Bán Thân Chôn Đệ - Tiểu Trì
Chương 9
Cô nương một lượng ngồi chec trân tại chỗ, mặt mày cứng đờ.
Đôi mắt tròn xoe nhìn ta và Trầm Tranh thân thiết ngay trước mặt nàng.
Ta thật không cố ý.
Đêm qua ta còn định ghép đôi cho hai người, thậm chí thề trước trời đất là ta đã nghĩ thông rồi.
Cô nương một lượng, dáng vẻ, thân hình này, thực ra rất xứng với Trầm Tranh.
Con cái sinh ra, tên ta cũng nghĩ sẵn luôn: trai thì đặt là Trầm Cẩu Đản, gái thì gọi là Trầm Nha Đản.
Trẻ nhà nghèo ấy mà, tên càng quê thì càng dễ nuôi.
Tên hay hay không cũng chẳng sao.
Dù gì cũng chẳng phải con ta, ta cần gì phải bận tâm.
"Ngươi—" Cô nương một lượng không nhịn nổi, "Ta—"
Nếu không phải vì nghèo, ai lại muốn làm kẻ xấu? Ta cũng không phải người vô tình, ta hiểu tâm tư của nàng.
"Đừng nghĩ nhiều..." Ta đang chóng mặt, giọng có phần lúng búng, "Hắn... là của ngươi..."
Trầm Tranh vững chãi đưa cánh tay còn lại ôm ta vào lòng, bộ n.g.ự.c rắn chắc chặn lại lời ta: "Nương tử, nàng chóng mặt à?"
Tên đàn ông này đúng là giỏi mánh khóe, vừa đánh vừa xoa, cách này dùng rất thành thạo!
Ta khép hờ mắt, không còn sức mà phản bác.
Cuối con ngõ hẹp, ánh mặt trời dần lên, những tia sáng rực rỡ xuyên qua màn sương mỏng mà chiếu tới.
Ngõ nhỏ yên tĩnh bỗng ngập tràn khói bếp và thêm chút ấm áp dịu dàng.
Cảm giác ấm áp đó như cơn gió xuân, thổi qua người ta thật ấm áp; như dòng suối nhỏ, nhẹ nhàng mát lành; như kẹo mạch nha, ngọt ngào thoáng qua.
Trong vòng tay ấm áp ấy, ta nhớ về đồng ruộng ở quê nhà, những mầm lúa xanh mướt, con trâu già kéo cày, chú c.h.ó nhỏ chơi đùa dưới chân.
Phụ thân ta ngồi bên bờ ruộng ăn miếng cơm khô, mẫu thân mỉm cười đưa phụ thân bát canh nóng hổi.
Trưởng tỷ ngồi dưới gốc cây thêu khăn đỏ, còn Tiểu Sơn thì leo lên cây tìm trứng chim.
Thực ra, cảm giác ấm áp ấy rất giống như với Trầm Tranh.
Như đường cong đẹp đẽ nơi khóe môi hắn khi mỉm cười, như vòng tay rắn chắc mạnh mẽ của hắn, như ánh sao lấp lánh trong đôi mắt hắn...
Như hôm hắn mua ta, để cả lưng mình ướt sũng nhưng vẫn giương ô che cho ta.
Và như nụ cười rạng rỡ với hàm răng trắng đều của hắn.
Hắn nói: “Lần sau nàng đừng giãy giụa như con lừa sống, sẽ không chóng mặt nữa.”
Có những người, ngươi không nên kỳ vọng quá nhiều.
Thật đấy.
Kỳ vọng càng nhiều, thất vọng càng lớn.
Chút dịu dàng vừa chớm trong lòng ta bị Trầm Tranh phá nát không còn chút gì.
Ta chỉ muốn lấy kim đ.â.m hắn.
Nhưng ta không thể làm vậy, đành cúi đầu cắt vải làm giày.
Trầm Tranh lại nhích lại gần, không rời đi: "Nàng làm giày cho ta sao?"
Phải, nếu ta làm một đôi giày nam ở trước mặt hắn mà hắn không bao giờ mang được, thì sao mà giải thích nổi!
"Cởi tất ra, để ta đo cỡ chân."
Khóe môi Trầm Tranh gần như chạm đến sau gáy: "Thật sự làm giày mới cho ta!"
Trời ơi, hắn gào to đến mức người điếc cũng quay đầu lại nhìn.
Ta giữ mặt bình thản, còn hắn thì cười hớn hở.
Trước khi đưa chân tới, hắn còn cẩn thận lau sạch lòng bàn chân.
Ta cầm lấy cổ chân hắn, tay kia đo cỡ chân, liếc thấy trên mu bàn chân Trầm Tranh cũng có một vết sẹo, tương tự vết trên mặt hắn.
Ta ngạc nhiên nhìn hắn, muốn hỏi cho rõ.
Trầm Tranh lại làm như không có gì, rụt chân về, gợi ý: "Nương tử, làm rộng thêm một chút, có khi đứng lâu, chân sẽ sưng, làm hỏng giày thì tiếc lắm."
Quê ta là ngôi làng nhỏ, không có thợ rèn, muốn làm gì phải đi hai mươi dặm ra chợ.
Trước đây, phụ thân ta từng mang vài mảnh sắt hỏng đến thợ rèn, tối về đã thành cái cuốc.
Trong ký ức của ta, thợ rèn tựa như thần tiên, muốn gì cũng làm được, ngay cả sắt phế liệu cũng có thể biến thành thứ quý giá.
Giờ ta nhận ra không hẳn là vậy.
Một vị đại thẩm muốn rèn dao, Trầm Tranh vừa lấy công vừa lấy vật liệu, cũng chỉ được hai mươi văn tiền.
Để kiếm hai mươi văn đó, Trầm Tranh phải tìm kiếm trong đống sắt vụn, lựa ra miếng thích hợp, kẹp vào lò nung.
Một người đàn ông cao lớn, tay cầm kìm dài, tay kéo bễ gió, co người bên bếp lò không dám rời.
Hắn phải liên tục quan sát độ nung của miếng sắt, dù chân tê mỏi cũng phải chịu đựng.
Lửa trong lò càng cháy mạnh, ánh lửa nhảy múa phản chiếu trong mắt hắn như cũng bùng lên hai đốm sáng.
Mồ hôi ướt đẫm trán, men theo đường nét góc cạnh trên gương mặt mà nhỏ xuống cằm, rồi "tách" một tiếng rơi xuống đất.
Quần áo vốn khô ráo nay đã bị mồ hôi thấm ướt, dính vào lưng hắn.
Kìm sắt vừa được đưa ra khỏi lò, ta nghĩ hắn cuối cùng cũng đứng dậy rồi.
Ai ngờ hắn chỉ ngắm một lúc, rồi lại cho vào lò tiếp.
Nung xong còn phải rèn, rèn xong phải định hình, định hình xong phải mài dũa...
Vì hai mươi văn, không biết hắn còn phải dằn vặt bao lâu nữa.
Còn ta thì sao!
Ta hôn hắn một cái, mà lại dám đòi những năm mươi văn?