt nước trong nội thành như tôm như cá, mấy trăm nghìn người dân tị nạn phải chịu kiếp sống lang thang nay đây mai đó, co mình ngủ trên những mảnh đất cao, trên đường ray tàu hay nóc nhà lầu. Ban ngày trời nóng như đổ lửa, xác người và động vật nổi phềnh trên những vũng nước đọng. Đến đêm, muỗi, chuột và người lại giành giật nhau chỗ nằm.
Sau đó, lại có vô số người chết vì bệnh dịch sau cơn lũ.
Đây chính là tai họa kinh hoàng khiến người dân Hán Khẩu lâm vào khủng hoảng.
Thịnh Đường che miệng, lớn tiếng ho khan, bờ ngực phập phồng. Ngân Xuyên ngẩng đầu, ánh mắt anh vừa lạnh nhạt vừa thờ ơ. Bà Vân nhìn chồng mình, không dám nói tiếng nào nữa. Còn Cảnh Ninh và Cảnh Xuyên cũng khẽ khàng gác đũa.
Lúc ho, Thịnh Đường không cho ai chạm vào mình, cũng ghét nghe cả tiếng người cùng tiếng ồn. Vậy là cả phòng ăn lặng ngắt như tờ, chỉ còn lại tiếng ho khan khàn khàn, nhỏ vụn, lúc mạnh lúc yếu, như xé gan xé phổi. Đến năm phút sau tiếng ho mới dần lắng xuống.
Mọi người vừa thầm thở phào nhẹ nhõm, Thịnh Đường đã lại vung tay, gạt hết bát đĩa xuống đất, để lại một mớ hổ lốn lộn xộn.
Vì ho mà hai mắt ông ta đỏ quạnh, gương mặt tái nhợt, chứng minh cho sức khỏe xuống dốc của ông. Ông ta vươn tay, trỏ thẳng phía trước, chẳng phải chỉ riêng mình ai mà như đang gom tất thảy mọi người vào.
“Ở Hán Khẩu này có người nước ngoài mong tôi chết, vì tôi làm việc cho họ, là tôi tớ trên danh nghĩa của họ nhưng lại kiếm được nhiều tiền hơn họ. Cũng có người Trung Quốc mong tôi chết, vì tôi có hiệu buôn Tây chống lưng, tôi tích tài đoạt của, khiến bọn chúng không còn đất làm ăn, muốn kiếm tiền cũng phải khép nép nịnh nọt tôi. Cướp đoạt, ám sát, chúng có giở trò gì cũng không thể giết được tôi. Nhà họ Phan lập nghiệp tại Chợ Mười Ba, đến nay cơ nghiệp đã gần trăm năm, sao có thể bị hủy hoại bởi thứ thủ đoạn thấp hèn của đám nhãi nhép đó? Vậy nên các người đừng có nhìn tôi như vậy, như thể chỉ cần tôi ho một tiếng, thở gấp một hơi là sẽ chết ngay không bằng. Tôi vẫn còn ở đây, đừng có nhìn tôi bằng cái ánh mắt quái đản đấy.”
Ánh mắt ông ta lướt qua gương mặt từng người một, rồi dừng lại trước Ngân Xuyên. Ngân Xuyên luôn lặng lẽ ngồi đó, không mảy may dao động.
Ánh mắt Thịnh Đường lại chợt trở nên ôn hòa hơn đôi chút.
Bệnh ông ta trở nặng từ sau trận lũ ấy.
Cơn tai họa bất ngờ ập tới hủy hoại con người với một sự công bằng tới ác nghiệt. Dù nghèo khó hay giàu sang, chẳng ai chạy thoát nổi cú đòn của nó. Cơn lũ ấy khiến một vài người mất đi nhà cửa, tiền bạc và cả tính mạng. Đồng thời nó cũng khiến số mệnh và cuộc đời một vài người khác biến chuyển rõ rệt.
Khi lũ vừa tràn vào bờ Giang Hán, do đường dây liên lạc vẫn chưa bị gián đoạn, mọi chuyện hẵng còn an ổn như thường nên mọi người đều ngỡ đê điều sẽ bảo vệ cho tính mạng người dân Hán Khẩu. Khi ấy chỉ có Cảnh Ninh đang ở trường học trên Vũ Xương là tạm thời an toàn vì địa thế cao ráo, còn tất cả mọi người trong nhà đều phải trốn lên tầng hai.
Địa thế của dinh thự nhà họ Phan khá thấp, lúc nước lên cao nhất, phòng khách ngập gần hai thước. Đến tối hôm ấy, cả Hán Khẩu đã bị cắt điện, chỉ còn sấm sét vang rền. Mưa ùn ùn đổ xuống, suốt ngày suốt đêm không ngơi nghỉ. Nửa đêm, Thịnh Đường ngã trong nhà vệ sinh, cánh tay bị vòi hoa sen cứa phải, máu chảy lênh láng, dù đã được bà Vân xử lý sơ vết thương nhưng đến năm giờ sáng Thịnh Đường vẫn lên cơn sốt nhẹ. Từ cái ngày suýt bị ám sát, tính tình Thịnh Đường đâm ra nóng nảy cáu gắt, hơn nữa ông ta còn rất sợ chết, chỉ lo mắc uốn ván nên khăng khăng đòi đi viện.
Bệnh viện gần dinh thự nhà họ Phan nhất là bệnh viện Đồng Nhân, Phan Thịnh Đường nói muốn tới đó.
Nhưng biết đi thế nào đây?
Nội thành chìm trong nước lũ, đặc biệt là vùng tô giới, ngoài trời sấm rền chớp giật, mưa như trút nước, thậm chí còn chẳng thấy le lói chút ánh sáng nào. Nếu ra đường có khi lại gặp phải chuyện bất trắc.
Không ai lên tiếng đáp lại ông ta.
Cảnh Huyên không dám. Bà Vân lại càng không dám.
Đến người làm trong nhà cũng không dám. Mọi người rối rít khuyên ông chủ đợi trời sáng, nước rút rồi hẵng đi. Thịnh Đường nổi cơn lôi đình, tức tới độ suýt thì ngất xỉu.
Cuối cùng Ngân Xuyên vẫn mở lời: “Cha, để con cõng cha đi.”
Giờ nhớ lại, đêm ấy chẳng khác nào một cơn ác mộng. Những gốc cây sừng sững rít gào trong phẫn nộ, nước mưa cùng vụn đá ào ào trút xuống, con đường đẹp tuyệt vốn bằng phẳng sạch sẽ, được vô số những con người điềm đạm tao nhã đặt chân lên giờ đã hóa sông ngầm đáng sợ u ám.
Thịnh Đường được Ngân Xuyên cõng trên lưng, thân khoác chiếc áo mưa đã chẳng còn tác dụng dưới tiết trời này, ông ta rùng mình ớn lạnh. Vân Thăng cầm đèn dầu bước phía trước, dò đường giúp họ, thỉnh thoảng anh ta lại lớn tiếng nhắc nhở. Trên đường đi, Ngân Xuyên một mực im lặng không lên tiếng, Thịnh Đường có thể cảm nhận được nỗi sợ hãi của anh. Những vật thể va vào người họ, có mềm mại, có cứng rắn, họ chẳng rõ đó là cành cây hay xác người, chỉ thấy dường như con đường này không có điểm kết, nó tựa địa ngục trần gian, chỉ còn sót lại ba vật thể sống là họ.
Ngân Xuyên thở dốc, cứ chốc chốc lại xốc chân Thịnh Đường lên, để người ông ta khỏi bị chìm sâu xuống nước, vậy là anh càng mất nhiều sức hơn.
Lội nước được gần nửa tiếng đồng hồ họ mới tới trước nhà hàng Đức Minh, chỉ thấy nơi đây tĩnh lặng như nhà hoang, tầng hai le lói chút ánh nến, tầng một khép chặt cửa, vốn trước thềm có một bức tượng thiếu nữ trắng muốt, giờ giữa đêm đen lại hệt như bóng quỷ nhợt nhạt, khi bước lại gần, còn thấy bức tượng vẹo sang một bên, ngã dựa vào cột cửa. Gương mặt tạc phỏng theo dáng phụ nữ châu Âu đã bị hủy hoại hoàn toàn.
Cơn gió thổi siết khiến nước mưa gần như bay song song với mặt đất, sóng nước cứ vỗ từng đợt lên lưng họ, khiến người ta váng đầu hoa mắt, cũng khiến họ điên cuồng tuyệt vọng. Trong tiếng gió, tiếng sấm và tiếng mưa vẫn còn tồn tại một thứ âm thanh khác, đó là tiếng nghiền ép nặng nề, là tiếng sụp đổ loáng thoáng… Tiếng phụ nữ nức nở, tiếng trẻ sơ sinh gào thét, tiếng chó hoang sủa inh ỏi, phập phồng liệng vòng trong không khí.
Bọn họ đều đã coi thường sức hủy diệt khủng khiếp của cơn lũ này.
Thịnh Đường bắt đầu hối hận, ông ta không nên gàn bướng đòi lội nước giữa đêm.
Ông ta đang chơi đùa với tính mạng của mình. Mọi chuyện diễn ra quá nhanh, nhưng cũng vẫn chậm rãi tới mức khiến lòng người hoảng sợ. Khi nào mới đến bệnh viện đây? Thịnh Đường chưa bao giờ cảm nhận được mùi vị giá rét thấu xương như vậy. Ông ta thấy cơ thể mình tê dại, không sao cựa quậy nổi, những đợt sóng nước khiến đầu ông ta quay mòng mòng, liên tục nôn mửa. Ông ta cho rằng có thể mình sẽ chết trên con đường này, nếu giả dụ chàng trai đang cõng ông trên lưng ném ông xuống đây.
Nỗi sợ sệt ào vào lòng ông ta, khiến ông ta dồn toàn bộ sức chú ý của mình lên Ngân Xuyên.
Chàng trai này đang run rẩy, hàm răng đánh vào nhau lập cập, chẳng biết do giá rét hay vì nguyên nhân khác.
“Nó có thể vứt mình xuống bất cứ lúc nào.” Thịnh Đường nghĩ, bàn tay ông ta lẩy bẩy mò vào trong túi áo sơ mi, trong đó có một chiếc bút máy, đó là cây bút ông ta đã dùng rất nhiều năm rồi. Ngón cái và ngón trỏ khẽ xoay, nắp bút tuột ra, chỉ cần phát hiện một dấu hiệu cho thấy mình sắp bị bỏ rơi, Thịnh Đường sẽ lập tức cắm cây bút này vào cổ họng Ngân Xuyên.
“Cha, cha bám vững vào.” Ngân Xuyên lớn tiếng kêu rồi xốc ông lên, “Chúng ta sắp tới nơi rồi!”
Tay Thịnh Đường chợt buông lỏng, chẳng hiểu vì lẽ gì ông ta lại muốn khóc, cây bút bị sóng nước đánh tuột khỏi tay, không biết đã trôi đi đâu.
Bệnh viện hiện đang như bãi chiến trường, chật ních bệnh nhân và người tỵ nạn. May là viện trưởng Đằng Điền còn ở đây, có thể kịp thời chạy chữa cho Thịnh Đường, nhưng dù vậy phổi ông ta vẫn bị tổn thương nặng.
Trừ Vân Thăng và vài cô hầu gái ra, tất cả người làm trong nhà họ Phan đều bị đuổi việc, đổi thành một lớp người mới.
Thái độ của Thịnh Đường với bà Vân càng thêm cay nghiệt, Vân Tú Thành mượn mối quan hệ thông gia để tạm thời nương tựa vào Ngân Xuyên, không bị ảnh hưởng gì nhiều, nhưng địa vị của nhà họ Vân đã trượt dài trong lòng Phan Thịnh Đường.
Sau khi xuất viện, Thịnh Đường sắp xếp hôn sự cho Cảnh Huyên, đối tượng là cô con gái thứ tư của Thiệu Từ Ân. Dù tên cô tư nhà họ Thiệu có một chữ “Anh” trong anh hùng, nhưng thực chất lại là một thiếu nữ liễu yếu đào tơ được cô ruột chăm sóc, đang điều dưỡng tại vùng Provence-Alpes-Côte d’Azur. Đương nhiên bà Vân sẽ không ưng cô con dâu này, bèn cố lần lữa một thời gian, nhưng vẫn chẳng thể khiến Thịnh Đường mảy may suy suyển: “Nhà họ Phan không nuôi kẻ vô dụng.” Ông ta nói bóng gió tác dụng của Cảnh Huyên là để liên hôn với nhà họ Thiệu. Cảnh Huyên và Anh Lan quen nhau từ nhỏ, hơn nữa Thiệu Từ Ân cũng đối xử rất tốt với cậu, có ý muốn dìu dắt đường dài. Cảnh Huyên đang bắt đầu tiếp xúc với chuyện làm ăn tại hiệu buôn Tây, cậu phụ trách khâu xuất nhập khẩu của vài kho hàng, nhưng lại không đủ kinh nghiệm, tính tình thiếu kiên nhẫn, sổ sách bị người ta can thiệp sửa chữa, suýt nữa đã gặp phải họa lớn. Thịnh Đường không ở hiệu buôn Tây, khi ấy Ngân Xuyên lại đang đi công tác tại Nam Á, Thiệu Từ Ân thấy Cảnh Huyên lo sợ, bèn bỏ tiền ra bù cho cậu. Cảnh Huyên nợ ân tình nhà họ Thiệu, cũng không bài xích cuộc hôn nhân này.
Tính tình Thịnh Đường trở nên quái gở, cứ chốc chốc lại nổi cơn, không nghe được tiếng động lớn. Những lúc ông ta ở nhà, Cảnh Ninh còn chẳng dám động tới dương cầm.
Cơn lũ năm 1931 tại Hán Khẩu đã khiến nhà họ Phan thay đổi chóng mặt, cũng giúp Ngân Xuyên bắt đầu thật sự giữ vai chính trong hiệu buôn Tây và với sự nghiệp gia tộc. Cuối thu 1931, anh đã được đặc cách lên chức phó tổng mại bản của Hiệu buôn Tây Phổ Huệ.