Ba Trăm Năm Không Gặp Thượng Tiên
Chương 60: Hồn vỡ
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Đa phần ai trong tiên môn cũng từng nghe kể rằng, mỗi khi Thiên Túc Tiêu Miễn giáng hình xuống tà ma đều dẫn theo một đợt thẩm vấn.
Trong lúc chứng kiến linh phách bị bao trùm bên dưới vầng sáng vàng của thanh kiếm mang chữ “Miễn”, gia chủ nhà họ Phong nghe giọng trầm lạnh của Tiêu Phục Huyên vang rền trong não chẳng khác nào gió cuộn đất trời, “Tại sao đến nước này.”
Gia chủ nhà họ Phong chỉ còn sót lại chút linh thức cuối cùng khi nghe thấy năm chữ trong huyền thoại đó.
Ông đã nghĩ: Thế mà có một ngày, thẩm vấn dùng trên người tà ma lại đổ lên đầu ta. Hoá ra… ta cũng tương tự như tà ma ư.
Rõ ràng ở điểm khởi đầu, ông hãy còn là một đệ tử tiên môn mang đầy khát vọng muốn trảm yêu trừ ma.
Dưới kiếm của Thiên Túc, những hình ảnh cuộc đời ông hối hả trôi qua trong đợt thẩm vấn —
Ông là một trong số hiếm người được nhìn thấy thần mộc và vẫn giữ được mạng sống.
Năm mười hai tuổi, ông gặp cảnh cận kề cái chết và nhìn thấy tàn đại thụ cao ngất rợp trời trên đỉnh núi, cho dù có hơi mù mờ nhưng ông vẫn nhớ rõ tán hoa có chút gì tương tự hạnh mai chốn nhân gian.
Năm đó, ông nào có ngờ rằng sau này mình sẽ nhốt một toà tháp ở nhà họ Phong, và trong tháp có giấu những cành vụn từ gốc đại thụ kia.
Năm mười bảy tuổi, khi đi tới Kinh Quan ở giai đoạn đầu và nhìn những nấm mồ khổng lồ, ông cũng từng cảm thán tiếc thương, “Thương thay bao nhiêu xương cốt anh hùng, hết thảy đều là những người bỏ mạng nơi sa trường…”
Lúc ấy, ông cũng chẳng ngờ rằng sau này mình sẽ chôn xương những người nọ xuống mật địa nhà mình và mượn nhờ sức chúng để mở một con đường.
Năm hai mươi tuổi, ông vung kiếm xuất thế, từ đó nổi tiếng một thời, làm rạng danh dòng họ. Ông từng nghe kể ở Kinh Quan có nhiều thứ hung tà gây rối, có một nhà tu hành giấu tên đã ra tay giúp đỡ bá tánh ở vùng lân cận. Khi nghe được câu chuyện đó, ông còn thốt một câu “Ngày sau có cơ hội, tôi nhất định sẽ đến bái kiến một chuyến.”
Lúc đó, ông đâu có hay người tu hành giấu tên nọ chính là tán tu đã đến sống và xây toà tháp cao ở Kinh Quan. Mà ông cũng chẳng hề biết rằng sau này mình không những không đến gặp người bái kiến, mà còn trở thành thủ phạm gây ra cơ sự khiến tán tu bị tẩu hoả nhập ma.
Thành tiên thành ma, là thiện là ác, âu cũng chỉ từ một thoáng nghĩ suy.
Khác với những người khác trong tiên môn, ông vừa tròn hai mươi đã thành hôn, phối ngẫu của ông là bạn thanh mai trúc mã. Người ta nói rằng phu thê quen nhau từ thuở thiếu thời là tình yêu sâu sắc, vì vậy mà họ đã sớm hạ sinh đứa trẻ đầu tiên.
Nhưng đáng buồn thay, đứa con ấy còn chưa ra đời đã mất trong bụng mẹ. Ông phải an ủi phối ngẫu mình một thời gian dài với lý do có lẽ bị khí tà ma quấy nhiễu, và về sau sẽ ổn thoả thôi.
Không lâu sau, họ lại sinh hạ một đứa trẻ, đứa trẻ này suýt chút đã bị sẩy trong bụng mẹ nhưng nhờ may mắn và sau nhiều nỗ lực bảo vệ, cậu con trai đã ra đời. Thế nhưng vì gặp nhiều vất vả trong lúc mang thai nên cậu khá yếu ớt.
Nhưng thế cũng có sao? Dù gì ông cũng đã giữ được tính mạng đứa nhỏ.
Một năm khác, họ lại sinh được một đứa con gái, so với cậu trai đầu lòng thì đứa bé này ra đời rất thuận lời, nhờ vậy mà cô bé có tư chất thông minh, kỳ tài hiếm gặp.
Người đời đều khen người có đủ đôi nam nữ là có điềm đại cát.
Không ai thấu hiểu hết tâm trạng ông trong những năm tháng đó, cũng giống như không ai hiểu được ông nâng niu hai đứa con bảo bối của mình đến bậc nào, chỉ thiếu không chiều chuộng chúng lên tận mây xanh.
Ông nhìn cặp nam nữ lớn lên theo năm tháng, dạy chúng học ăn học nói, dạy chúng viết chữ, dạy chúng luyện kiếm… truyền cho chúng tất cả những gì ông học được trên đời.
Trong những năm đó, ông gần như không màng đến tiến bộ tu vi cho bản thân mà chỉ toàn tâm toàn ý đóng vai trò một người cha hiền. Những người quanh ông vẫn thường đem chuyện đó ra trêu đùa, mà lần nào ông cũng chỉ cười và trả lời, “Xem như tôi là đồ ngốc đi.”
Thế mà khốn sao, hai đứa trẻ nọ đến cùng cũng chẳng sống đến trưởng thành, cả hai đều chết trong thời niên thiếu, năm mười hai tuổi. Bằng với độ tuổi mà ông suýt mất mạng khi xưa.
Người vợ ông không ngừng lẩm bẩm, “Tại sao lại như vậy, em không hiểu…”
Mà lòng ông thì tỏ tường hơn cả — chung quy tất cả chỉ là một vòng quay, thiên mệnh đã phán cho ông một đợt báo ứng. Lúc trước, ông không chết, bởi thế bây giờ ông phải trải nghiệm cảm giác tương tự.
Ông tự thân ôm hai đứa con mình đặt vào quan tài, từ đấy trở về sau không khi nào nở nụ cười nữa.
Cha hiền đã mất, giờ chỉ còn một người chuyên tu.
Thực chất, lúc đó ông đã bước lên lối mòn mà không hay biết — ông vùi đầu vào tu luyện trong độ tuổi thanh xuân nhất, tu vi chẳng mấy mà đạt đến cảnh giới đỉnh cao, không chỉ đứng đầu trong dòng họ mà còn trở thành một trong những nhân vật xuất chúng trong các tu sĩ ở nhân gian.
Sau khi thần mộc bị phong ấn, ông và môn phái đã trảm vô số yêu tà, giúp đỡ muôn vàn bá tánh, kết nối bao mối thiện duyên, đồng thời cũng nhờ việc đã từng nhìn thấy thần mộc nên cũng xem như có tiên duyên, được chọn làm người trấn thủ nơi phong ấn và nhận lấy họ “Phong”.
Gia tộc của họ có thể nói là một gia tộc hiếm hoi dưới nhân gian được nhận thiên chiếu, nhưng không thể tiết lộ chỗ phong ấn cho người ngoài hay biết, bởi vậy sự việc hào nhoáng vinh quang này đã trở thành một bí mật chỉ có gia chủ và những người sẽ được kế thừa vị trí gia chủ biết được.
Và ông chính là người biết bí mật nhưng không thể nói ra.
Đó là lần đâu tiên trong lòng ông nhen lên một cảm giác vừa mâu thuẫn vừa phức tạp quá đỗi, chẳng khác nào cẩm y dạ hành (1).
(1) Cẩmy dạ hành: mặc trang phục lộng lẫy đi ra ngoài vào ban đêm – thể hiện sự giàu có xa hoa mà không ai hay biết. Xuất phát từ giai thoại của Hạng Vũ sau khi đánh chiếm Hàm Dương thì không định đô ở đó mà nóng lòng về quê nhà, đã nói “Phú quý không quy cố hương, như cẩm y dạ hành, nào có ai hay”
Và đó cũng là lần đầu tiên ông ý thức được rằng bản thân cũng không phải người tốt chân chính, bởi ông còn mang trên người quá nhiều d*c vọng thế tục, vẫn luôn ngóng trông được ngợi ca báo đáp.
Trong một giây phút nào đó, ông còn nhóm lên lửa giận: Ông biết mình từng chết đi để sống lại, sinh mệnh ông do chính ông giành lấy và tất nhiên sẽ phải trả cái giá thích đáng. Nhưng ông đã làm biết bao chuyện như vậy rồi mà sao còn chưa thể quân bình cái giá phải trả kia để ông có cuộc đời trọn vẹn đôi chút?
Thiên mệnh thật bất công.
Khi suy nghĩ này mới chớm khỏi đầu, ông đã ép ngược nó trở vào bên trong.
Qua một thời gian dài, có lẽ đứng trên địa vị cao lâu ngày và tu vi cũng đạt trình độ đỉnh cấp ở nhân gian, ông đã gần như buông lơi khi suy nghĩa đó nảy lên lần nữa.
Ông buông lơi cho bản thân hoài niệm về những điều mình đã trải qua trong đời, nhớ đến từng chuyện từng chuyện một, hết thảy những điều đáng giá và không đáng giá. Để rồi ông bắt đầu cảm thấy những gì mình có được sao mà ít ỏi quá, mình hoàn toàn có cơ sở để oán hận, có cơ sở để không cam lòng.
Bởi vậy… bắt đầu từ một hôm nào đó, ông bất ngờ muốn giúp hai đứa con mình sống lại.
Một khi ý nghĩ này nhóm lên thì chẳng còn cách nào vãn hồi được nữa.
Câu “xem như tôi là đồ ngốc đi” xưa kia đã thật sự trở thành lời tiên tri sau rất nhiều năm. Ông bước lên một con đường khác mà chẳng màng ngoảnh lại — đào quan tài của con trai con gái mình vào nửa đêm rồi đặt trận bao quanh chúng, tiếp đó ông tìm tất cả các phương pháp khả dĩ hòng giúp hai đứa bé kia sống lại.
***
Về sau, có khi ông chợt nghĩ rằng chắc có điên mới đi tin giấc mơ ấy.
Đó cũng là khoảng thời gian điên nhất đời ông. Một đêm nọ, ông có một giấc chiêm bao kỳ lạ khi đang ngồi ở trước đường, trong mơ có người nói với ông rằng, “Thực chất… cũng chưa hẳn là hoàn toàn vô vọng.”
Ông nghĩ trong lòng ban ngày nghĩ gì thì đêm mơ thấy đó thật à, song ngoài miệng vẫn hỏi, “Thế có cách gì?”
Người xuất hiện trong mộng rất mờ ảo nên nhìn không rõ bộ dáng. Ông không biết đó là ai, vậy mà vẫn gọi người nọ hai tiếng “Tiên quân” tự nhiên vô cùng. Có lẽ cũng vì ông đã đến rất nhiều nơi để cầu khẩn nên buột miệng thành quen.
Ông thậm chí không nhớ được hình dạng và giọng nói của người trong chiêm bao, nhưng còn nhớ rõ người kia đã chỉ mình hai hướng.
Một là bảo ông đi tìm một vị quý nhân, quý nhân này là một cô nương nhỏ tuổi. Cô nương đời trước chịu cái chết bi thảm nên khi sinh ra ở đời này vẫn còn mang theo oán hận, tuổi đời còn bé đã trở thành cô nhi. Nếu ông chịu nhận cô bé mồ côi kia làm con gái và bồi đắp cho những oán than trong sinh mệnh cô để tích phúc thì tương lai có thể nương nhờ phúc báo của cô bé này mà tìm được cơ hội gặp lại hai đứa con của mình.
Con đường thứ hai không được “Tiên quân” nói kỹ mà chỉ vô cùng ngắn gọn rằng, “Nếu chịu không nổi thì tự đánh đổi tính mạng mình để đưa chúng trở về.”
***
Gia chủ nhà họ Phong không xem trọng giấc mơ kia cho lắm. Mãi đến một ngày nọ, ông gặp được một cô bé nhỏ, ốm gầy và trông rất nhơ nhuốc, đứng trước một ngôi miếu cũ đổ nát.
Ngôi miếu hoang đó trước đây thờ Hỉ Tang thần, và cô bé kia hệt như một chú chim nhỏ hoảng hốt, là một cô bé mồ côi không chốn dung thân.
Khi đó, ông thoáng sững sờ, chẳng hiểu cớ gì mà kiểm tra linh phách cô bé kia. Ông phát hiện trong linh phách cô thật sự có vương oán khí. Sau đó, ông lại thi pháp để rà thử đời trước của cô bé này và loáng thoáng trông thấy cuộc đời ngắn ngủi kiếp trước của cô — tan cửa nát nhà, không ai bảo vệ. Cha mẹ cô bị kẻ thù sát hại, để lại đứa con côi chông chênh giữa đường đời rồi bị người ta bắt gả minh hôn, không chỉ thế còn khoét cả hai mắt, cuối cùng rơi vào cái chết thảm thương.
Và ông còn nhìn thấy cảnh cô bé đó quỳ gối cầu nguyện trong miếu Hỉ Tang thần sau khi đã chết, cô cầu báo ứng.
Kiếp trước chết thảm nên mệnh mang theo oán. Một bé gái mồ côi.
Quá trùng hợp với những điều ông gặp được trong mơ.
Khoảnh khắc ấy, ông đã chọn tin vào lời vị tiên quân kia như nắm lấy sợi rơm cứu mạng, giữ chặt không buông.
Ông đưa cô bé về nhà họ Phong, nhận làm con nuôi và đặt tên là Phong Thù Lan.
Sau khi hai người con của mình qua đời, ông đã chẳng còn cười bao giờ nữa, giờ đây cũng không rõ làm một người cha hiền như thế nào. Vậy nên ông cũng không nuông chiều Phong Thù Lan, thậm chí ông còn không thân thiết gì với Phong Thù Lan để tránh nhung nhớ về đứa con gái đã khuất của mình.
Ngoại trừ sự thân thiết gia đình, ông lo cho Phong Thù Lan tất cả mọi thứ, từ bữa ăn cái mặc, đến nuôi dưỡng dạy dỗ đều rất chăm chút. Tất cả mọi người đều nói ông đã có một viên “minh châu trong tay” khác.
Ông chờ, chờ xem…
Ông nhìn Phong Thù Lan trưởng thành và một thân đảm nhiệm công việc, nhìn nàng dần dà khoác lên mình phong thái của một gia chủ đời kế tiếp, nhìn nàng trở thành một kỳ tài kiệt xuất của thế hệ đồng lứa.
Thế mà ông chờ, chờ mãi vẫn không chờ gặp được cái gọi là “cơ duyên” kia, và mãi vẫn chẳng có dịp nhìn được hai đứa con trai con gái mà ông ngày đêm thương nhớ.
Mỗi ngày trôi qua, lòng ông càng nôn nóng hơn, càng âu lo hơn. Thế là đến một ngày kia, ông hối hận.
Lúc trước vị tiên quân kia chỉ ông hai con đường. Ông đã thử con đường đầu tiên, chờ đến mất hết kiên nhẫn, chờ đến vô vọng. Ông bèn bắt đầu suy xét đến con đường thứ hai.
Tiếc rằng, tiên quân kia không nói gì nhiều nên ông chỉ có thể bấu víu vào câu nói ngắn gọn nọ. Ông suy xét thật kỹ lưỡng và nắm được hai từ mấu chốt — đổi mệnh và trở về.
Người đời đều biết, đổi mệnh là một hành vi nghịch thiên, rất khó thực hiện. Muốn trở về lại càng khó hơn. Tuy nhiên, nhà họ Phong bọn họ hơn được người đời ở chỗ, họ nắm giữ một bí mật — thần mộc.
Mượn sức mạnh của thần mộc có thể mở ra một con đường để trở về, và ông chính là người bảo hộ nơi phong ấn thần mộc.
Thời điểm đó, ông đã gần như mất trí, đến độ cho rằng đây là một may mắn được ông trời ưu ái ban cho.
Nghĩ vậy, ông đã “tự trông tự trộm” và âm thầm tự mình đi vào cấm địa.
Ông vốn không quan tâm việc mình bước vào sẽ gây hậu quả thế nào lên cấm địa, có gây nhiễu động gì hay không, có kích hoạt lần phong cấm thứ hai hay chuyện gì tệ hơn nữa hay không.
Ông không quan tâm tất thảy, chỉ ngóng trông hai chữ trở về.
Và ông đã thành công.
Pháp thuật đổi mệnh đòi hỏi chuẩn bị hàng mấy vạn vong hồn để mở đường, thế nên ông đã quay về thời điểm rất rất lâu về trước, sớm hơn cả thời điểm thần mộc bị phong ấn.
Ông trở về Kinh Quan nơi chất chứa nhiều vong hồn nhất, nhưng phát giác ở Kinh Quan có một người tán tu canh mộ với dáng vẻ tuấn tú đầy áp bức, nhìn trẻ trung vô cùng nhưng tu vi không hề thua kém ông.
Nên ông cũng không dám lấy đá chọi đá, quyết định ra tay lén lút. Ông bày trận trong âm thầm.
Ở Kinh Quan ngập tràn cát đá, đặt đá trận giữa nơi đó khó lòng phát hiện ra, huống hồ trận pháp này không phải loại cường trận, nó rất nhỏ nên càng khó phát hiện nhưng có khả năng tích tụ dần theo năm tháng để tạo ra tác động đáng kể lên Kinh Quan.
Ở dân gian, người ta nói rằng đứng bên trong thì khó thấy được toàn cảnh.
Tán tu nọ chính là người đứng bên trong.
***
Từ đó về sau, mọi chuyện đều biến chuyển vô cùng thuận lợi theo đúng những gì ông dự tính.
Ông đã có trong tay mấy vạn vong hồn, đưa cả toà tháp cao kia vào mật địa nhà họ Phong mà không một ai hay biết, rồi đặt cỗ quan tài của hai đứa con mình bên dưới.
Ban đầu, hai đứa trẻ này vì ông nên mới gặp báo ứng, vì ông nên mới mất mạng. Nếu theo tính toán ban đầu, ông chỉ cần hy sinh tính mạng của chính bản thân mình là được.
Thế nhưng vào thời điểm mấu chốt, ông lại đổi ý.
Ở nhà họ Phong có đến từng ấy người, mà ông lại là gia chủ, nếu gia chủ mất mạng chắn chắn sẽ dẫn đến đại loạn, lợi bất cập hại.
Ông viện cho bản thân rất nhiều lý do, song cuối cùng vẫn phong ấn cỗ quan tài vào chung với vong hồn. Tiếp đó, ông quyết định đi tìm một người thay thế mình. Sau thời gian dài lựa chọn, cuối cùng đã tìm được một đứa trẻ có mệnh cách tương tự mình và nhận làm con nuôi.
Khi dắt cậu bé kia bước vào cửa chính nhà họ Phong, ông đã nghĩ: Đứa bé này cũng đang đà phải chết rồi, nếu không gặp được mình thì chắc chắn không sống thêm được mấy ngày. Giờ đây mình nuôi nấng nó, nó trả ơn cho mình, mọi sự chu toàn.
Ban đầu ông chỉ tính nuôi một đứa nhỏ rồi dùng mạng đổi mạng mà thôi.
Nhưng đến một ngày nọ, ông gặp Phong Thù Lan ở một vùng hoang dã…
Thời điểm đó, ông không cần cô bé này nữa. Và ông đã thật sự tránh sang một đường khác, nhưng lát sau vẫn vòng trở lại.
Ông đưa tay kiểm tra linh phách cô bé đó để rồi phát hiện kiếp trước của cô có sự thay đổi — cô không vấn vương không rời ở miếu Hỉ Tang thần nữa mà đã bước vào luân hồi từ sớm, giờ đây ông gặp cô cũng sớm hơn trước mấy năm.
Sau hồi lâu đắn đo, cuối cùng ông vẫn đem cô gái nhỏ này trở về, nhận cô làm con nuôi và vẫn đặt tên cho cô là Phong Thù Lan.
Và ông vẫn không thân thiết với cô con nuôi này như trước, thậm chí còn hiếm khi nhìn mặt. Đến bản thân ông cũng không biết tại sao mình phải không đâu nuôi một đứa trẻ như vậy. Suýt nữa ông đã tưởng rằng bản thân vẫn còn chút gì đó của sự lương thiện.
Có một đoạn thời gian, ông đã tĩnh tâm đóng cửa tự vấn bản thân điều này, khi đó ông đã ngẫm nghĩ rất lâu và cho mình câu trả lời rằng: Nhờ có đứa bé này mà mình xem như vẫn còn là một nửa người tốt.
***
Mình vẫn là một nửa người tốt.
Sau này, ông vẫn thường tự nhủ với bản thân như vậy, cứ như thể nếu nói những lời ấy nhiều lần sẽ khiến nó thành sự thật.
Cho đến tận giờ phút này, khi bị con nuôi Phong Huy Minh đâm xuyên cơ thể bằng chiêu mệnh, khi lãnh chịu thẩm vấn của Thiên Túc, khi linh phách chợt rung động, ông mới choàng tỉnh…
Ngay giây phút ông tự nói câu đó với bản thân, một nửa phần người tốt kia đã không còn tồn tại.
Khoảnh khắc ý thức trở nên nhạt nhoà, bất giác ông nhớ về rất nhiều người mình gặp qua trong đời. Những tưởng trong đó sẽ có hai đứa trẻ mà ông đã chọn từ bỏ sinh mạng vì chúng, thế nhưng không…
Điều ông nhớ đến là đôi mắt hoen đỏ của Phong Huy Minh khi hét to “Ta thật sung sướng”, nhớ đến Phong Thù Lan không gọi mình một tiếng “phụ thân” mà chỉ là “sư phụ”, nhớ đến lần đầu bước vào Kinh Quan và nhìn thấy đại dương đất mồ, nhớ cả linh phách vỡ tan không còn mảnh vụn của người tán tu vào khoảnh khắc y lìa đời.
Ông không rõ liệu đây có phải là một dạng báo ứng, để đến chết mà ký ức ông vẫn chỉ tràn ngập những hình ảnh ấy.
***
Ô Hành Tuyết theo dõi những hình ảnh lần lượt hiện lên trong đợt thẩm vấn, đến khi nhìn thấy những nấm mồ khổng lồ kia, chàng không cầm nổi lòng nhớ về những dòng thời gian mình đã chặt đứt…
Tưởng như vẫn còn có thể ngửi thấy sương mù lạnh băng mãi mãi không tan giữa Kinh Quan, có thể trông thấy người tán tu cầm đèn đi chầm chậm trong đêm thâu, và có thể nghe tiếng chuyện trò thâm thấp của mấy đệ tử trẻ dập dìu trong tiếng rít như gió hú của những vong nhân dưới mồ.
Chàng lặng yên đứng lì một chỗ, chốc lát bỗng nhíu mày.
Khi nhận thiên chiếu, chàng thường phải quay về thời gian nào đó trong quá khứ để chém đứt dòng thời gian. Thời điểm chàng xuống tay với những dòng ở Kinh Quan tương đối sớm, khi đó thần mộc hãy còn chưa bị phong ấn, trời cao còn chưa có Tiên Đô, Thiên Túc vẫn chưa được triệu hoán thành tiên…
Vậy Tiêu Phục Huyên ở đâu?
Ô Hành Tuyết nắm tay người đứng bên cạnh, ngón tay siết thật chặt và giương mắt nhìn thẳng vào mắt người nọ, giọng chàng khẽ đến nghẹn ngào, “Tiêu Phục Huyên, ngươi nói ngươi từng gặp ta ở Kinh Quan… ngươi là ai?”
Ngươi là ai trong những người kia?
***
Trước đây, tướng quân trẻ tuổi hy sinh bản thân để che chở cho thần mộc, dưới sức mạnh của thiên kiếp, linh phách người đã bị đánh tan thành nhiều mảnh nhỏ, đâu thể nào vẹn nguyên bước vào luân hồi.
Nơi máu y chảy qua sinh sôi tinh chất bạch ngọc, xác th1t ba đời chôn vùi dưới Kinh Quan, còn biết bao những mẩu vụn linh phách nhỏ đến độ thần mộc cũng khó lòng nhận ra đã bị vung vẩy vào khắp đủ loại thân thể khác nhau.
Những thân thể mang hồn vỡ trên người lại chịu níu kéo của số mệnh mà cùng tụ về Kinh Quan.
Nhưng bản thân Tiêu Phục Huyên cũng không biết những nguyên cớ xa xưa này. Y chỉ biết đời mình bắt đầu từ vô vàn mảnh hồn vỡ, và bản thân phải chứng kiến không biết là bao vui buồn không hoàn thiện từ những thân thể khác nhau. Không căn không nguyên, không chốn quy lai.
Người tán tu chong đèn tuần đêm là y, những đệ tử mang mệnh cách cực sát được nuôi nơi ấy là y, và người chết chất chồng dưới những nấm mồ khổng lồ kia cũng là y.
Y đã quẩn quanh Kinh Quan mịt mù sương khói lạnh lẽo thật lâu, cho đến khi Linh Vương đeo mặt nạ phá màn sương bước vào…
Vô số lần sống chết, vô số dòng rối loạn.
Từng lần từng lần, y đều nhớ rõ, từng lần từng lần y đều chứng kiến. Đến chót cùng, chỉ thoáng bóng lưng thôi y cũng có thể nhận ra người nọ.
Mà giờ đây, khi đối phương hỏi rằng “Ngươi là ai trong số họ”, y vẫn chẳng biết nên trả lời ra sao.
Tiêu Phục Huyên buông mắt nhìn Ô Hành Tuyết, y đưa tay mân nhẹ trên khoé môi chàng một lúc lâu.
Ta là ai…
Ta là rất nhiều người trong số họ.
Ngươi đã bước qua màn sương mù Kinh Quan muôn vàn lần.
Từng giết ta, từng cứu ta, ngóng nhìn ta, và bỏ lỡ ta.
❄︎
Cá:
Mọi người đọc nhảy quá khứ – hiện tại có thấy bị loạn thời gian xảy ra sự kiện không? Dưới đây tui có tổng hợp lại một số sự kiện chính xảy ra từ đầu tới giờ cho dễ theo dõi nhe.
Chú thích sơ sơ:
Từ sau khi đi vào ảo cảnh Lạc Hoa Đài (ch34), Ô Hành Tuyết và Tiêu Phục Huyên đã bước sang một dòng thời gian khác. Tạm gọi dòng ảo cảnh là dòng B, còn dòng hiện thế là dòng A.
(1) Trong dòng hiện thế A: Vân Hãi gi3t chết kẻ thù của mình, đứa con gái của kẻ thù bị ép gả minh hôn (ch26), sau đầu thai thành Phong Thù Lan (ch59). Sau đó, gia chủ mới quay về quá khứ, về đến thời điểm Linh đài chưa xuất hiện, gài bẫy tán tu và chiếm lấy toà tháp => từ đó dẫn đến sự ra đời của dòng thời gian B. Như vậy, ai là vị “tiên nhân cho lời khuyên” trong lời kể của gia chủ nhà họ Phong? Người đó cho ông ta biết nên cứu vớt đứa trẻ kia, từ đó Phong Thù Lan được gia chủ nhà họ Phong nhận nuôi, nhằm mục đích gì?
(2) Trong dòng ảo cảnh B: Phong Huy Minh được gia chủ nhận nuôi một trăm năm, mà những trói trong cấm địa thần mộc cũng bị nhốt một trăm năm, như vậy đoán chừng việc dùng linh phách phong ấn cấm địa là hệ quả hành động của gia chủ. Nhưng làm sao ông ta tìm được những người có liên quan đến kiếp trước của Tiêu Phục Huyên? Đồng thời, con gái của kẻ thù giết cha của Vân Hãi không đến miếu Hỉ Tang thần mà đi thẳng vào luân hồi => kiếp sau xuất hiện với vai Phong Thù Lan sớm hơn; dẫn đến việc Y Ngô Sinh và Ninh Hoài Sam thắc mắc về chênh lệch độ tuổi của Phong Thù Lan ở đây và Phong Thù Lan mà họ biết. Vậy Vân Hãi nơi đây thế nào? Những người bị chôn dưới đáy tháp là ai?
Tóm tắt vài sự kiện chính theo đúng mốc thời gian sẽ như sau:
Chuyên mục đoán plot: ai muốn đoán plot chung với tui có thể bấm đọc đoạn dưới. Tui não bổ chút thôi, chỉ dùng những dữ kiện đã có từ đầu truyện tới giờ và đưa ra vài suy đoán nên chắc ko tính là spoil (?). Nhưng lỡ đoán trúng thì có khi mất đi sự bất ngờ á nên mí bạn cân nhắc rồi hãy đọc nha:)), không thích thì cứ bỏ qua.
Đa phần ai trong tiên môn cũng từng nghe kể rằng, mỗi khi Thiên Túc Tiêu Miễn giáng hình xuống tà ma đều dẫn theo một đợt thẩm vấn.
Trong lúc chứng kiến linh phách bị bao trùm bên dưới vầng sáng vàng của thanh kiếm mang chữ “Miễn”, gia chủ nhà họ Phong nghe giọng trầm lạnh của Tiêu Phục Huyên vang rền trong não chẳng khác nào gió cuộn đất trời, “Tại sao đến nước này.”
Gia chủ nhà họ Phong chỉ còn sót lại chút linh thức cuối cùng khi nghe thấy năm chữ trong huyền thoại đó.
Ông đã nghĩ: Thế mà có một ngày, thẩm vấn dùng trên người tà ma lại đổ lên đầu ta. Hoá ra… ta cũng tương tự như tà ma ư.
Rõ ràng ở điểm khởi đầu, ông hãy còn là một đệ tử tiên môn mang đầy khát vọng muốn trảm yêu trừ ma.
Dưới kiếm của Thiên Túc, những hình ảnh cuộc đời ông hối hả trôi qua trong đợt thẩm vấn —
Ông là một trong số hiếm người được nhìn thấy thần mộc và vẫn giữ được mạng sống.
Năm mười hai tuổi, ông gặp cảnh cận kề cái chết và nhìn thấy tàn đại thụ cao ngất rợp trời trên đỉnh núi, cho dù có hơi mù mờ nhưng ông vẫn nhớ rõ tán hoa có chút gì tương tự hạnh mai chốn nhân gian.
Năm đó, ông nào có ngờ rằng sau này mình sẽ nhốt một toà tháp ở nhà họ Phong, và trong tháp có giấu những cành vụn từ gốc đại thụ kia.
Năm mười bảy tuổi, khi đi tới Kinh Quan ở giai đoạn đầu và nhìn những nấm mồ khổng lồ, ông cũng từng cảm thán tiếc thương, “Thương thay bao nhiêu xương cốt anh hùng, hết thảy đều là những người bỏ mạng nơi sa trường…”
Lúc ấy, ông cũng chẳng ngờ rằng sau này mình sẽ chôn xương những người nọ xuống mật địa nhà mình và mượn nhờ sức chúng để mở một con đường.
Năm hai mươi tuổi, ông vung kiếm xuất thế, từ đó nổi tiếng một thời, làm rạng danh dòng họ. Ông từng nghe kể ở Kinh Quan có nhiều thứ hung tà gây rối, có một nhà tu hành giấu tên đã ra tay giúp đỡ bá tánh ở vùng lân cận. Khi nghe được câu chuyện đó, ông còn thốt một câu “Ngày sau có cơ hội, tôi nhất định sẽ đến bái kiến một chuyến.”
Lúc đó, ông đâu có hay người tu hành giấu tên nọ chính là tán tu đã đến sống và xây toà tháp cao ở Kinh Quan. Mà ông cũng chẳng hề biết rằng sau này mình không những không đến gặp người bái kiến, mà còn trở thành thủ phạm gây ra cơ sự khiến tán tu bị tẩu hoả nhập ma.
Thành tiên thành ma, là thiện là ác, âu cũng chỉ từ một thoáng nghĩ suy.
Khác với những người khác trong tiên môn, ông vừa tròn hai mươi đã thành hôn, phối ngẫu của ông là bạn thanh mai trúc mã. Người ta nói rằng phu thê quen nhau từ thuở thiếu thời là tình yêu sâu sắc, vì vậy mà họ đã sớm hạ sinh đứa trẻ đầu tiên.
Nhưng đáng buồn thay, đứa con ấy còn chưa ra đời đã mất trong bụng mẹ. Ông phải an ủi phối ngẫu mình một thời gian dài với lý do có lẽ bị khí tà ma quấy nhiễu, và về sau sẽ ổn thoả thôi.
Không lâu sau, họ lại sinh hạ một đứa trẻ, đứa trẻ này suýt chút đã bị sẩy trong bụng mẹ nhưng nhờ may mắn và sau nhiều nỗ lực bảo vệ, cậu con trai đã ra đời. Thế nhưng vì gặp nhiều vất vả trong lúc mang thai nên cậu khá yếu ớt.
Nhưng thế cũng có sao? Dù gì ông cũng đã giữ được tính mạng đứa nhỏ.
Một năm khác, họ lại sinh được một đứa con gái, so với cậu trai đầu lòng thì đứa bé này ra đời rất thuận lời, nhờ vậy mà cô bé có tư chất thông minh, kỳ tài hiếm gặp.
Người đời đều khen người có đủ đôi nam nữ là có điềm đại cát.
Không ai thấu hiểu hết tâm trạng ông trong những năm tháng đó, cũng giống như không ai hiểu được ông nâng niu hai đứa con bảo bối của mình đến bậc nào, chỉ thiếu không chiều chuộng chúng lên tận mây xanh.
Ông nhìn cặp nam nữ lớn lên theo năm tháng, dạy chúng học ăn học nói, dạy chúng viết chữ, dạy chúng luyện kiếm… truyền cho chúng tất cả những gì ông học được trên đời.
Trong những năm đó, ông gần như không màng đến tiến bộ tu vi cho bản thân mà chỉ toàn tâm toàn ý đóng vai trò một người cha hiền. Những người quanh ông vẫn thường đem chuyện đó ra trêu đùa, mà lần nào ông cũng chỉ cười và trả lời, “Xem như tôi là đồ ngốc đi.”
Thế mà khốn sao, hai đứa trẻ nọ đến cùng cũng chẳng sống đến trưởng thành, cả hai đều chết trong thời niên thiếu, năm mười hai tuổi. Bằng với độ tuổi mà ông suýt mất mạng khi xưa.
Người vợ ông không ngừng lẩm bẩm, “Tại sao lại như vậy, em không hiểu…”
Mà lòng ông thì tỏ tường hơn cả — chung quy tất cả chỉ là một vòng quay, thiên mệnh đã phán cho ông một đợt báo ứng. Lúc trước, ông không chết, bởi thế bây giờ ông phải trải nghiệm cảm giác tương tự.
Ông tự thân ôm hai đứa con mình đặt vào quan tài, từ đấy trở về sau không khi nào nở nụ cười nữa.
Cha hiền đã mất, giờ chỉ còn một người chuyên tu.
Thực chất, lúc đó ông đã bước lên lối mòn mà không hay biết — ông vùi đầu vào tu luyện trong độ tuổi thanh xuân nhất, tu vi chẳng mấy mà đạt đến cảnh giới đỉnh cao, không chỉ đứng đầu trong dòng họ mà còn trở thành một trong những nhân vật xuất chúng trong các tu sĩ ở nhân gian.
Sau khi thần mộc bị phong ấn, ông và môn phái đã trảm vô số yêu tà, giúp đỡ muôn vàn bá tánh, kết nối bao mối thiện duyên, đồng thời cũng nhờ việc đã từng nhìn thấy thần mộc nên cũng xem như có tiên duyên, được chọn làm người trấn thủ nơi phong ấn và nhận lấy họ “Phong”.
Gia tộc của họ có thể nói là một gia tộc hiếm hoi dưới nhân gian được nhận thiên chiếu, nhưng không thể tiết lộ chỗ phong ấn cho người ngoài hay biết, bởi vậy sự việc hào nhoáng vinh quang này đã trở thành một bí mật chỉ có gia chủ và những người sẽ được kế thừa vị trí gia chủ biết được.
Và ông chính là người biết bí mật nhưng không thể nói ra.
Đó là lần đâu tiên trong lòng ông nhen lên một cảm giác vừa mâu thuẫn vừa phức tạp quá đỗi, chẳng khác nào cẩm y dạ hành (1).
(1) Cẩmy dạ hành: mặc trang phục lộng lẫy đi ra ngoài vào ban đêm – thể hiện sự giàu có xa hoa mà không ai hay biết. Xuất phát từ giai thoại của Hạng Vũ sau khi đánh chiếm Hàm Dương thì không định đô ở đó mà nóng lòng về quê nhà, đã nói “Phú quý không quy cố hương, như cẩm y dạ hành, nào có ai hay”
Và đó cũng là lần đầu tiên ông ý thức được rằng bản thân cũng không phải người tốt chân chính, bởi ông còn mang trên người quá nhiều d*c vọng thế tục, vẫn luôn ngóng trông được ngợi ca báo đáp.
Trong một giây phút nào đó, ông còn nhóm lên lửa giận: Ông biết mình từng chết đi để sống lại, sinh mệnh ông do chính ông giành lấy và tất nhiên sẽ phải trả cái giá thích đáng. Nhưng ông đã làm biết bao chuyện như vậy rồi mà sao còn chưa thể quân bình cái giá phải trả kia để ông có cuộc đời trọn vẹn đôi chút?
Thiên mệnh thật bất công.
Khi suy nghĩ này mới chớm khỏi đầu, ông đã ép ngược nó trở vào bên trong.
Qua một thời gian dài, có lẽ đứng trên địa vị cao lâu ngày và tu vi cũng đạt trình độ đỉnh cấp ở nhân gian, ông đã gần như buông lơi khi suy nghĩa đó nảy lên lần nữa.
Ông buông lơi cho bản thân hoài niệm về những điều mình đã trải qua trong đời, nhớ đến từng chuyện từng chuyện một, hết thảy những điều đáng giá và không đáng giá. Để rồi ông bắt đầu cảm thấy những gì mình có được sao mà ít ỏi quá, mình hoàn toàn có cơ sở để oán hận, có cơ sở để không cam lòng.
Bởi vậy… bắt đầu từ một hôm nào đó, ông bất ngờ muốn giúp hai đứa con mình sống lại.
Một khi ý nghĩ này nhóm lên thì chẳng còn cách nào vãn hồi được nữa.
Câu “xem như tôi là đồ ngốc đi” xưa kia đã thật sự trở thành lời tiên tri sau rất nhiều năm. Ông bước lên một con đường khác mà chẳng màng ngoảnh lại — đào quan tài của con trai con gái mình vào nửa đêm rồi đặt trận bao quanh chúng, tiếp đó ông tìm tất cả các phương pháp khả dĩ hòng giúp hai đứa bé kia sống lại.
***
Về sau, có khi ông chợt nghĩ rằng chắc có điên mới đi tin giấc mơ ấy.
Đó cũng là khoảng thời gian điên nhất đời ông. Một đêm nọ, ông có một giấc chiêm bao kỳ lạ khi đang ngồi ở trước đường, trong mơ có người nói với ông rằng, “Thực chất… cũng chưa hẳn là hoàn toàn vô vọng.”
Ông nghĩ trong lòng ban ngày nghĩ gì thì đêm mơ thấy đó thật à, song ngoài miệng vẫn hỏi, “Thế có cách gì?”
Người xuất hiện trong mộng rất mờ ảo nên nhìn không rõ bộ dáng. Ông không biết đó là ai, vậy mà vẫn gọi người nọ hai tiếng “Tiên quân” tự nhiên vô cùng. Có lẽ cũng vì ông đã đến rất nhiều nơi để cầu khẩn nên buột miệng thành quen.
Ông thậm chí không nhớ được hình dạng và giọng nói của người trong chiêm bao, nhưng còn nhớ rõ người kia đã chỉ mình hai hướng.
Một là bảo ông đi tìm một vị quý nhân, quý nhân này là một cô nương nhỏ tuổi. Cô nương đời trước chịu cái chết bi thảm nên khi sinh ra ở đời này vẫn còn mang theo oán hận, tuổi đời còn bé đã trở thành cô nhi. Nếu ông chịu nhận cô bé mồ côi kia làm con gái và bồi đắp cho những oán than trong sinh mệnh cô để tích phúc thì tương lai có thể nương nhờ phúc báo của cô bé này mà tìm được cơ hội gặp lại hai đứa con của mình.
Con đường thứ hai không được “Tiên quân” nói kỹ mà chỉ vô cùng ngắn gọn rằng, “Nếu chịu không nổi thì tự đánh đổi tính mạng mình để đưa chúng trở về.”
***
Gia chủ nhà họ Phong không xem trọng giấc mơ kia cho lắm. Mãi đến một ngày nọ, ông gặp được một cô bé nhỏ, ốm gầy và trông rất nhơ nhuốc, đứng trước một ngôi miếu cũ đổ nát.
Ngôi miếu hoang đó trước đây thờ Hỉ Tang thần, và cô bé kia hệt như một chú chim nhỏ hoảng hốt, là một cô bé mồ côi không chốn dung thân.
Khi đó, ông thoáng sững sờ, chẳng hiểu cớ gì mà kiểm tra linh phách cô bé kia. Ông phát hiện trong linh phách cô thật sự có vương oán khí. Sau đó, ông lại thi pháp để rà thử đời trước của cô bé này và loáng thoáng trông thấy cuộc đời ngắn ngủi kiếp trước của cô — tan cửa nát nhà, không ai bảo vệ. Cha mẹ cô bị kẻ thù sát hại, để lại đứa con côi chông chênh giữa đường đời rồi bị người ta bắt gả minh hôn, không chỉ thế còn khoét cả hai mắt, cuối cùng rơi vào cái chết thảm thương.
Và ông còn nhìn thấy cảnh cô bé đó quỳ gối cầu nguyện trong miếu Hỉ Tang thần sau khi đã chết, cô cầu báo ứng.
Kiếp trước chết thảm nên mệnh mang theo oán. Một bé gái mồ côi.
Quá trùng hợp với những điều ông gặp được trong mơ.
Khoảnh khắc ấy, ông đã chọn tin vào lời vị tiên quân kia như nắm lấy sợi rơm cứu mạng, giữ chặt không buông.
Ông đưa cô bé về nhà họ Phong, nhận làm con nuôi và đặt tên là Phong Thù Lan.
Sau khi hai người con của mình qua đời, ông đã chẳng còn cười bao giờ nữa, giờ đây cũng không rõ làm một người cha hiền như thế nào. Vậy nên ông cũng không nuông chiều Phong Thù Lan, thậm chí ông còn không thân thiết gì với Phong Thù Lan để tránh nhung nhớ về đứa con gái đã khuất của mình.
Ngoại trừ sự thân thiết gia đình, ông lo cho Phong Thù Lan tất cả mọi thứ, từ bữa ăn cái mặc, đến nuôi dưỡng dạy dỗ đều rất chăm chút. Tất cả mọi người đều nói ông đã có một viên “minh châu trong tay” khác.
Ông chờ, chờ xem…
Ông nhìn Phong Thù Lan trưởng thành và một thân đảm nhiệm công việc, nhìn nàng dần dà khoác lên mình phong thái của một gia chủ đời kế tiếp, nhìn nàng trở thành một kỳ tài kiệt xuất của thế hệ đồng lứa.
Thế mà ông chờ, chờ mãi vẫn không chờ gặp được cái gọi là “cơ duyên” kia, và mãi vẫn chẳng có dịp nhìn được hai đứa con trai con gái mà ông ngày đêm thương nhớ.
Mỗi ngày trôi qua, lòng ông càng nôn nóng hơn, càng âu lo hơn. Thế là đến một ngày kia, ông hối hận.
Lúc trước vị tiên quân kia chỉ ông hai con đường. Ông đã thử con đường đầu tiên, chờ đến mất hết kiên nhẫn, chờ đến vô vọng. Ông bèn bắt đầu suy xét đến con đường thứ hai.
Tiếc rằng, tiên quân kia không nói gì nhiều nên ông chỉ có thể bấu víu vào câu nói ngắn gọn nọ. Ông suy xét thật kỹ lưỡng và nắm được hai từ mấu chốt — đổi mệnh và trở về.
Người đời đều biết, đổi mệnh là một hành vi nghịch thiên, rất khó thực hiện. Muốn trở về lại càng khó hơn. Tuy nhiên, nhà họ Phong bọn họ hơn được người đời ở chỗ, họ nắm giữ một bí mật — thần mộc.
Mượn sức mạnh của thần mộc có thể mở ra một con đường để trở về, và ông chính là người bảo hộ nơi phong ấn thần mộc.
Thời điểm đó, ông đã gần như mất trí, đến độ cho rằng đây là một may mắn được ông trời ưu ái ban cho.
Nghĩ vậy, ông đã “tự trông tự trộm” và âm thầm tự mình đi vào cấm địa.
Ông vốn không quan tâm việc mình bước vào sẽ gây hậu quả thế nào lên cấm địa, có gây nhiễu động gì hay không, có kích hoạt lần phong cấm thứ hai hay chuyện gì tệ hơn nữa hay không.
Ông không quan tâm tất thảy, chỉ ngóng trông hai chữ trở về.
Và ông đã thành công.
Pháp thuật đổi mệnh đòi hỏi chuẩn bị hàng mấy vạn vong hồn để mở đường, thế nên ông đã quay về thời điểm rất rất lâu về trước, sớm hơn cả thời điểm thần mộc bị phong ấn.
Ông trở về Kinh Quan nơi chất chứa nhiều vong hồn nhất, nhưng phát giác ở Kinh Quan có một người tán tu canh mộ với dáng vẻ tuấn tú đầy áp bức, nhìn trẻ trung vô cùng nhưng tu vi không hề thua kém ông.
Nên ông cũng không dám lấy đá chọi đá, quyết định ra tay lén lút. Ông bày trận trong âm thầm.
Ở Kinh Quan ngập tràn cát đá, đặt đá trận giữa nơi đó khó lòng phát hiện ra, huống hồ trận pháp này không phải loại cường trận, nó rất nhỏ nên càng khó phát hiện nhưng có khả năng tích tụ dần theo năm tháng để tạo ra tác động đáng kể lên Kinh Quan.
Ở dân gian, người ta nói rằng đứng bên trong thì khó thấy được toàn cảnh.
Tán tu nọ chính là người đứng bên trong.
***
Từ đó về sau, mọi chuyện đều biến chuyển vô cùng thuận lợi theo đúng những gì ông dự tính.
Ông đã có trong tay mấy vạn vong hồn, đưa cả toà tháp cao kia vào mật địa nhà họ Phong mà không một ai hay biết, rồi đặt cỗ quan tài của hai đứa con mình bên dưới.
Ban đầu, hai đứa trẻ này vì ông nên mới gặp báo ứng, vì ông nên mới mất mạng. Nếu theo tính toán ban đầu, ông chỉ cần hy sinh tính mạng của chính bản thân mình là được.
Thế nhưng vào thời điểm mấu chốt, ông lại đổi ý.
Ở nhà họ Phong có đến từng ấy người, mà ông lại là gia chủ, nếu gia chủ mất mạng chắn chắn sẽ dẫn đến đại loạn, lợi bất cập hại.
Ông viện cho bản thân rất nhiều lý do, song cuối cùng vẫn phong ấn cỗ quan tài vào chung với vong hồn. Tiếp đó, ông quyết định đi tìm một người thay thế mình. Sau thời gian dài lựa chọn, cuối cùng đã tìm được một đứa trẻ có mệnh cách tương tự mình và nhận làm con nuôi.
Khi dắt cậu bé kia bước vào cửa chính nhà họ Phong, ông đã nghĩ: Đứa bé này cũng đang đà phải chết rồi, nếu không gặp được mình thì chắc chắn không sống thêm được mấy ngày. Giờ đây mình nuôi nấng nó, nó trả ơn cho mình, mọi sự chu toàn.
Ban đầu ông chỉ tính nuôi một đứa nhỏ rồi dùng mạng đổi mạng mà thôi.
Nhưng đến một ngày nọ, ông gặp Phong Thù Lan ở một vùng hoang dã…
Thời điểm đó, ông không cần cô bé này nữa. Và ông đã thật sự tránh sang một đường khác, nhưng lát sau vẫn vòng trở lại.
Ông đưa tay kiểm tra linh phách cô bé đó để rồi phát hiện kiếp trước của cô có sự thay đổi — cô không vấn vương không rời ở miếu Hỉ Tang thần nữa mà đã bước vào luân hồi từ sớm, giờ đây ông gặp cô cũng sớm hơn trước mấy năm.
Sau hồi lâu đắn đo, cuối cùng ông vẫn đem cô gái nhỏ này trở về, nhận cô làm con nuôi và vẫn đặt tên cho cô là Phong Thù Lan.
Và ông vẫn không thân thiết với cô con nuôi này như trước, thậm chí còn hiếm khi nhìn mặt. Đến bản thân ông cũng không biết tại sao mình phải không đâu nuôi một đứa trẻ như vậy. Suýt nữa ông đã tưởng rằng bản thân vẫn còn chút gì đó của sự lương thiện.
Có một đoạn thời gian, ông đã tĩnh tâm đóng cửa tự vấn bản thân điều này, khi đó ông đã ngẫm nghĩ rất lâu và cho mình câu trả lời rằng: Nhờ có đứa bé này mà mình xem như vẫn còn là một nửa người tốt.
***
Mình vẫn là một nửa người tốt.
Sau này, ông vẫn thường tự nhủ với bản thân như vậy, cứ như thể nếu nói những lời ấy nhiều lần sẽ khiến nó thành sự thật.
Cho đến tận giờ phút này, khi bị con nuôi Phong Huy Minh đâm xuyên cơ thể bằng chiêu mệnh, khi lãnh chịu thẩm vấn của Thiên Túc, khi linh phách chợt rung động, ông mới choàng tỉnh…
Ngay giây phút ông tự nói câu đó với bản thân, một nửa phần người tốt kia đã không còn tồn tại.
Khoảnh khắc ý thức trở nên nhạt nhoà, bất giác ông nhớ về rất nhiều người mình gặp qua trong đời. Những tưởng trong đó sẽ có hai đứa trẻ mà ông đã chọn từ bỏ sinh mạng vì chúng, thế nhưng không…
Điều ông nhớ đến là đôi mắt hoen đỏ của Phong Huy Minh khi hét to “Ta thật sung sướng”, nhớ đến Phong Thù Lan không gọi mình một tiếng “phụ thân” mà chỉ là “sư phụ”, nhớ đến lần đầu bước vào Kinh Quan và nhìn thấy đại dương đất mồ, nhớ cả linh phách vỡ tan không còn mảnh vụn của người tán tu vào khoảnh khắc y lìa đời.
Ông không rõ liệu đây có phải là một dạng báo ứng, để đến chết mà ký ức ông vẫn chỉ tràn ngập những hình ảnh ấy.
***
Ô Hành Tuyết theo dõi những hình ảnh lần lượt hiện lên trong đợt thẩm vấn, đến khi nhìn thấy những nấm mồ khổng lồ kia, chàng không cầm nổi lòng nhớ về những dòng thời gian mình đã chặt đứt…
Tưởng như vẫn còn có thể ngửi thấy sương mù lạnh băng mãi mãi không tan giữa Kinh Quan, có thể trông thấy người tán tu cầm đèn đi chầm chậm trong đêm thâu, và có thể nghe tiếng chuyện trò thâm thấp của mấy đệ tử trẻ dập dìu trong tiếng rít như gió hú của những vong nhân dưới mồ.
Chàng lặng yên đứng lì một chỗ, chốc lát bỗng nhíu mày.
Khi nhận thiên chiếu, chàng thường phải quay về thời gian nào đó trong quá khứ để chém đứt dòng thời gian. Thời điểm chàng xuống tay với những dòng ở Kinh Quan tương đối sớm, khi đó thần mộc hãy còn chưa bị phong ấn, trời cao còn chưa có Tiên Đô, Thiên Túc vẫn chưa được triệu hoán thành tiên…
Vậy Tiêu Phục Huyên ở đâu?
Ô Hành Tuyết nắm tay người đứng bên cạnh, ngón tay siết thật chặt và giương mắt nhìn thẳng vào mắt người nọ, giọng chàng khẽ đến nghẹn ngào, “Tiêu Phục Huyên, ngươi nói ngươi từng gặp ta ở Kinh Quan… ngươi là ai?”
Ngươi là ai trong những người kia?
***
Trước đây, tướng quân trẻ tuổi hy sinh bản thân để che chở cho thần mộc, dưới sức mạnh của thiên kiếp, linh phách người đã bị đánh tan thành nhiều mảnh nhỏ, đâu thể nào vẹn nguyên bước vào luân hồi.
Nơi máu y chảy qua sinh sôi tinh chất bạch ngọc, xác th1t ba đời chôn vùi dưới Kinh Quan, còn biết bao những mẩu vụn linh phách nhỏ đến độ thần mộc cũng khó lòng nhận ra đã bị vung vẩy vào khắp đủ loại thân thể khác nhau.
Những thân thể mang hồn vỡ trên người lại chịu níu kéo của số mệnh mà cùng tụ về Kinh Quan.
Nhưng bản thân Tiêu Phục Huyên cũng không biết những nguyên cớ xa xưa này. Y chỉ biết đời mình bắt đầu từ vô vàn mảnh hồn vỡ, và bản thân phải chứng kiến không biết là bao vui buồn không hoàn thiện từ những thân thể khác nhau. Không căn không nguyên, không chốn quy lai.
Người tán tu chong đèn tuần đêm là y, những đệ tử mang mệnh cách cực sát được nuôi nơi ấy là y, và người chết chất chồng dưới những nấm mồ khổng lồ kia cũng là y.
Y đã quẩn quanh Kinh Quan mịt mù sương khói lạnh lẽo thật lâu, cho đến khi Linh Vương đeo mặt nạ phá màn sương bước vào…
Vô số lần sống chết, vô số dòng rối loạn.
Từng lần từng lần, y đều nhớ rõ, từng lần từng lần y đều chứng kiến. Đến chót cùng, chỉ thoáng bóng lưng thôi y cũng có thể nhận ra người nọ.
Mà giờ đây, khi đối phương hỏi rằng “Ngươi là ai trong số họ”, y vẫn chẳng biết nên trả lời ra sao.
Tiêu Phục Huyên buông mắt nhìn Ô Hành Tuyết, y đưa tay mân nhẹ trên khoé môi chàng một lúc lâu.
Ta là ai…
Ta là rất nhiều người trong số họ.
Ngươi đã bước qua màn sương mù Kinh Quan muôn vàn lần.
Từng giết ta, từng cứu ta, ngóng nhìn ta, và bỏ lỡ ta.
❄︎
Cá:
Mọi người đọc nhảy quá khứ – hiện tại có thấy bị loạn thời gian xảy ra sự kiện không? Dưới đây tui có tổng hợp lại một số sự kiện chính xảy ra từ đầu tới giờ cho dễ theo dõi nhe.
Chú thích sơ sơ:
Từ sau khi đi vào ảo cảnh Lạc Hoa Đài (ch34), Ô Hành Tuyết và Tiêu Phục Huyên đã bước sang một dòng thời gian khác. Tạm gọi dòng ảo cảnh là dòng B, còn dòng hiện thế là dòng A.
(1) Trong dòng hiện thế A: Vân Hãi gi3t chết kẻ thù của mình, đứa con gái của kẻ thù bị ép gả minh hôn (ch26), sau đầu thai thành Phong Thù Lan (ch59). Sau đó, gia chủ mới quay về quá khứ, về đến thời điểm Linh đài chưa xuất hiện, gài bẫy tán tu và chiếm lấy toà tháp => từ đó dẫn đến sự ra đời của dòng thời gian B. Như vậy, ai là vị “tiên nhân cho lời khuyên” trong lời kể của gia chủ nhà họ Phong? Người đó cho ông ta biết nên cứu vớt đứa trẻ kia, từ đó Phong Thù Lan được gia chủ nhà họ Phong nhận nuôi, nhằm mục đích gì?
(2) Trong dòng ảo cảnh B: Phong Huy Minh được gia chủ nhận nuôi một trăm năm, mà những trói trong cấm địa thần mộc cũng bị nhốt một trăm năm, như vậy đoán chừng việc dùng linh phách phong ấn cấm địa là hệ quả hành động của gia chủ. Nhưng làm sao ông ta tìm được những người có liên quan đến kiếp trước của Tiêu Phục Huyên? Đồng thời, con gái của kẻ thù giết cha của Vân Hãi không đến miếu Hỉ Tang thần mà đi thẳng vào luân hồi => kiếp sau xuất hiện với vai Phong Thù Lan sớm hơn; dẫn đến việc Y Ngô Sinh và Ninh Hoài Sam thắc mắc về chênh lệch độ tuổi của Phong Thù Lan ở đây và Phong Thù Lan mà họ biết. Vậy Vân Hãi nơi đây thế nào? Những người bị chôn dưới đáy tháp là ai?
Tóm tắt vài sự kiện chính theo đúng mốc thời gian sẽ như sau:
Chuyên mục đoán plot: ai muốn đoán plot chung với tui có thể bấm đọc đoạn dưới. Tui não bổ chút thôi, chỉ dùng những dữ kiện đã có từ đầu truyện tới giờ và đưa ra vài suy đoán nên chắc ko tính là spoil (?). Nhưng lỡ đoán trúng thì có khi mất đi sự bất ngờ á nên mí bạn cân nhắc rồi hãy đọc nha:)), không thích thì cứ bỏ qua.