Chỉ Thắm Tơ Đào
Chương 7: Cuộc sống tân hôn (2)
1.
Vì mẹ tôi ra sức yêu cầu nên hôm nay chúng tôi đi chùa cầu phúc. Mẹ tôi bảo là cầu phúc rất linh nghiệm, bà cũng thường hay đi chùa cầu phúc.
Dùng bữa sáng như mọi ngày xong, chúng tôi lên xe ngựa tới chùa Pháp Hoa, cũng là nơi lần trước nhờ tính tuổi để làm lễ nạp cát.
Trong xe ngựa, tôi đang định đọc tiếp quyển truyện hôm qua đọc nửa chừng.
Thẩm Tề hỏi tôi:
- Trước đây Nhất Nhất tới chùa Pháp Hoa chưa?
Tôi vừa mở sách vừa trả lời:
- Tới rồi, chùa Pháp Hoa lớn nhất kinh thành mà. Già trẻ trai gái gì cũng đều tới đó cúng nhường tiền hương hoả cả.
- Ở chùa Pháp Hoa này người ta cầu xin cái gì?
- Đỗ đạt, nhân duyên, con cái, tiền tài, tránh hoạ,... gì cũng có. Nhưng nhiều nhất có lẽ là cầu nhân duyên.
- Cũng phải, thế trước kia Nhất Nhất cầu xin điều gì?
Thấy dáng vẻ nói không ngừng nghỉ của chàng, tôi đành thả quyển truyện xuống, tán gẫu giết thời gian với chàng.
- Lần trước đi chùa là hồi ta còn bé xíu. Ta đi với mẹ tới đấy. Chắc là mẹ cầu tiền tài cho cha. Mẹ bảo ta đứng ở hồ sen gần đó chơi còn mình thì vào trong chính điện. Ta cũng không rõ mẹ cầu gì nữa.
Nhớ lại chuyện hôm nay mẹ dặn đi dò lại tôi với Thẩm Tề, tôi nói:
- Hẳn là lần trước cầu xin ở chùa Pháp Hoa linh nghiệm nên mẹ mới nhất quyết bảo chúng ta đi xin một cái đồng tâm kết để phu thê được hoà thuận. Mẹ còn nói là phải leo hết 108 bậc thang mới coi là thành tâm.
Tôi đoán Thẩm Tề chắc cũng thấy phiền, sắp vào hạ rồi còn phải ngồi xe ngựa đi xa ơi là xa, còn leo cả đống bậc thang nữa mà.
Lần đầu tiên tôi cảm giác được Thẩm Tề với mình là đồng bạn chung hoạn nạn. Đa phần người đi học đều không được dẻo dai cho lắm, chắc chàng sẽ thảm hơn tôi ấy nhỉ.
Thật ra Thẩm Tề chẳng thấy bất mãn gì, chàng nhếch môi cười:
- Nếu thật sự linh nghiệm thì leo mấy lần cũng được.
Lúc nói lời này, chàng nhìn tôi, ánh mắt chẳng tuỳ ý như ngày thường mà rất nghiêm túc, tựa như đang nói gì đó với tôi, lại muốn tôi đồng ý gì đó.
Tôi nhìn vào mắt chàng, chẳng biết nên nói gì. Sau đó chàng thôi không nhìn tôi nữa.
Cứ vậy một lúc, chàng chuyển tầm mắt đi, cầm chén trà trên bàn thấp nhấp một ngụm.
Sau đó lại câu được câu không trò chuyện một hồi thì xe ngựa đến chân núi chùa Pháp Hoa.
2.
Tôi và Thẩm Tề xuống xe, đứa sai vặt đứa hương và túi nước đã chuẩn bị sẵn cho Thẩm Tề.
Dặn dò đám người làm ở chỗ này chờ chúng tôi xong, hai chúng tôi cùng nhau leo núi.
Thấy đi mấy bước chẳng ai nói năng gì, tôi bèn lên tiếng hỏi Thẩm Tề:
- Chàng leo núi bao giờ chưa?
- Hồi lên kinh đi thi đã từng leo núi rồi.
Tôi tò mò hỏi:
- Chẳng phải chàng buôn bán cũng tích cóp được ít tiền hả, sao không thuê kiệu mà đi?
Thẩm Tề vừa đi vừa nói:
- Kiệu phu ở quê tôi không muốn đi xa quá. Họ tình nguyện đi gần gần, kiếm chút bạc lẻ chứ không muốn đi xa cả mấy tháng trời.
Thấy tôi đi hơi chậm, Thẩm Tề cũng thả bước chậm lại, nói tiếp:
- Huống hồ tới kinh thành xa xôi lạ lẫm, chờ kỳ thi mùa xuân kết thúc cũng lâu, đám kiệu phu không chờ được, mà đi kiệu không về thì không đáng, đi ngựa còn phải đổi mấy con nữa là. Bởi thế cố nhiên là không muốn đi rồi.
- Vậy là chàng đi bộ tới hả?
Thế thì tốn bao nhiêu thời gian chứ, tôi thầm nghĩ.
- Không phải, phần lớn tôi đi theo đội áp tải hàng hoá. Kiệu phu phần lớn sẽ nhận chở khách đi quanh mấy huyện lân cận. Vì thế đôi khi đi gần tôi cũng sẽ thuê kiệu. Nhưng có vài điểm tập kết của đội áp tải cách nhau rất xa, kiệu phu cũng không thích đi đường núi nên tôi phải tự mình đi, leo núi cũng mấy bận.
- Vậy mấy bậc thang này chẳng nhằm nhò gì với chàng nhỉ.
Tôi chợt nhớ đến điều gì, hỏi:
- Quê chàng ở đâu?
- Tôi là người Cô Tô.
- Cô Tô? Trong truyện nói đó là nơi đậm chất Giang Nam lắm, thật vậy chăng?
Thẩm Tề cười, nói:
- Chắc là vậy. Giang Nam là vùng sông nước, Cô Tô có nhiều kênh ngòi, hai bên bờ trồng liễu rủ, gió nhẹ cũng mang theo hơi nước ẩm ướt. Đúng là nơi ấy khác với kinh thành lắm. Ở Cô Tô, thế gia đại tộc chẳng nhiều bằng thương nhân, nhà nhà đều kinh doanh buôn bán nhỏ. Sinh hoạt tập quán cũng khác biệt, tiếng nói khá khác với tiếng phổ thông, chắc là ngữ điệu không giống. Người Giang Nam trông cũng uyển chuyển, dịu dàng hơn.
Vừa đi vừa nói chuyện một lúc, tôi hơi thấm mệt, Thẩm Tề bèn dìu tôi đi tiếp.
Tôi chẳng để ý, chỉ tiếp tục hỏi:
- Vậy dọc đường đi chàng nhìn ngắm nhiều phong cảnh lắm nhỉ?
Thẩm Tề gật đầu, đáp:
- Đúng là thấy được rất nhiều phong cảnh khác với quê nhà.
Chàng liếc mắt thấy đôi mắt tôi lấp lánh thì cười nói tiếp:
- Nhất Nhất muốn nghe không?
- Có, có, có!
Tôi hơi phấn khích, trước giờ toàn đọc trong truyện thôi, chưa gặp ai thật sự đi tới nhiều nơi xa như vậy cả.
Thẩm Tề cũng không cười tôi, chỉ kể:
- Tôi nhớ rõ vào mùa hạ quê tôi nắng nóng khó chịu lắm. Đám thanh niên thường nhảy vào trong hồ bơi lội. Mấy cô gái và người lớn tuổi thì không ra ngoài, có ra thì cũng ngồi dưới gốc cổ thụ nói chuyện phiếm. Mùa đông thì cũng thấy lạnh. Nhưng lúc đi lên kinh, tôi mới biết mùa đông Giang Nam coi như ấm áp rồi. Tôi đã từng thấy có nơi mặt sông đóng băng, dân chúng dẫn theo ngựa, trâu xếp thành đoàn dài đi qua sông đấy.
- Bọn họ không sợ rớt xuống sông hả? Lỡ bị rớt xuống thì làm sao đây?
Thật đáng sợ.
Thẩm Tề kiên nhẫn giải thích:
- Lúc đầu mới thấy tôi cũng lo lắng lắm. Hỏi một ông lão mới biết hằng năm vào lúc ấy lớp băng trên sông là dày nhất. Năm nào bọn họ cũng đi như vậy cả, cũng chẳng xảy ra chuyện gì.
Chàng dừng một thoáng rồi nói tiếp:
- Hơn nữa ở cách đó xa xa còn có ngư dân khoét băng thành một cái hố, chờ cá trong nước nhảy lên rồi bắt đấy.
- Ôi, làm sao người ta biết có cá ở đó vậy? Đứng trên mặt băng cũng nhìn rõ dưới nước luôn hả?
Thẩm Tề lắc đầu:
- Không thấy gì cả, băng dày lắm, tựa như bọc một tầng vải dày trên mặt nước vậy. Chỉ là cá ở dưới nước lâu nên sẽ thích tới chỗ thoáng khí, vì thế ngư dân mới bắt được cá.
- Hoá ra là thế, trước giờ trong truyện chẳng viết như thế, chỉ toàn miêu tả trời đóng băng, đất phủ tuyết, trắng xoá lấp lánh vậy thôi.
Tôi bĩu môi nói, lại hứng thú hỏi:
- Chàng thấy sa mạc chưa? Nghe nói ở đó nguy hiểm lắm, ít ai đi lạc mà ra ngoài được, thật vậy ư?
Thẩm Tề kéo tôi ngồi xuống một tảng đá, đưa bình nước cho tôi rồi mới trả lời:
- Thấy rồi, cát ở sa mạc còn vàng hơn cả sắc trời, chẳng nhìn thấy điểm cuối, không có nước cũng chẳng có nhà, không có gì để phân biệt phương hướng hết trơn. Một khi đi lạc mà không đủ lương khô thì đúng là dễ một đi không trở lại…
…
Suốt đường đi tôi cứ quấn lấy Thẩm Tề hỏi đông hỏi tây, nghe chàng kể rất nhiều chuyện.
Lúc phản ứng lại thì thấy mình đã ôm chặt tay chàng, đi thêm một hồi nữa là lên tới đỉnh núi.
Chắc là vì mệt nên bất giác ôm chặt tay chàng nhỉ.
Tôi buông tay ra, Thẩm Tề nhướng mày tựa như lúc này mới phát hiện ra vậy.
Hai chúng tôi chẳng nói gì một hồi, cuối cùng cũng tới đỉnh núi.
Tôi thả lỏng người, chân bỗng dưng khuỵu xuống.
Thẩm Tề vội chạy đến đỡ lấy tôi. Tôi ngã nhào vào ngực chàng rồi cười xin lỗi với chàng.
May mắn là không sao, tôi cử động chân một chút thì không còn đau nữa.
3.
Chúng tôi đi vào chính điện. Hôm nay không phải ngày lễ nên không có khách hành hương mấy.
Tôi với Thẩm Tề quỳ trên đệm hương bồ, trong lòng thầm cầu xin mấy lời kiểu như vợ chồng hoà thuận gì đó.
Thẩm Tề mở mắt ra chờ tôi.
Sau đó chúng tôi thắp hương rồi quỳ lạy ba cái nữa.
Ra khỏi cửa điện lại cúng nhường chút tiền hương hoả.
Lúc xuống núi, có một người ôm một cuộn tranh vẽ tới, ôm quyền chào chúng tôi.
Người đó lên tiếng chào:
- Chào tướng công, chào phu nhân.
Tôi với Thẩm Tề liếc nhau, chẳng hiểu chuyện gì nên chỉ gật đầu chào lại.
Người đó nói tiếp:
- Tôi là một hoạ sĩ, thường ở trên đỉnh núi chùa Pháp Hoa vẽ phong cảnh rồi đưa tranh tới chùa bán kiếm một hai. Hôm nay nhân thấy hai vị tình cảm mặn nồng nên vẽ bức tranh này tặng cho hai vị. Nếu hai vị không chê thì xin nhận lấy, nếu không thích thì tôi đốt đi cũng được.
Nói đoạn, mở cuộn tranh ra cho chúng tôi xem.
Đó là cảnh vừa rồi tôi nhào vào trong ngực Thẩm Tề.
Bức tranh này rất đẹp, người và cảnh hài hoà, có lớp có lang. Hoạ sĩ này quả rất có tài, bảo sao chùa Pháp Hoa thường mời hắn vẽ tranh.
Có điều…
Rõ ràng là tôi cười xin lỗi mà, sao trong tranh lại thành cười bẽn lẽn chứ? Ánh mắt Thẩm Tề trong bức hoạ cũng…
Hơi xấu hổ.
Tôi đang nghĩ có nên nhận hay không nhận thì Thẩm Tề đã lên tiếng.
- Cảm tạ, vẽ đẹp lắm.
Đoạn, lấy tiền ra định đưa cho hắn.
Hoạ sĩ lắc đầu, nói:
- Không cần đâu, vốn là bức tranh vẽ lúc ngẫu hứng thôi, không lý gì lại nhận tiền của ngài.
Thẩm Tề vẫn kiên trì:
- Đây chỉ là chút lòng thành. Chút tiền này làm sao mua được bức tranh giá ngàn vàng của tiên sinh. Chỉ là vợ chồng chúng tôi mới kết hôn nên muốn biếu tiên sinh chút tiền lấy may, mong ngài cũng được vui lây.
Nghe vậy hoạ sĩ nhận lấy, lại chắp tay chào chúng tôi.
Họa sĩ đi rồi, tôi hỏi Thẩm Tề:
- Sao lại nhận vậy.
- Làm kỷ niệm, coi như là bức hoạ thứ nhất của chúng ta. Hôm nay coi như cũng không mất công đi một chuyến.
4.
Trên xe ngựa, tôi nhắm mắt lại.
Thật ra tôi không hề ngủ, bởi vì đầu óc tôi đang rối bời. Nhớ lại bức tranh vừa rồi, lần đầu tiên tôi nhận thức rõ ràng rằng:
Tôi với Thẩm Tề là vợ chồng.
Mặc dù hoạ sĩ tự thêm thắt vài chi tiết nhưng nhìn thế nào cũng biết chúng tôi là vợ chồng.
Tôi chợt nhận ra, Thẩm Tể khác với những người bạn mà tôi chơi từ hồi nhỏ. Trước kia tôi vẫn luôn coi chàng là đồng minh, chuyện gì cũng nói thẳng với chàng, gọn gàng dứt khoát.
Thế nhưng chúng tôi còn có quan hệ là vợ chồng nữa.
Chỉ là vợ chồng thì nên thế nào nhỉ? Giống cha mẹ tôi ư? Nhưng nhìn tôi với chàng thì ngoại trừ thời gian bên nhau dài hơn đôi chút, thân mật hơn một tí ra, thì quan hệ cũng giống như với người khác mà.
Đúng rồi, tôi với Thẩm Tề còn chưa làm một việc. Đó là việc trong quyển sách nhỏ. Vậy nên vợ chồng chân chính phải làm việc như trong sách nhỏ, sinh em bé? Chắc là hiểu như vậy nhỉ?
Suy nghĩ tôi rối một nùi, chẳng biết từ khi nào đã kéo tới mấy chuyện “ấy ấy” với Thẩm Tề. Theo lý thì nên “ấy ấy” vào đêm tân hôn, nhưng khi đó chúng tôi không thân thiết lắm, thôi được rồi, thật ra bây giờ cũng chưa thân thiết gì lắm mà. Mà tôi cũng hơi sợ, cảm thấy khó lòng tr@n truồng trước mặt một người khác được. Nhưng đây vốn là nghĩa vụ của vợ chồng mà, hình như chúng tôi không nên bỏ dở như thế.
Phức tạp quá đi mất, thôi tới đâu hay tới đó vậy.
Tôi ngẫm nghĩ rồi từ từ thiếp đi.
5.
Sau khi về nhà, cơm nước xong thì trời đã tối mịt.
Tôi bảo Tuyết Yên đi chuẩn bị nước ấm, dự định tắm xong sẽ đi ngủ.
Nhưng tắm rửa xong tôi lại hết thấy mệt, bởi vì tôi muốn hỏi Thẩm Tề một chuyện.
Thẩm Tề cũng đã tắm xong, đang ngồi nơi mép giường.
Tôi hỏi:
- Thẩm Tề, chàng đã đi nhiều nơi như thế, có chỗ nào chàng cực kỳ thích và muốn sống ở đó không?
Thẩm Tề ngẫm nghĩ, đáp:
- Có, nhưng cuối cùng tôi quyết định lên kinh ứng thí.
Tôi hơi nghi hoặc, hỏi:
- Vì sao? Chàng biết buôn bán, có thể tìm một nơi mình thích rồi sống vui vẻ ở đấy mà. Ngược lại lên kinh ứng thí, tiền đồ chưa rõ. Lúc đó chàng không biết mình có thi đậu không, rồi thi đậu xong vào lăn lộn trong quan trường toàn lừa gạt lẫn nhau, không cẩn thận sẽ đi đời. Nếu ta là chàng, ta thà chọn hiện tại nắm được trong tay còn hơn là đánh cược vào tương lai vô định.
Thẩm Tề nhìn tôi, hỏi:
- Những chuyện này tôi đều hiểu cả. Nhưng mà tôi nghĩ con người cũng giống như con thuyền vậy, phải có chí hướng riêng, đúng không?
Chàng nhìn tôi chằm chằm, hỏi:
- Vạn Y, chí hướng của nàng thì sao? Đó là gì?
Chí hướng? Chí hướng của tôi ư?
Đàn bà con gái thì có chí hướng gì? Chẳng phải hầu hết đều giúp kết hôn rồi giúp chồng dạy con. Chuyện này cũng gọi là chí hướng hả?
Có điều tôi không muốn sống như vậy. Tôi có khát khao và mong muốn của mình.
Tôi muốn đi nhìn ngắm núi non hồ biển.
Hoá ra đây gọi là chí hướng.
Tôi không trả lời câu hỏi của chàng mà hỏi tiếp:
- Nếu chí hướng này không phải là điều phần lớn mọi người lựa chọn thì sao?
- Chí hướng vốn là của mình mà. Nếu có thể làm thì cứ làm thôi, sao lại phải suy nghĩ?
Thẩm Tề nhìn tôi, ánh mắt lộ vẻ dụ dỗ và nguy hiểm.
Tôi như hiểu ra, bởi vì trước giờ tôi chỉ nhìn vào hiện tại nên mỗi ngày tôi cứ thấy chán ngẩm. Chuyện tương lai của tôi đã được cha mẹ lo cho, tôi chẳng cần để tâm gì cả. Hơn nữa tôi vốn nghĩ mình nên đi theo con đường giống như bao người con gái khác nên chẳng suy nghĩ gì nhiều.
Nhưng con đường kia cũng không phải là điều tôi muốn.
Tôi muốn đi xem non sông gấm vóc, nhìn ngắm tuyết trắng trên núi cao, thưởng thức mùa xuân ở Giang Nam, vốc một vốc nước biển sạch sẽ, đến sa mạc hoang vu, tóm lại tôi muốn nhìn, muốn nghe, muốn trải nghiệm hết thảy những điều kỳ thú, những chốn kỳ quan trên thế gian này.
Ý tưởng này làm tôi hưng phấn cực kỳ, cả người tôi như đang run lên.
Tôi nhìn người đàn ông trước mặt, chẳng biết ma xui quỷ khiến làm sao mà thơm chàng một cái.
Thơm xong, cả hai chúng tôi đều ngẩn người ra.
Nhìn nhau một hồi lâu, chàng ôm lấy eo rồi cúi đầu hôn tôi.
Khác với đêm tân hôn, ngoại trừ không thở ra hơi, tôi còn thấy tim mình nổi trống ầm ầm. Môi chàng, lưỡi chàng, mỗi động tác đều làm tôi ngẩn ngơ.
Chàng hôn thật lâu, lúc bắt đầu lướt nhẹ khe khẽ, dần dần càng lúc càng sâu rồi ướt át, hổn hển.
Lúc chàng buông tôi ra, nhìn gương mặt hơi ửng đỏ của chàng, tôi cảm giác như mình vừa ngâm nước nóng vậy.
Chàng nhìn tôi một hồi rồi ôm lấy tôi, ghé bên tai tôi cười khẽ:
- Nhất Nhất, nàng đỏ mặt rồi.
Chàng nói làm tôi thẹn thùng không thôi, may sao lúc này chàng không nhìn thấy mặt tôi.
Tôi ngẫm nghĩ không hiểu sao lần này tôi thấy nóng cả người khác với lần trước vậy nhỉ.
Lần trước tôi chỉ căng thẳng, thở không ra hơi thôi. Lần này tôi cảm giác trái tim mình như bị sợi thừng trói chặt, đong đưa lên xuống.
Có điều dường như chàng chỉ ôm vậy chứ không có ý làm chuyện “ấy” với tôi.
Sau khi chúng tôi đều bình thường lại, chàng buông tôi ra, vỗ vỗ tôi nói:
- Ngủ thôi.
Vì mẹ tôi ra sức yêu cầu nên hôm nay chúng tôi đi chùa cầu phúc. Mẹ tôi bảo là cầu phúc rất linh nghiệm, bà cũng thường hay đi chùa cầu phúc.
Dùng bữa sáng như mọi ngày xong, chúng tôi lên xe ngựa tới chùa Pháp Hoa, cũng là nơi lần trước nhờ tính tuổi để làm lễ nạp cát.
Trong xe ngựa, tôi đang định đọc tiếp quyển truyện hôm qua đọc nửa chừng.
Thẩm Tề hỏi tôi:
- Trước đây Nhất Nhất tới chùa Pháp Hoa chưa?
Tôi vừa mở sách vừa trả lời:
- Tới rồi, chùa Pháp Hoa lớn nhất kinh thành mà. Già trẻ trai gái gì cũng đều tới đó cúng nhường tiền hương hoả cả.
- Ở chùa Pháp Hoa này người ta cầu xin cái gì?
- Đỗ đạt, nhân duyên, con cái, tiền tài, tránh hoạ,... gì cũng có. Nhưng nhiều nhất có lẽ là cầu nhân duyên.
- Cũng phải, thế trước kia Nhất Nhất cầu xin điều gì?
Thấy dáng vẻ nói không ngừng nghỉ của chàng, tôi đành thả quyển truyện xuống, tán gẫu giết thời gian với chàng.
- Lần trước đi chùa là hồi ta còn bé xíu. Ta đi với mẹ tới đấy. Chắc là mẹ cầu tiền tài cho cha. Mẹ bảo ta đứng ở hồ sen gần đó chơi còn mình thì vào trong chính điện. Ta cũng không rõ mẹ cầu gì nữa.
Nhớ lại chuyện hôm nay mẹ dặn đi dò lại tôi với Thẩm Tề, tôi nói:
- Hẳn là lần trước cầu xin ở chùa Pháp Hoa linh nghiệm nên mẹ mới nhất quyết bảo chúng ta đi xin một cái đồng tâm kết để phu thê được hoà thuận. Mẹ còn nói là phải leo hết 108 bậc thang mới coi là thành tâm.
Tôi đoán Thẩm Tề chắc cũng thấy phiền, sắp vào hạ rồi còn phải ngồi xe ngựa đi xa ơi là xa, còn leo cả đống bậc thang nữa mà.
Lần đầu tiên tôi cảm giác được Thẩm Tề với mình là đồng bạn chung hoạn nạn. Đa phần người đi học đều không được dẻo dai cho lắm, chắc chàng sẽ thảm hơn tôi ấy nhỉ.
Thật ra Thẩm Tề chẳng thấy bất mãn gì, chàng nhếch môi cười:
- Nếu thật sự linh nghiệm thì leo mấy lần cũng được.
Lúc nói lời này, chàng nhìn tôi, ánh mắt chẳng tuỳ ý như ngày thường mà rất nghiêm túc, tựa như đang nói gì đó với tôi, lại muốn tôi đồng ý gì đó.
Tôi nhìn vào mắt chàng, chẳng biết nên nói gì. Sau đó chàng thôi không nhìn tôi nữa.
Cứ vậy một lúc, chàng chuyển tầm mắt đi, cầm chén trà trên bàn thấp nhấp một ngụm.
Sau đó lại câu được câu không trò chuyện một hồi thì xe ngựa đến chân núi chùa Pháp Hoa.
2.
Tôi và Thẩm Tề xuống xe, đứa sai vặt đứa hương và túi nước đã chuẩn bị sẵn cho Thẩm Tề.
Dặn dò đám người làm ở chỗ này chờ chúng tôi xong, hai chúng tôi cùng nhau leo núi.
Thấy đi mấy bước chẳng ai nói năng gì, tôi bèn lên tiếng hỏi Thẩm Tề:
- Chàng leo núi bao giờ chưa?
- Hồi lên kinh đi thi đã từng leo núi rồi.
Tôi tò mò hỏi:
- Chẳng phải chàng buôn bán cũng tích cóp được ít tiền hả, sao không thuê kiệu mà đi?
Thẩm Tề vừa đi vừa nói:
- Kiệu phu ở quê tôi không muốn đi xa quá. Họ tình nguyện đi gần gần, kiếm chút bạc lẻ chứ không muốn đi xa cả mấy tháng trời.
Thấy tôi đi hơi chậm, Thẩm Tề cũng thả bước chậm lại, nói tiếp:
- Huống hồ tới kinh thành xa xôi lạ lẫm, chờ kỳ thi mùa xuân kết thúc cũng lâu, đám kiệu phu không chờ được, mà đi kiệu không về thì không đáng, đi ngựa còn phải đổi mấy con nữa là. Bởi thế cố nhiên là không muốn đi rồi.
- Vậy là chàng đi bộ tới hả?
Thế thì tốn bao nhiêu thời gian chứ, tôi thầm nghĩ.
- Không phải, phần lớn tôi đi theo đội áp tải hàng hoá. Kiệu phu phần lớn sẽ nhận chở khách đi quanh mấy huyện lân cận. Vì thế đôi khi đi gần tôi cũng sẽ thuê kiệu. Nhưng có vài điểm tập kết của đội áp tải cách nhau rất xa, kiệu phu cũng không thích đi đường núi nên tôi phải tự mình đi, leo núi cũng mấy bận.
- Vậy mấy bậc thang này chẳng nhằm nhò gì với chàng nhỉ.
Tôi chợt nhớ đến điều gì, hỏi:
- Quê chàng ở đâu?
- Tôi là người Cô Tô.
- Cô Tô? Trong truyện nói đó là nơi đậm chất Giang Nam lắm, thật vậy chăng?
Thẩm Tề cười, nói:
- Chắc là vậy. Giang Nam là vùng sông nước, Cô Tô có nhiều kênh ngòi, hai bên bờ trồng liễu rủ, gió nhẹ cũng mang theo hơi nước ẩm ướt. Đúng là nơi ấy khác với kinh thành lắm. Ở Cô Tô, thế gia đại tộc chẳng nhiều bằng thương nhân, nhà nhà đều kinh doanh buôn bán nhỏ. Sinh hoạt tập quán cũng khác biệt, tiếng nói khá khác với tiếng phổ thông, chắc là ngữ điệu không giống. Người Giang Nam trông cũng uyển chuyển, dịu dàng hơn.
Vừa đi vừa nói chuyện một lúc, tôi hơi thấm mệt, Thẩm Tề bèn dìu tôi đi tiếp.
Tôi chẳng để ý, chỉ tiếp tục hỏi:
- Vậy dọc đường đi chàng nhìn ngắm nhiều phong cảnh lắm nhỉ?
Thẩm Tề gật đầu, đáp:
- Đúng là thấy được rất nhiều phong cảnh khác với quê nhà.
Chàng liếc mắt thấy đôi mắt tôi lấp lánh thì cười nói tiếp:
- Nhất Nhất muốn nghe không?
- Có, có, có!
Tôi hơi phấn khích, trước giờ toàn đọc trong truyện thôi, chưa gặp ai thật sự đi tới nhiều nơi xa như vậy cả.
Thẩm Tề cũng không cười tôi, chỉ kể:
- Tôi nhớ rõ vào mùa hạ quê tôi nắng nóng khó chịu lắm. Đám thanh niên thường nhảy vào trong hồ bơi lội. Mấy cô gái và người lớn tuổi thì không ra ngoài, có ra thì cũng ngồi dưới gốc cổ thụ nói chuyện phiếm. Mùa đông thì cũng thấy lạnh. Nhưng lúc đi lên kinh, tôi mới biết mùa đông Giang Nam coi như ấm áp rồi. Tôi đã từng thấy có nơi mặt sông đóng băng, dân chúng dẫn theo ngựa, trâu xếp thành đoàn dài đi qua sông đấy.
- Bọn họ không sợ rớt xuống sông hả? Lỡ bị rớt xuống thì làm sao đây?
Thật đáng sợ.
Thẩm Tề kiên nhẫn giải thích:
- Lúc đầu mới thấy tôi cũng lo lắng lắm. Hỏi một ông lão mới biết hằng năm vào lúc ấy lớp băng trên sông là dày nhất. Năm nào bọn họ cũng đi như vậy cả, cũng chẳng xảy ra chuyện gì.
Chàng dừng một thoáng rồi nói tiếp:
- Hơn nữa ở cách đó xa xa còn có ngư dân khoét băng thành một cái hố, chờ cá trong nước nhảy lên rồi bắt đấy.
- Ôi, làm sao người ta biết có cá ở đó vậy? Đứng trên mặt băng cũng nhìn rõ dưới nước luôn hả?
Thẩm Tề lắc đầu:
- Không thấy gì cả, băng dày lắm, tựa như bọc một tầng vải dày trên mặt nước vậy. Chỉ là cá ở dưới nước lâu nên sẽ thích tới chỗ thoáng khí, vì thế ngư dân mới bắt được cá.
- Hoá ra là thế, trước giờ trong truyện chẳng viết như thế, chỉ toàn miêu tả trời đóng băng, đất phủ tuyết, trắng xoá lấp lánh vậy thôi.
Tôi bĩu môi nói, lại hứng thú hỏi:
- Chàng thấy sa mạc chưa? Nghe nói ở đó nguy hiểm lắm, ít ai đi lạc mà ra ngoài được, thật vậy ư?
Thẩm Tề kéo tôi ngồi xuống một tảng đá, đưa bình nước cho tôi rồi mới trả lời:
- Thấy rồi, cát ở sa mạc còn vàng hơn cả sắc trời, chẳng nhìn thấy điểm cuối, không có nước cũng chẳng có nhà, không có gì để phân biệt phương hướng hết trơn. Một khi đi lạc mà không đủ lương khô thì đúng là dễ một đi không trở lại…
…
Suốt đường đi tôi cứ quấn lấy Thẩm Tề hỏi đông hỏi tây, nghe chàng kể rất nhiều chuyện.
Lúc phản ứng lại thì thấy mình đã ôm chặt tay chàng, đi thêm một hồi nữa là lên tới đỉnh núi.
Chắc là vì mệt nên bất giác ôm chặt tay chàng nhỉ.
Tôi buông tay ra, Thẩm Tề nhướng mày tựa như lúc này mới phát hiện ra vậy.
Hai chúng tôi chẳng nói gì một hồi, cuối cùng cũng tới đỉnh núi.
Tôi thả lỏng người, chân bỗng dưng khuỵu xuống.
Thẩm Tề vội chạy đến đỡ lấy tôi. Tôi ngã nhào vào ngực chàng rồi cười xin lỗi với chàng.
May mắn là không sao, tôi cử động chân một chút thì không còn đau nữa.
3.
Chúng tôi đi vào chính điện. Hôm nay không phải ngày lễ nên không có khách hành hương mấy.
Tôi với Thẩm Tề quỳ trên đệm hương bồ, trong lòng thầm cầu xin mấy lời kiểu như vợ chồng hoà thuận gì đó.
Thẩm Tề mở mắt ra chờ tôi.
Sau đó chúng tôi thắp hương rồi quỳ lạy ba cái nữa.
Ra khỏi cửa điện lại cúng nhường chút tiền hương hoả.
Lúc xuống núi, có một người ôm một cuộn tranh vẽ tới, ôm quyền chào chúng tôi.
Người đó lên tiếng chào:
- Chào tướng công, chào phu nhân.
Tôi với Thẩm Tề liếc nhau, chẳng hiểu chuyện gì nên chỉ gật đầu chào lại.
Người đó nói tiếp:
- Tôi là một hoạ sĩ, thường ở trên đỉnh núi chùa Pháp Hoa vẽ phong cảnh rồi đưa tranh tới chùa bán kiếm một hai. Hôm nay nhân thấy hai vị tình cảm mặn nồng nên vẽ bức tranh này tặng cho hai vị. Nếu hai vị không chê thì xin nhận lấy, nếu không thích thì tôi đốt đi cũng được.
Nói đoạn, mở cuộn tranh ra cho chúng tôi xem.
Đó là cảnh vừa rồi tôi nhào vào trong ngực Thẩm Tề.
Bức tranh này rất đẹp, người và cảnh hài hoà, có lớp có lang. Hoạ sĩ này quả rất có tài, bảo sao chùa Pháp Hoa thường mời hắn vẽ tranh.
Có điều…
Rõ ràng là tôi cười xin lỗi mà, sao trong tranh lại thành cười bẽn lẽn chứ? Ánh mắt Thẩm Tề trong bức hoạ cũng…
Hơi xấu hổ.
Tôi đang nghĩ có nên nhận hay không nhận thì Thẩm Tề đã lên tiếng.
- Cảm tạ, vẽ đẹp lắm.
Đoạn, lấy tiền ra định đưa cho hắn.
Hoạ sĩ lắc đầu, nói:
- Không cần đâu, vốn là bức tranh vẽ lúc ngẫu hứng thôi, không lý gì lại nhận tiền của ngài.
Thẩm Tề vẫn kiên trì:
- Đây chỉ là chút lòng thành. Chút tiền này làm sao mua được bức tranh giá ngàn vàng của tiên sinh. Chỉ là vợ chồng chúng tôi mới kết hôn nên muốn biếu tiên sinh chút tiền lấy may, mong ngài cũng được vui lây.
Nghe vậy hoạ sĩ nhận lấy, lại chắp tay chào chúng tôi.
Họa sĩ đi rồi, tôi hỏi Thẩm Tề:
- Sao lại nhận vậy.
- Làm kỷ niệm, coi như là bức hoạ thứ nhất của chúng ta. Hôm nay coi như cũng không mất công đi một chuyến.
4.
Trên xe ngựa, tôi nhắm mắt lại.
Thật ra tôi không hề ngủ, bởi vì đầu óc tôi đang rối bời. Nhớ lại bức tranh vừa rồi, lần đầu tiên tôi nhận thức rõ ràng rằng:
Tôi với Thẩm Tề là vợ chồng.
Mặc dù hoạ sĩ tự thêm thắt vài chi tiết nhưng nhìn thế nào cũng biết chúng tôi là vợ chồng.
Tôi chợt nhận ra, Thẩm Tể khác với những người bạn mà tôi chơi từ hồi nhỏ. Trước kia tôi vẫn luôn coi chàng là đồng minh, chuyện gì cũng nói thẳng với chàng, gọn gàng dứt khoát.
Thế nhưng chúng tôi còn có quan hệ là vợ chồng nữa.
Chỉ là vợ chồng thì nên thế nào nhỉ? Giống cha mẹ tôi ư? Nhưng nhìn tôi với chàng thì ngoại trừ thời gian bên nhau dài hơn đôi chút, thân mật hơn một tí ra, thì quan hệ cũng giống như với người khác mà.
Đúng rồi, tôi với Thẩm Tề còn chưa làm một việc. Đó là việc trong quyển sách nhỏ. Vậy nên vợ chồng chân chính phải làm việc như trong sách nhỏ, sinh em bé? Chắc là hiểu như vậy nhỉ?
Suy nghĩ tôi rối một nùi, chẳng biết từ khi nào đã kéo tới mấy chuyện “ấy ấy” với Thẩm Tề. Theo lý thì nên “ấy ấy” vào đêm tân hôn, nhưng khi đó chúng tôi không thân thiết lắm, thôi được rồi, thật ra bây giờ cũng chưa thân thiết gì lắm mà. Mà tôi cũng hơi sợ, cảm thấy khó lòng tr@n truồng trước mặt một người khác được. Nhưng đây vốn là nghĩa vụ của vợ chồng mà, hình như chúng tôi không nên bỏ dở như thế.
Phức tạp quá đi mất, thôi tới đâu hay tới đó vậy.
Tôi ngẫm nghĩ rồi từ từ thiếp đi.
5.
Sau khi về nhà, cơm nước xong thì trời đã tối mịt.
Tôi bảo Tuyết Yên đi chuẩn bị nước ấm, dự định tắm xong sẽ đi ngủ.
Nhưng tắm rửa xong tôi lại hết thấy mệt, bởi vì tôi muốn hỏi Thẩm Tề một chuyện.
Thẩm Tề cũng đã tắm xong, đang ngồi nơi mép giường.
Tôi hỏi:
- Thẩm Tề, chàng đã đi nhiều nơi như thế, có chỗ nào chàng cực kỳ thích và muốn sống ở đó không?
Thẩm Tề ngẫm nghĩ, đáp:
- Có, nhưng cuối cùng tôi quyết định lên kinh ứng thí.
Tôi hơi nghi hoặc, hỏi:
- Vì sao? Chàng biết buôn bán, có thể tìm một nơi mình thích rồi sống vui vẻ ở đấy mà. Ngược lại lên kinh ứng thí, tiền đồ chưa rõ. Lúc đó chàng không biết mình có thi đậu không, rồi thi đậu xong vào lăn lộn trong quan trường toàn lừa gạt lẫn nhau, không cẩn thận sẽ đi đời. Nếu ta là chàng, ta thà chọn hiện tại nắm được trong tay còn hơn là đánh cược vào tương lai vô định.
Thẩm Tề nhìn tôi, hỏi:
- Những chuyện này tôi đều hiểu cả. Nhưng mà tôi nghĩ con người cũng giống như con thuyền vậy, phải có chí hướng riêng, đúng không?
Chàng nhìn tôi chằm chằm, hỏi:
- Vạn Y, chí hướng của nàng thì sao? Đó là gì?
Chí hướng? Chí hướng của tôi ư?
Đàn bà con gái thì có chí hướng gì? Chẳng phải hầu hết đều giúp kết hôn rồi giúp chồng dạy con. Chuyện này cũng gọi là chí hướng hả?
Có điều tôi không muốn sống như vậy. Tôi có khát khao và mong muốn của mình.
Tôi muốn đi nhìn ngắm núi non hồ biển.
Hoá ra đây gọi là chí hướng.
Tôi không trả lời câu hỏi của chàng mà hỏi tiếp:
- Nếu chí hướng này không phải là điều phần lớn mọi người lựa chọn thì sao?
- Chí hướng vốn là của mình mà. Nếu có thể làm thì cứ làm thôi, sao lại phải suy nghĩ?
Thẩm Tề nhìn tôi, ánh mắt lộ vẻ dụ dỗ và nguy hiểm.
Tôi như hiểu ra, bởi vì trước giờ tôi chỉ nhìn vào hiện tại nên mỗi ngày tôi cứ thấy chán ngẩm. Chuyện tương lai của tôi đã được cha mẹ lo cho, tôi chẳng cần để tâm gì cả. Hơn nữa tôi vốn nghĩ mình nên đi theo con đường giống như bao người con gái khác nên chẳng suy nghĩ gì nhiều.
Nhưng con đường kia cũng không phải là điều tôi muốn.
Tôi muốn đi xem non sông gấm vóc, nhìn ngắm tuyết trắng trên núi cao, thưởng thức mùa xuân ở Giang Nam, vốc một vốc nước biển sạch sẽ, đến sa mạc hoang vu, tóm lại tôi muốn nhìn, muốn nghe, muốn trải nghiệm hết thảy những điều kỳ thú, những chốn kỳ quan trên thế gian này.
Ý tưởng này làm tôi hưng phấn cực kỳ, cả người tôi như đang run lên.
Tôi nhìn người đàn ông trước mặt, chẳng biết ma xui quỷ khiến làm sao mà thơm chàng một cái.
Thơm xong, cả hai chúng tôi đều ngẩn người ra.
Nhìn nhau một hồi lâu, chàng ôm lấy eo rồi cúi đầu hôn tôi.
Khác với đêm tân hôn, ngoại trừ không thở ra hơi, tôi còn thấy tim mình nổi trống ầm ầm. Môi chàng, lưỡi chàng, mỗi động tác đều làm tôi ngẩn ngơ.
Chàng hôn thật lâu, lúc bắt đầu lướt nhẹ khe khẽ, dần dần càng lúc càng sâu rồi ướt át, hổn hển.
Lúc chàng buông tôi ra, nhìn gương mặt hơi ửng đỏ của chàng, tôi cảm giác như mình vừa ngâm nước nóng vậy.
Chàng nhìn tôi một hồi rồi ôm lấy tôi, ghé bên tai tôi cười khẽ:
- Nhất Nhất, nàng đỏ mặt rồi.
Chàng nói làm tôi thẹn thùng không thôi, may sao lúc này chàng không nhìn thấy mặt tôi.
Tôi ngẫm nghĩ không hiểu sao lần này tôi thấy nóng cả người khác với lần trước vậy nhỉ.
Lần trước tôi chỉ căng thẳng, thở không ra hơi thôi. Lần này tôi cảm giác trái tim mình như bị sợi thừng trói chặt, đong đưa lên xuống.
Có điều dường như chàng chỉ ôm vậy chứ không có ý làm chuyện “ấy” với tôi.
Sau khi chúng tôi đều bình thường lại, chàng buông tôi ra, vỗ vỗ tôi nói:
- Ngủ thôi.