Đọc truyện online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.

Bạch Đạo Sư

Chương 581: Giá Trị Thặng Dư.



Một câu hỏi về vấn đề kinh tế đã được đặt ra, và đang đợi ba vị khách mời kia trả lời. Mua một đồng thì bán khoảng bao nhiêu thì có lời, nói đơn giản nghĩa là bỏ đồng vốn ra là một đồng thì phải bán hàng với giá bao nhiêu để lấy lời. Thúy Nga lúc này trả lời trước, hướng về phía Hiệp Ninh mà nói.
- " ta nghĩ mua một bán hai là hợp lý rồi. Nếu bán như vậy sẽ có lời một đồng, là khoản lời chấp nhận được."
Hiệp Ninh nghe vậy thì lắc đầu.
- " Không đâu. Nếu bán như vậy thì chẳng có đồng lời nào đâu, mà còn phá sản đấy"
Thúy Nga thoáng ồ lên ngạc nhiên, bán hai đồng mà phá sản sao? Như vậy là bà đã trả lời sai rồi à ? Diệp Lan bên cạnh cũng muốn tham gia, hướng Hiệp Ninh đưa ra câu trả lời của mình.
- "mua một bán hai mà lỗ, vậy không lẽ tiền bối mua một bán tới ba sao?"
Hiệp Ninh lại mỉm cười , đưa tay vuốt râu lắc đầu.
- " vẫn không đúng, nếu như bán với giá đó vẫn phải phá sản, không thể tiếp tục làm việc được"
Diệp Lan ngơ ngác, mua một bán ba là lời quá nhiều rồi, vậy mà vẫn không đúng ư? Yên Nhiên im lặng nãy giờ, lúc này mới nghĩ gì đó tham gia mà trả lời câu hỏi.
- " thưa tiền bối, tiền bối đi buôn như vậy chắc hẳn có rất nhiều chi phí phải chi trả, vì vậy bán hàng để có lời thì phải cộng vô cả những chi phí đó, có đúng không?"
Lần này thì Hiệp Ninh lại tỏ vẻ ngạc nhiên, ông ồ lên một tiếng, nhìn Yên Nhiên với ánh mắt thú vị.
- " tiếu cô nương nhỏ bé này tuy không đưa ra một con số cụ thể, nhưng lại có thể nghĩ ra được nội tình bên trong như vậy, đây cũng là một câu trả lời hay"
Thúy Nga và Diệp lang bên cạnh cũng cảm thấy có lý, quay sang nhìn Yên Nhiên nhẹ gật gù.
- " công việc bán hàng cộng với chi phí là điều hợp lý, nhưng mà chi phí bao nhiêu thì rất khó để xác định, cái này phải hỏi xem vị thương buôn này rồi"

Những người phụ nữ ấy có lẽ không đoán ra được con số cụ thể, muốn được người trong nghề truyền thụ chút kiến thức. Hiệp Ninh cũng đoán ra được chuyện này, ông ta bật cười nói.
- "Mọi người đều chịu thua hết cả rồi sao , không ai đoán ra được à? Mà cũng phải thôi, mọi người không phải là người trong nghề kinh doanh, nên không biết được bản chất của kinh doanh , ha ha ha..."
Một tràng cười sảng khoái đầy vui vẻ, có lẽ như ông cũng biết trước được những người phụ nữ ấy sẽ không thể đoán được như vậy rồi. Ông lúc này mới lấy trong túi ra một đồng tiền Đông Ngô , đưa về phía trước mà nói.
- "Được rồi , bây giờ giả sử như một đồng này là đồng tiền làm vốn ta dùng để mua hàng hóa nhé."
Nói đoạn đặt đồng tiền xuống bàn, tâm thế tựa như một người thầy đang giảng bài vậy. Có thầy thì phải có trò, cả ba người phụ nữ như là người học trò gật đầu chăm chú nhìn theo. Ông cầm chén trà của mình lên uống cạn, sau đó đặt chén trà xuống trước mặt và lại tiếp tục nói.
- " bây giờ nhé, giả sử như chén trà này là một bảo vật hiếm có mà chỉ có thể mua được ở Giao Chỉ. Chúng ta giả vờ xem như nó là một kỳ trân dị bảo gì đó, và ta mua nó với giá 1₫ nhé."
Cả ba người phụ nữ lập tức gật đầu, hướng ánh mắt vào chén trà và giả sử nó là thứ hàng hóa quý giá để đi buôn. Hiệp Ninh lại lấy ra một đồng tiền khác , đưa về phía trước mặt Thúy Nga mà quy ước.
- "Được rồi , bây giờ ta chọn đáp án của lão phu nhân là lấy một đồng tiền lời làm mốc. Giả sử như ta muốn thu về một đồng tiền lời, thì ta phải bán với giá bao nhiêu?"
Cả ba người phụ nữ nhìn thấy thì đồng loạt nói.
- "Đương nhiên là bán với giá 2 đồng rồi."
Hiệp Ninh mỉm cười , đoạn vẫn giữ một đồng Đông Ngô ấy trên tay mà gật đầu.

- "Đối với bất cứ người thương buôn nào , thì tiền lời vẫn là mục đích tối thượng của họ. Tất cả đều làm việc vì đồng tiền lời này, gọi là giá trị thặng dư. Nếu như không có giá trị thặng dư, thì đi buôn sẽ phá sản, và chẳng ai thèm làm kinh tế nữa. Vì vậy mà nói, đồng tiền thặng dư như này là mục đích cuối cùng, cũng là hơi thở sinh tồn của người làm ăn kinh tế."
Nói tới đây, ông đặt một đồng lời đó vào giữa chén trà , hàm ý như đây chính là trái tim của ngành đi buôn. Ba người phụ nữ chăm chú nhìn theo, cũng hiểu được vấn đề. Hiệp Ninh lúc này lại lấy ra một đồng tiền nữa, đưa về phía trước. Ba người phụ nữ ngạc nhiên , không hiểu đồng tiền thứ ba này là gì. Hiệp Ninh không để bọn họ kịp hỏi , ông ta vẫn một nụ cười mỉm như ông vẫn thế.
- "Này nhé, bây giờ lão đi buôn thì lão cũng phải bỏ công sức ra làm việc. Tất nhiên là lão đã già, cho nên việc tay chân lão không giỏi, nhưng trí tuệ của lão thì hơn người khác. Vì vậy mà nói , tiền công cho lão là tiền trí tuệ, nên lão lấy một đồng tiền công, như vậy có hợp lý không?"

Cả ba người phụ nữ nghe vậy thì ồ lên, không đồng ý mà vội lắc đầu.
- "Không phải là ông đã có một đồng tiền lời rồi đó sao ? Tại sao lại đòi tiền công nữa chứ ? Như vậy không phải quá tham lam hay sao?"
Hiệp Ninh vẫn mỉm cười , ông dường như cũng đoán được thái độ của bọn họ sẽ như vậy, ông vuốt râu lắc đầu.
- " Thời gian lão bỏ ra để đi buôn cho mình , nếu như lão không làm cho mình mà đi làm thuê cho người khác, lão cũng sẽ kiếm được một đồng mà không phải bỏ tiền vốn ra . Như vậy một đồng này rõ ràng là tiền công của lão, chứ có phải tiền lời đâu?"
Ba người phụ nữ kia ngờ ngợ hiểu ra điều gì đó. Tuy là hơi mơ hồ, nhưng không phải là không thể hiểu. Hiệp Ninh lúc này lại chỉ tay vào đồng tiền bên trong bát, chính là đồng tiền lời "tối thượng" được gọi là giá trị thặng dư ấy.
- " Này nhé , nếu như lấy đồng tiền kia làm công , nghĩa là lấy công làm lời, thì tức là đâu có lời nữa đâu. Tiền lời tức là tiền dôi ra do ta đi buôn bán mà có, vì vậy tiền lời nó khác biệt với tiền công, mọi người có đồng ý không?"
Ba người phụ nữ cảm thấy khá mơ hồ, nhưng dần dần đã hiểu ra vấn đề . Hóa ra cuộc sống trước giờ không đơn giản như họ nghĩ.
Hiệp Ninh thấy ba người phụ nữ kia đã đồng ý về một đồng tiền công của ông ta, lúc này ông ta mới đặt đồng tiền công ấy xuống bàn, để sát bên đồng tiền vốn. Nhưng mà mọi chuyện lại chưa dừng ở đó , ông lại lấy trong túi ra một đồng Đông Ngô nữa đưa về phía trước mà cười nhạt.
- " Này nhé , lão đi buôn thì lão phải thuê theo người để khiêng vác vận chuyển hàng hóa . Những nhân công làm việc ngoài kia đều phải trả tiền lương cho họ, có đúng không nào?"
Việc Hiệp Ninh tự trả tiền công cho mình thì có hơi mơ hồ , khó hiểu với người ngoại đạo, nhưng mà việc trả công cho người khiêng vác vận chuyển thì lại quá đơn giản dễ hiểu với bất kỳ ai. Ba người phụ nữ đương nhiên hiểu vấn đề này, họ nhẹ gật đầu một cái . Khi những người học trò kia đã hiểu và đồng ý với một đồng tiền thuê người, ông lại đem đồng tiền công ấy đặt xuống dưới bàn. Ba người phụ nữ nhìn thấy số tiền bây giờ đã là bốn đồng, có nghĩa rằng mua một nhưng bán tới 4 , mà ông ta chỉ lời có một đồng thôi . Họ bắt đầu mường tượng ra được những gì đó mà trước giờ bọn họ không nghĩ tới. Nhưng chưa dừng lại ở đó , ông lúc này lại lấy ra hai đồng nữa đưa về phía trước mặt.
- " Này nhé , đi buôn tuyến đường dài như vậy thường xuyên phải gặp cướp biển, cũng như gặp phải sơn tặc ở trên đường. Và đương nhiên để chống chọi với cướp biển cũng như cướp núi thì phải thuê chiến binh đánh trả bọn chúng rồi , có đúng không?"
Ba người phụ nữ trong vô thức lại hướng ánh mắt ra phía cửa sổ. Tuy cửa sổ đã đóng kín, nhưng bọn họ hiểu rằng bên ngoài kia cướp biển đang tiếp cận thuyền của mình. Bọn họ hiểu việc đánh đuổi cướp biển là do những chiến binh trên thuyền, tức cũng là những người lao công khiêng vác vận chuyển hàng hóa. Có điều gì đó cảm thấy kỳ lạ, ba người phụ nữ thoáng suy tư, mà Diệp Lan lúc này hướng phía trước mà hỏi.
- " thưa tiền bối, không phải những chiến binh kia cũng là người khiêng vác hàng hóa đó sao? Nếu đã để các nhân công khiêng vác vận chuyển hàng hóa ấy cầm kiếm ra chiến đấu, thì đâu cần phải trả thêm tiền bảo vệ nữa?"
Ba người phụ nữ này là người ngoại đạo, không phải là người bên trong ngành kinh tế , nên có nhiều chuyện họ thật sự quá ngây thơ. Họ cứ tưởng rằng bỏ tiền thuê các nhân công ngoài kia đi vận chuyển hàng hóa cho mình, thì nhân công ấy sẽ kiêm luôn khoản chiến đấu bảo vệ hàng hóa. Mọi chuyện thật ra đâu có đơn giản như vậy, bởi đi buôn là một công việc vô cùng phức tạp, đòi hỏi nhiều sự tính toán kỹ lưỡng và chi li.
Chương trước Chương tiếp
Loading...