Có Giọt Mưa Xuân Sà Vào Lòng Sông - Trang 2
Quyển 1 - Chương 31
Mạnh Tử Chiêu đạp cái phịch lên bàn trà, ném tờ báo xuống đất, rồi khom người gọi điện thoại:
“Bác Trần, có phải bác viết mấy lời thanh minh này không? Bác tưởng cháu không nhận ra cái giọng già quắt già queo này của bác hả? Ai bảo cháu xin lỗi tên Nhật Bản đó? Bác to gan thật đấy, còn dám mạo danh cậu chủ nữa!”
Bác Trần lạnh lùng đáp lời: “Cậu cả, cậu mới về được năm ngày đã gây một mớ chuyện phiền toái, ông chủ bảo rồi, ông sẽ trừ tiền mời luật sư vào học phí của cậu, mà cậu cũng không qua chỗ kế toán lĩnh tiền tiêu vặt được nữa đâu. Cậu thích nổi giận với tôi thì mặc cậu, dù sao cậu cũng phải trả tiền thuốc thang mấy hôm nay cho tôi. Tôi chăm bẵm cậu từ nhỏ, lo ăn lo mặc, thay tã chùi mông cho cậu, thế mà cậu…”
Tử Chiêu mất kiên nhẫn, ngắt lời ông: “Được rồi được rồi, cháu xin lỗi… cháu sai rồi… Được rồi, cháu biết bác muốn tốt cho cháu, nhưng sao bác không thuê người nào văn hay chữ tốt chút đỉnh để viết bài hộ cháu, bác làm cháu xấu hổ chết đi mất!”
“Xấu hổ?! Ha ha, cậu cả muốn biết thế nào là xấu hổ không?”
“Cháu không muốn biết. Giờ bài cũng đã đăng rồi, khi nào cháu mới được về nhà đây? Đến quần áo cũng không có mà thay, cháu còn chưa được đi gặp bạn bè đây này.”
“Giờ cậu mới nhớ đến mấy chuyện này hả? Thế thì sao hôm trước lại làm thế? Ôi, thôi cậu ngoan ngoãn đợi trong khách sạn mấy hôm đi, giờ ông chủ vẫn chưa nguôi giận đâu. Để tôi mang quần áo đến cho cậu!”
“Cháu hết tiền rồi!”
“Rồi rồi, thưa cậu, để tôi mang tiền cho cậu!”
“Cháu biết bác thương cháu nhất mà!” Tử Chiêu cười hì hì.
“Tôi sắp không còn mạng mà thương cậu nữa rồi!” Bác Trần thoáng cao giọng, rồi lại nhỏ tiếng bớt, “Thôi không nói chuyện với cậu nữa, ông chủ và bà chủ về rồi.”
Sau giờ cơm trưa, bác Trần mới rề rề mang một vali quần áo tới khách sạn cho Tử Chiêu, rồi lại đưa cậu một xấp tiền giấy. Tử Chiêu mừng rỡ nhận lấy, cẩn thận đếm từng tờ tiền một, đếm qua đếm lại, thấy có đúng hai mươi tờ, đều là tiền giấy mệnh giá năm đồng do Ngân hàng Deutsch-Asiatische phát hành.
Cậu trợn mắt: “Bác coi cháu là loại chíp hôi như dứt sữa như Chiêm Chiêm à? Tổng cộng còn chẳng đến một trăm đồng, bác đùa cháu hả?”
Bác Trần nghiêm giọng gắt lên: “Này!” Rồi lại húng hắng, ánh mắt trông vô cùng nghiêm khắc, “Giờ chẳng thiếu mấy kẻ ngồi dưng ăn hoang, cuối cùng không có nổi một chiếc quan tài chôn thân đâu. Con người ta quý ở chỗ tự lập, Mạnh Đạo Quần tôi thất đức sao mà lại sinh ra cái thằng phá gia chi tử thế này, hành xử chẳng ra hồn người, văn dốt võ dát, thể nào đôi ba năm nữa thôi là tương lai tiền đồ sẽ tuyệt sạch! Cái loại con thế này không có cũng được, cứ để cho nó đi ăn mày đi!”
Tử Chiêu mắt tròn mắt dẹt, bác Trần lại đổi sắc ngay, mặt mày hiền hòa, bác ta dịu dàng giải thích: “Cậu chủ ngoan, cụ ông cụ tổ ơi, đây là lời ông chủ nhờ tôi chuyển lại cho cậu đấy. Một trăm đồng này không phải ông chủ cho đâu, mà là lão hầu già vô dụng tôi lén biếu cậu, cậu tiêu dè tay thôi, quần áo không đủ mặc thì tôi mang thêm cho cậu. Mấy hôm nay hãng thuyền có mối làm ăn lớn, ông chủ bảo tốt nhất là đừng để cậu quẩn quanh bên cạnh cho đỡ mệt lòng. Nếu không ông chủ thấy cậu lại lấy dây mây đánh cho nát đít, để cậu bò lê bò lết đấy!”
Tử Chiêu vỗ ngực kêu than, đạp loạn xuống bàn: “Một trăm đồng thì sao cháu dùng nổi đây!”
“Ăn cơm dè sẻn một chút thì chẳng đến hai ba đồng đâu, cậu chủ, một đồng rưỡi đã đủ ăn một bữa trứng rán rồi đấy.”
“Vé xem kịch thôi đã tận năm đồng!”
“Lên giá lâu rồi, phải mười đồng mới mua nổi cơ, cậu không xem cũng được mà.”
“Cháu muốn đi trung tâm thương mại!” Tử Chiêu bật dậy, kéo tay bác Trần, “Từ bé cháu đã thích tới đó rồi, bác cũng biết mà, cháu ở nước ngoài mấy năm liền, chỉ mong có một ngày trở về được bước vào tòa nhà màu trắng đẹp đẽ chạm hoa dưới ánh mặt trời rực rỡ ban chiều…” Cậu miên man như đang đọc thơ, “Xem Sở kịch, nghe Kinh kịch, xem xiếc, uống trà, ăn điểm tâm, điểm tâm có quẩy chiên giòn, bánh viên chiên, bánh rán vòng, bánh hoa mơ, rượu nếp… Bác thương cháu đi thương cháu đi mà!”
Bác Trần bị cậu lắc qua lắc lại như túi bột mì, đau đầu hoa mắt, cuối cùng đành ngửa mặt lên trời thở dài: “Ôi trời, để lát tôi đặt chỗ cho cậu, chỉ có lần này thôi đấy.”
“Ghế đẹp nhất nhé bác.”
“Đẹp nhất!”
Mạnh Tử Chiêu đã được cha đưa đi Lục Độ Kiều từ thời còn ẵm ngửa, đây từng là điểm cuối của con sông Hoàng Hiếu trải đến Hán Khẩu, cũng từng là một bến tàu thủy. Phàm là nơi có bến tàu ven bờ Trường Giang thì đều liên quan tới nhà họ Mạnh bọn họ. Trong tâm khảm cha cậu, sông nước là động mạch của nhà họ Mạnh, mà mảnh đất nơi các bến tàu nối nhau hết mối này đến mối khác chính là xương cốt máu thịt của Mạnh gia. Tử Chiêu nhớ nơi đây từng có một mảnh đất được người Đức mua để phơi da bò. Hồi nhỏ cậu rất sợ bẩn, sợ hôi, mà nơi này lại luôn tỏa ra thứ mùi hôi thối quanh năm, nhưng càng sợ cha cậu lại càng quyết tâm dắt cậu đến bằng được, đến tận khi mảnh đất bị hai công ty mua mất, bến tàu ngưng hoạt động, nhà dân được xây lại, khoảng đất to còn dư được sửa sang thành một trong những khu ăn chơi lớn nhất cả nước: Chợ Mới Hán Khẩu.
Thiên Tân có Khuyến Nghiệp Trường, Nam Kinh có Phu Tử Miếu, Thượng Hải có Đại Thế Giới, thì Hán Khẩu có Chợ Mới.
Chợ Mới gồm một tòa kiến trúc chính nối liền với hơn hai mươi nhà dân, tạo nên một khung cảnh nguy nga đồ sộ, đây là quần thể công trình kiểu Tây mang đậm dấu ấn văn hóa Phục Hưng, ban đầu có tên Hán Khẩu Tân Thế Giới, trong vòng hơn mười năm nó đã thay đổi vô số những cái tên, giờ đây danh xưng của nơi này là Chợ Mới Tân Ký. Tòa nhà phụ và chính là khu vui chơi giải trí cùng chốn kinh doanh buôn bán, dõi mắt trông lại hệt như một con đại bàng đang giang cánh, ôm trọn những sầm uất phồn hoa của thành phố vào lòng. Tòa nhà có hai sân khấu nhạc, ba sân khấu kịch, có rạp chiếu bóng, phòng diễn xiếc, phòng bi-a, sân trượt băng, vô số các sân khấu lớn, ngoài ra còn có vườn hoa trong nhà với diện tích khổng lồ, lại thêm hàng chục nhà hàng cả Đông lẫn Tây, những bộ phim chiếu liên miên từ sáng tới tối, nhà hàng mở cửa đến đêm khuya, mặt giáp đường cái kín những cửa tiệm, kinh doanh các mặt hàng thời thượng tới từ đủ các quốc gia trên thế giới, xứng với câu “Hàng Tây Dương mới mẻ lạ mắt, hàng Quảng Đông đẹp đẽ tinh xảo, Hán Đông Kinh sầm uất lắm thay. Phú thương đại cổ nhiều như mây, đường cái đây nườm nượp xe chạy.”
Mạnh Đạo Quần dạy dỗ con cái nghiêm khắc, sau khi Chợ Mới được khánh thành, ông nghiêm lệnh không cho cậu con trai cả Mạnh Tử Chiêu được tùy ý tới đó rong chơi, nào ngờ đứa con trai trời sinh ham vui cứ nằng nặc làm trái lời cha, được mẹ yêu chiều, được bác Trần lấp liếm thay, cậu con này có cơ hội là lại lén tới Chợ Mới, nào bắn bi-a, nào chơi bóng bàn, nào uống trà nghe hát kịch ăn vặt la cà, nhưng dù sao cậu cũng xuất thân danh giá, lại có người cha vô cùng nghiêm khắc nên không dám quá ham mê sa đà. Tuy vậy, Tử Chiêu vẫn còn nhỏ mà đã học được đủ các mánh trò ở chốn ăn chơi mua vui này.
Buổi chiều là thời điểm nóng nhất trong ngày, Tử Chiêu bước trên con đường được nắng chiếu sáng rực, cậu khẽ híp mắt, cảm nhận nhiệt độ mặt trời chói chang như đang ủi là nóng sực trên thân thể mình. Cơn gió nhẹ lách qua khe hẻm ngõ hẹp ùa lại, mang theo cả hơi ẩm mốc cùng mùi dầu cù là mà các gia đình bình thường hay có, cậu hít thở từng hơi thật lớn, mới rời khỏi thành phố sông nước này chưa đầy bốn năm mà như đã cách xa cả một đời vậy. Phải đến lúc rời xa mới hiểu rõ được niềm quyến luyến bịn rịn với thành phố này, nhưng khi trở về, cậu lại càng thêm không nỡ chia lìa nơi đây.
Tử Chiêu cởi mũ mang ra quạt nhưng chẳng thấy mát đâu, vách tường căn nhà kiểu Tây sừng sững phả hơi nóng như thiêu như đốt, Tử Chiêu làm bộ siết nắm đấm nện vào tường, dữ dằn thốt lên: “Hừ hừ, đừng tưởng tôi chờ ở nước ngoài suốt ba năm mà lại sợ nóng nhé?”
Thoáng nghe thấy tiếng cười êm ái dịu dàng, cậu giật mình quay đầu nhìn lại.
Dòng người nhốn nháo, xe qua xe lại, nhưng lại không thấy người nọ.
Cậu thoáng ngơ ngác, thấy lòng mình trống rỗng, một thứ cảm xúc lại ùa tới, như sóng nước dần dâng.
Bác Trần đặt được ghế ngồi đẹp nhất của rạp hát. Tử Chiêu xem một vở “Đả long bào” thấy còn chưa đã nghiền, lại mò đến nhà hát nhỏ cách vách, bỏ hai đồng ra mua vé nghe một vở bình đàn (*). Trong túi áo cậu chỉ có vỏn vẹn hai mươi đồng, do sợ lại có gã móc túi nào cuỗm mất phần tiền ít ỏi của mình. Móc tay vào túi quần, cậu lôi ra bốn tờ tiền giấy mệnh giá năm đồng, thoáng cảm giác buồn chán như hổ lạc đồng bằng. Bức tường dày chắc kiên cố của Chợ Mới ngăn cách nhiệt độ hừng hực bên ngoài, nơi đây được thiết kế mở, vô cùng thông thoáng dễ chịu, lại có cả quạt điện và máy lạnh hạ nhiệt, giúp cho căn phòng người ngồi kín ghế nhưng lại chẳng hề oi bức ngột ngạt. Tử Chiêu đi lang thang không mục đích, ánh mặt trời bên ngoài đã dần dịu bớt, lúc này là gần sáu giờ chiều, các nhà hàng bắt đầu chuẩn bị bữa tối, hương thơm của những món ăn tỏa khắp.
(*) Bình đàn: một hình thức văn nghệ kết hợp giữa hát và nói lối.
Cửa ra gần nhất nằm bên vườn hoa dưới tầng một, ánh chiều tà cuối buổi xuyên qua lớp thủy tinh, phủ lên đài phun nước nằm giữa khu vườn, tiếng nhạc trầm bổng du dương, đài phun nước hất làn hơi mờ lên theo điệu nhạc, lóng lánh muôn sắc. Bên đài phun nước có hàng ghế ngồi cho khách khứa nghỉ ngơi, trên chiếc bàn ăn vuông trải khăn trắng muốt là giá cắm nến tinh xảo, các nhân viên phục vụ đang thắp từng cây nến một.
Có làn hơi nước mỏng phủ trên, bông hoa hồng tỏa thứ hương thơm dịu. Nhân viên phục vụ ôm một bó hồng màu trà bước lại, thì thầm gì đó với vị khách đang ngồi, vị khách này gật đầu, ý bảo anh ta đặt hoa xuống bàn.
Nhân viên phục vụ cúi chào rời đi, còn bước chân của Tử Chiêu thì khựng lại.
Phan Cảnh Ninh.
Tóc cô không uốn thành “lọn lạp xưởng” hiện đang rất mốt, mà chỉ buông xõa thật dịu dàng, cô dùng một chiếc cặp bạc để cố định phần tóc mái lại cho ngay ngắn, cô đã dùng chiếc kẹp này từ rất lâu rồi, cậu nhớ hoa văn khắc trên kẹp là hình chim khách đậu nhành mai. Chim khách không sà vào làn tóc đen nhánh, hoa mai lại vươn mình ra, lặng lẽ áp lấy những sợi tóc. Cô mặc một bộ xường xám xanh nhạt, trông rất thuần khiết mộc mạc, móc cài trên cổ áo là một đóa hoa được kết từ những hạt san hô to chừng viên trứng cá. Gương mặt cô trắng muốt, gò má phớt hồng, không giống sắc san hô, mà mang vẻ mềm mại yểu điệu hơn xa, đây là nét mặt xinh tươi nhất của một thiếu nữ đang tuổi xuân thì.
Lúc này cô đang cúi đầu nhìn tấm thẻ rượu ngà voi trong tay. Tử Chiêu nghĩ, gã đáng ghét nào cho cô món đồ chơi đó vậy? Ngón tay trắng muốt như tuyết của cô khẽ vuốt ve nét chữ đỏ “Cử nhân” bên trên, ánh hoàng hôn được thủy tinh lọc qua và sắc đèn chiếu rọi tấm ngà voi nhẵn bóng, phản chiếu thứ ánh sáng êm dịu, quyện với đôi hoa tai ngọc trai nho nhỏ đong đưa dưới vành tai cô, trông rất đỗi thú vị. Ánh nến lập lòe, đôi mắt đen láy của cô trong veo, sóng mắt dập dờn, thỉnh thoảng lại có ánh sáng chiếu lại, biến con ngươi cô thành hai viên thủy tinh trong suốt.
Cậu chợt cảm thấy muôn sông nghìn núi cũng trở nên quá đỗi quen thuộc tầm thường, chẳng buồn ghé mắt trông, cuối cùng chỉ có mình cô là khác biệt.
Cậu bất giác bước tới trước mặt cô, “cách” một tiếng, tay áo cậu gạt phải giá cắm nến, cây nến lăn thẳng xuống bàn, sáp nến nóng hôi hổi điểm một lỗ đen trên khăn trải bàn trắng tinh. Cậu vội vã nhấc cây nến lên, ngón tay lại bất cẩn bị bỏng, khiến cậu bực dọc phẩy tay.
Cô ngạc nhiên ngẩng đầu.
Thời gian như ngừng lại. Bọn họ nhìn nhau, cậu kìm lòng không đậu muốn lại gần cô thêm đôi chút, bờ môi mấp máy, lòng lại rối như tơ vò, không biết nên nói gì cho phải.
Cảnh Ninh chợt dời mắt đi, đây là vẻ mặt mà cậu ghét vô cùng. Tử Chiêu ngâm nga hát, kéo ghế ngồi xuống, cứ nhìn cô chằm chằm không dời. Nhân viên phục vụ tiến đến cắm lại nến, mang cả thực đơn lên, cậu bèn cúi đầu nhìn, cảm thấy có đôi mắt trong veo đang lướt qua mặt mình, cậu lại ngó trộm, thấy cô đang làm mặt xấu với mình thật, bàn tay bé nhỏ của cô kéo trễ mí mắt xuống, lưỡi lè ra, cậu giả bộ không thấy gì, gấp thực đơn, chọn bừa mấy món.
“Này!” Sau khi nhân viên phục vụ rời đi, cuối cùng cậu cũng lên tiếng. Ngay tích tắc cậu ngẩng đầu lên cô đã trở về với vẻ thục nữ, nghe cậu gọi, cô lại kiêu căng liếc nhìn cậu.
“Cậu có ý gì đấy?”
Cô không đáp lời, bàn tay phải vuốt ve cánh hoa hồng mềm mại.
“Tớ nói chuyện với cậu đấy.”
Cô dứt khoát cúi luôn đầu xuống, lẩm bẩm: “Du học cái gì chứ, đến phép lịch sự tối thiểu cũng chẳng biết.”
“Phan Cảnh Ninh!” Cậu gọi tên cô, cô giả bộ không nghe thấy, cứ quay đầu ngó quanh, nhưng khóe mắt lại đang trộm liếc cậu, cô không biết với cậu mà nói thì vẻ mặt lúc này của cô tràn ngập vẻ nũng nịu khiêu khích.
“Cô Phan!” Tử Chiêu cao giọng.
Lúc này cô mới chịu đáp: “Gọi tiểu thư đây có chuyện gì?”
Cậu học cô kéo trễ mí mắt xuống, lè lưỡi bảo: “Tớ lỡ đắc tội gì với cậu vậy? Mà lại làm mặt quỷ với tớ.”
Cô như cười như không: “Mơ vớ mơ vẩn gì đấy hả? Ban ngày ban mặt mà còn bị ảo giác, cậu tìm thuốc uống đi.”
“Gặp bạn cũ sau bao năm xa cách mà cậu chào hỏi thế này à? Mau ra đây ngồi với tớ đi.”
“Xì! Ai thèm làm bạn cũ của cậu.” Cô bĩu môi.
Tử Chiêu đứng dậy, kéo ghế ngồi xuống cạnh cô, Cảnh Ninh ghét bỏ dịch sang một bên, Tử Chiêu vắt chân híp mắt, gật gù đắc ý nói: “Tử Chiêu thân mến, cậu ở Berlin xa xôi có khỏe không? Nghe nói mùa đông ở đó rất lạnh… Bốn con vịt cậu tặng tôi…”
Cảnh Ninh đỏ bừng mặt: “Im đi!”
“Không nhớ hả? My dear Jenny?”
Đó là bức thư cô viết cho cậu sau khi cậu đi Đức du học, Jenny là tên tiếng Anh của cô, trong thư cô kể thật cặn kẽ quá trình mình huấn luyện bốn con vịt con bơi xong lại xếp hàng về nhà, cuối thư còn trịnh trọng ký cả tên tiếng Trung và tiếng Anh, trước tên tiếng Anh cô đề cả cụm từ “Người bạn thân mến của cậu”.
Nhưng cậu không viết thư trả lời cô.
Với một Cảnh Ninh kiêu ngạo mà nói, đây là một nỗi nhục khổng lồ, vậy nên đây là bức thư đầu mà cũng là bức thư cuối cô viết cho cậu. Giờ cậu nhắc lại chuyện này, đương nhiên cô sẽ cho rằng cậu đang đắc ý chế giễu cô, cô tức tới độ bờ môi run rẩy, cầm bó hoa lên đánh cậu.
Tử Chiêu giơ tay che mặt, đóa hoa lành lạnh quật vào tay cậu, cánh hoa bay lả tả, mùi hương xộc vào mũi. Cậu chỉ cười hỏi: “Sao sau đấy lại không viết thư cho tớ nữa?”
Cảnh Ninh ném hoa xuống bàn, thấy mọi người xung quanh đang nhìn họ, cô mới ý thức được hành động ban nãy của mình hết sức thô lỗ, bèn cộc cằn đáp: “Bức thư đó là mẹ cậu bảo tôi viết cho cậu!”
“Vịt tớ tặng cậu đâu rồi?”
“Giết ăn sạch rồi!”
“Tớ không tin!”
“Tin hay không thì tùy!”
“Phan Cảnh Ninh, có phải chiều nay cậu thấy tớ ngoài đường không? Có phải cậu theo tớ tới đây không?”
Cảnh Ninh lườm cậu, khinh bỉ bảo: “Mấy năm không gặp mà mặt vẫn dày quá nhỉ.”
“Dày hả? Tớ có thấy thế đâu, cậu sờ thử mà xem.”
Cảnh Ninh làm bộ buồn nôn, Tử Chiêu hỏi: “Ai tặng hoa cho cậu đấy?”
“Liên quan gì đến cậu?”
“Tớ phải bảo người ta về sau đừng tặng gì cho cậu nữa. Dù sao tặng mấy con thú cũng bị cậu ăn mất, tặng hoa cỏ thì, đây này, lại bị cậu đập nát bét.”
“Tôi thích! Tôi thích đấy! Mạnh Tử Chiêu, xin cậu hãy tránh xa tôi ra. Bạn tôi chuẩn bị tới rồi, ở đây không có chỗ cho cậu đâu.”
“Bạn của cậu là bạn của tớ. Mọi người cùng ngồi cho vui.”
“Đúng là không biết xấu hổ.”
“Cùng tùy vào việc tớ ngồi với ai nữa. Này, cô chủ nhà họ Phan, tớ viết cho cậu bao nhiêu thư mà sao cậu viết cho tớ có mỗi một lá thế? Cậu trả thư lại đây cho tớ!”
Cảnh Ninh ngạc nhiên: “Cậu viết bao giờ…”
“Đừng làm bộ như không nhận được nữa.” Tử Chiêu hừ lạnh, “Mai tớ sẽ qua nhà cậu lấy, một bức thư một trăm đồng, một là cậu trả thư cho tớ, hai là phải đưa tiền, chắc cũng được một vạn tám nghìn đồng.”
Giọng điệu cậu nửa đùa nửa thật, chẳng biết đang trêu cô hay là nói thật, nhưng ánh mắt của cậu lại thấp thoáng nét dịu dàng khó nhận thấy, tim Cảnh Ninh đập rộn lên, cô cau mày, chu miệng bảo: “Một vạn tám nghìn đồng cái gì chứ, rốt cuộc cậu viết bao nhiêu…”
Cảnh Ninh còn chưa dứt tiếng đã bị ngắt lời, hai cô bạn Cảnh Ninh hẹn gặp là Phương Kỳ Kỳ và Lưu Trình Viễn đã tới. Vì có quen Tử Chiêu nên họ cứ ríu rít chào hỏi, lại nhắc đến chuyện trên báo. Tử Chiêu chẳng thấy ngại ngùng mà còn vênh mặt khoe khoang, nói dù mình xa xứ nhiều năm nhưng dòng máu Trung Quốc và tinh thần trọng nghĩa vẫn không vơi đi chút nào, gặp tên trinh sát Nhật đương nhiên phải dạy cho một bài học, đám Phương Kỳ Kỳ biết cậu khoác lác nhưng không vạch trần, chỉ cười bảo: “Cậu Mạnh đúng là không mảy may thay đổi, thấy chuyện bất bình chẳng tha, cứ y như hiệp sĩ vậy.”
Cảnh Ninh ngẩng đầu hừ lạnh.
Tử Chiêu gọi nhân viên phục vụ tới, nhìn hai cô bạn bằng ánh mắt hào phóng phong lưu, bảo:
“Hai tiểu thư cứ chọn thoải mái.” Rồi lại bảo, “Ở đây chúng ta có quý cô giàu nhất đất Hán Khẩu, lát nữa cứ bảo cô Phan thanh toán.”
“Này, họ Mạnh, cậu xong chưa đấy, xấu hổ chết đi được!” Cảnh Ninh thét lên.
“Một lá thư một trăm đồng, cậu còn nợ tớ cả mớ tiền đấy. Cứ trả từ từ đi.”
Lưu Trình Viễn tò mò hỏi: “Ninh Ninh, sao cậu lại nợ tiền cậu ấy?”
Cảnh Ninh bảo: “Cậu ta muốn ăn chực đấy.” Nhưng sợ Tử Chiêu lại láu táu nói linh tinh, cô bèn gọi bừa ít trà bánh để chuyển đề tài. Tử Chiêu chỉ cười nhìn cô. Phương Kỳ Kỳ ghẹo: “Cậu Mạnh, vừa cười vừa nhìn Ninh Ninh nhà chúng tôi làm gì đấy.”
Tử Chiêu nghiêm mặt: “Ba năm rồi tôi không được gặp cô Phan, tôi cảm thấy cô ấy càng ngày càng, ừm, càng ngày càng…”
“Càng ngày càng gì?” Hai cô gái chống má cười hỏi, Cảnh Ninh biết chắc chắn cậu ta chẳng nói được câu gì tốt đẹp, bèn xụ mặt không cất một tiếng.
Tử Chiêu cười hì hì: “Càng ngày càng lanh.”
Khi miêu tả một người biết tính toán, dân Hồ Bắc hay bảo “Người này lanh lắm”, từ “lanh” trong lời Tử Chiêu cũng có nghĩa như vậy. Cậu đang cười Cảnh Ninh giành gọi món vì có suy tính riêng, sợ hai cô bạn mình gọi nhiều. Cảnh Ninh ngượng đỏ cả cổ, định bụng mở lời trả đũa, Phương Kỳ Kỳ lại cười: “Chúng ta đều biết cô chủ Phan tiết kiệm. Người ta còn phải tích tiền mua đồ cưới nữa.”
Cảnh Ninh xẵng giọng: “Cậu nói linh tinh gì đấy, sau này đừng hòng ngồi ké xe anh tớ.”
Phương Kỳ Kỳ nói: “Cậu không dọa được tớ đâu, tớ có không ngồi được xe của anh Phan cũng chẳng sao cả, đi du thuyền hạng sang của Đại Quân vẫn ổn mà. Đúng không Tử Chiêu?”
Tử Chiêu hỏi: “Cậu bảo cô ấy tích tiền mua đồ cưới, đồ cưới gì vậy?”
Phương Kỳ Kỳ tưởng cậu định tìm cơ hội nói đùa, bèn đá mắt về phía bên trái, dí dỏm bảo: “Có người đến nhà họ Phan cầu hôn rồi đấy.”
Tử Chiêu ngó qua, thấy một chàng trai trẻ đang im lặng ngồi đó, chàng trai mặc chiếc sơ mi trắng cài kín cúc đến tận cổ, tay áo phẳng phiu, tóc kiểu 2-8, chải bóng loáng, cặp mắt cậu ta nhỏ dài, gò má đầy đặn. Mạnh Tử Chiêu sửng sốt, buột miệng: “Từ Đức Anh?”
Cảnh Ninh thì thầm: “Này họ Mạnh, tôi cảnh cáo cậu đừng có kéo cậu ta chạy ra đây.”
Cô còn chưa dứt lời Từ Đức Anh đã tiến thẳng tới chỗ họ, cậu ta vươn tay với Tử Chiêu, nở nụ cười vô cùng thật thà: “Chào anh Mạnh, ôi, lâu lắm rồi không gặp anh, tôi còn tưởng anh không nhớ tôi nữa chứ.”
Tử Chiêu cười hì hì.
“Bác Trần, có phải bác viết mấy lời thanh minh này không? Bác tưởng cháu không nhận ra cái giọng già quắt già queo này của bác hả? Ai bảo cháu xin lỗi tên Nhật Bản đó? Bác to gan thật đấy, còn dám mạo danh cậu chủ nữa!”
Bác Trần lạnh lùng đáp lời: “Cậu cả, cậu mới về được năm ngày đã gây một mớ chuyện phiền toái, ông chủ bảo rồi, ông sẽ trừ tiền mời luật sư vào học phí của cậu, mà cậu cũng không qua chỗ kế toán lĩnh tiền tiêu vặt được nữa đâu. Cậu thích nổi giận với tôi thì mặc cậu, dù sao cậu cũng phải trả tiền thuốc thang mấy hôm nay cho tôi. Tôi chăm bẵm cậu từ nhỏ, lo ăn lo mặc, thay tã chùi mông cho cậu, thế mà cậu…”
Tử Chiêu mất kiên nhẫn, ngắt lời ông: “Được rồi được rồi, cháu xin lỗi… cháu sai rồi… Được rồi, cháu biết bác muốn tốt cho cháu, nhưng sao bác không thuê người nào văn hay chữ tốt chút đỉnh để viết bài hộ cháu, bác làm cháu xấu hổ chết đi mất!”
“Xấu hổ?! Ha ha, cậu cả muốn biết thế nào là xấu hổ không?”
“Cháu không muốn biết. Giờ bài cũng đã đăng rồi, khi nào cháu mới được về nhà đây? Đến quần áo cũng không có mà thay, cháu còn chưa được đi gặp bạn bè đây này.”
“Giờ cậu mới nhớ đến mấy chuyện này hả? Thế thì sao hôm trước lại làm thế? Ôi, thôi cậu ngoan ngoãn đợi trong khách sạn mấy hôm đi, giờ ông chủ vẫn chưa nguôi giận đâu. Để tôi mang quần áo đến cho cậu!”
“Cháu hết tiền rồi!”
“Rồi rồi, thưa cậu, để tôi mang tiền cho cậu!”
“Cháu biết bác thương cháu nhất mà!” Tử Chiêu cười hì hì.
“Tôi sắp không còn mạng mà thương cậu nữa rồi!” Bác Trần thoáng cao giọng, rồi lại nhỏ tiếng bớt, “Thôi không nói chuyện với cậu nữa, ông chủ và bà chủ về rồi.”
Sau giờ cơm trưa, bác Trần mới rề rề mang một vali quần áo tới khách sạn cho Tử Chiêu, rồi lại đưa cậu một xấp tiền giấy. Tử Chiêu mừng rỡ nhận lấy, cẩn thận đếm từng tờ tiền một, đếm qua đếm lại, thấy có đúng hai mươi tờ, đều là tiền giấy mệnh giá năm đồng do Ngân hàng Deutsch-Asiatische phát hành.
Cậu trợn mắt: “Bác coi cháu là loại chíp hôi như dứt sữa như Chiêm Chiêm à? Tổng cộng còn chẳng đến một trăm đồng, bác đùa cháu hả?”
Bác Trần nghiêm giọng gắt lên: “Này!” Rồi lại húng hắng, ánh mắt trông vô cùng nghiêm khắc, “Giờ chẳng thiếu mấy kẻ ngồi dưng ăn hoang, cuối cùng không có nổi một chiếc quan tài chôn thân đâu. Con người ta quý ở chỗ tự lập, Mạnh Đạo Quần tôi thất đức sao mà lại sinh ra cái thằng phá gia chi tử thế này, hành xử chẳng ra hồn người, văn dốt võ dát, thể nào đôi ba năm nữa thôi là tương lai tiền đồ sẽ tuyệt sạch! Cái loại con thế này không có cũng được, cứ để cho nó đi ăn mày đi!”
Tử Chiêu mắt tròn mắt dẹt, bác Trần lại đổi sắc ngay, mặt mày hiền hòa, bác ta dịu dàng giải thích: “Cậu chủ ngoan, cụ ông cụ tổ ơi, đây là lời ông chủ nhờ tôi chuyển lại cho cậu đấy. Một trăm đồng này không phải ông chủ cho đâu, mà là lão hầu già vô dụng tôi lén biếu cậu, cậu tiêu dè tay thôi, quần áo không đủ mặc thì tôi mang thêm cho cậu. Mấy hôm nay hãng thuyền có mối làm ăn lớn, ông chủ bảo tốt nhất là đừng để cậu quẩn quanh bên cạnh cho đỡ mệt lòng. Nếu không ông chủ thấy cậu lại lấy dây mây đánh cho nát đít, để cậu bò lê bò lết đấy!”
Tử Chiêu vỗ ngực kêu than, đạp loạn xuống bàn: “Một trăm đồng thì sao cháu dùng nổi đây!”
“Ăn cơm dè sẻn một chút thì chẳng đến hai ba đồng đâu, cậu chủ, một đồng rưỡi đã đủ ăn một bữa trứng rán rồi đấy.”
“Vé xem kịch thôi đã tận năm đồng!”
“Lên giá lâu rồi, phải mười đồng mới mua nổi cơ, cậu không xem cũng được mà.”
“Cháu muốn đi trung tâm thương mại!” Tử Chiêu bật dậy, kéo tay bác Trần, “Từ bé cháu đã thích tới đó rồi, bác cũng biết mà, cháu ở nước ngoài mấy năm liền, chỉ mong có một ngày trở về được bước vào tòa nhà màu trắng đẹp đẽ chạm hoa dưới ánh mặt trời rực rỡ ban chiều…” Cậu miên man như đang đọc thơ, “Xem Sở kịch, nghe Kinh kịch, xem xiếc, uống trà, ăn điểm tâm, điểm tâm có quẩy chiên giòn, bánh viên chiên, bánh rán vòng, bánh hoa mơ, rượu nếp… Bác thương cháu đi thương cháu đi mà!”
Bác Trần bị cậu lắc qua lắc lại như túi bột mì, đau đầu hoa mắt, cuối cùng đành ngửa mặt lên trời thở dài: “Ôi trời, để lát tôi đặt chỗ cho cậu, chỉ có lần này thôi đấy.”
“Ghế đẹp nhất nhé bác.”
“Đẹp nhất!”
Mạnh Tử Chiêu đã được cha đưa đi Lục Độ Kiều từ thời còn ẵm ngửa, đây từng là điểm cuối của con sông Hoàng Hiếu trải đến Hán Khẩu, cũng từng là một bến tàu thủy. Phàm là nơi có bến tàu ven bờ Trường Giang thì đều liên quan tới nhà họ Mạnh bọn họ. Trong tâm khảm cha cậu, sông nước là động mạch của nhà họ Mạnh, mà mảnh đất nơi các bến tàu nối nhau hết mối này đến mối khác chính là xương cốt máu thịt của Mạnh gia. Tử Chiêu nhớ nơi đây từng có một mảnh đất được người Đức mua để phơi da bò. Hồi nhỏ cậu rất sợ bẩn, sợ hôi, mà nơi này lại luôn tỏa ra thứ mùi hôi thối quanh năm, nhưng càng sợ cha cậu lại càng quyết tâm dắt cậu đến bằng được, đến tận khi mảnh đất bị hai công ty mua mất, bến tàu ngưng hoạt động, nhà dân được xây lại, khoảng đất to còn dư được sửa sang thành một trong những khu ăn chơi lớn nhất cả nước: Chợ Mới Hán Khẩu.
Thiên Tân có Khuyến Nghiệp Trường, Nam Kinh có Phu Tử Miếu, Thượng Hải có Đại Thế Giới, thì Hán Khẩu có Chợ Mới.
Chợ Mới gồm một tòa kiến trúc chính nối liền với hơn hai mươi nhà dân, tạo nên một khung cảnh nguy nga đồ sộ, đây là quần thể công trình kiểu Tây mang đậm dấu ấn văn hóa Phục Hưng, ban đầu có tên Hán Khẩu Tân Thế Giới, trong vòng hơn mười năm nó đã thay đổi vô số những cái tên, giờ đây danh xưng của nơi này là Chợ Mới Tân Ký. Tòa nhà phụ và chính là khu vui chơi giải trí cùng chốn kinh doanh buôn bán, dõi mắt trông lại hệt như một con đại bàng đang giang cánh, ôm trọn những sầm uất phồn hoa của thành phố vào lòng. Tòa nhà có hai sân khấu nhạc, ba sân khấu kịch, có rạp chiếu bóng, phòng diễn xiếc, phòng bi-a, sân trượt băng, vô số các sân khấu lớn, ngoài ra còn có vườn hoa trong nhà với diện tích khổng lồ, lại thêm hàng chục nhà hàng cả Đông lẫn Tây, những bộ phim chiếu liên miên từ sáng tới tối, nhà hàng mở cửa đến đêm khuya, mặt giáp đường cái kín những cửa tiệm, kinh doanh các mặt hàng thời thượng tới từ đủ các quốc gia trên thế giới, xứng với câu “Hàng Tây Dương mới mẻ lạ mắt, hàng Quảng Đông đẹp đẽ tinh xảo, Hán Đông Kinh sầm uất lắm thay. Phú thương đại cổ nhiều như mây, đường cái đây nườm nượp xe chạy.”
Mạnh Đạo Quần dạy dỗ con cái nghiêm khắc, sau khi Chợ Mới được khánh thành, ông nghiêm lệnh không cho cậu con trai cả Mạnh Tử Chiêu được tùy ý tới đó rong chơi, nào ngờ đứa con trai trời sinh ham vui cứ nằng nặc làm trái lời cha, được mẹ yêu chiều, được bác Trần lấp liếm thay, cậu con này có cơ hội là lại lén tới Chợ Mới, nào bắn bi-a, nào chơi bóng bàn, nào uống trà nghe hát kịch ăn vặt la cà, nhưng dù sao cậu cũng xuất thân danh giá, lại có người cha vô cùng nghiêm khắc nên không dám quá ham mê sa đà. Tuy vậy, Tử Chiêu vẫn còn nhỏ mà đã học được đủ các mánh trò ở chốn ăn chơi mua vui này.
Buổi chiều là thời điểm nóng nhất trong ngày, Tử Chiêu bước trên con đường được nắng chiếu sáng rực, cậu khẽ híp mắt, cảm nhận nhiệt độ mặt trời chói chang như đang ủi là nóng sực trên thân thể mình. Cơn gió nhẹ lách qua khe hẻm ngõ hẹp ùa lại, mang theo cả hơi ẩm mốc cùng mùi dầu cù là mà các gia đình bình thường hay có, cậu hít thở từng hơi thật lớn, mới rời khỏi thành phố sông nước này chưa đầy bốn năm mà như đã cách xa cả một đời vậy. Phải đến lúc rời xa mới hiểu rõ được niềm quyến luyến bịn rịn với thành phố này, nhưng khi trở về, cậu lại càng thêm không nỡ chia lìa nơi đây.
Tử Chiêu cởi mũ mang ra quạt nhưng chẳng thấy mát đâu, vách tường căn nhà kiểu Tây sừng sững phả hơi nóng như thiêu như đốt, Tử Chiêu làm bộ siết nắm đấm nện vào tường, dữ dằn thốt lên: “Hừ hừ, đừng tưởng tôi chờ ở nước ngoài suốt ba năm mà lại sợ nóng nhé?”
Thoáng nghe thấy tiếng cười êm ái dịu dàng, cậu giật mình quay đầu nhìn lại.
Dòng người nhốn nháo, xe qua xe lại, nhưng lại không thấy người nọ.
Cậu thoáng ngơ ngác, thấy lòng mình trống rỗng, một thứ cảm xúc lại ùa tới, như sóng nước dần dâng.
Bác Trần đặt được ghế ngồi đẹp nhất của rạp hát. Tử Chiêu xem một vở “Đả long bào” thấy còn chưa đã nghiền, lại mò đến nhà hát nhỏ cách vách, bỏ hai đồng ra mua vé nghe một vở bình đàn (*). Trong túi áo cậu chỉ có vỏn vẹn hai mươi đồng, do sợ lại có gã móc túi nào cuỗm mất phần tiền ít ỏi của mình. Móc tay vào túi quần, cậu lôi ra bốn tờ tiền giấy mệnh giá năm đồng, thoáng cảm giác buồn chán như hổ lạc đồng bằng. Bức tường dày chắc kiên cố của Chợ Mới ngăn cách nhiệt độ hừng hực bên ngoài, nơi đây được thiết kế mở, vô cùng thông thoáng dễ chịu, lại có cả quạt điện và máy lạnh hạ nhiệt, giúp cho căn phòng người ngồi kín ghế nhưng lại chẳng hề oi bức ngột ngạt. Tử Chiêu đi lang thang không mục đích, ánh mặt trời bên ngoài đã dần dịu bớt, lúc này là gần sáu giờ chiều, các nhà hàng bắt đầu chuẩn bị bữa tối, hương thơm của những món ăn tỏa khắp.
(*) Bình đàn: một hình thức văn nghệ kết hợp giữa hát và nói lối.
Cửa ra gần nhất nằm bên vườn hoa dưới tầng một, ánh chiều tà cuối buổi xuyên qua lớp thủy tinh, phủ lên đài phun nước nằm giữa khu vườn, tiếng nhạc trầm bổng du dương, đài phun nước hất làn hơi mờ lên theo điệu nhạc, lóng lánh muôn sắc. Bên đài phun nước có hàng ghế ngồi cho khách khứa nghỉ ngơi, trên chiếc bàn ăn vuông trải khăn trắng muốt là giá cắm nến tinh xảo, các nhân viên phục vụ đang thắp từng cây nến một.
Có làn hơi nước mỏng phủ trên, bông hoa hồng tỏa thứ hương thơm dịu. Nhân viên phục vụ ôm một bó hồng màu trà bước lại, thì thầm gì đó với vị khách đang ngồi, vị khách này gật đầu, ý bảo anh ta đặt hoa xuống bàn.
Nhân viên phục vụ cúi chào rời đi, còn bước chân của Tử Chiêu thì khựng lại.
Phan Cảnh Ninh.
Tóc cô không uốn thành “lọn lạp xưởng” hiện đang rất mốt, mà chỉ buông xõa thật dịu dàng, cô dùng một chiếc cặp bạc để cố định phần tóc mái lại cho ngay ngắn, cô đã dùng chiếc kẹp này từ rất lâu rồi, cậu nhớ hoa văn khắc trên kẹp là hình chim khách đậu nhành mai. Chim khách không sà vào làn tóc đen nhánh, hoa mai lại vươn mình ra, lặng lẽ áp lấy những sợi tóc. Cô mặc một bộ xường xám xanh nhạt, trông rất thuần khiết mộc mạc, móc cài trên cổ áo là một đóa hoa được kết từ những hạt san hô to chừng viên trứng cá. Gương mặt cô trắng muốt, gò má phớt hồng, không giống sắc san hô, mà mang vẻ mềm mại yểu điệu hơn xa, đây là nét mặt xinh tươi nhất của một thiếu nữ đang tuổi xuân thì.
Lúc này cô đang cúi đầu nhìn tấm thẻ rượu ngà voi trong tay. Tử Chiêu nghĩ, gã đáng ghét nào cho cô món đồ chơi đó vậy? Ngón tay trắng muốt như tuyết của cô khẽ vuốt ve nét chữ đỏ “Cử nhân” bên trên, ánh hoàng hôn được thủy tinh lọc qua và sắc đèn chiếu rọi tấm ngà voi nhẵn bóng, phản chiếu thứ ánh sáng êm dịu, quyện với đôi hoa tai ngọc trai nho nhỏ đong đưa dưới vành tai cô, trông rất đỗi thú vị. Ánh nến lập lòe, đôi mắt đen láy của cô trong veo, sóng mắt dập dờn, thỉnh thoảng lại có ánh sáng chiếu lại, biến con ngươi cô thành hai viên thủy tinh trong suốt.
Cậu chợt cảm thấy muôn sông nghìn núi cũng trở nên quá đỗi quen thuộc tầm thường, chẳng buồn ghé mắt trông, cuối cùng chỉ có mình cô là khác biệt.
Cậu bất giác bước tới trước mặt cô, “cách” một tiếng, tay áo cậu gạt phải giá cắm nến, cây nến lăn thẳng xuống bàn, sáp nến nóng hôi hổi điểm một lỗ đen trên khăn trải bàn trắng tinh. Cậu vội vã nhấc cây nến lên, ngón tay lại bất cẩn bị bỏng, khiến cậu bực dọc phẩy tay.
Cô ngạc nhiên ngẩng đầu.
Thời gian như ngừng lại. Bọn họ nhìn nhau, cậu kìm lòng không đậu muốn lại gần cô thêm đôi chút, bờ môi mấp máy, lòng lại rối như tơ vò, không biết nên nói gì cho phải.
Cảnh Ninh chợt dời mắt đi, đây là vẻ mặt mà cậu ghét vô cùng. Tử Chiêu ngâm nga hát, kéo ghế ngồi xuống, cứ nhìn cô chằm chằm không dời. Nhân viên phục vụ tiến đến cắm lại nến, mang cả thực đơn lên, cậu bèn cúi đầu nhìn, cảm thấy có đôi mắt trong veo đang lướt qua mặt mình, cậu lại ngó trộm, thấy cô đang làm mặt xấu với mình thật, bàn tay bé nhỏ của cô kéo trễ mí mắt xuống, lưỡi lè ra, cậu giả bộ không thấy gì, gấp thực đơn, chọn bừa mấy món.
“Này!” Sau khi nhân viên phục vụ rời đi, cuối cùng cậu cũng lên tiếng. Ngay tích tắc cậu ngẩng đầu lên cô đã trở về với vẻ thục nữ, nghe cậu gọi, cô lại kiêu căng liếc nhìn cậu.
“Cậu có ý gì đấy?”
Cô không đáp lời, bàn tay phải vuốt ve cánh hoa hồng mềm mại.
“Tớ nói chuyện với cậu đấy.”
Cô dứt khoát cúi luôn đầu xuống, lẩm bẩm: “Du học cái gì chứ, đến phép lịch sự tối thiểu cũng chẳng biết.”
“Phan Cảnh Ninh!” Cậu gọi tên cô, cô giả bộ không nghe thấy, cứ quay đầu ngó quanh, nhưng khóe mắt lại đang trộm liếc cậu, cô không biết với cậu mà nói thì vẻ mặt lúc này của cô tràn ngập vẻ nũng nịu khiêu khích.
“Cô Phan!” Tử Chiêu cao giọng.
Lúc này cô mới chịu đáp: “Gọi tiểu thư đây có chuyện gì?”
Cậu học cô kéo trễ mí mắt xuống, lè lưỡi bảo: “Tớ lỡ đắc tội gì với cậu vậy? Mà lại làm mặt quỷ với tớ.”
Cô như cười như không: “Mơ vớ mơ vẩn gì đấy hả? Ban ngày ban mặt mà còn bị ảo giác, cậu tìm thuốc uống đi.”
“Gặp bạn cũ sau bao năm xa cách mà cậu chào hỏi thế này à? Mau ra đây ngồi với tớ đi.”
“Xì! Ai thèm làm bạn cũ của cậu.” Cô bĩu môi.
Tử Chiêu đứng dậy, kéo ghế ngồi xuống cạnh cô, Cảnh Ninh ghét bỏ dịch sang một bên, Tử Chiêu vắt chân híp mắt, gật gù đắc ý nói: “Tử Chiêu thân mến, cậu ở Berlin xa xôi có khỏe không? Nghe nói mùa đông ở đó rất lạnh… Bốn con vịt cậu tặng tôi…”
Cảnh Ninh đỏ bừng mặt: “Im đi!”
“Không nhớ hả? My dear Jenny?”
Đó là bức thư cô viết cho cậu sau khi cậu đi Đức du học, Jenny là tên tiếng Anh của cô, trong thư cô kể thật cặn kẽ quá trình mình huấn luyện bốn con vịt con bơi xong lại xếp hàng về nhà, cuối thư còn trịnh trọng ký cả tên tiếng Trung và tiếng Anh, trước tên tiếng Anh cô đề cả cụm từ “Người bạn thân mến của cậu”.
Nhưng cậu không viết thư trả lời cô.
Với một Cảnh Ninh kiêu ngạo mà nói, đây là một nỗi nhục khổng lồ, vậy nên đây là bức thư đầu mà cũng là bức thư cuối cô viết cho cậu. Giờ cậu nhắc lại chuyện này, đương nhiên cô sẽ cho rằng cậu đang đắc ý chế giễu cô, cô tức tới độ bờ môi run rẩy, cầm bó hoa lên đánh cậu.
Tử Chiêu giơ tay che mặt, đóa hoa lành lạnh quật vào tay cậu, cánh hoa bay lả tả, mùi hương xộc vào mũi. Cậu chỉ cười hỏi: “Sao sau đấy lại không viết thư cho tớ nữa?”
Cảnh Ninh ném hoa xuống bàn, thấy mọi người xung quanh đang nhìn họ, cô mới ý thức được hành động ban nãy của mình hết sức thô lỗ, bèn cộc cằn đáp: “Bức thư đó là mẹ cậu bảo tôi viết cho cậu!”
“Vịt tớ tặng cậu đâu rồi?”
“Giết ăn sạch rồi!”
“Tớ không tin!”
“Tin hay không thì tùy!”
“Phan Cảnh Ninh, có phải chiều nay cậu thấy tớ ngoài đường không? Có phải cậu theo tớ tới đây không?”
Cảnh Ninh lườm cậu, khinh bỉ bảo: “Mấy năm không gặp mà mặt vẫn dày quá nhỉ.”
“Dày hả? Tớ có thấy thế đâu, cậu sờ thử mà xem.”
Cảnh Ninh làm bộ buồn nôn, Tử Chiêu hỏi: “Ai tặng hoa cho cậu đấy?”
“Liên quan gì đến cậu?”
“Tớ phải bảo người ta về sau đừng tặng gì cho cậu nữa. Dù sao tặng mấy con thú cũng bị cậu ăn mất, tặng hoa cỏ thì, đây này, lại bị cậu đập nát bét.”
“Tôi thích! Tôi thích đấy! Mạnh Tử Chiêu, xin cậu hãy tránh xa tôi ra. Bạn tôi chuẩn bị tới rồi, ở đây không có chỗ cho cậu đâu.”
“Bạn của cậu là bạn của tớ. Mọi người cùng ngồi cho vui.”
“Đúng là không biết xấu hổ.”
“Cùng tùy vào việc tớ ngồi với ai nữa. Này, cô chủ nhà họ Phan, tớ viết cho cậu bao nhiêu thư mà sao cậu viết cho tớ có mỗi một lá thế? Cậu trả thư lại đây cho tớ!”
Cảnh Ninh ngạc nhiên: “Cậu viết bao giờ…”
“Đừng làm bộ như không nhận được nữa.” Tử Chiêu hừ lạnh, “Mai tớ sẽ qua nhà cậu lấy, một bức thư một trăm đồng, một là cậu trả thư cho tớ, hai là phải đưa tiền, chắc cũng được một vạn tám nghìn đồng.”
Giọng điệu cậu nửa đùa nửa thật, chẳng biết đang trêu cô hay là nói thật, nhưng ánh mắt của cậu lại thấp thoáng nét dịu dàng khó nhận thấy, tim Cảnh Ninh đập rộn lên, cô cau mày, chu miệng bảo: “Một vạn tám nghìn đồng cái gì chứ, rốt cuộc cậu viết bao nhiêu…”
Cảnh Ninh còn chưa dứt tiếng đã bị ngắt lời, hai cô bạn Cảnh Ninh hẹn gặp là Phương Kỳ Kỳ và Lưu Trình Viễn đã tới. Vì có quen Tử Chiêu nên họ cứ ríu rít chào hỏi, lại nhắc đến chuyện trên báo. Tử Chiêu chẳng thấy ngại ngùng mà còn vênh mặt khoe khoang, nói dù mình xa xứ nhiều năm nhưng dòng máu Trung Quốc và tinh thần trọng nghĩa vẫn không vơi đi chút nào, gặp tên trinh sát Nhật đương nhiên phải dạy cho một bài học, đám Phương Kỳ Kỳ biết cậu khoác lác nhưng không vạch trần, chỉ cười bảo: “Cậu Mạnh đúng là không mảy may thay đổi, thấy chuyện bất bình chẳng tha, cứ y như hiệp sĩ vậy.”
Cảnh Ninh ngẩng đầu hừ lạnh.
Tử Chiêu gọi nhân viên phục vụ tới, nhìn hai cô bạn bằng ánh mắt hào phóng phong lưu, bảo:
“Hai tiểu thư cứ chọn thoải mái.” Rồi lại bảo, “Ở đây chúng ta có quý cô giàu nhất đất Hán Khẩu, lát nữa cứ bảo cô Phan thanh toán.”
“Này, họ Mạnh, cậu xong chưa đấy, xấu hổ chết đi được!” Cảnh Ninh thét lên.
“Một lá thư một trăm đồng, cậu còn nợ tớ cả mớ tiền đấy. Cứ trả từ từ đi.”
Lưu Trình Viễn tò mò hỏi: “Ninh Ninh, sao cậu lại nợ tiền cậu ấy?”
Cảnh Ninh bảo: “Cậu ta muốn ăn chực đấy.” Nhưng sợ Tử Chiêu lại láu táu nói linh tinh, cô bèn gọi bừa ít trà bánh để chuyển đề tài. Tử Chiêu chỉ cười nhìn cô. Phương Kỳ Kỳ ghẹo: “Cậu Mạnh, vừa cười vừa nhìn Ninh Ninh nhà chúng tôi làm gì đấy.”
Tử Chiêu nghiêm mặt: “Ba năm rồi tôi không được gặp cô Phan, tôi cảm thấy cô ấy càng ngày càng, ừm, càng ngày càng…”
“Càng ngày càng gì?” Hai cô gái chống má cười hỏi, Cảnh Ninh biết chắc chắn cậu ta chẳng nói được câu gì tốt đẹp, bèn xụ mặt không cất một tiếng.
Tử Chiêu cười hì hì: “Càng ngày càng lanh.”
Khi miêu tả một người biết tính toán, dân Hồ Bắc hay bảo “Người này lanh lắm”, từ “lanh” trong lời Tử Chiêu cũng có nghĩa như vậy. Cậu đang cười Cảnh Ninh giành gọi món vì có suy tính riêng, sợ hai cô bạn mình gọi nhiều. Cảnh Ninh ngượng đỏ cả cổ, định bụng mở lời trả đũa, Phương Kỳ Kỳ lại cười: “Chúng ta đều biết cô chủ Phan tiết kiệm. Người ta còn phải tích tiền mua đồ cưới nữa.”
Cảnh Ninh xẵng giọng: “Cậu nói linh tinh gì đấy, sau này đừng hòng ngồi ké xe anh tớ.”
Phương Kỳ Kỳ nói: “Cậu không dọa được tớ đâu, tớ có không ngồi được xe của anh Phan cũng chẳng sao cả, đi du thuyền hạng sang của Đại Quân vẫn ổn mà. Đúng không Tử Chiêu?”
Tử Chiêu hỏi: “Cậu bảo cô ấy tích tiền mua đồ cưới, đồ cưới gì vậy?”
Phương Kỳ Kỳ tưởng cậu định tìm cơ hội nói đùa, bèn đá mắt về phía bên trái, dí dỏm bảo: “Có người đến nhà họ Phan cầu hôn rồi đấy.”
Tử Chiêu ngó qua, thấy một chàng trai trẻ đang im lặng ngồi đó, chàng trai mặc chiếc sơ mi trắng cài kín cúc đến tận cổ, tay áo phẳng phiu, tóc kiểu 2-8, chải bóng loáng, cặp mắt cậu ta nhỏ dài, gò má đầy đặn. Mạnh Tử Chiêu sửng sốt, buột miệng: “Từ Đức Anh?”
Cảnh Ninh thì thầm: “Này họ Mạnh, tôi cảnh cáo cậu đừng có kéo cậu ta chạy ra đây.”
Cô còn chưa dứt lời Từ Đức Anh đã tiến thẳng tới chỗ họ, cậu ta vươn tay với Tử Chiêu, nở nụ cười vô cùng thật thà: “Chào anh Mạnh, ôi, lâu lắm rồi không gặp anh, tôi còn tưởng anh không nhớ tôi nữa chứ.”
Tử Chiêu cười hì hì.